Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phát triển hệ thống m-learning ở quy mô nhỏ...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển hệ thống m-learning ở quy mô nhỏ

.PDF
48
1241
97

Mô tả:

-1- PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Công nghệ thông tin phát triển, hỗ trợ việc học tập của con ngƣời ngày càng dễ dàng hơn. Bên cạnh các thiết bị truyền thống nhƣ máy tính để bàn, máy tính xách tay thì các thiết bị di động có vài ƣu thế hơn trong việc ứng dụng hỗ trợ học tập. Qua đó có thể thấy rằng việc nghiên cứu phát triển hệ thống m-learning ở quy mô nhỏ là rất cần thiết. Điều này nhằm tạo ra môi trƣờng giảng dạy sinh động hiệu quả, giúp ngƣời dạy truyền đạt kiến thức phổ quát hoặc chuyên môn, ngƣời có nhƣ cầu học tiếp cận tri thức nhanh chóng. Đề tài tập trung chức năng chính là: - Nghiên cứu để phát triển thử nghiệm ứng dụng hỗ trợ học tập trên thiết bị di động. Hiện nay, học tập trực tuyến là công việc gần gũi với ngƣời dùng máy tính. Thông qua các thiết bị công nghệ hiện đại nhƣ điện thoại di động thông minh và mạng không dây (wifi/ 3G), ngƣời dùng có thể truy cập đến thông tin bài học đƣợc cung cấp từ ngƣời giảng dạy tại đơn vị đào tạo. Lịch sử nghiên cứu Trên thế giới Moodle cung cấp sản phẩm cùng tên hỗ trợ e-learning rất tốt trên thị trƣờng. Từ [5] cho thấy đƣợc mức độ ứng dụng e-learning vào thực tiễn theo cách trực quan nhất. Lưu ý: Số liệu thay đổi theo thời điểm thu thập. Hình 1 và bảng 1 biểu thị số lƣợng website hoạt động hỗ trợ e-learning, cho thấy nhu cầu học tập ở mức cao. -2- Hình 1: Biểu đồ số lƣợng website ứng dụng moodle . Nguồn [5] Bảng 1:Thống kê tổng quát từ moodle. Nguồn [5] Nội dung Các trang đã đăng kí Số lƣợng 55.050 Quốc gia 213 Khóa học 4.843.502 Thành viên 45.905.741 Giảng viên 1.114.005 Đã đào tạo 19.509.857 Bài thảo luận 79.672.271 Tài liệu 42.999.403 Câu hỏi trắc nghiệm 81.366.566 -3- Hình 2 và bảng 2 cho biết số lƣợng website phân bố theo từng cùng địa lí. Hình 1:Mật độ phân bố website trên thế giới. Nguồn [5] Bảng 2:Xếp hạng 10 nƣớc có số lƣợng website đã đăng kí cao nhất. Nguồn [5] Tên quốc gia Số lƣợng website đã đăng kí Hoa Kỳ 9.953 Tây Ban Nha 4.909 Brazil 4.268 Anh 3.419 Đức 2.603 Mexico 2.104 Bồ Đào Nha 1.836 Colombia 1.515 Úc 1.510 Ý 1.359 -4- Hình 3 và bảng 3 cho biết số lƣợng thành viên hiên có tại trang moodle.org Hình 2: Số lƣợng thành viên tại moodle.org [5] Bảng 3:Thống kê thành viên của moodle. Nguồn [5] Nội dung Tổng số thành viên đã đăng kí Số lƣợng 1.099.978 Số thành viên mới trong 24 giờ qua 530 Số thành viên truy cập trong 24 giờ qua 956 Số thành viên truy cập tháng vừa qua 21.368 Qua các số liệu đƣợc trình bày, cho thấy nhu cầu học tập trực tuyến trên thế giới ở mức cao và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hòa cùng xu thế đó, trong nƣớc cũng có các hoạt động tiếp thu phƣơng pháp này. Tại Việt Nam Thực trạng và tiềm năng Ở Việt Nam, phong trào e-learning thực chất đã nhen nhóm từ những năm 90 với hàng loạt phần mềm hỗ trợ đào tạo do các công ty tin học sản xuất. Trong đó nổi bật nhất là công ty Công nghệ tin học nhà trƣờng School@Net với các sản phẩm phục vụ đào tạo trong nhà trƣờng. School@net ngày càng mở rộng và quy mô sản phẩm cũng đã vƣơn đến phục vụ nhiều đối tƣợng không chỉ là học sinh mà cả sinh viên và giới trẻ Việt Nam với nhiều chƣơng trình bổ ích, một phần khẳng định tiềm năng phát triển hình thức học này ở Việt Nam. -5- Đến năm 2001, khi Trung tâm VASC (trực thuộc Bộ Bƣu chính viễn thông) kết hợp với công ty TMC ra mắt trang web truongthi.com.vn với mục tiêu hỗ trợ luyện thi đại học trực tuyến, thì e-learning bắt đầu đƣợc dƣ luận chú ý đến nhƣ một phƣơng pháp học mới mẻ . Chi phí khá rẻ, thủ tục đăng ký đơn giản (dùng thẻ mệnh giá 50.000 và 100.000 đồng), nội dung phong phú, chỉ sau gần 2 năm, số thành viên của Trƣờng thi đã lên tới 100.000 ngƣời. Số lƣợng thành viên truy cập trung bình 30.000 lƣợt/ngày, có những ngày cao điểm lên tới 50.000 lƣợt. Truongthi.com.vn đã đánh dấu một bƣớc nhảy vọt về nhận thức của ngành giáo dục Việt Nam và ngƣời dân nói chung. Tiềm năng của hình thức học này cũng thể hiện rõ qua những số liệu trên. Sau thành công của truongthi.com.vn, hàng loạt e-learning web ra đời, nổi bật nhất là trang elearning.com.vn chuyên đào tạo tiếng Anh trực tuyến do công ty FPT kết hợp với Englishtown.com thực hiện. Đây đƣợc đánh giá là trang web vụ elearning chuyên nghiệp nhất Việt Nam hiện nay với hàng loạt dịch vụ mới mẻ: học viên có thể download tài liệu tự học, tham gia học trực tuyến với các giảng viên từ Anh, Mỹ, Úc và Canada và đƣợc cấp chứng chỉ của Englishtown. Điểm lại các ứng dụng e-learning hiện có, một điều nổi bật là số lƣợng ngƣời dùng ngày càng tăng nhanh, điều đó có thể lý giải bởi:  Giá cả phải chăng.  Hình thức truyền tải mới mẻ, dễ cập nhật.  Chi phí truyền thông ngày càng giảm, số ngƣời dùng Internet ngày càng tăng. Tuy vẫn còn khá nhiều hạn chế, chủ yếu do vẫn chƣa có chính sách hỗ trợ và định hƣớng phát triển từ các cơ quan chủ quản, nhƣng e-learning vẫn đang dần khẳng định tƣơng lai mở rộng thị trƣờng ở Việt Nam. Có thể nói, ngành nào, đơn vị nào cũng có thể sử dụng e-learning nhƣ một công cụ phục vụ cho bất cứ hoạt động đào tạo nội bộ hay bên ngoài của mình, đặc biệt là các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đào tạo. Các trƣờng đại học điển hình nhƣ trƣờng đại học Khoa học tự nhiên, đại học Ngoại ngữ… đã bắt đầu có kế hoạch xây dựng hệ thống e-learning hỗ trợ phƣơng pháp đào tạo truyền thống của mình. Chính phủ cũng đang lập các kế hoạch dài hạn nhằm hỗ trợ xúc tiến triển khai e-learning cho các hoạt động tuyên truyền và giáo dục cho nhân dân. Ở Việt Nam, hiện có rất nhiều cơ sở, đơn vị đào tạo cung cấp dịch vụ học tập trực tuyến ( xem Phụ lục 01). -6- Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu để phát triển thử nghiệm ứng dụng hỗ trợ học tập trên thiết bị di động. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là chức năng tƣơng tác học tập thông qua kết nối Internet từ trình duyệt trên thiết bị di động. - Dựa trên nguyên tắc học tập trực tuyến, ngƣời dùng có thể tham gia sử dụng bài giảng, bài tập với thiết bị di động ở bất cứ nơi nào trên công cụ mà đề tài đang xây dựng. Phƣơng pháp nghiên cứu - Khảo sát, thu thập và tinh lọc đầy đủ thông tin về các vấn đề cần giải quyết. - Tận dụng tối đa mã nguồn mở đƣợc chia sẻ, tài liệu hƣớng dẫn sử dụng và phát triển Android. - Lựa chọn và kế thừa các phƣơng pháp phù hợp với nội dung cần giải quyết. - Phát triển và cải tiến phƣơng pháp đã có để xây dựng công cụ hƣớng tới sinh viên Lạc Hồng. Những đóng góp mới của đề tài. Những vấn đề mà đề tài chƣa thực hiện đƣợc - Dựa trên kiến thức thiết kế website dành cho thiết bị di động và tài liệu, bộ phát triển phần mềm Android để xây dựng nên công cụ học tập trên môi trƣờng di động. Phƣơng pháp phát triển hệ thống học tập này có thể sử dụng cho các sản phẩm sau này. - Tạo ra sản phẩm thân thiện với ngƣời dùng là sinh viên Lạc Hồng thể hiện qua giao diện tiếng Việt và khả năng sử dụng mọi nơi có kết nối Internet. - Tuy vậy, đề tài còn tồn tại một vài vấn đề chƣa giải quyết đƣợc cần phải hoàn chỉnh và nâng cấp sau này nhƣ chức năng trên thiết bị đối với nhóm ngƣời dùng là giảng viên, quản trị viên, mở rộng phạm vi ngƣời dùng, nâng cao hiệu năng và bảo mật dữ liệu. -7- Kết cấu của đề tài Luận văn này đƣợc trình bày thành ba phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Phần mở đầu: Giới thiệu sơ lƣợc về lý do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, những đóng góp và những vấn đề tồn tại của đề tài để từ đó đem lại cho mọi ngƣời một cái nhìn tổng quan nhất về đề tài. Phần nội dung: Đƣợc phân thành ba chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát về thiết bị di động. Trình bày khái quát về thiết bị di động để làm rõ một số đặc điểm nổi bật. Từ đó, chúng ta có đƣợc sự hiểu biết về mối liên hệ và tƣơng tác giữa phần vật lí (độ phân giải, kích thƣớc màn hình), phần mềm (hệ điều hành Android) với website. Chƣơng 2: Thực hiện xây dựng công cụ học tập. Trình bày mô tả thực trạng, những thiết kế sơ đồ chức năng, mô hình dữ liệu mẫu, kiến thức về hệ điều hành di động để dựa trên đó xây dựng công cụ học tập theo yêu cầu của đề tài. Chƣơng 3: Triển khai công cụ học tập trên thiết bị. Giới thiệu về các chức năng của chƣơng trình hệ thống học tập mlearning đã đƣợc xây dựng sau thời gian nghiên cứu. Phần kết luận -8- 1. CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ E-LEARNING, MLEARNING VÀ THIẾT BỊ DI ĐỘNG 1.1 E-learning 1.1.1 Giới thiệu về e-learning E-learning là phƣơng pháp học đƣợc hỗ trợ bằng công nghệ truyền thông và công nghệ thông tin. Nhƣ vậy, e-learning về bản chất chỉ là một phƣơng pháp trong số rất nhiều phƣơng pháp dạy học đã tồn tại từ trƣớc đến nay. Điểm khác biệt chính là ở chỗ elearning sử dụng tối đa những tiện ích có thể đem lại nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thông và thông tin. Khá nhiều ngƣời nghĩ rằng e-learning buộc phải gắn liền với Internet và các ứng dụng mạng. Trên thực tế, e-learning có rất nhiều hình thức thể hiện khác nhau, từ cấp độ thấp đến cao, và không nhất thiết phải sử dụng đến mạng hay mạng Internet. 1.1.2 Lợi ích của e-learning Lợi ích thấy đƣợc của e-learning là tính linh hoạt và tiết kiệm do chi phí thấp và thời gian di chuyển. Các lợi ích khác đem lại nhƣ:  Giảm thiểu chi phí xây dựng khóa học, thực hiện đào tạo.  Học viên có môi trƣờng và điều kiện học cho riêng mình, không bị phụ thuộc vào khóa học hay các học viên khác.  Không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm.  Cập nhật dễ dàng và nhanh chóng, ít tốn kém, khả năng nhân bản cao.  Có khả năng tổ chức khóa học cho số lƣợng học viên lớn. Theo thống kê của Đại học Unisys (Mỹ) trong năm 2001 thì lợi ích của ứng dụng e-learning đƣợc thể hiện qua các con số sau:  Tiết kiệm chi phí đào tạo 25% - 45 %.  Rút ngắn thời gian đào tạo 35% - 45 %.  Tăng hiệu quả việc học 15% - 25 %. -9- 1.1.3 Tiềm năng phát triển của e-learning Thị trƣờng e-learning đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đang mở rộng ra toàn thế giới. Khả năng thay thế cách giáo dục truyền thống trong một số lĩnh vực đang trở thành xu thế khó tránh khỏi. Đặc biệt, cùng với sự phát triển của ICT, các giải pháp e-learning ngày càng phổ biến và hoàn thiện. Có đến quá nửa các công ty tin học và viễn thông đều đã và đang nghiên cứu, phát triển ứng dụng e-learning. Hiện nay đã có 7/10 đơn vị, tổ chức ở Mỹ sử dụng e-learning trong các hoạt động đào tạo và phát triển của mình, 81% các tổ chức chƣa sủ dụng e-learning cũng chuẩn bị cho cuộc cách mạng này trong vòng lâu nhất là 2 năm tới. Công ty máy tính nổi tiếng Dell hiện tại sử dụng e-learning trong đến 90% hoạt động đào tạo cho nội bộ nhân viên. 1.2. M-learning 1.2.1 Sự phát triển m-learning từ e-learning Trong vài năm gần đây sự tăng trƣởng của công nghệ di động tăng theo cấp số nhân, các thiết bị mạng có băng thông rộng ngày càng có tính sẵn dùng, sự cải tiến của công nghệ mạng không dây và thiết bị cầm tay ngày càng phổ biến, đã mở ra cơ hội mới cho khả năng truy cập của giáo dục. Khả năng thực sự của E-Learning giống nhƣ là “mọi lúc, mọi nơi” cuối cùng đã đƣợc thực hiện với sự ra đời của mobile learning (m-learning). M-learning đƣợc định nghĩa nhƣ “mọi dịch vụ hoặc điều kiện dễ dàng cung cấp cho ngƣời học với những thông tin điện tử phổ biến và nội dung có tính giáo dục để giúp đỡ trong việc thu thập những kiến thức mà không cần quan tâm đến không gian và thời gian ”– Lehner&Nosekabel. Vavoula và Sharples đã đề xuất ba giải pháp nơi mà sự học tập có thể đƣợc cân nhắc di động nhƣ “…sự học tập là di động trong điều kiện không gian; nó là di động trong các phần khác nhau của cuộc sống; nó là di động đối với thời gian…”.Định nghĩa này nói lên rằng hệ thống m-learning cần có sự chuyển giao nội dung có tính giáo dục mọi lúc mọi nơi khi ngƣời học cần đến.Về mặt công nghệ hiện nay, những dịch vụ cầm tay giống nhƣ những máy tính cầm tay và PDA ngày nay có đủ khả năng hơn trƣớc đây. -10- Những nhà kinh tế học trong năm 2001 dự đoán rằng trong năm 2003 số lƣợng máy cầm tay có khả năng kết nối Internet sẽ vƣợt qua số lƣợng của máy tính cá nhân với những trình duyệt Internet của máy tính cá nhân. Theo sự đánh giá từ Microsoft, đến cuối năm 2002, sẽ có gần 100 nghìn PDAs trên toàn thế giới. Hiện nay m-learning có triển vọng lớn trở thành một môi trƣờng học tập nổi bật cho qua trình học tập lâu dài của mỗi ngƣời. 1.2.2 Lợi ích của m-learning Những thiết bị di động cũng có nhiều lợi ích nhƣ: - Kích cỡ nhỏ và tính di động cao. - Ngay lập tức truy nhập mà không phải đợi khởi động. - Tính linh hoạt hỗ trợ một phạm vi rộng của những hoạt động học tập. - Sinh viên có thể tƣơng tác với nhau và thực hành thay vì ngồi cạnh một cái màn hinh vi tính lớn. - Các thiết bị di động sử dụng thuận tiện, dễ dàng trong lớp học hơn là các máy để bàn. - PDAs hoặc tablets và e-book rất tiện dùng, nó không to lớn và dễ dàng vận chuyển hơn cả một túi đựng đầy tài liệu, báo, sách giáo khoa, hoặc laptop. - Phần mềm công nhận chữ viết tay trong PDAs và Tablet giúp sinh viên cải thiện kỹ năng viết tay của mình. Viết tay với bút điện tử tự nhiên hơn là bằng chuột và phím. - Giá thành của công nghệ thấp. 1.2.3 Khuyết điểm của m-learning Tuy vậy công nghệ di động cũng có nhiều nhƣợc điểm: - Màn hình nhỏ giới hạn số lƣợng và loại thông tin cần đƣợc hiển thị (mobiles và PDAs). - Bộ pin phải nạp một cách đều đặn, dữ liệu có thể bị mất trên các thiết bị nếu nhƣ nó không phù hợp. - Không mạnh bằng máy tính để bàn. - Khó khăn khi dùng ảnh động, đặc biệt với điện thoại di động. -11- - Độ bảo mật không cao khi truy cập mạnh không dây qua các thiết bị di động. - Băng thông có thể bị suy biến với số lƣợng lớn ngƣời dùng khi truy cập vào mạng không dây. - Rất khó khăn khi in, trừ khi có kết nối với mạng máy tính. Tóm lại, nhờ có công nghệ di động đã mở ra một hƣớng mới cho quá trình giáo dục và đào tạo. Giờ đây để đƣợc học tập ta không cần phải quan tâm nhiều đến việc thi đại học hay không có thời gian đến trƣờng nữa, với m-learning mọi ngƣời có thể học mọi nơi mọi lúc và không giới hạn về khoảng cách. 1.3 Thiết bị di động 1.3.1 Tính chất thiết bị di động Thiết bị di động có những tính chất sau: - Có thể cầm tay. - Thuộc sở hữu cá nhân. - Đem theo trong phần lớn thời gian. - Sử dụng dễ dàng và nhanh chóng. - Có thể có vài hình thức kết nối mạng. 1.3.2 Điện thoại di động Điện thoại di động là thiết bị di động có chức năng thoại, nhận và gửi tin nhắn SMS. 1.3.3 Điện thoại thông minh Điện thoại thông minh là điện thoại có một hệ điều hành đa nhiệm, một trình duyệt web, kết nối WIFI và 3G, một trình chơi nhạc, và một số chức năng sau: - GPS hoặc A-GPS. - La bàn kĩ thuật số. - Camera có thể quay phim. - Xuất ra TV. - Kết nối Bluetooth. - Hỗ trợ chạm cảm ứng. - Xem phim 3D. - Đo gia tốc. -12- 1.3.4 Thiết bị không thoại Một vài thiết bị di động có tất cả các chức năng trên nhƣng không hỗ trợ gọi. Ví dụ, iPod Touch và iPad của hãng Apple là những thiết bị thuộc loại này. Chúng không phải là điện thoại, nhƣng chúng thuộc cá nhân, xách tay và dễ dùng, có thể đem theo nhiều giờ, và có kết nối không dây. Vì thế, chúng thuộc nhóm thiết bị kết nối hạn chế. Chúng đều có trình duyệt web tuyệt vời giống nhƣ iPhone. Có thể xem xét đến các máy đọc sách điện tử. Ví dụ, Kindle có thể hiển thị những trang cơ bản trên trình duyệt web tích hợp. Máy đọc sách điện tử không thoại nhƣng chúng có những tính chất của thiết bị di động. 1.3.5 Hiển thị Một thiết bị di động có một màn hình rất nhỏ so với máy tính để bàn. Trong khi máy tính để bàn thƣờng có kích thƣớc 17, 19, hoặc 21 inch, thì môi trƣờng di dộng chỉ có 1.5, 2.3, 3 inch. Sự khác biệt là rất lớn. Tƣơng tự, máy tính để bàn có độ phân giải 1024x768 pixel, thì di động chỉ bằng ¼ hoặc một nửa. 1.3.6 Độ phân giải Độ phân giải là yếu tố cơ bản trong thiết kế di động. Không có những chuẩn thiết bị di động nào về độ phân giải màn hình. Một thiết bị có thể có độ phân giải 128x128 pixel và cái khác là 800x600 pixel. Có thể phân thành bốn nhóm cơ bản: - Thiết bị cấp thấp: 128x160 hoặc 128x128 pixel. - Thiết bị trung cấp, nhóm 1: 176x220 hoặc 176x208 pixel. - Thiết bị trung cấp, nhóm 2 và thiết bị cao cấp: 240x320 pixel. - Thiết bị cao cấp cảm ứng và điện thoại thông minh: 240x480, 320x480, 360x480, 480x800, 480x850, hoặc 640x960 pixel. Hiện nay, phổ biến nhất là màn hình độ phân giải 240x320 pixel. Nó cũng đƣợc biết đến nhƣ QVGA. 1.3.7 Kích thƣớc vật lí Ngoài độ phân giải, kích thƣớc vật lí màn hình cũng quan trọng, đƣợc đo bằng centimet hoặc inch theo chiều dài và chiều rộng của màn hình. Đơn vị là PPI hoặc DPI. Điều này rất quan trọng. Khi so sánh một độ phân giải 128x160 thì có vẻ nhỏ hơn màn hình có độ phân giải 240x320, nhận xét này có thể sai. -13- Nokia N90 có độ phân giải 352x416 nhƣng có kích thƣớc nhƣ các thiết bị khác dùng độ phân giải 176x208. N90 có kích thƣớc 1.36” x 1.6” (3.45 cm x 4.07 cm) = 259 PPI hoặc 0.0979 mm dot pitch, tƣơng đƣơng với màn hình 130 và 180 PPI. 1.3.8 Tỉ lệ màn hình Tỉ lệ màn hình của một thiết bị đề cập đến tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng. Có thiết bị hƣớng đứng, hiển thị chiều cao hơn ngang, có thiết bị hƣớng ngang, hiên thị chiều ngang hơn chiều cao, có thiết bị màn ảnh vuông (xem hình 1.1 ). Nhƣ vậy rất khó cho những ngƣời lập trình. Ngày nay, cũng có nhiều thiết bị hỗ trợ xoay màn hình. Ví dụ, một thiết bị 320x240 hoặc 240x320, phụ thuộc vào hƣớng dùng. Cần chú ý điều này và có phƣơng pháp hiển thị tốt các hƣớng. Hình 1.1: Tỉ lệ màn hình điện thoại [2] 1.3.9 Cách thức nhập liệu Ngày nay, có nhiều các thức nhập liệu khác nhau đối với thiết bị di động. Một thiết bị có thể hỗ trợ một hoặc nhiều cách sau: - Bàn phím số. - Bàn phím QWERTY. - Bàn phím ảo. - Chạm. - Đa chạm. - Bàn phím ngoài ( có hoặc không dây). -14- - Nhận dạng viết tay. - Nhận dạng giọng nói. 1.4 Hệ điều hành di động Các điện thoại thông minh hầu hết đƣơc cài đặt hệ điều hành di động. Trên thị trƣờng có rất nhiều thƣơng phẩm, có thể kể tên nhƣ Apple iOS, Nokia Symbian, Samsung Bada, RIM OS, Google Android, Microsoft Windows Phone, Palm và một vài sản phẩm khác (xem hình 1. 2). Bảng 1.1: Danh sách địa chỉ nhà sản xuất và nền tảng. Nguồn [2] Nhà sản xuất/ Nền tảng Địa chỉ phát triển Apple http://developer.apple.com/iphone Nokia http://forum.nokia.com Symbian Foundation http://developer.symbian.org Palm webOS http://developer.palm.com BlackBerry http://www.blackberry.com/developers Sony Ericsson http://developer.sonyericsson.com Windows Mobile http://msdn.microsoft.com/windowsmobile Motorola http://developer.motorola.com Opera Mobile/Mini http://dev.opera.com LG http://developer.lgmobile.com Samsung http://innovator.samsungmobile.com Android http://developer.android.com HTC http://developer.htc.com Bada (from Samsung) http://developer.bada.com Trong số các nền tảng kể trên, lựa chọn Android làm nền tảng phục vụ đề tài với lí do: Android là hệ điều hành di động mới, mức phát triển cao, nguồn mở, nhiều ngƣời dùng. -15- 1.4.1 Giới thiệu hệ điều hành Android Tháng 07/2005, Google mua Android, một công ty mới thành lập có trụ sở tại Palo Alto, California, Mỹ. Tháng 11/2007, Google công bố tập trung sản xuất những chiếc di động và còn đang bắt tay vào việc phát triển hệ điều hành mã nguồn mở cho thiết bị di động nhằm cạnh tranh với Symbian, Windows Mobile và những tên tuổi khác. Android chính thức gia nhập Liên minh thiết bị cầm tay mã nguồn mở (OHA) gồm các công ty lớn trong ngành viễn thông và thiết bị cầm tay nhƣ HTC, LG, Samsung, T-Mobile, … Từ tháng 10 năm 2008, hệ điều hành Android đã chính thức trở thành phần mềm mã nguồn mở. Theo đó, các công ty thứ ba đƣợc phép thêm những ứng dụng của riêng của họ vào Android và bán chúng mà không cần phải hỏi ý kiến Google. Với mục đích là hệ điều hành Linux dành cho di động, Google Android mong muốn mang lại điều tƣơng tự ở phạm vi rộng lớn và thống nhất hơn, và qua đó thu hút một lƣợng khách hàng không nhỏ trong tƣơng lai. Hình 1.2: Biểu tƣợng cho hệ điều hành Android 1.4.2 Sự phát triển của Android Từ phiên bản đầu tiên đến nay, Android có rất nhiều phiên bản, xem bảng 1.2 Bảng 1.2: Danh sách các phiên bản của Android [3] Phiên bản nền tảng Cấp API Mã phiên bản Android 4.0 14 ICE_CREAM_SANDWICH Android 3.2 13 HONEYCOMB_MR2 Android 3.1.x 12 HONEYCOMB_MR1 Android 3.0.x 11 HONEYCOMB -16- Android 2.3.4 10 GINGERBREAD_MR1 9 GINGERBREAD Android 2.2.x 8 FROYO Android 2.1.x 7 ECLAIR_MR1 Android 2.0.1 6 ECLAIR_0_1 Android 2.0 5 ECLAIR Android 1.6 4 DONUT Android 1.5 3 CUPCAKE Android 1.1 2 BASE_1_1 Android 1.0 1 BASE Android 2.3.3 Android 2.3.2 Android 2.3.1 Android 2.3 Hệ điều hành Android có sự phát triển mạnh mẽ, vƣợt bậc so với các sản phẩm khác có trên thị trƣờng, xem hình 1.3 Hình 1.3:Biểu đồ thị phần nền tảng di động tại thị trƣờng Hoa Kỳ Nhiều phiên bản với nhiều chức năng cải tiến làm phong phú thêm hệ điều hành Android, đồng thời cũng gây rối cho ngƣời phát triển lựa chọn phiên bản phù hợp. Chọn phiên bản 2.2 cho đề tài vì phiên bản này có thị phần lớn ( xem hình 1.4 và bảng 1.3 ), và có các chức năng sau, mà các phiên bản trƣớc chƣa hỗ trợ: -17- - Trình duyệt web hỗ trợ JavaScript. - Điểm phát sóng USB tethering. - Cập nhật phần mềm. - Chia sẻ qua Bluetooth. - Cài dữ liệu vào bộ nhớ ngoài. - Hỗ trợ Adobe Flash 10.1. Hình 1.4: Biểu đồ thị phần các phiên bản Android [3] Bảng 1.3: Thống kê thị phần các phiên bản Android [3] Nền tảng Tên mã Cấp API Thị phần Android 1.5 Cupcake 3 1.1% Android 1.6 Donut 4 1.4% Android 2.1 Eclair 7 11.7% Android 2.2 Froyo 8 45.3% Android 2.3 - Gingerbread 9 0.5% 10 38.2% 11 0.2% Android 3.1 12 0.9% Android 3.2 13 0.7% Android 2.3.2 Android 2.3.3 Android 2.3.7 Android 3.0 Honeycomb -18- 1.5 Tiểu kết Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về một số thuật ngữ mang tính khái niệm về thiết bị di động và hệ điều hành Android. Từ đó chúng ta có đƣợc sự hiểu biết về mối liên hệ và tƣơng tác với thiết bị di động. Qua đó đƣa đến những ứng dụng vào chƣơng trình đang thực hiện. Chƣơng sau chúng ta sẽ tiến hành xây dựng công cụ học tập theo yêu cầu của đề tài. -19- 2. CHƢƠNG 2: THỰC HIỆN XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỌC TẬP 2.1 Mô tả thực trạng Một trang eLearning phục vụ nhu cầu giảng dạy tại đơn vị đào tạo. Trang đƣợc sử dụng bởi những nhóm thành viên: sinh viên, giảng viên, quản trị viên. Mỗi nhóm ngƣời có mục đích, quyền hạn khác nhau. Website chỉ cho phép các thành viên đã đăng kí sử dụng. Mỗi thành viên đăng nhập hệ thống với username, password tại trang đăng nhập. Đăng nhập thành công, mỗi nhóm thành viên đƣợc dẫn đến trang quản trị của nhóm đó. Có ba trang dành cho ba nhóm trên là trang sinh viên, trang giảng viên, trang quản trị viên. Tại trang sinh viên, sinh viên đƣợc xem những thông tin mới nhất về bài giảng, bài tập: bài giảng mới, bài giảng chƣa xem, bài tập đƣợc giao, bài tập đã hoàn thành. Sinh viên truy cập phần cá nhân để xem thông tin về bản thân nhƣ: hình đại diện, mã số sinh viên, username, password, họ tên, lớp, số điện thoại, email; truy cập phần học tập để xem bài tập đƣợc giao, điểm số môn học, kết quả đánh giá; truy cập phần thông tin để xem tin nhắn đến từ chủ nhiệm lớp, cán bộ lớp, bạn bè. Sinh viên có thể thay đổi thông tin cá nhân, xem, tải xuống bài giảng đƣợc cung cấp, những bài tập đƣợc giao. Sinh viên hoàn thành các bài tập dƣới dạng trắc nghiệm hoặc tải lên bài tập đã giải xong cho giảng viên. Tại trang giảng viên, có thể xem thông tin cá nhân, các bài giảng đã đăng của giảng viên này với các quyền xem, tìm, tải lên, tải xuống, xóa, khóa, mở khóa bài giảng; xem thông tin lớp đang giảng dạy, sinh viên lớp này. Giảng viên đăng bài tập, khóa, mở khóa bài tập, thu bài tập, cho điểm, thông báo kết quả. Tại trang quản trị viên, quản trị viên có quyền của sinh viên, giảng viên. Ngoài ra, thêm các quyền nhƣ bật tắt chức năng hoạt động của thành viên: phục hồi mật khẩu, tạo, sửa, xóa, khóa, mở khóa tài khoản, khóa, mở khóa website. Mỗi thành viên có thể gửi tin nhắn đến một thành viên hoặc nhiều thành viên hoặc tất cả thành viên. Thành viên sử dụng thiết bị là smartphone, tablet, laptop, PC đều có thể truy cập hệ thống. -20- 2.2 Sơ đồ chức năng Bảng 2.1: Danh sách các chức năng hệ thống Nhóm ngƣời dùng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 Công việc Truy cập website Đăng nhập hệ thống Đăng xuất hệ thống Xem thông tin cá nhân Thay đổi thông tin cá nhân Xem bài giảng đã chọn Hiển thị danh sách bài giảng chƣa xem Đăng bài giảng Tải xuống bài giảng Tải lên bài giảng Tìm bài giảng mới nhất Tìm bài giảng theo từ khóa Tìm bài giảng theo môn Tìm bài giảng theo lớp Sửa bài giảng đã đăng In bài giảng dạng text Xóa bài giảng Khóa bài giảng Mở khóa bài giảng Xem bài tập đã chọn Hiển thị danh sách bài tập chƣa làm Đăng bài tập Tải xuống bài tập Tải lên bài tập Tìm bài tập mới nhất Tìm bài tập theo từ khóa Tìm bài tập theo môn Tìm bài tập theo lớp Sửa bài tập đã đăng In bài tập đã đăng Xóa bài tập Khóa bài tập Mở khóa bài tập Đặt hạn chót nộp bài tập Sửa hạn chót nộp bài tập SV                                    GV                                    QTV                                   
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan