Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu nấm gây bệnh thán thư hại bông và biện pháp phòng trừ tại ninh thuận...

Tài liệu Nghiên cứu nấm gây bệnh thán thư hại bông và biện pháp phòng trừ tại ninh thuận

.PDF
132
656
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------ HOÀNG THỊ MỸ LỆ NGHIÊN CỨU NẤM GÂY BỆNH THÁN THƯ HẠI BÔNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : BẢO VỆ THỰC VẬT Mã số : 60.62.10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ BÍCH HẢO HÀ NỘI - 2011 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan các kết quả nghiên cứu ñược trình bày trong luận văn do tôi thực hiện. Các số liệu công bố hoàn toàn trung thực và chưa từng ñược ai sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc Hà nội, ngày tháng năm 2011 Người cam ñoan Hoàng Thị Mỹ Lệ Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành ñề tài nghiên cứu, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin chân thành cám ơn : Ban Giám hiệu trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Khoa sau ðại học, Khoa Nông học, Bộ môn Bệnh cây – Nông dược, Trung tâm Bệnh cây nhiệt ñới ñã tạo mọi ñiều kiện về vật chất cũng như tinh thần ñể tôi hoàn thành ñề tài nghiên cứu. PGS. TS. Ngô Bích Hảo ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn các anh, chị và ñồng nghiệp trong bộ môn Bảo vệ thực vật và các cán bộ khác trong Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố ñã trực tiếp hoặc gián tiếp, giúp ñỡ và có những gợi ý trong quá trình thực hiện ñề tài. Cuối cùng là lòng biết ơn sâu sắc dành cho gia ñình, ñồng nghiệp, bạn bè ñã giúp sức rất nhiều ñể bản thân hoàn thành chương trình học tập và ñề tài nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Tác giả Hoàng Thị Mỹ Lệ Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. ii MỤC LỤC Lời cam ñoan i lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng v Danh mục các biểu ñồ vii Danh mục các hình viii 1 MỞ ðẦU 1 1.1 ðặt vấn ñề 1 1.2 Ý nghĩa của ñề tài 2 1.3 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 3 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1 Tình hình sản xuất bông trong những năm gần ñây 4 2.2 Những nghiên cứu về bệnh hại bông và biện pháp phòng trừ 7 2.3 Nghiên cứu về nấm gây bệnh thán thư bông 18 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 25 3.2 Vật liệu nghiên cứu 25 3.3 Dụng cụ thí nghiệm 25 3.4 Nội dung nghiên cứu 26 3.5 Phương pháp nghiên cứu 27 3.6 Công thức tính toán và xử lý số liệu 36 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37 4.1 Thành phần bệnh hại bông tại Ninh Thuận năm 2010 37 4.2 ðặc ñiểm triệu chứng một số bệnh hại trên cây bông 38 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. iii 4.2.1 Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani 38 4.2.2 Bệnh ñốm cháy lá do nấm Rhizoctonia solani 40 4.2.3 Bệnh mốc trắng do nấm Ramulariopsis gossypii (Speg) U. Braun 41 4.2.4 Bệnh hại do nấm Alternaria alternata 42 4.2.6 Bệnh xanh lùn bông 43 4.3 Bệnh thán thư hại bông (Collectotrichum sp.) 45 4.3.1 Triệu chứng bệnh 45 4.3.2 ðặc ñiểm hình thái của nấm gây bệnh thán thư trên cây bông 46 4.3.3 ðặc ñiểm sinh học của nấm gây bệnh thán thư trên cây bông 49 4.3.4 Kết quả lây nhiễm nhân tạo nấm gây bệnh thán thư hại bông 65 4.3.5 Diễn biến bệnh thán thư hại bông vụ mưa năm 2010 tại Ninh Thuận 4.3.6 Diễn biến bệnh thán thư trên một số giống bông vụ khô năm 2011 tại Ninh Thuận 4.3.7 71 73 Mức ñộ phổ biến của 2 loài nấm gây bệnh thán thư trên cây bông tại Ninh Thuận 75 4.4 Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bệnh thán thư hại bông 76 4.4.1 Biện pháp sử dụng thuốc trừ bệnh 76 5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 88 5.1 Kết luận 88 5.2 ðề nghị 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 96 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. iv DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 1. Tình hình sản xuất bông của thế giới trong những năm gần ñây Bảng 2: Thành phần và tác nhân gây bệnh hại bông tại Ninh Thuận 5 37 Bảng 3: Một số ñặc ñiểm hình thái nấm gây bệnh thán thư hại bông trên môi trường PDA 47 Bảng 4: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng ñến sự phát triển của nấm Colletotrichum gossypii 49 Bảng 5: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng ñến sự phát triển của nấm Colletotrichum truncatum. 50 Bảng 6: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng ñến ñặc ñiểm hình thái tản nấm và mật ñộ bào tử nấm Colletotrichum gossypii 51 Bảng 7: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng ñến ñặc ñiểm hình thái tản nấm và mật ñộ bào tử nấm Colletotrichum truncatum. 52 Bảng 8: Ảnh hưởng của ñiều kiện chiếu sáng ñến sự phát triển của nấm Colletotrichum gossypii 54 Bảng 9: Ảnh hưởng của ñiều kiện chiếu sáng ñến sự phát triển của nấm Colletotrichum truncatum 54 Bảng 10: Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự sinh trưởng của sợi nấm Collectotrichum gossypii 56 Bảng 11: Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự sinh trưởng của sợi nấm Collectotrichum truncatum. 56 Bảng 12: Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến khả năng nảy mầm và hình thành giác bám của bào tử nấm Collectotrichum gossypii 60 Bảng 13: Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến khả năng nảy mầm và hình thành giác bám của bào tử nấm Collectotrichum truncatum Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 61 v Bảng 14: Ảnh hưởng của pH môi trường ñến sự sinh trưởng của sợi nấm Collectotrichum gossypii 62 Bảng 15: Ảnh hưởng của pH môi trường ñến sự sinh trưởng của sợi nấm Collectotrichum truncatum 63 Bảng 16: Ảnh hưởng của phương pháp lây nhiễm ñến mức ñộ nhiễm bệnh thán thư trên cây bông (giống bông VN01-2) 65 Bảng 17: Mức ñộ nhiễm nấm Colletotrichum truncatum của một số giống bông trồng phổ biến ở Ninh Thuận Bảng 18: Kết quả lây bệnh thán thư cho một số loài thực vật 68 69 Bảng 19: Diễn biến bệnh thán thư trên giống bông VN36P KS (vụ mưa năm 2010 tại Ninh Thuận) 72 Bảng 20: Tình hình bệnh thán thư trên một số giống bông (tại Ninh Thuận, vụ khô năm 2011 ) 74 Bảng 21: Mức ñộ phổ biến của 2 loài nấm gây bệnh thán thư trên cây bông tại Ninh Thuận 76 Bảng 22: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nấm ñến sự sinh trưởng của nấm Colletotrichum gossypii trên môi trường PDA, nhiệt ñộ 25 0C 77 Bảng 23: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nấm ñến sự sinh trưởng của nấm Colletotrichum truncatum trên môi trường PDA, nhiệt ñộ 25 0C 78 Bảng 24: Ảnh hưởng của hóa chất ñến sự nảy mầm của hạt giống bông ở các thời gian xử lý khác nhau (Nha Hố, vụ mưa 2010) 82 Bảng 25: Tỷ lệ cây mọc và cây con bị bệnh thán thư trên các công thức thí nghiệm (tại Nha Hố, năm 2010) Bảng 26: Tình hình bệnh thán thư trên các công thức xử lý hóa chất 83 85 Bảng 27: Ảnh hưởng của hóa chất ñến sự nảy mầm của hạt giống bông sau khi ñược xử lý ở thời gian 45 phút Bảng 28: Tình hình bệnh thán thư trên các công thức thực nghiệm Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 86 87 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ STT Tên biểu ñồ Trang Biểu ñồ 1: Ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng ñến sự sinh trưởng phát triển của sợi nấm thán thư hại bông (tại Ninh Thuận, vụ mưa 2010) 50 Biểu ñồ 2: Ảnh hưởng của ñiều kiện chiếu sáng ñến kích thước tản nấm gây bệnh thán thư hại bông (Ninh Thuận, vụ khô năm 2011) 55 Biểu ñồ 3: Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự sinh trưởng phát triển của sợi nấm gây bệnh thán thư hại bông (tại Ninh Thuận, vụ mưa 2010) 57 Biểu ñồ 4: Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến khả năng nảy mầm và hình thành giác bám của bào tử nấm Collectotrichum gossypii 59 Biểu ñồ 5: Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến khả năng nảy mầm và hình thành giác bám của bào tử nấm Collectotrichum truncatum. 60 Biểu ñồ 6: Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy ñến sự sinh trưởng của sợi nấm gây bệnh thán thư bông (tại Ninh Thuận, vụ mưa 2010) 63 Biểu ñồ 7: Tình hình bệnh thán thư trên giống bông VN36P KS (tại Ninh Thuận, vụ mưa năm 2010 ) 73 Biểu ñồ 8: Tình hình bệnh thán thư trên một số giống bông (tại Ninh Thuận, vụ khô năm 2011) Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 75 vii DANH MỤC CÁC HÌNH 2.1 Triệu chứng cây bông bị bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani 8 2.2 Sợi nấm Rhizoctonia solani 8 2.3 Tản nấm Rhizoctonia solani AG1-IA trên môi trường PDA 8 2.4 Triệu chứng lá bông bị bệnh do nấm Ramularia areola 13 2.5 Nấm gây bệnh thán thư trên cây bông 22 4.1 Cây bông con bị bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani 39 4.2 Sợi nấm Rhizoctonia solani 39 4.3 Tản nấm Rhizoctonia solani (gây bệnh lở cổ rễ) trên môi trường PDA 4.4 39 Lá bông giống VN01-2 (lá sòa và lá thật b) bị bệnh ñốm cháy lá do nấm Rhizoctonia solani (ẢnhHoàng Thị Mỹ Lệ, 2011) 41 4.5 Quả bông giống VN01-2 bị bệnh do nấm Rhizoctonia solani 41 4.6 Tản nấm R. solani trên môi trường PDA 41 4.7 Ramulariopsis gossypii (Speg) gây bệnh trên lá bông (a) và bào tử của nấm (b) (Ảnh Hoàng Thị Mỹ Lệ, 2010) 42 4.8 Triệu chứng ñốm lá (a) và bào tử (b) nấm Alternaria alternata 43 4.9 Cây bông bị bệnh xanh lùn (a) và cây bông khỏe (b) 44 4.10 Nấm Sclerotium rolfsii gây thối quả bông và tản nấm trên môi trường PDA (Ảnh Hoàng Thị Mỹ Lệ, 2010) 4.11 44 Triệu chứng bệnh thán thư trên lá (a) và quả bông (b) trên ñồng ruộng 45 4.12 Tản nấm gây bệnh thán thư bông trên môi trường PDA 48 4.13 Bào tử nấm hình thành giác bám (Ảnh Hoàng Thị Mỹ Lệ, 2011) 48 4.14 ðĩa cành và lông gai nấm gây bệnh thán thư hại bông 48 4.15 Tản nấm Colletotrichum gossypii trên các môi trường nhân tạo 53 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. viii 4.16 Tản nấm Colletotrichum truncatum trên các môi trường nhân tạo 4.17 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự sinh trưởng của sợi nấm Colletotrichum gossypii (Ảnh Hoàng Thị Mỹ Lệ, 2010) 4.18 58 Ảnh hưởng của pH môi trường ñến sự sinh trưởng của sợi nấm Colletotrichum gossypii (Ảnh: Hoàng Thị Mỹ Lệ, 2010) 4.20 58 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự sinh trưởng của sợi nấm Colletotrichum truncatum (Ảnh Hoàng Thị Mỹ Lệ, 2010) 4.19 53 71 Ảnh hưởng của pH môi trường ñến sự sinh trưởng của sợi nấm Colletotrichum truncatum (Ảnh: Hoàng Thị Mỹ Lệ, 2010) 71 4.21 Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo trên giống bông VN01-2 67 4.22 Lây bệnh nhân tạo trên cây ñậu nành (Ảnh Hoàng T.Mỹ Lệ, 2011) 70 4.23 Lây bệnh nhân tạo trên cây ñậu bắp (Ảnh Hoàng T.Mỹ Lệ, 2011) 70 4.24 Lây bệnh nhân tạo trên cây ñậu xanh 70 4.25 Cây chổi ñực (Sida acuta) 70 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. ix 1. MỞ ðẦU 1.1 ðặt vấn ñề Bông là cây trồng lấy sợi quan trọng nhất trên thế giới, ñược mệnh danh là vua của các loài cây lấy sợi hay còn gọi là vàng trắng. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu chính là xơ bông cho ngành dệt, các sản phẩm phụ của cây bông còn là nguồn thức ăn cho con người và gia súc, chất ñốt, phân bón, ... Hiện nay, cây bông là một trong những cây trồng ñang ñược ðảng và Nhà nước quan tâm ưu tiên phát triển, là cây trồng ñược Chính phủ phê duyệt trong chương trình phát triển bông vải ñến năm 2015, ñịnh hướng ñến năm 2020. Vì vậy, vấn ñề cấp thiết là ngành bông phải nhanh chóng mở rộng diện tích sản xuất và nâng cao năng suất chất lượng. Cây bông có thể trồng thuần, trồng xen, gối vụ vào một số cây trồng ngắn ngày nên giảm ñược áp lực cạnh tranh giữa các cây trồng trong vùng, tăng hiệu quả sử dụng ñất, hiệu quả kinh tế,.. tăng thu nhập cho nông dân. Năng suất bông trong ñiều kiện có tưới ñạt bình quân khoảng 25 tạ/ha. Nhưng cây bông bị rất nhiều loại bệnh gây hại. Cây bông có thể bị bệnh từ khi hạt ñược gieo xuống ñất cho ñến khi thu hoạch, tác nhân gây bệnh có ñến hàng trăm loài nấm, virus, vi khuẩn, tuyến trùng,... Tác hại của bệnh gây ra cho cây bông là rất lớn (gây chết cây, giảm mật ñộ, giảm năng suất và chất lượng, ...). Các loại bệnh phổ biến hiện nay trên cây bông gồm giác ban, xanh lùn, mốc trắng, ñốm - cháy lá, bệnh lở cổ rễ và bệnh thán thư bông,... Việc nghiên cứu quản lý bệnh hại bông là một trong những thử thách của nền nông nghiệp bền vững. Bệnh giác ban ñã từng gây hại lớn cho cây bông trước ñây ñã ñược nghiên cứu và hạn chế ñược bệnh bằng biện pháp dùng giống kháng (Bùi Thị Ngần, 2001). Bệnh xanh lùn ñã ñược Nguyễn Thị Thanh Bình ñi sâu nghiên cứu, ñề ra quy trình phòng trừ nhằm hạn chế tác hại của bệnh (Nguyễn Thị Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 1 Thanh Bình, 1999). Bệnh lở cổ rễ, ñốm cháy lá do nấm Rhizoctonia solani gây ra ngay từ khi bông mới mọc; bệnh mốc trắng xuất hiện và gây hại nặng cho cây bông vào giai ñoạn cuối vụ cũng ñược nghiên cứu và ñề ra quy trình phòng trừ chủ yếu dựa trên các biện pháp canh tác và hóa học. Bệnh thán thư gây hại trên tất cả các bộ phận của cây bông (lá, quả, thân cành) trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây bông. Bệnh xuất hiện ngay từ thời kỳ hạt mới nhú mầm làm mầm chết thối trong ñất, gây mất mật ñộ. Bệnh xuất hiện trên quả làm quả thối, múi không nở, xơ bông có màu vàng xám dính bết lại với nhau, ảnh hưởng ñến năng suất chất lượng xơ bông. Nhưng những thông tin, tư liệu và kết quả nghiên cứu tìm hiểu về bệnh này còn rất ít ở Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu tình hình diễn biến, nguyên nhân gây bệnh và các ñặc ñiểm hình thái, sinh học của tác nhân gây bệnh ñể từ ñó ñưa ra các biện pháp phòng trừ có hiệu quả cao ñối với bệnh thán thư là cần thiết do yêu cầu của thực tiễn sản xuất hiện nay, nhằm giúp người trồng bông hạn chế ñược thiệt hại do bệnh gây ra và nâng cao hiệu quả sản xuất. Xuất phát từ yêu cầu thực tế ñó, ñể góp phần tìm hiểu về bệnh thán thư và biện pháp phòng trừ trên cây bông, ñược sự phân công của bộ môn Bệnh cây – Nông dược, Khoa Nông học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu nấm gây bệnh thán thư hại bông và biện pháp phòng trừ tại Ninh Thuận” 1.2 Ý nghĩa của ñề tài Kết quả của ñề tài bổ sung các thông tin về triệu chứng, tình hình và mức ñộ phổ biến của bệnh thán thư trên cây bông. Dựa trên kết quả nghiên cứu, ñề tài nghiên cứu và ñề xuất một số biện pháp phòng trừ, góp phần hạn chế tác hại của bệnh thán thư trong sản xuất bông. Góp phần hoàn thiện chương trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên cây bông nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 2 1.3 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 1.3.1 Mục ñích của ñề tài Xác ñịnh tác nhân gây bệnh thán thư hại bông và nghiên cứu ñề xuất biện pháp phòng trừ thích hợp. 1.3.2 Yêu cầu của ñề tài - ðiều tra thành phần bệnh hại trên các giống bông trồng phổ biến ở Ninh Thuận - Xác ñịnh tác nhân gây bệnh thán thư hại bông. - Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học sinh thái của nấm gây bệnh thán thư hại bông tại Ninh Thuận - Nghiên cứu và bước ñầu ñề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh thán thư hại bông tại Ninh Thuận Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 3 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình sản xuất bông trong những năm gần ñây Bông thuộc họ Malvaceae, chi Gossypium. Các giống bông ñược trồng với mục ñích lấy xơ thuộc 4 loài của Gossypium là: 2 loài bông nhị bội thể (2n=26) G. herbaceum và G. arboreum (còn gọi là bông cỏ), 2 loài tứ bội thể (2n=52) G. hirsutum (bông luồi) và G. barbadense (bông hải ñảo). Trong ñó, các giống bông luồi ñược trồng phổ biến nhất. Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 80 quốc gia sản xuất bông vải, tập trung chủ yếu ở các nước có ñiều kiện khí hậu nhiệt ñới và á nhiệt ñới. Sản xuất bông ở khu vực Châu Á chiếm khoảng 60% sản lượng toàn cầu, Châu Phi chiếm 15% và Châu Mỹ Latinh khoảng <5%, (USDA, 2011). Trong 10 năm trở lại ñây, diện tích trồng bông toàn cầu có nhiều biến ñộng. Sau khi ñạt ñỉnh cao trong niên vụ 2004/2005 với diện tích trồng bông ñạt 35,7 triệu ha, với sản lượng ñạt 26,7 triệu tấn, ñến nay ngành sản xuất bông trên thế giới có sự sụt giảm nghiêm trọng. Diện tích trồng bông sụt giảm mạnh nhất ở Hoa Kỳ, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, nguy cơ sụt giảm diện tích trồng bông cũng bắt ñầu xuất hiện tại các nước Trung Quốc, Ấn ðộ. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút này là sự mất lợi thế của cây bông so với các cây trồng khác (ngô, ñậu tương, …). Sự mất lợi thế ñó ñược thể hiện rõ nhất trong tương quan giữa giá bông so với giá các loại nông sản khác. Theo thống kê của ICAC, USDA (2011), sản lượng bông trong niên vụ 2008/2009 ñạt 23,6 triệu tấn; thấp hơn so với nhu cầu của thế giới (24,6 triệu tấn) - còn thiếu hụt khoảng 5%. Dự trữ bông thế giới giảm 24% còn 9 triệu tấn trong niên vụ 2009/2010. ðiều này cũng ñánh dấu sự kết thúc sau 5 năm dự trữ bông ở mức cao. Chính vì vậy, giá bông tăng liên tục từ niên vụ 2008/2009 ñến Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 4 nay. Chỉ số giá Cotlook A Index ñã ñạt ñến mức 5,19 USD/kg vào ngày 18/2/2011, trung bình hiện nay ñạt mức 3,27 USD/kg bông xơ (bảng 1). Bảng 1. Tình hình sản xuất bông của thế giới trong những năm gần ñây Niên vụ Diện tích (triệu ha) Năng suất Sản lượng Giá bông xơ bông xơ bông xơ hạng A-Index (tạ/ha) (triệu tấn) (USD/kg) Tiêu thụ Dự trữ (triệu tấn) (triệu tấn) 2002/2003 30,80 6,24 20,0 1,03 21,53 10,06 2003/2004 32,30 6,22 21,3 1,41 21,78 9,79 2004/2005 35,70 7,03 26,7 1,38 23,64 12,69 2005/2006 34,80 6,91 25,6 1,23 24,95 12,79 2006/2007 34,60 7,41 26,8 1,29 26,31 12,79 2007/2008 32,90 7,63 26,3 1,41 26,30 12,23 2008/2009 30,70 7,42 23,6 1,59 23,30 11,87 2009/2010 30,20 7,14 22,3 1,39 24,60 8,90 2010/2011 33,30 7,37 25,7 3,27 24,70 9,10 2011/2012* 36,30 7,55 27,9 - 25,40 10,00 Ghi chú: (*): Số liệu niên vụ 2011/2012 ước tính (Nguồn: ICAC; USDA 6/2011) Sản lượng bông thế giới ước tính sẽ phục hồi 16%, ñạt 27,9 triệu tấn trong niên vụ 2011/12, ñược khuyến khích do giá bông tăng. Các nhà máy dệt toàn cầu sẽ tiếp tục hồi phục, tuy nhiên vẫn chậm hơn so với năm 2009/2010 do nguồn cung bị hạn chế và giá sợi tăng cao. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp dệt may tiếp tục mở rộng ñã khiến nhu cầu về bông tại Việt Nam tăng mạnh. Sản lượng bông của Việt Nam niên vụ 2009/2010 ñã tăng nhẹ so với năm ngoái, chủ yếu do sự gia tăng diện tích cây trồng. Sản lượng bông xơ niên vụ 2008/2009 trên cả nước ñạt 3.650 tấn và niên vụ 2009/10 ñạt 4.280 tấn, nhưng chỉ ñáp ứng khoảng 1,4% nhu cầu về Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 5 bông vải của ngành dệt may. Nhập khẩu bông của Việt Nam niên vụ 2009/2010 ñạt mức kỷ lục là 310.000 tấn, tăng 15% so với niên vụ trước. Trong khoảng từ năm 2002 ñến 2008, diện tích trồng bông tại Việt Nam ñã giảm nghiêm trọng. Ở thời ñiểm niên vụ 2002/2003, diện tích trồng bông của cả nước ñạt 32.625 ha. Vụ bông năm 2003/2004, diện tích bắt ñầu giảm sút. ðến niên vụ 2008-2009, chỉ còn dưới 3.000 ha. Nguyên nhân chủ yếu là xuất ñiểm của việc trồng bông mang hiệu quả kinh tế cho nông dân không hấp dẫn bằng trồng các cây ngắn ngày khác như: bắp, ngô, mì... Ngoài ra, cây bông Việt Nam còn phụ thuộc phần lớn vào thời tiết vì thế năng suất không ổn ñịnh. Diện tích trồng bông niên vụ 2009/2010 ước ñạt 8.000 ha, tăng khoảng 53% so với niên vụ 2008/09 do giá bông trên thế giới tăng khiến nhiều người nông dân quay trở lại trồng bông. Sản lượng bông vải trong nước chỉ ñáp ứng ñược khoảng 2% nhu cầu bông xơ cho ngành sợi. Ngành dệt sợi của Việt Nam xem như mất trắng nguồn cung nguyên liệu từ trong nước và phải nhập khẩu gần 100% bông xơ từ nước ngoài. Trước tình hình ñó, ngày 8 tháng 1 năm 2010, Thủ tướng Chỉnh phủ có Quyết ñịnh số 29/Qð-TTg, phê duyệt Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam ñến năm 2015, ñịnh hướng ñến năm 2020 với mục tiêu phát triển cây bông vải nhằm ñẩy mạnh cung cấp nguyên liệu bông xơ sản xuất trong nước cho ngành dệt may, từng bước ñáp ứng nhu cầu bông, giảm nhập siêu, tạo ñiều kiện ñể ngành Dệt - May Việt Nam tăng trưởng và phát triển ổn ñịnh. Với quan ñiểm này, cây bông vải sẽ ñược phát triển theo hướng tăng cường ñầu tư thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, ñảm bảo hiệu quả kinh tế nâng cao sức cạnh tranh của cây bông và bảo vệ môi trường sinh thái. Kế hoạch ñến năm 2015, diện tích bông cả nước là 30.000 ha, sản lượng bông xơ ñạt 20.000 tấn và tăng lên 76.000 ha diện tích và sản lượng 60.000 tấn vào năm 2020 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 6 2.2. Những nghiên cứu về bệnh hại bông và biện pháp phòng trừ Nước ta là nước nằm trong khu vực nhiệt ñới ẩm, phần lớn sản xuất bông lại nằm trong mùa mưa, ẩm ñộ cao. Vì vậy, bệnh hại là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng ñến năng suất và chất lượng của cây bông. ðể phòng trừ bệnh hại bông, nông dân ñã sử dụng 2-4 lần phun thuốc. Theo Watkins, (1981) và Hillocks (1992), trên cây bông có 51 bệnh gây hại. Bệnh tấn công tất cả các bộ phận của cây (lá, thân, cành, quả, ..), tác nhân gây bệnh chủ yếu là các loài nấm: nấm Rhizoctonia solani, Colletotrichum gosypii, Ramularia areola (ATK), Fusarium sp.... 2.2.1. Bệnh do nấm Rhizoctonia gây hại Bệnh do nấm Rhizoctonia gây hại trên cây bông ñã ñược nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu. Theo Fulton và cộng sự (1956), Rhizoctonia solani Kiihn có thể là nguyên nhân gây thối hạt trước khi nảy mầm nếu như hạt ñược gieo ở ñất có nhiệt ñộ thấp Nấm ở mặt ñất xâm nhiễm vào cây trồng và gây thối vỏ thân và vết thắt ở cổ rễ, làm cho cây con suy yếu. Khi cây lớn, thân cây trở nên kháng bệnh hơn. Thỉnh thoảng, Rhizoctonia solani cũng gây bệnh ở lá bông, ñặc biệt ở những vùng trồng bông với mật ñộ dày và có mưa nhiều. Triệu chứng bệnh là những ñốm lá góc cạnh, màu nâu nhạt, ñường kính 1-2cm và có viền màu nâu rõ rệt. Ở giữa vết bệnh thường bị nứt và làm cho lá bị rách. Tác hại của bệnh do nấm Rhizoctonia solani là làm cho ruộng bông mất mật ñộ bởi vì hạt bị thối hoặc chết cây do bệnh lở cổ rễ và làm giảm khả năng quang hợp, gây rụng lá do bệnh ñốm lá (Hillocks, 1992). Theo Hillocks (1992), giống Rhizoctonia bao gồm gần 100 loài nấm không hình thành bào tử, trong ñó phần lớn là nấm gây nên bệnh hại rễ. Sợi nấm có màu nâu, chiều rộng 5 – 13 µm và chiều dài của một tế bào > 100 µm. Sợi nấm mọc rất nhanh, hầu hết phân nhánh thẳng góc với tế bào sợi nấm và Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 7 giáp ngay ñó có một vách ngăn. Ở tại ñiểm phân nhánh sợi nấm hơi thắt lại. Chúng có thể tập hợp rời ra hoặc kết lại ñể tạo thành hạch nấm. Hạch nấm có màu sẫm và có chiều rộng khác nhau. Hình 2.1: Triệu chứng cây bông bị bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani (nguồn: lubbock.tamu.edu/.../diseasephotos.html) Hình 2.2: Sợi nấm Rhizoctonia solani (Nguồn: agro.ar.szczecin.pl/jblaszkowski/Mycota) Hình 2.3: Tản nấm Rhizoctonia solani AG1-IA trên môi trường PDA (Nguồn: plantmanagementnetwork.org/../2006/rsolani/) Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 8 Giai ñoạn sinh sản hữu tính của nấm Rhizoctonia là nấm ñảm, Thanatephorus cucumeris (Frank) Dank, ñã ñược tìm thấy trên cây bông. Bào tử ñảm có thể phóng vào không khí và nó có thể là nguồn lây nhiễm trên lá (Ullstrup, 1939). Nấm R.solani không ñòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng chuyên hóa, nó phát triển tốt trên nhiều loại môi trường dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, môi trường PDA thích hợp hơn cho sự sinh trưởng của nấm R.solani. Trên môi trường PDA, sợi nấm mọc trong không khí nhiều hơn ở môi trường giàu dinh dưỡng như môi trường agar cà rốt. Phạm vi nhiệt ñộ tốt nhất cho sợi nấm phát triển trong ống nghiệm là 25-300C (Maier & Staffeldt, 1960). Về vấn ñề phòng chống bệnh do nấm Rhizoctonia, Bell và Owen (1963) cho rằng có thể phòng trừ bệnh bằng thuốc hóa học thông qua việc xử lý hạt giống trước khi gieo hoặc bón xuống ñất khi gieo. Ở vùng khô hạn trồng bông có tưới như ở Mỹ thì xử lý hạt giống ñem lại kết quả phòng trừ bệnh rất tốt. Nhưng ở những vùng có lượng mưa cao thì ñể có hiệu quả phòng trừ bệnh cao thì việc cần thiết là phải bón thuốc xuống vùng ñất tiếp xúc với cây bông con khi mọc. Do ñặc tính tự nhiên không chuyên hóa của R. solani nên việc tạo ra giống kháng bệnh là rất khó thành công, kể từ khi Luthra và Vasudeva (1941) báo cáo sự thất bại của họ về việc chọn giống bông kháng bệnh do nấm Rhizoctonia thì cũng có một vài báo cáo về vấn ñề này. Poswal et al (1986) ñã báo cáo về sự di chuyển tính kháng của chủng bông luồi. Ông kết luận tính kháng ñược quy ñịnh bởi sự kết hợp của những gen thứ yếu. Ở Ai cập người ta ñã thu ñược một vài thành công trong việc chọn tạo những cá thể kháng bệnh từ một quần thể nhiễm bệnh. Nhưng thành công này chỉ ñạt ñược ở các giống bông hải ñảo (Risk et al, 1984 a) Ở Việt Nam, Theo Vũ Công Hậu (1978), R.solani gây nên bệnh héo rũ bông con (bệnh lở cổ rễ, bệnh chết rụi,..) ở các tỉnh phía Bắc gieo vào tháng 12, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 9 tháng 1 khi nhiệt ñộ tương ñối thấp. Tôn Thất Trình (1974) cũng cho rằng R.solani gây nên bệnh thối rễ cây bông con (bệnh chết rụi cây con). Theo Phan Công Kiên (2007), nấm Rhizoctonia solani là tác nhân chính gây bệnh lở cổ rễ bông. Nấm tấn công từ khi hạt nảy mầm cho ñến giai ñoạn 25 ngày tuổi, ñặc biệt gây hại nặng khi cây bông ñược 2 -3 lá thật, cây bông càng lớn thân ñã hóa gỗ ít bị ảnh hưởng. Triệu chứng bệnh lúc ñầu ở gốc thân sát mặt ñất vết bệnh là những chấm nhỏ màu ñen hoặc màu nâu vàng; sau ñó lan rộng ra bốn phía làm toàn bộ cổ rễ và gốc thân có màu nâu ñen, teo thắt lại, toàn bộ lá sò và lá thật ở phía trên héo rũ xanh. Sau một thời gian rất ngắn cây con chết khô, ñổ gục trên mặt ñất. Nhổ cây lên thường bị ñứt ở gốc thân hoặc cổ rễ. Các biện pháp kỹ thuật canh tác như phủ màng polyetylen trên bề mặt luống bông, lên luống, nhổ bỏ cây bị bệnh, làm ñất kỹ. xới phá váng kịp thời, bón vôi nâng cao pH ñất có tác dụng trong việc phòng trừ bệnh lở cổ rễ hại bông, gieo bông trong thời vụ muộn và sớm thì bệnh lở cổ rễ có xu hướng cao hơn so với chính vụ. Thuốc Anvil 5 SC (liều lượng 6ml/kg hạt) và Folicur 250 EW (5ml/kg hạt) dùng xử lý hạt có tác dụng tốt trong phòng trừ bệnh lở cổ rễ hại bông do nấm Rhizoctonia solani nhưng không ảnh hưởng ñến chất lượng hạt giống, chi phí thấp, có thể xử lý hạt 6 tháng trước khi gieo. Nấm Rhizoctonia solani gây bệnh ñốm-cháy lá ñược phát hiện vào năm 1989 tại Hưng Lộc, Xuân Lộc- ðồng Nai (Lê Thanh Hải và ctv, 1990). Theo báo cáo của Lê Kim Hỷ- Chi nhánh bông ðồng Nai: Năm 1994 với tổng diện tích bông ở ðồng Nai là 2.600 ha thì bệnh ñốm cháy lá ñã làm cho cây con bị chết hàng loạt và 30% diện tích bông phải gieo lại, nhiều diện tích còn lại bông phát triển chậm, còi cọc (Lê Kim Hỷ, 1995). Bệnh xuất hiện rất sớm trên ñồng ngay khi cây bông mới mọc, trên lá mầm xuất hiện những vết bệnh có nhiều hình dạng khác nhau, lúc ñầu nhỏ khoảng một vài milimét, màu nâu sẫm, ñôi khi viền nâu ñỏ. Vết bệnh lan ra rất nhanh làm cháy lá. Cây con bị Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan