Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng...

Tài liệu Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng viễn thông của vnpt tuyên quang

.PDF
26
592
148

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP ........................................ VŨ CÔNG QUYỀN NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP MOBILE BACKHAUL VÀ ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG CỦA VNPT TUYÊN QUANG Chuyên ngành: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ Mã số: 60. 52. 02. 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT THÁI NGUYÊN – 2014 Công trình đƣợc hoàn thành tại: Trường Đại học kỹ thuật Công nghiệp Đại học Thái Nguyên Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Thanh Hà Phản biện 1: PGS TS Đỗ Xuân Tiến Phản biện 2: TS Đỗ Trung Hải Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận văn họp tại: Trường Đại học kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Vào hồi: 13 giờ 45 ngày 18 tháng 4 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên Và thƣ viện: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên MỞ ĐẦU Ngày nay, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ di động trên thế giới đang chuyển đổi sang khai thác mạng toàn IP. Mối quan tâm của họ lúc này là xử lý việc gia tăng đáng kể các dịch vụ di động băng rộng. Bằng cách lựa chọn giải pháp IP tổng thể để giải quyết vấn đề trên. Tại Việt Nam, mạng Mobile backhaul với truyền dẫn TDM truyền thống không còn khả năng đáp ứng và đỏi hỏi chi phí cao khi mở rộng. Đồng thời xu thế phát triển của IP đang tạo đà cho xây dựng và phát triển các mạng truyền dẫn với băng thông lớn và cực lớn cho phép truyền dẫn từ vài Gbps đến hàng trăm Gbps. Việc dịch chuyển Mobile backhaul dựa vào mạng truyền dẫn TDM truyền thống sang các mạng truyền dẫn băng thông lớn phù hợp hơn với IP là xu thế tất yếu. Tại VNPT Tuyên Quang đã hoàn thiện việc triển khai mạng Metro truyền tải lưu lượng IP trên công nghệ Ethernet, đồng thời đã thực hiện việc nâng cấp mở rộng dung lượng mạng. Giải pháp truyền dẫn E1/STM1 cho mạng backhaul có chi phí giá thành cao, phải đầu tư mới và tính tối ưu không cao. Hướng sử dụng mạng MAN-E làm phân đoạn truyền tải cho mạng mobile backhaul là phương án lựa chọn tối ưu. Để giải pháp trên khả thi, ta cần nghiên cứu và đưa ra các tiêu chuẩn về dịch vụ, chất lượng mạng, độ an toàn và đồng bộ cho mạng mobile trên phân đoạn MAN-E. Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ MẠNG MOBILE BACKHAUL 1.1. KHÁI NIỆM MẠNG MOBILE BACKHAUL Toàn bộ cơ sở hạ tầng của một nhà khai thác di động điển hình có thể được phân chia thành nhiều phần riêng biệt: - Miền Mạng truy nhập vô tuyến (RAN - Radio Access Network): Phần truy nhập kết hợp, từ các trạm vô tuyến cơ sở RBS (Radio Base Station) tới các bộ điều khiển mạng radio - trạm cơ sở BSC (đối với lưu lượng GSM) hoặc bộ điều khiển RNC (đối với lưu lượng WCDMA). - Miền lõi di động: Nằm giữa các mạng truy nhập vô tuyến và các mạng ngoài như là Internet, PSTNs, các mạng di động khác. Nó chứa các nút dịch vụ (SGSN và GGSN ) điều khiển phiên dữ liệu và hướng lưu lượng như chức năng MSC và MGW để cung cấp chuyển mạch gói và các dịch vụ kết hợp. - Mobile backhaul (Bên trong miền RAN): Mobile backhaul thực hiện truyền tải lưu lượng truyền dẫn giữa trạm gốc (các BTS của 2G và các nodeB của 3G) và BSC/RNC. 1.2. 1.2.1. CÁC CÔNG NGHỆ TRIỂN KHAI TRONG IP RAN Công nghệ CESoPSN và SAToP Để truyền tải các kênh TDM trên mạng IP, tại đầu vào Router A, 32 timeslot của kênh TDM sẽ được cắt và đưa vào phần tải tin của gói tin IP/MPLS. Trong mạng IP/MPLS, Router A sẽ thiết lập một đường hầm dựa trên LDP đích kết nối đến Router B tại đầu ra. Gói tin chứa các timeslot sẽ được đưa đến đầu ra mạng IP là Route B. Tại đó, phần tải tin được gửi nguyên dạng và ghép các timeslot theo thứ tự First-in-first-out. 1.2.2. Công nghệ L2TPv3 L2TPv3 là một công nghệ pseudowire cho phép cung cấp các dịch vụ lớp 2 qua mạng chuyển mạch gói. 1.2.3. Công nghệ AToM AToM (Any Transport over MPLS) là một công nghệ pseudowire sử dụng các mạng MPLS cho phép cung cấp các dịch vụ lớp 2. 1.3. CÁC CƠ CHẾ ĐỒNG BỘ 1.3.1. Phƣơng pháp khôi phục đồng hồ thích nghi (ACR) ACR (Adaptive Clock recovery) sử dụng các giao tiếp T1/E1 để vận chuyển các thông tin về đồng bộ. Thông tin đồng bộ của Server từ luồng T1/E1 sẽ được đưa vào mạng PSN thông qua các IWF. Tại đây, luồng TDM được chuyển thành gói tin và được gắn dấu thời gian (time-stamped). Sau khi được truyền qua mạng chuyển mạch gói, tại phía Client, tín hiệu clock được trích xuất ra và chuyển thành luồng T1/E1. 1.3.2. Đồng bộ Ethernet (SyncE) SyncE được đề cập như là một kịch bản cho phép phân phối đồng hồ trong một mạng di động. Không giống như các giải pháp đồng bộ hóa dựa vào gói tin, công nghệ này hoạt động trên lớp vật lý, có hiệu quả thực hiện cho nhiều cơ chế đồng bộ SDH hơn là dựa vào gói tin. Việc đồng bộ hóa thực hiện rất đơn giản, SyncE thực hiện khôi phục lại đồng hồ từ việc đồng bộ hóa các node nhận được, và với đồng hồ này, tất cả các node được truyền đồng bộ. 1.3.3. Đồng bộ hóa theo IEEE 1588v2 IEEE 1588v2 (hay được biết như là PTP: Precision Time Protocol) là một chuẩn giao thức cho phép việc truyền chính xác tần số và thời gian để đồng bộ các đồng hồ qua mạng dựa trên gói tin. Nó đồng bộ hóa đồng hồ slave cục bộ trên mỗi thiết bị mạng với một đồng hồ hệ thống Grandmaster và sử dụng truyền tải tem thời gian để cung cấp độ chính xác cao trong đồng bộ hóa để đảm bảo sự ổn định tần số của trạm. 1.4. CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TRONG IP RAN 1.4.1. QoS trong mạng IP nói chung Theo ITU-T, QoS là tập hợp các ảnh hưởng của sự thực hiện dịch vụ (do mạng thực hiện) tạo nên mức độ thỏa mãn cho người sử dụng dịch vụ đó. Trong thực tế khái niệm QoS còn được hiểu rộng hơn theo nghĩa, hệ thống nào mà trong đó có sự phân loại, phân biệt hay có sự xử lý khác biệt cho mỗi luồng dữ liệu dịch vụ thì thực ra là đã có sự quản lý QoS. Việc quản lý QoS có thể được thực hiện thông qua cả về mặt định tính và định lượng. Quản lý theo kiểu định tính thể hiện việc xử lý tính chất tương đối giữa các dòng lưu lượng của các dịch vụ, chẳng hạn mạng có thể thiết lập cho lưu lượng thoai mức độ ưu tiên cao hơn so với lưu lượng dữ liệu trong việc chuyển tiếp qua mạng, mặc dù điều này cũng không chắc chắn là đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. 1.4.2. Một số tham số đánh giá QoS QoS cơ bản trong mạng chuyển mạch gói nói chung bao gồm: - Băng thông hiện thời (throughput): Lượng dữ liệu có thể chuyển qua lại giữ 2 node trong một khoảng thời gian, tham số này phản ánh băng thông của tuyến truyền ở thời điểm hiện tại. - Trễ (Latency hoặc Delay): Thời gian giữa thời điểm gói tin được gửi đi tại phía gửi và nhận lại tại phía nhận. - Biến thiên trễ (Jitter): thời gian thay đổi giữ gói tin nhận được sớm nhất và muộn nhất. - Tỷ lệ mất gói (packet loss): là tỷ lệ các gói bị mất trên đường truyền do các nguyên nhân khác nhau hay do gói bị hỏng. Bảng 1.1. Yêu cầu về QoS cho một số dịch vụ trong mạng IP VoIP Interactive Video Bandwidth Delay(1 chiều) 21 tới 320kbps <150ms N/A <150ms Jitter 30ms 30ms Packet loss <1% <1% Streaming video N/A <4 sec Không ảnh hưởng <5% (Nguồn: tiêu chuẩn ITU Y.1291) 1.4.3. Một số giải pháp liên quan đến việc hỗ trợ QoS trên mạng IP 1.4.3.1. Một số cơ chế hỗ trợ đảm bảo QoS MPLS (công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức): được thực hiện ở lớp 2,5 bên dưới lớp IP trong chồng giao thức Internet, cơ chế chuyển mạch nhãn này có tác dụng hỗ trợ việc định tuyến gói tin nhanh bên cạnh đó nó kết hợp với kỹ thuật lưu lượng (MPLS-TE) trong việc đảm bảo QoS cho các tuyến ảo (VPN). Cơ chế dịch vụ tích hợp (Intserv): Mô phỏng lại như mạng chuyển mạch kênh trước đây, nó sử dụng nguyên tắc đặt chỗ trước dùng giao thức RSVP. Nó hướng việc giám sát QoS theo luồng (flow) nghĩa là các kênh truyền được thiết lập và giám sát trong quá trình hoạt động. Intserv yêu cầu các ứng dụng đưa ra các tham số cho phiên liên lạc thông qua yêu cầu phục vụ. 1.4.3.2. Một số kỹ thuật quản lý QoS Các kiến trúc, cơ chế hay giao thức báo hiệu trên đây thường liên quan đến một mạng gồm nhiều phần tử tham gia. Tuy nhiên, mỗi thành phần trong mạng này cũng phải thực hiện các kỹ thuật quản lý QoS tại nội tại của nó để hỗ trợ QoS cho các lưu lượng được truyền qua nút đó, một số kỹ thuật này bao gồm: - Phân lớp và đánh dấu (Classification and marking). - Policing và shaping. - Tránh tắc nghẽn (Congestion-avoidance). - Quản lý tắc nghẽn (Congestion-management). - Định tuyến QoS (QoS routing). - Dành trước băng thông (Bandwidth Reservation). - Kiểm soát cuộc gọi vào mạng (Call Admission Control). 1.4.4. Các yêu cầu về QoS trong mạng Mobile backhaul Các yêu cầu về chất lượng dịch vụ cho các dịch vụ trong mạng IP nói chung và cho IP RAN được qui định trong các chuẩn Y.1541 và Y.1221của ITU-T. Đối với yêu cầu về QoS trong mạng không dây được qui định tại các chuẩn TS 22.105, TS 23.107 của 3GPP, nội dung QoS trong mạng không dây không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn này. Phân đoạn Mobile backhaul truyền tải lưu lượng 2G/3G gồm các lưu lượng của thoại, video, báo hiệu, tín hiệu đồng bộ, dữ liệu, internet được truyền trên mạng IP. Bài toán QoS cần triển khai các kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu cho các tham số IPTD, IPDV, IPLR, IPER trên toàn mạng không vượt quá ngưỡng (tiêu chuẩn QoS – Y.1541). 1.5. 1.5.1. CÁC CƠ CHẾ DỰ PHÒNG IGP – fast reroute IGP là công nghệ tích hợp tính toán lộ trình nhanh trên một bộ định tuyến duy nhất dựa trên ISPF và PRC. Kết hợp với quảng cáo nhanh thông tin trạng thái liên kết và định thời trở lại theo cấp số nhân, hội tụ định tuyến nhanh của toàn mạng được thực hiện. Thời gian hội tụ có thể từ 1 đến 2 giây tùy theo quy mô mạng (hội tụ IGP bình thường lớn hơn 10 giây). 1.5.2. MPLS TE MPLS TE (MPLS traffice engineering) cung cấp một giải pháp tốt cho độ tin cậy dịch vụ. TE not-standby là một kỹ thuật có độ sẵn sàng điểm cuối đến điểm cuối cao. LSP chính và dự phòng được thiết lập cho một đường hầm TE. Khi các LSP chính lỗi, lưu lượng chuyển sang các LSP dự phòng. Khi LSP chính được khôi phục, lưu lượng được bật trở lại LSP chính. 1.5.3. VRRP VRRP (Virtual router redundancy protocol) là giao thức thiết kế dự phòng cho mạng LAN. VRRP đảm bảo các hướng an toàn kết nối đến defaut gateway, sử dụng 02 router đáp ứng khả năng kết nối trên. Mạng MAN sử dụng VRRP tại các hướng từ PE-AGG lên PE, BRAS (đối với các tỉnh có 2 PE, 2 BRAS). 1.5.4. LACP LACP (Link Aggregation Control Protocol) là giao thức hoạt động ở lớp 2, cho phép ghép 2 hay nhiều đường Ethernet vào thành một đường tổng với băng thông bằng tổng băng thông các đường, hoạt động theo cơ chế phân tải. Trường hợp một trong các đường ethernet bị đứt, các đường khác vẫn hoạt động bình thường, không làm gián đoạn dịch vụ. 1.5.5. BFD BFD (Bi-Direction Fault Detection) cho phép phát hiện lỗi trên các kênh giữa các hệ thống, bao gồm kết nối vật lý trực tiếp, mạch ảo, đường hầm, MPLS LSP, kênh định tuyến multi-hop và kênh gián tiếp. Khi lỗi xảy ra, việc triển khai BFD là đơn giản và duy nhất, các BFD có thể phát hiện nhanh những thất bại chuyển tiếp để giúp mạng thực hiện việc truyền thoại, video và các dịch vụ theo yêu cầu khác với QoS tốt. 1.5.6. RSTP Bản chất STP được thiết kế để tránh bị loop trong kết nối mạng LAN giữa các switch. Trong mạng IP Ethernet, STP sử dụng trong các sơ đồ đấu vòng, đảm bảo lưu lượng trong vòng đó không bị lặp (được truyền theo một hướng đã lựa chọn). Trường hợp bị mất kết nối một hướng, mạng sẽ tự tính toán và chuyển hướng còn lại để đảm kết nối cho lưu lượng mạng. Nhược điểm của STP là tốc độ chuyển hướng kết nối chậm (khoảng 1s), nhất là khi vòng nhiều nút mạng, dẫn đến làm gián đoạn chất lượng các dịch vụ chạy trên đó. RSTP (Rapid spanning tree protocol) thêm thuật toán tính lại đường đi giúp cơ chế hội tụ nhanh hơn. 1.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG Để triển khai IP RAN, ta cần giải quyết 4 bài toán cơ bản gồm: - Lựa chọn công nghệ, giao thức giả lập kênh CES (Circuit Emulation Service) cho phép các kênh TDM (thoại) chạy trên mạng IP cho các dịch vụ mạng 2G. - Phương thức cấp tín hiệu động bộ trên mạng chuyển mạch gói. - Đảm bảo chất lượng dịch vụ, ưu tiên băng thông trên mạng IP. - Các cơ chế dự phòng đảm bảo an toàn kết nối và độ sẵn sàng của dịch vụ. Chƣơng 2 HIỆN TRẠNG MAN-E VÀ MOBILE BACKHAUL CỦA VIỄN THÔNG TUYÊN QUANG 2.1. KIẾN TRÚC MAN-E VIỄN THÔNG TUYÊN QUANG 2.1.1. Khái niệm mạng MEN-E Mạng Ethernet đô thị là mạng sử dụng công nghệ Ethernet, kết nối các mạng cục bộ của các tổ chức và cá nhân với một mạng diện rộng WAN hay với Internet. Đánh giá về công nghệ mạng Metro Ethernet:  Tính dễ sử dụng  Hiệu quả về chi phí  Tính linh hoạt  Tính chuẩn hóa 2.1.2. Kiến trúc mạng MEN-E Theo định nghĩa của Metro Ethernet Forum tại MEF4 Metro Ethernet Architecture Framework part 1, mạng Metro Ethernet sẽ được xây dựng theo 3 lớp: + Lớp dịch vụ Ethernet - hỗ trợ các thông tin dịch vụ dữ liệu lớp 2. + Lớp truyền tải dịch vụ: bao gồm một hoặc nhiều dịch vụ truyền tải. + Lớp dịch vụ ứng dụng: hỗ trợ các dịch vụ được truyền tải dựa trên Ethernet lớp 2. Các công nghệ cho mạng MEN hiện có: - IP - SDH/NG – SDH - MPLS/VMPLS - GMPLS - GE - WDM - Công nghệ mạch vòng Ring RPR 2.1.3. Các dịch vụ trong mạng MEN-E 2.1.3.1. Dịch vụ E-Line Dịch vụ E-LINE dựa trên một kết nối ảo (EVC) điểm - điểm, được sử dụng để cung cấp các dịch vụ Ethernet điểm - điểm. Có thể cung cấp băng thông đối xứng cho dữ liệu gửi nhận trên hai hướng mà không có việc đảm bảo tốc độ giữa hai UNI , cung cấp cam kết đảm bảo tốc độ, cho phép ghép dịch vụ. Việc ghép dịch vụ có thể diễn ra tại một hoặc hai UNI. 2.1.3.2. Dịch vụ E-Lan Các dịch vụ cung cấp kết nối Ethernet ảo, dạng đa điểm – đa điểm có thể được gọi là dạng Ethernet LAN (E-LAN). Kiểu dịch vụ Ethernet LAN cung cấp kết nối đa điểm, tức là nó có thể kết nối 2 UNIs hoặc nhiều hơn. Dữ liệu của thuê bao được gửi từ một UNI có thể được nhận tại một hoặc nhiều dữ liệu của UNIs khác. Mỗi site (UNI) được kết nối với một multipoint EVC. Khi những site mới (UNIs) được thêm vào, chúng sẽ được liên kết với multipoint EVC nêu trên do vậy nên đơn giản hóa việc cung cấp và kích hoạt dịch vụ. 2.1.3.3. Dịch vụ E-Tree Các dịch vụ cung cấp kết nối Ethernet ảo, dạng điểm – đa điểm (định nghĩa theo MEF 10.1) có thể được gọi là dạng Ethernet Tree (E-Tree). Dịch vụ E-Tree có một điểm gốc và nhiều điểm “lá” nhận thông tin hoặc gửi thông tin từ/đến gốc. Mỗi nút lá UNI chỉ có thể trao đổi với nút gốc UNI. Các bản tin dịch vụ được gửi từ mỗi nút lá UNI mà có địa chỉ thuộc về nút lá UNI khác sẽ không được truyền qua hệ thống (loại bỏ khi đi vào biên của mạng). Dịch vụ E-Tree thích hợp cho triển khai cung cấp truy nhập Internet hoặc video theo yêu cầu triển khai dạng Multicast hoặc Broadcast. 2.1.4. Một số cơ chế, nguyên tắc hoạt động của MAN-E 2.1.4.1. Định tuyến Giao thức định tuyến động IS-IS được sử dụng trong mạng như là một giao thức định tuyến IGP. Mạng MAN của tỉnh là một miền IS-IS độc lập với địa chỉ ID_Area khác nhau. Giữa các MAN được kết nối thông qua chính sách định tuyến tại IP core nên các mạng là hoạt động độc lập nhau: UPE/PE-AGG không thể truy cập đến IP core hay vùng MAN khác. Mô hình thiết kế IS-IS mô tả như hình sau: 2.1.4.2. Cấu trúc miền MPLS: MPLS lựa chọn của VNPT theo hướng phát triển mạng NGN. MPLS sử dụng các nhãn đóng gói và chuyển tiếp trong mạng MPLS trên cơ sở nhãn đó. Mỗi mạng Metro của mỗi tỉnh được thiết kế là một miền MPLS LDP độc lập và các miền MPLS LDP này cũng tách biệt với miền MPLS mạng core. 2.1.4.3. Các cơ chế đảm bảo độ sẵn sàng cao + Hội tụ nhanh IGP: hội tụ mạng có thể từ 1 đến 2 giây tùy theo quy mô mạng (hội tụ IGP bình thường lớn hơn 10 giây). + BFD (Bi-Direction Fault Detection): phát hiện lỗi đường truyền, kết nối trong mạng metro ethernet. + VRRP (Virtual router redundancy protocol): Dự phòng default gateway các hướng kết nối ở lớp 3 trong mạng metro. + MPLS TE: triển khai các hướng kết nối chính, dự phòng ở mức dịch vụ trong mạng metro ethernet. 2.1.4.4. QoS QoS trong mạng metro ethernet là xử lý 4 yêu cầu cơ bản gồm băng thông, độ trễ, jitter, mất gói đáp ứng yêu cầu dịch vụ kết nối end-to-end. Trễ end-to-end bị ảnh hưởng qua mạng metro gồm trễ mã hóa, bộ đệm jitter, trễ truyền dẫn, trễ trong hàng đợi, lập lịch, chuyển mạch tại thiết bị. Để đảm bảo các yêu cầu QoS, mỗi vòng metro được thiết kế không quá 10 node. Mô hình Diffserv kiểu ống được áp dụng triển khai QoS trong metro. 2.1.4.5. Bảo mật - Bảo mật dịch vụ: theo khía cạnh này, các dịch vụ khác nhau sẽ được phân biệt và cách ly lưu lượng. Đối với các dịch vụ VLL (Virtual Leased Line), các giao diện và đường hầm L2VPN được gắn với nhau duy nhất. Lưu lượng của các dịch vụ sẽ được truyền từ giao diện vào này đến giao diện ra của MAN trên một đường hầm L2VPN. Đối với các dịch vụ VPLS (Virtual private LAN service), QinQ và PW (presudo wire) được sử dụng để truy nhập vào vùng VPLS. 2.2. HIỆN TRẠNG MẠNG MAN-E VIỄN THÔNG TUYÊN QUANG Hạ tầng mạng di động của VNPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện gồm hệ thống 2G/3G của Vinaphone bao gồm: 105 trạm BTS và 32 nodeB, dự kiến trong thời gian tới sẽ bổ sung khoảng 25 điểm trạm trong đó số lượng BTS là 5, NodeB là 20. Kết nối các trạm BTS: sử dụng 01 luồng E1, kết nối về thiết bị ghép kênh di động (mobile mux), các mobile mux kết nối tới BSC bằng đường STM1. Kết nối các trạm nodeB: kết nối 4 luồng E1 nội tỉnh về mobile mux. Từ mobile mux sử dụng 01 luồng STM1 liên tỉnh kết nối sang thiết bị điều khiển RNC. Hình 2.12: Hiện trạng mạng MAN-E Viễn thông Tuyên Quang 2.3. CÁC DỊCH VỤ ỨNG DỤNG KHAI THÁC TRÊN MEN-E VIỄN THÔNG TUYÊN QUANG 2.3.1. Dịch vụ thoại Để có thể truy nhập vào mạng di động, người sử dụng cần có một máy điện thoại di động hoạt động ở cùng tần số với nhà cung cấp mạng và một SIM card đã được kích hoạt. Khi một máy di động đã tham gia mạng, người sử dụng có thể thực hiện cuộc gọi từ máy di động này tới các thiết bị khác thông qua mạng chuyển mạch điện thoại công cộng. 2.3.2. Dịch vụ SMS/MMS SMS (Short Message Service) là dịch vụ truyền tải tin nhắn dạng text từ thiết bị di động này tới thiết bị di động khác hoặc một thiết bị được kết nối tới mạng cố định qua tổng đài SMS. SMS không được truyền tải trực tiếp từ người gửi đến người nhận mà luôn luôn phải qua tổng đài SMS. MMS là dịch vụ tin nhắn đa phương tiện được phát triển từ dịch vụ SMS và cho phép người sử dụng có thể gửi và nhận tin nhắn kèm hình ảnh, tiếng nói và video. 2.3.3. Các dịch vụ dữ liệu khác Mobile Internet: là dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp từ máy điện thoại di động thông qua các công nghệ truyền dữ liệu GPRS/EDGE/3G của mạng. Mobile Broadband: là dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao từ máy tính thông qua công nghệ truyền dữ liệu trên mạng điện thoại di động. Mobile TV: là dịch vụ cho phép người sử dụng có thể xem các kênh truyền hình trực tiếp và các nội dung thông tin theo yêu cầu ngay trên màn hình máy điện thoại di động. Mobile Camera: là dịch vụ cho phép thuê bao VinaPhone có thể theo dõi trực tiếp ngay trên màn hình máy điện thoại di động các hình ảnh thu được từ các máy quay đặt tại các nút giao thông, điểm công cộng, nhà riêng… WAP Portal: Dịch vụ này là một cổng thông tin hội tụ cung cấp một thế giới tin tức trong nước, thế giới, thể thao, đời sống, kinh doanh,... và các dịch vụ thông tin giải trí khác,… Các dịch vụ trò chơi trực tuyến: Các dịch vụ này cho phép người dùng có thể chơi game trên thiết bị điện thoại qua mạng di động. 2.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG Trong chương 2 đã trình bày các khái niệm về mạng MAN-E cũng như trình bày chi tiết về các tham số hiệu năng mạng MAN-E. Đánh giá về công nghệ mạng Metro Ethernet, phân tích mô hình mạng theo các lớp. Nghiên cứu, phân tích các công nghệ ứng dụng mạng MAN-E. Tìm hiểu các dịch vụ trong mạng MEN-E, một số cơ chế, nguyên tắc hoạt động của MAN-E. Sơ đồ cấu trúc hiện trạng mạng và các dịch vụ ứng dụng khai thác trên MEN Viễn thông Tuyên Quang. Chƣơng 3 PHƢƠNG ÁN TRIỂN KHAI MOBILE BACKHAUL DỰA TRÊN MAN-E VIỄN THÔNG TUYÊN QUANG 3.1. PHƢƠNG ÁN TRIỂN KHAI MOBILE BACKHAUL 3.1.1. Định hƣớng chung - Với xu hướng sử dụng mạng chuyển tải IP để cung cấp đa dịch vụ, cũng như cung cấp kết nối cho mạng di động mục đích để tối ưu hóa CAPEX và OPEX, việc xây dựng kết nối cho mạng đi động bao gồm hai phần chính: + Kết nối phần Core, bao gồm kết nối từ RNC tới Core mạng di động (MSC, Softswitch, GGSN, SGSN, …) và giữa các Core mạng di động với nhau. + Kết nối backhaul, bao gồm kết nối từ các trạm BTS/NodeB đến các bộ điều khiển trạm gốc BSC/RNC. 3.1.2. Cấu trúc giải pháp Mobile backhaul trên MAN-E 3.1.2.1. Mục đích - Để sử dụng chung hạ tầng mạng MAN-E cho kết nối tới các trạm 2G và 3G, cần phải sử dụng: + Thiết bị Cell Site Gateway (CSG) kết nối tới các trạm 2G/3G sử dụng kết nối E1/FE/GE, và kết nối uplink tới router UPE/MANE sử dụng kết nối GE. + Thiết bị Aggregation Site Gateway (ASG) đặt tại trung tâm kết nối tới PE AGG/MANE để thu gom lưu lượng các trạm 2G và sử dụng các kết nối E1/STM-1 tới BSC. - Đảm bảo cung cấp được các dịch vụ: thoại, các dịch vụ băng rộng như HSI, VoD, IP/TV, IP conference. 3.1.2.2. Cấu trúc mạng Mobile backhaul - CSG (Cell Site Gateway): thực hiện việc gom lưu lượng từ các BTS/NodeB, thường đặt ngay tại trạm phát sóng có cả NodeB và BTS. Các CSG thường kết nối với nhau tạo thành ring để dự phòng. - ASG (Aggregation Site Gateway): để thu gom lưu lượng thoại (GSM) từ các CSG kết nối về, ASG có các luồng E1/STM-1 kết nối tới BSC. - RNC: Bộ điều khiển trạm gốc (cho mạng 3G) - BSC: Bộ điều khiển trạm thu phát (cho mạng 2G) * Giao diện của CSG: - Giao diện uplink 02 GE SFP. - Giao diện downlink gồm các loại sau: - FE/GE (với trường hợp dùng cổng điện khoảng cách tối đa kết nối tới node B <100 m) - E1/T1(khoảng cách tối đa kết nối tới trạm BTS <100 m) * Giao diện của ASG - Giao diện kết nối tới MANE: GE/10GE. - Giao diện kết nối tới BSC gồm các loại sau: + FE/GE quang + STM-1 + E1 3.1.2.3. Cách thức thực hiện Dựa trên số liệu các trạm node B và BTS hiện có để đề xuất danh mục thiết bị CSG, ASG và cấu trúc đấu nối bao gồm: - Số lượng thuê bao sử dụng 3G theo từng trạm - Danh sách vị trí chi tiết các trạm 2G, 3G.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145