Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu mức dinh dưỡng hợp lý cho bê cái sinh ra từ tinh phân ly giới tính nu...

Tài liệu Nghiên cứu mức dinh dưỡng hợp lý cho bê cái sinh ra từ tinh phân ly giới tính nuôi tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ ba vì

.PDF
83
105
56

Mô tả:

iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................ ix MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................. 3 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .....................................................................................3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................. 4 1.1.1. Công nghệ sản xuất và đặc điểm tinh bò phân ly giới tính ..................4 1.1.2. Đặc điểm tiêu hóa ở bê.........................................................................6 1.1.2.1. Đặc điểm tiêu hóa ở bê ở giai đoạn bú sữa .......................................6 1.1.2.2. Tiêu hóa của bê ở giai đoạn sau cai sữa ............................................10 1.1.3. Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng ........................11 1.1.3.1. Sinh trưởng ........................................................................................11 1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và các biện pháp thúc đẩy sinh trưởng - phát dục ............................................................................................14 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ............................. 18 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................18 1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu về tinh phân lý giới tính.................................18 1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu về sinh trưởng của bê và các yếu tố ảnh hưởng ... 21 iv 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .........................................................24 1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng tinh phân ly giới tính........................24 1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu về chế độ nuôi dưỡng và sinh trưởng của bê .25 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 28 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................... 28 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................28 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................28 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ...........................................................................28 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .............................................. 28 2.2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................28 2.2.1.1. Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bê cái sinh ra từ tinh phân ly giới tính thông qua so sánh với bê sinh ra từ tinh thường .....28 2.2.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức dinh dưỡng đến sinh trưởng của bê cái sinh ra từ tinh phân ly giới tính ................................................................29 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................29 2.2.2.1. Bố trí thí nghiệm ...............................................................................29 2.2.2.2. Thức ăn nuôi bê .................................................................................30 2.2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi.................................32 2.3. Xử lý số liệu ..................................................................................... 33 Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ............................ 34 3.1. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bê cái sinh ra từ tinh phân ly giới tính và từ tinh thường .............................. 34 3.1.1. Sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của 2 nhóm bê cái ở thời kỳ bú sữa .............................................................................................................34 3.1.1.1. Sinh trưởng của 2 nhóm bê ở thời kỳ bú sữa ....................................34 3.1.1.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bê cái ở thời kỳ bú sữa .....................40 v 3.1.2. Sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bê cái ở thời kỳ từ sau cai sữa đến 9 tháng tuổi .......................................................................................42 3.1.2.1. Sinh trưởng của bê ở giai đoạn sau cai sữa .......................................42 3.1.2.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bê ở giai đoạn từ cai sữa đến 9 tháng tuổi ........................................................................................................47 3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mức dinh dưỡng đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bê cái sinh ra từ tinh phân ly giới tính từ sơ sinh đến 9 tháng tuổi ............................................................................... 49 3.2.1. Ảnh hưởng của mức dinh dưỡng đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bê cái sinh ra từ tinh phân ly giới tính ở giai đoạn bú sữa .........49 3.2.1.1. Ảnh hưởng của mức dinh dưỡng đến sinh trưởng của bê cái sinh ra từ tinh phân ly giới tính ......................................................................................49 3.2.1.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bê cái sinh ra từ tinh phân ly giới tính nuôi với các mức dinh dưỡng khác nhau .......................................................55 3.2.2. Ảnh hưởng của mức dinh dưỡng đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bê cái sinh ra từ tinh phân ly giới tính ở giai đoạn từ cai sữa đến 9 tháng tuổi ........................................................................................................57 3.2.2.1. Ảnh hưởng của mức dinh dưỡng đến sinh trưởng của bê cái sinh ra từ tinh phân ly giới tính ở giai đoạn sau cai sữa.................................................57 3.2.2.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bê cái nuôi với các mức dinh dưỡng khác nhau ở giai đoạn từ cai sữa đến 9 tháng tuổi .........................................62 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 65 1. Kết luận ............................................................................................... 65 2. Đề nghị................................................................................................ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt II. Tài liệu nước ngoài PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Tên viết tắt Tên đầy đủ 1. ABBH : Axit béo bay hơi 2. CK : Chu kỳ 3. cs : Cộng sự 4. Ctv : Cộng tác viên 5. ĐVT : Đơn vị tính 6. HF : Holstein Friesian 7. KL : Khối lượng 8. LS : Lai Sind 9. NLTĐ : Năng lượng trao đổi 10. SS : Sơ sinh 11. Stt : Số thứ tự 12. TA : Thức ăn 13. TAHH : Thức ăn hỗn hợp 14. TTNT : Thụ tinh nhân tạo 15. VCK : Vật chất khô vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Yêu cầu chất dinh dưỡng ăn vào của bê cái lai HF tại các tháng tuổi ......................................................................................... 26 Bảng 1.2. Khẩu phần nuôi bê cái lai 75%-87,5% HF từ sau cai sữa đến phối giống lần đầu ................................................................................... 27 Bảng 2.1. Công thức và giá trị dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp ................... 31 Bảng 3.1. Sinh trưởng tích lũy của bê cái ở giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa(kg) ....................................................................................... 34 Bảng 3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của 2 nhóm bê cái qua các tháng tuổi ở giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa (g/con/ngày) ........................................ 37 Bảng 3.3. Sinh trưởng tương đối của bê cái qua các tháng tuổi ở giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa (%).................................................................... 39 Bảng 3.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bê cái ở giai đoạn bú sữa ............... 41 Bảng 3.5. Sinh trưởng tích lũy của bê cái ở các tháng tuổi giai đoạn từ cai sữa đến 9 tháng tuổi (kg)........................................................................ 42 Bảng 3.6. Sinh trưởng tuyệt đối của bê cái qua các tháng tuổi ở giai đoạn từ cai sữa đến 9 tháng tuổi (g/con/ngày) ............................................. 45 Bảng 3.7. Sinh trưởng tương đối của bê cái qua các tháng tuổi ở giai đoạn từ cai sữa đến 9 tháng tuổi (%) ............................................................ 46 Bảng 3.8. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bê cái ở giai đoạn từ cai sữa đến 9 tháng tuổi (Tính cho cả lô; n=10) ................................................... 48 Bảng 3.9. Sinh trưởng tích lũy của bê ở các tháng tuổi từ sơ sinh đến cai sữa với các mức dinh dưỡng khác nhau (kg) ......................................... 50 Bảng 3.10. Sinh trưởng tuyệt đối của bê ở các tháng tuổi từ sơ sinh đến cai sữa (g/con/ngày) .............................................................................. 52 Bảng 3.11. Sinh trưởng tương đối của bê với các mức dinh dưỡng khác nhau ở các tháng tuổi từ sơ sinh đến cai sữa (%)..................................... 54 viii Bảng 3.12. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bê cái với các mức dinh dưỡng khác nhau ở giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa .......................................... 56 Bảng 3.13. Sinh trưởng tích lũy của bê cái ở các tháng tuổi từ cai sữa đến 9 tháng tuổi (kg) ................................................................................. 57 Bảng 3.14. Sinh trưởng tuyệt đối của bê với các mức dinh dưỡng khác nhau ở giai đoạn từ cai sữa đến 9 tháng tuổi (g/con/ngày) ......................... 59 Bảng 3.15. Sinh trưởng tương đối của bê ở các tháng tuổi từ cai sữa đến 9 tháng tuổi với các mức dinh dưỡng khác nhau (%) ........................ 61 Bảng 3.16. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bê cái với các mức dinh dưỡng khác nhau ở giai đoạn từ sau cai sữa đến 9 tháng tuổi ............................ 62 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của bê cái ở thời kỳ bú sữa .................. 36 Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của bê ở giai đoạn bú sữa ................ 38 Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của bê ở giai đoạn bú sữa ................. 40 Hình 3.4. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của bê cái ở thời kỳ từ cai sữa đến 9 tháng tuổi ...................................................................................... 44 Hình 3.5. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của bê ở giai đoạn từ cai sữa đến 9 tháng tuổi ...................................................................................... 46 Hình 3.6. Đồ thị sinh trưởng tương đối của bê ở giai đoạn sau cai sữa đến 9 tháng tuổi ...................................................................................... 47 Hình 3.7. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của bê từ sơ sinh đến cai sữa với các mức dinh dưỡng khác nhau ............................................................. 51 Hình 3.8. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của bê từ sơ sinh đến cai sữa với các mức dinh dưỡng khác nhau ............................................................. 53 Hình 3.9. Đồ thị sinh trưởng tương đối của bê từ sơ sinh đến cai sữa với các mức dinh dưỡng khác nhau ............................................................. 55 Hình 3.10. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của bê ở giai đoạn 4 - 9 tháng tuổi với các mức dinh dưỡng khác nhau ....................................................... 58 Hình 3.11. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của bê ở giai đoạn 4 - 9 tháng tuổi cai sữa với các mức dinh dưỡng khác nhau .................................... 60 Hình 3.12. Đồ thị sinh trưởng tương đối của bê từ cai sữa đến 9 tháng tuổi với các mức dinh dưỡng khác nhau....................................................... 62 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Những thành tựu khoa học - công nghệ trong lĩnh vực thụ tinh nhân tạo (TTNT) trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã góp phần thúc đẩy, tăng nhanh số lượng, chất lượng đàn bò và phát triển chăn nuôi bò cao sản đạt hiệu quả cao. Bước đi mới, tiếp theo của TTNT là sự ra đời của công nghệ sản xuất tinh phân biệt giới tính. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ sản xuất tinh đông lạnh phân biệt giới tính trên thế giới là một bước phát triển đột phá của công nghệ sinh sản. Công nghệ tinh phân ly giới tính ra đời đưa lại hiệu quả kinh tế to lớn cho người chăn nuôi trong sản xuất theo ý muốn một cách nhanh chóng. Trong chăn nuôi bò sữa, việc tạo ra đàn bê cái với số lượng lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng nhanh đàn bò sữa. Nếu sử dụng tinh thường (Conventional semen), tỷ lệ bê cái chỉ đạt khoảng 50% tổng đàn bê sinh ra. Nhưng khi sử dụng tinh phân ly giới tính (Sexed or Sorted semen) tỷ lệ này đạt tới trên 90%. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bò sữa, con vật có giá trị kinh tế cao. Do vậy, việc sử dụng tinh bò phân biệt giới tính là lựa chọn tối ưu cho việc tăng nhanh về số lượng và chất lượng đàn bò sữa. Nhằm phát triển nhanh đàn bò sữa chất lượng cao, thúc đẩy tiến bộ di truyền, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi bò sữa, việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ sinh học, đặc biệt là sử dụng tinh bò phân biệt giới tinh trong TTNT cho đàn bò sữa ở Việt Nam nói chung và Ba Vì nói riêng đang được tiến hành. Đây là công nghệ mới được áp dụng vào sản xuất trong chăn nuôi bò sữa ở nước ta. 2 Thực tế sử dụng tinh phân ly giới tính trên thế giới cho thấy: Bê cái sinh ra từ tinh phân định giới tính có khối lượng sơ sinh nhỏ hơn, sinh trưởng chậm hơn và sức khỏe kém hơn so với bê sinh ra từ tinh không phân ly giới tính. Do vậy, nhà cung cấp tinh (Tập đoàn Sexing Technology - Hoa Kỳ) khuyến cáo: Khi sử dụng tinh phân ly giới tính, cần đảm bảo điều kiện tối ưu về nuôi dưỡng, chăm sóc để phát huy tối đa tiềm năng di truyền. Ngoài yếu tố di truyền (genotype), môi trường (environment) là yếu tố quan trọng quyết định giá trị kiểu hình (phenotype) của con vật. Trong các yếu tố về môi trường, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thể hiện của kiểu gen và giá trị kiểu hình, đặc biệt là năng suất sinh trưởng. Bê sinh ra từ tinh phân biệt giới tính là những cá thể có tiềm năng di truyền cao, đòi hỏi mức độ dinh dưỡng cao hơn so với bê sinh ra từ tinh thường. Việc nuôi bê theo quy trình áp dụng tại cơ sở hiện nay có thể chưa đáp ứng yêu cầu về dinh dưỡng nên chưa phát huy hết tiềm năng di truyền của chúng. Đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này được triển khai. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của mức dinh dưỡng đến sinh trưởng nhằm xác định mức dinh dưỡng tối ưu, phát huy tối đa tiềm năng di truyền về sinh trưởng của bê sinh ra từ tinh phân ly giới tính nhập khẩu chất lượng cao, đảm bảo khi đưa vào sử dụng có khối lượng thích hợp là rất cần thiết. Với những lý do trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mức dinh dưỡng hợp lý cho bê cái sinh ra từ tinh phân ly giới tính nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì”. 2. Mục tiêu của đề tài Xác định được mức dinh dưỡng tối ưu nuôi bê sinh ra từ tinh phân ly giới tính ở giai đoạn bú sữa và sau cai sữa (5 - 9 tháng tuổi), đảm bảo tốc độ sinh trưởng để khi đến tuổi phối giống lần đầu có khối lượng thích hợp, nhằm phát huy tối đa hiệu quả nguồn gene bò HF cao sản trong điều kiện chăn nuôi ở Ba Vì. 3 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Bổ sung số liệu khoa học về sử dụng tinh phân ly giới tính trong sản xuất bò sữa chất lượng cao. - Góp phần xây dựng quy trình nuôi bê hậu bị nhằm phát huy tối đa tiềm năng di truyền về sinh trưởng của bê. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Việc xác định được mức dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của bê cái sinh ra từ tinh phân ly giới tính, đảm bảo mức sinh trưởng để đạt được khối lượng cần thiết khi đưa vào sản xuất sẽ nâng cao chất lượng đàn bò sữa.. - Việc sử dụng tinh phân lý giới tính sẽ giúp tăng nhanh số lượng bê cái sinh ra, làm cơ sở để tăng nhanh đàn bò sữa chất lượng cao. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Công nghệ sản xuất và đặc điểm tinh bò phân ly giới tính Những thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực thụ tinh nhân tạo trên thế giới và ở Việt Nam đã góp phần to lớn trong việc phát triển nhanh đàn bò sữa về số lượng. Bước đi tiếp theo của khoa học công nghệ trong lĩnh vực này là sự ra đời của công nghệ sản xuất tinh gia súc đã phân ly giới tinh. Đây là bước đột phá trong công nghệ sinh sản gia súc. Ngoài những lợi ích mà thụ tinh nhân tạo mang lại như: Sử dụng ít đực giống, giảm chi phí nuôi đực giống, tăng chất lượng đực giống, khắc phục sự chênh lệch tầm vóc giữa đực và cái, kiểm soát được chế độ sử dụng đực giống, kiểm soát dịch bệnh…; việc áp dụng công nghệ phân ly giới tính đưa lại hiệu quả to lớn cho người chăn nuôi trong việc sản xuất theo ý muốn. Trong chăn nuôi lấy thịt, người ta cần gia súc đực để đạt sinh trưởng nhanh, hiệu quả kinh tế cao. Trong chăn nuôi lấy sữa, sinh sản, người ta cần nhiều gia súc cái để đạt tốc độ tăng đàn nhanh, tăng số lượng sản phẩm. Việc sản xuất và ứng dụng tinh phân ly giới tính trong chăn nuôi bò sữa đã được thực hiện thành công ở một số nước tiên tiến trên thế giới như: Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Canada, Thụy Sỹ, Trung Quốc… Trong đó, Hoa Kỳ là nước giữ bản quyền và có công nghệ sản xuất tiên tiến nhất hiện nay. Việc ứng dụng công nghệ này là bước nhảy vọt trong công tác chọn giống và nhân giống bò sữa, mang lại lợi nhuận lớn cho các nước phát triển. Ở Việt Nam, việc phát triển nhanh đàn bò sữa có chất lượng cao nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiêu thụ là yêu cầu cấp bách. Vì vậy, việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phôi, tinh phân ly giới tính đang bắt đầu được triển khai. 5 Từ những báo cáo sơ bộ đầu tiên về quá trình chọn lọc tinh trùng qua “Flow cytometer” đã có những ghi nhận đáng chú ý về việc phát triển kỹ thuật chọn lọc dựa trên hàm lượng DNA. Ban đầu đó là chọn lọc những tinh trùng mang nhiễm sắc thể X và tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, sau đó thống kê số bê con sinh ra thông qua quá trình thụ tinh nhân tạo các tinh trùng đã được chọn lọc bằng phương pháp chọn lọc chân không. Một công cụ đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trong phân tích điện quang và sau này là chọn lọc tế bào nhờ phân tích huỳnh quang. Phân giới tinh trùng đã có nhiều cải tiến và chọn lọc có hiệu quả so với 20 năm trước đây. Hiện nay, theo như Bestville Sperm Sexing Technology, tinh trùng được xác định với một chuỗi DNA cụ thể và được kích thích bằng một tia laser UV để đo hàm lượng DNA. Cho thêm thuốc nhuộm (màu đỏ) vào trong mẫu để xác định những tinh trùng bị chết và chọn lọc ra những tinh trùng sống. Hiện nay, tại các cơ sở của công ty Sexing Technologies đều sử dụng tia laser ở trạng thái rắn để kích thích tia UV, phân tách trực giao kép (tại 00 và 900), vòi phun định hướng và thiết bị kỹ thuật điện tử để chọn lọc những tinh trùng mang nhiễm sắc thể X và tinh tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y từ những tiểu quần thể có khoảng 8000 tế bào (lớn hơn 90% so với tinh nguyên), quần thể ban đầu hoạt động có 40.000 tế bào. Kết quả của hiệu quả chọn lọc là có khoảng 42% tinh trùng mang nhiễm sắc thể X sống và tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y (sống và chết) so với mẫu ban đầu, có giả thuyết tỷ lệ X:Y là 1:1. Tuy nhiên, qua thực tế áp dụng ở một số cơ sở tại Việt Nam (Tập đoàn sữa Vinamilk, Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu, Công ty cổ phần sữa Đà Lạt, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội…) cho thấy: Tỷ lệ thụ thai khi sử dụng tinh phân ly giới tính đạt thấp hơn so với tinh thường. Tình trạng này có thể do một số yếu tố sau: Một là: Tinh trùng bị stress có thể do đã sử dụng dòng điện trong quá trình phân tách tinh trùng X và Y (tinh trùng X mang điện -; còn tinh trùng Y mang điện +), thời gian phân tách diễn ra ngoài cơ thể khá lâu, sử dụng phương 6 pháp nhuộm màu kết hợp tia laser, đèn nhuộm huỳnh quang và máy đo dòng chảy tế bào để phân ly các tế bào tinh trùng X và Y. Tinh trùng phải trải qua các công đoạn chính để phân loại: - Tinh trùng được nhuộm bằng thuốc nhuộm huỳnh quang. - Tinh trùng được đưa vào máy chiếu tia laser. Tinh trùng mang nhiễm sắc thể X sáng hơn tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y. - Điện trường tách tinh trùng Y tích điện (+) sẽ chạy về cực âm và tinh trùng X mang điện (-) sẽ chạy về cực dương. - Tinh trùng tích điện khác nhau được phân ly bởi thiết bị lệch điện áp cao tần. - Loại bỏ tinh trùng có tính biệt không rõ rệt. Hai là: Lượng tinh trùng có trong cọng rạ 0,25 ml chỉ có ≥ 20 triệu; trong khi đó ở tinh thường là ≥ 30 triệu. Ba là: Tinh trùng X chứa nhiều hơn 3,6- 3,8% AND so với tinh trùng Y (nặng hơn). Có thể do 3 yếu tố trên đã ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai khi sử dụng tinh phân ly. Điều đó có thể được khắc phục bằng việc xác định thời điểm phối giống thích hợp và kỹ thuật dẫn tinh đảm bảo. 1.1.2. Đặc điểm tiêu hóa ở bê 1.1.2.1. Đặc điểm tiêu hóa ở bê ở giai đoạn bú sữa - Đặc điểm cấu tạo Khi sinh ra, bê đã có 2 môi bằng nhau và bắt đầu hoạt động có tác dụng để bú. Răng sữa cũng đã được hình thành đầy đủ. Dạ dày có 4 ngăn nhưng chỉ có dạ mũi khế phát triển mạnh (chiếm 64%), sau đó tốc độ phát triển giảm dần. 3 dạ dày trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) ban đầu chỉ chiếm 1/3 tổng dung tích dạ dày, sau đó tốc độ phát triển tăng dần. Lúc 8 tuần tuổi, dung tích các dạ dày trước tăng lên gấp 8 lần ban đầu. 7 Sự phát triển của dạ cỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Hàm lượng Cellulose, hàm lượng protein (nhất là Lizin), hàm lượng axit béo bay hơi (tác động lên thành dạ cỏ) trong thức ăn [1]. - Đặc điểm sinh lý Khi sinh ra, 3 tuyến nước bọt ở bê bắt đầu hoạt động. Độ pH của nước bọt thấp, sau đó tăng dần và đến ngày thứ 6- 7 thì đạt độ pH như trong nước bọt của bò trưởng thành (8- 8,2). Ở giai đoạn sơ sinh, trong dạ múi khế của bê có các men tiêu hóa sau: + Men Kimozin: Có tác dụng tiêu hóa protein của sữa (Cazein) qua quá trình đông vón. + Men Pepsin: Xuất hiện sớm nhưng hoạt động còn yếu do lượng HCl hạn chế.. + Men Lipaza: Có vai trò tiêu hóa mỡ sữa đã nhũ hóa. + Men Amilaza chưa hoạt động. * Sự đông vón sữa Sau khi bê bú sữa, từ 10 phút đến 1 giờ bắt đầu xảy ra quá trình đông vón sữa. Sau 3- 4 giờ, một phần tương dịch của sữa và một phần Cazein đã được tiêu hóa sẽ tách khỏi kết tủa và di chuyển xuống tá tràng. Phần kết tủa còn lại tiếp tục được tiêu hóa ở dạ mũi khế. Trong trường hợp bê sơ sinh thải phân nhão là do thiếu HCl hoặc Kimozin. Nếu bê bị táo bón là do thiếu MgSO4. - Hoạt động của rãnh thực quản Rãnh thực quản là một rãnh hở xuất phát từ tiền đình dạ cỏ (được tạo bởi thành của dạ cỏ và dạ tổ ong), đi tới lỗ mở của dạ lá sách và dạ mũi khế. Rãnh thực quản có độ dài khoảng từ 8- 12cm. Rãnh thực quản có chức năng đưa thức ăn lỏng (chủ yếu là sữa) từ thực quản đi thẳng vào thẳng dạ múi khế, bỏ qua các dạ dày trước. 8 Phản xạ khép rãnh thực quản được hình thành khi bê sử dụng thức ăn lỏng, do tác động của nhóm yếu tố sau: * Nhóm yếu tố bên ngoài Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Động tác bú của bê, hàm lượng đường Lactose, Albumin, muối khoáng… có trong sữa. Ở bê 1- 4 tuần tuổi, phản xạ khép rãnh thực quản xảy ra hoàn toàn. Lúc 4 -8 tuần tuổi, phản xạ này xảy ra không hoàn toàn và trên 8 tuần tuổi thì không có tác dụng. * Nhóm yếu tố bên trong Các tế bào nhận cảm ở vùng gốc hầu, gốc lưỡi… nhận tín hiệu và truyền theo nhánh thần kinh hướng tâm hầu trên đến trung tâm thành lập phản xạ ở hành não và tạo nên phản xạ khép rãnh thực quản. Trên thực tế, ở bò trưởng thành đôi khi phản xạ khép rãnh thực quản vẫn hình thành, nhưng chỉ xảy ra trong trường hợp uống nước khi khát nước cực độ. - Vai trò của sữa đầu và cách cho bú sữa đầu Sữa đầu là sữa được phân tiết trong vòng 2- 3 ngày đầu. Sữa đầu là loại thức ăn duy nhất không thể thiếu được với bê sơ sinh. Vai trò của sữa đầu vô cùng qua trọng, bởi: + Thành phần khác biệt rõ rệt so với sữa thường * Sữa đầu có hàm lượng dinh dưỡng cao Sữa đầu có hàm lượng vật chất khô (VCK) cao gấp hơn 2 lần, protein và các vitamin A,D cao gấp 5 lần, khoáng cao gấp 2 lần so với sữa thường. * Sữa đầu có các thành phần đặc biệt Đặc biệt, trong sữa đầu có -Globulin làm tăng sức đề kháng của bê. Chỉ sau khi uống sữa đầu, trong máu bê mới xuất hiện kháng thể. γ- Globulin thẩm thấu qua đường tiêu hóa vào máu (trong vòng 62 giờ sau khi sinh) làm tăng sức đề kháng cho bê nghé. Điều đáng lưu ý là γGlobulin không truyền trực tiếp từ máu bò mẹ qua nhau thai trong thời gian 9 mang thai bởi vì nhau thai có cấu trúc đặc biệt, thuộc loại Epitherichoralis có 6 lớp màng mà γ- Globulin không thể thẩm thấu qua được. Do đó bê nghé chỉ có thể thu nhận γ- Globulin thông qua sữa đầu mà thôi. Khả năng hấp thu -Globulin ở bộ máy tiêu hóa của bê giảm dần theo thời gian. Sau 4 giờ, tỷ lệ hấp thu đạt 25%, đến 6 giờ tỷ lệ này giảm xuống còn 20%; sau 12 giờ còn 17% và sau 20 giờ chỉ còn 12%. Sữa đầu có độ axit cao (pH thấp) có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, trong sữa đầu còn có MgSO4 có tác dụng tẩy nhẹ cứt su, làm sạch đường tiêu hóa.. + Thành phần của sữa đầu biến đổi nhanh chóng. Hàm lượng protein ở ngày đầu là 16%, ngày thứ 2 là 11-12% và ngày thứ 3 là 8%. Đến ngày thứ 4- 5 thì thành phần sữa đầu gần giống như sữa thường. Hàm lượng vật chất khô/lít sữa ở ngày đầu sau khi đẻ là 250- 300 g, đến ngày thứ 5- 6 chỉ còn 120- 140 g. Cho nên, cần phải cho bê nghé bú sữa đầu càng sớm càng tốt để đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Lượng sữa đầu bê nghé thu nhận cần phải đạt từ 10- 12% khối lượng sơ sinh trong lần vắt hoặc bú sữa lần đầu tiên và đảm bảo cho bê nghé bú được 50% khối lượng này sau khi đẻ từ 4- 6 giờ [1]. - Bổ sung thức ăn sớm cho bê Ngoài sữa mẹ và cỏ thông thường, việc bổ sung các loại thức ăn khác (creep feeds) có thể được áp dụng nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho bê trước khi cai sữa, nâng cao được khả năng sinh trưởng và tăng khối lượng bê cai sữa. Thành phần thức ăn bổ sung cho bê nghé tốt nhất là hỗn hợp từ các loại hạt và thức ăn bổ sung protein - khoáng. Thành phần của thức ăn bổ sung nên chứa từ 2,4 - 2,6 Mcal ME/kg; 13 - 16% protein thô; 0,7% Ca; 0,5% P so với vật chất khô, đảm bảo hàm lượng khoáng vi lượng, vitamin A, D và E cần 10 thiết. Để tăng tính ngon miệng cho thức ăn có thể bổ sung thêm cám và rỉ mật đường. Cám sẽ giúp cho bê nghé làm quen với các loại thức ăn cứng vì khi ăn, cám dính vào mõm bê nghé tạo cảm giác ngon miệng cho chúng. Việc bổ sung thêm rỉ mật đường (khoảng 3%) sẽ giúp làm giảm bớt lượng bụi cám, tăng lượng thức ăn thu nhận. Tuy nhiên, không nên bổ sung rỉ mật đường quá nhiều, như vậy bê nghé dễ bị tiêu chảy. Hơn nữa, rỉ mật còn làm dính thức ăn vào máng và các thiết bị phân phối thức ăn. Việc bổ sung thức ăn sớm cho bê có tác dụng: Tăng khối lượng bê khi cai sữa, tăng mật độ chăn thả, bảo vệ được đồng cỏ, giúp bê làm quen với thức ăn hạt để khi cai sữa sẽ dễ dàng hơn, giảm tỷ lệ chết của bê sau cai sữa. Ở giai đoạn bú sữa, dạ cỏ và dạ tổ ong của bê còn kém phát triển. Sữa sau khi xuống qua thực quản được dẫn trực tiếp xuống dạ lá sách và dạ múi khế qua rãnh thực quản. Sau khi tập cho bê làm quen dần với thức ăn thực vật và chuyển dần từ thức ăn sữa sang thức ăn thực vật. Sự phát triển của dạ cỏ được tăng cường và hệ vi sinh vật dạ cỏ phát triển hoàn thiện dần. Quá trình tiêu hóa chuyển dần từ dạng tiêu hóa bằng men sang dạng hỗn hợp (sữa tiêu hóa bằng men còn thức ăn thực vật tiêu hóa nhờ vi sinh vật) [1]. 1.1.2.2. Tiêu hóa của bê ở giai đoạn sau cai sữa Ở giai đoạn này, cơ quan tiêu hóa đã phát triển hoàn thiện, hệ vi sinh vật dạ cỏ đã phát triển và bắt đầu hoạt động mạnh. Lúc này, bê ngừng sử dụng sữa và chuyển hoàn toàn sang sử dụng thức ăn thực vật. Rãnh thực quản hầu như ngừng hoạt động và dạng tiêu hóa chuyển từ tiêu hóa bằng men sang tiêu hóa vi sinh vật là chủ yếu. Trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường cả thức ăn và nước đều được đổ vào tiền đình dạ cỏ. Dạ cỏ là túi lớn nhất, chiếm hầu hết nửa trái xoang bụng, từ cơ hoành đến xương chậu. Dạ cỏ chiếm tới 85 - 90% dung tích dạ dày, 75% dung tích 11 đường tiêu hoá, có tác dụng tích trữ, nhào lộn và lên men phân giải thức ăn. Thức ăn sau khi ăn được nuốt xuống dạ cỏ, chất chứa trong dạ cỏ trung bình có khoảng 850-930g nước/kg nhưng tồn tại ở 2 tầng: tầng lỏng ở phía dưới chứa nhiều tiểu phần thức ăn mịn lơ lửng trong đó và phần trên khô hơn chứa nhiều thức ăn kích thước lớn. Ngoài chức năng lên men dạ cỏ còn có vai trò hấp thu. Các axit béo bay hơi (ABBH) sinh ra từ quá trình lên men vi sinh vật được hấp thu qua vách dạ cỏ (cũng như dạ tổ ong và dạ lá sách) vào máu và trở thành nguồn năng lượng cho vật chủ. Sinh khối vi sinh vật cùng với những tiểu phần thức ăn có kích thước bé (<1mm) sẽ đi xuống dạ múi khế và ruột để được tiêu hoá tiếp bởi men của đường tiêu hoá. Dạ tổ ong là phần kéo dài của dạ cỏ có niêm mạc cấu tạo trông giống như tổ ong và có chức năng chính là đẩy các thức ăn rắn và các thức ăn chưa được nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ, đồng thời đẩy các thức ăn dạng nước vào dạ lá sách. Dạ tổ ong cũng giúp cho việc đẩy các miếng thức ăn ợ qua thực quản lên miệng để nhai lại. Sự lên men trong dạ tổ ong tương tự như trong dạ cỏ. Dạ lá sách có niêm mạc gấp nếp nhiều lần (tăng diện tích tiếp xúc), có nhiệm vụ chính là nghiền nát các tiểu phần thức ăn, hấp thu nước, cùng các ion Na+, K+..., hấp thu các axit béo bay hơi trong dưỡng chấp đi qua. Dạ múi khế có hệ thống tuyến phát triển mạnh và có chức năng tương tự như dạ dày của động vật dạ dày đơn, tức là tiêu hoá thức ăn bằng dịch vị (chứa HCl và men pepsin) [1]. 1.1.3. Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng 1.1.3.1. Sinh trưởng - Khái niệm Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, làm tăng chiều cao, chiều dài, chiều rộng, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể. (sự thay đổi về chiều cao, chiều dài, bề ngang, bề sâu...) và thay đổi về khối lượng. 12 Phát dục là quá trình thay đổi về chất lượng tức là tăng thêm, hoàn thiện chức năng các bộ phận của cơ thể. Sinh trưởng và phát dục là hai mặt của một quá trình: quá trình phát triển của cơ thể. Sinh trưởng và phát dục là 2 quá trình khác nhau, nhưng thống nhất, không tách rời nhau, bồi bổ cho nhau, ảnh hưởng lẫn nhau làm cho cơ thể phát triển ngày càng hoàn chỉnh. Đây là 2 quá trình liên tục, nhưng có lúc sinh trưởng mạnh phát dục yếu và ngược lại. Hai quá trình này diễn ra song song hỗ trợ lẫn nhau, nghĩa là có sinh trưởng mới có phát dục và ngược lại phát dục sẽ thúc đẩy sinh trưởng. Nói một cách khác, sự liên quan giữa 2 quá trình này là sự liên quan giữa số lượng và chất lượng (Trần Đình Miên và cs, 1992) [9]. - Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng Để đánh giá năng suất sinh trưởng, người ta sử dụng 3 chỉ tiêu cơ bản sau: + Sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng ở các thời điểm nhất định: Sơ sinh, 6, 12, 18, 24, 36 tháng tuổi. Đồ thị sinh trưởng tích lũy là một đường cong có hướng đi lên. + Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước trong một đơn vị thời gian. Công thức tính: W1 - W0 A= Trong: t1- t0 W1: là khối lượng cuối kỳ khảo sát. W0: là khối lượng đầu kỳ khảo sát. T1: là thời gian cuối kỳ khảo sát. t0: là thời gian cuối kỳ khảo sát Để biểu diễn biến động của sinh trưởng tuyệt đối, người ta thường sử dụng biểu đồ cột. 13 + Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % giữa khối lượng, kích thước tăng lên trong khoảng thời gian nhất định so với khối lượng trung bình trong khoảng thời gian đó. Công thức tính: W1 - W0 R (%) = W1 + W0 2 Đồ thị biểu diễn sự biến động về sinh trưởng tương đối là đường cong đi xuống. - Các qui luật sinh trưởng- phát dục Quá trình sinh trưởng- phát dục tuân theo 3 qui luật sau: + Qui luật phát triển theo giai đoạn: * Giai đoạn bào thai: Từ khi hình thành hợp tử đến khi đẻ. Bào thai được nuôi dưỡng bằng các chất dinh dưỡng qua máu mẹ và không chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh. Giai đoạn này bao gồm 3 thời kỳ: Phôi, tiền thai và bào thai. (Nêu thời gian và đặc điểm phát triển ở từng thời kỳ). * Giai đoạn ngoài thai: Cơ thể chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh. Dinh dưỡng được cung cấp thông qua hoạt động của bộ máy tiêu hoá. Giai đoạn này chia làm 4 thời kỳ: Thời kỳ bú sữa, thành thục, trưởng thành và già cỗi. + Qui luật phát triển không đồng đều: Sinh trưởng và phát dục của bê thường tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều theo giai đoạn, tuổi và theo giới tính. Nó biểu hiện ở sự thay đổi rõ rệt về tốc độ sinh trưởng ở từng lứa tuổi. Các bộ phận trong cơ thể cũng phát triển không đồng đều ở các thời kỳ. Sự tích luỹ các loại tổ chức trong cơ thể như: cơ, mỡ.. cũng khác nhau trong từng thời kỳ. Tương tự, các hoạt động chức năng của từng cơ quan và toàn bộ cơ thể không đồng đều ở các thời kỳ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng