Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phân lập và thử hoạt tính chống oxy hóa của một số hợp chất flavonoid...

Tài liệu Nghiên cứu phân lập và thử hoạt tính chống oxy hóa của một số hợp chất flavonoid từ củ gấu biển (Cyperus stoloniferus Retz.)

.PDF
81
604
147

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI LÊ NGUYỄN THANH NHÀN NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ THỬ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA MỘT SỐ FLAVONOID TỪ CỦ GẤU BIỂN (Cyperus stoloniferus Retz.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Hà Nội-2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI LÊ NGUYỄN THANH NHÀN NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ THỬ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA MỘT SỐ FLAVONOID TỪ CỦ GẤU BIỂN (Cyperus stoloniferus Retz.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: TS. Đào Thị Thanh Hiền TS. Nguyễn Tiến Đạt Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội Viện Hóa Sinh Biển-Viện Hàn lâm KH & CNVN HÀ NỘI - 2013 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và làm khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các anh chị kĩ thuật viên, các bạn đồng môn và gia đình. Nhờ sự giúp đỡ quý báu đó mà tôi có thể học tập và hoàn thành tốt khóa luận của mình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: TS. Đào Thị Thanh Hiền, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua, để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Tiến Đạt, cùng các cán bộ ở Viện Hóa Sinh Biển - Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam đã hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi làm thực nghiệm tại cơ sở. Tôi cũng xin gửi tới các thầy cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban, cùng toàn thể giảng viên, cán bộ trường Đại học Dược Hà Nội những lời cảm ơn chân thành vì sự dạy bảo, dìu dắt tôi trong suốt năm năm học vừa qua. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, gia đình và bạn bè những người đã luôn ở bên giúp đỡ, động viên, ủng hộ và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận. Do thời gian có hạn nên khóa luận còn nhiều hạn chế, vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Sinh viên Lê Nguyễn Thanh Nhàn MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………..................................1 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chi Cyperus 1.1.1. Đặc điểm thực vật chung của chi Cyperus…………………………….3 1.1.2. Thành phần hóa học của chi Cyperus………………………………….3 1.1.3. Tác dụng sinh học của chi Cyperus……………………………………5 1.2.Tổng quan về loài Cyperus stoloniferus Retz. 1.2.1. Vị trí phân loại của loài Cyperus stoloniferus Retz……………………8 1.2.2. Đặc điểm thực vật của loài Cyperus stoloniferus Retz………………..9 1.2.3. Phân bố và sinh thái…………………………………………………..10 1.2.4. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến……………………………………11 1.2.5. Tính vị, công năng và công dụng……………………………………..12 1.2.6. Một số bài thuốc chứa củ gấu………………………………………...12 1.2.7. Thành phần hóa học của loài Cyperus stoloniferus Retz……………..14 1.2.8. Tác dụng sinh học của loài Cyperus stoloniferus Retz……………….15 Chương 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất và thiết bị………………………………........18 2.2. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………….19 2.3. Phương pháp thực nghiệm 2.3.1. Kiểm nghiệm bột dược liệu và định tính thành phần hóa học………..19 2.3.2. Phương pháp phân lập các hợp chất.....................................................19 2.3.3. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất……….…...21 2.3.4. Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa DPPH….........................................22 Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kiểm nghiệm bột dược liệu và định tính thành phần hóa học. …………23 3.2. Chiết xuất và phân lập các hợp chất…………………………….............25 3.3. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được…….............28 3.4. Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa ……..…………………………….36 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1. Kết luận…………………………………………………………............39 4.2. Đề xuất……………………………………………………………….....40 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT br s Broad singlet 13 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon-13 (Carbon-13 Nuclear C NMR Magnetic Resonance Spectroscopy) CC Sắc ký cột (Column Chromatography) D Doublet Dd doublet of doublet DĐVN Dược điển Việt Nam DEPT Distortionless Enhancemnt by Polarisation Transfer DMSO Dimethyl sulfoxid DPPH 2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl GS. Giáo sư 1 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton ( Proton Magnetic H NMR Resonance Spectroscopy) HR-ESI-MS Phổ khối lượng phân giải cao ( High Resolution Electron Spay Ionization Mass Spectroscopy) J (Hz) Hằng số tương tác tính bằng Hz MS Phổ khối (Mass Spectroscopy) PGS.TS Phó giáo sư tiến sĩ P/ư Phản ứng S Singlet δ (ppm) Độ dịch chuyển hóa học tính bằng ppm TLC Sắc kí lớp mỏng (Thin Layer Chromatography) TT Thuốc thử UV – Vis Phổ tử ngoại – khả kiến (Ultra Violet-Visible) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Kết quả định tính các nhóm chất chính của củ gấu biển Bảng 3.2 Số liệu phổ của chất CSE1 Bảng 3.3 Số liệu phổ của chất CR2 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Cây cỏ gấu biển Hình 1.2 Củ gấu biển Hình 1.3 Hoa cỏ gấu biển Hình 2.1 Cột sắc kí Hình 2.2 Cơ chế quét gốc tự do DPPH Hình 3.1 Một số đặc điểm của bột hương phụ biển (Cyperus stoloniferus Retz.) Hình 3.2 Sơ đồ phân lập và chiết xuất Hình 3.3 TLC của chất CSE1 Hình 3.4 TLC của chất CR2 Hình 3.5 Phổ 1H-NMR của hợp chất CSE1 Hình 3.6 Phổ 13C-NMR của hợp chất CSE1 Hình 3.7 Cấu trúc hóa học và một số tương tác HMBC chính của hợp chất CSE1 Hình 3.8 Phổ 1H-NMR của hợp chất CR2 Hình 3.9 Phổ 13C-NMR của hợp chất CR2 Hình 3.10 Cấu trúc hóa học của hợp chât CR2 Hình 3.11 Biểu đồ thể hiện kết quả quét gốc tự do DPPH của dịch chiết và các chất phân lập từ củ gấu biển ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và điều kiện khí hậu thuận lợi đã tạo nên một hệ thực vật đa dạng, phong phú nói chung và nguồn dược liệu quý nói riêng. Trong đó, họ Cói có rất nhiều loài. Điển hình, trên thế giới, họ Cói (Cyperaceae) có 95 chi, 3800 loài [7, 11, 14, 23]. Chi Cyperus là chi lớn nhất trong họ Cói có 300 loài, phân bố rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, họ Cói có 27-30 chi, 301 loài ; chi Cyperus có 81 loài, phân bố khắp nơi trong cả nước từ vùng đồng bằng, ven biển, trung du cho đến miền núi, có nhiều ở những nơi đất ẩm thấp [3, 5, 9, 11, 59]. Trong chi Cyperus, có nhiều loài được dùng làm thuốc; trong đó, cỏ gấu là một loài được sử dụng khá nhiều. Cây cỏ gấu (hay còn gọi là củ gấu, hương phụ, cỏ cú) là một loại cỏ sống lâu năm, mọc hoang ở khắp nơi trên đồng ruộng, ven đường, trên mương, bãi cỏ, bãi cát…. Chúng có thể sống cả trên đất nước lợ và nước mặn. Theo kinh nghiệm dân gian cũng như các tài liệu nghiên cứu, thân rễ của cây cỏ gấu được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau như: chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, các bệnh của phụ nữ, viêm tử cung mạn tính, đau dạ dày, ăn không ngon, tiêu hóa kém, nôn mửa, cảm mạo,… [4, 9, 15, 56]. Trên thị trường dược phẩm, có rất nhiều chế phẩm chứa thành phần hương phụ và đã được xếp vào danh mục thuốc thiết yếu năm 2005, được lưu hành rộng rãi trong cả nước như: Cảm xuyên hương, Cao hương ngải, Cao ích mẫu, Hoàn điều kinh, Cao ích mẫu. Đây là một trong những bài thuốc thiết yếu để điều trị các chứng bệnh của phụ nữ [5, 22]. Những bài thuốc có thành phần “hương phụ” ở Việt Nam, chủ yếu được khai thác từ loài củ gấu biển; do hương phụ biển có nhiều hơn, củ to hơn, thu hái dễ dàng hơn so với hương phụ vườn [4, 23]. Theo một số tài liệu nghiên cứu về hai vị thuốc này cho thấy hương phụ biển được dùng làm thuốc với cùng công dụng như hương phụ vườn [15, 26]. Về thành phần hóa học, theo một số nghiên cứu [19, 20, 26] đã xác định được trong củ gấu biển có chứa : tinh dầu, alkaloid, flavonoid, glycosid tim, tanin, saponin, acid hữu cơ, tinh bột….Tuy nhiên, đa phần chỉ nghiên cứu sâu về thành phần và tác dụng của tinh dầu, còn các thành phần khác chỉ mới nghiên cứu sơ bộ. Các nghiên cứu từ trước đến nay về flavonoid cho thấy rằng flavonoid là một nhóm các chất chống oxy hóa rất mạnh, góp phần quan trọng trong bảo vệ sức khỏe con người. Ví dụ, catechin là một flavonoid có nhiều trong trà xanh và có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Theo F. Nanjo đã chứng minh được catechin trong trà xanh có khả năng thu dọn gốc tự do đến 50% trong khoảng nồng độ từ 1 - 3 µM [53, 63]. Vậy thành phần flavonoid trong củ gấu biển có hoạt tính chống oxy hóa không ? và khả năng chống oxy hóa như thế nào ? Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi xin tiến hành đề tài “ Nghiên cứu phân lập và thử hoạt tính chống oxy hóa của một số flavonoid từ củ gấu biển (Cyperus stoloniferus Retz.) ” với các mục tiêu như sau: 1. Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của một số hợp chất flavonoid từ củ gấu biển. 2. Thử hoạt tính chống oxy hóa của một số hợp chất flavonoid phân lập được từ củ gấu biển. Chương I. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chi Cyperus 1.1.1. Đặc điểm thực vật chung của chi Cyperus Trên thế giới, họ Cói (Cyperaceae) có 95 chi, 3800 loài. Trong đó, chi Cyperus là chi lớn nhất có 300 loài, phân bố rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, họ Cói có 27-30 chi, 301 loài, chi Cyperus có 81 loài; phân bố khắp nơi trong cả nước từ vùng đồng bằng, ven biển, trung du cho đến miền núi, có nhiều ở những nơi đất ẩm thấp [3, 5, 9, 11, 59]. Chi Cyperus là chi lớn nhất trong họ Cói có nhiều đặc điểm điển hình của họ : - Cây thảo sống hàng năm, có thân ngầm ở dưới đất mọc lên thân khí sinh, thân có thiết diện 3 cạnh. - Lá : hình giải có bẹ ôm lấy thân. - Hoa : bông nhỏ có tiết diện dẹp, nhiều vảy, sắp xếp thành 2 hàng; cụm hoa hình tán ; quả có tiết diện 3 cạnh ; nhụy chẻ 3. Đây là những đặc điểm để phân biệt với các chi khác [7, 11, 16]. Trong chi Cyperus, có nhiều loài được dùng làm thuốc; trong đó, hương phụ vườn thường được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, gần đây nhiều nơi đã dùng hương phụ biển với công dụng như hương phụ vườn. 1.1.2. Thành phần hoá học của chi Cyperus Một cuộc khảo sát của 170 loài thuộc 35 chi [32], cho thấy chi Cyperus có: - Aurone đã được tìm thấy trong lá của 25% mẫu và trong các chùm hoa là 40%. - Sulphuretin đã được tìm thấy lần đầu tiên trong Carex appressa. - Flavon như tricin, luteolin và các methyl este (luteolin-5-methylete, luteolin-7-methyl ete, diosmetin, acacetin). - Flavonol như myricetin ; flavone-C-glycosid. - Các carexidin-3-desoxyanthocyanidin đã được tìm thấy trong các cụm hoa của 8 loài. J. B. Harborne đã khảo sát lá của 62 loài thuộc 11 chi của họ Cyperaceae [48] thấy chứa tricin, luteolin, quercetin, kaempferol và các glycoflavones như tricin - 5 - glucoside, luteolin - 7 - arabinosylglucoside, quercetin - 3 - rutinoside. J. B. Harborne và cộng sự đã nghiên cứu 92 loài thuộc chi Cyperus ở Úc [58] và xác định được: - Trong lá chứa luteolin - 5 - methylete, quercetin - 3 - monomethylete, ete 7 - dimethyl của kaempferol và quercetin; 3, 7, ether - trimethyl của quercetin; tricin, luteolin và quercetin ở dạng glycoside. - Trong chùm hoa luteolin - 5 - methylete dường như được thay thế bằng 7, 3’, 4’ - trihydroxyflavone. Theo một số tác giả ở Ai Cập [29], ngoài luteolin và 7 - methyl ete của nó, ở loài Cyperus conglomerates còn xuất hiện hai prenylflavan mới là 7, 3’ dihydroxy - 5, 5’- dimetoxy - 8 - prenylflavan và 5, 7, 3’ - trihydroxy - 5’ – methoxy - 8 - prenylflavan. Các cấu trúc được xác định dựa trên phân tích phổ CIMS, 1H-NMR, 13C-NMR, H-H COSY, HMBC và DEPT. Z. Zhou và W. Yin [67] đã xác định được hai hợp chất mới, 1α methoxy - 3 β - hydroxy - 4α - (3’, 4’ - dihydroxyphenyl) - 1, 2, 3, 4 tetrahydronaphthalin và 1α, 3β - dihydroxy - 4α - (3’,4’- dihydroxyphenyl) 1, 2, 3, 4 - tetrahydronaphthalin từ thân rễ Cyperus rotundus. Các cấu trúc được xác định dựa trên phổ NMR, UV, IR và MS. Năm 1993, một số tác giả [38] đã phân lập được coumarin từ Cyperus incomplestus là umbeliferon, scopoletin; 5, 7 và 7, 8 - dimethoxycoumarin; 5, 7, 8 - trimethoxycoumarin, leptodaitilon, prenyletin; 5, 7 - dimethoxy - 8 - ( γ, γ’ - dimethyl - allyloxy) coumarin và 7 - (γ, γ’- dimethy - allyloxy) - 8 methoxycoumarin. Theo V. S. Rakotonirina và cộng sự [64], bằng các phản ứng hóa học của dịch chiết tổng cho thấy C.articulatus chứa flavonoid, saponin, tannin, tecpen và đường. B. N. Emelugo và cộng sự [34] đã phân tích và tìm ra các thành phần alkaloid, glycoside, flavonoid, tannin, terpenoid, steroid, saponin trong dịch chiết ether dầu hỏa của C. rotundus. H. M. Sayed và cộng sự [46] đã phân lập và xác định được thành phần fructose - amino acid trong C. rotundus L. bao gồm: N - (1 - deoxy - alpha - D - fructos - 1- yl) - L - tryptophan (16) và đồng phân tautomers, n - butyl - beta - D - fructopyranoside (1), ethyl - alpha - D - glucopyranoside (2), adenosine (3), (-) - (E) - caffeoylmalic axit (4), vitexin ( 5), isovitexin (6), orientin (7), epiorientin (8), myricetin 3 - O - beta - D - galactopyranoside (9), luteolin 7 O - beta - D - glucuronopyranoside - 6'' - methyl ester (10), axit chlorogenic (11), luteolin 4' - O - beta - D - glucuronopyranoside (12), luteolin 7 - O - beta - D - glucuronopyranoside (13), uridine (14) và acid ellagic (15). M. R. Seabra và cộng sự [52] đã phân lập được một aurone từ Cyperus capitatus là 6, 3’, 4’ - trihydroxy - 4 - methoxy - 5 - methylaurone. Theo M. Masanori và cộng sự [50] đã xác định được thành phần coumaran, remirol, furoquinones, cyperaquinone và scabequinone từ thân rễ loài Cyperus nipponicus và Cyperus distans. Theo El - Habashy và cộng sự ở Ai Cập [39] nghiên cứu trên lá của 20 loài Cyperus có chứa flavonoid, đã xác định được glycosid apigenin, lutiolin, tricin và quercetin. 1.1.3. Tác dụng sinh học của chi Cyperus Theo Trương Phát Sơ, Trương Diệu Đức và Lưu Thiệu Quang (1935), cao lỏng hương phụ 5% có khả năng ức chế sự co bóp của tử cung, làm dịu sự căng thẳng của tử cung động vật. Năm 1959, một số tác giả ở Quý Dương y học viện (Trung Quốc) đã chứng minh tác dụng giảm đau trên chuột nhắt trắng [4]. Theo N. Prakas và B. Ragavan [54], các dịch chiết khác nhau của Cyperus esculentus L. như acetone, ethanol 50%, chloroform, ether dầu hỏa có hoạt tính kháng khuẩn với một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Salmonella sp, Klebsiella pneumonia, Proteus vulgaris, Pseudomonas aeruginosa và Citrobabacter freundii, bằng cách sử dụng phương pháp khuếch tán đĩa. Dịch chiết aceton cho thấy hoạt động ức chế mạnh nhất với S. aureus, K. pneumoniae và P. vulgaris. Dịch chiết ethanol 50% ức chế mạnh nhất với E. coli, S. aureus và Salmonella sp. Dịch chiết chloroform ức chế mạnh nhất sự tăng trưởng của S. aureus, trong khi đó dịch ether dầu hỏa cho kết quả tích cực đối với Salmonella sp. Tất cả các dịch chiết rất nhạy cảm với C. freundii. Theo V. S. Rakotonirina và cộng sự [64] dịch chiết tổng từ thân rễ của C. articulatus dường như không có tác dụng gây mê hoặc gây tê. Tuy nhiên, khi so sánh với diazepam, C. articulatus dường như không có tác dụng giãn cơ. Khi kết hợp với natri thiopental hoặc diazepam, dịch chiết tổng gây cảm giác ngủ và tăng thời gian ngủ mà không có tác dụng giảm đau đồng thời. Các nghiên cứu cho thấy thân rễ của C. articulatus có tính chất dược lí tương tự như các thuốc an thần. Theo H. G. Anwar và H. J. Khalid [44] dịch chiết nước - methanol của C. scariosus có tác dụng bảo vệ gan với liều 500mg/kg. Thí nghiệm được tiến hành trên chuột, gây tổn thương gan bằng acetaminophen và CCl4. Theo E. Ngo Bum và cộng sự [40] dịch chiết methanol từ thân rễ của Cyperus articulatus có hoạt tính chống co giật ở chuột. Liều ED50 để bảo vệ chống co giật là 306 (154 - 541) mg/kg cho các thử nghiệm tiêm màng bụng pentylenetetrazol (gây ra cơn động kinh) và 1005 (797 - 1200) mg/kg cho gây sốc bằng điện. Theo S. Kilani và cộng sự [61] dịch chiết ethyl acetate và các flavonoid của C. rotundus có hoạt tính chống oxy hóa, ức chế enzyme xanthine oxidase với giá trị IC50 là 185 và 240 mg/ml; ức chế superoxide anion với IC50 là 150 và 215 mg/ml. Ngoài ra, các tác giả còn đánh giá hoạt tính sinh học của catechin, acid ferulic và luteolin. Kết quả cho thấy, luteolin có tác dụng mạnh nhất trên việc giảm sản xuất acid thiobarbituric (MDA=1,5nm), ức chế đáng kể sự gia tăng của các tế bào K562 (IC50 = 25mg/ml) và bảo vệ chống lại các tác nhân oxy hóa khử như H2O2/ UV. Theo G. M. Rukunga và cộng sự [41] hai sesquiterpene là corymbolone và mustakone, được phân lập từ dịch chiết chloroform của thân rễ Cyperus articulatus có hoạt tính chống Plasmodia. Trong đó, mustakone có hoạt lực mạnh hơn corymbolone khoảng 10 lần đối với chủng Plasmodium falciparum. Theo C. Thebtaranonth và cộng sự [37] các chất được phân lập từ thân rễ Cyperus rotundus là patchoulenone, caryophyllene α - oxit, 10, 12 peroxycalamenene và 4, 7 - dimethyl - 1- tetralone có hoạt tính chống sốt rét với EC50 = 10-4 - 10-6 M. Endoperoxide và 10, 12 - peroxycalamene có tác dụng mạnh nhất tại EC50 = 2.33 x 10-6 M. Theo J. S. Eun và cộng sự [49] dịch chiết ethanol của C. rotundus có tác dụng chống kết tập tiểu cầu và phụ thuộc vào nồng độ collagen, thrombin và acid arachidonic. Trong tám hợp chất của C. rotundus, (+)-nootkatone có tác dụng ức chế mạnh nhất trên collagen, thrombin và acid arachidonic. A. R Nishikant và cộng sự [30] đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của C. rotundus trên alloxan gây tăng đường huyết ở chuột. Kết quả cho chuột uống 500mg/kg dịch chiết (một lần một ngày, trong 7 ngày liên tiếp) làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Theo S. J. Uddin và cộng sự [60] dịch chiết methanol và ether dầu hỏa của thân rễ C. rotundus, dùng đường uống với liều 250 và 500 mg/kg thể trọng, cho thấy có tác dụng chống tiêu chảy rõ rệt trên mô hình chuột gây tiêu chảy bằng dầu thầu dầu. Phần dịch chiết ethyl acetate không có tác dụng này. Theo H. Bae và cộng sự [42] đã nghiên cứu về phát triển dòng Th1/Th2 in vitro từ các tế bào lympho T thu được từ lá lách của chuột BALB/c cho thấy dịch chiết nước của củ gấu tăng cường phát triển dòng Th1 (tế bào hỗ trợ) bằng cách tăng tiết cytokine Th1 và làm giảm phát triển dòng Th2 bằng cách ức chế sản xuất cytokin Th2. Vì vậy, dịch chiết củ gấu có thể ngăn ngừa dị ứng hoặc cải thiện các triệu chứng dị ứng. Như vậy, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lí của chi Cyperus bao gồm một số tác dụng như: giãn cơ trơn, giảm đau, kháng khuẩn, chống oxy hóa, bảo vệ gan, an thần, chống co giật, chống tiêu chảy, hạ đường huyết, chống sốt rét, chống kết tập tiểu cầu, chống dị ứng. 1.2. Tổng quan về loài Cyperus stoloniferus Retz. 1.2.1. Vị trí phân loại của loài Cyperus stoloniferus Retz. Theo các tài liệu [4, 25, 33] cây cỏ gấu có: Tên khác: Cỏ cú, cú chồi, cú biển, cỏ biển, hương phụ biển, hải dương phụ. Tên khoa học: Cyperus stoloniferus Retz. Tên đồng nghĩa: Cyperus arenarius Hance ex C.B.Clarke, nom. Illeg Cyperus bulbosostoloniferus Steud. Cyperus conjunctus Steud. Cyperus littoralis R.Br. Cyperus mayeri Kük. Cyperus spadiceus Lam. Họ Cói: Cyperaceae 1.2.2. Đặc điểm thực vật của loài Cyperus stoloniferus Retz. Hình 1.1. Cây cỏ gấu biển Hình 1.2. Củ gấu biển Hình 1.3. Hoa của cỏ gấu biển Cây cỏ sống dai, cao 15-30cm. Thân rễ nằm bò dưới mặt đất, từng đoạn phình thành củ hình trứng, từ củ mọc lên thân khí sinh.Thân nhẵn, hình 3 cạnh. Lá rộng 2-3mm, gốc có bẹ ôm thân, đầu lá thuôn nhọn, gân chính rõ, cứng và bóng. Cụm hoa ở đỉnh, phân nhánh nhiều thành những bông xếp dạng ngù, bông kép hay cờ không đều, mỗi bông có trục nhẵn mang 3-20 bông nhỏ, các bông nhỏ gồm nhiều hoa, trục bông nhỏ có cánh, mỗi hoa mọc ở kẽ một lá bắc còn gọi là vảy, các vảy có màu nâu đỏ xếp thành dãy ở trên trục, hình trái xoan tù, hoa không có đài và tràng, nhị 3, bao phấn hình dải thuôn; bầu thượng, có một ô, một noãn, vòi nhụy hình chỉ, đầu nhụy dài và chẻ 3. Quả bế có 3 cạnh, màu đen nhạt chứa 1 hạt. Mùa hoa quả: tháng 3-7 [4, 23]. 1.2.3. Phân bố và sinh thái Cỏ gấu phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương. Tuy nhiên cỏ gấu biển chỉ có ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Đại Dương (Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Malaysia, Pakistan, Thái Lan, Việt Nam, Madagascar, quần đảo Ấn Độ Dương, đảo Thái Bình Dương) [55, 59, 66]. Ở Việt Nam, cỏ gấu có mặt ở khắp nơi, trừ vùng núi cao trên 2000m, cỏ gấu biển mọc tập trung trên các bãi cát, đất pha cát ven biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, ở các đảo và quần đảo như Cát Bà, Hòn Mê, Hòn Khoai, Phú Quốc, Côn Đảo, Trường Sa…[23] Cả hai loài cỏ gấu đều có thể sống được trên mọi loại đất. Cỏ gấu biển ưa ánh sáng, có khả năng chịu hạn và chịu mặn tốt. Vị thuốc có tên “hương phụ” ở Việt Nam, chủ yếu được khai thác từ thân rễ loài cỏ gấu biển. Hàng năm, các vùng ven biển từ Thanh Hóa trở vào có khả năng cung cấp từ 50-100 tấn loại dược liệu này cho nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. 1.2.4. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Bộ phận dùng: thân rễ phơi khô (Rhizoma cyperi). Thân rễ thường được thu hái vào mùa xuân, nhưng đào về mùa thu củ chắc và tốt hơn. Sau khi thu hái, vun củ thành đống để đốt, lá và rễ con sẽ cháy hết, lấy những củ còn lại phơi hay sấy khô. Ở Trung Quốc, có khi người ta lấy củ nấu qua với nước sôi hoặc đồ rồi mới phơi hay sấy [43]. Mô tả dược liệu: Thân rễ hình thoi, thể chất chắc; dài 1-5cm; đường kính 0,5-1,5cm. Mặt ngoài màu nâu hay nâu sẫm; có nhiều nếp nhăn dọc và đốt ngang (mỗi đốt cách nhau 0,1-0,6cm); trên mỗi đốt có lông cứng mọc nghiêng theo chiều dọc, về phía đầu củ, màu nâu hay nâu sẫm và có nhiều vết tích của rễ con. Vết bẻ có sợi bóng nhoáng. Cắt ngang thấy rõ phần vỏ màu hồng nhạt, trụ giữa màu nâu sẫm. Mùi thơm, vị hơi đắng ngọt, sau đó có vị cay [2, 4, 23]. Theo y học cổ truyền, trước khi sử dụng, củ gấu cần được chế biến. Có thể chế biến theo lối tứ chế (tẩm sao lần lượt bằng 4 phụ liệu khác nhau) hoặc thất chế (tẩm sao bằng 7 phụ liệu khác nhau). Tuy nhiên, phương pháp tứ chế được dùng phổ biến hơn. Phương pháp thất chế tốt hơn nhưng do chế biến phức tạp, nên ít được dùng. Cách làm hương phụ tứ chế: Loại bỏ hết rễ con và tạp chất, rửa sạch, phơi ráo nước, rồi chia đều làm 4 phần. Tẩm 1 phần bằng nước muối 5%, một phần bằng nước gừng 5%, một phần bằng giấm và một phần bằng rượu 35400 . Tẩm vừa đủ ướt, ủ riêng mỗi phần trong 12 giờ, rồi sao vàng. Khi dùng, để riêng từng phần hoặc trộn lẫn 4 phần với nhau tùy theo cách chữa bệnh (củ gấu đã chế biến mang tên hương phụ) [4]. Tuy nhiên, theo GS.TS. Đỗ Tất Lợi, củ gấu không chế biến gì cả tác dụng vẫn rất tốt. 1.2.5. Tính vị, công năng và công dụng Củ gấu là một vị thuốc được dùng khá phổ biến trong y học cổ truyền, trong dân gian có câu: “nam bất thiểu trần bì, nữ bất ly hương phụ” có nghĩa là chữa bệnh cho nam giới không thể thiếu trần bì và chữa bệnh cho nữ giới không thể thiếu hương phụ. Theo đông y, củ gấu có vị cay, hơi đắng, tính bình, quy vào các kinh can, tam tiêu. Có tác dụng lý khí, giải uất, kiện vị tiêu thực, thư can, điều kinh, chỉ thống chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, viêm tử cung mạn tính, băng lậu đới hạ, chữa can vị bất hòa, đau dạ dày, ăn không ngon, tiêu hóa kém, nôn mửa. Vị củ gấu qua các phương pháp sao tẩm khác nhau, có tính năng công dụng không giống nhau. Củ gấu sống (chưa qua chế biến) có tác dụng giải cảm, thông khí trừ đờm. Củ gấu sao đen có tác dụng cầm máu dùng trong trường hợp rong kinh. Củ gấu tẩm nước muối sao chữa bệnh về huyết; tẩm đồng tiện (nước tiểu trẻ em) sao, có tác dụng giáng hỏa trong chứng bốc nóng; tẩm giấm sao, có tác dụng tiêu tích tụ chữa các trường hợp huyết ứ, u báng; tẩm rượu sao có tác dụng tiêu đờm. Hương phụ tứ chế (tẩm muối, đồng tiện, giấm, rượu) được dùng chữa các chứng bệnh phụ nữ. Liều dùng hàng ngày: 6-12g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc cao hoặc thuốc viên. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác [4, 23]. 1.2.6. Một số bài thuốc chứa củ gấu Sau đây là một số bài thuốc có chứa thành phần củ gấu [5, 6, 8, 10, 17, 18, 21]: Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, huyết áp cao: Củ gấu 3g, ích mẫu 3g, ngải cứu 3g, bạch đồng nữ 3g. Sắc với nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. Muốn cho kinh nguyệt đều, uống đón kinh 10 ngày trước ngày dự đoán có kinh (thuốc hương ngải). Chữa kinh nguyệt không đều, kinh đến muộn, bụng dưới tức đau, lúc hành kinh có máu cục tím: Củ gấu 5g, đương quy 10g, thược dược 10g, xuyên khung 5g, ô dược 7g, ngải diệp 3g. Sắc nước uống. Chữa hành kinh đau bụng: Hương phụ sao 160g, duyên hồng 80g, phục linh chích thảo 40g. Đem tán nhỏ, mỗi lần lấy 8g hòa vào nước sôi uống (phụ nhân lương phương) Chữa băng huyết, rong huyết: Củ gấu sao đen, tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần. Nếu có kèm theo mê man, gia thêm bẹ móc đốt thành than tán bột uống với nước cơm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan