Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phân lập nấm ở trên cá rô đầu vuông (anabas testudineus )...

Tài liệu Nghiên cứu phân lập nấm ở trên cá rô đầu vuông (anabas testudineus )

.PDF
39
111
53

Mô tả:

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây ngày một phát triển mạnh mẽ về quy mô, hình thức cũng như diện tích nuôi. Trong đó nuôi trồng nước ngọt đang phát triển với nhiều đối tượng xuất khẩu như cá tra, cá basa… So với nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ và mặn thì nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã phát triển lâu đời và vẫn giữ vai trò quan trọng trong thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ nội địa. Nước ta có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nước lợ, nước mặn, nước ngọt vì có bờ biển trải dài từ Bắc tới Nam, nhiều sông lớn chảy ra biển và nhiều kênh rạch rất thuận tiện cho việc nuôi và đánh bắt thủy sản. Những năm gần đây viêc nuôi thủy sản nước mặn, lợ có nhiều biến đổi xấu ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản của cả nước, trong đó việc nuôi tôm tràn lan, sử dụng nhiều hóa chất và thuốc kháng sinh trong nuôi tôm đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng nguồn nước mặn và nguồn nước ngầm. Vì vậy việc nuôi thủy sản nước ngọt và nước lợ đang được chú trọng nhằm hạn chế việc nuôi tôm gây ô nhiễm và khôi phục nguồn nước. Ngoài các đối tượng nước ngọt quen thuộc như cá tra, basa, trắm cỏ, mè trắng, cá trê lai …thì cá rô đầu vuông đang được xem như đối tượng mới để đa dạng hóa sản phẩm cũng như nhằm đóng góp trong việc tiêu thụ nội địa và xuất khẩu thủy sản trong tương lai. Theo tài liệu của Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản tỉnh Hậu Giang, cá rô đầu vuông được ông Nguyễn Văn Khải, thuộc ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thuỷ phát hiện đầu năm 2008 với số lượng khoảng 70 con lẫn trong ao nuôi cá rô đồng. Đây là đối tượng có giá trị kinh tế với nhiều ưu điểm vượt trội như sức sống cao, dễ nuôi, với hệ số tiêu thụ thức ăn thấp, lớn nhanh, ít bệnh tật, kích thước lớn hơn nhiều so với cá rô đồng bình thường. Cá rô đầu vuông có thể sống được ở những nơi có điều kiện môi trường khắc nghiệt, thiếu ô xy. Tuy kích thước và trọng lượng rất lớn nhưng chất lượng thịt cá rô đầu vuông thơm ngon như cá rô đồng. Nếu thời gian nuôi cá càng kéo dài, kích thước và trọng lượng cá càng lớn chất lượng thịt cá cũng càng tăng theo trọng lượng cá, cá có thớ thịt dày, ít xương dăm hơn cá rô đồng bình thường rất nhiều. Đặc biệt cá đực, cái không khác mấy về kích cỡ, trọng lượng, hình thể tăng trưởng trong cùng một ao. Đây là sản phẩm đang được thị trường ưa chuộng và bán rất chạy với giá bán trung bình 30.000đ/kg đối với loại (100-120g/con). Hiện tại cá 1 rô đầu vuông đang được nuôi rất phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng Nai. Trong tương lai, loài cá này có thể philê để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.[8] Quy trình nuôi cá rô đầu vuông cũng giống như nuôi cá rô đồng bình thường không đòi hỏi kỹ thuật cao, chỉ cần quản lý tốt môi trường ao nuôi cộng với chế độ cho ăn hợp lý thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Hầu hết người nuôi thả cá với mật độ cao và sử dụng thức ăn công nghiệp làm cho môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm từ đó dịch bệnh phát sinh gây thiệt hại lớn. Những bệnh thường gặp đó là sình bụng, đen thân, nấm nhớt, xuất huyết…Trong đó bệnh do nấm thường xuất hiện vào mùa mưa khi nhiệt độ hạ thấp, nấm thường phát triển tốt ở nhiệt độ 18 – 25oC. Hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về bệnh gây ra trên cá rô đầu vuông. Xuất phát từ thực tế sản xuất kết hợp nguyện vọng bản thân được sự đồng ý của khoa Thuỷ sản và giáo viên hướng dẫn, tôi đã quyết định tiến hành đề tài: “Nghiên cứu phân lập nấm ở trên cá rô đầu vuông (Anabas testudineus ) nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Mục tiêu của đề tài: - Xác định nấm ở trên cá rô đầu vuông, thử nghiệm ảnh hưởng của pH và NaCl đến khả năng phát triển của nấm đã phân lập được. - Bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học và nâng cao kiến thức thực tế. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm sinh học cá rô đầu vuông 2.1.1. Phân loại[10] Cá rô đầu vuông - Tên Tiếng Anh: Square-head anabas - Tên Tiếng Việt: Cá rô đầu vuông Phân loại khoa học Ngành: Chordata Lớp: Anabantidae Bộ: Anabas Họ: Actinopterygii Giống: Perciformes Loài:Anabas testudineus Hình 2.1: Cá rô đầu vuông 2.1.2. Phân bố Cá được phát hiện và nhân giống đầu tiên vào năm 2008 từ ao nuôi của một hộ nông dân tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Hiện tại vẫn chưa rỏ nguồn gốc thật sự của loài cá này.[8] Cá rô đầu vuông là loài cá nước ngọt, sống ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam cá rô đầu vuông rất phổ biến ở miền Nam và miền Bắc.[10] 3 Ngoài tự nhiên cá sống trong sông, ao, hồ, mương vườn, ruộng, ngoài ra cá có thể sống ở các cửa sông lớn, miền núi ít gặp. Trong điều kiện nhân tạo, cá rô sống được trong bể xi măng, ao mương có diện tích nhỏ. Ngoài ra nếu cá ở nơi mát và bề mặt cơ thể được giử ẩm, cá có thể sống được ngoài không khí trong nhiều giờ nhờ có cơ quan hô hấp phụ trên mang sử dụng khí trời, đây là ưu thế trong việc vận chuyển và nuôi với mật độ cao trong ao.[10] 2.1.3. Đặc điểm hình thái[10] Cá rô đầu vuông có nguồn gốc xuất phát là cá rô đồng nên cá rô đầu vuông có hình thái không khác biệt so với cá rô đồng. Cá lớn đầu to và vuông, vẩy màu vàng sậm, đuôi xòe và đỏ lợt, mình dài và hơi cong, có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá. Cá rô đầu vuông có thân hình bầu dục, dẹp bên, cứng chắc. Đầu cá có hình hơi vuông, môi trề, bụng sệ, đuôi dài, vây dưới dày. Thân cá dài có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá. Miệng hơi trên, rộng vừa, rạch miệng xiên kéo dài đến đường thẳng đứng kẻ qua giữa mắt. Răng nhỏ nhọn. Mỗi bên đầu có hai lỗ mĩu, lỗ phía trước mở ra bằng một ống ngắn. Mắt to, tròn nằm lệch về nửa trên của đầu và gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang. Lúc nhỏ hình dáng cá rô đầu vuông giống như cá rô đồng bình thường nhưng khi cá có kích thước lớn. Đặc điểm khác giữa cá rô đầu vuông và cá rô đồng bình thường là cá đực và cá cái có tốc độ tăng trưởng tương đương (cá rô đồng cái bình thường tăng trưởng nhanh gấp đôi cá rô đồng đực). Phần trán giữa mắt cong lồi tương đương 1,5 đường kính mắt. Cạnh dưới xương lệ, xương giữa nắp mang, xương dưới nắp mang và cạnh sau xương nắp mang có nhiều gai nhỏ nhọn, tạo thành răng cưa. Lỗ mang rộng, màng mang hai bên dính nhau và có phủ vảy. Trên đầu có nhiều lỗ cảm giác. Vảy lược phủ toàn thân, đầu và một gốc vi lưng, vi hậu môn và vi đuôi, vảy phủ lên các vi nhỏ hơn vảy ở thân và đầu. Gốc vi bụng có một vảy nách hình mũi mác. Đường bên nằm ngang và chia làm hai đoạn: Đoạn trên từ bờ trên lỗ mang đến ngang các vi lưng cuối cùng. Đoạn dưới từ ngang các gai vi lưng cuối cùng đến điểm giữa gốc vi đuôi, hai đoạn này cách nhau một hang vảy. Gốc vi lưng lưng rất dài, phần gai gần bằng bốn lần phần tia mềm. Khởi điểm vi lưng ở trên vảy đường bên thứ ba và kéo dài đến gốc vi đuôi. Khởi điểm 4 vi hậu môn ngang vảy đường bên thứ 14 – 15, gần điểm giữ gốc vi đuôi hơn gần chót mõm và chạy dài dến gốc vi đuôi. Vi đuôi tròn, không chẻ đôi. Gai vi lưng, vi hậu môn, vi bụng cứng nhọn. Mặt lưng của đầu và thân có màu xám đen hoặc xám xanh và lựot dần xuống bụng, ở một số cá thể ửng lên màu vàng nhạt. Cạnh sau sương nắp mang có một màng da nhỏ màuv đen. Có một đốm đen đậm giữa gốc vi đuôi ngoài ra còn có một số điểm đen nằm rải rác trên thân. Đặc biệt, khác với cá rô đồng bình thường, giữa cá rô đầu vuông đực và cái không chênh lệch nhiều về kích cỡ, trọng lượng, hình thể tăng trưởng trong cùng một ao. 2.1.4. Dinh dưỡng[7] Cá bắt đầu ăn ngoài từ ngày thứ ba, thức ăn ưa thích của cá là những giống loài động vật phù du cỡ nhỏ trong ao như bọn giáp xác râu ngành, thậm chì chúng cũng ăn cả ấu trùng tôm cá. Khi trưởng thành cá có thể sử dụng nhiều loại thức ăn, nhưng thức ăn ưa thích của cá là động vật đáy như giun ít tơ, ấu trùng côn trùng, mầm non thuỷ thựcvật. Ngoài ra cá rô cũng có khả năng sử dụng thức ăn chế biến và phụ phẩm nông nghịệp rất tốt. Cá rô đầu vuông là loài cá dữ, ăn tạp, nhưng thiên về động vật. Tính dữ được thể hiện khi trong đàn cá có cá chết những con sống sẽ tấn công ăn thịt con chết hoặc trong giai đoạn cá giống, khi thiếu thức ăn những con cá lớn sẽ ăn những cá nhỏ, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của cá. Cá có hệ số tiêu thụ thức ăn thấp chỉ tốn 1,4kg thức ăn cho 1kg cá thành phẩm, trong khi nuôi cá rô đồng bình thường tốn tới 2kg thức ăn. Giai đoạn đầu cá sử dụng thức ăn có độ đạm 40% và giảm từ từ đến 32% ở giai đoạn thu hoạch. Cá thường được nuôi thương phẩm trong ao với mật độ dày từ 40-80con/m2. Với mật độ 80con/m2nếu nuôi tốt sau 3-4 tháng có thể cho năng xuất 70tấn/ha. Nếu nuôi thâm canh thì thức ăn cho cá rô đầu vuông chủ yếu là thức ăn công nghiệp hoặc chế biến: - Thức ăn công nghiệp nên có độ đạm từ 28-35% tùy giai đoạn cá nuôi mà cho thức ăn có độ đạm khác nhau. + Cá giai đoạn mới thả đến 1 tháng tuổi: Cho ăn 35% độ đạm, khẩu phần ăn 5-7% trọng lượng cơ thể. 5 + Cá giai đoạn 1 tháng đến 2 tháng tuổi: Cho ăn 30% độ đạm, khẩu phần ăn 4-6% trọng lượng cơ thể. + Cá giai đoạn 2 tháng đến thu hoạch: Cho ăn 28% độ đạm, khẩu phần cho ăn 2-3% trọng lượng cơ thể. - Thức ăn chế biến: Gồm 30% bột cá hoặc cá tạp xay nhuyễn, cám gạo 70%. Trộn 2 loại này lại nấu chín cho cá ăn, khẩu phần cho ăn tương tự như cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp. 2.1.5. Sinh trưởng Cá lớn rất nhanh, với thời gian nuôi 3 tháng trọng lượng cá nuôi có thể đạt 100-120g/con. Trung bình thời gian nuôi 4 tháng đầu có thể đạt trọng lượng 6 con/kg. Nếu nuôi kéo dài 7 tháng trọng lượng cá có thể đạt từ 500-800g/con. Cá bố mẹ nặng từ 0,7 đến 0,8 kg/con, nhiều cặp cá bố mẹ nuôi lâu ngày có thể đạt trọng lượng 900g/con. [10] Trong điều kiện nhân tạo, cá rô đầu vuông sống được trong bể xi măng, ao mương có diện tích nhỏ, ngoài ra nếu cá ở nơi mát và bề mặt cơ thể được giữ ẩm, cá có thể sống được ngoài không khí trong nhiều giờ nhờ có cơ quan hô hấp phụ trên mang sử dụng khí trời, đây là ưu thế trong việc vận chuyển và nuôi với mật độ cao trong ao.[7] 2.1.6. Sinh sản[10] Ngoài tự nhiên cá có tính sinh sản vào mùa mưa. Đầu mùa mưa cá di chuyển từ nơi sinh sống đến những nơi vừa ngập nước sau những đám mưa lớn đầu mùa như: ruộng, ao, đìa v.v… nơi có chiều sâu cột nước 30 – 40 cm để sinh sản. Cá rô đầu vuông không có tập tính giữ con. Cá rô đầu vuông thành thục sau 8 tháng tuổi. Loài cá này có tập tính giữ con, sinh sản tập trung vào mùa mưa, tháng 6-7 và có khả năng sinh sản nhiều lần trong năm. Cá nuôi khoảng 3- 4 tháng đã mang trứng. Ở chiều dài 10 – 13 cm, cá rô đầu vuông tham gia sinh sản lần thứ nhất, sức sinh sản cá cao đạt 30 – 40 vạn trứng/kg cá cái, trứng cá thuộc loại trứng nổi và có màu vàng. Cá đẻ 3 – 4 lần/năm. Theo Dương Nhựt Long (2003) trứng cá rô thành thục thường có màu trắng ngà hoặc màu trắng ngà hơi vàng, đường kính trứng sau khi trương nước dao động từ 1,1-1,2mm và trứng cá rô thuộc loại trứng nổi. Sức sinh sản của cá cao đạt khoảng 300.000 đến 700.000 trứng/kg cá cái. 6 2.2. Tình hình nuôi cá rô đầu vuông ở Thừa Thiên Huế Tại A Lưới: Nhằm góp phần đa dạng nguồn giống ntts nước ngọt, có giá trị dinh dưỡng cao, giá trị kinh tế lớn, Phòng Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu xây dựng mô hình “trình diễn nuôi cá rô đầu vuông”, với qui mô 5.000 m2 và 15.000 con cá giống. Tại Hội nghị được nghe cán bộ trực tiếp chỉ đạo báo cáo mô hình nuôi thử nghiệm cá Rô đầu vuông phát triển tốt, ít bị bệnh tật, tỷ lệ hao hụt thấp, đây là loài cá ăn tạp, phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu ở A Lưới, phù hợp cho các hộ dân, chất lượng thịt cá thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Cá rô đầu vuông là giống cá mới được nhập về từ các tỉnh đồng bằng sông cửu Long, ưu điểm là thịt thơm, ngon. Tổng kinh phí thực hiện: 50.000.000 đồng; Quy mô: 10 hộ, diện tích ao mỗi hộ từ 300 m2 – 400 m2. Địa điểm thực hiện: tại 5 xã Hồng Kim, Nhâm, Hồng Trung, Bắc Sơn và Hương Phong với 15000 con giống, thức ăn, vôi bột khử độc trong ao, đồng thời cử cán bộ chuyên trách thường xuyên về hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho chủ hộ.[14] Đồng chí Văn Lập – Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT là cơ quan trực tiếp tham mưu cho UBND huyện triển khai mô hình đã đã chủ trì phát biểu tại Hội nghị. Đây là mô hình đầu tiên triển khai trên địa bàn huyện A Lưới, rất mới, ít kinh nghiệm do đó trong quá trình triển khai còn thiếu sót không ít một số quy trình kỷ thuật. Tuy nhiên qua 3,5 tháng triển khai thực hiện, nhận thấy rất thành công, cá phát triển rất nhanh (150-200gam/con), ước giá trị thu được sản lượng: 2.100kg; Năng suất: 4,2 tấn/ha; Tổng giá trị: 147.000.000đ hiệu quả kinh tế đem tại thu nhập cho bà con khoảng 82.000.000đ. Đây là mô hình cần nhân rộng trên địa bàn huyện trong năm 2013.[14] Tại Hương Trà: Hội nghị tổng kết mô hình nuôi cá rô đầu vuông ngày 28-12-2012 cho thấy. Mô hình nuôi thử nghiệm nuôi 3 ha tại các xã Hương Vân , Hương Văn và Hương Toàn. Sau 5 tháng thả nuôi các hộ thu về 53,4 triệu đồng, trừ chi phí giống, thức ăn, công chăm sóc, các hộ lãi ròng 21,3 triệu đồng. Trong thời gian tới Trạm Khuyến Nông – Lâm – Ngư Hương Trà tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá rô đầu vuông trên toàn địa bàn.[13] Quảng Điền và Phú Vang: Năm 2011, được sự giúp đỡ hỗ trợ của Chương trình Hỗ trợ nghành thuỷ sản giai đoạn 2 (FSPS II); Trung tâm Khuyến nông – lâm – ngư phối hợp với ban tư vấn trong nước đã tổ chức hoạt động “Tập huấn quy trình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông trong ao đất kết hợp làm mô hình trình diễn”. Cho nông nghèo ở 2 xã Quảng Thái – huyện quảng Điền và Vinh Thái – huyện Phú Vang.[12] 7 Theo đánh giá bước đầu đến nay sau 1 tháng nuôi cá phát triển tốt tỷ lệ sống ước đạt 94%, trọng lượng bình quân đạt 30g/con, dự kiến sau 3 tháng nuôi sản lượng đạt 160kg, hiệu quả kinh tế là 2.144.000 đồng/2.000m2 ao. Bên cạnh việc xây dựng mô hình trình diễn, các chuyên gia đã kết hợp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 40 hộ là nông ngư dân nghèo của 2 xã Quảng Thái và Vinh Thái.[12] Đây là một mô hình mới phù hợp với quy mô đầu tư và có khả năng nhân rộng cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Mặc dù cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi mới nhưng có nhiều triển vọng để phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại Hương Thủy: Anh Ngô Phước Hảo, cán bộ Phòng Kinh tế thị xã Hương Thủy cho biết: “Từ ngân sách địa phương, năm 2011 Phòng Kinh tế thị xã Hương Thủy xây dựng mô hình thí điểm cá rô đầu vuông trên diện tích 1,3 ha. Mô hình được thực hiện 13 hộ gia đình. Mỗi hộ thả nuôi trên diện tích 1.000m2, được hỗ trợ giống, thức ăn, thuốc thú y và kỹ thuật, với kinh phí 4 triệu đồng. Mô hình được thực hiện từ tháng 11/2011, đến nay cá phát triển tốt, một số hộ thu tỉa bán với giá 80 ngàn đồng/kg. Đây là đối tượng nuôi mới, tỷ lệ sống cao, giúp bà con đa dạng đối tượng nuôi”.[12] 2.3. Tình hình nghiên cứu bệnh nấm trên động vật thủy sản 2.3.1. Trên thế giới Trên thế giới bệnh nấm trên cá được nghiên cứu rất sớm (Swan, 1889). Vào những năm 1960 bệnh nấm đã xuất hiện trên tôm càng đỏ ở Tây Ban Nha và lan sang các đảo Anh Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Nauy. Nấm đã làm tổn thương lớp kitin và mô bệnh làm tôm chết nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 100%. Loài nấm gây ra thiệt hại trên là Aphanomyces astaci(Sharon and Rohana,2004).Đến những năm 1974, Ameson đã phân lập được Lagenidium sp gây ra hiện tượng chết hàng loạt trên ấu trùng tôm sú. Năm 1972, dịch bệnh lở loét (EUS-Epizootic Ulcerative Syndrome) xảy ra ở Úc sau đó lan sang nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện từ những năm 1973, dịch bệnh đã gây thiệt hại cho nghề nuôi cá ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới (Bùi Quang Tề,1994). Rất nhiều loài cá cũng ảnh hưởng của loại bệnh này, có trên 100 loài cá bị nhiễm bệnh lở loét (Frerich,1998). Năm 1980, Hatai đã phân lập được chủng nấm Aphanomyces piscicida trên cá bị bệnh lở loét ở Nhật Bản. Nấm Aphanomyces sp cũng được phân lập từ cá bị bệnh lở loét ở Châu Á và Úc(Callinan,1995;Lilley,1997). Năm 1997, Chutina Hanjavanit và ctv cũng đã phân lập được Aphanomyces sp trên cá lóc nuôi ở Singapore. Năm 1999, 8 Suprance Chinabut and Ronal J.Robets cũng đã phân lập được loài nấm Aphanomyces invadans trên cá bị lở loét.[1] Năm 1996, Lightner cũng đã phân lập được Lagenidium sp trên trứng và ấu trùng cua xanh(Scylla spp), và (Callinectes spp), tỷ lệ nhiễm rất cao, khi bệnh xảy ra có 90% trứng và ấu trùng bị nhiễm nấm. Trứng và ấu trùng tôm hùm Châu Mỹ(Homarus spp) cũng bị tác hại của bệnh nấm, thường nhiễm nặng loại nấm Lagenidium sp gây chết 90% ấu trùng (Nison, 1976; CJ.Sinderman, 1990). Năm 1995, Nakamura nghiên cứu bệnh nấm trên trứng và ấu trùng cua xanh(Scylla serrata) ở Indonesia đã xác định được loài nấm Lagenidium thermophilum. Từ ấu trùng Zoea và trứng ghẹ(Portunus pelagicus) bị bệnh nhiều tác giả đã phân lập được 3 giống nấm khác nhau đó là: Lagenidium callinectes, Haliphthoros milfodensis và Atkinsienlla okinawaersis (K.Hatai, 2000). Bào ngư (Haliotis sp) được nuôi ở Nhật Bản cũng bị bệnh do nấm Atkinsienlla, bệnh gây ra tỷ lệ chết cao (K.Hatai, 2000).[15] Năm 1999, Motarda đã phân lập được loài nấm Saprolegnia salmonis trên cá hồi(Onchrhynchus nerka). Loài nấm này đã làm cho cá có hiện tượng lở loét ở đầu và các vây, gây thiệt hại lớn ở giai đoạn nuôi thương phẩm.[1] Hai giống nấm Acremonium và Fusarium đã được phân lập trên cả 2 đối tượng thủy sản nước ngọt và nước lợ ( Yanong, 2003; Khoa et al, 2004; Khoa and Hatai, 2005; Duc et al, 2009; Trần Ngọc Tuấn và Phạm Minh Đức , 2010). Đối với cá nhiễm Fusarium, Hatai et al, (1986) và Crow et al (1995) đã mô tả dấu hiệu như đốm trắng trên thân cá, các vết phù phần đầu và nhớt có màu trắng đục.[3] Một số loài cá như cá chép, cá măng, cá hồi, cá rô phi và cá tra ở cả giai đoạn trứng và nuôi thương phẩm được ghi nhận nhiễm nhóm nấm noãn, Oomycetes (Kitancharoen et al., 1995; Kitancharoen et al., 1997; Hussein and Hatai, 1999; Chukanhom and Hatai, 2004; Loan et al., 2006; Panchai et al., 2007). Các ghi nhận trước đây cho thấy giống nấm Achlya thuộc nhóm nấm noãn, Oomycetes, gây bệnh chủ yếu trên trứng và các loài cá nước ngọt (Yanong, 2003). Khi ký sinh trên cá, các sợi nấm tập trung thành búi như bông gòn bên ngoài cơ thể ký chủ và phát triển nhanh (Neish and Hughes, 1980; Kabata, 1985). Sự tương đồng về các đặc điểm hình thái, quá trình sinh sản vô tính và các dấu hiệu bệnh lý giữa các chủng thuộc loài Achlya bisexualis với loài nấm được phân lập trên cá lóc giống trong nghiên cứu này cũng được tìm thấy. Loài Achlya bisexualis được ghi nhận nhiễm trên trứng và cá rô phi vằn bột, 9 Oreochromis niloticus ở Thái Lan (Panchai et al., 2005; Panchai et al., 2007), trên trứng cá tra dầu ở Thái Lan (Abking et al., 2009).[3] 2.3.2. Ở nước ta Trong những trại sản xuất giống nước ngọt và nước lợ ở Việt Nam, bệnh nấm có khả năng gây ra những đợt dịch lớn, gây thiệt hại đáng kể đến sản xuất giống (Khoa,2004). Bệnh nấm thủy my đã gây ra hiện tượng ung trứng cá, đặc biệt là trứng cá chép, khi bệnh xảy ra phải xả bỏ hoàn toàn (Bùi Quang Tề,1994).Bệnh nấm đã từng gây ra hiện tượng chết hàng loạt ấu trùng tôm sú (Đỗ Thị Hòa, 2004), tác nhân gây hiện tượng này là Lagenidium sp.Tôm nuôi ở Việt Nam thường hay bị bệnh đen mang, một trong những nguyên nhân chính là do nấm Fusarium (Khoa,2004), từ những ao tôm bị bệnh đen mang, tác giả đã phân được loài nấm Fusarium incarnatum, Fusarium solani.[1] Tháng 11 năm 2008, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Ty đã nghiên cứu hội chứng lở loét ở trên cá nước ngọt, phân lập từ vết loét từ cá bệnh đã phát hiện được một số giống nấm thuộc giống Aphanomyces, Achlya, Saprolegnia có tác dụng làm tăng mức độ của bệnh, tăng tỷ lệ chết. 2.4. Một số bệnh nấm gây ra ở trên động vật thủy sản 2.4.1. Bệnh nấm thủy my[1] Tác nhân gây bệnh: Gây bệnh là một số loài thuộc các giống: Leptolegnia, Saprolegnia và Achlya; Họ Saprolegniaceae; Bộ Saprolegniales. Dấu hiệu bệnh lý: - Khi cá bị bệnh nhẹ rất khó phát hiện bằng mắt thường, khi phát hiện được bằng mắt thường thì bệnh đã nặng. Đầu tiên, trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, 1 đầu sợi nấm bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước. Nấm thủy my có thể tiết ra chất làm tan rã protein của tế bào tổ chức cơ thể cá, kích thích tế bào tổ chức tiết ra dịch nhờn làm cản trở hô hấp và tuần hoàn. Cá bị bệnh nấm thủy my có hiện tượng bơi lội hỗn loạn, không bình thường, do bị kích thích ngứa ngáy, thích cọ sát vào các vật thể trong nước, làm tróc vẩy trầy da tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh xâm nhập làm cá bị bệnh nặng hơn và tác hại sẽ nghiêm trọng thêm. - Nấm thủy my còn có thể ký sinh làm ung trứng cá. Phần gốc của sợi nấm cắm sâu vào màng trứng, phần ngoài của sợi nấm lơ lửng trong nước tủa ra xung quanh, nhìn trứng cá giống bị nấm thủy my giống như hoa gạo. Trứng cá 10 bị nhiễm nấm thường chết (ung), với nhân trứng chuyển sang màu trắng đục. Trong bể ấp, nấm thủy my thường phát triển đầu tiên ở các trứng ung do không được thụ tinh, sau lây sang các trứng khỏe và làm trứng bị chết. Nếu không có tác động kịp thời có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ cá bột, hoặc đôi khi phải xả bỏ hoàn toàn. Phòng bệnh cho cá: - Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp gồm các bước quan trọng sau: + Ngăn chặn sự xâm nhập và kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh. + Nâng cao sức đề kháng của đvts nuôi. + Quản lý môi trường nuôi thích hợp và ổn định. Ngoài ra còn chú ý đến một số vấn đề sau: - Đối với ao nuôi cá thịt + Tẩy dọn ao trước mỗi vụ nuôi bằng cách vét bớt bùn, vét sạch chất thải của đơt sản xuất trước để lại, phơi nắng đáy ao. Dùng vôi bột để sát trùng diệt tạp và cải thiện độ pH + Nuôi cá với mật độ thích hợp và tránh những tác động cơ học hoặc do ký sinh trùng làm cá bị thương tổn, tạo điều kiện cho bào tử nấm xâm nhập và gây bệnh. + Về mùa đông cần quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng đầy đủ để cá chống rét và duy trì sức đề kháng. Ngoài ra cần áp dụng các biện pháp để duy trì và ổn định nhiệt độ trong ao bằng nhiều cách: chuyển cá vào ao có độ sâu lớn, phủ bèo tây trên 2/3 mặt ao. + Với đàn cá bố mẹ, kết hợp trong các lần kiểm tra cá, để dùng các loại thuốc sát trùng bôi lên các vết thương tổn để phòng sự phát triển của nấm: Cồn iod bão hòa, thuốc tím 1%, thuốc chống nấm khác. - Đối với trứng cá + Nuôi vỗ cá bố mẹ, nhất là cá chép theo đúng quy trình kỹ thuật để cá bố mẹ có chất lượng tuyến sinh dục tốt. Cho cá đẻ với tỉ lệ đực cái phù hợp để tỉ lệ thụ tinh là cao nhất giảm lượng trứng ung do không thụ tinh trong bể. 11 + Chọn ngày cá đẻ có nhiệt độ thích hợp, không nên cho cá đẻ vào ngày có nhiệt độ thấp, thời gian phát triển phôi kéo dài tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và phát triển. Trong quá trình ấp trứng, phải thường xuyên vệ sinh mạn tràn để nước lưu thông tốt. + Đối với trứng cá chép, cần lựa chọn giá thể và sát trùng giá thể bằng thuốc sát trùng trước khi cho vào bể đẻ. Khi trứng đã bám vào giá thể, ngâm giá thể có trứng trong NaCl 2%, xanh methylen 5-7 ppm trong 10-15 phút, 1-2 lần/ngày. + Trong các mùa xuất hiện bệnh, định kỳ 1-2 lần/tháng phun thuốc Potassium dichromate 20-24 g/m³. bôi trực tiếp dung dịch Potassium dichromate 5% hoặc iodine 5% lên các vết thương tổn trên cá bố mẹ + Dùng nước muối tắm cho cá với nồng độ 25 kg/ m³ /10-15 phút hoặc 10kg/ m³ /20 phút. Dùng KMnO4 với nồng độ 100g/m, CuSO4: 100g/ m³ /10-30 phút, đối với trứng có thể dùng 50g/ m³ /1giờ Phương pháp trị bệnh: - Đối với cá bệnh, có thể dùng một số hóa chất để trị bệnh nấm thủy my: Methylen 2 – 3ppm và lặp lại 2 lần trong 1 tuần. - Đối với trứng cá, khi bệnh mới xuất hiện, dùng thuốc kịp thời cũng chỉ cứu được những trứng còn khỏe mạnh, phôi phát triển tốt. Thường dùng các loại hóa chất sau: NaCl 2-3%, Methylen 2-3ppm, formol 1/500-1/1000 tắm cho trứng trong thời gian 5-15 phút, tắm 2 lần/ngày. - Năm 1997, Kishio Hatai và các cộng sự của ông đã thử nghiệm nước Hydrogen Peroxide (nước oxy già-H2O2) ở tỷ lệ hoạt tính là 31%, để diệt nấm ở trứng cá hồi, kết quả cho thấy ở nhiệt độ 130C, trong thời gian 60phút, H2O2 ở nồng độ d” 1000 µg/ml không gây hại cho trứng cá hồi. Đặc biệt khi dùng H 2O2 ở nồng độ 250-1000 µg/ ml có khả năng ức chế, kìm hãm và tiêu diệt sự phát triển của nấm Saprolegnia và Achlya và hạn chế gần như hoàn toàn sự nẩy mầm của các bào tử nấm. Khi dùng để trị bệnh nấm thủy my trên trứng cá hồi ở nhiệt độ 130C, sau thời gian 60 phút cho kết quả rất khả quan, tỷ lệ nở của các lô thí nghiệm có dùng thuốc với nồng độ 250, 500 và 1000 µg/ml có tỷ lệ nở tương ứng là 37,4%, 46,6% và 67,6%, trong khi ở lô đối chứng, là 7,8%. Như vậy, H2O2 là một loại thuốc có tác dụng diệt nấm ở động vật thủy sản, tuy vậy, tùy theo điều kiện nhiệt độ nước mà lựa chọn nồng độ cho thích hợp. 12 2.4.2. Bệnh nấm mang[1] Tác nhân gây bệnh: - Gây bệnh nấm mang ở cá là một số loài thuộc giống Branchiomyces, có cấu tạo dạng sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp. Dấu hiệu bệnh lý: - Các bào tử nấm bám vào mang phát triển thành các sợi nấm, phá hoại các tổ chức mang, lấp kín các mao huyết quản làm mất tác dụng hô hấp của mang. Mang chuyển màu hồng nhạt, hoặc trắng bạc. - Cá bệnh có các tơ mang sưng to, tiết dịch dính bết chúng lại với nhau. Hoạt động của mang bị cản trở, hô hấp khó khăn, cá thường nổi đầu, hay tập trung ở dòng nước chảy, bỏ ăn. Khi bệnh nặng, các khuẩn ty và bào tử nấm theo mạch máu, di chuyển đến tim và một số bộ phận khác. Bệnh thường xảy ra ở dạng cấp tính, bệnh lý phát triển rất nhanh, làm cá giống có thể chết hàng loạt. Phòng và trị bệnh: - Đây là bệnh vẫn chưa có thuốc chữa trị hữu hiệu, chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Để phòng bệnh cũng áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, giảm ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi, tránh nước thải từ trại nuôi gia cầm, nếu dùng phân chuồng phải ủ kỹ với vôi 10%, loại bỏ cá bị bệnh ra khỏi quần đàn. 2.4.3. Hội chứng lỡ loét ở cá [1] Tác nhân gây bệnh: - Nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp với các tác nhân truyền nhiễm gồm virus, vi khuẩn, nấm và cả ký sinh trùng. Trong đó virus Rhabdovirus Carpio được xem như là tác nhân nguyên phát của bệnh. Virus chỉ xuất hiện vào giai đoạn đầu của bệnh, làm kìm hãm hệ thống miễn dịch, từ đó cá dễ mẫn cảm với các loài mầm bệnh khác như vi khuẩn Aeromonas hydrophyla, A.sorbia, Pseudomonas fluorescens…, nấm và ký sinh trùng. Dấu hiệu bệnh lý: - Da cá trở lên sậm màu, trên thân, đầu, vây, đuôi xuất hiện các đốm màu đỏ rồi hình thành vết loét, chúng lan rộng dần, có khi ăn sâu đến xương. Vảy bị rụng. - Thời gian mắc bệnh thay đổi tuỳ thuộc vào loài cá, khí hậu và chất lượng nước. 13 Phòng và trị bệnh: Phòng bệnh: - Nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh chung như: + Dọn tẩy ao, phơi đáy ao, bón vôi… + Quản lý môi trường ao thật tốt dùng Yucca fish định kỳ xử lý đáy ao 2-3 tuần/lần… + Thả mật độ vừa phải, chọn giống tốt. + Cho ăn đầy đủ, không thừa thức ăn. Nên trộn liên tục các loại thuốc bổ như: Bio-activit, Nutri-fish, Biozyme, Bio-Sorbitol, Vitamin C premix. + Diệt nấm và các loại ký sinh trùng bằng Fighting 10ml/1.000m³ nước hoặc SG.Copper fish 1lít/1.000m³ nước, 2 tuần/lần. Diệt khuẩn và các loại sán trong nguồn nước bằng thuốc khử trùng BKC for Fish 1lít/1.000m³ nước, định kỳ 2 tuần/lần. Trị bệnh: + Dùng các loại kháng sinh như Kana-Ampicol, Enro-Ampitrim, Bioflum, F-2… trộn vào thức ăn theo liều lượng hướng dẫn, cho ăn 5-7 ngày liên tục. + Trên cá con, có thể dùng muối ăn nồng độ 2-3%, tắm trong 3-10 phút hoặc dùng Formalin nồng độ 500ppm (500ml/m³ nước), tắm trong 10-15 phút. + Đối với cá lớn, dùng Formalin nồng độ 150ppm, tắm trong 30-40 phút. 2.4.4. Bệnh nấm nhớt[10] Tác nhân gây bệnh: Do cá bị nhiễm các giống nấm Fusarium, Acremonium và Geochitrum gây ra. Ngoài ra cá cũng bị nhiễm khuẩn (tác nhân cơ hội). Dấu hiệu bệnh lý: - Khi cá phát bệnh đang bơi trong nước, ta thấy trên thân cá có những đốm trắng đục giống như bông kéo dài trong nước tập trung trên thân, vẩy xù xì và da cá tiết nhiều nhớt ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm. Nguyên nhân gây bệnh do nước ao nuôi thấp hoặc thời tiết thay đổi đột ngột, giao mùa hoặc trời trở lạnh. Đặc biệt thường phát bệnh khi lượng nước trong ao nuôi giảm, môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm, mật độ cá nuôi trong ao quá dày, cách chăm sóc và quản lý thức ăn, chất lượng thức ăn chưa tốt, tạo điều kiện cho nấm thủy my phát triển. 14 Phòng bệnh: - Phải lấy phương châm phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết. Muốn phòng bệnh tốt cần áp dụng một số biện pháp tổng hợp sau: - Chuẩn bị ao nuôi, cải tạo ao nuôi, xử lý ao nuôi bằng vôi bột với lượng 7 – 10kg/100m³ nước. Mật độ ao nuôi không quá dày từ 30 - 40 con/m2 - Định kỳ 5 – 7 ngày té vôi xuống ao với lượng 2 – 3kg/100m³ nước. - Định kỳ dùng Zeolai làm sạch đáy ao theo hướng dẫn trên bao bì hoặc định kỳ diệt mầm bệnh bằng thuốc tím với lượng 2g/m³ nước hòa tan tạt đều khắp ao. Trị bệnh: - Nếu nuôi ở ao có diện tích nhỏ có thể kéo cá chuyển vào bể hoặc thuyền. Dùng thuốc tím với lượng 10g/m³ nước tắm cho cá thời gian 30 – 60 phút. Formol với lượng 20ml/m³ tắm cho cá thời gian 30 – 60 phút và trị liên tục 3 – 5 ngày. Nên dùng đúng liều và sử lý vào lúc trời râm mát. - Khi nuôi ở diện tích lớn, không thể kéo cá lên được, để tiết kiệm thuốc giảm chi phí có thể tháo mức nước xuống ở mức từ 1 – 1,2m. Dùng Phèn xanh (CuSO2 5H2O). Nồng độ 0,2 – 0,5g/m³ nước hòa tan té đều khắp ao. - Dùng tiên đắc cho ăn phòng với lượng 50gam/250 kg cá cho ăn 1 ngày cho ăn 3 – 5 ngày liên tục. - Trị bệnh: 50 gam/50kg cá cho ăn 1 ngày cho ăn 5 ngày liên tục. Hình 2.2: Cá rô đầu vuông bị bệnh nấm 15 2.4.5. Bệnh nấm hạt (Dermocystidiosis)[4] Tác nhân gây bệnh: Nấm hạt Dermocystidium spp. Dermocystidium koi (ký sinh cá chép hình) bào tử hình cầu, đường kính 8-12 μm, bên trong có thể hình cầu sáng lệch về một bên. Dermocystidium kwangtungensis (ký sinh cá quả- Ophiocephalus maculates- hình) bào nang dạng hình sợi mảnh rất dài cuộn không đều, kích thước thay đổi chiều dài từ 6,5-84mm, nhưng chiều rộng hẹp (0,1-0,2mm). Cắt ngang bào nang hình tròn, thành bào nang mỏng, chiều dày 1,2-1,5μm. Bào tử hình cầu, đường kính 8,5 μm (6,5-10,3μm), bên trong có thể hình cầu sáng lệch về một bên đường kính 5,8 μm (2,9-7,4μm). Dermocystidium sinensis (ký sinh ở cá trắm cỏ) thể dinh dưỡng (trưởng thành) hình cầu, đường kính 9-17μm, trong tế bào chất có nhiều hạt nhỏ. Bào tử hình cầu, đường kính 13,8 μm (11,616,2μm), bên trong có thể hình cầu sáng lệch về một bên, đường kính 9,5 μm (8,0-11,0 μm). Dấu hiệu bệnh lý: Nấm hạt Dermocystidium spp. Thường ký sinh trên vây, cơ thể, mang cá, những chỗ bị bệnh sưng tấy màu hồng, hình dạng khác nhau (tròn, ôvan hoặc hình dài), kích thước khác nhau từ 1-2cm có khi lớn tới 10cm. Xung quanh chỗ sưng tấy có các đốm viêm nhỏ, chứa các bào tử. Phòng và trị bênh: Phòng bệnh: - Dùng thuốc tím (KMnO4) hoặc Formalin tắm cho cá giống phòng bệnh trước khi nuôi. Trị bệnh: - Tắm cho ĐVTS bằng Formalin nồng độ 200-300 ppm thời gian 30-60 phút hoặc phun xuống ao, bể nuôi 2 lần/ tuần thuốc Formalin nồng độ 10-20 ppm. Hoặc thay thế Formalin bằng thuốc tím (KMnO4). - Dùng Bronopol tắm cho cá 30ppm (30mg/l) thời gian 15 phút. Dùng 50ppm Bronopol để xử lý trứng cá trong thời gian 30 phút. 2.4.6. Bệnh nấm hạt – Ichthyophonosis [1] Tác nhân gây bệnh: giống nấm hạt Ichthyophonus, gồm Ichthyophonus hoferi, Ichthyophonus irregularis. Đây là một số giống nấm kí sinh trên một số cơ quan nội tạng của cá như gan, tim, lá lách, cơ quan sinh dục của cá. 16 Ichthyophonus hoferi thường quan sát thấy bào nang nghỉ trong mô cá, chúng có dạng hình cầu. Bào nang có đường kính từ 10 – 300μm, trong bao nang có từ vài đến hàng trăm bào tử, các bào tử phát triển trong bào nang. Sợi nấm nhô ra như chân giả từ thành bào nang và chân giả xâm nhập vào mô của vật chủ mới, phương pháp sinh sản này gọi là phát triển dạng sợi. Phương pháp sinh sản thư 2 gọi là sinh sản hợp tử, sự phát triển của hợp tử cũng được quan sát trong bào nang chín. Ichthyophonus phát triển ở nhiệt độ từ 3- 20 oC, thích hợp nhất 10 oC, ở nhiêt độ 30 oC nấm không phát triển. Dấu hiệu bệnh lý: Bên ngoài cơ thể có thể xuất hiện các vết loét nhỏ và sâu trên thân. Nấm chủ yếu nội kí sinh nên khi giải phẩu các cơ quan nội tạng như tim, gan, lách, thận và buồng trứng có các buồng trứng nhỏ. Khi cắt mô tế bào có thể thấy rõ sự tồn tại của nấm trong các tổ chức mô tế bào. Biện pháp phòng và trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Cho đến nay chưa có biện pháp phòng trị bệnh hữu hiệu. Tuy nhiên để phòng bệnh này người ta khuyến cáo không nên cho cá ăn là động vật sống nhiễm nấm. 2.5. Một số loại thuốc thường dùng để phòng trị bệnh nấm 2.5.1. Nhóm polyen (Nystatin, amphotericin)[1] Nystatin (mycostatin, nystan, nistat). Polyen được phát hiện năm 1954, có dạng màu vàng, ít tan trong nước, dễ bị hỏng bởi nhiệt. Hoạt tính: Làm thay đổi cấu trúc màng tế bào nấm , các xhất điện giải, nhất là kali thoát ra ngoài, làm xấo trộn hô hấp và thủy phân glycogen. Liều sử dụng: 0,1 – 0,3 ppm 2.5.2. Griseophuvin (fulcine, fulcigin, funvigin)[1] Được phát hiện năm 1993 từ penicilium griseofulvum, đến năm 1946 được dùng để trị bệnh nấm. Griseofulvum có dạng tinh thể màu trắng, không mùi, vị đắng, ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ, bền với nhiệt. Hoạt tính: Griseophuvin ức chế sự phân bào của nấm, nấm tạo thành nhiều tế bào nhiều nhân mà không phân bào được, chúng có tác dụng mạnh ở giai đoạn còn non và ở giai đoạn chuyển hóa. 17 Liều ức chế tối thiểu 0,5-2,5 ug/ml. 2.5.3. Nhóm Chidazol (ketoconazol)[1] Hoạt tính: dính vào các sterol làm thay đổi cấu trúc màng tế bào giống như polyen, làm thay đổi chuyển hóa DNA và RNA, làm tích tụ các peroxid gây độc cho tế bào nấm. 2.5.4. Thuốc tím- KMnO4[1] Thuốc tím có dạng tinh thể nhỏ, màu tím, không có mùi vị, dễ tan trong nước ngọt và mặn. KMnO4 có khả năng oxy hóa mạnh. Trong môi trường nước KMnO4 có khả năng tạo ra oxy nguyên tử mà chính nó tham gia vào quá trình oxy hóa các protein của tác nhân gây bệnh để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Trong thủy sản KMnO4 dùng để: sát trùng dụng cụ; tẩy ao; phòng trị một số bệnh như: nguyên sinh động vật, nấm. Nồng độ dùng 10 – 20ppm để tắm cho cá trong thời gian 30 – 40 phút tùy theo nhiệt độ nước. Ở Việt Nam người ta thường dùng KMnO4 để phòng và trị bệnh nấm thủy mi, nguyên sinh động vật. Liều dùng: 10 – 15 ppm tắm trong 0,5 – 1h ở nhiệt độ 20 – 30oC dùng 2 – 5 ppm cho thẳng vào bể ấp trứng. 2.5.5. Hydrogen peroxide- H202- nước oxy già[1] H2O2 → H20+[0] Nước oxy già có tính hoạt hóa mạnh. Dùng nước oxy già để làm tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước. Để tăng 1mg oxy/lít cần 4ml/m3 H2O2 nồng độ 50%. Dùng H2O2 để trị nấm: theo k.hatai, 1998 với liều dùng 1000 ug/l có thể diệt được hầu hết các loại nấm ký sinh gây bệnh ở động vật thủy sản trong điều kiện thí nghiệm Khi dùng nước oxy già chữa bệnh nấm cho trứng cá hồi với nồng độ 1000µg/ml, có tác dụng làm giảm 90% tỷ lệ trứng bị nhiễm nấm, tỷ lệ nở vẫn đạt gần 70%. 2.5.6. Chlorine[1] Chlorine có dạng bột màu trắng, sặc mùi clo, có khả năng oxy hóa mạnh, nên có tính diệt trùng cao, phổ diệt trùng rộng. Các hoạt chất clo tác dụng đến hoạt động các men, chúng có thể oxy hóa và ức chế sinh sản của vi khuẩn làm cho trao đổi chất bị rối loạn, ức chế sinh trưởng và sinh sản của vi khuẩn và 18 nấm. Các hợp chất clo được dùng nhiều trong các bể ấp, ao nuôi để tẩy trùng, phòng và trị bệnh, nồng độ dùng ổn định. Chlorine dùng cho cá với nồng độ 1ppm, dùng cho tôm với nồng độ 815ppm tùy vào điều kiện sục khí để sát trùng nước, dụng cụ. 2.5.7. Khí ozon (03)[1] 03→ 02+[0] Liều dùng: 0,5mg/l trong 15 – 30 giây, hoặc 0,1ml trong 60 giây có thể tiêu diệt được hơn 99% các loại vi sinh vật trong nước. Với một số loại virus có thể dùng với nồng độ cao hơn 0,5 – 1mg/l. Tuy vậy tác dụng phụ của loại khí này vẫn chưa được nghiên cứu. 2.5.8. Formaline- Formadehyde 36-38% - Formol – CH2O[1] Thực chất là Andehyde formic, hòa tan vào nước 35 – 40%. Tồn tại ở thể lỏng có mùi hăng và cay, dễ bay hơi. Formaline có tính khử rất mạnh, phổ diệt trùng rộng được dùng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Cơ chế tác dụng: làm biến đổi các aminoacid của sinh vật gây bệnh và tiêu diệt nó. Formaline được dùng để tẩy dọn ao, bể dụng cụ nuôi và xử lý nước. Dùng để phòng và trị một số bệnh do nguyên sinh động vật, nấm. 2.5.9. Xanh methylen[1] Xanh metylen có màu xanh nước biển đậm, kết tinh dạng hạt hình trụ sang bóng, không có mùi vị, để ra không khí không bị biến đổi, dễ tan trong nước và trong rượu. Tác dụng: tính oxy hóa mạnh làm mất hoạt tính của các men trong tế bào vi sinh vật và tiêu diệt nó. Liều dùng: tắm cho vật nuôi 2 – 5ppm/20 – 30 phút và lặp lại sau một tuần. Phun thuốc vào ao, bể với nồng độ 0,2 – 0,5ppm. 2.5.10. Polyvinyl- pvp iodine[1] Tính chất pvp-iodine có thể ở dạng dung dịch hoặc dạng bột, có khả năng hòa tan trong nước, có nồng độ hoạt chất từ 11-15%. Thuốc có tác dụng sát trùng mạnh, có khả năng diệt khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây bệnh trên động vật thủy sản. Liều dùng: xử lý nước ao: 1 – 2mg/m3 hay 1 – 1,3 g/m3, trong trại giống: xử lý nước 0,04ppm/24h: trong có tôm cá thì dùng 0,6 – 0,7ppm. 19 PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Một số giống nấm phân lập trên cá rô đầu vuông Vật liệu: Cá rô đầu vuông nuôi tại Thừa Thiên Huế, NaOH, HCl. 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm thu mẫu: Thu mẫu cá rô đầu vuông tại xã Thủy Dương huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế. Địa điểm phân tích mẫu: Phòng thí nghiệm Trung tâm thực hành, thực tập, nuôi trồng thủy sản Phú Thuận – Đại học Nông Lâm Huế. 3.1.3. Thời gian nghiên cứu Thời gian: từ ngày 02/1/2013 đến ngày 02/5/2013. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Phân lập nấm ở trên cá rô đầu vuông - Thử nghiệm ảnh hưởng pH và NaCl đến khả năng phát triển của nấm đã phân lập được. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng