Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao ông hổ, an giang ...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao ông hổ, an giang

.PDF
150
1331
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM XUÂN AN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂNDU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÙ LAO ÔNG HỔ, AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2015 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM XUÂN AN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂNDU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÙ LAO ÔNG HỔ, AN GIANG Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HỒNG LONG Hà Nội, 2015 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi – PHẠM XUÂN AN, học viên cao học khóa 2012 – 2014, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Học viên PHẠM XUÂN AN iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ .................................................. vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ... 8 1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 8 1.2. Đặc điểm và những nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ... 11 1.3. Một số loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương ...... 13 1.4. Một số hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương .... 14 1.5. Mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương với hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng ..................................................................................................... 15 1.6. Những bên liên quan tham gia du lịch dựa vào cộng đồng .................... 19 1.7. Khu vực có khả năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng .................. 22 Tiểu kết chương 1:...................................................................................... 23 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÙ LAO ÔNG HỔ, AN GIANG .............................. 25 2.1. Khái quát chung về cù lao Ông Hổ, An Giang ...................................... 25 2.2. Khả năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang ........................................................................................................... 26 2.3. Hiện trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang ........................................................................................................... 49 Tiểu kết chương 2:...................................................................................... 68 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÙ LAO ÔNG HỔ, AN GIANG ....................................................... 69 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ....................................................................... 69 iv 3.2. Các giải pháp tổ chức, quản lý .............................................................. 69 3.3. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực............................................... 71 3.4. Các giải pháp thúc đẩy cung ứng, phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch ..... 76 3.5. Các giải pháp xúc tiến, quảng bá .......................................................... 79 3.6. Các giải pháp đầu tư ............................................................................. 81 3.7. Các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường sinh thái ....................................................... 82 3.8. Các kiến nghị......................................................................................... 84 KẾT LUẬN ................................................................................................. 90 Phụ lục ........................................................................................................... I Phụ lục 1. Phiếu điều tra và bảng xử lý số liệu ...................................... II Phụ lục 2. Cẩm nang du lịch Cù lao Ông Hổ, An Giang ................. XXIV Phụ lục 3. Một số tour du lịch trải nghiệm đời sống cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang ............................................................................................... XXXVII Phụ lục 4. Một số hình ảnh về hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang ................................................................................................. XLI v BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ đầy đủ Chữ viết tắt Cộng đồng địa phương CĐĐP Chất lượng cuộc sống CLCS Cơ sở hạ tầng CSHT Cơ sở vật chất kỹ thuật CSVCKT Du lịch cộng đồng DLCĐ Du lịch dựa vào cộng đồng DLDVCĐ Di tích lịch sử văn hóa DTLSVH Khách du lịch KDL Khu bảo tồn KBT Kinh tế - xã hội KT – XH Làng nghề truyền thống LNTT Tài nguyên du lịch TNDL Tài nguyên môi trường TNMT Tài nguyên môi trường du lịch TNMTDL Netherlands Development Organization (Tổ SNV chức phát triển Hà Lan) International Union for Conservation of Nature IUCN and Natural Resources (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên) World Wide Fund For Nature (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên) vi WWF DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 1.1. Mô tả các loại hình Du lịch dựa vào cộng đồng ..................................... 13 Bảng 1.2. Những tác động của Du lịch dựa vào cộng đồng .................................... 17 Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình tháng của TP. Long Xuyên ...................................... 28 Bảng 2.2. Lượng khách và tốc độ tăng trưởng lượng khách đến cù lao Ông Hổ từ 2010 đến 2014 ....................................................................................................... 55 Bảng 2.3. Lượng khách sử dụng sản phẩm dịch vụ của Du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ .................................................................................................. 56 Bảng 2.4. Lượng khách lưu trú qua đêm tại các điểm du lịch dựa vào cộng đồng trên cù lao Ông Hổ ....................................................................................................... 57 Bảng 2.5. Số lao động tham gia dịch vụ Du lịch dựa vào cộng đồng trên cù lao Ông Hổ ......................................................................................................................... 60 Bảng 2.6. Thu nhập bình quân đầu người/năm ở cù lao Ông Hổ ............................ 61 Bảng 2.7. Tỷ lệ hộ nghèo ở cù lao Ông Hổ ............................................................ 61 Bảng 2.8. Tỷ lệ du khách thích sử dụng các sản phẩm du lịch của CĐĐP .............. 64 Bảng 2.9. Các công ty du lịch đánh giá về sức hấp dẫn của sản phẩm DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ, An Giang ...................................................................................... 65 Bảng 2.10. Phân tích SWOT .................................................................................. 66 Biểu đồ 2.1. Khách du lịch đánh giá sức hấp dẫn của các sản phẩm DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ, An Giang ...................................................................................... 63 vii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch là ngành kinh tế có mối quan hệ với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó du lịch có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với cộng đồng địa phương. Việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đã đem lại rất nhiều lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho cộng đồng địa phương như: tạo việc làm; tăng thu nhập; giúp xây dựng và tu bổ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn; đem đến sự hiểu biết, giao lưu văn hóa; xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân; góp phần vào quá trình phát triển kinh tế của vùng, của đất nước… Điều đó mang ý nghĩa nhân văn to lớn, thể hiện đường lối chiến lược, chính sách phát triển kinh tế xã hội đúng đắn, phù hợp của mỗi quốc gia. Du lịch dựa vào cộng đồng đã được quan tâm quy hoạch, đầu tư phát triển mang lại kết quả về nhiều mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, các loại hình du lịch này đã được tổ chức và mang lại những thành công bước đầu ở nhiều địa phương. Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, An Giang là một trong những xã có tiềm năng về du lịch dựa vào cộng đồng, với cảnh đẹp thiên nhiên, và các di tích lịch sử đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ mát của khách du lịch. Thực tế cho thấy, đối tượng tham gia làm du lịch ở xã Mỹ Hoà Hưng chủ yếu là những hộ có kinh tế khá ổn định, họ có nhà sàn cổ, có diện tích đất vườn rộng, những hộ nghèo tham gia dự án là rất ít, họ hầu như không được hưởng lợi từ thành quả của dự án mang lại. Người dân chỉ chủ yếu tham gia vào một số khâu, lợi ích kinh tế không thường xuyên và bấp bênh, các hình thức tham gia hầu như mang tính chất tự phát, người dân thấy có lợi, có thu nhập thì họ làm. Vì vậy, cần giúp người dân địa phương tham gia các hoạt động du lịch, cùng vì lợi ích và mục đích chung nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương. Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng không chỉ giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn nâng cao nhận thức về du lịch, về ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, ý thức về vị trí, vai trò của cộng đồng trong việc tạo ra môi trường nhân văn hấp dẫn du khách. 1 Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang” 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở cù lao Ông Hổ, An Giang là một đề tài mới, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Năm 2010, tác giả Phạm Xuân Phú, trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường tại Đại học An Giang “Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang” đã chủ yếu tập trung tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang, và thực trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của địa phương giai đoạn 2005 – 2009. [26] Trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến DLDVCĐ được thực hiện ở quy mô khác nhau.  Trên thế giới Goerger Caze Robert Languar, Yver Raynoward trong cuốn “Quy hoạch du lịch” đã trình bày một số nội dung về vai trò của CĐĐP trong việc quy hoạch phát triển du lịch. [3] Dauglas Hainsworth trong bài báo cáo khoa học “Phương pháp tiếp cận du lịch vì người nghèo, một số kinh nghiệm và bài học ở Việt Nam” đã chỉ ra một số phương pháp nghiên cứu, kinh nghiệm phát triển, kết quả ban đầu của việc phát triển DLDVCĐ ở một số địa phương nghèo ở Việt Nam. [51, tr. 19 – 26] Streaut II trong bài báo cáo khoa học “Sự phát triển du lịch, ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển KT – XH, văn hóa và môi trường” đã chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch đến sự phát triển KT – XH, văn hóa và môi trường của CĐĐP và một số giải pháp cho vấn đề này. [56] Trong báo cáo của Ủy ban Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững tổ chức tại Johan nesburg, năm 2002 đã kêu gọi “Phát triển bền vững để mang lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch, đồng thời đảm bảo duy trì sự phát triển bền vững của các yếu tố văn hóa và môi trường nơi sống của họ”. Cũng tại hội nghị này, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra sáng kiến phát triển du lịch bền vững gắn với xóa đói 2 giảm nghèo hay gọi là sáng kiến STEP. Với sáng kiến này, UNWTO đã cùng với chính phủ các nước xác định và tài trợ cho một số dự án phát triển du lịch có khả năng xóa đói giảm nghèo. [50] S.Singh, DJ Timothy, RK. Dowling trong cuốn “Tourism in Destination Communities” đã hệ thống cơ sở lý luận DLCĐ, du lịch của CĐĐP, những thách thức và cơ hội cho các điểm đến DLCĐ, các vấn đề phát sinh trong cộng đồng, kế hoạch thích hợp cho phát triển các điểm đến DLCĐ, marketing điểm đến DLCĐ, nhận thức và du lịch và điểm đến DLCĐ, một số mô hình phát triển DLCĐ của các nước trên thế giới. [60] Sue BeeTon trong cuốn “Commumnity Development through Tourism” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCĐ, DLCĐ nông thôn, đối phó với khủng hoảng DLCĐ, lập kế hoạch chiến lược cho DLCĐ, xúc tiến phát triển DLCĐ, phát triển cộng đồng thông qua du lịch, mô hình phát triển DLCĐ, du lịch nông thôn ở một số nước trên thế giới. [61] Grey Richards and Derek Hall trong cuốn “Tourism and Sustainable community Development” đã đưa ra những khái niệm, đặc điểm về sự tham gia du lịch của cộng đồng, phương pháp tiếp cận lập kế hoạch phát triển du lịch bền vững gắn với phát triển cộng đồng, phát triển các doanh nghiệp nhỏ của cộng đồng, các tiêu chuẩn của môi trường và đo lường điểm đến, các công cụ tiếp thị, cộng đồng nông thôn và phát triển du lịch. Những mô hình, kinh nghiệm phát triển DLCĐ ở nhiều quốc gia trên thế giới. [58]  Ở Việt Nam Tổng cục Du lịch Việt Nam trong đề tài khoa học “Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển lưu trú cho khách ở nhà dân” đã đưa ra các khái niệm về DLDVCĐ, du lịch homestay, thu thập, tổng hợp một số kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của một số quốc gia trên thế giới và cách thức vận dụng vào Việt Nam. [36] Tác giả Võ Quế trong cuốn “Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng tập 1” đã hệ thống cơ sở lý luận về DLDVCĐ và nghiên cứu mô hình phát triển DLDVCĐ ở một số quốc gia trên thế giới. [27] Tác giả Phạm Trung Lương (chủ biên) và cộng sự trong cuốn “Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” khẳng định phải thu 3 hút CĐĐP vào hoạt động du lịch, chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với CĐĐP trong một số nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái. [19] Tác giả Bùi Thị Hải Yến (chủ biên và cộng sự) trong các công trình, báo cáo và đề tài khoa học “Vai trò giáo dục cộng đồng với phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam”, “Du lịch cộng đồng”, “Tài nguyên du lịch”, “Nhận thức và năng lực du lịch nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng người Mường ở khu vực Vườn Quốc gia Cúc Phương” đã hệ thống cơ sở lý luận DLDVCĐ, mô hình, kinh nghiệm phát triển DLDVCĐ của một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, đưa ra một số giải pháp phát triển DLDVCĐ cho người Mường ở VQG Cúc Phương và các nguồn lực phát triển DLDVCĐ tại Việt Nam. [49]; [50] Tác giả Phạm Hồng Long trong Luận án tiến sĩ “Nhận thức của người dân địa phương về tác động của du lịch và sự ủng hộ của họ cho phát triển du lịch: trường hợp vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam” đã xác định việc hiểu được nhận thức của người dân địa phương về tác động của du lịch và thái độ của họ đối với sự phát triển du lịch là nền tảng cho sự thành công và sự phát triển lâu dài của bất kỳ hình thức phát triển du lịch nào. Qua đó, phát triển một mô hình giúp cho việc giải thích về nhận thức của người dân địa phương về du lịch. Tác giả Huỳnh Ngọc Phương, trong Luận văn Cao học Du lịch – Khoa Du lịch học – ĐHKHXH & NV – ĐHQG Hà Nội, « Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang » hệ thống những vấn đề lý luận về DLDVCĐ và các mô hình phát triển DLDVCĐ ở Việt Nam và trên thế giới. Điều tra, thống kê, phân tích và đánh giá các nguồn lực và thực trạng phát triển DLDVCĐ tại các làng nghề truyền thống ở Nha Trang. Đề xuất các kiến giải nhằm phát triển DLDVCĐ tại các làng nghề truyền thống ở Nha Trang theo hướng bền vững. Kết quả nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn phát triển DLDVCĐ của các tác giả trên thế giới và Việt Nam sẽ là nguồn tri thức quí giá cho tác giả vận dụng vào nghiên cứu đề tài luân văn thạc sĩ của mình. 3. Mục đích của đề tài Tìm hiểu thực trạng du lịch dựa vào cộng đồng ở Cù lao Ông Hổ, An Giang nhằm đề ra những giải pháp góp phần thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, qua đó, phát triển loại hình du lịch này. 4 Comment [H1]: Có thể bổ sung một số luận văn, luận án làm về du lịch cộng đồng cho phần này dài thêm một chút. Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi 4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Để đạt được mục đích trên, đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu đề tài như sau: Thu thập và tổng quan tài liệu về các vấn đề liên quan như tài liệu, công trình Comment [H2]: Mục đích cố gắng viết sao không trùng với nhiệm vụ. Chính vì vậy, mục đích của đề tài có thể là “Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng ở Cù Lao Ông Hổ, qua đó đề ra được những giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch này” nghiên cứu về du lịch cộng đồng, các thông tin về tự nhiên - xã hội, các số liệu, thông tin về hoạt động du lịch của địa phương. Thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát thực địa, phỏng vấn chuyên gia, điều tra xã hội học để bổ sung thông tin. Đánh giá năng lực và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch nhằm đề xuất giải pháp nhằm thu hút hơn nữa cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch ở cù lao Ông Hổ, An Giang. Đánh giá hiệu quả thực tế của các sản phẩm du lịch, của hoạt động xúc tiến, quảng bá, của khâu tổ chức, quản lý du lịch tại cù lao Ông Hổ, qua đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang. 5. Đối tượng nghiên cứu - Các điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của cù lao Ông Hổ - Thực trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng ở cù lao Ông Hổ - Cộng đồng địa phương tại cù lao Ông Hổ, An Giang 6. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu trên địa bàn cù lao Ông Hổ, An Giang. - Thời gian nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014. 7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các quan điểm và phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đã được sử dụng:  Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm hệ thống: Được tác giả vận dụng trong việc hệ thống hóa, sắp xếp, xử lý các bước nghiên cứu, các vấn đề nghiên cứu, cả tri thức lý luận cũng như thực tiễn. 5 Comment [H3]: Viết lại phần này. Đối tượng nghiên cứu là: - Các điều kiện phát triển du lịch của cù lao ông Hổ. -Thực trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng ở cù lao ông Hổ - Các bên tham gia vào phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở cù lao ông Hổ - Quan điểm phát triển bền vững: Tác giả đã vận dụng cơ sở lý luận cũng như thực tiễn phát triển bền vững ở Việt Nam và trên thế giới để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. - Quan điểm kế thừa: Tác giả đã kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu, các nguồn thông tin tư liệu của các nhà khoa học, tận dụng những ưu điểm của các công trình nghiên cứu đi trước để khắc phục được những hạn chế của đề tài nghiên cứu. - Quan điểm lãnh thổ tổng hợp và chuyên môn hóa: Tác giả nghiên cứu tổng hợp các nguồn lực cho phát triển DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ, An Giang. Việc nghiên cứu này nhằm đưa ra được các đánh giá xác thực, xây dựng những kiến giải phát huy lợi thế tổng hợp và tránh lãng phí hoặc khai thác quá mức các nguồn lực cho phát triển DLDVCĐ tại địa phương.  Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo cứu thực tế và thu thập tư liệu: Tác giả đã lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết hợp với thu thập tư liệu bằng văn bản, ảnh tư liệu, quan sát ghi chép các nguồn tri thức từ thực tiễn thông qua 4 chuyến điền dã khảo cứu tại cù lao Ông Hổ, An Giang và các địa phương trong tỉnh An Giang. Trong quá trình khảo cứu thực địa, tác giả đã tiến hành quan sát tham dự, quan sát không tham dự, chụp ảnh kết hợp với điều tra xã hội học bằng hỏi đáp, bằng bảng hỏi đối với người dân, cán bộ các cơ quan chính quyền địa phương, các cán bộ quản lý du lịch và KDL tại An Giang. Ngoài ra, tác giả còn thu thập các thông tin dữ liệu thứ cấp từ các nguồn: sách, báo, tạp chí, các công trình khoa học, tài liệu về phát triển DLDVCĐ của địa phương, các thông tin bài báo trên internet. - Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp điều tra xã hội học được tiến hành đồng thời với phương pháp các khảo cứu thực tế và thu thập tài liệu. Gồm phương pháp bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn. Đối với phương pháp bảng hỏi, tác giả thực hiện phát ra: 20 bảng hỏi cho các công ty du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, 50 bảng hỏi cho CĐĐP, 50 bảng hỏi cho KDL nội địa, 50 bảng hỏi cho KDL Quốc tế. Số lượng bảng hỏi thu về đầy đủ và xử lý hết. Đối với phương pháp phỏng vấn, tác giả thực hiện phỏng vấn 20 người, từ các cơ quan 6 Comment [H4]: Phương pháp này cần phải được mô tả chi tiết. Thời gian, địa điểm, số phiếu phát ra, số phiếu thu về, số phiếu xử lý… Ngoài ra liên quan tới phỏng vấn thì phải chỉ rõ phỏng vấn bao người, họ là ai, thời gian phỏng vấn…. Phần này rất hay bị giáo viên phản biện và thành viên hội đồng bắt bẻ nếu không có đầy đủ thông tin minh chứng . Em viết thêm mà thấy chưa ưng ý lắm, có thể sau khi nộp bài em sẽ cho thêm phần phụ lục có mẫu bảng hỏi và bảng xử lý số liệu giống luận văn của anh Phương. Nhưng em thấy như vậy dài lắm thầy ah. Thầy cho em ý kiến nhé thầy. Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi quản lý du lịch (Trung tâm du lịch nông dân An Giang), chính quyền địa phương (Hội Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng), các công ty du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, người dân địa phương có tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch (homestay, xe ôm, xe lôi, đò máy, ẩm thực, vườn sinh thái...). - Phương pháp bản đồ, sơ đồ và ảnh tư liệu: Tác giả vận dụng phương pháp này để tìm hiểu và xác định vị trí, nội dung, ranh giới của địa bàn nghiên cứu, các điểm tuyến tham quan du lịch. Cụ thể, để hình thành bản đồ du lịch địa bàn nghiên cứu, tác giả đã xác định vị trí các kênh rạch, các cây cầu, xác định vị trí các điểm tham quan, các cơ sở dịch vụ du lịch... Tác giả lựa chọn các đối tượng nghiên cứu, chụp ảnh và sử dụng ảnh để minh chứng cho các đối tượng nghiên cứu. Hình ảnh được thu thập, biên tập và đưa vào danh mục hình ảnh trong phần phụ lục. - Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp: Tác giả lựa chọn, sắp xếp các thông tin theo nội dung nghiên cứu, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp thành các nhận định, báo cáo nhằm có được một nội dung hoàn chỉnh, tổng thể về đối tượng nghiên cứu. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương. Chương 1. Cơ sở lí luận về du lịch dựa vào cộng đồng Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Cù lao Ông Hổ – An Giang. Chương 3. Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Cù lao Ông Hổ – An Giang. 7 Comment [H5]: Để thế này cũng Ok. Nhưng nếu cẩn thận hơn thì phải nói là “Cơ sở lí luận về du lịch dựa vào cộng đồng” CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm cộng đồng Cộng đồng là một khái niệm về tổ chức xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra với nhiều cách định nghĩa khác nhau: Từ điển bách khoa Việt Nam (2000) định nghĩa: “Cộng đồng là một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc”. [37, tr.601] Tác giả Võ Quế trong cuốn Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng (2006) đã viết: “Khái niệm cộng đồng được cho là một khái niệm có nhiều tuyến nghĩa. Trong tuyến nghĩa khoa học xã hội bao gồm: Các thực tế xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ hoặc không chặt chẽ, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định”. [27] Tác giả Sue BeeTon trong cuốn Commumnity Development through Tourism viết: “Cộng đồng có nguồn gốc từ Latin, mà đề cập đến tinh thần rất cộng đồng, hoặc một cộng đồng không có cấu trúc bên trong mà mọi người đều bình đẳng”. “Hoặc cộng đồng là một nhóm người có cùng một tín ngưỡng, cùng sống trong một thời gian và một không gian nhất định”. [61, tr.3 – 4] Trong cuốn Du lịch cộng đồng (2012) tác giả Bùi Thị Hải Yến viết: “Cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như: Làng, xã, huyện, thị xã, tỉnh, thành phố, quốc gia… có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội”. [50, tr.33] Như vậy, cộng đồng có thể được hiểu theo nghĩa rộng:“một nhóm dân cư, một tập đoàn người rộng lớn cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như: Làng (bản, buôn, sóc), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh (thành phố), quốc gia,…cùng có những dấu hiệu chung về tôn giáo, thành phần giai cấp, về truyền thống văn hóa, về kinh tế xã hội”. 1.1.2. Khái niệm cộng đồng địa phương Trong sách Du lịch cộng đồng tác giả Bùi Thị Hải Yến: “CĐĐP là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như các đơn 8 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi vị làng (bản, buôn, thôn, sóc), xã, huyện, tỉnh (thành phố) nhất định qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung về các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn, sử dụng chung các nguồn TNMT, có cùng mối quan tâm về KT – XH, có sự gắn kết về huyết thống, tình cảm và có sự chia sẻ nguồn lợi và trách nhiệm trong cộng đồng”. [48, tr.33] Theo cuốn Phát triển cộng đồng do Nguyễn Hữu Nhân biên soạn: “CĐĐP được hiểu là tập hợp các nhóm người có chung địa bàn cư trú và có quyền sử dụng các tài nguyên ở địa phương đó”. [24, tr.8] Như vậy, khái niệm CĐĐP được hiểu theo nghĩa hẹp, gắn với một vùng lãnh thổ nhất định, trong đó, có quan hệ gắn kết về tình cảm, quyền lợi, về giá trị văn hoá, truyền thống, và cùng thực hiện những quy ước chung của cộng đồng. Cộng đồng địa phương được hiểu: “một nhóm dân cư hoặc một tập đoàn người rộng lớn cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như Làng (bản, thôn, buôn, sóc), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh (thành phố), qua nhiều thế hệ, có sự gắn kết về truyền thống, tình cảm, có quyền lợi và nghĩa vụ trong việc bảo tồn, phát triển, sử dụng các nguồn tài nguyên ở địa phương, có các dấu hiệu chung về tôn giáo, tín ngưỡng, KT – XH, truyền thống văn hóa”. 1.1.3. Khái niệm du lịch dựa vào cộng đồng Việc tìm hiểu khái niệm du lịch dựa vào cộng đồng cần bắt đầu từ việc tìm hiểu khái niệm du lịch cộng đồng. Theo đó, du lịch cộng đồng thực chất là phương thức phát triển các loại hình du lịch bền vững có sự tham gia của CĐĐP nơi phân bố hoặc gần nơi phân bố các nguồn TNDL. Khái niệm DLCĐ cũng đã được nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức tiến hành nghiên cứu. Tác giả Đỗ Thanh Hoa trong Tạp chí du lịch Việt Nam cho rằng:“Phát huy vai trò của cộng đồng địa phương phát triển du lịch bền vững”, “DLCĐ là một hình thái du lịch, trong đó chủ yếu là những người dân địa phương đứng ra phát triển quản lý du lịch. Kinh tế địa phương sẽ được phần lớn lợi nhuận từ hoạt động du lịch”. [13, tr.22] Trong báo cáo khoa học Phát triển du lịch cộng đồng trong bối cảnh kinh tế thị trường tác giả Nguyễn Văn Lưu viết: “Tính cộng đồng trong tạo cung du lịch có thể hiểu là sự liên kết nhiều quá trình hoạt động du lịch riêng biệt thành quá trình KT – XH như một hệ thống hữu cơ”. [20, tr.67 – 69] 9 Comment [H6]: Lưu ý nội dung phần này. Nói về khái niệm du lịch dựa vào cộng đồng, nhưng thực tế lại chỉ đề cập đến “du lịch cộng đồng”. Vậy đâu là sự khác nhau giữa du lịch dựa vào cộng đồng và du lịch cộng đồng. Phần này em đã cố gắng sửa để phân biệt giữa DLCĐ và DL dựa vào CĐ. Tuy nhiên không tự tin lắm. Thầy coi góp ý cho em nha thầy. Theo tác giả Bùi Thị Hải Yến trong sách Du lịch cộng đồng: “DLCĐ có thể được hiểu là phương thức phát triển du lịch bền vững mà ở đó CĐĐP có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận được sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, của chính quyền địa phương, cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn, khai thác TNMTDL bền vững, đáp ứng nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách để mọi tầng lớp dân cư đểu có thể sử dụng tiêu dùng các sản phẩm du lịch”. [50, tr.35 – 36] Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, quan niệm DLCĐ được nhiều nhà khoa học, cùng các tổ chức đưa ra cũng như từ thực tiễn phát triển DLCĐ trên thế giới và ở Việt Nam, DLCĐ có thể được hiểu:“Là phương thức phát triển du lịch bền vững có sự tham gia trực tiếp chủ yếu với vai trò chủ thể của CĐĐP trong mọi hoạt động và tất cả quá trình phát triển du lịch. CĐĐP nhận được sự trợ giúp, hợp tác của các chủ thể tham gia khác, đồng thời được hưởng phần lớn những nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch. Phát triển DLCĐ nhằm bảo tồn, phát triển, khai thác TNMTDL bền vững, phát triển cộng đồng và du lịch bền vững, đáp ứng nhu cầu du lịch đa dạng ngày càng cao và hợp lý của du khách, để mọi tầng lớp dân cư có thể tiêu dùng các sản phẩm du lịch”. [25, tr.12 – 13] Trên cơ sở khái niệm du lịch cộng đồng ta thấy rằng trong thực tế phát triển du lịch cộng đồng hiện nay, ở nhiều nơi, hoạt động này không hoàn toàn chỉ là sự tham gia trực tiếp, chủ yếu với vai trò chủ thể của CĐĐP, mà theo đó, CĐĐP trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch như khai thác, quản lý, bảo tồn tài nguyên du lịch thông qua sự giúp đỡ của các cơ quan tài trợ, các tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương… Đây chính là điểm khác giữa du lịch cộng đồng và du lịch dựa vào cộng đồng. Như vậy, ta có thể hiểu, du lịch dựa vào cộng đồng là việc CĐĐP trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch như khai thác, quản lý, bảo tồn tài nguyên du lịch thông qua sự giúp đỡ của các cơ quan tài trợ, các tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương… Lợi ích thu được sẽ đóng góp nhiều cho kinh tế địa phương, giảm tỷ lệ đói nghèo, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống. Khách du lịch được nâng cao nhận thức, học hỏi về cộng đồng, và về cuộc 10 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi sống đời thường, văn hóa truyền thống của người dân bản xứ. Đồng thời du lịch dựa vào cộng đồng giúp giữ gìn, bảo tồn các di sản về văn hóa, di sản thiên nhiên của địa phương, và hướng đến sự phát triển du lịch bền vững. 1.2. Đặc điểm và những nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 1.2.1. Đặc điểm du lịch dựa vào cộng đồng Du lịch dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch mà cộng đồng dân cư là những người được tham gia ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển du lịch: từ khâu nghiên cứu, lập dự án quy hoạch phát triển du lịch, tham gia với vai trò quản lý và quyết định các vấn đề phát triển du lịch, triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Họ giữ vai trò chủ đạo phát triển và duy trì các dịch vụ. Hoạt động này có tính đến hiệu quả và chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế thị trường. Địa điểm tổ chức phát triển du lịch dựa vào cộng đồng diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của cộng đồng địa phương. Đây là những khu vực có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn, có độ nhạy cảm cao về đa dạng sinh học, chính trị, văn hóa xã hội và hiện đang bị tác động bởi con người. Cộng đồng dân cư phải là người dân sinh sống làm ăn trong hoặc liền kề các điểm tài nguyên du lịch, đồng thời cộng đồng phải có trách nhiệm tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm hạn chế, giảm tác động tiêu cực từ chính việc khai thác tài nguyên của cộng đồng và hoạt động của khách du lịch. Du lịch dựa vào cộng đồng có nghĩa là giao quyền cho cộng đồng, cộng đồng được khuyến khích tham gia và đảm nhiệm các hoạt động du lịch và bảo tồn tài nguyên. Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, phải đảm bảo sự công bằng trong việc chia sẻ nguồn lợi từ thu nhập du lịch cho cộng đồng và các bên tham gia. Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, góp phần làm đa dạng hóa các ngành kinh tế trong khi vẫn duy trì và phát triển các ngành kinh tế truyền thống. Du lịch dựa vào cộng đồng còn bao gồm các yếu tố trợ giúp, tạo điều kiện của các bên tham gia trong đó vai trò của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấp quản lý Nhà nước, ban quản lý... 11 1.2.2. Những nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng thực chất là các loại hình phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm với tài nguyên môi trường cũng như sự phát triển của cộng đồng – chủ thể của các hoạt động du lịch và nguồn lợi từ các hoạt động này là hướng vào cộng đồng. Vì thế, khi phát triển du lịch dựa vào cộng đồng cần thực hiện các nguyên tắc sau: 1/ Thừa nhận, ủng hộ và thúc đẩy mối quan hệ sở hữu của cộng đồng về du lịch. 2/ Lấy ý kiến của các bên tham gia, tôn trọng ý kiến của cộng đồng, bảo đảm những kiến nghị của cộng đồng được chuyển đến những người có trách nhiệm xem xét và giải quyết. 3/ Ngay từ đầu, cần thu hút, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào tất cả các lĩnh vực hoạt động du lịch và bảo tồn. 4/ Phát triển du lịch đi đôi với duy trì phát triển sự đa dạng các ngành kinh tế, không làm suy giảm các ngành truyền thống. Phát triển du lịch như một phương cách giúp CĐĐP phát triển KT – XH, xóa đói giảm nghèo. 5/ Hòa nhập quy hoạch phát triển CĐĐP vào quy hoạch phát triển KT – XH của địa phương và quốc gia. 6/ Bảo tồn, phát triển và khai thác các nguồn lực phát triển du lịch theo hướng thận trọng, có kiểm soát, tiết kiệm, bền vững và tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc có tính cạnh tranh. 7/ Duy trì tính đa dạng về tự nhiên và VH đặc biệt các giá trị văn hóa bản địa. 8/ Tăng cường giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực địa phương và các bên tham gia. Giáo dục và đào tạo du lịch còn cần được thực hiện với các chủ thể tham gia vào hoạt động DLDVCĐ. 9/ Phần lớn nguồn thu từ hoạt động du lịch cần được giữ lại cho cộng đồng, dùng để đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo TNDL, phát triển du lịch và phát triển cộng đồng. Khi phân chia các nguồn lợi thu được từ các hoạt động du lịch cần công bằng và công khai giữa các bên tham gia, cũng như giữa cộng đồng. 10/ Đầu tư, xúc tiến phát triển du lịch có trách nhiệm và trung thực. 12 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi 1.3. Một số loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương Bảng 1.1 Mô tả các loại hình Du lịch dựa vào cộng đồng Loại Đặc trưng Nét hấp dẫn du lịch (điển hình) Du lịch di sản Là du lịch bảo tồn và phát huy Tham quan, nghiên cứu và học các di sản văn hóa trong làng tập từ các di tích lịch sử, thăm (nhà cổ, đình làng, miếu-đền, các nhà cổ, thưởng thức các làn nhà thờ họ, bia đá, các làn điệu dân ca, tập hát xướng… điệu dân ca) còn lưu lại cho hậu thế và các hoạt động của người xưa, để cho du khách có thể học tập, giao lưu, trải nghiêm. Du lịch nghề làng Tham quan, trải nghiệm, giao Trải nghiệm nghề truyền thống, truyền lưu nghề truyền thống, nghề giao lưu với nghệ nhân, mua thống thủ công mỹ nghệ,… còn giữ các sản phẩm nghề truyền gìn tại các làng nghề. thống, tham gia tour đi tham quan nguồn gốc các sản phẩm nghề truyền thống hoặc tham gia các công đoạn sản xuất sản phẩm… Du lịch sinh thái Du lịch vận dụng các điều Tour khám phá, trải nghiệm môi kiện tự nhiên như cảnh quan trường thiên nhiên như sông sông nước, cù lao, công viên, nước, phong cảnh, tham quan vườn cây ăn quả, nhà vườn, và thưởng thức các sản phẩm tại khí hậu… các vườn cây ăn quả hoặc cơ sở chế biến… Du lịch sinh học nông Du lịch tận dụng các thế mạnh Các chương trình tham quan, của nghề nông, các điều kiện trải nghiệm, học tập về nông nông thôn và cuộc sống tại nghiệp, tập sản xuất nông các nông thôn. nghiệp, thưởng thức nông sản, 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan