Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phát triển khung phần mềm hệ thống tích hợp các phần mềm tại bưu cục ...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển khung phần mềm hệ thống tích hợp các phần mềm tại bưu cục giao dịch tại tổng công ty bưu chính việt nam - vnpost

.PDF
41
177
102

Mô tả:

1 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------- ----------------- VŨ NAM CƯỜNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KHUNG PHẦN MỀM HỆ THỐNG TÍCH HỢP CÁC PHẦN MỀM TẠI BƯU CỤC GIAO DỊCH TẠI TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỆT NAM – VNPOST CHUYÊN NGÀNH: TRUYỀN DỮ LIỆU VÀ MẠNG MÁY TÍNH MÃ SỐ: 60.48.15 TÓM TĂT LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học:TS. HỒ KHÁNH LÂM HÀ NỘI - 2011 2 MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, ngày nay công nghệ thông tin đã ảnh có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động của mọi lĩnh vực khác nhau. Tổng công ty Bưu chính là một trong những đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khai thác dịch vụ từ rất sớm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã làm nâng cao chất lượng dịch vụ Bưu chính (nhanh hơn, chính xác hơn) và đồng thời giảm được chi phí khai thác dịch vụ. Trong những năm gần đây, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ khai thác các dịch vụ Bưu chính. Đến nay, VNPost đã triển khai thành công có hiệu quả một số các phần mềm có thể kể đến các phần mềm như: Phần mềm hỗ trợ khai thác dịch vụ chuyển tiền – CT2003, phần mềm khai thác chuyển phát nhanh – EMS, phần mềm khai thác dịch vụ Bưu kiện – BK2007 và gần đây nhất là phần mềm hỗ trợ công tác điều chuyển luồng tiền – CFM. Với những phần mềm được triển khai đã mang lại lợi ích lớn trong việc khai thác dịch vụ của Tổng công ty. Tuy nhiên, có những lý do như: các phần mềm được phát triển còn có những điểm chưa thống nhất về môi trường phần cứng hoạt động, chính vì vấn đề này đã dẫn đến bất cập là: Tại bưu cục giao dịch tồn tại nhiều máy tính trong một không gian chật hẹp, bên cạnh đó việc phải chạy nhiều chương trình trong quá trình khai thác cũng gây ra những khó khăn cho cán bộ giao dịch viên. Về hiện mặt xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin tại các nước phát triển như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản thì xu hướng sử dụng chung một hệ 3 thống phần mềm duy nhất để khai thác nhiều loại dịch vụ là phổ biến, và đây là xu hướng tất yếu của việc phát triển công nghệ thông tin trong lĩnh vực Bưu chính Trong phạm vi luận văn này, tác giả đưa ra một hướng giải quyết nhằm tích hợp các ứng dụng phần mềm riêng lẻ tại các điểm bưu cục giao dịch. Nội dung của luận văn dự kiến sẽ được chia thành 3 chương với những nội dung cụ thể sau:    Chương 1: Khảo sát hiện trạng ứng dụng phần mềm tại bưu cục giao dịch hiện nay. o Phần này nghiên cứu về các phần mềm đang triển khai tại hệ thống bưu cục của Tổng công ty bưu chính o Tìm hiểu xu hướng ứng dụng phần mềm tại bưu cục giao dịch o Kết luận: Chương 2: Phân tích lựa chọn công nghệ. o Xác định yêu cầu khi xây dựng hệ thống phần mềm o khung tích hợp tại bưu cục giao dịch. Lựa chọn giải pháp công nghệ và công cụ xây dựng hệ o thống. Giải pháp kỹ thuật chi tiết o Kết luận: Chương 3: Thiết kế tổng thể hệ thống khung phần mềm tại bưu cục giao dịch. o o Thiết kế logic hệ thống Đặc tả các chức năng chi tiết hệ thống o o Thiết kế lớp đối tượng Hướng khuyến nghị, định hướng phát triển 4 Chương 1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG, XU HƯỚNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TẠI BƯU CỤC GIAO DỊCH HIỆN NAY. Nội dung chương 1 đề cấp đến các phần mềm ứng dụng đang được triển khai, và xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin tại Bưu cục giao dịch trênt thế giới và trong nước. 1.1. Hiện trạng ứng dụng phần mềm tại bưu cục giao dịch Với mục tiêu đồng bộ các khâu khai thác dịch vụ trong Tổng công ty Bưu chính bao gồm các điểm bưu cục 3, các điểm bưu cục huyện, bưu điện tỉnh/TP và Tổng công ty. Trong những năm qua, Tổng công ty Bưu chinh Việt Nam đã thống nhất được quy trình khai thác nghiệp vụ tại các điểm trên mạng lưới, qua đó đã tạo điều kiện cho việc triển khai thống nhất các hệ thống công nghệ thông tin cho các dịch vụ, vì đặc thù dịch vụ của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam là triển khai trên diện rộng, thường là toàn quốc, bản chất dịch vụ của Bưu chính Việt Nam phần lớn đều có thể quy ra là việc truyền tải thông tin từ điểm đến điểm do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác là hoàn toàn đúng đắn. Tổng công ty Bưu chính Việt Nam đã triển khai và thống nhất được khá nhiều hệ thống phần mềm trên toàn bộ mạng lưới, các phần mềm này đã phần nào đã hỗ trợ tốt quy trình khai thác nghiệp vụ tại các đơn vị khai thác. Những phần mềm triển khai cho Tổng công ty Bưu chinh Việt Nam hiện nay thường được phát triển để phục vụ một dịch vụ nào đó mà Tổng công ty Bưu chinh cung cấp, ví dụ: hệ thống phần mềm 5 CT2003: để phục vụ khai thác nghiệp vụ Chuyển tiền; phần mềm EMS2007 để khai thác dịch vụ chuyển phát nhanh,... Những phần mềm này thường rất phức tạp do quy trình cung cấp dịch vụ của Tổng công ty Bưu chính còn mang nặng hình thức thủ công trước đây. Ngoài ra để triển khai một hệ thống phần mềm cho Tổng công ty Bưu chính thường tốn rất nhiều nhân lực và tiền bạc do phải triển khai đồng loạt trên toàn bộ 63 tỉnh/TP, vì vậy việc thay thế một hệ thống phần mềm cũ bằng hệ thống phần mềm mới là việc làm rất khó khăn và tốn kém. Hiện nay, Tổng công ty Bưu chính đã và đang triển khai được một số hệ thống phần mềm như sau: - Hệ thống phần mềm chuyển tiền – CT2003 - Hệ thống phần mềm quản lý luồng tiền – CFM - Hệ thống PayPost Counter - Hệ thống EMS - Hệ thống BPBK2007 - Hệ thống Epost 2.1 Xu hướng ứng dụng phần mềm tại bưu cục giao dịch 2.1.1. Tình hình ứng dụng CNTT tại bưu chính một số nước trên thế giới Xu thế phát triển bưu chính điện tử trên thế giới Được sự ủng hộ về mọi mặt của Liên minh bưu chính quốc tế (UPU) thông qua chiến lược và các chương trình hành động đề ra trong các kỳ đại hội, cùng với sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và đặc biệt là công chúng, trong thời gian qua, bưu chính thế giới đã tập trung phát triển 6 mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào khai thác dịch vụ Bưu chính nhằm hướng đến phát triển bưu chính điện tử. Vì vậy mà việc ứng dụng Công nghệ thông tin đã được đẩy mạnh và ứng dụng vào hầu hết các dịch vụ Bưu chính bao gồm cả những dịch vụ Bưu chính truyền thống và các dịch vụ mới. Có thể kể đến những dịch vụ có ứng dụng Công nghệ thông tin như: Dịch vụ chuyển tiền bưu chính, dịch vụ chuyển phát,... Ngoài ra các dịch vụ mới hướng đến ứng dụng Công nghệ thông tin vào khai thác như: Dịch vụ hậu cần bưu chính dựa trên hợp đồng thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử với doanh nghiệp bưu chính; Dịch vụ trung gian thanh toán tiền tệ là một loại dịch vụ có tính sáng tạo mới, chủ yếu là phục vụ cho các khách hàng không muốn cung cấp dữ liệu thẻ tín dụng của mình qua mạng Internet; Dịch vụ hộp thư điện tử bưu chính thông qua hệ thống chuyển phát thư tín điện tử đã chuyển phát các loại giấy tờ như các loại phiếu, giấy báo nợ, thư quảng cáo.v.v.. tới khách hàng; Dịch vụ bưu gửi lai ghép (Email to Letter); Dịch vụ bán lẻ hàng hóa trực tuyến cung cấp các sản phẩm đặc trưng bưu chính như tem chơi, bưu thiếp điện tử; tem chơi, bưu thiếp điện tử cá thể hóa, vật phẩm bưu chính. Dựa vào hạ tầng cơ sở sẵn có, Bưu chính đã cung cấp các dịch vụ này một cách thuận lợi, đem lại hiểu quả không chỉ cho chính doanh nghiệp mà còn cho toàn xã hội. Về xu hướng công nghệ, cổng giao dịch điện tử tích hợp dịch vụ được nhiều doanh nghiệp Bưu chính các nước lựa chọn và thiết lập bởi khả năng tích hợp kinh doanh trực tuyến các sản phẩm với các doanh nghiệp khác. 7 2.1.2. Tình hình ứng dụng CNTT tại Bưu chính Việt Nam Về định hướng phát triển: Quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến năm 2010 số 236/2005/QĐ-TTg, ngày 26/9/2005, trong điều 2, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quy hoạch được duyệt đã chỉ rõ: “Với sự hội tụ bưu chính kết hợp với các lĩnh vực tài chính để tạo thành tài chính bưu điện; kết hợp với công nghệ thông tin để phục vụ bưu chính điện tử; kết hợp với viễn thông để hoà vào mạng lưới cung cấp dịch vụ, sản phẩm viễn thông”. Quy hoạch cũng nêu: “Nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính hiện có và phát triển các dịch vụ bưu chính mới bao gồm các dịch vụ trọn gói hàng hoá (chia chọn, đóng gói, sắp xếp), dịch vụ kho bãi, dịch vụ quản lý chu trình cung cấp hàng hoá, dịch vụ mua bán hàng hóa qua bưu chính tạo ra kênh phân phối và thanh toán hàng hoá phù hợp với nhu cầu phát triển thương mại của đất nước và góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử”, và “lập hóa đơn và thanh toán điện tử, dịch vụ tra cứu thông tin, e-mail an toàn…”. Báo cáo tổng kết 2005 của Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (Nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông), phần định hướng giai đoạn 2006 – 2010 có nêu: “Về các dịch vụ: Phát triển thêm các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng như dịch vụ Direct Mail, thương mại điện tử,...” Trước đó, năm 2003, Kế hoạch tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong bưu chính - ITMP giai đoạn 2001 – 2010 đã ra đời, thể hiện bước ngoặt lớn trong bưu chính về định hướng và kế hoạch. 8 Với định hướng rõ ràng về chủ trương và có kế hoạch cụ thể, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam đã phần nào ứng dụng thành công có hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin vào việc khai thác dịch vụ. Hiện nay tại Bưu cục giao dịch – Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, có khá nhiều hệ thống phần mềm được cài đặt để hỗ trợ khai thác dịch vụ tại đây, những phần mềm này đã mang lại lợi ích không nhỏ trong khai thác dịch vụ như: giảm chi phí khai thác dịch vụ hay nâng cao chất lượng dịch vụ như rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ. Ví dụ đối với dịch vụ Chuyển tiền, trước đây chưa ứng dụng hệ thống phần mềm thì việc chuyển tiền từ người gửi đến người nhận có khi mất cả tuần tuy nhiên thời gian nhận gửi tiền đã được rút ngắn xuống chỉ còn một ngày hoặc thậm chí vài giờ đã đến tay người nhận. Như vậy việc ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác dịch vụ của mình là hướng đi đúng đắn của VNPost do các dịch vụ của Tổng công ty Bưu chính thường là dịch vụ cung cấp trên phạm vị rộng thường là toàn quốc. Tuy nhiên những phần mềm hiện đang triển khai còn tồn tại những điểm chưa thống nhất về môi trường phần cứng, phần mềm hoạt động như: hệ điều hành hay thậm chí các tham số môi trường trong hệ điều hành như định dạng ngày tháng, có phần mềm thì yêu cầu định dạng dd/MM/yyyy, có phần mềm lại yêu cầu phải theo định dạng dd/MM/yyyy. Với yêu cầu như vậy dẫn đến mỗi phần mềm triển khai lại phải cài đặt trên một bộ máy tính khác nhau, dẫn đến việc tồn tại nhiều máy tính tại một điểm bưu cục giao dịch. Diện tích sử dụng tại một điểm bưu cục giao dịch thường không quá lớn và cố định, do đó mỗi lần triển khai thêm một hệ thống phần mềm lại phát sinh thêm một bộ máy tính làm diện tích sử dụng ngày càng chật 9 chội. Bất cập này có thể khắc phục bằng cách đưa thêm yêu cầu về môi trường triển khai vào thành một yêu cầu khi đặt hàng phát triển phần mềm. Tuy nhiên giả sử các hệ thống phần mềm có thể cài đặt trên một hệ thống máy tính thì bất cập chưa phải đã hết, do giao dịch viên phải chuyển qua lại các phần mềm trong quá trình khai thác là một trong những bất cập không nhỏ đấy là chưa kể đến việc lãng phí tài nguyên hệ thống khi phải duy trì nhiều hệ thống phần mềm cùng chạy một lúc như: bộ nhớ máy tính cần phải lớn do đó phải trang bị máy tính có bộ nhớ lớn gây lãng phí không cần thiết. Ngoài bất cập trên việc không thể cài đặt nhiều phần mềm trên một hệ thống máy tính còn ảnh hưởng đến cách tổ chức sản xuất tại bưu cục giao dịch. Cách tổ chức sản xuất mới hướng đến khả năng phục vụ đa dịch vụ trên một quầy giao dịch điều này khắc phục được nhược điểm tổ chức khai thác như hiện nay là mỗi quầy chỉ phục vụ một dịch vụ nào đó, cách tổ chức này tỏ ra không hiệu quả do cách chuyên môn hóa như vậy sẽ gây ra lượng phân bố khách hàng trên các quầy không đều nhau phụ thuộc vào lượng khách của từng dịch vụ. Điều này dẫn đến có những quầy quá đông khách phục vụ không kịp còn có những quầy thì không có khách hàng. Hiện nay, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam đang nỗ lực phát triển mới nhiều dịch vụ mới trong các mảng dịch vụ tiềm năng như: dịch vụ tài chính bưu chính, bán lẻ, ... Ngoài ra xu hướng liên doanh, liên kết với các hãng Bưu chính nước ngoài như DHL, WestenUnion để khai thác thị trường bưu chính trong nước cũng được quan tâm đẩy mạnh. Đây là hướng đi đúng đắn giúp mang lại doanh thu cao cho Bưu chính Việt Nam. Dịch vụ mới triển khai hoặc liên doanh liên kết với các hãng khác 10 đều đòi hỏi phải khai thác trên hạ tầng Công nghệ thông tin, các phần mềm mới tiếp tục được phát triển, bên cạnh đó còn có những phần mềm do đối tác cung cấp để khai thác dịch vụ, do đó xu hướng đầu phần mềm sử dụng tại bưu cục giao dịch tăng nên nhanh chóng trong một vài năm gần đây. Chương 2 PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ Chương 2 tập trung vào phân tích hiện trạng, bất cập ứng dụng phần mềm tại Bưu cục giao dịch để có được yêu cầu về xây dựng hệ thống phần mềm khung. Đưa ra lựa chọn về giải pháp công nghệ, các giải pháp kỹ thuật xây dựng hệ thống phần mềm. 2.1 Xác định yêu cầu khi xây dựng hệ thống phần mềm khung tích hợp tại bưu cục giao dịch Như đã đề cập trên đây, hiện nay tại Bưu cục giao dịch – Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, có khá nhiều hệ thống phần mềm được cài đặt để hỗ trợ khai thác dịch vụ tại đây, các phần mềm này đã mang lại lợi ích không nhỏ trong khai thác dịch vụ như: giảm chi phí khai thác dịch vụ hay nâng cao chất lượng dịch vụ như rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ. Tuy n hiên điều này lại gây ra một số bất cập cho việc khai thác dịch vụ tại bưu cục giao dịch như: - Tồn tại quá nhiều phần mềm đơn lẻ, mỗi phần mềm chỉ khai thác được một dịch vụ duy nhất. 11 - Kèm theo đó là việc yêu cầu trang thiết bị phần cứng đi kèm dẫn đến lãng phí không cần thiết. ảnh hưởng đến vấn đề diện tích khai thác dịch vụ tại các điểm bưu cục giao dịch. - Ngoài bất cập trên việc không thể cài đặt nhiều phần mềm trên một hệ thống máy tính còn ảnh hưởng đến cách tổ chức sản xuất tại bưu cục giao dịch. Cách tổ chức sản xuất mới hướng đến khả năng phục vụ đa dịch vụ trên một quầy giao dịch điều này khắc phục được nhược điểm tổ chức khai thác như hiện nay là mỗi quầy chỉ phục vụ một dịch vụ nào đó, cách tổ chức này tỏ ra không hiệu quả do cách chuyên môn hóa như vậy sẽ gây ra lượng phân bố khách hàng trên các quầy không đều nhau phụ thuộc vào lượng khách của từng dịch vụ. Điều này dẫn đến có những quầy quá đông khách phục vụ không kịp còn có những quầy thì không có khách hàng. Với những bất cập như trên một phần do các phần mềm không thể cài đặt chung trên một hệ thống máy tính đã đặt ra yêu cầu cần thống nhất các phần mềm đang khai thác tại bưu cục giao dịch hiện tại thành một hệ thống phần mềm duy nhất đáp ứng được những yêu cầu như sau: - Cài đặt chung trên bất kỳ một máy tính nào tại bưu cục giao dịch; - Phần mềm đó phải hỗ trợ được đa dịch vụ tại bưu cục giao dịch; - Sử dụng chung một giao diện người dùng duy nhất; - Tối ưu về tài nguyên phần cứng sử dụng; 12 Trên đây là một số yêu cầu ràng buộc đối với yêu cầu tích hợp các hệ thống phần mềm tại bưu cục giao dịch. 2.2 Lựa chọn giải pháp công nghệ và công cụ xây dựng hệ thống 2.2.1. Hiện trạng kỹ thuật Qua khảo sát cụ thể, tác giả luận văn nhận thấy đặc điểm chung của những phần mềm đang triển khai tại bưu cục giao dịch hiện nay có những đặc điểm chung là: - Các phần mềm ứng dụng rất đa dạng và có xu hướng tăng nhanh theo số lượng dịch vụ của Tổng công ty Bưu chính. - Mỗi dịch vụ đều áp dụng một chương trình hỗ trợ khai thác dịch vụ được phát triển riêng. - Nền tảng công nghệ của các ứng dụng đang triển khai hầu như đều sử dụng công nghệ .Net của Microsoft, sử dụng nền Database SQL Server, giao diện người dùng đầu cuối sử dụng cả winform và webform. - Các ứng dụng hiện đang triển khai đang được khai thác một cách ổn định, tài nguyên cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu của các phần mềm. - Người dùng tại các điểm bưu cục giao dịch luôn phải chuyển qua lại giữa nhiều hệ thống phần mềm khác nhau, đôi khi gây nhầm lẫn và bất tiện trong khai thác dịch vụ. - Có quá nhiều thiết bị đầu cuối tại các điểm giao dịch như: máy tính, máy in, thiết bị mạng,... Điều này dẫn đến việc đầu tư quá lớn thiết bị và chưa sử dụng hết. 13 2.2.2. Lựa chọn công nghệ Qua khảo sát tác giả nhận thấy, các phần mềm đang sử dụng của Tổng công ty Bưu chính đều được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ của Microsoft, cụ thể các ứng dụng đại đa số đều được phát triển trên nền tảng công nghệ .Net, cá biệt có một số phần mềm được phát triển sớm nên còn sử dụng công nghệ cũ như Foxpro hay Visual Studio 6. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng SQL Server. Như vậy để thuận lợi cho quá trình tích hợp sau này, đòi hỏi hệ thống khung nền nên phát triển trên cùng nền tảng công nghệ và phải là công nghệ mới nhất hiện nay để đảm bảo tính mới và cũng nhằm mục tiêu tích hợp thuận lợi sau này. Với những lý do trên, công nghệ lựa chọn để phát triển hệ thống phần mềm khung – Framework nhóm chủ trì tác giả đã lựa chọn là: - Công nghệ phát triển hệ thống phần mềm khung sử dụng .Net, trong đó ngôn ngữ lập trình sử dụng là Vb.net và C#. - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng hệ quản trị Microsoft SQL 2005 Server. - Ngoài ra còn sử dung các công cụ hỗ trợ phát triển phần mềm khác như Rational Rose, Erwin, Microsoft office, ... Như vậy với mục tiêu tích hợp các phần mềm đang chạy trên mạng lưới hiện tại của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam thì việc lựa chọn công nghệ trên đây là tối ưu và thuận lợi nhất. 14 2.3 Giải pháp kỹ thuật chi tiết 2.3.1. Các kỹ thuật giải quyết Để đáp ứng yêu cầu bài toán là xây dựng giải pháp cho ứng dụng với đa dịch vụ, với khả năng khai báo menu động thông qua việc gọi các chức năng được đóng gói trong các thư viện độc lập - unmanaged dll (dynamic link library). Để giải quyết được vấn đề đó cần phải thực hiện được việc gọi các hàm, và phương thức trong các thư viện độc lập từ ứng dụng. Việc gọi các hàm, và phương thức trong các unmanaged dll có thể được thực hiện qua 2 cách sau: Khai báo hàm và phương thức trong ứng dụng với tên và số biến, kiểu biến giống trong thư viện độc lập, rồi việc sử dụng hàm và phương thức đó giống như việc sử dụng hàm, phương thức trong ứng dụng. Khai báo đối tượng Assembly, nạp động từ tên thư viện được khai báo và quản lý (database). Xây dựng 1 thực thể của đối tượng trong thư viện độc lập (với tên không gian tên được khai báo và quản lý tương ứng với từng thư viện). Từ thực thể đó có thể gọi các hàm và phương thức được xây dựng trong nó. Nhưng với yêu cầu về xây dựng hệ thống khung sao cho tối đa việc độc lập với các ứng dụng cần tích hợp, một ứng dụng tổng thể mà không thay đổi khi có phát sinh dịch vụ mới, thì cách thực hiện thứ nhất là không hợp lý, vì với cách đó, để sử dụng được hàm và phương thức trong thư viện thì ta cần khai báo trong ứng dụng gọi nghĩa là ta phải thay đổi mã nguồn của hệ thống hiện có như vậy sẽ vi phạm yêu cầu không làm thay đổi các ứng dụng hiện đang sử dụng. Vậy chúng ta sẽ sử dụng cách thứ 2 để giải quyết cho yêu cầu bài toán. 15 Với vấn đề về việc gọi thế nào các hàm, phương thức qua các thư viện cho phù hợp với từng loại và kiểu của lời gọi và kết quả của từng lời gọi - Lời gọi của 1 hàm, phương thức trong 1 lớp mà kế thừa từ lớp giao diện (tương ứng với việc mở giao diện nào của chức năng nào trong mỗi ứng dụng riêng biệt), thì cần khởi tạo 1 đối tượng thực thể của giao diện đó. - Lời gọi của 1 hàm hoặc phương thức trong 1 lớp mà hàm hay phương thức đó được khai báo là kiểu tĩnh (static) thì không cần khởi tạo 1 biến thực thể của đối tượng. Một ứng dụng trung tâm và duy nhất được triển khai mà ở đó quản lý và tiến hành khai báo, và gọi các ứng dụng riêng biệt khác. Do mỗi ứng dụng riêng biệt có một nghiệp vụ riêng và cấu hình kiểu kết nối riêng. Các tham số kết nối đã được khai báo và quản lý chung trong ứng dụng tổng thể duy nhất. Việc khởi tạo kết nối sẽ được gọi từ ứng dụng chung qua hàm, phương thức trong thư viện của ứng dụng riêng biệt. 1 lý do là việc gọi hàm qua thư viện không nhận biết và phân biệt được các khai báo các tham số tùy chọn - Optional parameters, nghĩa là nếu trong hàm mà khai báo 5 biến (2 biến optional) thì lời gọi qua thư viện độc lập bắt buộc phải truyền 5 biến cho hàm. Do đó trong giới hạn các ứng dụng hiện thời, cần giới hạn xác định số lượng biến truyền, loại biến và thứ tự của nó. Mỗi ứng dụng riêng biệt cần xây dựng hàm khởi tạo kết nối của riêng nó theo đúng chuẩn của hệ thống phần mềm khung đề ra. Trong phạm vi luận văn này, tôi xây dựng thử nghiệm hàm đó theo định dạng như sau: 16 Connection (ip, UserName, Password, DataBase, UserDataBase, PassDataBase). Trong đó: - Ip: là tham số chỉ ra địa chỉ IP của máy chủ cơ sở dữ liệu hệ thống. - UserName: tài khoản đăng nhập vào chương trình. - Password: mật khẩu đăng nhập vào chương trình. - DataBase: tên cơ sở dữ liệu - UserDataBase: tài khoản đăng nhập vào cơ sở dữ liệu. - PassDataBase: mật khẩu đăng nhập vào cơ sở dữ liệu. Ví dụ gọi hàm kết nối đến chương trình CT2003 với tài khoản đăng nhập là Admin, password: 123456 ta gọi hàm như sau: Connection (‘172.0.0.1’, ‘Admin’, ‘123456’, ‘CT2003_DB’, ‘sa’, ‘sa’). Các thông số này sẽ được lưu trên cơ sở dữ liệu của hệ phần mềm khung dưới dạng các tham số hệ thống, do đó khi cần có sự thay đổi như về thông số kết nối đến các hệ thống thành phần như: tên cơ sở dữ liệu hay tài khoản đăng nhập… chỉ cần cấu hình lại trên hệ thống chung mà không cần thao tác đến từng dịch vụ. 2.3.2. Xây dựng giải pháp quản lý khai báo động chức năng hệ thống - plugin Việc xây dựng menu cho hệ thống chung: Với bài toán đề ra, đa dịch vụ được dùng chung trong 1 hệ thống duy nhất, menu gốc sẽ được triển khai dưới dạng danh sách các dịch vụ ví dụ như: CT2003, BPBK, EMS, ... mỗi dịch vụ sẽ là 1 mục. Đối với tham số hệ thống có thể tổ chức chung trong một chức năng để quản trị và khai báo cấu hình hệ thống cho từng phần mềm. 17 Với mô hình như trên, việc khởi tạo các kết nối tới Database của từng dịch vụ riêng lẻ sẽ được thực hiện khi nào? Việc khởi tạo kết nối cũng có thể có 2 cách khi kết nối: 1. Khởi tạo kết nối mỗi lần khi mỗi chức năng của dịch vụ riêng lẻ được gọi. 2. Khởi tạo kết nối chung của mỗi dịch vụ riêng lẻ khi dịch vụ riêng lẻ đó được chọn để thao tác. Với cách thứ nhất, mỗi lần sử dụng một chức năng hệ thống sẽ phải khởi tạo kết nối đến cơ sở dữ liệu hệ thống tương ứng, cách này có nhược điểm là chậm và phải thực hiện nhiều lần. Với ứng dụng khung xây dựng thử nghiệm trong luận văn này, chúng tôi sử dụng cách thứ 2 để khởi tạo kết nối. Việc sử dụng cách kết nối nào tùy thuộc vào yêu cầu xây dựng và đáp ứng thực tế của hệ thống. Do việc gọi kết nối sẽ là mất nhiều thời gian và nhất là lại gọi qua các thư viện độc lập nên việc khởi tạo sẽ bị chậm, để đảm bảo và tăng tính trình diễn của ứng dụng, mỗi kết nối sẽ chỉ được khởi tạo 1 lần đầu tiên, nếu đã có kết nối rồi thì các lần sau sẽ không khởi tạo kết nối nữa, quá trình kết nối này sẽ được duy trì và ngừng kết nối khi ứng dụng khung ngừng hoạt động. Trường hợp trước đó kết nối đã được mở tuy nhiên trong quá trình sử dụng bị đóng chương trình sẽ tự động khởi tạo lại kết nối. 2.3.3. Giải pháp công nghệ thực thi trên các ứng dụng được khai báo động - Plugin Để thực thi các chức năng trên ứng dụng độc lập đã được khai báo động - plugin vào hệ thống, sử dụng công nghệ thực thi mã nguồn động (dynamic code), nghĩa là mã nguồn sẽ được biên dịch và thực thi khi 18 chạy ứng dụng runtime. Đây là đặc tính kỹ thuật tiên tiến được hỗ trợ bởi những chương trình viết trên nền tảng .Net của Microsoft, cơ chế thực thi của nó như sau: Khái niệm về Application Domain: hiểu đơn giản nó là nơi chứa trong một tiến trình mà có thể phân biệt tập các lệnh khác nhau. Mã nguồn và dữ liệu trong Application domain trong 1 tiến trình riêng lẻ sẽ được bảo vệ không được truy xuất từ một Application domain khác, tuy nhiên nó vẫn có thể truy cập qua đoạn mã lệnh đặc biệt. Application Domain là mức cao nhất của .Net runtime mà chứa dữ liệu và mã lệnh ứng dụng. Khi 1 ứng dụng được thực thi, .Net sẽ load các assembly được tham chiếu vào Application domain của nó. Có 2 loại thực thi mã nguồn động - Đoạn mã nguồn sẽ được tải vào ngữ cảnh (context) hiện thời và được thực thi như trong ngữ cảnh của ứng dụng trung tâm Plugin. - Đoạn mã nguồn sẽ được thực thi trên ngữ cảnh riêng của ứng dụng được plugin. Đoạn mã lệnh thực thi sẽ bắt đầu bằng việc tạo ra các đối tượng Objects cần thiết trong quá trình biên dịch, sau đó nó dùng 1 đối tượng để thêm vào các Assembly cần được tham chiếu trong quá trình biên dịch. Chú ý là tất cả các tham chiếu cần phải được thêm vào nếu không quá trình biên dịch sẽ gây ra lỗi. Quá trình thực thi sử dụng các lớp System.CodeDom.Compiler, Microsoft.CSharp và Microsoft.VisualBasic để biên dịch assembly ra đĩa hoặc bộ nhớ. Lớp Reflection để truy xuất vào đối tượng và bộ nhớ của nó mỗi khi biên dịch đối tượng. 19 2.4. Giải pháp kỹ thuật đối với các hệ thống khác Giải pháp kỹ thuật trên đưa ra để tích hợp các chức năng hệ thống vào phần mềm khung. Tuy vậy để làm được việc này thì đòi hỏi hệ thống phần mềm phải được phát triển trên nền tảng công nghệ của Microsoft và phải có sự phối hợp của đơn vị phát triển sản phẩm đó. Trong thực tế hiện nay, các sản phẩm phần mềm đang vận hành trên mạng lưới có tồn tại một số hệ thống phần mềm sử dụng công nghệ cũ như FoxDos để phát triển hay một số hệ thống phần mềm của đối tác nước ngoài và thậm chí phần mềm chạy trên nền tảng web. Để tích hợp những hệ thống loại này, tác giả đề xuất giải pháp tích hợp như sau: Đối với những hệ thống phần mềm sử dụng công nghệ cũ hoặc phần mềm của đối tác nước ngoài: trường hợp này tác giả đề xuất tích hợp hệ thống theo nguyên tắc shortcut, tức là chúng ta sẽ tạo ra các giao diện gọi chương trình đó từ hệ thống phần mềm khung theo kiểu shortcut. Đối với hệ thống phần mềm chạy trên nền tảng web, tác giả sẽ định hướng phát triển module có chức năng như một trình duyệt web để thực hiện duyệt các website đó. Kết luận Với giải pháp kỹ thuật như trên, tác giả nhận thấy có thể tích hợp được hầu hết các phần mềm đang chạy tại bưu cục giao dịch hiện nay bằng hai cách thức chủ yếu là: - Tích hợp “chặt”: tích hợp đến từng chức năng hệ thống, áp dụng đối với một số hệ thống phần mềm được phát triển trên công nghệ mới đồng nhất của Microsoft, các chức năng của những hệ thống này sẽ được khai báo tích hợp vào hệ thống phần mềm và 20 cho phép gọi trực tiếp đến từng chức năng của hệ thống thành phần từ hệ thống phần mềm khung. - Tích hợp “lỏng”: tích hợp theo kiểu shortcut đến các ứng dụng đó, áp dụng đối với hệ thống phần mềm phát triển trên nền tảng công nghệ cũ hoặc những hệ thống phần mềm của đối tác nước ngoài mà Tổng công ty Bưu chính Việt Nam không quản trị được. Với những hệ thống này, việc tích hợp được thực hiện theo kiểu shortcut tức là tại chương trình hệ thống khung khai báo tính năng gọi đến chương trình tương ứng để thực hiện chạy. Chương 3 THIẾT KẾ TỔNG THỂ HỆ THỐNG KHUNG PHẦN MỀM TÍCH HỢP TẠI BƯU CỤC GIAO DỊCH Chương 3 bao gồm 2 nội dung chính : Nội dung 1 đi sâu vào thiết kế hệ thống ở các khung nhìn logic, thiết kế các lớp đối tượng, đặc tả chi tiết các chức năng hệ thống. Nội dung 2 đưa ra các kết quả đánh giá & khuyến nghị của chương trình sau khi được đưa vào triển khai thử nghiệm tại một số bưu cục giao dịch. 3.1. Thiết kế logic hệ thống Với những yêu cầu về nghiệp vụ và kỹ thuật như trên, tác giả đã nghiên cứu hiện trạng các phần mềm đang sử dụng tại bưu cục giao dịch, hiện nay tại bưu cục giao dịch đang sử dụng các phần mềm bao gồm:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan