Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in...

Tài liệu Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in

.PDF
160
150
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ VIỆT BẰNG NGHIÊN CỨU NHÓM VĂN BẢN GIA LỄ KHẮC IN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: HÁN NÔM Hà Nội, 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ VIỆT BẰNG NGHIÊN CỨU NHÓM VĂN BẢN GIA LỄ KHẮC IN MÃ NGÀNH: 60 22 40 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS. TS TRỊNH KHẮC MẠNH Hà Nội, 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới PGS. TS Trinh Khắc Mạnh đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn Tôi chân thành cảm ơn gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, góp ý, giúp đỡ tôi trong thời gian hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013 Vũ Việt Bằng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn, góp ý của PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh và các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013 Tác giả Luận văn Vũ Việt Bằng MỘT SỐ QUY ƢỚC TRONG LUẬN VĂN Nguyên văn Quy ƣớc Gia lễ tiệp kính GLTK Hồ Thượng thư gia lễ HTTGL Thọ Mai gia lễ TMGL Văn Công gia lễ VCGL Văn Công gia lễ nghi tiết VCGLNT Viện Nghiên cứu Hán Nôm VNCHN Nhà xuất bản Nxb. Trang Tr. Số nhỏ hơn 10 Viết chữ: một, hai Số lớn hơn 10 Viết số: 11, 111 Ngày tháng Viết số: ngày 1 tháng 1 năm … MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................ 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 3 1. Lí do nghiên cứu ....................................................................................................................3 2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................................4 3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................................9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................10 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................10 6. Đóng góp mới của luận văn .................................................................................................10 7. Kết cấu luận văn ...................................................................................................................11 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TƢ LIỆU GIA LỄ VIỆT NAM ........................................... 12 1.1. Xác lập tiêu chí thống kê tƣ liệu gia lễ ..............................................................................12 1.2. Hệ thống tƣ liệu gia lễ Việt Nam tại VNCHN ..................................................................16 1.2.1. Thống kê sơ bộ văn bản gia lễ lưu tại VNCHN .............................................................16 1.2.2. Thực trạng văn bản.........................................................................................................17 1.2.3. Xác lập hệ thống tư liệu gia lễ Việt Nam lưu tại VNCHN ...........................................22 1.3. Nội dung sách gia lễ Việt Nam nhìn từ cách tiếp cận gia lễ của nhà Nho Việt .............25 1.3.1. Trọng tang lễ ..................................................................................................................25 1.3.2. Lồng ghép tang lễ và tế lễ ..............................................................................................26 1.3.3. Ý thức lưu giữ văn hiến quan lễ .....................................................................................27 1.3.4. Luận giải nghi thức gia lễ...............................................................................................29 1.3.5. Nôm hóa tư liệu gia lễ ....................................................................................................30 TIỂU KẾT .......................................................................................................................... 33 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ TIẾP BIẾN ........................................... 34 NHÓM VĂN BẢN GIA LỄ KHẮC IN VIỆT NAM ...................................................... 34 2.1. Những chặng đƣờng lịch sử gia lễ Việt Nam ....................................................................34 2.1.1. Thời kì tiếp biến gia lễ Trung Quốc thông qua giao lưu văn hóa và tiếp cận tư liệu gia lễ (trước thế kỉ XVII) ...............................................................................................................34 2.1.2. Thời kì Nôm hóa và khắc in tư liệu gia lễ - biện pháp chấn hưng lễ học trước bối cảnh lễ học bất minh (thế kỉ XVII – thế kỉ XVIII) ...........................................................................37 2.1.3. Thời kì tư liệu gia lễ viết bằng chữ Hán và chữ Quốc ngữ (từ đầu thế kỉ XIX): ...........39 2.2. Nhóm tác gia Gia lễ thế kỉ XVII – XVIII..........................................................................43 2.2.1. Ngô Sĩ Bình ....................................................................................................................43 2.2.2. Hồ Sĩ Dương ..................................................................................................................46 2.2.3. Hồ Gia Tân .....................................................................................................................52 2.3. Quá trình hình thành những tƣ liệu gia lễ Việt Nam - nhóm tƣ liệu gia lễ khắc in......54 1 2.3.1. Từ sơ đồ ngũ phục đến phục chế Nôm GLTK ...............................................................54 2.3.2. Từ VCGLNT đến nghi tiết Nôm HTTGL .......................................................................61 2.3.3. Từ phục chế Nôm GLTK, nghi tiết Nôm HTTGL đến phục chế, nghi tiết Nôm TMGL 67 TIỂU KẾT .......................................................................................................................... 68 Chƣơng 3: ........................................................................................................................... 70 VĂN BẢN GIA LỄ KHẮC IN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN BẢN HỌC......................... 70 3.1. Văn bản GLTK (độc bản) ...................................................................................................70 3.1.1. Khảo nhan đề tác phẩm ..................................................................................................70 3.1.2. Diện mạo bản in năm 1707 ............................................................................................71 3.2. Văn bản HTTGL .................................................................................................................73 3.2.1. Quá trình ra đời HTTGL: từ ý tưởng đến bản khắc in ....................................................73 3.2.2. Khảo nhan đề tác phẩm .................................................................................................76 3.2.3. Khảo dị văn bản (3 bản) .................................................................................................78 3.2.4. Diện mạo hai bản in Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng ..............................................................83 3.3. Văn bản TMGL ...................................................................................................................85 3.3.1. Số lượng và phân loại văn bản .......................................................................................86 3.3.2. Thực trạng hình thức văn bản TMGL .............................................................................87 3.3.3. Khảo dị văn bản .............................................................................................................91 TIỂU KẾT .......................................................................................................................... 97 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 101 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 107 PHỤ LỤC I: Hiệu đối kết cấu Thanh Thận gia lễ và Lê Quý Đôn gia lễ ..............................107 PHỤ LỤC II: Thống kê đơn vị vấn đề vấn đáp luận giải nghi thức gia lễ trong tư liệu gia lễ ................................................................................................................................................111 PHỤ LỤC III: Hiệu đối phục chế giữa GLTK, TMGL và bản A.279 ....................................119 PHỤ LỤC IV: Niên biểu Hồ Sĩ Dương .................................................................................130 PHỤ LỤC V: Kết cấu bản in GLTK năm 1707......................................................................131 PHỤ LỤC VI: Kết cấu văn bản A.279...................................................................................134 PHỤ LỤC VII: Kết cấu bản khắc in HTTGL .........................................................................136 PHỤ LỤC VIII: Thực trạng văn bản TMGL ..........................................................................141 PHỤ LỤC IX: Hiệu đối nội dung các loại bản TMGL...........................................................144 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do nghiên cứu Gia lễ là nghi lễ gia tộc bao gồm quan lễ, hôn lễ, tang lễ, tế lễ. Gia lễ Việt Nam khai thủy gắn với sự ra đời của nhà nước phong kiến. Tư liệu gia lễ thành văn Hán Nôm hình thành từ thế kỉ XVII với sự ra đời của GLTK của Ngô Sĩ Bình, phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và dần giảm vai trò trong đời sống xã hội khi tư liệu gia lễ chữ Quốc ngữ ra đời. Tư liệu gia lễ Hán Nôm số lượng không nhiều nhưng không thể nói là ít, hình thành và phát triển trong thời gian chưa lâu nhưng không thể nói là ngắn, dù vậy việc nghiên cứu gia lễ Việt Nam chưa thể nói là xứng tầm nếu không nói là quá khiêm tốn so với giá trị của nó. Nghiên cứu tổng quan gia lễ mở đầu từ đầu thế kỉ XX và diễn ra đều đều vào những năm 50, 60 với nhiều bản dịch thuật gia lễ, tuyển tập nghi lễ thường nhật ra đời1. Tuy vậy, đánh giá một cách khách quan, tư liệu gia lễ Việt Nam chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, nghiên cứu gia lễ phần nhiều mang tính khảo luận lễ nghi thường nhật, hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, góp nhặt từ nhiều nguồn tư liệu, trong khi đó công tác nghiên cứu văn bản tư liệu gia lễ chưa được chú ý. Trong nghiên cứu Hán Nôm nói chung, kiến thức tư liệu đóng vai trò tiên quyết và nghiên cứu gia lễ cũng không ngoại lệ. Tư liệu gia lễ lưu tại kho thư tịch VNCHN phân thành hai dạng: dạng bản khắc in và dạng bản viết tay, trong đó các bản khắc in đã được nhiều học giả trong và ngoài nước lấy làm đối tượng nghiên cứu ở những mức độ khác nhau. GLTK của Ngô Sĩ Bình, HTTGL của Hồ Sĩ Dương, TMGL của Hồ Gia Tân là những tư liệu đầu tiên trong hệ thống tư liệu gia lễ Việt Nam, đều được khắc in và đều được viết bằng chữ Nôm đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành phát triển gia lễ Việt Nam. Với tính nguyên sơ của những tác phẩm ra đời sớm, tính phổ dụng của loại bản khắc in liên tiếp lưu hành trong thời gian dài, GLTK, HTTGL, TMGL có thể lột tả khá rõ nét diện mạo gia lễ Việt Nam, đặc biệt là gia lễ trong thời kì vừa mới hình thành tư liệu gia lễ thành văn. Là những tư liệu gia lễ Việt Nam đầu tiên, là một bộ phận cấu thành hệ thống tư liệu gia lễ Việt Nam, nhưng văn bản gia lễ khắc in chưa được quan tâm nghiên cứu, 1 Như TMGL, văn khấn Nôm, lễ nghi gia tộc của Chu Ngọc Chi, Nxb. Hưng Long, 1952; Văn Công TMGL của Hà Tấn Phát, Nxb Hồng Dân Sài Gòn, 1961; TMGL dẫn giải của Túy Lang Nguyễn Văn Toàn, Nxb Khai trí, Sài Gòn, 1972; TMGL, Phan Hà Sơn, Trương Thị Thủy dịch, Nxb Hà Nội xuất bản năm 2009… và nhiều tư liệu tuyển tập nghi lễ như Tân Việt: 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1993; Phạm Côn Sơn: gia lễ xưa và nay, Nxb Thanh Niên, Sài Gòn, 1999; Quảng Tuệ: Một số phong tục nghi lễ dân gian truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002; Nguyệt Hạ: Phong tục hôn lễ, tang lễ, tế lễ Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2005; Thục Anh: Phong tục cổ truyền người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2007; Tuấn Khanh, Thanh Thủy: Cẩm nang ứng dụng phong tục dân gian, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng, 2007... 3 hoặc chỉ là nghiên cứu đơn lẻ một đơn vị tác phẩm độc lập (TMGL là đối tượng nghiên cứu chủ yếu), không nghiên cứu tổng thể văn bản khắc in một cách hệ thống. Tư liệu gia lễ Việt Nam là sự kết hợp chồng chéo nhiều tư liệu trong đó có tư liệu gia lễ Việt Nam và Trung Quốc, sự chồng chéo phụ thuộc vào lượng tri thức của người làm tư liệu và đặc biệt có xu hướng tỷ lệ thuận với độ muộn về niên đại tư liệu. Sự kế thừa là có, nhưng không vì thế mà nhận định tư liệu gia lễ Việt Nam không có tính độc lập. Thông qua những tư liệu khắc in với tư cách là những tư liệu phổ dụng, tư liệu gia lễ Việt Nam được nhận định là tư liệu được xây dựng trên nền tảng là một vài tư liệu gia lễ Trung Quốc, nhưng với tư duy kiến tạo của nhà Nho Việt Nam. Việc nghiên cứu tư liệu gia lễ khắc in đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu tư liệu gia lễ, nhằm đánh giá khách quan tính độc lập của tư liệu gia lễ Việt Nam. Để có kiến thức cơ bản về lịch đại gia lễ Việt Nam nhằm góp phần nhìn nhận gia lễ Việt Nam trong thời kì đầu hình thành tư liệu thành văn, nhìn nhận nền tảng, chất liệu, cách thức kiến tạo gia lễ của nhà Nho Việt Nam, đánh giá khách quan vị trí, mức độ ảnh hưởng của tư liệu gia lễ Trung Quốc trong mối tương quan giữa hai không gian văn hóa gia lễ, chúng tôi chọn nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in. 2. Lịch sử nghiên cứu Đầu thế kỉ XX, nghiên cứu gia lễ được nhiều học giả Trung Quốc quan tâm, tập trung chủ yếu vào VCGL từ nhiều góc độ: văn bản học, văn hiến học, nghiên cứu quan hệ với gia lễ lịch đại Hán Đường Tống Minh, nghiên cứu so sánh với gia lễ khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc.v.v…: Trương Kinh Khoa nghiên cứu VCGL với tư cách thành phần trong Nghi lễ kinh truyện thông giải2; Thúc Cảnh Nam nghiên cứu chân ngụy văn bản3; Lâm Xuân Mai nghiên cứu Gia lễ từ góc độ văn bản học và mối liên hệ với Gia huấn đời Tống4; Dương Chí Cương nghiên cứu Gia lễ từ góc độ ảnh hưởng đối với Hàn Quốc; Sư Bội Quỳnh lấy mục “Từ đường” làm đối tượng nghiên cứu chính, từ đó lí giải về Gia lễ trong phạm vi mối quan hệ với gia đình5; Trương Văn Xương nghiên cứu sách lễ đời 2 Trương Kinh Khoa: Nghiên cứu gia lễ trong Nghi lễ kinh truyện thông giải, Luận văn Thạc sĩ, Viện Nghiên cứu Văn học Trung Quốc, trường Đại học Chính trị, Đài Bắc, 1990 張 經 科《儀 禮 經 傳 通 解 之 家 禮 研 究》, 碩士論文 , 政 治 大 學 中 國 文 學 研 究 所, 臺北, 1990 年 Thúc Cảnh Nam: Chu Hi dật văn tập, Giang Tô cổ tịch xuất bản xã, 1991 束 景 南《朱 熹 佚 文 辑 考》著 江 苏古 籍 出 版 社, 1991 年 3 4 Lâm Xuân Mai: Nghiên cứu gia huấn, gia lễ đời Tống, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Phụ Nhân, 1991 林 春 梅 《宋 代 家 禮、家 訓 的 研 究》, 碩 士 論 文, 輔 仁 大 學, 1991 年 5 Sư Bội Quỳnh: Lí giải Gia lễ của Chu Tử đối với gia đình – lấy từ đường làm trung tâm nghiên cứu, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Văn hóa Trung Quốc, 2002 師 瓊 珮《朱 子《家 禮》對 家 的 理 解 - 以 祠 堂 為 探 討 中 心》,碩 士 論 文, 中 國 文 化 大 學, 2002 年 4 Đường Tống trong phạm vi Công lễ và gia lễ, từ đó nhận định nguồn gốc và động cơ thúc đẩy sự ra đời gia lễ, tác giả kết luận gia lễ là kết quả quá trình chuyển dịch từ Công lễ6… Xuất phát từ tính phổ dụng, những văn bản gia lễ khắc in thường là đối tượng chính khi học giả nghiên cứu gia lễ Việt Nam. Nếu như ở Trung Quốc, nghiên cứu gia lễ tập trung vào VCGL thì ở Việt Nam, TMGL là đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Trong phong trào dịch thuật tư liệu Hán Nôm ra chữ Quốc ngữ đầu thế kỉ XX, sách gia lễ đặc biệt là TMGL được nhiều dịch giả chú ý với mục đích lưu giữ lại nền văn hóa đang dần biến dạng theo sự biến thiên chính trị xã hội: TMGL được Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến lấy làm tư liệu tham khảo chủ yếu khi viết Tang lễ in trên Tạp chí Nam Phong số 90 tháng 12 năm 1924 và số 92 tháng 2 năm 1925; Vũ Hi Tô dịch TMGL được Phú Văn đường ấn hành năm 1927. Sau năm 1945, TMGL tiếp tục được biên dịch và ấn hành: Vũ Như Lâm dịch TMGL được Nhà in Mỹ Thắng, Nam Định ấn hành năm 1945; TMGL dẫn giải của Túy Lang Nguyễn Văn Toàn ấn hành bởi Nxb Khai trí, Sài Gòn, năm 1972. TMGL dẫn giải gồm 2 phần: phần thứ nhất (7 chương) luận về xem ngày tốt xấu, tuổi xung khắc, đạo phụng dưỡng…; phần thứ 2 (3 chương) luận về nhiều vấn đề trong tang lễ như nghi lễ, tang phục lấy TMGL làm đối tượng nghiên cứu và trích dẫn chủ yếu. Tuy nhiên có thể cho rằng, đây là một tác phẩm gia lễ độc lập, viết bằng chữ Quốc ngữ, trình bày nghi tiết trên cơ sở khảo tư liệu, diễn giải sơ đồ ngũ phục theo quy tắc các hàng dọc, diễn giải từ hàng dọc chính giữa (trực hệ) sang hàng dọc hai bên trái phải, thân trước sơ sau, nội trước ngoại sau… Tuy trầm lắng ở những năm đầu thống nhất đất nước, nhưng không dừng lại ở đó, việc dịch thuật đối với TMGL tiếp tục được phát huy vào đầu thế kỉ XXI, như bản dịch: TMGL, Phan Hà Sơn, Trương Thị Thủy dịch, Nxb Hà Nội xuất bản năm 2009. Song hành cùng ấn phẩm dịch thuật là một số ấn phẩm ghi chép tập tục tang lễ, hôn lễ của người Việt Nam trên cơ sở tham chước TMGL như: Hỏi Đáp Về Nghi Lễ tang lễ theo Thọ Mai tang lễ của Ngô Bạch, Nxb Thời Đại, 01/2010; Phong tục của người Việt TMGL của Xuân Trường, Nxb Văn hóa Thông tin, 2010; Thọ mai sinh tử - Sinh Nở, Cưới Hỏi, Trường Thọ, Ma Chay của Nguyễn Mạnh Linh, Nxb Văn hóa - Thông tin, 2010; TMGL - Phong tục dân gian về tục cưới hỏi ma chay của người Việt Nam của Đức Thành, Nxb Thời Đại, 2011. Đầu thế kỉ XX, trên cơ sở dịch thuật hoặc tham cứu tư liệu gia lễ Hán Nôm, nhiều tư liệu gia lễ chữ Quốc ngữ ra đời: Gia lễ chỉ nam: Tang lễ thọ lễ của Nguyễn Tử Siêu được Thương Sơn dịch, Nxb Nhật Nam ấn hành khoảng thập kỉ 20 thế kỉ XX; Văn Công TMGL của Hà Tấn Phát ra đời và đuợc Nxb Hồng Dân xuất bản tại Sài Gòn năm 1961; Gia lễ của 6 Trương Văn Xương: Nghiên cứu lễ thư đời Đường - từ công lễ đến gia lễ, Luận án Tiến sĩ, Đại học Đài Loan, 2006 張 文 昌《唐 宋 禮 書 研 究 ── 從 公 禮 到 家 禮 , 博 士 論 文, 臺 灣 大 學, 2006 年 5 Tây Hồ Bùi Tấn Niên, Nguyễn Hữu Duệ, Lý Thái Anh xuất bản tại Sài Gòn năm 1972; Quan hôn tang tế ấn hành bởi Bạch Vân ấn quán - Cơ quan Phát thanh nội ô Tòa Thánh Tây Ninh vào năm Bính Thìn 1976 (Hội Thánh giữ bản quyền). Theo đó, từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1945, tư liệu gia lễ tồn tại dưới ba dạng văn tự Hán – Nôm – Quốc ngữ. Qua quá trình chuyển dịch văn tự, tư liệu gia lễ về cơ bản đã biến thiên theo xu hướng giản lược cả phục chế và nghi tiết. Vì thế song hành cùng dịch thuật tư liệu gia lễ, việc nghiên cứu phong tục Việt Nam trong đó có tang lễ hôn lễ cũng được học giả Việt Nam chú ý từ trước cách mạng tháng Tám mặc dù chỉ là manh nha nhằm nhìn nhận một cách khách quan về phong tục Việt Nam thời điểm cuối thời kì phong kiến với diện mạo đan xen giữa nhiều nền văn hóa, và mục đích tối hậu là ủng hộ cho sự giản lược nói trên, như nghiên cứu của Phan Kế Bính (1875 – 1921) với sự ra đời ấn phẩm Việt Nam phong tục năm 1915. Tiếp đó có thể kể tới bài diễn thuyết Quan, Hôn, Tang, Tế của Đỗ Thận ở Hội Trí tri Hà Nội ngày 14 tháng 5 năm 1925, sau được in trên Tạp chí Nam Phong số 94 năm 1925. Bài diễn thuyết đã lột tả những nét cơ bản về gia lễ Việt Nam đồng đại, đôi chỗ so sánh với gia lễ Trung Quốc. Chính vì mục đích định hướng việc cử hành gia lễ theo một chuẩn mực nhất định, ấn phẩm Văn Công TMGL của Hà Tấn Phát ra đời và đuợc Nxb Hồng Dân xuất bản tại Sài Gòn năm 1961. Thông qua khảo sát một số tư liệu gia lễ Việt Nam (HTTGL, TMGL) và thực trạng lễ tục truyền thống hai miền Nam Bắc, Hà Tấn Phát phân tích chọn lọc, gạt bỏ những nghi thức lỗi thời và tiếp thu một số yếu tố ngoại lai tích cực để viết thành sách Văn Công TMGL. Đóng góp to lớn đối với nghiên cứu tư liệu gia lễ Việt Nam phải kể đến kết quả nghiên cứu của Shimao Minoru. Shimao Minoru 嶋尾稔 Giáo sư Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa thuộc Đại học Keio (慶應義塾大学), chuyên gia nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á, dành nhiều tâm huyết nghiên cứu lịch sử, văn hóa, phong tục Việt Nam. Trong chương trình nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Giáo sư Shimao Minoru dành khá nhiều trang viết khảo cứu tư liệu gia lễ. Liên tục từ năm 2006 đến 2009, trên Tạp chí của Viện nghiên cứu Ngôn ngữ Văn hóa của Trường Đại học Keio các số 37 năm 20067, số 38 năm 20078, số 39 năm 20089, số 40 năm 200910, Shimao Minoru công bố nhiều kết quả nghiên cứu về 7 Shimao Minoru: Khảo sát cơ sở căn bản của TMGL, Tạp chí của Viện nghiên cứu Ngôn ngữ Văn hóa của Trường Đại học Keio, số 37, 2006, tr.141-158 嶋尾稔: "『寿梅家礼』に関する基礎的考察" 慶應義塾大学言語文 化研究所紀要 37 号. 141-158 (2006) 8 Shimao Minoru: Khảo sát cơ sở căn bản của TMGL, (phần 2), Tạp chí của Viện nghiên cứu Ngôn ngữ Văn hóa của Trường Đại học Keio, số 38, 2007, tr.123-143 嶋尾稔: "『寿梅家礼』に関する基礎的考察(二)" 慶應義塾 大学言語文化研究所紀要 38 号. 123-143 (2007) 9 Shimao Minoru: Khảo sát cơ sở căn bản của TMGL, (phần 3), Tạp chí của Viện nghiên cứu Ngôn ngữ Văn hóa của Trường Đại học Keio, số 39, 2008, tr.215-231 嶋尾稔: "『寿梅家礼』に関する基礎的考察(三)" 慶應義塾 大学言語文化研究所紀要 39 号. 215-231 (2008) 10 Shimao Minoru: Khảo sát cơ sở căn bản của TMGL, (phần 4), Tạp chí của Viện nghiên cứu Ngôn ngữ Văn hóa của Trường Đại học Keio, số 40, 2009, tr.247-257 嶋尾稔: "『寿梅家礼』に関する基礎的考察(四)" 慶應義塾 大学言語文化研究所紀要 40 号. 247-257 (2009) 6 TMGL chủ yếu ở phương diện cơ sở tư liệu hình thành tác phẩm. Tháng 10 năm 2009, Shimao Minoru có bài viết Tiếp nhận và phát triển gia lễ ở Việt Nam trong Hội nghị thường niên của hội nghiên cứu sử học Hiroshima của trường Đại học Hiroshima công bố kết quả nghiên cứu về tiếp nhận gia lễ ở Việt Nam11. Trên cơ sở tổng hợp, kế thừa và phát triển thành quả nghiên cứu trước đó, tháng 3 năm 2010, Shimao Minoru nghiên cứu gia lễ Việt Nam trong mối quan hệ với văn hóa dân gian Việt Nam, kết quả được công bố trong bài viết Gia lễ và Văn hóa dân gian Việt Nam12. Năm 2011, bài viết được được chính tác giả chuyển thể Anh ngữ in trong Memoirs of the Research Department of the Toyo Bunko (the Oriental Library) số 69 với nhan đề Confucian Family Ritual and Popular Culture in Vietnam. Với độ dài 40 trang, ngoài phần giới thiệu (Introduction), kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, bài viết gồm bốn phần: 1. Tư liệu gia lễ Việt Nam: giới thiệu thư mục (The Various Vietnamese Versions: A Bibliographical Introduction) 2. Sự ảnh hưởng của gia lễ Trung Quốc đối với Viêt Nam (The Adoption of Chinese Family Ritual in Vietnam) 3. Việc truyền bá gia lễ của các triều đại Việt Nam (Family Ritual in Relation to Indoctrination Efforts) 4. Gia lễ và văn hóa dân gian (Family Ritual and Popular Culture) Bài viết tập trung vào đối tượng là bốn tác phẩm gia lễ Việt Nam lịch đại: GLTK, HTTGL, TMGL, VCGL tồn chân; nghiên cứu ở các phương diện văn bản học, quá trình hình thành tư liệu gia lễ Việt Nam (động cơ, cơ sở hình thành); thông qua tư liệu, Shimao Minoru nhìn nhận gia lễ trong mối quan hệ với văn hóa dân gian. Kết quả nghiên cứu về tư liệu gia lễ Việt Nam ở góc độ văn bản học được trình bày trong phần “1. The Various Vietnamese Versions: A Bibliographical Introduction”. Kết quả đó rất có giá trị đối với nghiên cứu hệ thống tư liệu gia lễ Việt Nam. Shimao Minoru có cái nhìn khá toàn diện về tư liệu gia lễ Việt Nam lịch đại, ông nhận định ngoài GLTK, HTTGL, TMGL, không có tác phẩm gia lễ khác được khắc in. Với đối tượng chính là bốn tác phẩm nói trên, ngoài khái quát về tác giả, hoàn cảnh ra đời, kết cấu các tác phẩm, Shimao Minoru đi sâu tìm hiểu những vấn đề còn đang tranh cãi, hoặc chưa được giải đáp, hoặc chưa được ai đề cập, đồng thời đề xuất một số phát hiện mới liên quan đến tư liệu gia lễ Việt Nam, như vấn đề văn bản và tác giả GLTK, vấn đề tác giả TMGL. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2009, bài viết dành 11 Shimao Minoru: Tiếp nhận và phát triển gia lễ ở Việt Nam, bài viết tham gia Hội nghị thường niên của hội nghiên cứu sử học Hiroshima, Trường Đại học Hiroshima, 2009 嶋尾稔: "ベトナムにおける家礼の受容と展開" 広島史学研究会大会. 広島・広島大学 12 Shimao Minoru: gia lễ văn văn hóa dân gian Việt Nam,「ベトナムの家礼と民間文化」in trong sách do Eiji Yamamoto 山本英史 (chủ biên)『アジアの文人が見た民衆とその文化』, 應 慶 義 塾 大 學 出 版 会 , 東 京, 2010 7 khá nhiều trang viết về TMGL đặc biệt là tổng hợp thông tin nghiên cứu về vấn đề tác giả. Trong một số phát hiện mới của Shimao Minoru, bài viết của Trần Thị Kim Anh: Ai soạn “Thọ Mai gia lễ” đăng trên Nguồn sáng dân gian năm 2003 đóng vai trò quan trọng. Nhờ bài viết của Trần Thị Kim Anh, Shimao Minoru có thêm tư liệu chứa đựng thông tin về GLTK, HTTGL, TMGL, đó là tác phẩm Vũ trung tùy bút. Từ Vũ trung tùy bút (bản R.1069 lưu trữ tại Thư viện Quốc gia), mục “Quán tẩy chi thiết”, Shimao Minoru không những tìm được thông tin về tác giả TMGL mà còn có thể tìm hiểu kĩ hơn về tác giả GLTK. Ngoài nghiên cứu về tư liệu gia lễ hiện còn, thông qua một số tư liệu Hán Nôm, Shimao Minoru còn thu thập nhan đề một vài tác phẩm gia lễ hiện đã thất lạc, như Gia lễ của Trần Tú Dĩnh, Chu Văn Công gia lễ tứ đại bổ chính diễn nghĩa quốc âm. Với nguồn tài liệu phong phú kể cả tiếng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật, bài nghiên cứu của Giáo sư đã cung cấp một số nguồn tư liệu có thông tin liên quan đến tư liệu gia lễ Việt Nam. Tuy vậy, nghiên cứu của Giáo sư Shimao Minoru mang tính tổng hợp về văn hóa Việt Nam và tư liệu gia lễ được nghiên cứu với tư cách là một thành phần trong đó, vì thế tư liệu gia lễ mới được đề cập ở góc độ thư mục học, đồng thời phạm vi tư liệu mới chỉ xoay quanh những tác phầm nhan đề “gia lễ”, hoặc những tác phẩm có uy tín, chưa thống kê một cách hoàn chỉnh hệ thống tư liệu gia lễ Việt Nam. Trong khi đó tại VNCHN hiện còn lưu trữ ít nhất 12 tác phẩm thuộc môn loại này như Thanh Thận gia lễ, Tam lễ tập yếu, Tứ lễ lược tập, tang lễ bị kí… Tuy vấn đề tác giả GLTK, TMGL đã được Giáo sư đề cập và phân tích với nhiều luận cứ khoa học nhưng chưa đưa ra kết luận cụ thể, hơn nữa vấn đề văn bản tác phẩm cũng chỉ dừng lại ở mức độ thống kê, chưa mô tả kết cấu, khảo dị văn bản, đặc biệt với TMGL tác phẩm khá phức tạp về mặt văn bản, tuy được dành nhiều trang viết nhất nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ thống kê và mô tả sơ bộ hình thức dị bản. Ngoài đó ra, bài viết còn một vài khiếm khuyết nhỏ, như ở mục “3.1. Các điều giáo hóa trong nửa cuối thế kỉ 17”, Shimao Minoru đã trích thông tin ở điều 41 trong Lê triều giáo hóa điều lệ: “Tang gia, trung nguyên tiết đương tuân gia lễ” 喪 家 中 元 節 當 循 家 禮, nhưng nguyên văn chính xác phải là “Tang gia, trung nguyên tiết đương tuân gia thể” 喪 家 中 元 節 當 循 家 体 (theo bản VNCHN). Tuy nhiên, bản Lê triều giáo hóa điều lệ in trong Tạp chí Nam Phong số 19 năm 1924 bản chữ Hán lại viết là “đương tuân gia lễ”, có lẽ Giáo sư Shimao Minoru đã sử dụng bản in trên Tạp chí Nam Phong. Ở Việt Nam, tính đến năm 2013, HTTGL chỉ được nhắc đến trong một số tư liệu văn hiến học, hay trong công cụ tra cứu, hoặc được đề cập trong vai trò một tác phẩm ảnh hưởng đến TMGL, còn GLTK chưa được học giả đề cập, ngoài những nghiên cứu bước đầu về gia lễ của một số sinh viên ngành Hán Nôm trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đầu năm 2012, HTTGL đã được chúng tôi dịch chú và nghiên cứu văn bản trong Báo cáo Tập sự tại VNCHN. Trong đó, khi nghiên cứu về lịch sử hình thành hệ thống tư liệu gia lễ Việt Nam, GLTK cũng được nghiên cứu bước đầu về tác giả, diện mạo 8 bản in năm 1707 và nghiên cứu nguyên lưu phục chế nội tại. Cùng thời gian đó, Phạm Thị Hường đã bước đầu nghiên cứu văn bản và phiên âm dịch chú TMGL trong báo cáo tập sự tại VNCHN13. Cuối năm 2012, luận văn Khảo cứu văn bản Tứ lễ lược tập của Lê Phương Duy (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đi sâu nghiên cứu trường hợp Tứ lễ lược tập, khẳng định giá trị tư tưởng lễ học, tư duy gia lễ của Bùi Huy Tùng, không những khảo cứu công phu tác phẩm Tứ lễ lược tập mà còn khảo tả khá công phu về diện mạo gia lễ Việt Nam. Có thể nhận định, con đường nghiên cứu gia lễ ở Việt Nam đứt khúc nhiều chặng, chủ yếu do nguyên nhân khách quan như chiến tranh, quan niệm xã hội… Sau khi thống nhất hai miền Nam Bắc, do thay đổi đời sống xã hội và quan niệm xã hội, việc nghiên cứu gia lễ có xu hướng trầm lắng. Giữa thập kỉ 90 thể kỉ XX, Phạm Côn Sơn cho ra đời sách Gia lễ xưa và nay, do Nxb Tổng Hợp Đồng Tháp xuất bản năm 1996, sau này được Nxb Thanh Niên tái bản nhiều lần. Trong ấn phẩm, Phạm Côn Sơn công bố một số kết quả nghiên cứu nhất định về tư liệu gia lễ Hán Nôm và một số quan niệm, nghi thức liên quan gia lễ. Đầu thế kỉ XXI, tư liệu gia lễ lại tiếp tục được dịch thuật và nghiên cứu, mặc dù mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu phong tục nói chung, hoặc chỉ là giới thiệu dịch chú một tác phẩm nhất định, chưa nghiên cứu chuyên sâu về tư liệu gia lễ. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Kế thừa kết quả nghiên cứu gia lễ ở Trung Quốc như Bành Mĩ Linh, Trương Kinh Khoa, nội hàm “gia lễ” được xác định, từ đó luận văn xác lập tiêu chí thống kê tư liệu gia lễ lưu tại VNCHN: những văn bản nhan đề “Gia lễ”, “Tam lễ”, “Tứ lễ”, “Tang lễ”, “Tế lễ”, “Hôn lễ”, “Quan lễ”, kết quả sơ bộ: 15 đầu sách (trên 48 kí hiệu). Lượng văn bản trên được khái quát ở góc độ văn bản học (thực trạng văn bản: tác giả, niên đại, nội dung) từ đó chọn lọc tư liệu phù hợp với tiêu chí đã định, xác lập hệ thống tư liệu gia lễ Việt Nam lưu tại VNCHN, kết quả thu được: 12 tác phẩm. Từ đó khái lược nội dung thông qua khảo cứu cách tiếp cận gia lễ của nhà Nho Việt Nam. 3.2. Trên cơ sở kết quả nêu trên, tác phẩm gia lễ khắc in được nghiên cứu ở các phương diện tác giả, hoàn cảnh ra đời trong mối liên hệ với thời đại và lịch sử hình thành phát triển tư liệu gia lễ Việt Nam. 3.3. Nghiên cứu nhóm tác phẩm gia lễ khắc in từ góc độ văn bản học: số lượng văn bản, mô tả kết cấu văn bản, khảo dị văn bản, công bố thiện bản. GLTK của Ngô Sĩ Bình là tư liệu ra đời khá sớm, và được khắc in đầu tiên trong hệ thống tư liệu gia lễ Việt Nam, hiện còn bản in năm 1707, mất nhiều tờ, hầu hết bản tâm đều không nguyên vẹn nên khó xác định số trang, tuy nhiên dựa vào nội dung và bản tâm ở một số trang còn nguyên vẹn, diện mạo bản in năm 1707 đã được lược tả phẩn cơ bản. 13 Phạm Thị Hường: Giới thiệu và dịch chú tác phẩm TMGL, Báo cáo tập sự, VNCHN, 2012. 9 HTTGL của Hồ Sĩ Dương hiện còn 3 văn bản lưu tại VNCHN: một bản khắc in đời Lê Vĩnh Hựu, một bản khắc in đời Lê Cảnh Hưng, một bản viết tay (thực chất là một bản tuyển tập sao chép từ nhiều nguồn tư liệu, trong đó có lời tựa của Chu Bá Đang). Thông qua khảo dị văn bản, mô tả bố cục, kết cấu văn bản, bản Vĩnh Hựu được chọn làm thiện bản. TMGL của Hồ Gia Tân được thống kê với ít nhất 39 văn bản lưu tại VNCHN. Năm 2012, TMGL được Phạm Thị Hường nghiên cứu sơ bộ về hiện trạng từng văn bản, phân tích những sai khác (về lỗi chính tả) giữa các văn bản trong Báo cáo tập sự “Giới thiệu dịch chú tác phẩm TMGL” thực hiện tại VNCHN. Văn bản TMGL được chúng tôi phân thành hai loại căn cứ vào bố cục hình thức văn bản, dựa vào những sai dị trùng lặp ở các nhóm văn bản, khảo chứng một số tư liệu gia lễ khác có trích dẫn TMGL, trên cơ sở đó công bố bản kí hiệu AB.312 làm thiện bản. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: tư liệu gia lễ khắc in Việt Nam (GLTK của Ngô Sĩ Bình, HTTGL của Hồ Sĩ Dương, TMGL của Hồ Gia Tân). 4.2. Phạm vi tư liệu: Tư liệu gia lễ lưu trữ tại VNCHN. Tư liệu gia lễ Việt Nam chủ yếu được lưu trữ tại VNCHN, với số lượng tác phẩm, văn bản nhiều hơn Thư viện Quốc gia Việt Nam. Ngoài Gia lễ hoặc vấn, Thư viện Quốc gia không lưu tư liệu nào khác nằm ngoài phạm vi tác phẩm gia lễ VNCHN. Tư liệu gia lễ Việt Nam có thể còn được lưu trữ ở nhiều thư viện khác ở trong và ngoài nước, tuy nhiên có thể nhận định tư liệu tại VNCHN là khá đầy đủ để nhìn nhận diện mạo hệ thống tư liệu gia lễ Việt Nam. Đó là lí do chúng tôi khoanh vùng tư liệu nghiên cứu trong phạm vi lưu trữ tại VNCHN 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp sau: Phương pháp văn bản học: (1) Thông qua thao tác thống kê tư liệu gia lễ hiện lưu trữ tại kho thư tịch VNCHN ở các cấp độ tác phẩm, văn bản tác phẩm, chúng tôi xác định phần “thô” hệ thống tư liệu gia lễ Việt Nam. Số tư liệu đó được bước đầu khái quát thực trạng, đặc điểm hình thức, nội dung từng văn bản cụ thể, từ đó xác lập hệ thống tư liệu gia lễ Việt Nam trên cơ sở tiêu chí đã định. (2) Cũng bằng phương pháp văn bản học, nhóm văn bản gia lễ khắc in được thống kê phân loại dị bản, khảo dị văn bản, từ đó xác định thiện bản. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện Luận văn, chúng tôi sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, so sánh, khảo chứng… 6. Đóng góp mới của luận văn 6.1. Luận văn thống kê một cách có hệ thống các văn bản gia lễ Việt Nam khắc in. 10 6.2. Trên cơ sở hệ thống tư liệu gia lễ, chúng tôi nghiên cứu lịch sử tiếp biến và hình thành tư liệu gia lễ Việt Nam nói chung và cơ sở hình thành ba ấn phẩm gia lễ Việt Nam: GLTK, HTTGL, TMGL. 6.3. Tiến hành nghiên cứu ba tác phẩm GLTK, HTTGL, TMGL từ góc độ văn bản học và phân tích giá trị nội dung các tác phẩm. 7. Kết cấu luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm ba chương: Chương I: Tổng quan tư liệu gia lễ Việt Nam; Chương II: Quá trình hình thành và tiếp biến nhóm văn bản gia lễ khắc in Việt Nam; Chương III: Văn bản gia lễ khắc in nhìn từ góc độ văn bản học. 11 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TƢ LIỆU GIA LỄ VIỆT NAM Trong chương I, chúng tôi khảo cứu tư liệu gia lễ nhằm nhìn nhận diện mạo hệ thống tư liệu gia lễ Việt Nam trước khi nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in trong mối quan hệ với hệ thống tư liệu đó. Không chỉ là lấy đối tượng nghiên cứu là những tác phẩm nhan đề “gia lễ”14, phạm vi còn được mở rộng ra các tác phẩm có nhan đề nằm trong nội hàm “gia lễ”, bao gồm: “gia huấn”, “tam lễ”, “tứ lễ”, “quan lễ”, “hôn lễ”, “tang lễ”, “tế lễ”. 1.1. Xác lập tiêu chí thống kê tƣ liệu gia lễ Từ “gia lễ” xuất hiện trong nhiều bộ từ điển Tiếng Việt với tư cách là từ Hán Việt mang hàm nghĩa “nghi lễ trong gia đình”. Tuy vậy mã từ “gia lễ” không xuất hiện trong nhiều từ điển Hán ngữ, ngay cả bộ từ điển uy tín như Từ hải. Theo kết quả nghiên cứu của Bành Mĩ Linh 彭 美 玲 (trong Khảo dị thuật lược các thư tịch có nguyên lưu từ Gia lễ), từ “gia lễ” xuất hiện đầu tiên trong sách Chu lễ 周 禮, thiên “Xuân quan” 春 官15, tuy nhiên theo lời chú của Trịnh Huyền, hàm nghĩa của chữ “Gia” tức là “Đại phu thái địa” 大 夫 采 地 (thái ấp của quan Đại phu) chế độ đặc hữu của xã hội tông pháp nhà Chu. Hàm nghĩa đó khác biệt với cách hiểu sau này. Thời Tiên Tần Lưỡng Hán, từ “gia lễ” không xuất hiện trong thư tịch, thay vào đó là sự xuất hiện ngữ “gia nhân chi lễ”16, Bành Mĩ Linh nhận định “gia nhân chi lễ” và “gia lễ” khác nhau về mặt từ ngữ, nhưng hàm nghĩa tương đồng”17. Theo đó, từ “gia lễ” ban đầu không mang hàm nghĩa “nghi lễ trong gia đình”, mà là “nghi lễ trong gia tộc quan đại phu”. Năm 1191, Chu Hy soạn Nghi lễ kinh truyện thông giải 仪礼经传通解 trong đó có môn “gia lễ”, dự định viết thành bộ lễ nghi trong gia đình ban bố rộng rãi cho tầng lớp sĩ thứ. Theo đó, Chu Hi đặt khái niệm “gia lễ” là để chỉ “nghi lễ trong gia đình”. Thế kỉ XIII, 14 Những văn bản này đã được chúng tôi khái quát số lượng, văn bản, nội dung trong khóa luận tốt nghiệp Giới thiệu tác phẩm VCGL tồn chân của Đỗ Huy Uyển, năm 2010 15 “Gia tông nhân chưởng gia lễ dữ kì y phục, cung thất, xa kì chi cấm lệnh” 家 宗 人 掌 家 禮 與 其 衣 服 宮 室 車 旗 之 禁 令 (dịch nghĩa: “Gia tông nhân chủ trì nghi lễ tế tự ở nhà đại phu, bao gồm công tác tế tự, trí phúc. Quốc gia nếu như có tai ương gì lớn thì phụng mệnh nhà vua cử hành cầu đảo. Công việc xong xuôi lại phải trình báo với nhà vua, cùng với việc phụng mệnh nhà vua tế tự là phải chủ trì công tác tế tự trong nhà đại phu và cấm lệnh y phục, cung thất, cờ xe”) 16 Sử kí 史 記, mục “Lã Thái hậu bản kỉ” 呂 太 后 本 紀 có viết: “Hiếu Huệ dữ Tề Vương yến ẩm thái hậu tiền,[…] trí thượng tọa như gia nhân chi lễ” 孝 惠 與 齊 王 宴 飲 太 后 前 置 上 坐 如 家 人 之 禮. Hậu Hán thư 後 漢 書, mục “Chung Li Tống Hàn liệt truyện” 鍾 離 宋 寒 列 傳: “Sùng dĩ thúc phụ chi tôn, đồng chi gia nhân chi lễ” 崇 以 叔 父 之 尊 同 之 家 人 之 禮. 17 Vũ Việt Bằng tóm lược ý kiến từ Bãnh Mĩ Linh 彭 美 玲 《家 禮 流 源 群 書 述 略 考 易》 簡 易 版, 行 政 院 國 家 科 學 委 員 會 補 助 專 題 研 究 計 畫 成 果 報 告 , 中 華 民 國, 90 年 12 sau khi sách Gia lễ của Chu Hy ra đời, từ “gia lễ” được người ta thừa nhận là “nhan đề cũ của một cuốn sách” như như nhận định của Từ nguyên 辭源: “Gia lễ là nhan đề cũ của một cuốn sách, Chu Hy đời Tống soạn, gồm năm quyển, phụ lục một quyển. Sách này ghi chép việc quan lễ, hôn lễ, tang lễ, tế lễ và các nghi tiết phong kiến”18. Theo đó, ít nhất có thể khẳng định, xét trong ngôn ngữ Hán, từ thế kỉ XII, “gia lễ” là một từ phức mang hàm nghĩa là “nghi lễ trong gia đình, bao gồm bốn nghi lễ thành phần quan, hôn, tang, tế. Xét trong phạm vi ngôn ngữ Việt, từ “gia lễ” xuất hiện trong An Nam chí lược (ra đời năm 1333) ít nhất đã cho thấy khoảng thời gian trước thế kỉ XIV, “gia lễ” là một danh từ chỉ “nghi lễ trong gia đình”. Lúc này, “gia lễ” chưa được cụ thể hóa bao gồm bốn nghi lễ thành phần. Trong An Nam chí lược 安南誌略, quyển nhất, mục “Phong tục”, trang 12a, Lê Trắc sử dụng từ “gia lễ” với tư cách là một danh từ mang hàm nghĩa “nghi lễ gia đình” để phân biệt với nghi lễ trong triều đình, phân biệt giữa một bên là những nghi lễ biểu thị quan hệ quân thần và một bên là nghi lễ trong nhà biểu thị quan hệ phu phụ, phụ tử, huynh đệ, bằng hữu, thân sơ, tôn ti, nội ngoại: “Chính đán ngũ canh, vương tọa Vĩnh Thọ điện, […] tông tử thần liêu phân ban bái hạ […]. Nhị nhật thần liêu các hành gia lễ” 正 旦 五 更 王 坐 永 壽 殿 […] 宗 子 臣 僚 分 斑 拜 賀 二 日 臣 僚 各 行 家 禮 (dịch nghĩa: “Canh năm chính đán, nhà vua ngự ở điện Vĩnh Thọ […] tông tử và quan lại lần lượt chúc mừng. […]. Ngày mồng hai, quan lại về nhà cử hành nghi lễ trong nhà”. Sau thế kỉ XV khi sách Gia lễ được truyền bá ở Việt Nam thì từ “gia lễ” mới được cụ thể hóa bao gồm bốn loại nghi lễ thành phần. Từ đó trải các thời, từ “gia lễ” được hiểu theo hàm nghĩa đó. Thế kỉ XX, một số từ điển ở Việt Nam19 đều thống nhất cho rằng, gia lễ là từ chỉ nghi lễ gia đình bao gồm quan lễ, hôn lễ, tang lễ, tế lễ. Đào Duy Anh còn giải thích thêm, “gia lễ […] bộ sách chép các lễ Quan, Hôn, Tang, Tế” [Đào Duy Anh: Hán Việt từ điển, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004, tr.317]. Theo đó, trong ngôn ngữ Việt, từ “gia lễ” ban đầu chỉ để biểu thị ý các hoạt động nghi lễ gia đình nói chung và sau thế kỉ XV, từ “gia lễ” mới bắt đầu có ý nghĩa như các từ điển hiện đại nhận định. Như vậy, “gia lễ” ban đầu có hàm nghĩa “Nghi lễ trong thái ấp gia tộc quan đại phu”. Thời Tiên Tần Lưỡng Hán, để biểu thị ý “nghi lễ trong nhà” người ta thường dùng cấu trúc định trung “Gia nhân chi lễ” 家 人 之 禮. Thời Đường Tống, do sự biến thiên chính trị xã hội, Quốc gia lễ điển xu hướng biến đổi về chất mà từ Công lễ dần chuyển biến thành gia lễ, và VCGL của Chu Hy là tư liệu đại biểu. Những nghi lễ thường dùng trong gia đình bao gồm quan lễ, hôn lễ, tang lễ, tế lễ được được ghi chép đầy đủ trong VCGL, từ Nguyên văn: 家 禮 舊 題 宋 朱 熹 撰 五 卷 附 錄 一 卷 此 書 記 冠 婚 喪 祭 等 封 見 禮 節 “gia lễ cựu đề Tống Chu Hy soạn, ngũ quyển, phụ lục nhất quyển, thử thư kí quan hôn tang tế đẳng phong kiến lễ tiết” 19 Một số từ điển như: Nguyễn Lân: Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1989, tr.254; Nguyễn Như Ý: Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, 1999, tr. 720; Đào Duy Anh: Hán Việt từ điển, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004, tr.317. 18 13 đó “gia lễ” trở thành một danh từ với hàm nghĩa “nghi lễ trong gia đình” song song với tư cách là “Nhan đề cũ một cuốn sách”. Trong tiếng Việt, từ “gia lễ” trở thành một từ danh từ Hán Việt với hàm nghĩa như trên từ khoảng thế kỉ XIV. “Gia lễ” bao gồm bốn loại nghi lễ thành phần, nhưng mỗi nghi lễ thành phần đều có tính độc lập tương đối. Sư Bội Quỳnh nhận định: “Gia lễ được chia làm năm quyển Thông lễ, Hôn lễ, Quan lễ, Tang lễ, Tế lễ. Từ góc độ nghiên cứu, bất cứ một nghi lễ nào cũng có thể nghiên cứu một cách độc lập” [Sư Bội Quỳnh: Lí giải gia lễ của Chu Tử đối với gia đình – lấy từ đường làm trung tâm nghiên cứu, luận văn thạc sĩ, bản tóm tắt, Đại học văn hóa Trung Quốc, 2002]. Thực tế tư liệu gia lễ lịch đại cho thấy, “gia lễ” không nhất thiết phải đầy đủ bốn loại nghi lễ thành phần mà có thể chỉ là một hoặc một vài nghi lễ thành phần, chỉ có điều nhan đề các tư liệu gia lễ không đầy đủ nghi lễ thành phần được gọi bằng những tên gọi khác nằm trong nội hàm của gia lễ như “tam lễ”, “tứ lễ”. Xét từ góc độ tư liệu để nhận định nội hàm của từ “gia lễ” có thể lấy nhận định của Bành Mĩ Linh 彭 美 玲 (trong Khảo dị thuật lược các thư tịch có nguyên lưu từ Gia lễ) về tư liệu gia lễ Trung Quốc làm cơ sở. Từ phân tích của Bành Mĩ Linh, có thể nhận thấy tư liệu nhan đề Tứ lễ, Tam lễ đều có nguyên lưu từ Gia lễ20. Như vậy, xét từ tư liệu gia lễ Trung Quốc, “tứ lễ”, “tam lễ” là thành phần trong “gia lễ”, trong đó “tam lễ” bao gồm “hôn lễ”; “tang lễ”; “tế lễ”, “tứ lễ” bao gồm “tam lễ” và “quan lễ”, “tứ lễ” cộng thêm “thông lễ” trở thành những tư liệu nhan đề “gia lễ”. Nhận định về gia lễ không chỉ là nhận định về nội hàm gia lễ một cách đơn lẻ, mà phải nhìn gia lễ với tư cách là thành phần trong nội hàm gia tộc, để nhận định mối quan hệ 20 Bành Mĩ Linh 彭 美 玲 trong 《家 禮 流 源 群 書 述 略 考 易》 簡 易 版, 行 政 院 國 家 科 學 委 員 會 補 助 專 題 研 究 計 畫 成 果 報 告 ,中 華 民 國 90 年, 21 頁 cho rằng: “Hậu thế khi soạn sách đều kế thừa gia lễ của Chu Hy, lấy Tứ lễ (quan lễ, hôn lễ, tang lễ, tế lễ) - những nghi lễ nhật dụng thường hành trong gia đình thứ nhân làm chủ đạo mà bổ sung, sắp xếp tuần tự cùng Thông lễ. Như vậy, họ đã hoàn toàn tuân thủ theo bố cục trình bày của Văn Công. Những sách đó đều lấy nhan đề gia lễ”. […] Một số sách không đề cập đến Thông lễ chỉ sử dụng quan lễ, hôn lễ, tang lễ, tế lễ. Những sách đó lấy nhan đề Tứ lễ. Một số ít đặc lệ như Tam lễ tòng kim 三 禮 從 今 (gồm 3 quyển) của Hoàng Bản Hoan đời Thanh lấy nhan đề là Tam lễ với lí do „quan lễ cửu dĩ bất hành‟ (Bành Mĩ Linh chú thích: Từ thời Trung Đường. “quan lễ” truyền thống bị người đời xem nhẹ. Thời cận đại, dân gian đa phần theo phương thức cử hành “quan lễ” đồng thời với “hôn lễ”, khiến cho “quan lễ” ngày càng mai một. Xem cụ thể trong Lí Long Hiến: Nghiên cứu Sĩ quan lễ trong Nghi lễ - Nghiên cứu so sánh giữa lễ thành niên thời tiên Tần và lễ thành niên hậu thế 李 隆 獻 《 儀 禮 士 冠 禮 研 究 (二 ) - 先 秦 成 年 禮 與 後 世 成 年 禮 的 比 較 研 究》 (行 政 院 國 科 會 專 題 研 究 計 畫 報 告 ,國 民 87 年 )). Ngô học lục 吾 學 錄 cũng rút ra ba loại nghi lễ hôn lễ, tang lễ, tế lễ soạn rất đại khái, phân mỗi loại thành một quyển (Bành Mĩ Linh chú thích: Tục tu Tứ khố toàn thư tổng mục lục đề yếu, Bắc Kinh, Đài Loan Thương vụ ấn thư quán, (“Kinh bộ” – “Lễ loại”) 續 修 四 庫 全 書 總 目 題 要, 北 京, 臺 灣 商 務 印 書 館 (經 部 . 禮 類 ))”. Có lẽ do hiện thực quan lễ không còn được sử dụng, tựu sự mới luận sự, cho nên chỉ trình bày ba loại nghi lễ còn lại” 14 giữa gia lễ và những thành phần khác, như gia huấn, gia quy21. Theo Lâm Xuân Mai: “„gia lễ‟ chỉ nghi tiết gia đình, „gia huấn‟ là quy phạm ước thúc hành vi của thành viên tổ thành nên gia đình” [Lâm Xuân Mai: Nghiên cứu gia huấn, gia lễ đời Tống, luận văn thạc sĩ, bản tóm tắt, Đại học Phụ Nhân, 1991]. Cùng là công cụ lập thân xử thế, trị gia giáo tử, mục đích kéo dài sinh mệnh gia tộc, vì thế giữa “gia lễ” và “gia huấn” có mối quan hệ tương trợ lẫn nhau, điều này có thể được nhìn nhận thông qua Nhan thị gia huấn 颜氏家训 của Nhan Chi Thôi 颜 之推22. Nội dung sách này, “ngoài việc giáo dục gia lễ, Nhan thị gia huấn còn nhiều thiên nhiều chương thể hiện tính tri thức”23. Từ phân tích về tư liệu gia lễ Trung Quốc, nội hàm “gia lễ” được khái quát thông qua sơ đồ sau: Sơ đồ biểu thị nội hàm “gia lễ” xét từ góc độ tư liệu gia lễ Trung Quốc Từ việc khảo từ “gia lễ”, tiêu chí thống kê tư liệu gia lễ được xác lập như sau: Thứ nhất, tư liệu nhan đề “gia lễ”. Thứ hai, tư liệu nhan đề “tam lễ”, “tứ lễ”. Thứ ba, tư liệu nhan đề là nghi lễ thành phần trong gia lễ, bao gồm: “quan lễ”, “hôn lễ”, “tang lễ”, “tế lễ”. Thứ tư, tư liệu nhan đề “gia huấn”. Tư liệu gia huấn có số lượng khá nhiều, chúng tôi lựa chọn tư liệu gia huấn có ghi chép gia lễ (quan lễ, hôn lễ, tang lễ, tế lễ). 21 Theo Bành Mĩ Linh 彭 美 玲 《家 禮 流 源 群 書 述 略 考 易》 簡 易 版, 行 政 院 國 家 科 學 委 員 會 補 助 專 題 研 究 計 畫 成 果 報 告 ,中 華 民 國 90 年, 3 頁: “Xét lịch đại thư tịch từ thời Lục triều về sau, trước tác về „gia lễ‟, „Gia huấn‟, „Gia nghi‟, „Gia phạm‟, „Gia tắc‟, „Gia quy‟ của nhà Nho ngày càng phong phú. Trong đó loại sách về „gia lễ‟, „Gia nghi‟ thiên về mặt lễ nghi tiết văn, lấy nghi lễ quan lễ, hôn lễ, tang lễ, tế lễ gia đình thứ nhân thường dùng làm nội dung chủ yếu, đặc điểm tinh thần việc lập lễ là tham chước thời nghi, tiện lợi cho thế tục thi hành, có sự khác biệt với cổ lễ trang nghiêm ghi chép trong Tam lễ. Thư tịch gia lễ lịch đại, đầu tiên là sách Gia lễ gồm 10 quyển của Dương Quýnh được ghi chép trong Tân Hán thư – „Nghệ văn chí nhị‟ – „Nghi chú loại‟ – „Sử lục‟ – „Ất bộ‟. Thời Lưỡng Tống, trước có Thư nghi của Tư Mã Quang (1019 – 1086), sau có gia lễ của Chu Hy (11301200) được tầng lớp sĩ thứ đời Tống sử dụng” 22 Nhan Chi Thôi: sinh năm 531, mất trong khoảng những năm niên hiệu Khai Hoàng nhà Tùy, người Lâm Nghi 临沂, Lang Tà 琅邪. 23 Vũ Việt Bằng trích dịch từ Bành Lâm: Trung Quốc lễ nghi văn minh, chương 22: Thi lễ truyền gia: gia lễ, Trung Hoa thư cục, 2004 (彭 林《 中 国 礼 仪 文 明 》, 其第二十二章: 诗礼传家:家礼, 中 华 书 局 , 2004 年) 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan