Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu nhân giống cây đinh lăng lá nhỏ polycias fruticosa l. harm. bằng phươ...

Tài liệu Nghiên cứu nhân giống cây đinh lăng lá nhỏ polycias fruticosa l. harm. bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật

.PDF
62
511
129

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- NGUYỄN VĂN THANH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ (Polycias fruticosa L. Harm.) BẰNG PHƢƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Công nghệ Sinh học Khoa : CNSH - CNTP Khóa học : 2012 - 2016 Thái Nguyên, năm 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- NGUYỄN VĂN THANH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ (Polycias fruticosa L. Harms.) BẰNG PHƢƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Công nghệ Sinh học Lớp : K44 - CNSH Khoa : CNSH - CNTP Khóa học : 2012 - 2016 Giảng viên hƣớng dẫn : 1. PGS.TS. Ngô Xuân Bình 2. ThS. Nguyễn Thị Tình Thái Nguyên, năm 2016 i LỜI CẢM ƠN Đƣợc sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trƣờng, ban chủ nhiệm Khoa Công nghệ sinh học Và công nghệ thực phẩm trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nhân giống cây Đinh lăng lá nhỏ (Polycias fruticosa L. Harm.) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật”. Qua 5 tháng thực tập tại viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp phía bắc đến nay em đã hoàn thành đề tài. Để đạt kết quả nhƣ ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trƣờng, ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô giáo bộ môn công nghệ sinh học, cùng các anh chị phòng công nghệ sinh học trong viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Em xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới Cô giáo Ths. Nguyễn Thị Tình và chị Phạm Thị Thảo đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn em trong thời gian thực hiện đề tài. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hết lòng động viên, giúp đỡ tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Do thời gian thực tập đề tài có giới hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái nguyên, ngày tháng năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Thanh ii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Trang Ảnh hƣởng của thời gian khử trùng HgCl2 0.1% đến kết quả khử trùng..................................................................................... 27 Bảng 4.2. Kết quả ảnh hƣởng của một số môi trƣờng đến khả năng tái sinh chồi cây Đinh lăng lá nhỏ sau 45 ngày. .............................. 29 Bảng 4.3. Kết quả ảnh hƣởng của nồng độ kinetine và BA đến khả năng nhân nhanh chồi cây Đinh lănglá nhỏ sau 1 tháng........................ 31 Bảng 4.4. Kết quả ảnh hƣởng của hàm lƣợng loại cytokine thích hợp nhất kết hợp với NAA đến khả năng nhân nhanh chồi cây Đinh lăng sau 3 tuần tiến hành thí nghiệm. ................................ 34 Bảng 4.5. Kết quả ảnh hƣởng của hàm lƣợng Auxin (NAA, IBA) đến khả năng ra rễ của chồi cây Đinh lăng lá nhỏ trong 30 ngày. .... 36 Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng một số loại giá thể đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây con in vitro ở vƣờn ƣơm sau 2 tuần............................................................................ 38 iii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Trang Cây Đinh lăng lá nhỏ .................................................................... 2 Hình 2.1: Vƣờn đinh lăng trồng ở hộ gia đình ........................................... 12 Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện ảnh hƣởng của thời gian khử trùng bằng HgCl2 0.1%đến hiệu quả khử trùng mẫu .................................. 28 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện ảnh hƣởng của một số môi trƣờng đến khả năng tái sinh chồi cây Đinh lăng lá nhỏ ..................................... 30 Hình 4.3: Thể hiện ảnh hƣởng của nồng độ kinetine và BA đến khả năng nhân nhanh chồi cây Đinh lănglá nhỏ sau 1 tháng ..................... 32 Hình 4.4: Thể hiện ảnh hƣởng của hàm lƣợng loại cytokine thích hợp nhất kết hợp với NAA đến khả năng nhân nhanh chồi cây Đinh lăng lá nhỏ sau 1 3 tuần thí nghiệm ................................... 34 Hình 4.5: Thể hiên ảnh hƣởng của hàm lƣợng Auxin (NAA, IBA) đến khả năng ra rễ của chồi cây Đinh lăng lá nhỏ trong 30 ngày ..... 36 Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây con in vitro ở vƣờn ƣơm ................................................................................................ i iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2,4D : 2,4 Diclorophenoxy axetic axit BAP : 6-benzin- aminopurin CT : Công thức ĐC : Đối chứng GA3 : Axit giberilic IBA : Indol butylic acid MS : Murashige & Skoog TB : Trung bình v MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 3 1.3 Yêu cầu của đề tài .................................................................................................... 3 1.4 Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 4 2.1. Sơ lƣợc về cây Đinh lăng ....................................................................................... 4 2.1.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại ............................................................................. 4 2.1.2. Đặc điểm sinh thái ............................................................................................... 4 2.1.3. Đặc điểm hình thái............................................................................................... 5 2.1.4. Cách trồng ............................................................................................................ 6 2.1.5. Thu hái và chế biến.............................................................................................. 7 2.1.6. Thành phần hóa học ............................................................................................ 8 2.1.7. Tác dụng dƣợc lý ................................................................................................. 9 2.2. Tình hình sử dụng Đinh lăng ở Việt Nam và trên thế giới ...............................11 2.2.1. Trên thế giới .......................................................................................................11 2.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................11 2.3. Cơ sở khoa học......................................................................................................13 2.3.1. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào ..........................................................13 2.3.2. Kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trƣởng tạo giống sạch bệnh và nhân nhanh giống ..............................................................................................................................14 2.3.3. Ảnh hƣởng của các chất điều tiết sinh trƣởng tới quá trình nuôi cấy mô tế bào thực vật ...................................................................................................................14 PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....18 3.1. Vật liệu và phạm vi nghiên cứu...........................................................................18 vi 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu.......................................................18 3.3. Hóa chất và thiết bị sử dụng ................................................................................18 3.3.1 Hóa chất ...............................................................................................................18 3.3.2 Thiết bị sử dụng ..................................................................................................18 3.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................19 3.5 . Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................19 3.5.1 Điều kiện bố trí thí nghiệm ................................................................................19 3.5.2. Chuẩn bị môi trƣờng nuôi cấy mô tế bào thực vật .........................................19 3.5.3. Nội dung 1: .........................................................................................................20 3.5.4. Phƣơng pháp nghiên cứu nội dung 2 .............................................................21 3.5.5. Phƣơng pháp nghiên cứu nội dung 3 ...............................................................22 3.5.6. Phƣơng pháp nghiên cứu nội dung 4 ...............................................................24 3.5.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu .............................................................................26 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................27 4.1. Ảnh hƣởng của thời gian khử trùng HgCl2 0.1% đến đến kết quả khử trùng mẫu Đinh lăng. .................................................................................................27 4.2. Kết quả ảnh hƣởng của một số môi trƣờng đến khả năng tái sinh chồi cây Đinh lăng.......................................................................................................................29 4.3. Kết quả ảnh hƣởng của chất kích thích sinh trƣởng tới khả năng nhân nhanh của chồi cây Đinh lăng. .................................................................................31 4.3.1. Kết quả ảnh hƣởng của nồng độ loại cytokine đến khả năng nhân nhanh chồi cây Đinh lăng. .....................................................................................................31 4.3.2. Kết quả ảnh hƣởng hàm lƣợng NAA thích hợp nhất đến khả năng nhân nhanh chồi cây Đinh lăng. ...........................................................................................34 4.4. Kết quả ảnh hƣởng của hàm lƣợng Auxin và than hoạt tính đến khả năng ra rễ của chồi cây Đinh lăng. ...............................................................................................36 4.5 Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng một số loại giá thể đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây con in vitro ở vƣờn ƣơm ..........................................................37 vii PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................40 5.1 Kết luận ...................................................................................................................40 5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................42 I. Tài liệu tiếng Việt .....................................................................................................42 II. Tài liệu nƣớc ngoài..................................................................................................44 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Nguồn tài nguyên cây thuốc của Việt Nam rất phong phú, đa dạng và có nhiều cây thuốc quý. Trong số đó có cây Đinh lăng. Đinh lăng (Polycias fruticosa L. Harms.) là một loại cây dƣợc liệu có giá trị cao trong ngành y học cổ truyền ở Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tác dụng dƣợc lý của Đinh lăng tƣơng tự nhƣ nhân sâm và ít độc hơn nhân sâm. Vỏ, rễ và lá Đinh lăng chứa saponin, alkaloit, các vitamin B1, B2, B6, C, 20 axit amin, glycosit, phytosterol, tanin, axit hữu cơ, tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lƣợng: K, Mn, Ca, Mg, Fe, Lo, Zw và 21,10 % đƣờng. Hai hợp chất chính và quan trọng nhất trong cây Đinh lăng là polyacetylen và saponin tripterpen. Trong đó, hợp chất polyetylen tách chiết đƣợc có tính kháng khuẩn rất mạnh và kháng một số dạng ung thƣ, còn hợp chất saponin tripterpen có tác dụng chống stress, chống trầm cảm, chống oxi hóa rất tốt [13], [14], [20]. Dựa trên những nghiên cứu về dƣợc tính của cây Đinh lăng, một số chế phẩm từ Đinh lăng hiện nay đang đƣợc sử dụng nhƣ cao đặc Đinh lăng, tinh sâm PANA, rƣợu thuốc ngọt, viên ngậm DINLAN. Điều này cho thấy nhu cầu về nguồn nguyên liệu Đinh lăng để làm thuốc chữa bệnh ngày càng tăng. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu khai thác trong tự nhiên thƣờng phân tán, cho chất lƣợng không đồng đều và số lƣợng hạn chế. Vì vậy, nhân giống in vitro là phƣơng pháp ƣu việt nhằm thu nhận nguồn nguyên liệu ổn định, cây giống đồng đều, sạch bệnh, làm tăng hoạt chất sinh học so với nguyên liệu ban đầu. Cây đinh lăng mang giá trị dƣợc liệu rất cao nhƣng các chế phẩm chứa Đinh lăng còn khá ít trên thị trƣờng, nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu còn hạn chế, nếu trồng theo phƣơng pháp tự nhiên thì cần phải 3 - 5 năm mới thu hoạch đƣợc rễ. 2 Để thúc đẩy việc sử dụng Đinh lăng trong sản xuất dƣợc phẩm cần đảm bảo vấn đề nguyên liệu, hiện nay các mô hình trồng cây đinh lăng với quy mô lớn đủ để làm vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp dƣợc liệu là chƣa có, vì việc nhân giống bằng phƣơng pháp giâm hom truyền thống tuy đơn giản giá thành rẻ nhƣng để có đƣợc một số lƣợng cây giống lớn thì phải mất rất nhiều vụ gây nuôi mất thời gian và cây con không đồng đều. Mặt khác trồng theo phƣơng pháp truyền thống phải mất thời gian dài mới đƣợc thu hoạch. Vì vậy, để giải quyết những vấn đề trên thì tạo cây giống thông qua con đƣờng nuôi cấy mô là một giải pháp hữu hiệu. Với mục tiêu tạo ra giống cây Đinh lăng có thời gian sinh trƣởng nhanh và đảm bảo chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng phục vụ cho sản xuất trên quy mô lớn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu nhân giống cây Đinh lăng lá nhỏ (Polyciasfruticosa L. Harm.) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật”. Hình 1.1: Cây Đinh lăng 3 1.2 Mục tiêu của đề tài Xác định đƣợc công thức môi trƣờng phù hợp để nhân nhanh giống cây Đinh lăng lá nhỏ (poliscias fruticosa L. Harms.) bằng phýõng pháp nuôi cấy mô tế bào 1.3 Yêu cầu của đề tài - Xác định đƣợc thời gian khử trùng thích hợp - Xác định đƣợc môi trƣờng nuôi cấy thích hợp đến khả năng tái sinh Đinh lăng lá nhỏ. - Xác định đƣợc ảnh hƣởng của các chất kích thích sinh trƣởng (BA, Kinetin, NAA) đến qua trình nhân nhanh chồi, ra rễ chồi Đinh lăng lá nhỏ. - Xác định đƣợc ảnh hƣởng của nồng độ NAA đến khả năng cảm ứng rễ của chồi Đinh lăng lá nhỏ. - Xác định đƣợc loại giá thể phù hợp đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây con invitro trong vƣờn ƣơm. 1.4 Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học Sau khi đề tài hoàn thành đã bổ xung vào kiến thức lý thuyết đã đƣợc học thông qua hoạt động nghiên cứu thực tiễn, giúp cho bản thân có thêm kiến thức, tích lũy đƣợc kinh nghiệm thực tế, đồng thời tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học để phục vụ cho công việc nghiên cứu và các công tác khác. - Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu thành công sẽ tạo ra đƣợc một lƣợng lớn cây Đinh lăng giống sạch bệnh có chất lƣợng tốt, cung cấp đủ lƣợng giống cần thiết phục vụ cho sản xuất đại trà. Nghiên cứu còn tạo ra những cơ sở khoa học cho việc nhân nhanh nhiều loài cây trồng có giá trị kinh tế khác nhau 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Sơ lƣợc về cây Đinh lăng 2.1.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại Đinh lăng có nguồn gốc ở vùng đảo Polynésie thuộc cộng hòa Pháp nằm ở phía nam Thái Bình Dƣơng. Tên khoa học của Đinh lăng là Polyscias fruticosa L.Harms., đƣợc L.Harms mô tả và định tên vào năm 1894. Ngoài ra, Đinh lăng còn có tên gọi khác là cây gỏi cá hay cây Nam dƣơng lâm. - Loài: P. fruticosa - Chi: Polyscias - Phân họ: Aralioideae - Họ: Araliaceae - Họ ngũ gia bì - Bộ: Apiales - Lớp: Dicolyledoneae - Lớp hai lá mầm - Ngành: Magnoliophyta - Ngành Mộc lan - Giới: Plantae - Giới thực vật Chi Polyscias có gần 100 loài, phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt, nhất là một số đảo ở Thái Bình Dƣơng. Ở Việt Nam, có 7 loài, đều là cây trồng (Grushvitzky I., Skvortsova I., Hà Thị Dung & Arnautov N., 1985) [1], [6], [8]. 2.1.2. Đặc điểm sinh thái Đinh lăng là loại cây chịu hạn, không ƣa nƣớc, phát triển tốt ở vùng đất, tơi xốp có độ ẩm trung bình [12]. Cây cũng có thể chịu bóng râm, trồng đƣợc trên nhiều loại đất, thậm chí với một lƣợng đất rất ít trong chậu nhỏ, cây vẫn có thể sống đƣợc theo kiểu cây cảnh bonsai [1]. Đinh lăng sinh trƣởng mạnh vào mùa xuân hè, ra hoa và quả vào tháng 4 đến tháng 7. Cây trồng ở các tỉnh phía bắc có hiện tƣợng tàn lụi vào mùa đông do khí hậu lạnh, thƣờng 5 trồng bằng cành sau 2 đến 3 năm thì cây có quả, hạt. Đinh lăng có khả năng tái sinh dinh dƣỡng mạnh nhƣng chƣa quan sát đƣợc cây con mọc từ hạt. Cây thƣờng đƣợc trồng bằng cách giâm cành, cây đƣợc 4 đến 5 tuổi trở lên sẽ cho nhiều hoạt chất nhất [1], [9], [12]. 2.1.3. Đặc điểm hình thái Đinh lăng (Polyscias fruticosa L. Harm.) thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae) nên nó mang một số đặc điểm chung của họ này nhƣ: Là cây thân gỗ hay cây bụi, đôi khi là các cây thân thảo sống lâu năm, chúng thƣờng có lá kép hình lông chim hay hình chân vịt và có các hoa nhỏ mọc thành chùy lớn, rễ cây có dáng nhƣ ngƣời gồm một rễ cái và nhiều rễ phụ. Tuy nhiên, Đinh lăng cũng có một số đặc điểm riêng dùng để phân biệt với các loài khác nhƣ sau:  Thân Đinh lăng là loại cây gỗ nhỏ, dạng bụi, xanh tốt quanh năm, cây thƣờng cao 1 - 1,5 m (có thể cao đến 2 m hoặc hơn). Vỏ thân màu trắng nhạt, hơi xám, thân nhẵn, không có gai, ít phân nhánh, phân cành thấp, thân mang nhiều vết sẹo lá to hình chữ V, máu xám và những nốt lỗ vỏ, vỏ thân có mùi thơm nhẹ [1], [19], [33].  Lá Lá kép ba lần lông chim, mọc so le, dài 20 - 40 cm, không có lá kèm rõ. Lá chét có cuống nhỏ mảnh dài 3 - 15 cm, dạng màng, phiến lá chét có răng cƣa không đều, đôi khi chia thùy, gốc và đầu thuôn nhọn, có chóp nhọn, dài 3 - 10 cm, rộng 0,6 - 4 cm. Cuống lá dài, phát triển thành bẹ to ở phần cuối. Lá có mùi thơm khi vò nát [2], [19].  Hoa Hoa nhỏ thành cờ, tán ngắn dài 7 - 18 cm, cụm hoa mọc ở ngọn thành chùy ngắn mang nhiều tán, mỗi tán có 15 - 20 hoa nhỏ, lá bắc rộng, sớm rụng. 6 Đài hoa hình chén, gồm 5 lá đài. Hoa nhỏ, màu lục nhạt hoặc trắng xám, có 5 cánh hình trứng thuôn dài 2 - 3 mm, có 5 nhị, chỉ nhị ngắn và mảnh, dài khoảng 1,5 mm, bao phấn kéo dài, bầu hạ, 2 ô, có rìa trắng nhạt [2], [19], [33].  Quả Quả dẹt, hình trứng rộng, màu tráng bạc, dài 4 - 5 mm, rộng 3 mm và dày 1,5 - 2 mm, có vòi tồn tại. Hạt hình thận và hình khối 3 cạnh màu trắng, kích thƣớc 3 mm, 2 mm, 1 mm, vỏ hạt lồi lõm. Cây ra hoa, quả vào tháng 4 đến tháng 7 [2], [33].  Rễ Rễ hình củ cà rốt, cong queo, dài 15 - 30 cm, đƣờng kính 0,5 - 2,5 cm, đầu trên to, phía dƣới thuôn nhỏ. Mặt ngoài màu trắng xám, có nhiếu nếp nhăn dọc, nhiều lỗ bì nằm ngang, nhiều vết tích của rễ con và các đoạn rễ còn sót lại. Thƣờng hợp thành một bó rễ củ, thể chất cứng giòn, dễ bẻ gãy, mặt bẻ lởm chởm, mặt cắt ngang màu vàng, gỗ chiếm 2/3 bán kính, các tia ruột từ giữa tỏa ra, mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt [33]. Trong tự nhiên, dễ có sự nhầm lẫn giữa các cây cùng tên Đinh lăng nhƣng không đƣợc dùng làm thuốc nhƣ: + Đinh lăng lá tròn (Polyscias balfouriana Baill.): Lá thƣờng chỉ có 3 lá chét trên một cuống dài, lá chét hình tròn, đầu tù. + Đinh lăng lá to hay Đinh lăng lá ráng (Polyscias ilicifolia (Merr.) Baill.): Lá kép, có 11 - 13 lá chét, lá chét hình mác có răng cƣa to và sâu. + Đinh lăng trổ hay Đinh lăng viền bạc (Polyscias guilfoylei Baill.): Lá kép có 7 lá chét, lá chét thƣờng có viền trắng. Loại này lại có 2 thứ là: - Polyscias guilfoylei Baill. var. laciniata Baill. - Polyscias guilfoylei Baill. var. victoriae Baill. 2.1.4. Cách trồng Đinh lăng đƣợc trồng phân tán khắp nơi để làm cảnh, làm thuốc và làm rau gia vị. Từ năm 1961, do sự nghiên cứu của Viện Y học Quân sự về tác 7 dụng bổ dƣỡng của cây, nên Đinh lăng đƣợc trồng rộng rãi hơn cả ở các bệnh viện, trạm xá, vƣờn thuốc [2]. Hiện nay, một số nơi đã bắt đầu trồng Đinh lăng ở quy mô sản xuất thử (1000 - 2000 m2) [1]. Đinh lăng sống nhiều năm, trên đất cao ráo, thoát nƣớc, đất có tầng canh tác dày, màu mỡ, không ngập úng, có khả năng chịu hạn và chịu bóng. Có thể trồng Đinh lăng quanh năm, nhƣng tốt nhất vào tháng 2 đến tháng 3. Đinh lăng không kén đất. Trong trƣờng hợp trồng lớn, đào hốc sâu 20 - 30 cm (nếu cắm cành trực tiếp), hoặc sâu và rộng hơn (nếu đặt bầu hoặc bứng cây con ở vƣờn ƣơm). Hốc nọ cách hốc kia 1 - 1,5 m. Trồng theo hàng lệch, cách nhau 2 - 3 m đối với cây 20 đến 30 năm, 1,5 - 2 m đối với cây chỉ để 5 đến 10 năm. Bón phân chuồng mục, mỗi hốc 5 - 15 kg. Hom giống là những cành bánh tẻ ƣơm trong bầu hay trên luống của vƣờn ƣơm với mật độ 20 - 30 cm. Sau khi cắm cành, lấp đất, phủ rơm rạ, rồi tƣới ẩm. Chừng 15 đến 20 ngày, mầm non mọc. Khi cành ra rễ và đâm chồi dài 10 - 20 cm, đánh trồng trên hốc đã chuẩn bị sẵn. Ở công ty công viên, ngƣời ta thƣờng dâm cành ngay trong bầu để tiện cho việc vận chuyển và ra ngôi [2]. Hàng năm, cần bón thúc cho cây qua đông và phát triển vào mùa xuân hè, bằng phân chuồng mục, nƣớc giải, nƣớc phân. Cuốc nhẹ hoặc xới xáo quanh gốc trồng, rồi bón phân, lấp đất [2]. Đinh lăng ít bị sâu bệnh hại. Nếu có, dùng Wofatoc pha với nồng độ 7 10 phần vạn để phun [2]. 2.1.5. Thu hái và chế biến Trong y học cổ truyền tất cả các bộ phận trên cây Đinh lăng đều có thể sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên, rễ Đinh lăng là bộ phân chứa nhiều hoạt chất nhất nên đƣợc dùng phổ biến hơn cả [18]. Đinh lăng trồng đƣợc 5 đến 10 năm có thể thu hoạch đƣợc. Rễ thu hái vào mùa thu, lúc này rễ mềm nhiều hoạt chất nhất. Rửa sạch cắt bỏ phần rễ sát với 8 gốc thân, rễ nhỏ để nguyên, nếu rễ to chỉ dùng vỏ rễ. Nếu có rễ khô thì rửa sạch đất cát, ủ mềm. Thái phiến dày 3 - 5 mm, phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió, để đảm bảo mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng thƣờng tầm nƣớc gừng tƣơi 5 % xao qua, rồi tẩm 5 % mật ong (hay mật mía), sao thơm [5], [19], [24]. Ngoài ra, còn dùng lá, thân và cành làm thuốc. 2.1.6. Thành phần hóa học Vỏ, rễ và lá Đinh lăng chứa saponin, alkaloit, các vitamin B1, B2, B6, C, 20 axit amin, glycosit, phytosterol, tanin, axit hữu cơ, tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lƣợng: K, Mn, Ca, Mg, Fe, Lo, Zw và 21,10 % đƣờng. Trong lá còn có saponin tripterpen (1,65 %), một genin đã xác định đƣợc là axit oleanolic [1]. Từ lá Đinh lăng, trung tâm sâm và dƣợc liệu TP.Hồ Chí Minh thuộc Viện Dƣợc liệu đã phân lập đƣợc năm hợp chất polyacetylen là panaxynol, panaxydol, heptadeca - 1,8 (E) - dien - 4,6 diyn - 3,10 diol, heptadeca - 1,8 (E) - dien - 4,6 diyn - 3 ol - 10 on và heptadeca - 1,8 (Z) - dien - 4,6 diyn - 3 ol - 10 on. Hai hợp chất sau chỉ có trong lá Đinh lăng mà chƣa thấy có trong các cây khác thuộc chi Panax và họ Araliaceae, điều đó nói lên sự độc đáo về mặt hóa học của Đinh lăng. Trong rễ Đinh lăng cũng tìm thấy năm hợp chất polyacetylen nhƣng chỉ có panaxydol, panaxynol và heptadeca - 1,8 (E) - dien - 4,6 diyn - 3,10 diol là trùng hợp với các chất trong lá. Ba chất này có tác dụng kháng khuẩn mạnh và chống một số dạng ung thƣ [1]. Hai hợp chất chính và quan trọng trong cây Đinh lăng là polyacetylen và saponin tripterpen. Trong đó, hợp chất polyactylen tác chiết đƣợc có tính kháng khuẩn rất mạnh và kháng một số dạng ung thƣ, còn hợp chất saponin tripterpen có tác dụng chống stress, chống trầm cảm, chống oxy hóa rất tốt. Đồng thời, hai hợp chất panaxynol và heptadeca - 1,8 (E) - dien - 4,6 diyn - 3,10 diol trong cây Đinh lăng cũng là hai hợp chất chủ yếu trong cây Nhân sâm, điều này cho thấy khả năng sử dụng Đinh lăng thay thế Nhân sâm làm thuốc chữa bệnh [13], [14], [20]. 9 2.1.7. Tác dụng dược lý Đinh lăng là cây cổ truyền đƣợc sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh nhƣ ho ra máu, kích thích tiêu hóa, chữa kiết lỵ, vết thƣơng, tăng sức dẻo dai cho cơ thể. Các đô vật thƣờng dụng lá Đinh lăng để tăng sức dẻo dai khi thi đấu. Hải Thƣợng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dùng rễ, cành và lá Đinh lăng sao vàng, sắc cho phụ nữ sau khi sinh uống thay chè để chống bệnh đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú (Bách gia trân tàng) [33], [9]. Năm 1961, các nhà dƣợc lý dƣợc liệu và giải phẫu bệnh lý Viện y học quân sự Việt Nam nghiên cứu tác dụng của Đinh lăng và đi đến kết luận: Nƣớc sắc rễ đinh lăng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể và có tác dụng tƣơng tự nhƣ nhân sâm. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu dƣợc lý, Viện y học quân sự Việt Nam, năm 1964 cho thí nghiệm dùng trên ngƣời thấy với liều 0,23 - 0,50 g bột Đinh lăng mỗi ngày dƣới dạng thuốc sắc hay thuốc ngâm rƣợu nhẹ (30o) thì có kết quả tăng sức dẻo dai của cơ thể nhƣ khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm [19]. Ngô Ứng Long và Xavaev (Liên Xô cũ) đã cùng nhận thấy Đinh lăng có tác dụng tốt với các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập trong tƣ thế tĩnh đầu dốc ngƣợc. Thực nghiệm trên ngƣời, viên bột rễ Đinh lăng làm tăng khả năng chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể thao [18], [19]. Đinh lăng có tác dụng tăng lực, làm tăng cân, trên động vật thí nghiêm và cả trên ngƣời. Thân và lá cũng có tác dụng tăng lực nhƣng yếu hơn so với rễ. Đinh lăng làm tăng hiệu lực điều trị của cloroquin trong bệnh sốt rét thực nghiệm trên động vật. Ngoài ra, Đinh lăng còn có tác dụng tăng co bóp tử cung, tăng tiết niệu, kháng khuẩn, giúp an thần và ít độc [40]. Đinh lăng đã đƣợc nghiên cứu và chứng minh có tác dụng nội tiết kiểu Oestrogen. Nƣớc sắc Đinh lăng còn có tác dụng kháng đối với trùng roi Euglena viridis, trùng tiêm mao Paramoecium caudatum và một số động vật nguyên sinh khác trong nƣớc ngâm rơm và nƣớc ao. Nƣớc sắc Đinh lăng còn 10 có tác dụng chống choáng phản vệ ở mức độ vừa, bảo vệ đƣợc 60% chuột lang qua cơn choáng [39], [40]. Dựa theo kinh nghiệm dân gian, Đinh lăng đƣợc áp dụng trong điều trị bệnh nhân lị amip cấp. Sau 10 ngày, hết triệu chứng lâm sàng và sau 16 ngày xét nghiệm lại trong phân hết thể amip thực huyết, hết kén. Đinh lăng còn có tác dụng kháng Entamoeba histolyrica làm đơn bào co thành kén và có tác dụng kích thích miễn dịch gây chuyển dạng lympho bào trong thí nghiệm nuôi cấy in vitro [1], [2], [19]. Đinh lăng đã đƣợc nghiên cứu có tác dụng kích thích miễn dịch không đặc hiệu trong thí nghiệm gây mẫn cảm chuột nhắt bằng hồng cầu cừu. Sau 4 ngày, mổ tách tế bào lách và ủ với kháng nguyên trong môi trƣờng. Đếm số tế bào tạo mảng dung huyết và thấy Đinh lăng thể hiện tác dụng kích thích miễn dịch mạnh. Ngoài ra, Đinh lăng còn có tác dụng chống trầm uất. Trong thí nghiệm, trên xúc vật đƣợc uống Đinh lăng cũng nhƣ trong thí nghiệm in vitro, ủ tổ chức não hoặc gan với dịch chiết Đinh lăng và sau đó định lƣợng hoạt độ men MAO thấy Đinh lăng có tác dụng ức chế mạnh hoạt độ men MAO ở não và gan. Đinh lăng còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu theo cơ chế nội sinh bằng Tween 80 [1], [2]. Dịch chiết Đinh lăng còn đƣợc thử tác dụng đối với ATPase màng tế bào, và thấy K + Na + ATPase đƣợc kích thích bởi dịch chiết thân, rễ và lá của cây. Đối với ATPase dạng hòa tan kết quả tƣơng tự nhƣ ATPase của màng tế bào. Sự kích thích hoạt tính men của dịch chiết đinh lăng có khả năng đối kháng sự kìm hãm K+ Na+ ATPase của aminazin. Đinh lăng còn có tác dụng kích thích sinh dục ở động vật già, kích thích tăng sinh lực ở động vật gây mệt mỏi, tác dụng kéo dài và bền vững [1], [40]. Đinh lăng còn có tác dụng làm tăng sức đề kháng của chuột đối với tác hại của siêu cao tần và thấy có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột hơn 11 so với một số thuốc nhƣ ngũ gia bì Eleutherococcus của Liên Xô cũ, đƣơng quy, ba kích. Đinh lăng có tác dụng trợ tim, bổ tim, dùng chung với lá Trinh nữ hoàng cung có tác dụng khỏe ngƣời khi điều trị khối u, chữa trị yếu tim, hơi thở kém [23]. Liều độc: Đinh lăng ít độc, so với Nhân sâm còn ít độc hơn. Giải phẫu những chuột chết vì liều độc thì thấy gây tổn thƣơng nặng tổ chức cơ sở các tạng nhất là gan, thận, tim, não, cuối cùng chết. Liều độc tiêm phúc mạc DL50 của Đinh lăng là 32,9 (g/kg thể trọng) trong khi đó của Nhân sâm là 16,5 (g/kg thể trọng), của Ngũ gia bì Liên Xô cũ là 14,5 (g/kg thể trọng), chứng tỏ Đinh lăng ít độc hơn 2 vị thuốc Nhân sâm và Ngũ gia bì Liên Xô cũ. Cho uống với liều 50 (g/kg thể trọng), chuột vẫn sống bình thƣờng [11]. 2.2. Tình hình sử dụng Đinh lăng ở Việt Nam và trên thế giới 2.2.1. Trên thế giới Cây Đinh lăng có nguồn gốc từ đảo Polynésie ở Thái Bình Dƣơng. Hiện nay, cây đƣợc trồng rộng rãi ở Malaysia, Indonesia, Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc [1]. Tại Ấn Độ, theo Naikarai K.M., Đinh lăng đƣợc dùng làm thuốc săn da và trị sốt. Tại Trung Quốc, Đinh lăng đƣợc sử dụng để tăng cƣờng sức khỏe, chữa chứng mất ngủ, chữa ho, dị ứng… Ở Campuchia, ngƣời ta còn dùng lá phối hợp với các loại thuốc khác làm bột hạ nhiệt và cũng dùng làm thuốc giảm đau. 2.2.2. Ở Việt Nam Đinh lăng đã xuất hiện từ rất lâu trong nhân dân và đƣợc trồng khá phổ biến ở vƣờn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh viện… để làm cảnh, làm thuốc và rau gia vị [1]. Trong y học cổ truyền, Đinh lăng đƣợc sử dụng nhiều trong điều trị các căn bệnh nhƣ ho ra máu, dị ứng, mẩn ngứa, làm lành vết thƣơng, lợi tiểu, kiết lị nặng, tăng sức dẻo dai của cơ thể… Lá Đinh lăng phơi khô đem lót gối hoặc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng