Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nghiên cứu mức độ cảm nhiễm và đặc điểm mô bệnh học của bệnh do ký sinh trùng pe...

Tài liệu Nghiên cứu mức độ cảm nhiễm và đặc điểm mô bệnh học của bệnh do ký sinh trùng perkinsus spp. gây ra trên tu hài (lutraria rhynchaena), nghêu bến tre (meretrix lyrata)

.PDF
51
591
142

Mô tả:

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN NUÔI TRÒNG THỦY SẢN — oOo — KIÈƯ THỊ ÁI VÂN NGHIÊN CỨU MỨC Đ ô CẢM NHIỄM VÀ ĐẢC ĐIỂM é • MÔ BỆNH HỌC CỦA BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG Perkinsus spp. GÂY RA TRÊN TU HÀI (Lutraria rhynchaena), NGHÊU BẾN TRE (Meretrlx lyrata) ĐÒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRÒNG THỦY SẢN GVHD: ThS. NGUYỀN THỊ THÙY GIANG KHÁNH HÒA, 06/2015 1 LỜI CẢM ƠN Đe hoàn thành đồ án này tôi xin trân thành cám ơn và gứi lời tri ân sâu sắc đến cô Nguyền Thị Thùy Giang đã tận tình chì dạy, hướng dần cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Đồng cảm ơn thầy Lê Thành Cường, cô Hứa Thị Ngọc Dung, chị Nguyễn Thị Bảo Vân đã tạo điều kiện học hỏi và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy, cô trong Viện Nuôi Trồng Thủy Sản, Trường Đại Học Nha Trang đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm học. Với vốn kiến thức được tiếp thu không chỉ là nền tảng trong quá trình nghiên cứu mà còn là cơ sờ vững chắc để tôi có thể áp dụng vào thực tiễn sau này. Cám ơn sự giúp đỡ cúa cán bộ quản lý phòng thí nghiệm bộ môn Bệnh học Thúy sản, đã cho phép, tạo điều kiện và hồ trợ cho tôi về địa điểm và cơ sở vật chất để thực hiện thí nghiệm cảm nhiễm trong quá trình thực tập. Gửi lời biết ơn và nặng lòng nhất tới bố mẹ và gia đình, lời cảm ơn chân thành nhất đến bạn bò những người luôn sát cánh bcn tôi lúc khó khăn. Xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, tháng 06 năm 2015 Sinh viên thực hiện Kiều Thị Ái Vân 11 M ỤC LỤC LỜI CẢM ƠN......................................................................................................... i DANH MỤC HÌNH.............................................................................................. ỉv DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. V DANH MỤC CHŨ VIÉT TẤT........................................................................... vi MỞ ĐẦU.................................................................................................................1 Chương 1: TÓNG QUAN.....................................................................................3 1.1. Tình hình nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ...................................................... 3 1.1.1. Tình hình nuôi trên thế giới.................................................................... 3 1.1.2. Tình hình xuất khẩu và nuôi ở Việt Nam............................................... 4 1.2. Một số đặc điếm sinh học của nghêu Bấn Tre và tu hài............................. 6 1.2.1. Hệ thống phân loại và phân b ố ..............................................................6 1.2.2. Hình thái cấu tạo chung nghêu và tu hài............................................... 7 1.3. Bệnh Perkinosis ở động vật nhuyễn thể...................................................... 8 1.3.1. Một số đặc điồm của ký sinh trùng Pcrkinsus....................................... 8 1.3.2. Bệnh Perkinosis..................................................................................... 10 1.4. Những nghiên cứu về bệnh Perkinosis ở nhuyễn thể hai mảnh vỏ.......... 10 1.4.1. Thế g iớ i.................................................................................................10 1.4.2. Việt N am ................................................................................................12 Chương 2: ĐỐI TƯỌTVG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ..................15 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điềm nghiên cứu............................................15 2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứ u ............................................................... 16 2.3. Vật liệu nghiên cứu..................................................................................... 16 2.3.1. Môi trường............................................................................................ 16 2.3.2. Hóa chất..................................................................................................16 2.3.3. Dụng cụ và thiết bị................................................................................. 17 2.4. Phương pháp nghiên cứ u ............................................................................18 2.4.1. Thu mẫu..................................................................................................18 2.4.2. Xử lý mẫu...............................................................................................18 2.5. Phương pháp xứ lý số liệu.........................................................................20 Ill Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN............................ 22 3.1. Kết quả mức độ cảm nhiễm Perkinsus sp................................................. 22 3.2. Nghicn cứu mô bệnh học.......................................................................... 23 3.2.1. Biến đối bệnh lý ở các cơ quan của nghcu do Pcrkinsus sp. ký sinh...23 3.2.2. Biến đồi bệnh lý trôn tu hài.................................................................. 26 3.3. Kích thước bào tử Perkinsus sp. phân lập được....................................... 26 KÉT LUẬN VÀ ĐÈ XUẤT Ý KIÉN................................................................. 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................29 PHỤ LỤC............................................................................................................. 35 IV DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Tổng sản lượng khai thác và NTTS thế giới (FAO, 2014)............................3 Hình 1.2: Tu hài...............................................................................................................6 Hình 1.3: Nghcu............................................................................................................. 6 Hình 1.5: Ký sinh trùng Pcrkinsus sp............................................................................. 8 Hình 1.6: Vòng đời Perkinsus sp. (Choi & Park, 2010)................................................ 9 Hình 1.7: Bản đồ phân bố các loài Perkinsus (Denise p., 2011)...................................9 Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.................................................................. 16 Hình 2.2a: Cách đo m ẫu............................................................................................... 18 Hình 2.2b: Cách tách v ỏ ............................................................................................... 18 Hình 2.2c: Lấy cơ thịt....................................................................................................18 Hình 2.2d: Cân cơ th ịt...................................................................................................18 Hình 2.3: Các bước thực hiện của phương pháp mô bệnh h ọ c................................... 19 Hình 2.4: cắt mẫu cố định mô......................................................................................20 Hình 2.5: Đo đường kính..............................................................................................20 Hình 3.1: Mô mang bình thường................................................................................. 24 Hình 3.2: Mô mang nhiễm Perkinsus sp...................................................................... 24 Hình 3.3: Biểu hiện mô bệnh học ở cơ quan tiêu hóa và cơ chân (400x)................... 25 Hình 3.4: Mang tu hài bình thường............................................................................. 26 Hình 3.5: Mang tu hài bị nhiễm....................................................................................26 Hình 3.6: Màu thành tế bào Perkinsus sau 1 tuần nuôi cấy......................................... 27 Hình PL. 1: Màu môi trường FTM sau khi đun............................................................36 Hình PL.2: Nuôi cấy Perkinsus................................................................................... 37 Hình PL.3: Cho NaOH vào ống và lắc mầu.................................................................37 Hình PL.4: Bể ổn nhiệt................................................................................................. 37 Hình PL.5: Các loại máy li tâm sử dụng...................................................................... 37 Hình PL.6: Loại bỏ dịch nổi.........................................................................................38 Hình PL.7: Định lượng bằng buồng đếm..................................................................... 38 V DANH MỤC BẢNG Báng 1.1: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sán thế giới 2012............................. 3 Bảng 1.2: Sán lượng cụ thể đến năm 2020................................................................... 4 Bảng 2.1: Các loại thuốc và hóa chất............................................................................ 16 Bảng 2.2: Danh mục dụng cụ và thiết bị sử dụng......................................................... 17 Bảng 2.3: Thang đánh giá mức độ cảm nhiễm Perkinsus (Mackin, 1966)................... 21 Bảng 3.1: Một số chì tiêu sinh học và mức độ nhiễm Perkinsus...................................22 Bảng PL. 1: Chiều dài vỏ, trọng lượng mang nghêu nuôi cấy...................................... 38 Bảng PL.2: Chiều dài vỏ, trọng lượng cơ thịt nghêu nuôi cấy......................................39 Bảng PL.3: Chiều dài vỏ, trọng lượng cơ thịt, mang tu hài nuôi cấy........................... 40 Bảng PL.4: Cường độ cảm nhiễm trên mang nghêu.................................................... 41 Báng PL.5: Cường độ cảm nhiễm trên cơ thịt nghêu................................................... 42 Bảng PL.6: Cường độ cảm nhiễm trên mang tu hài..................................................... 43 Bảng PL.7: Đường kính Pcrkinsus kí sinh trên nghcu.................................................. 44 VI DANH MỤC C H Ữ V IÉ T TẮ T CĐCN Cường độ cảm nhiễm FAO Tố chức Lương thực và Nông nghiệp Lien hợp quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations) FTM Fluid Thioglycolatc Medium Min Giá trị nhò nhất Max Giá trị lớn nhất NTHMV Nhuyễn thề hai mảnh vỏ NTTS Nuôi trồng thủy sản PCR Polymerase Chain Reaction (Phản ứng khuếch đại gen) TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh sp. Loài chưa xác định được tên spp. Nhiều loài chưa xác định được tên % Phần trăm cm Ccntimet pin Microme 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhuyễn thế hai mảnh vỏ (NTHMV) gồm nhiều loài có giá trị kinh tế và được sử dụng phố biến do hàm lượng dinh dưỡng của chúng khá cao, đặc biệt là hàm lượng Protcin. Hơn nữa, hàm lượng Lipit rất thấp, là thức ăn rất dỗ tiêu hóa, ít ngán, chống được bco phì. Chúng ăn sinh vật phù du và mùn bă hữu cơ, theo phương thức ăn lọc nên có tác dụng làm sạch, chống ô nhiễm, thân thiện với môi trường là đối tượng quan trọng trong nghề nuôi trồng thủy sản. Nuôi động vật hai mảnh vỏ ngày càng phát triển ở Việt Nam cũng như trên thế giới và chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nghề nuôi về sản lượng lần giá trị. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, hiện tượng chết hàng loạt của tu hài, nghêu... do dịch bệnh đã gây ảnh hướng lớn đến kinh tế và môi trường. Trong đó, ký sinh trùng Perkinsus được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng chết và thiệt hại lớn ớ các vùng nuôi nhuyễn thể. Perkinsus là ký sinh trùng đơn bào nội ký sinh trcn nhuyễn thể, chủ yếu là NTHMV. Nhiều loài Perkinsus có thể gây chết trên nhuyễn thế, nhưng không phải lúc nào cũng có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt. Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, nhũng thông tin chính xác về mức độ câm nhiễm của ký sinh trùng Perkinsus cũng như đặc điểm bệnh lý học vẫn còn rất khiêm tổn. Xuất phát từ yêu cầu thực tế và được sự đồng ý của Viện nuôi trồng Thùy sản tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu mức độ cảm nhiễm và đặc điểm mô bệnh học của bệnh do ký sinh trùng Perkinsus spp. gây ra trên tu hài (Lutraria rhynchaena), nghêu Ben Tre {Meretrix lyrata)". 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghicn cứu vồ mức độ cảm nhiễm và đặc điếm biến đối bệnh lý đặc trưng do sự ký sinh của Perkinsus spp. gây ra trên tu hài (Lutraria rhynchaena), nghêu Bốn Tre (Meretrix lyrata) làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn. 3. Nội dung nghiên cứu (1). Xác định mức độ cảm nhiễm thông qua các chỉ số cường độ cảm nhiễm và tỷ lệ cảm nhiễm. 2 (2). Tìm hiểu biến đổi bệnh lý ớ mô và tế bào của nhuyễn thể hai mảnh vỏ bị Perkỉnsus sp. ký sinh. 4. Ý nghĩa của nghiên cứu Xác định những số liệu khoa học về mức độ cảm nhiễm và tác hại của ký sinh trùng Perkinsus spp. gây ra trôn tu hài (Lutraria rhynchaena), nghcu Bcn Tre (Meretriz lyrata) làm cơ sở đề xuất hướng phòng tránh bệnh và nghiên cứu ứng dụng khác. Kết quà của nghiên cứu hy vọng sẽ góp phần xác định đối tượng vật chủ của Perkinsus và đánh giá vai trò của Perkinsus trong việc gây chết cho các loài NTHMV hay không đề từ đó đề ra hướng khắc phục. 3 Chuông 1: TỔNG QUAN 1.1. Tình hình nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ 1.1.1. Tinh hình nuôi trên thế giới Nghề nuôi NTHMV ngày càng phát triển mạnh, sản lượng nuôi trồng thủy sản liên tục tăng trong năm thập kỷ qua (hình 1.1). Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), năm 2010, sản lượng nuôi của NTHMV tăng lên 12,91 triệu tấn. Trong đó, sản lượng nuôi cùa nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng gấp đôi từ 2,35 triệu tấn lên 4,88 triệu tấn (FAO, 2012). 80 80 85 90 95 00 05 10 12 Hình ỉ. ỉ: Tống sản lượng khai thác và NTTS thế giới (FAO, 2014) Trong năm 2012, nhuyễn thể đứng thứ 2 về sản lượng (15,2 triệu tấn) và nhiều gấp đôi so với giáp xác (6,4 triệu tấn). Trong thực tế, sản phẩm từ nhuyễn thể (như ngọc trai) phần lớn xuất phát từ các nước Châu Á. Năm 2007, trên 80% sản lượng động vật nhuyễn thể trên thế giới có nguồn gốc từ Châu Á, trong số đó có hơn 90% là NTHMV (FAO, 2009). Bảng 1.1: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản thế giới 2012 (FAO, 2014) Nhóm loài Cá Giáp xác Nhuyễn thể Các loài khác Tông rp A Sản lượng khai thác (triệu tấn) 38,599 2,530 0,287 0,530 41,496 Nuôi trồng (triệu tấn) 5,552 3,917 14,884 0,335 24,687 Tổng sản lượng np • /V Triệu tấn 44,151 6,447 15,171 0,865 66,633 % 66,3 9,7 22,8 1,3 100 Tổng giá trị Triệu USD 87 499 30 864 15 857 3 512 137 732 % 63,5 22,4 2,5 2,5 100 4 Với những giá trị kinh tế đem lại cùng trình độ khoa học - kỹ thuật ngày càng hiện đại, nghề nuôi NTHMV phát triến mạnh là một nhu cầu cần thiết khi trữ lượng tự nhicn của chúng càng ngày trờ nỗn cạn kiệt. 1.1.2. Tinh hình xuất khẩu và nuôi ở Viêt Nam Tình hình xuất khẩu NTHMV trở thành ngành có tiềm năng về kinh tế, với giá trị xuất khấu được xem là thế mạnh thứ ba của ngành thủy sản Việt Nam. Do ánh hưởng của tình hình dịch bệnh, năm 2013, giá trị xuất khẩu NTHMV của Việt Nam giảm 2,81%. Tính đến ngày 15/12/2014 giá trị xuất NTHMV tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước (Trung tâm thông tin công nghiệp và thưong mại, 2014). Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), trong 4 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu NTHMV đạt giá trị 25 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Bảng 1.2: Sản lượng cụ thể đến năm 2020 (Bộ Tư pháp, 2015) 1,5-2,0 triệu tấn Tăng trưởng bình quân/năm đến 2020 4,80% Tôm 700.000 tấn 5,76% Nhuyễn thể hai mánh vỏ 400.000 tấn 16,0% Cá biển 200.000 tấn 14,9% Cá rô phi 150.000 tấn 7,9% Rong tảo 150.000 tấn 7,2% 60.000 tấn 11,6% Loài thủy sản Cá tra Tôm càng xanh Sản lượng Với giá trị kinh tê mang lại, những lợi thê và uy tín đã tạo dựng trong nhiêu năm qua ngành NTTS được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng dài hạn. Ngày 03/03/2011, Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định sổ 332/ỌĐ-TTg đặt mục tiêu phát triển dài hạn cho ngành thủy sản Việt Nam và đến ngày 15/01/2015 kế hoạch được bắt đầu triển khai. Qua bảng 1.2 ta thấy, NTHMV được chú trọng phát triển thể hiện qua mức tăng trưởng bình quân/năm đặt ra 16,0% cao nhất so với các đối tượng còn lại (Bộ Tư pháp, 2015). 5 Nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở Việt Nam Với 3.260 km bờ biển, 112 cửa sông lạch, diện tích bãi triều 660.000 ha, Việt Nam có tiềm năng lớn về diện tích nuôi các loài hái sản trong đó có nhuyễn thể. Các đối tượng nuôi chính bao gồm: sò huyết, trai ngọc (Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bốn Tre, Kicn Giang), ngao dầu (Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa), nghêu (Bến Tre, Tiền Giang, TP. HCM), ốc hưcmg, bào ngư, hầu, vẹm xanh (Khánh Hòa, Phú Yên, Thừa Thiên Huế). Nghề nuôi NTHMV ở các tỉnh phía Bắc (từ Hà Tĩnh đến Quảng Ninh) tập trung chù yếu ở các bãi bồi, cửa sông ven biển, nơi có nền đáy là cát hoặc cát pha bùn. Diện tích nuôi nhuyễn thể tăng liên tục trong giai đoạn 2008 - 2013, từ 20.123 ha (năm 2008) lên 40.864 ha (năm 2013). Một sổ đối tượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ chủ yếu là nghêu, hàu, tu hài, trai ngọc, sò... được nuôi với nhiều mục đích khác nhau như làm thực phấm, đồ trang sức (Nguyền Viết Tiến Hoàn, 2014). Vùng vcn biển phía Nam từ cần Giờ (TP. HCM) đến các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang là những vùng phát triển nghề mạnh nghề nuôi nghcu. Đầu những năm 2000, tống sản lượng nghcu của khu vực ven biển của Nam Bộ đã đạt 70 - 80 nghìn tấn/năm và trở thành một mặt hàng xuất khẩu chù lực đứng thứ hai sau tôm sú ở một số tình vùng ven biển ĐBSCL (Lê Xuân Sinh và ctv., 2007). Bên cạnh đó, các tỉnh Nam Định và Thái Bình miền Bắc đã và đang trở thành một trong những địa phương phát triển mạnh nghề nuôi nghêu trắng có nguồn gốc Ben Tre. Năm 2005, Nam Định đã thá nuôi 1.300 ha, sản lượng đạt 15 đến 17 nghìn tấn; Thái Bình thả nuôi 1.500 ha, sản lượng đạt 30 nghìn tấn (Thái Phương, 2010). Tu hài là đối tượng có giá trị kinh tế cao. Năm 2010 và 2011, nghề nuôi tu hài phát triển mạnh với hình thức nuôi đa dạng như: nuôi lồng treo trên bè, nuôi lồng đặt trcn bãi và nuôi thả trực tiếp xuống bãi. Các vùng nuôi tu hài được mở rộng không chỉ ở Hải Phòng, Quảng Ninh mà còn ở các tinh miền Trung như Quảng Nam, Khánh Hòa, Phú Yên. Trong đó, Quảng Ninh là tinh nuôi tu hài lớn với diện tích nuôi thả trực tiếp khoảng 83 ha, nuôi lồng (treo trên bè và thả đáy) khoáng 1.579.770 lồng. Sản lượng nuôi toàn tinh năm 2011 đạt 2.621,6 tấn (Chi cục Nuôi trồng Thủy sản, 2012). Như vậy, nuôi nhuyễn thể ờ vùng ven biển Việt Nam đang có xu hướng phát triển mạnh. Phát triển nghề nuôi ngoài việc giải quyết thực phẩm, tăng nguyên liệu xuất khẩu, chúng còn góp phần làm cân bằng sinh thái, ổn định môi trường vùng biển ven bờ. 6 NTHMV đang được xem là một đối tượng ưu thế trong chiến lược phát triển nuôi biển của nước ta hiện nay. 1.2. Một số đặc điểm sinh học của nghêu Bến Tre và tu hài (Ngô Anh Tuấn, 2012) 1.2.1. Hệ thống phân loại và phân bố Hệ thống phân loại tu hài Theo Jorgen Hylleberg và Rirchard N.Kilburm, 2003 vị trí phân loại cùa tu hài: Ngành: Mollusca Lớp: Bivalvia Lớp phụ: Heterodonta Bộ: Venerida Họ: Mactridea Giống: Lutralia Loài: Lutralia rhynchaena Jonas, 1844 Tên tiếng Anh: Clam Tên tiếng Việt: tu hài Phân bố: ơ Việt Nam, tu hài phân bố tập trung ở miền Bắc (Quảng Ninh, Hái Phòng). Hầu hết các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Ở Khánh Hòa, tu hài phân bố ớ vịnh Vân Phong, Cam Ranh, Nha Trang. Hệ thống phân loại của nghêu Ngành: Mollusca Lóp: Bivalvia Lớp phụ: Heterodonta Bộ: Venerida Họ: Veneridae Giống: Meretrix Loài: Meretix lyrata Sowerby, 1851 Tên tiếng Anh: Clam Hình 1.3: Nghêu Tên tiếng Việt: nghêu Theo Jorgen Hylleberg và Rirchard N.Kilburm, 2003 vị trí phân loại cúa nghêu: 7 Phân bố: Ở Việt Nam nghêu phân bố nhiều ở các bãi triều của các tỉnh cần Giờ (TP. HCM), Gò Công Đông (Tiền Giang), Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre), cầu Ngang, Duyên Hải (Trà Vinh), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), Ngọc Hiển (Cà Mau). Trong đó, Bốn Trc nhiều nhất nên có tên gọi là nghcu Ben Tre. 1.2.2. Hình thái cấu tạo chung nghêu và tu hài Cấu tạo ngoài Hình 1.4: Cấu tạo của nghêu và tu hài Nghêu và tu hài có cơ thể dẹp, đối xứng hai bên. vỏ gồm 2 mảnh, che kín 2 bên thân và dính với nhau nhờ bán lề mặt lưng. Khác với nghêu, tu hài khép vỏ trước sau đều không khín. Cấu tạo trong Màng áo: Nằm tiếp giáp với vỏ, gồm 2 phiến từ lung kco dài xuống 2 bôn bao bọc lấy nang nội tạng. Phần giữa màng áo rất mỏng, xung quanh mcp màng áo dày. Màng áo của nghêu có 2 điểm kết hợp nên có 3 lồ hút nước vào ra. Tu hài có sự khác biệt, phần cuối màng áo tu hài phát triển tạo thành ống thoát hút nước (hình 1.4). Hệ hô hấp: Nghêu và tu hài hô hấp chủ yếu bằng mang. Mang nằm trong xoang mang, gồm các đôi lá mang đối xứng nhau bao gồm đôi lá mang trong và đôi lá mang ngoài. Mồi mang gồm hai tấm mang, trên mỗi tấm mang có nhiều sợi mang, trên sợi mang có các sợi tiêm mao. Hệ tiêu hóa: Hệ thống tiêu hóa gồm có mang, xúc biện, miệng, thực quản, dạ dày, manh nang tiêu hóa, sợi keo, ruột... 8 Hệ sinh dục: Tuyến sinh dục bao gồm túi sinh dục, ống sinh dục, ống dần sản phẩm sinh dục Một • sổ đặc • điểm sinh học • khác Phương thức dinh dưỡng: Phương thức bắt mồi hoàn toàn bị động, bắt mồi theo hình thức lọc thức ăn nhiều lần. Thức ăn thay đồi theo giai đoạn phát triển của cơ thể. Giai đoạn ấu trùng phù du chúng ăn sinh vật phù du kích thước nhỏ. Giai đoạn trường thành, chúng an sinh vật phù du. Cơ quan bắt mồi (mang, xúc biện) không có khả năng chọn lựa chúng loại thức ăn. Tất cả các loại mà vừa miệng đều được nuốt hết, do đó trong dạ dày ta thường thấy có nhiều vật không tiêu hóa được. Nhiệt độ và độ mặn: Nhiệt độ và độ mặn thích hợp cho nghêu là 20 - 25°c, 15 - 25%o; còn tu hài là 18 - 33°c, 20 - 34%0. 1.3. Bệnh Perkinosis ở động vật nhuyễn thể 1.3.1. Một số đặc điểm của ký sinh trùng Perkins US Hệ thống phân loại (Levine, 1978) Ngành: Perkinsozoa Lóp: Perkinsea Bộ: Perkinsida Họ: Perkinsidae Giống: Perkinsus Loài: Perkinsus spp. Hình 1.5: Ký sinh trùng Perkinsus sp. Vòng đòi Perkinsus sp. có vòng đời đặc biệt bao gồm thể dinh dưỡng - trophozoite, bào tử nghỉ - hypnospore (=prezoosporangia) và bào tử động - zoospore (Auzoux-Bordenave và ctv, 1995; Perkins, 1996; Choi và ctv, 2002) (hình 1.6). Thể dinh dưỡng phát triển và nhân lên về mặt số lượng trong mô tế bào vật chủ. Khi thể dinh dưỡng đặt trong điều kiện yếm khí như nuôi cấy trong môi trường FTM - Fluid Thioglycolate Medium hoặc trong mô vật chu chết, chúng sẽ phát triển thành bào tử nghỉ. Bào tử nghi cho vào nước biến (có Oxi) chúng sẽ phân chia và hình thành ống phóng đe phóng thích các bào tử động (Choi và Park, 2010). 9 Hình 1.6: Vòng đời Perkinsus sp. (Choi & Park, 2010) Phân bố Châu Âu: Bồ Đào Nha, Galicia (Tây Bắc Tây Ban Nha), bờ biển Huelva và biển Địa Trung Hải (Tây Nam Tây Ban Nha). Châu Á: Bờ biển phía Tây và Nam Hàn Quốc; Quận Kumamoto và Hiroshima, Nhật Bản; Dọc bờ biển phía Bắc Trung Quốc; Việt Nam. Châu Mỹ: Virginia, Maryland (vịnh Chesapeake), Mỹ. Châu Úc: Giải đá ngầm, phía Nam úc. Perhnsus mannus 9 p olsem 0 p chesapeah 9 p qudwadi © p p p p o beihaiensis mediterraneus ‘JỊỊ| sp honshuensis Q Hình 1.7: Bản đồ phân hố các loài Perkinsus (Denise p., 2011) 10 1.3.2. Bênh Perkin OSis Dấu hiệu bệnh lý NTHMV bị bệnh Pcrkinosis với cường độ nhiễm cao sẽ xuất hiện những nốt sần màu trắng trên mặt của màng áo, mang và chân bò. Quan sát tiêu bản mô ta thấy Pcrkinsus thường xuất hiện từng đám trên màng áo, mang, mô liên kết tuyến tiêu hỏa, mô liên kết tuyến sinh dục. Những đám bào tử này gây tốn thương và xung huyết trên mang sẽ làm giảm hiệu quả lọc thức ăn. Kết quả làm giảm sinh trưởng, mở vỏ và chết hàng loạt đối với vật chù (Mackin, 1962; Park và Choi, 2001). Điều kiện phát triển bệnh Nhóm ký sinh trùng này kém phát triển ở nhiệt độ <20°c và độ mặn <15%0. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tứ vong cùa NTHMV giảm trong thời kỳ độ mặn thấp, ớ các cửa sông ít bị ánh hưởng nhưng bệnh vần xuất hiện ở độ mặn 5%0 khi nuôi hàu với mật độ cao (Villalba và ctv, 2004). Phu’o’ng pháp chuẩn đoán bệnh Bệnh ký sinh trùng Pcrkinosis có thế được phát hiện dựa vào dấu hiệu bệnh lý, nuôi trong môi trường Ray (Fluid Thioglycollate Medium - FTM), mô bệnh học, kính hiển vi điện tử, phương pháp sinh học phân tử Polymerase Chain Reaction (PCR) 1.4. Những nghiên cứu về bệnh Perkinosis ỏ’ nhuvễn thể hai mảnh vỏ 1.4.1. Thế giới Bệnh do ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Perkinsus là nguyên nhân gây tỷ lệ chết cao cho nhiều loài nhuyễn thể có giá trị trên thế giới, dần đến thiệt hại kinh tế nghiêm trọng (Andrews, 1988; Choi và Park, 2010; Villalba và ctv, 2011. Waki và ctv, 2012). Báo cáo đầu tiên về tác nhân gây chết hàng loạt của hầu Crassostrea virginica tại Mỹ được kết luận là do p. marinus (Mackin và ctv, 1950). Tiếp đó, các loài Perkinsus spp. được phát hiện gây bệnh ờ một số vật chủ mới trên toàn thế giới như p. olseni (= p. atlanticus) tìm thấy trên bào ngư của châu úc và trên nghêu ở châu Âu, p. chesapeaki/andrewsi kí sinh và gây chết trên nghêu vỏ mềm Mya arenaria tại vịnh Chesapeake (Mỹ), p. mediterraneus kí sinh trên hàu ở Địa Trung Hải và p. kgwadi (incertae sedis) kí sinh trên sò điệp trên vùng biển Thái Bình Dương của Canada. Cho đến nay, 10 loài Perkinsus được công bố trong đó có 7 loài thường gây bệnh ở các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế là: p. marinus, p. olseni, p. kgwadi, p. 11 Chesapeake, p. mediterraneus, p. honshuensisand, p. brasiliensis. Những loài này có sự khác biệt về một số đặc điểm như: cấu trúc di truyền, độc lực, sự biến đổi vòng đời, phạm vi địa lý phân bố của ký sinh trùng và các dạng vật chủ (Moss và ctv, 2008). Trong số các loài Pcrkinsus nói trcn, p. olseni (=p. adaníicụs) là kí sinh gây bệnh trên nhiều loài nhuyễn thể nhất hơn 40 loài nhuyễn thể đã được báo cáo cảm nhiễm tự nhicn và nhân tạo với tác nhân này. Ngoài ra, p. olseni có phân bố địa lý rộng lớn bao gồm các vịnh thuộc các châu lục Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Đại Dương. Do tác hại ký sinh trùng gây ra, tổ chức Thý y Thế giới đưa p. marinus và p. olseni vào danh mục các bệnh bắt buộc phải công bố và kiểm dịch trên nhuyễn thể xuất khẩu (OIE, 2012). p. oìseni cũng được ghi nhận lây nhiễm trên nghêu Ruditapes decussatus ở vùng biển Địa Trung Hải của Tây Ban Nha với cường độ nhiễm tuy thấp nhưng nhiễm quanh năm (Elandaloussi và ctv, 2009). Trước đỏ, dọc theo bờ biến Đại Tây Dương, p. olseni được xác định có trong c. edule Galicia, Tây Ban Nha (Darriba và ctv, 2010) và một số ký sinh trùng Perkinsus sp. được quan sát thấy trước đấy vài năm trcn mô mang của c. edule ở Pháp (Lassalle và ctv, 2007). Caưasco và ctv (2014) đã phát hiện loài Cerastoderma eduỉe ở bờ biển Địa Trung Hải (Tây Ban Nha) bị nhiễm p. Chesapeake. Andrea và cộng sự (2015) đã nghiên cứu xác định thêm các loài Perkinsus spp. ở địa điểm và vật chủ ký sinh mới của khu vực phía tây Địa Trung Hải góp phần cập nhật thêm thông tin về Perkinsus sp. ký sinh trên các vật chủ mới và sự phân bố địa lý của chúng. Dịch bệnh Perkinosis xáy ra và những thiệt hại to lớn của nó là động lực thúc đẩy sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Một số thứ nghiệm trong phòng thí nghiệm và ngoài thực tế đế kiếm tra hiệu quả của liệu pháp sử dụng hóa chất để làm giảm bệnh do Perkinsus (Calvo và Buncson, 1996; Krantz, 1994; Dungan và Hamilton, 1995; Elandalloussi và ctv, 2009). Một số chất như Cycloheximide và Deferoxamine cho thấy cỏ hiệu quá trong việc giảm sự cảm nhiễm Perkinsus ở hầu và không có tác hại cho vật chủ mặc dù không thể tiêu diệt hoàn toàn Perkinsus. Các thử nghiệm với Chlorine (Bushek và ctv, 1997a; Casas và ctv, 2002), N - halamine (Delaney và ctv, 2003), nước ngọt (Burreson và ctv, 1994; Auzoux - Bordenave và ctv, 1995; Casas và ctv, 2002; La Peyre và ctv, 2003) và màng lọc kết hợp với chiếu xạ bằng tia u v (Ford 12 và ctv, 2001) được chứng minh có thể diệt các tế bào tự do của Perkinsus. Cho đến nay, không có một loại hóa dược nào có khả năng trị bệnh này. 1.4.2. Việt Nam Bắt đầu từ năm 2003 đến nay, hiện tượng chết hàng loạt của nhiều loài NTHMV ở Việt Nam xảy ra liên tục trong phạm vi cả nước gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Bình, đầu năm 2003, tình trạng nghêu chết hàng loạt đã diễn ra khiến người nuôi nghêu ớ địa phương thiệt hại từ 50 đến 60 tỷ đồng - một số tiền rất lớn vào thời điếm đó. Năm 2007, xảy ra hiện tượng nghêu chết ớ bãi nuôi thuộc thị trấn cần Thạnh và xã Long Hòa huyện cần Giờ (TP. HCM). Các loại nghêu giống, nghêu lỡ lẫn nghêu thương phẩm đều bị chết, có bãi chết đến 100%. Tháng 2 năm 2009 có 143 ha nghcu bị thiệt hại, trị giá trên 7 tỷ đồng. Tháng 3/2010 và tháng 4/2011, hiện tượng nghêu và sò huyết chết hàng loạt đã xảy ra nghiêm trọng tại các hợp tác xã nuôi nghêu tại Ben Tre, làm ảnh hường đến hoạt động sản xuất, gây thất thu cho người nuôi. Hiện tượng nghêu, sò chết hàng loạt không chỉ diễn ra ớ Bến Tre mà còn xảy ra ở Trà Vinh, Tiền Giang, càn Giờ, Thanh Hóa, Nam Định... Theo Sở nông nghiệp Bạc Liêu, đàu năm 2011, hiện tượng nghêu chết hàng loạt tại Bạc Liêu, cần Giờ (TP. HCM), Tiền Giang, Ben Tre gây thiệt hại 80 - 90% diện tích nuôi nghêu. Theo kết quả phân tích mẫu nghêu chết, các cơ quan nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chủ yếu là do nghcu nhiễm ký sinh trùng Pcrkinsus (chiếm 12 - 98% mầu thu). Những tháng đầu năm 2013, các đối tượng nhuyễn thể hai mánh vỏ (gồm nghcu, tu hài) nuôi tại Việt Nam đã bị chết hàng loạt trờ thành dịch tại nhiều địa phương như Hải Phòng, Quàng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Khánh Hòa và một số tỉnh NTTS trọng điểm của ĐBSCL (Tiền Giang, Ben Tre, Bạc Liêu) Hiện tượng tu hài chết hàng loạt cũng đã được ghi nhận từ đầu năm 2010 diễn ra ở vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa). Và đến năm 2011, bệnh xuất hiện ở vịnh Lan Hạ, Cát Bà (Hải Phòng). Tháng 4/2012, bệnh đã lan ra Vân Đồn (Quáng Ninh) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sán xuất, kinh doanh và đời sống của người nuôi đối tượng này. Theo thông tin từ SNN&PTNT tỉnh Quáng Ninh, tính đến thời điểm 30/06/2012, số tu hài chết tại huyện Vân Đồn khoáng 200 triệu con giống, ước thiệt hại trên 200 tỷ đồng. Đcn 19/07/2012, huyện Đầm Hà đã thống kc được 52.000 lồng nuôi đặt trên bãi 13 đã bị chết với tỷ lệ chết trên 95% tương đương khoảng 2 triệu con giống. Trên cơ sở kết quả phân tích mầu bệnh tu hài nuôi tại hai huyện Vân Đồn và Đầm Hà, Trung tâm Chuẩn đoán Thú y Trung ương đã có kết luận, hiện tượng tu hài nuôi tại hai huyện chết hàng loạt từ tháng 5 đến tháng 7/2012 chủ yếu do Perkinsus gây ra. Tháng 4/2014, tu hài chết hàng loạt ở các vùng vcn biổn thuộc vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) lại diễn ra, nhưng chưa có nghiên cứu nào đế chỉ ra nguyên nhân chính cho hiện tượng này. Theo Chi cục Thú y Hà Tĩnh, 19/02/2015, tỉnh Hà tĩnh đã có khoảng 650 tấn nghêu bị chết tỷ lệ chết lên đến 90% tại bốn xã, ở hai huyện là cẩm Xuyên và Kỳ Anh, với tổng diện tích gần 68 ha cùa 36 hộ dân. Ước tính thiệt hại của người dân khoảng trên 8 tỷ đồng. Đen cuối tháng 3 đầu tháng 4/2015, hiện tượng này lại xảy ra ở hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Tiền Giang hiện tượng nghêu chết hàng loạt với tỷ lệ chết lên tới 90%, nghêu chết khi đến thời điếm thu hoạch nên ước tính sản lượng khoáng 13.000 tấn. Nghêu chết hàng loạt tại hai huyện Bình Đại, Ba Tri của tĩnh Ben Tre từ giữa tháng 3 đến nay hơn 1.000 ha, tỷ lộ thiệt hại phố biến 30 - 40% số lượng nghcu trên bãi, thiệt hại ước tính 1.500 tấn. Theo kết quả phân tích của Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, tình trạng nghêu chết từ giữa tháng 3 đến nay tại hai huyện Bình Đại và Ba Tri, tỉnh Ben tre là do nhiễm ký sinh trùng Perkinsus. Các công bố bước đầu cùa các nhóm nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu NTTS I cho thấy có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến hiện tượng chết hàng loạt của nghêu, tu hài ớ Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá và một số tinh ĐBSCL (Thu Hiền và ctv, 2012). Các tác nhân sinh học như vi khuấn, virus đã được phân lập với tỷ lệ cao (từ 80 - 100%) trên các nhóm NTHMV này. Đồng thời các nguyên nhân từ môi tarờng như pH, nhiệt độ và độ mặn cao cùng với nắng nóng kco dài trong nhiều ngày đã khiến các chỉ số COD, NI U và H2 S đều vượt ngưỡng cho phép; chất rắn lơ lửng cũng cao hơn mức giới hạn đều được nghi ngờ là nguyên nhân gây chết động vật hai mảnh vỏ nuôi (Ngọc Thuý, 2013). Đặc biệt, năm 2008, Ngô Thị Thu Thảo đã khảo sát và cho thấy sự tồn tại của ký sinh trùng Perkinsus sp. trên đối tượng nghêu lụa (Paphia undulata) tại Hà TiênKiên Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu. Tỷ lệ nhiễm Perkinsưs này biến động từ 67,5 - 100 % (Hà Tiên) và 100% (Bà Rịa).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan