Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng công ...

Tài liệu Nghiên cứu những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tại ban quản lý dự án giao thông ninh thuận

.PDF
129
48
118

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian dài học tập, được các Quý thầy cô của trường Đại học Thủy Lợi tận tình giảng dạy, đến nay tôi đã hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này. Trong quá trình viết đề cương và luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn và ý kiến đóng góp nhiệt tình của các Quý thầy cô trường Đại học Thủy lợi. Qua đây, tôi xin trân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy cô của Trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là các thầy cô Khoa Công trình, trường Đại học Thủy Lợi đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm Luận văn tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Dương Đức Tiến người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giao thông vận tải Ninh Thuận và Ban quản lý các dự án giao thông Ninh Thuận đã tạo điều kiện để tôi đi thực địa, cũng như cung cấp đủ dữ liệu, số liệu nghiên cứu trong quá trình hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tôi cố gắng tập trung hoàn thiện Luận văn bằng tất cả sự nhiệt huyết và năng lực của bản thân, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các Quý thầy cô và các bạn. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Học viên thực hiện Nguyễn Thành Long i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong Luận văn này do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện không trùng với bất kỳ Luận văn, đề tài nào đã công bố. Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Nguyễn Thành Long ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .............................................................................5 1.1 Dự án đầu tư xây dựng công trình.........................................................................5 1.1.1 Dự án đầu tư .......................................................................................................5 1.1.2 Dự án đầu tư xây dựng công trình ......................................................................6 1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình..........................................................10 1.2.1 Khái niệm quản lý dự án...................................................................................10 1.2.2 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ........................................12 1.2.3 Công cụ quản lý dự án ......................................................................................30 Kết luận chương 1 ....................................................................................................32 CHƯƠNG II: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NINH THUẬN .........................................................................................................33 2.1 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác QLDA đầu tư.......................................33 2.1.1 Đáp ứng được mục tiêu của dự án ....................................................................33 2.1.2 Hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư .........................................34 2.1.3 Nâng cao chất lượng, đảm bảo tuổi thọ của các công trình xây dựng .............34 2.1.4 Tính hiệu lực trong việc thực thi các quyết định của Nhà nước ......................35 2.1.5 Tính kinh tế trong hoạt động quản lý các dự án ...............................................35 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án đầu tư tại BQL dự án ..........35 2.2.1 Nhân tố con người quản lý dự án .....................................................................35 2.2.2 Cơ chế quản lý dự án đầu tư .............................................................................36 2.2.3 Công cụ quản lý dự án đầu tư ...........................................................................36 2.2.4 Tổ chức quản lý dự án đầu tư ...........................................................................38 2.3 Tổng quan về Ban quản lý các dự án giao thông Ninh Thuận ............................39 2.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của Ban quản lý .........................................................39 2.3.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ban quản lý .....................................................39 2.3.3 Các bên có liên quan trong quá trình quản lý dự án .........................................41 iii 2.4 Các mô hình quản lý dự án hiện nay, phân tích ưu nhược điểm: ........................44 2.4.1 Ban quản lý tổ chức quản lý dự án theo các bộ phận chức năng: ....................44 2.4.2 Ban quản lý dự án tổ chức quản lý dự án theo kết cấu tổ chức dạng dự án: ....47 2.4.3 Ban quản lý dự án tổ chức quản lý dự án theo ma trận: ...................................49 2.5 Tổng quan các dự án đã thực hiện và quản lý tại BQL giai đoạn 2010-2015.....52 2.6 Ví dụ về công tác quản lý dự án tại “dự án đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ thuộc hệ thống đường ven biển tỉnh Ninh Thuận” ..................................................................59 2.6.1 Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án ........................................................59 2.6.2 Công tác thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình..........................................61 2.6.3 Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu: .............................................................62 2.6.4 Quản lý thi công xây dựng công trình ..............................................................67 2.6.5 Quản lý chi phí .................................................................................................72 2.6.6 Quản lý chất lượng công trình ..........................................................................73 2.6.7 Công tác giải phóng mặt bằng: .........................................................................76 Kết luận chương 2 ....................................................................................................76 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG NINH THUẬN .........................................................................................................77 3.1 Thực trạng công tác QLDA tại BQL dự án các dự án giao thông Ninh Thuận ..77 3.1.1 Năng lực tổ chức bộ máy của Ban quản lý các dự án giao thông Ninh Thuận 77 3.1.2 Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án ........................................................78 3.1.3 Công tác lập, thẩm tra, phê duyệt thiết kế - dự toán .........................................79 3.1.4 Quản lý đấu thầu ...............................................................................................79 3.1.5 Quản lý thi công xây dựng công trình ..............................................................82 3.1.6 Quản lý chi phí .................................................................................................84 3.1.7 Quản lý chất lượng dự án .................................................................................85 3.2 Đánh giá công tác quản lý dự án tại BQL các dự án giao thông Ninh Thuận ....87 3.2.1 Những kết quả đạt được ...................................................................................87 3.2.2 Những hạn chế ..................................................................................................89 3.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế ......................................................................98 3.3 Phương hướng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các dự án giao thông Ninh Thuận trong giai đoạn 2015-2020 ......................................................................................102 iv 3.3.1 Phương hướng phát triển của BQL các dự án giao thông Ninh Thuận ..........102 3.3.2 Nhiệm vụ giai đoạn 2015-2020 ......................................................................104 3.4 Các căn cứ để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ..........................................105 3.5 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án tại Ban quản lý các dự án giao thông Ninh Thuận ...........................................................................105 3.5.1 Giải pháp kiện toàn bộ máy, bổ sung nhân sự ................................................105 3.5.2 Giải pháp đào tạo, bồi dường, nâng cao nghiệp vụ QLDA cho cán bộ..........108 3.5.3 Áp dụng công cụ kỹ thuật hiện đại vào quản lý dự án ...................................108 3.5.4 Giải pháp về cơ chế và tổ chức quản lý dự án đầu tư .....................................109 3.5.5 Các giải pháp về hoàn thiện công tác quản lý dự án theo nội dung quản lý ..110 3.5.6 Các giải pháp hoàn thiện các công tác cụ thể .................................................113 3.5.7 Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước ................................................118 Kết luận chương 3 ..................................................................................................119 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................120 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................121 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BC Báo cáo BCĐT Báo cáo đầu tư BCNCTKT Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi BCNCKT Báo cáo nghiên cứu khả thi BCKT-KT Báo cáo kinh tế - Kỹ thuật TKCS Thiết kế cơ sở BVTC Bản vẽ thi công QH Quy hoạch GPMB Giải phóng mặt bằng HSMT Hồ sơ mời thầu HSDT Hồ sơ dự thầu HSYC Hồ sơ yêu cầu HSĐX Hồ sơ đề xuất CP Chính phủ DA Dự án DAĐT XDCT Dự án đầu tư xây dựng công trình NSNN Ngân sách Nhà nước UBND Ủy ban nhân dân QLNN Quản lý nhà nước QLDA Quản lý dự án GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư ISO International Standardization Organization (hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý) vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Phân loại dự án ............................................................................................7 Bảng 1.2 Quy trình thực hiện dự án đầu tư XDCT .....................................................8 Bảng 1.3 Thứ bậc phân tách công việc theo các phương pháp .................................31 Bảng 2.1: Bảng ngân sách công việc ........................................................................38 Bảng 2.2 Các bên liên quan đối với công tác quản lý dự án tại BQL .......................42 Bảng 2.3 Các dự án của Ban quản lý giai đoạn 2010-2015 ......................................53 Bảng 2.4 Bảng kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư giai đoạn 2010-2015 ...................56 Bảng 2.5 Các gói thầu thuộc công trình đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ ......................62 Bảng 2.6 So sánh chi phí giữa lập, thẩm tra, thẩm định phê duyệt ...........................72 Bảng 2.7 Quy trình áp dụng dự án đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ ..............................73 Bảng 3.1 Thống kê nhân sự thay đổi trong các năm .................................................77 Bảng 3.2 Ví dụ các gói thầu xây lăp đường Huyện lộ 6 ...........................................81 Bảng 3.3 Tổng mức đầu tư các dự án giai đoạn 2010 - 2015 ...................................89 Bảng 3.4 Các công trình đầu tư trung hạn giai đoạn 2015 - 2020 ..........................102 vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1 Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình .................................15 Sơ đồ 1.2 Phân tách công việc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông ......31 Sơ đồ 2.1 Cây công việc............................................................................................36 Sơ đồ 2.2 Hệ thống thông tin trong quản lý dự án ....................................................38 Sơ đồ 2.3 Hoạt động của Ban Quản lý các dự án giao thông ...................................40 Sơ đồ 2.4 Mô hình Ban QLDA tổ chức quản lý dự án theo các bộ phận chức năng. 45 Sơ đồ 2.5 BQL dự án tổ chức quản lý dự án theo kết cấu tổ chức dạng dự án. .........49 Sơ đồ 2.6 BQLDA tổ chức quản lý dự án theo kết cấu tổ chức dạng ma trận. .........50 Sơ đồ 3.1 Đề xuất mô hình của Ban Quản lý các dự án giao thông .......................106 viii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài: Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia; nó được ví như mạch máu trong cơ thể con người, phản ánh trình độ phát triển của một địa phương, một vùng hay một quốc gia. Đặc biệt hơn, đây là một sản phẩm vật chất sử dụng vốn đầu tư rất lớn từ nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế. Với chủ trương của Đảng và Nhà nước đang đẩy nhanh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và kinh tế thị trường càng mở rộng thì nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách đầu tư xây dựng cho ngành Giao thông vận tải càng nhiều hơn, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Điều đó đòi hỏi Chúng ta cần phải tăng cường công tác quản lý dự án trong lĩnh vực này để đảm bảo sử dụng nguồn vốn nhà nước một cách hiệu quả và tiết kiệm. Về lĩnh vực đầu tư xây dựng, trong những năm vừa qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật, dưới luật, cơ chế, chính sách để quản lý dự án, chi phí và chất lượng đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và trong lĩnh vực xây dựng ngành giao thông vận tải nói riêng. Nhờ đó, đầu tư xây dựng trong lĩnh vực giao thông đạt được nhiều thành tựu, cơ sở hạ tầng đang từng bước xây dựng hoàn thiện theo quy hoạch, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Cùng chung sự phát triển ấy, tỉnh Ninh Thuận cũng được được các cấp, các ngành Trung ương quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp nhiều tuyến đường giao thông quan trọng trên địa bàn như: Quốc lộ 27, Quốc lộ 27B, Quốc lộ 1A, nâng cấp mở rộng nhiều tuyến đường tỉnh, đường huyện và các nội thị khác…, đặt biệt là việc đầu tư xây dựng hoàn thành tuyến đường ven biển của tỉnh nhằm phát huy thế mạnh tiềm năng kinh tế biển kết hợp với an ninh quốc phòng, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh và xóa đói giảm nghèo. 1 Song bên cạnh những thành tựu đạt được, quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải còn nhiều bất cập; một số điều luật, cơ chế, chính sách ban hành chưa phù hợp, chồng chéo, thiếu và chưa đồng bộ; Tình trạng buông lỏng trong công tác quản lý ở các công đoạn thực hiện dự án dẫn đến lãng phí, thất thoát hoặc làm suy giảm chất lượng công trình dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói chung và lĩnh vực giao thông vận tải nói chung. Để nghiên cứu hoàn thiện mô hình quản lý dự án trong thời gian tới, đặc biệt là công tác quản lý các công trình giao thông thiết yếu phục vụ 02 nhà máy điện hạt nhân và nhiều dự án chuẩn bị triển khai theo quy hoạch giao thông của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu những giải pháp nâng cao năng lực hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tại Ban Quản lý dự án giao thông Ninh Thuận” là có ý nghĩa lý luận và thực tế. 2. Mục đích của Đề tài: Mục đích nghiên cứu của luận văn là từ cơ sở lý thuyết về QLDA đầu tư, môi trường pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và từ phân tích thực trạng tình hình quản lý các dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án giao thông Ninh Thuận trong giai đoạn 2010 2015, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện những điểm yếu, còn tồn tại trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từ bước chuẩn bị đầu tư đến khi dự án đưa vào khai thác sử dụng và quyết toán công trình, từ đó hoàn thiện bộ máy của Ban Quản lý các dự án giao thông Ninh Thuận trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các các DAĐT xây dựng công trình giao thông do UBND tỉnh Ninh Thuận là cấp quyết định đầu tư, Sở GTVT làm Chủ đầu tư, BQLCDA giao thông Ninh Thuận làm đại diện chủ đầu tư, trực tiếp quản lý thực hiện các dự án từ khi có chủ trương đến khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng và quyết toán công trình. Từ năm 2009 trở về trước, các dự án do BQLCDA giao thông Ninh Thuận quản lý thực hiện còn ít và tổng mức đầu tư nhỏ; sau năm 2009, nhiều dự án do Ban quản lý các dự án giao thông Ninh Thuận có tổng mức đầu tư tương đối lớn, đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng hệ thống đường ven biển tỉnh Ninh Thuận với tổng 2 mức đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng. Vì vậy, để đề tài nghiên cứu có chiều sâu, cái nhìn tổng thể, chọn đối tượng nghiên cứu của luận văn là các DAĐT xây dựng công trình giao thông trong giai đoạn 2010 - 2015. Về đối tượng chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư, luận văn tập trung vào nghiên cứu bộ máy các phòng trực tiếp tham gia công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án giao thông Ninh Thuận, các bên có liên quan trong việc phê duyệt dự án, phê duyệt các công việc tiếp theo và quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã áp dụng các kiến thức đã được học ở các bộ môn trong chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý xây dựng của Trường Đại học Thủy lợi; có tham khảo thêm các tài liệu trong và ngoài nước trong lĩnh vực đầu tư và quản lý dự án đầu tư xây dựng. Để có số liệu cơ sở cho thực hiện đề tài, tôi đã thu thập các số liệu về tình hình thực hiện các dự án đầu tư của BQLCDA giao thông Ninh Thuận giai đoạn 2010 - 2015 (giai đoạn thực hiện nhiều dự án có quy mô tương lớn) và tìm hiểu về quá trình thực hiện công tác QLDAĐT tại Sở GTVT Ninh Thuận. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn chủ yếu là phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, điều tra, khảo sát… 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần hệ thống hoá, cập nhật và hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông; làm rõ nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong công tác quản lý dự án giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Những nghiên cứu này có giá trị làm tài liệu tham khảo cho các Ban Quản lý các dự án giao thông ở các tỉnh nghiên cứu áp dụng. b. Ý nghĩa thực tiễn 3 Những nghiên cứu này có giá trị làm tài liệu tham khảo cho các Ban Quản lý các dự án giao thông ở các tỉnh nghiên cứu áp dụng. 6. Nội dung đạt được của của luận văn: Qua nghiên cứu công tác quản lý dự án tại Ban quản lý các dự án giao thông Ninh Thuận, luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả quản lý thông qua nghiên cứu tổng thể về lý thuyết quản lý dự án đầu tư, hoạt động quản lý dự án đầu tư của Ban quản lý dự án giao thông Ninh Thuận. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý dự án tại Ban quản lý các dự án giao thông Ninh Thuận giai đoạn 2010 – 2015, luận văn tập trung phân tích hoạc động quản lý để tình ra những ưu điểm thế mạnh phát huy và các mặt còn hạn chế từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Ban quản lý các dự án giao thông Ninh Thuận trong thời gian tới. Nội dung của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các Ban Quản lý tham khảo. 4 1 1.1 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Dự án đầu tư xây dựng công trình 1.1.1 Dự án đầu tư 1.1.1.1 Khái niệm Có nhiều khái niệm về dự án đầu tư, tùy theo mục đích mà nhấn mạnh một khía cạnh nào đó. Cụ thể: - Về mặt hình thức nó là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai; - Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài; - Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho cho các quyết định đầu tư và tài trợ; - Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. Theo nghĩa chung nhất, dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. 1.1.1.2 Đặc trưng của dự án đầu tư Dự án đầu tư có 06 đặc trưng, cụ thể: 5 a. Xác định được mục tiêu, mục đích cụ thể: Mỗi dự án là một hoặc một tập hợp nhiệm vụ cần được thực hiện để đạt tới một kết quả xác định nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó, đảm bảo các mục tiêu cơ bản về thời gian, chi phí và chất lượng. b. Dự án có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn: dự án cũng phải trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc. c. Dự án có sự tham gia của nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng và quản lý dự án, như: chủ đầu tư, người hưởng lợi dự án, nhà thầu, các nhà tư vấn, các cơ quan quản lý nhà nước… d. Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo: sản phẩm hoặc dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, lao động đòi hỏi kỹ năng chuyên môn. đ. Môi trường hoạt động của dự án: có sự tương tác phức tạp giữa dự án này với dự án khác, giữa bộ phận quản lý này với bộ phận quản lý khác... e. Dự án luôn có tính bất định và rủi ro: do đặc điểm của dự án có thời gian thực hiện dài nên có nhiều yếu tố thay đổi so với kế hoạch ban đầu có thể dẫn đến hoàn thành sớm hoặc chậm hơn so với thời gian dự kiến ban đầu, tăng giá thành công trình do biến động về điều kiện kinh tế, thậm chí kết quả thực hiện dự án cũng không giống với kết quả dự định. 1.1.2 Dự án đầu tư xây dựng công trình 1.1.2.1 Khái niệm Theo Nghị định số Theo Luật xây dựng số Theo Luật xây dựng Việt 52/1999/NĐ-CP ngày 16/2003/QH11 ngày Nam số 50/2014 ngày 8/7/1999 của Chính phủ 26/11/2003 18/6/2015 DAĐT là một tập hợp DAĐT xây dựng công DAĐT xây dựng (hay còn những đề xuất có liên trình là tập hợp các đề gọi tắt là Dự án xây dựng) quan đến việc bỏ vốn để xuất có liên quan đến việc là tập hợp các đề xuất có tạo mới, mở rộng hoặc cải bỏ vốn để xây dựng mới, liên quan đến việc sử tạo những cơ sở vật chất mở rộng hoặc cải tạo dụng vốn để tiến hành 6 Theo Nghị định số Theo Luật xây dựng số Theo Luật xây dựng Việt 52/1999/NĐ-CP ngày 16/2003/QH11 ngày Nam số 50/2014 ngày 8/7/1999 của Chính phủ 26/11/2003 18/6/2015 nhất định nhằm đạt được những CTXD nhằm mục hoạt động xây dựng để sự tăng trưởng về số đích phát triển, duy trì, xây dựng mới, sửa chữa, lượng hoặc duy trì, cải nâng cao chất lượng công cải tạo công trình xây tiến, nâng cao chất lượng trình hoặc sản phẩm, dịch dựng nhằm phát triển, duy của sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời hạn nhất trì, nâng cao chất lượng vụ trong khoảng thời gian định. DAĐT xây dựng công trình hoặc sản phẩm, xác định (chỉ bao gồm công trình bao gồm phần dịch vụ trong thời hạn và hoạt động đầu tư trực tiếp) thuyết minh và phần thiết chi phí xác định. Ở giai kế cơ sở. đoạn chuẩn bị DAĐT xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ĐTXD, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Như vậy, qua các thời kỳ khác nhau, các khác niệm về DAĐT xây dựng cũng khác nhau và ngày càng chặt chẽ hơn. 1.1.2.2 Phân loại dự án: Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại theo một tiêu chí cơ bản như bảng 1.1 sau: Bảng 1.1 Phân loại dự án STT Tiêu chí phân loại Các loại dự án 1 Theo cấp độ dự án Dự án thông thường; chương trình; hệ thống 2 Theo quy mô dự án Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại 7 Tiêu chí phân loại STT Các loại dự án được phân thành 3 nhóm A, B, C; 3 Theo lĩnh vực Xã hội; kinh tế; tổ chức hỗn hợp 4 Theo loại hình Giáo dục đào tạo; nghiên cứu và phát triển; đối mới; đầu tư; tổng hợp 5 Theo thời hạn Ngắn hạn (1-2 năm); trung hạn (3-5 năm); dài hạn trên (5 năm) 6 Theo khu vực Quốc tế; quốc gia; vùng; miền; liên ngành; địa phương 7 Theo chủ đầu tư Nhà nước; doanh nghiệp; cá thể riêng lẻ 8 Theo đối tượng đầu tư Dự án đầu tư tài chính; dự án đầu tư vào đối tượng vật chất cụ thể Theo nguồn vốn Vốn từ ngân sách Nhà nước; vốn ODA; vốn tín dụng; vốn tự huy động của Doanh nghiệp Nhà nước; vốn liên doanh với nước ngoài; vốn góp của dân; vốn của các tổ chức ngoài quốc doanh; vốn FDI,… 9 1.1.2.3 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Theo Điều 6 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ, quy trình thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình, gồm có 3 giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Sau đây là nội khái quát về quy trình chung quản lý dự án giao thông theo Bảng 1.2. Bảng 1.2 Quy trình thực hiện dự án đầu tư XDCT Bước Chuẩn bị đầu tư Các bước thực hiện Công việc chi tiết - Dự án nhóm A: lập Báo cáo NCTKT; 1. Lập chủ trương đầu tư, phê duyệt chủ trương đầu tư - Các dự án còn lại: Lập Báo báo đề xuất chủ trương đầu tư - Lập, thẩm định, phê duyệt kế 2. Lựa chọn đơn vị tư vấn khảo hoạch lựa chọn nhà thầu; sát, lập dự án - Phê duyệt nhiệm vụ phương án 8 Bước Các bước thực hiện Công việc chi tiết khảo sát, lập dự án và dự toán; - Phê duyệt dự toán gói thầu; - Phê duyệt HSMT, tiến hành các thủ tục lựa chọn nhà thầu. 3. Lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo KT-KT Triển khi công tác khảo sát, lập dự án và tính toán tổng mức đầu tư tư. 1. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; 2. Lựa chọn đơn vị tư vấn lựa chọn nhà thầu, tư vấn khảo sát, lập TKKT (TK 2 bước), TKBVTC – dự toán (TK 3 bước); rà phá bom mìn, ĐTM, trích đo bản đồ địa chính; 1. Chuẩn bị trước xây lắp 3. Lập, thẩm định và phê duyệt TKKT (TK 2 bước), TKBVTC – dự toán (TK 3 bước). 4. Lựa chọn nhà thầu TCXD, các đơn vị TVGS, thí nghiệm kiểm định của Chủ đầu tư,... bảo hiểm công trình. Bước thực hiện đầu tư 1. Khởi công và thi công xây dựng; 2. Tiến hành xây lắp 2. Tiến hành lắp đặt thiết bị 1. Quản lý thi công gồm: Quản lý chất lượng; quản lý tiến độ; quản lý an toàn lao động; quản lý môi trường xây dựng; 3. Các công tác chính về QLDA giai đoạn xây lắp 2. Quản lý chi phí xây dựng; 3. Quản lý hợp đồng xây dựng. Giai đoạn 1. Nghiệm thu, hoàn công công kết thúc trình. xây dựng, 9 1. Nghiệm thu các công việc còn lại để hoàn thành công trình; 2. Lập hồ sơ hoàn công, hồ sơ quản lý chất lượng công trình Bước Các bước thực hiện Công việc chi tiết bàn giao đưa công trình vào sử dụng 2. Kiểm định công trình (nếu có). Thử tải, kiểm định đối với các công trình chịu lực, công cộng nơi tập trung đông dân cư... 3. Bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Nghiệm thu kỹ thuật, nếu công trình không còn tồn tại sẽ tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng 4. Lập quyết toán, báo cáo quyết toán, kiểm toán công trình. Nhà thầu thi công xây dựng phối hợp với tư vấn giám sát và chủ đầu tư xác định khối lượng hoàn thành và lập quyết toán công trình. 5. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án đầu tư. Chủ đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán Nhà thầu có trách nhiệm bảo hành công trình trong khoàng thời gian quy định trong hợp đồng. 6. Bảo hành công trình 1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 1.2.1 Khái niệm quản lý dự án 1.2.1.1 Khái niệm QLDA là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật vào hoạt động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự án. QLDA còn là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ bằng những phương pháp, điều kiện tốt nhất cho phép. 1.2.1.2 Các hình thức quản lý dự án Có bốn hình thức QLDA, cụ thể: 10 a. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án: Áp dụng với các dự án mà chủ đầu tư có năng lực chuyên môn phù hợp và có đủ cán bộ chuyên môn để tổ chức quản lý thực hiện dự án, theo các trường hợp sau: + Trường hợp chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình kiêm nhiệm và cử người phụ trách (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) để quản lý việc thực hiện dự án. + Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc: áp dụng đối với dự án nhóm A; các dự án nhóm B, C có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc Chủ đầu tư đồng thời quản lý nhiều dự án. Chủ đầu tư phải đảm bảo có đủ năng lực về chuyên môn, nghiệm vụ để thực hiện nhiệm vụ. b. Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án: là hình thức quản lý thực hiện dự án do một pháp nhân độc lập có đủ năng lực quản lý điều hành dự án thực hiện. Chủ nhiệm điều hành dự án được thực hiện dưới hai hình thức là: Tư vấn quản lý điều hành dự án theo hợp đồng và Ban QLDA chuyên ngành, cụ thể: - Chủ đầu tư không có đủ điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án thì thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực để quản lý điều hành dự án, tổ chức tư vấn đó được gọi là Tư vấn quản lý điều hành dự án. - Ban quản lý dự án chuyên ngành: hình thức này áp dụng đối với các dự án thuộc các chuyên ngành xây dựng được Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ có hoạt động xây dựng chuyên ngành và UBND cấp tỉnh quản lý thực hiện; các dự án do UBND tỉnh giao các Sở có xây dựng chuyên ngành và UBND cấp huyện thực hiện. c. Hình thức chìa khóa trao tay: Hình thức chìa khoá trao tay được áp dụng khi chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát, thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp đến khi bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng. Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì hình thức nay chỉ áp dụng với dự án nhóm C, các trường hợp khác phải được Chính phủ cho phép. 11 d. Hình thức tự thực hiện dự án: như tự sản xuất, tự xây dựng, chủ đầu tư phải tổ chức giám sát chặt chẽ việc sản xuất, xây dựng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình xây dựng và tiến hành nghiệm thu quyết toán khi công trình hoàn thành thông qua các hợp đồng xây dựng cơ bản. 1.2.2 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình QLDA được tiến hành ở tất cả các giai đoạn của chu trình dự án. Tuỳ theo chủ thể QLDA mà phân thành: quản lý vĩ mô dự án và quản lý vi mô dự án. Đối với quản lý vĩ mô dự án, chủ thể quản lý là Nhà nước và các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng của dự án. Quản lý vĩ mô cũng được thực hiện ở tất cả các giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc thực hiện khai thác dự án và quản lý về giá xây dựng. Đối với quản lý vi mô dự án, chủ thể quản lý là chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư. Nội dung quản lý của chủ đầu tư có thể được phân chia theo các giai đoạn của dự án đầu tư hoặc theo các khía cạnh của dự án. Theo đối tượng quản lý, QLDA bao gồm 09 lĩnh vực chính cần xem xét nghiên cứu: - Quản lý phạm vi của dự án: Tiến hành khống chế quá trình đối với nội dung công việc của dự án nhằm thực hiện mục tiêu dự án. Nó bao gồm việc phân chia phạm vi, quy hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án,… - Quản lý thời gian dự án: là quá trình quản lý mang tính chất hệ thống nhằm đảm bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng mục tiêu đề ra. Nó bao gồm các công việc như xác định hoạt đông cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian, khống chế thời gian và tiến độ. - Quản lý chi phí dự án: là quá trình quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà chi phí không vượt quá mức dự trù ban đầu. Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất