Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phát triển du lịch hoài niệm tại khu di tích lịch sử Thành Cổ Quảng T...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch hoài niệm tại khu di tích lịch sử Thành Cổ Quảng Trị.

.PDF
13
1194
73

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu. .....................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu: ...............................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu:...................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3 4.1. Nghiên cứu định tính..................................................................................3 4.2. Nghiên cứu định lượng...............................................................................4 5. Cấu trúc nội dung của báo cáo KLTN ............................................................6 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU .........................................7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CÚU .......................7 1.1. Du lịch và một số vấn đề chung....................................................................7 1.1.1. Du lịch ....................................................................................................7 1.1.2. Khách du lịch ..........................................................................................8 1.1.3. Các loại hình du lịch ...............................................................................9 1.2. Cơ sở lý luận về việc khai thác di tích lịch sử nhằm phát triển du lịch......11 1.2.1. Khái niệm về di tích và di tích lịch sử cách mạng..................................11 1.2.2. Khai thác di tích lịch sử cách mạng để phát triển du lịch .......................13 1.3. Vài nét về Du lịch hoài niệm ......................................................................15 1.4. Kinh nghiệm khai thác du lịch hoài niệm ở nước ngoài............................ 17 1.5. Du lịch hoài niệm ở Việt Nam....................................................................18 1.6. Quảng Trị với Du lịch hoài niệm ............................................................... 20 1.6.1. Sự ra đời của chương trình du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đông đội” ........................................................................................................20 1.6.2. Khách du lịch hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội ở Quảng Trị:....22 1.6.3. Thực trạng hoạt động du lịch hoài niệm tại Quảng Trị...........................23 1.6.4. Ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn của chương trình Du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”...........................................................26 SVTH: Phan Thị Mỹ Lan K43 – KTDL 78 Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOÀI NIỆM TẠI KHU DI TÍCH THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ........28 2.1. Khái quát chung về Thành cổ ....................................................................28 2.1.1. Vị trí và vai trò......................................................................................28 2.1.2. Quá trình xây dựng và kiến trúc của Thành cổ Quảng Trị......................28 2.1.3. Thành cổ Quảng Trị và cuộc chiến 81 ngày đêm ...................................31 2.2 Tiềm năng phát triển du lịch hoài niệm của Thành cổ Quảng Trị .............33 2.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch..................................................................33 2.2.2. Giới thiệu một số công trình tham quan tiêu biểu tại khu di tích Thành cổ Quảng Trị .......................................................................................................36 2.3. Thực trạng khai thác du lịch hoài niệm tại Thành cổ Quảng Trị..............38 2.3.1. Kết quả kinh doanh du lịch tại Thành cổ giai đoạn 2010-2012 ..............39 2.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch hoài niệm tại Thành cổ ......41 2.3.3. Những mặt hạn chế trong hoạt động du lịch hoài niệm tại Thành cổ......41 2.4. Phân tích kết quả điều tra ..........................................................................43 2.4.1. Thông tin về đối tượng điều tra ............................................................. 43 2.4.2. Thông tin về chuyến đi của du khách ....................................................45 2.4.2.1. Mức độ thường xuyên của du khách đến thăm Quảng Trị và Thành cổ Quảng Trị ....................................................................................................45 2.4.2.2. Thời gian ở lại Quảng Trị................................................................ 46 2.4.2.3. Mục đích chuyến đi của đối tượng điều tra......................................47 2.4.2.4. Hình thức chuyến đi........................................................................48 2.4.2.5. Nguồn thông tin về Khu di tích Thành cổ Quảng Trị được du khách biết đến........................................................................................................49 2.4.3. Cảm nhận của du khách khi tham gia du lịch hoài niệm tại Thành cổ ....50 2.4.3.1. Khả năng của di tích trong việc đáp ứng kỳ vọng của du khách.......50 2.4.3.2. Điểm tham quan ấn tượng tại Thành cổ Quảng Trị..........................51 2.4.4. Phân tích ý kiến đánh giá của du khách về hoạt động du lịch hoài niệm tại Thành cổ Quảng Trị........................................................................................51 2.4.4.1. Phân tích thống kê mô tả .................................................................52 2.4.4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ..................................................54 SVTH: Phan Thị Mỹ Lan K43 – KTDL 79 Khóa luận tốt nghiệp 2.4.4.3. Phân tích phương sai một yếu tố của các thuộc tính thông tin khách hàng đối với sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại Thành cổ........................54 2.4.5. Những khó khăn du khách gặp phải khi tham gia du lịch tại Thành cổ ..63 2.4.6. Ý kiến đóng góp của du khách đối với phát triển du lịch hoài niệm tại Thành cổ Quảng Trị........................................................................................63 2.4.7. Những dự định của du khách về Thành cổ Quảng Trị............................ 64 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOÀI NIỆM TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ........................................................................................................65 3.1. Định hướng phát triển của Thành cổ Quảng Trị trong tương lai .............65 3.2. Một số giải pháp cụ thể ..............................................................................67 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch, tôn tạo di tích..................................................67 3.2.2. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú, ăn uống ..........68 3.2.3. Giải pháp về quảng bá, tuyên truyền cho Thành cổ Quảng Trị...............69 3.2.4. Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch .............................. 71 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................73 3.1. Kết luận ......................................................................................................73 3.2. Kiến nghị ....................................................................................................74 3.2.1. Đối với Ban quản lý di tích ...................................................................74 3.2.2. Đối với các đại lý lữ hành, kinh doanh du lịch.......................................75 3.2.3. Đối với sở Văn hóa, thể thao, du lịch Quảng Trị....................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................77 SVTH: Phan Thị Mỹ Lan K43 – KTDL 80 Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới và cũng là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Du lịch không những góp phần nâng cao đời sống vật chất mà còn giúp con người có điều kiện giao lưu văn hóa giữa các quốc gia vùng miền. Chính vì vậy du lịch đã nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của rất nhiều quốc gia, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, nước ta với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ thống di tích lịch sử cách mạng đồ sộ, nền văn hóa đặc sắc là cơ hội để phát triển ngành công nghiệp không khói. Thiên nhiên ban tặng cho đất nước cảnh đẹp, bãi biển đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di sản thế giới. Nhưng có một điều mà chúng ta không thể quên được là cuộc chiến tranh anh dũng của dân tộc qua thời dựng nước và giữ nước, chúng ta đã lập nên những chiến tích hào hùng. Do đó cùng với du lịch sinh thái, du lịch văn hóa,… thì du lịch hoài niệm chiến trường xưa cũng cần được quan tâm khai thác, biến nó thành một sản phẩm độc đáo của du lịch Việt Nam. Loại hình này đáp ứng được nhu cầu tham quan giải trí, lòng ham hiểu biết và mang ý nghĩa giáo dục rất cao đối với du khách. Thực tế tại nước ta, đây còn là một loại hình du lịch khá mới lạ, và chỉ mới được khai thác phát triển ở một vài địa phương tiêu biểu, đặc biệt khi nhắc đến du lịch hoài niệm người ta nghĩ ngay đến tỉnh Quảng Trị, một vùng đất ghi dấu biết bao biến động lịch sử của dân tộc. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc vĩ đại, Quảng Trị là tiền đồ của miền Bắc Xã hội chủ nghĩa và là điểm đầu của chiến trường miền Nam thần đồng tổ quốc. Trong hệ thống dày đặc các di tích lịch sử tại vùng đất lửa, có thể nói Thành cổ Quảng Trị là một điểm đến tiêu biểu, có vai trò quan trọng trong hành trình của du lịch hoài niệm Thành cổ Quảng Trị là nơi ghi lại dấu ấn ác liệt của mùa hè đỏ lửa năm 1972, với sự chiến đấu anh dũng trong suốt 81 ngày đêm của các chiến sĩ cách mạng. Những hồi ức ấy mãi sống trong lòng người dân cả nước, đặc biệt là quân và dân SVTH: Phan Thị Mỹ Lan K43 – KTDL 1 Khóa luận tốt nghiệp Quảng Trị. Sau ngày giải phóng đất nước, với những giá trị lịch sử cách mạng của mình,Thành cổ Quảng Trị được nhà nước quan tâm, trở thành di tích cấp Quốc gia cùng với tour DMZ và các nét văn hóa độc đáo khác của Quảng Trị đã trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh nhà. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch hoài niệm tại khu di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế du lịch của mình nhằm góp phần tìm hiểu về tiềm năng và các giải pháp để phát triển du lịch hoài niệm tại khu di tích Thành cổ Quảng Trị. 2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài này được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch hoài niệm tại khu di tíchThành cổ Quảng Trị, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác, quản lý tốt các giá trị lịch sử cách mạng tại Thành cổ Quảng Trị phục vụ phát triển du lịch hoài niệm. Để đạt được những mục tiêu cơ bản trên, đề tài sẽ hướng vào nghiên cứu các vấn đề sau:  Đánh giá tiềm năng phục vụ du lịch hoài niệm của Thành cổ Quảng Trị  Thực trạng khai thác những tiềm năng của Thành cổ Quảng Trị  Đánh giá kết quả hoạt động du lịch hoài niệm tại Thành cổ qua các năm 2010,2011, 2012  Phân tích ý kiến đánh giá của du khách về hoạt động du lịch hoài niệm tại Thành cổ  Trên cơ sở kết quả đã nghiên cứu, đề ra phương hướng phát triển du lịch hoài niệm tại Thành cổ Quảng Trị trong tương lại, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp với phương hướng đã đề ra. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thành cổ Quảng Trị, nằm ở trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông SVTH: Phan Thị Mỹ Lan K43 – KTDL 2 Khóa luận tốt nghiệp 3.2. Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi về nội dung:  Nghiên cứu hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch hoài niệm tại Thành cổ Quảng Trị.  Nghiên cứu tổng quan tình hình phát triển du lịch hoài niệm tại Thành cổ Quảng Trị.  Nghiên cứu các dự án đầu tư, tôn tạo di tích đang được tiến hành tại đây, các định hướng, các giải pháp nhằm phát triển du lịch hoài niệm tại Thành Cổ Quảng Trị trong thời gian tới.  Phạm vi về thời gian : Khóa luận được thực hiện trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2013, với các số liệu về hoạt động du lịch hoài niệm tại Thành cổ Quảng Trị qua các năm 2010, 2011, 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 4.1. Nghiên cứu định tính Phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, nó liên quan chặt chẽ đến vấn đề nghiên cứu.Đầu tiên phải xem du lịch Hoài niệm tại Thành cổ là một sản phẩm du lịch, từ đó xác định những đặc tính của một sản phẩm du lịch. Tiếp đến là quá trình tiếp xúc với ban quản lý di tích, các nhân viên tại đây nhằm thu thập một số cơ sở cần thiết cho nghiên cứu. Các thông tin cần thu thập: tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch hoài niệm tại Thành cổ. Đối tượng phỏng vấn: 1 cán bộ quản lý, 1 nhân viên đang công tác tại khu di tích cùng với 5 du khách bất kỳ đang tham quan tại đây, kết quả nghiên cứu sơ bộ là SVTH: Phan Thị Mỹ Lan K43 – KTDL 3 Khóa luận tốt nghiệp cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi, xây dựng đề cương chi tiết đưa vào nghiên cứu chính thức. 4.2. Nghiên cứu định lượng  Phương pháp thu thập thông tin và số liệu: Thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu được thu thập từ 2 nguồn cơ bản:  Nguồn thông tin thứ cấp: Thông tin liên quan từ báo chí,sách, tạp chí, internet, website, các báo cáo nghiên cứu.  Nguồn thông tin sơ cấp: Thông tin có được qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp du khách tham gia du lịch hoài niệm tại Thành cổ Quảng Trị  Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Xác định quy mô mẫu: Công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane: n N (1  N * e 2 ) Trong đó: n là quy mô mẫu N là kích thước của tổng thể, N = 164309 (tổng số lượt khách đến Thành cổ Quảng Trị năm 2012) Chọn khoảng tin cậy là 90% nên mức độ sai lệch e = 0,1 Ta có : n = 164309 / (1+164309*0,12) = 99,88  Quy mô mẫu là 100 mẫu Số bảng hỏi tối thiểu cần thu thập là 100 bảng.Trong điều kiện cho phép, tác giả tiến hành khảo sát 110 bảng hỏi.Tuy nhiên, còn phải tính đến tỷ lệ bảng điều tra trả về không hợp lệ nên số bảng hỏi phát ra là 120. Theo số liệu từ ban quản lý di tích Thành cổ Quảng Trị, vào thời điểm nghiên cứu, trung bình mỗi ngày khu di tích đón khoảng 300 khách. Quá trình phát bảng SVTH: Phan Thị Mỹ Lan K43 – KTDL 4 Khóa luận tốt nghiệp hỏi nghiên cứu tiến hành trong 2 ngày 27/3 và 29/3/2013.Với cỡ mẫu 120,mỗi ngày phát 60 bảng bước nhảy k được tính như sau: K= tổng thể/mẫu=300/60=5 Sau đó, tiến hành phát bảng hỏi cho du khách trong 2 ngày, chọn ngẫu nhiên một du khách để phát bảng đầu tiên, tiếp đó cứ 5 khách thì sẽ hỏi một người cho đến khi hết 55 bảng hỏi.Ngày thứ 2 làm tương tự.  Phương pháp lập bảng hỏi: Sau khi xác định các biến dữ liệu cần thu thập dựa trên mục tiêu nghiên cứu, bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm 38 câu hỏi. Trong đó có cả 2 loại câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở.Chỉ sử dụng một câu hỏi mở để lấy thông tin thêm về cảm nhận chung của du khách khi tham gia du lịch hoài niệm tại Khu di tích Thành cổ Quảng Trị.  Có 4 câu hỏi về thông tin cá nhân của du khách.  Có 6 câu hỏi về một số thông tin liên quan đến chuyến đi của du khách.  Có 28 câu hỏi để tìm hiểu cảm nhận của du khách khi tham gia du lịch hoài niệm tại Thành cổ. Trong đó có 6 câu hỏi về các đóng góp của du khách nhằm nâng cao hoạt động du lịch tại Thành cổ, 21 câu hỏi để điều tra đánh giá của du khách đối với một số nhân tố quan trong tạo nên chất lượng dịch vụ du lịch tại đây,1 câu hỏi mở.  Phương pháp xử lý, phân tích số liệu  Đối với số liệu thứ cấp: dùng phương pháp thống kê mô tả,bảng biểu  Đối với số liệu sơ cấp: Các bảng hỏi sau khi thu về được kiểm tra để loại bỏ những bản ko hợp lệ, cuối cùng chọn ra 110 bản dùng cho nghiên cứu. Sau đó, dữ liệu được nhập, mã hóa, làm sạch và sử lý bằng phần mềm spss 16.0 để thực hiện những phân tích cần thiết cho nghiên cứu bao gồm:  Thống kê tần suất (Frequency), mô tả (Descriptive), phần trăm (Percent), Giá trị trung bình (Mean) SVTH: Phan Thị Mỹ Lan K43 – KTDL 5 Khóa luận tốt nghiệp  Phương pháp phân tích phương sai ANOVA để kiểm định sự khác nhau về giá trị trung bình (điểm bình quân gia quyền về tỷ lệ ý kiến đánh giá của du khách theo thang điểm Likert). Phân tích này nhằm cho thấy được sự khác biệt hay không giữa các ý kiến đánh giá của các nhóm du khách được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau như quốc tịch, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp… 5. Cấu trúc nội dung của báo cáo KLTN Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, chú thích, phụ lục, tài liệu tham khảo được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch hoài niệm tại khu di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch hoài niệm tại khu di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị SVTH: Phan Thị Mỹ Lan K43 – KTDL 6 Khóa luận tốt nghiệp PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Quảng Trị có tiềm năng về di tích lịch sử, văn hóa, biểu hiện bằng sự phong phú về chủng loại, đa dạng về loại hình, giàu có về nội dung và tiềm ẩn trong lòng nó một diễn trình văn hóa, lịch sử của một vùng đất đã trải qua nhiều triều đại. Dù không có lợi thế về khí hậu như các địa phương khác nhưng bằng những tiềm năng của mình, du lịch Quảng Trị đang ngày càng phát triển, tạo ra được những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn. Một trong những sản phẩm đó là chương trình du lịch hoài niệm. một sản phẩm mang thương hiệu của du lịch Quảng Trị, thu hút đông đảo đối tượng khách tham quan. Cùng với sự phát triển của chương trình du lịch hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội, Thành cổ Quảng Trị đang là điểm đến được nhiều người quan tâm, là một điểm nhấn trong Tour DMZ, mang những giá trị lịch sử vô cùng lớn lao. Thành cổ Quảng Trị là khu di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu nhất trong hàng trăm di tích về chiến tranh cách mạng ở tỉnh Quảng Trị. Khu di tích đã cho chúng ta thấy đây là vùng đất lưu giữ nhiều chứng tích về cuộc chiến tranh lớn của thế kỷ XX, là nơi để cho con người có dịp nhìn về quá khứ, thấy được tính khốc liệt của chiến tranh, hiểu rõ hơn về giá trị của hoà bình, thống nhất, độc lập dân tộc. Nhất là trong thời đại ngày nay, nguy cơ sử dụng vũ lực đe doạ an ninh, chủ quyền các quốc gia, đe doạ hòa bình thế giới vẫn còn hiện hữu. Đó cũng chính là giá trị của hệ thống di tích lịch sử chiến tranh cách mạng trên địa bàn Quảng Trị nói chung và Thành cổ Quảng Trị nói riêng. Trong mỗi con người, tìm hiểu về quá khứ, nhận thức lịch sử là một nhu cầu tất yếu bởi "Nhận thức đúng bài học lịch sử sẽ giúp hiểu biết sâu sắc và nhận thức thực tại tốt hơn. Điều này giúp ta ứng phó tốt với mọi thay đổi trong tương lai" (Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu). Thế nên, phát huy giá trị các di tích lịch sử chiến tranh cách mạng trên địa bàn Quảng Trị là yếu tố để thu hút khách tham quan du lịch và cũng là phát huy tính độc đáo của du lịch Quảng Trị - du lịch thăm lại chiến trường xưa, tham quan di tích SVTH: Phan Thị Mỹ Lan K43 – KTDL 73 Khóa luận tốt nghiệp chiến tranh một đặc điểm không một địa phương nào trên hành lang kinh tế Đông Tây có được. Việc khai thác, phát triển du lịch hoài niệm tại Thành cổ là một yêu cầu tất yếu, khai thác giá trị di tích lịch sử cách mạng đóng góp cho sự phát triển chung của toàn tỉnh. Để đạt được hiệu quả du lịch cao, cần có sự phối hợp linh hoạt giữa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 3.2. Kiến nghị 3.2.1. Đối với Ban quản lý di tích Thứ nhất, cần thực hiện tốt công tác bảo tồn, trùng tu di tích. Bảo tồn di tích là giữ cho được hoặc phục chế các hiện vật gốc, hình ảnh thực và các di tích gốc thật phong phú và sinh động. Đồng thời cần phối hợp các yếu tố kỹ thuật như phim ảnh, âm thanh, ánh sáng để di tích thực sự sống động, tạo nên xúc cảm mãnh liệt cho những ai có hồi ức chiến tranh, giúp cho du khách có được cách nhìn chính xác, khách quan về lịch sử, thoả mãn được nhu cầu hiểu biết khám phá lịch sử. Điều này nhiều bảo tàng trên thế giới đã thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, để làm được như vậy cần có sự đầu tư kinh phí lớn, được tiến hành một cách khoa học và thận trọng. Thứ hai, cần đào tạo đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên du lịch nắm vững và am hiểu lịch sử, bởi chính họ là những người truyền tải đến du khách những giá trị của di tích, giúp cho du khách có được cách nhìn tổng quan, khách quan hơn về cuộc chiến tranh đã qua nhằm thoả mãn được nhu cầu khám phá, tìm hiểu của khách du lịch. Một đội ngũ hướng dẫn viên am hiểu lịch sử, nắm vững lý lịch của di tích, có cách thuyết minh hấp dẫn sẽ mang đến cho du khách những hiểu biết rộng hơn mà bản thân các hiện vật chưa thể lột tả. Để cho du khách khi đến Thành cổ Quảng Trị cảm nhận được chiến tranh Việt Nam là sự đối đầu giữa sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất, nó cũng dã chỉ cho mọi người thấy một nước nhỏ phải chiến thắng một nước lớn bằng cách nào. SVTH: Phan Thị Mỹ Lan K43 – KTDL 74 Khóa luận tốt nghiệp 3.2.2. Đối với các đại lý lữ hành, kinh doanh du lịch Trong phát triển du lịch, để đáp ứng được yêu cầu của du khách là muốn tham quan nhiều nơi, tránh sự nhàm chán, đòi hỏi các đơn vị kinh doanh trong ngành du lịch phải xây dựng được các chương trình du lịch kết nối nhiều điểm tham quan, qua các điểm thu hút của địa phương để xây dựng nên các tuyến du lịch chủ đề khác nhau. Vì vậy, các Tour tham quan Thành cổ nên kết hợp chặt chẽ với các điểm tham quan lân cận như Trung tâm phát triển du lịch hoài niệm Việt Nam tại Quảng Trị, Di tích Trường Bồ Đề- bằng chứng thiết thực về tội ác của dế quốc Mỹ, nhà tưởng niệm cố Tổng bí thư Lê Duẩn, …Ngoài ra công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh Thành cổ đến du khách cần được các đơn vị kinh doanh du lịch đầu tư, phát triển hơn nữa. 3.2.3. Đối với sở Văn hóa, thể thao, du lịch Quảng Trị Trong thời gian qua, sở Văn hóa, Thể Thao, Du lịch Quảng Trị đã phối hợp với các cơ quan Trung ương tổ chức được số lễ hội cách mạng có sức lay động tình cảm sâu xa, sức cuốn hút bạn bè cả nước và quốc tế như: Đêm huyền thoại Trường Sơn, Ngày Hội Thống nhất non sông, Lễ thả hoa đèn trên sông Thạch Hãn, Khúc tráng ca về một dòng sông, Tuần lễ Ký ức Tháng tư… Những lễ hội trên đã góp phần tôn vinh giá trị di tích, cũng chính là dịp hành hương và hồi ức điển hình của nhiều đối tượng xã hội về chiến trường xưa và về với di tích chiến tranh cách mạng. Tuy nhiên, để cách quảng bá này có hiệu quả hơn, cần được đầu tư hơn nữa về xây dựng chương trình, nội dung kể cả mặt kỹ thuật nhằm tăng sức lôi cuốn, lay động lòng người khi nghĩ về Quảng Trị một vùng đất máu lửa, một chiến trường nóng bỏng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hệ thống di tích lịch sử chiến tranh cách mạng trên địa bàn Quảng Trị là một tiềm năng du lịch độc đáo, chỉ riêng Quảng Trị có được. Giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị của tiềm năng này là gìn giữ cho tương lai những giá trị vĩnh cửu của quá khứ, vừa là yếu tố quan trọng để đưa du lịch Quảng Trị khai thác được lợi thế vốn có của riêng mình. Để cho khách trong nước và quốc tế khi đến Quảng Trị không chỉ tự hào về quá khứ, cảm phục về truyền thống, đánh giặc giữ nước, về văn hoá SVTH: Phan Thị Mỹ Lan K43 – KTDL 75 Khóa luận tốt nghiệp quân sự của dân tộc mà còn là thông điệp khát vọng hoà bình cho nhân loại. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng để cho du lịch Quảng Trị hội nhập bằng thế mạnh của mình, đóng góp vào phát triển chung của ngành du lịch trên Hành lang kinh tế Đông Tây. SVTH: Phan Thị Mỹ Lan K43 – KTDL 76
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan