Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phát triển du lịch huyện sóc sơn, hà nội luận văn ths. du lịch...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch huyện sóc sơn, hà nội luận văn ths. du lịch

.PDF
153
753
102

Mô tả:

§¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n NguyÔn thÞ thu h-¬ng NGHI£N CøU ph¸t triÓn du lÞch huyÖn sãc s¬n, hµ néi chuyªn ngµnh: Du lÞch (Ch-¬ng tr×nh ®µo t¹o thÝ ®iÓm) luËn v¨n th¹c sÜ du lÞch ng-êi h-íng dÉn khoa häc: pgs.ts. ph¹m quèc sö Hµ Néi, 2013 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè cả về tinh thần cũng nhƣ kiến thức khoa học. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Phạm Quốc Sử - ngƣời đã hƣớng dẫn tận tình, tạo cho học viên động lực nghiên cứu. Đồng thời, tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Du lịch học - Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã đào tạo tôi trong quá trình học tập tại khoa từ bậc đại học đến bậc cao học. Cuối cùng học tôi gửi lời cảm ơn tới bạn bè và gia đình của tôi đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi vƣợt qua những quãng thời gian khó khăn nhất. Nguyễn Thị Thu Hƣơng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội” là một công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều chính xác. Các kết luận khoa học chƣa đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................. 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................... 6 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................................. 6 7. Kết cấu luận văn ............................................................................................................ 7 Chƣơng 1: CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN SÓC SƠN ..... 8 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội huyện Sóc Sơn ................... 8 1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên......................................................................... 8 1.1.2. Điề u kiê ̣n kinh tế – xã hội .................................................................................. 10 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển huyện Sóc Sơn ................................................. 13 1.2.1. Quá trình hình thành......................................................................................... 13 1.2.2. Lược sử kinh tế và văn hoá ................................................................................ 15 1.3. Tài nguyên du lịch................................................................................................... 17 1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................................... 18 1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .............................................................................. 23 Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG PHÁ T TRIỂN DU LICH HUYỆN SÓC SƠN ... 48 ̣ 2.1. Cơ sở hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ..................................... 48 2.1.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ........................................................................... 48 2.1.2. Cơ sở vật chấ t kỹ thuật du li ̣ch .......................................................................... 53 2.2. Các điều kiện khác .................................................................................................. 55 2.2.1. Vê ̣ sinh môi trường............................................................................................. 55 2.2.2. An ninh trật tự .................................................................................................... 56 2.3. Thƣc̣ tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng du lich ̣ huyêṇ .................................................................... 56 2.3.1. Thị trường khách du lịch.................................................................................... 56 2.3.2. Thu nhập từ du li ̣ch ............................................................................................ 58 2.3.3. Lao động trong ngành du li ̣ch ............................................................................ 60 2.3.4. Sản phẩm du lịch................................................................................................ 62 1 2.3.5. Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch: ............................................ 62 2.3.6. Nguyên nhân của những hạn chế và thuận lợi, khó khăn trong hoạt động du lịch huyện Sóc Sơn .............................................................................................................. 63 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................................ 68 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁ T TRIỂN DU LICH HUYỆN ̣ SÓC SƠN ........................................................................................................ 69 3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp ............................................................................ 69 3.1.1. Quan điểm phát triển ......................................................................................... 69 3.1.2. Mục tiêu phát triển ............................................................................................. 70 3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch huyện Sóc Sơn ............................................. 70 3.2.1. Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch .......................................... 72 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện , phát triển cơ sở vật chất và kế t cấ u hạ tầ ng phục vụ du.. lịch 77 3.2.3. Giải pháp đào tạo nguồ n nhân lực và giáo dục cộng đồ ng .............................. 83 3.2.4. Giải pháp đầu tư phát triể n du li ̣ch .................................................................. 85 3.2.5. Giải pháp xây dựng và phát triển thị trường ..................................................... 87 3.2.6. Giải pháp khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên du lịch.......................... 87 3.2.7. Giải pháp về hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá ................................. 93 3.2.8. Giải pháp về công tác quản lý ........................................................................... 96 3.2.9. Giải pháp về cơ chế, chính sách ...................................................................... 100 3.2.10. Giải pháp tăng cường hợp tác liên kết ......................................................... 101 3.2.11. Giải pháp về các nguồn vốn đầu tư ............................................................... 101 ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ .............................................................................. 103 1. Kiến nghị với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội ............................................ 103 2. Kiến nghị với UBND huỵên ...................................................................................... 103 KẾT LUẬN ................................................................................................... 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 106 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Nội dung bảng Trang 1.1 Bảng hiện trạng sử dụng đất huyện Sóc Sơn 10 1.2 Cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn 2010 - 2011 12 2.2 Thống kê số lƣợng khách và doanh thu tại khu vực Đền Sóc Sơn 59 2.3 Cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn huyện Sóc Sơn 60 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội có nhiều lợi thế về mặt địa lý, cách Hà Nội 30km theo đƣờng cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài, có sân bay Quốc tế Nội Bài, có nhiều đầu mối giao thông quan trọng. Về cảnh quan thiên nhiên, Sóc Sơn là vùng đất gò đồi, có nhiều hồ nằm trên núi, phong cảnh hữu tình là một tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái, du lịch nghỉ ngơi cuối tuần. Bên cạnh đó, Sóc Sơn còn có rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá gắn với các lễ hội truyền thống, trong đó phải kể đến cụm di tích lịch sử đền Sóc gắn với lễ hội Gióng đƣợc UNESSCO công nhận là Di sản thế giới phi vật thể nhân loại năm 2010 – là một tài nguyên vô cùng quí giá cho việc phát triển du lịch tâm linh. Hiện tại, Sóc Sơn đã và đang thực hiện một số dự án nhƣ: khu du lịch nghỉ ngơi cuối tuần đền Sóc; khu dự án Lâm Viên; Tổ hợp khu du lịch và sân gôn Minh Trí; dự án xây dựng các khu du lịch ở hồ Đồng Đò, Hàm lợn...Đây là những lợi thế cơ bản của huyện, nếu đặt Sóc Sơn trong quan hệ mở với các quận, huyện khác và đặt Sóc Sơn trong xu thế bùng nổ về nhu cầu du lịch nghỉ ngơi cuối tuần của dân cƣ nội thành Hà Nội thì Sóc Sơn sẽ đóng vai trò quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội trong tƣơng lai, khi thành phố có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm thƣơng mại, dịch vụ phát triển, khi mật độ dân số tăng cao... Năm 2012, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Sóc Sơn đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 đã đƣợc phê duyệt. Quy hoạch tổng thể huyện Sóc Sơn là cụm công nghiệp và đô thị phát triển tầm cỡ có nhiều đóng góp cho phát triển chung của Hà Nội trong đó chú trọng chuyển dịch ngành kinh tế theo hƣớng công nghiệp – dịch vụ là chính. Để đảm bảo sự phát triển nhất quán trong phát triển kinh tế - xã hội trên điạ bàn huyện nói riêng và sự thống nhất trong phát triển chung ngành du lịch 4 của thành phố và quốc gia, đồng thời, để đảm bảo tốt việc phát triển du lịch trên địa bàn theo hƣớng bền vững,việc nghiên cứu phát triển du lịch Sóc Sơn là yêu cầu cần thiết nhằm phát triển du lịch Sóc Sơn thành ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện. Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội” làm luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay, chƣa tìm thấy công trình nào nghiên cứu về phát triển du lịch huyện Sóc Sơn. Do vậy, luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên và có ý nghĩa gợi mở cho du lịch của huyện Sóc Sơn phát triển. Luận văn tập trung vào việc xác định sản phẩm chính, mang tính đặc thù trên cơ sở phát huy hiệu quả khai thác các tài nguyên du lịch một cách tối đa. Từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp và đề xuất hữu hiệu cho việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội” là nhằm cụ thể hoá các chủ trƣơng, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đối với phát triển du lịch theo hƣớng bền vững và đƣa ra các giải pháp tăng cƣờng hiệu quả, tạo cơ sở thống nhất trong hoạt động quản lý, khai thác tiềm năng và kinh doanh du lịch của huyện, nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của du lịch Sóc Sơn đối với du lịch của thủ đô và du lịch của cả nƣớc. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu tài nguyên du lịch (tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn) từ đó đƣa ra những đánh giá chung về điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch của huyện Sóc Sơn 5 - Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch huyện Sóc Sơn, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch huyện. Từ đó đƣa ra đƣợc những giải pháp và đề xuất cho phát triển du lịch huyện Sóc Sơn trong tƣơng lai. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Là tất cả các yếu tố liên quan đến sự phát triển du lịch của huyện Sóc Sơn, đó là: - Tài nguyên du lịch (Tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn); - Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; - Quản lý du lịch; - Sản phẩm du lịch; - Nhân lực du lịch. * Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Đề tài nghiên cứu các đối tƣợng thuộc địa giới toàn bộ địa lý hành chính huyện Sóc Sơn, trong mối quan hệ với các vùng du lịch lân cận và du lịch Thủ đô Hà Nội. - Về thời gian: Luận văn quan tâm đến tình hình phát triển du lịch huyện Sóc Sơn từ năm 2010 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp tổng hợp và phân tích tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu thực địa, phƣơng pháp thống kê, so sánh, phƣơng pháp bản đồ, phƣơng pháp phân tích tổng hợp và lấy ý kiến chuyên gia. 6. Đóng góp của luận văn Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch cho huyện Sóc Sơn nên công trình có tính thực tiễn cho sự phát kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng của huyện Sóc sơn. 6 Luận văn đi sâu vào nghiên cứu tiềm năng du lịch của huyện, thực trạng hoạt động du lịch của huyện và từ đó đƣa ra các giải pháp mang tính thực tế nhằm khai thác tài nguyên du lịch một cách hiệu quả. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Các điều kiện phát triển du lịch huyện Sóc Sơn Chƣơng 2: Hiện trạng phát triển du lịch huyện Sóc Sơn Chƣơng 3: Một số giải pháp phát triển du lịch huyện Sóc Sơn 7 Chƣơng 1 CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN SÓC SƠN 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội huyện Sóc Sơn 1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí, cương vực Huyện Sóc Sơn là huyện ngoại thành, nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội cách khu vực trung tâm thành phố Hà Nội 35km. Trong ranh giới hành chính huyện Sóc Sơn có diện tích tự nhiên khoảng 30.651.30ha, bao gồm 25 xã và 01 thị trấn. + Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên. + Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc. + Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. + Phía Nam giáp huyện Mê Linh và huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Vị trí địa lý của huyện là thế mạnh của vùng cho việc giao lƣu hàng hóa, hoạt động thƣơng mại, phát triển kinh tế và đặc biệt là cho việc phát triể n du lich. ̣ Cụ thể, khoảng cách đến nguồn gử i khách đƣơ ̣c rút ngắ n , đồng nghĩa với viê ̣c khách du lich ̣ sẽ không phải chi thêm tiề n cho viê ̣c đi la ̣i và khách sẽ kéo dài thời gian lƣu trú tại nơi du lịch vì thời gi an đi la ̣i mấ t it́ . Rõ ràng, sƣ̣ thuâ ̣n lơ ̣i về vi tri ̣ ́ sẽ hấ p dẫn khách du lich ̣ đế n với Sóc Sơn nhiề u hơn khi thời gian đi du lich ̣ là ngắ n ngày. 1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên *) Địa hình Huyện Sóc Sơn nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng núi Tam Đảo xuống đồng bằng sông Hồng, địa hình đa dạng phức tạp, có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bao bọc các phía là 3 con sông Cầu, sông Công, sông Cà Lồ và một số suối nhỏ. Toàn huyện đƣợc chia làm 03 vùng với những đặc trƣng khác nhau về địa hình, gồm: vùng đồi gò; vùng đất giữa và 8 vùng trũng ven sông. Cấu tạo địa chất phần lớn đƣợc tạo thành nhờ quá trình bồi tụ và lắng động phù sa của hệ thống sông Cầu, sông Công, sông Cà Lồ. *) Thời tiế t, khí hậu Sóc Sơn nằm ở chân đuôi dãy nú i Tam Đảo về phiá Đông Nam nên có đă ̣c điể m khí hâ ̣u trung du và đồ ng bằ ng Bắ c Bô ̣ . Tuy nhiên, do yế u tố điạ hình đã tạo cho các thềm chân núi có nhiệt độ thấp hơn vùng kế cận 4-5 đô ̣ và mùa đông ấm áp hơn do có núi che chắn. 0 Nhiê ̣t đô ̣ bin ̀ h quân: 23,5 C Lƣơ ̣ng mƣa bin ̀ h quân: 1680mm/năm Độ ẩm trung bình trong năm 85% Hƣớng gió chủ đa ̣o : gió Đông Nam vào mùa hè và gió Đông Bắc vào mùa đông. Nhìn chung, Sóc Sơn có khí hậu điều hòa , mùa đông không quá lạnh, mùa hè không quá nóng , đô ̣ ẩ m vƣ̀a phải , không khí ban ngày dễ chiụ , ban đêm mát mẻ . Mùa mƣa ở Sóc Sơn thƣờng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mƣa trong mùa thƣờng là mƣa rào , mƣa giông trong thời gian ngắ n , do đó ít ảnh hƣởng đế n hoa ̣t đô ̣ng du lich ̣ cuố i tuầ n, du lich ̣ nghỉ dƣỡng. *) Đất đai Sóc Sơn là một trong những huyện có diện tích đất tự nhiên lớn nhất thành phố Hà Nội. Theo số liệu từ cục Thống kê Sóc Sơn, quỹ đất của huyện Sóc Sơn là 30.651,3 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 18.000,83 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 11.592,48 ha. 9 Bảng 1.1: Bảng hiện trạng sử dụng đất huyện Sóc Sơn TT 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 3 MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Mà Tổng diện tích tự nhiên Đất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất làm muối Đất nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp Đất ở Đất chuyên dùng Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Đất phi nông nghiệp khác Đất chƣa sử dụng NNP SXN LNP NTS LMU NKH PNN OTC CDG TTN NTD SMN PNK CSD DIỆN TÍCH ĐẤT (HA) 30.651,30 18.000,83 13.166,37 4.436,46 343,35 54,65 11.592,48 3.531,34 6.297,68 54,84 219,21 1.486,61 2,80 1.057,99 CƠ CẤU (%) 100,00 58,73 42,96 14,47 1,12 0,00 0,18 37,82 11,52 20,55 0,18 0,72 4,85 0,01 3,45 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sóc Sơn đến năm 2011 *) Sông ngòi - thuỷ văn: Huyện Sóc Sơn có 3 tuyến sông chính, bao gồm sông Cà Lồ chảy qua phía Nam, sông Cầu bao quanh phía Đông và sông Công chảy qua phía Bắc. Hệ thống sông ngòi thuận lợi tạo điều kiện cho Sóc Sơn phát triển vận tải thuỷ và đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp. *) Cảnh quan thiên nhiên: Huyện Sóc Sơn có nhiều hồ ở vùng đồi gò nhƣ Hàm Lợn, Đồng Đò, Đồng Quan, Cầu Bãi… Các hồ này thƣờng nằm bên núi, phong cảnh hữu tình cùng với vùng gò đồi rộng lớn, tạo ra lợi thế lớn cho huyện trong việc phát triển du lịch danh lam thắng cảnh và du lịch sinh thái. 1.1.2. Điều kiê ̣n kinh tế – xã hội *) Dân số và lao động1: Tính đến cuối năm 2011 tổng dân số trung bình trên địa bàn huyện là 296.416 ngƣời với 73.686 hộ. 1 Số liệu thống kê năm 2011 của Chi cục Thống kê huyện Sóc Sơn 10 Lực lƣợng lao động của huyện chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao trong tổng dân số. Năm 2011, toàn huyện có 199.264 lao động, chiếm tỷ lệ 67,7% dân số trong đó chủ yếu là lao động thuần nông. Chất lƣợng lao động, số lao động có trình độ chuyên môn tại thời điểm năm 2011 nhƣ sau: Tiến sỹ: 6 ngƣời chiếm 0,003% lực lƣợng lao động toàn huyện. Thạc sỹ: 64 ngƣời chiếm 0,027% lực lƣợng lao động toàn huyện; Cử nhân: 5446 ngƣời chiếm 2,27% lực lƣợng lao động toàn huyện Trình độ cao đẳng: 6.072 ngƣời chiếm 2,53% lực lƣợng lao động toàn huyện; Trình độ trung học chuyên nghiệp: 14.115 ngƣời chiếm 5,88% lực lƣợng lao động toàn huyện; Lao động chƣa qua đào tạo: 116.816 ngƣời chiếm 48,71 % lực lƣợng lao động. Qua số liệu trên cho thấy chất lƣợng lao động của huyện chƣa cao. Tuy nhiên, đây chính là lực lƣợng lao động tiềm năng khi hoạt động du lịch – dịch vụ phát triển. *) Cơ cấ u kinh tế : Quy mô khu vực kinh tế trên địa bàn huyện Sóc Sơn thể hiện qua bảng 1.2. Tổng giá trị sản xuất năm 2010 của toàn huyện đạt hơn 6.635 tỷ đồng, trong đó, các ngành nông lâm thủy sản, xây dựng cơ bản và dịch vụ, vận tải có đóng góp tƣơng đƣơng. Tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt hơn 8.091 tỷ đồng trong đó ngành sản xuất công nghiệp chiếm sản lƣợng gấp đôi so với các ngành còn lại thể hiện đƣợc tiềm năng chính của huyện Sóc Sơn đó là phát triển công nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó các ngành nông lâm thủy sản, dịch vụ, vận tải, và xây dựng cơ bản cũng có đóng góp đáng kể vào tổng giá trị sản xuất. 11 Bảng 1.2: Cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2010 -2011 TT Đơn vị Chỉ tiêu tính Thực hiên Năm Năm 2010 2011 % so sánh A Tổng giá trị sản xuất ( giá thực tế ) Triệu đồng 6.635.140 8.091.042 1 Ngành nông, lâm nghiệp thuỷ sản Triệu đồng 1.160.152 1.508.855 2 Ngành CN - TCN Triệu đồng 2.674.510 3.023.840 3 Ngành xây dựng cơ bản Triệu đồng 1.335.833 1.703.010 4 Ngành thƣơng nghiệp dịch vụ Triệu đồng 1.091.806 1.380.217 5 Ngành vận tải Triệu đồng 372.839 475.120 B Cơ cấu: Tổng số % 100 100 0 1 Ngành nông, lâm nghiệp thuỷ sản % 17,48 18,65 1,17 2 Ngành CN - TCN % 40,32 37,37 -2,95 3 Ngành xây dựng cơ bản % 20,13 21,05 0,92 4 Ngành thƣơng nghiệp dịch vụ % 16,45 17,06 0,61 5 Ngành vận tải % 5,62 5,87 0,25 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sóc Sơn năm 2011 *) Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa ho ̣c – công nghê22̣ Trên địa bàn huyện hiện có 104 trƣờng học, trong đó: 30 trƣờng mầm non (28 công lập, 02 dân lập, 33 trƣờng tiểu học, 27 trƣờng THCS, 14 trƣờng THPT và bổ túc văn hóa). Mạng lƣới trƣờng học trên địa bàn huyện đã đƣợc đầu tƣ xây dựng, chất lƣợng giảng dạy đã đƣợc nâng cao, đem lại nhiều nét mới so những năm trƣớc đây nhƣng so với yêu cầu phát triển của ngành giáo dục và thành phố thì hệ thống giáo dục của huyện cơ sở vật chất còn sơ sài, phòng học chức năng còn thiếu, cơ sở vật chất, thiết bị còn lạc hậu. Mạng lƣới y tế phân bổ chƣa đều nên không đáp ứng đƣợc hết nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân, đặc biệt là những xã ở xa trung tâm. Trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa, 01 trung tâm y tế, 05 phòng khám đa 2 Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn năm 2013 12 khoa khu vực, 26 trạm y tế xã, thị trấn và 184 cơ sở ngành hàng nghề y dƣợc tƣ nhân. Các ngành thƣơng mại, dịch vụ có bƣớc phát triển theo hƣớng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Tuy nhiên các doanh nghiệp thƣơng mại còn ít, quy mô nhỏ, hoạt động chủ yếu dƣới hình thức kinh tế hộ gia đình. Đặc biệt các chợ nông thôn, chợ quê chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ. Trên địa bàn hiện có 13 chợ trong đó có 3 chợ trung tâm thuộc loại 2 và 10 chợ nông thôn với khoảng 3.888 hộ kinh doanh. Ngoài 3 chợ: Nỷ, Phù Lỗ, Sóc Sơn đƣợc xây dựng kiên cố, các chợ còn lại chủ yếu là tranh tre, lều lán tạm. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển huyện Sóc Sơn 1.2.1. Quá trình hình thành3 Sóc Sơn là đất của hai huyện Đa Phúc và Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Tháng 7/1977, hai huyện hợp nhất và lấy tên mới là huyện Sóc Sơn. Ngày 01/4/1979, huyện Sóc Sơn đƣợc chuyển giao về trực thuộc Thủ đô Hà Nội . Đa Phúc xƣa từ đời Trần và thời thuộc Minh gọi là Tân Phúc thuộc tỉnh Bắc Giang. Đời Lê đổi thành Thiên Phúc. Đầu đời Nguyễn mới đổi thành Đa Phúc thuộc phủ Bắc Hà, trấn Kinh Bắc. Thành phủ Đa Phúc đƣợc xây dựng năm 1938 ở khu vực hai thôn Tiên Tảo và Ngọc Hà ở xã Việt Long và Xuân Giang ngày nay, đến năm 1907 chuyển lên khu vực làng Bình Kỳ (xã Trung Giã ngày nay) và sau này chuyển tiếp về khu vực Lạc Long (nay thuộc địa phận xã Tiên Dƣợc, xã Phù Linh và Thị trấn Sóc Sơn). Kim Anh nguyên là đất Đại Hành, nằm trong trấn Cổ Pháp. Từ thời Lý, huyện thuộc phủ Thiên Đức. Thời Trần huyện thuộc phủ Đông Ngàn, châu Vũ Ninh, lộ Bắc Giang. Đến đời Hậu Lê, Kim Anh thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Về sau khu vực thuộc huyện Kim Anh đƣợc đổi tên thành Kim Hoa, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Năm 1901, huyện Kim Anh thuộc 3 UBND huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Lịch sử hình thành huyện Sóc Sơn, sđđ, tr 10. 13 tỉnh Phù Lỗ, sau là tỉnh Phúc Yên.Trƣớc đây huyện lỵ Kim Anh đặt ở làng Hƣơng Gia (xã Phú Cƣờng). Từ năm 1907, huyện lỵ đặt ở Thạch Lỗi (xã Thanh Xuân ngày nay). Sóc Sơn là vùng đất có lịch sử lâu đời, trải qua hàng ngàn năm kiến tạo đã nhiều lần thay đổi về tên gọi, địa giới hành chính, thay đổi về châu, tỉnh trực thuộc. Sóc Sơn cũng là mảnh đất nối hai quốc đô xƣa nhất của nƣớc ta là thành Phong Châu, kinh đô nƣớc Văn Lang và thành Cổ Loa, kinh đô nƣớc Âu Lạc. Con ngƣời Sóc Sơn trƣởng thành từ thời đại các vua hùng dựng nƣớc và giữ nƣớc. Vào thời Hùng Vƣơng thứ VI, giặc Ân sang xâm lƣợc nƣớc Văn Lang. Thế giặc mạnh, quân dân Sóc Sơn nằm trong tuyến lửa phải chịu biết bao gian khổ và chiến đấu ác liệt. Nhân dân Sóc Sơn đã góp phần cùng nhân dân cả nƣớc đánh tan quân xâm lƣợc nhà Ân, giữ nƣớc Văn Lang. Sự nghiệp anh hùng đó đến nay vẫn còn dấu tích mà sự ra đời của Đền Sóc - thờ Thánh Gióng và ghi dấu chiến công oanh liệt của Ngài là một điển hình. Cụ thể, sau khi dẹp tan giặc Ân, mang lại thái bình cho đất nƣớc, Thánh Gióng đã dừng chân trên đỉnh núi Sóc Sơn ngắm nhìn tạm biệt quê hƣơng rồi phi ngựa sắt bay thẳng về trời. Để ghi nhớ công ơn vị anh hùng huyền thoại Thánh Gióng, nhân dân địa phƣơng đã lập đền thờ Ngài ngay tại chân núi Sóc thuộc làng Vệ Linh, xã Phù Linh ngày nay. Qua các tài liệu thành văn, khẩu truyền các chứng tích còn lại thì khoảng một nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân Sóc Sơn đã chiến đấu rất anh dũng. Đến thời kỳ khôi phục độc lập dân tộc kể từ chiến thắng Bạch Đằng thời Ngô Quyền về sau, nhân dân Sóc Sơn hăng hái tham gia các cuộc kháng chiến chống quân Tống, Nguyên, Thanh, Minh... lập nhiều công lớn. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần I ở thế kỷ X, dân Vệ Linh đã cung cấp lƣơng thực cho quân sỹ và cùng quân nhà vua đánh tan giặc Tống, góp phần vào chiến thắng Vũ Nhai. Đời vua Trần Nhân Tông chống quân xâm lƣợc Nguyên năm 1218 ở vị trí cầu Phù Lỗ bắc qua sông Cà Lồ trên quốc lộ 3 nhân dân Sóc Sơn và nhân dân cả nƣớc cùng vua Trần đánh thắng giặc Nguyên. Thời kỳ chống Pháp giữa thế kỷ XIX, vùng Sóc Sơn ban đầu do 14 một số tƣớng của Đề Thám nhƣ Cả Huỳnh, Cả Đinh, Ba Liều mang một số quân về đóng, nhân dân Sóc Sơn hết lòng giúp đỡ lƣơng thực và khí giới. Dần dần trai tráng trong các làng cũng tham gia vào nghĩa quân của Đề Thám và ngay trên mảnh đất Sóc sơn cũng diễn ra nhiều trận đánh Pháp ác liệt: Trận Hiền Lƣơng, trận Lập Trí, trận Xuân Lai (1908), trận Núi Hàm Lợn (1909). Trở lại xâm lƣợc nƣớc ta lần 2, thực dân Pháp đã xây dựng vành đai trắng dày đặc đồn bốt, để canh giữ vòng ngoại thành Hà Nội. Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký, xã Trung Giã - Sóc Sơn là nơi tiến hành hội nghị Việt Pháp về quân sự để thực hiện kế hoạch giải phóng thủ đô 10/10 năm 1954.Trong thời kỳ chiêế tranh chống Mỹ cứu nƣớc, Sóc Sơn nằm giữa hợp điểm hai quốc lộ 2 và quốc lộ 3 và có sân bay nên thƣờng xuyên bị máy bay địch chống phá, ném bom ác liệt. Phối hợp với lực lƣơợn phòng không, không quân, 9 máy bay phản lực Hoa Kỳ đã bị hạ trên vùng trời phía Bắc thủ đô này. Quân và dân Sóc Sơn có hàng vạn ngày công sửa chữa đuờng băng, đắp ụ chiến đấu cho pháo, tên lửa, đào hào giao thông... trong sân bay. Huyện Sóc Sơn đã đƣợc Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân. Từ khi có Đảng, nhân dân Sóc Sơn sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng. Ngày 17/3/1933 chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc và cả vùng nông thôn phía Bắc của Hà Nội thành lập. Sóc Sơn là nơi có nhiều cơ sở cách mạng của Trung Ƣơng hoạt động nhƣ: Xuân Kỳ, Xuân Bảng, Bình Phú... Nhiều cán bộ của Trung ƣơng nhƣ đồng chí Trƣờng Chinh, Hoàng Quốc Việt, Đôc Mƣời, Lê Quang Đạo, Đào Duy từ cũng về Sóc Sơn hoạt động cách mạng. 1.2.2. Lược sử kinh tế và văn hoá4 Sóc Sơn là huyện thuộc vùng trung du, địa hình đa dạng, phong phú tài nguyên, sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp, chủ đạo là trồng lúa nƣớc, ngoài ra, nhân dân còn trồng các loại cây hoa màu nhƣ: ngô, khoai, 4 UBND huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Lịch sử hình thành huyện Sóc Sơn, sđđ, tr 25. 15 sắn...; cây thực phẩm nhƣ: lạc, vừng, đậu, rau...; cây ăn quả và một số cây công nghiệp nhƣ: chè, thuốc lá... Sóc Sơn có những vùng quê sản xuất lúa gạo, rau quả ngon có tiếng cùng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu. “Rau Ngô Đạo, gạo Cốc Lương, giường tre Thu Thuỷ” Các làng thủ công, chợ làng, thị tứ ra đời phục vụ đời sống nhân dân quanh vùng. Trong đó có một số nghề thủ công nhƣ nghề gốm đã đi vào chuyên môn hoá với trình độ cao. Trên địa bàn huyện đã phát hiện đƣợc một số di tích khảo cổ học nhƣ: di tích gốm - sành - sứ ở thôn Đoài (xã Phù Lỗ), ở Hƣơng Gia (xã Phú Cƣờng), ở Thắng Trí (xã Minh Trí); Lò gốm (xã Xuân Thu); xóm Trại Gốm (Xã Việt Long)... Nghề đan lát ở Xuân Dƣơng (xã Kim Lũ) đã có cách đây hàng nghìn năm. Nghề xây dựng cũng phát triển. Các làng nghề có nhiều nghệ nhân, nhiều thợ giỏi. Năm 1783, cụ Bùi Đình Khái ở Kim Lũ Thƣợng đã đƣợc vua Lê Hiển Tông phong 2 đạo sắc là “Phán lực tƣớng binh hộ chức sắc” và “Kim tráng sĩ thiết kỵ uý thiên hộ chức”. Cụ Dƣơng Văn Cửu ở Kim Lũ Thƣợng từng đƣợc vua Minh Mạng phong sắc “Thất phẩm thiên hộ chức”. Cụ Chấn ở Kim Lũ Thƣợng đã có công xây dựng cung đình Huế trong 12 năm, đƣợc vua Nguyễn phong làm “Biện lại”... Ngoài ra, Sóc Sơn là vùng đất có bề dầy lịch sử, nhân dân nơi đây có truyền thống văn hoá, hiếu học. Trong khoảng 5 thế kỉ, từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, Sóc Sơn có 12 ngƣời đỗ Đại khoa (không kể Hƣơng cống, Cử nhân và những học vị mới sau này) gồm 4 vị đỗ Hoàng giáp, 8 ngƣời đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sỹ xuất thân. Trong số 12 đại khoa, có 8 ngƣời thi đỗ thời Lê sơ, 3 ngƣời thi đỗ thời Mạc, 1 ngƣời thi đỗ thời Lê - Trịnh. Họ đều đƣợc ghi danh trong Bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Tiêu biểu nhất là ở xã Phù Lỗ có 4 ngƣời đỗ đại khoa văn và 4 ngƣời đỗ đại khoa võ. Cụ thể: 4 ngƣời đỗ đại khoa Văn là: Nguyễn Tĩnh (đỗ năm 1475); Nguyễn Dƣơng Hiền 16 (đỗ năm 1475); Nguyễn Thuận Lễ (đỗ năm 1487); Nguyễn Đôn Mục (đỗ năm 1547). 4 ngƣời đỗ đại khoa Võ là: Trình Tự Đình (năm 1754); Trịnh Tự Hiếu (đỗ năm 1779); Trịnh Tự Thuần (đỗ năm 1785); Trịnh Tự Thức (đỗ năm 1785). Ngoài ra, huyện Sóc Sơn, có nhiều ngƣời đỗ đạt và làm quan trong triều đình phong kiến từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX. Cụ thể: Đỗ Nhuận: thi đỗ tiến sỹ năm Bính Tuất (1466) là phó nguyên soái hội Tao Đàn. Năm 1483, ông cùng Thân Nhân Trung biên soạn sách “Thiên nam dƣ hạ tập” và có công lớn trong việc dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu. Vợ chồng thi sĩ Ngô Chi Lan và Phù Thúc Hoành: Bà Ngô Chi Lan quê ở Phù Lỗ, nổi tiếng tài văn thơ, đƣợc vua Lê Thánh Tông mời vào cung dạy cho cung nữ và đƣợc phong chức “Phù gia nữ học sĩ”. Bà để lại tập thơ “Mai trang” hiện nay còn 7 bài. Chồng bà Ngô Chi Lan là ông Phù Thúc Hoành ngƣời Phù Xá (xã Phú Minh), ông thi đỗ làm quan và giữ đến chức học sĩ ở Hàn lâm viện. Ngày nay, trong thời kỳ kinh tế cả nƣớc đang trên đà phát triển, huyện Sóc Sơn cũng đang chuyển mình thay da đổi thịt. Theo đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu tổng quát trong 5 năm 2010-2015 là: Phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, tranh thủ mọi thời cơ, nguồn lực, xây dựng Sóc Sơn trở thành đô thị vệ tinh của thành phố Hà Nội với cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ - nông lâm nghiệp theo hƣớng sinh thái, bền vững, có hệ thống hạ tầng và quy hoạch đồng bộ, hiện đại, văn hóa xã hội phát triển, nguồn nhân lực đƣợc đào tạo có chất lƣợng, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội đảm bảo ổn định, hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện. 1.3. Tài nguyên du lịch Theo qui đinh ̣ của Luâ ̣t du lich 2005 – tài nguyên du lịch gồm tài ̣ nguyên du lich ̣ tƣ̣ nhiên và tài nguyên du lich ̣ nhân văn đang đƣơ ̣c khai thác hoă ̣c chƣa đƣơ ̣c khai thác . Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan