Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số yếu tố sinh thái – môi trường ảnh h ưởng đến sự phân bố của câ...

Tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố sinh thái – môi trường ảnh h ưởng đến sự phân bố của cây pơ mu (fokienia hodginsii) tại khu bảo tồn thiên nhiên hoàng liên – văn bàn, huyện văn bàn tỉnh lào cai

.PDF
80
444
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN THANH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI –MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐÊN SỰ PHÂN BỐ CỦA CÂY PƠ MU (FOKIENIA HODGINSII) TẠI KHU BTTN HOÀNG LIÊN – VĂN BÀN, HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Niên khóa : Chính quy : Khoa học môi trường : Môi trường : 2010 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI –MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐÊN SỰ PHÂN BỐ CỦA CÂY PƠ MU (FOKIENIA HODGINSII) TẠI KHU BTTN HOÀNG LIÊN – VĂN BÀN, HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI Giảng Viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Lớp Khoa Niên khóa : PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông : Hoàng Văn Thanh : K42 KHMT N01 : Môi trường : 2010 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng giúp sinh viên trau dồi, củng cố, bổ sung kiến thức đã học tập được ở trường. Đồng thời cũng giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ thực tế để khi ra trường trở thành một cán bộ có năng lực tốt, trình độ lí luận cao, chuyên môn giỏi. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội. Với mục đích và tầm quan trọng trên ,được sự nhất trí của Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố sinh thái – môi trường ảnh hưởng đến sự phân bố của cây Pơ mu (Fokienia hodginsii) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn, huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai”. Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn đến: - Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên - Ban chủ nhiệm khoa cùng tập thể thầy, cô giáo khoa Môi trường đã truyền đạt truyền đạt cho e kiến thức và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện học tập cho em trong suốt thời gian thực tập cũng như trong suốt quá trình học tập rèn luyện tại trường. - Tập thể tập thể cán bộ Ban Quản Lý Khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn đã tạo mọi điều kiện, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tập tại Khu Bảo Tồn. - Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp của mình . Với trình độ năng lực của bản thân và thời gian có hạn lần đầu tiên xây dựng khóa luận, mặc dù đã hết sức cố gắng song không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và bạn bè để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014 Sinh Viên Hoàng Văn Thanh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT IUCN Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế BTTN Bảo tồn thên nhiên WWF Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên ÔTC Ô tiêu chuẩn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam IBA Vùng chim Quan trọng PCCC Phòng cháy chữa cháy KBT Khu bảo tồn GDP Tổng sản phẩm Quốc nội BQL Ban quản lý VQG Vườn Quốc Gia HST Hệ sinh thái ĐDSH Đa dạng sinh học BTLSC Bảo tồn loài Sinh cảnh ĐTQHR: Viện điều tra Quy hoạch rừng ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á MAB Chương trình Con người và Sinh quyển CITES UNESCO Công ước về thương mại Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc UBND Ủy ban nhân dân NTFPRC Trung tâm nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ PTNT Phát triển Nông thôn DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2: Hiện trạng diện tích các loại đất loại rừng ............................................. 15 Bảng 4.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số ..................................................... 24 Bảng 4.2 Sự phân bố các ngành thực vật bậc cao có mạch tại Khu bảo tồn ........ 29 Bảng 4.3 Mười họ thực vật có số loài lớn nhất trong KBT ................................. 30 Bảng 4.4: Mười chi có số loài lớn nhất của khu bảo tồn ..................................... 31 Bảng 4.5: Các loài có nguy cơ tuyệt chủng Khu BTTN Hoàng Liên .................. 32 Bảng 4.6: Hệ động vật KBTTN Hoàng Liên Văn Bàn ....................................... 34 Bảng 4.7: So sánh tài nguyên động vật Khu BTTN Hoàng Liên Văn Bàn và một số VQG và khu bảo tồn thiên nhiên khác............................................................ 35 Bảng 4.8: Danh sách động vật quý hiếm Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn tỉnh Lào Cai ......................................................................................... 37 Bảng 4.9: Kết quả điều tra đất ............................................................................ 51 Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu đất tại khu vực nghiên cứu ...................................... 52 Bảng 4.11: So sánh đặc điểm sinh thái – môi trường giữa các ÔTC ................... 55 Bảng 4.12: Loài xuất hiện trong 8 Ô TC ............................................................. 56 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2. Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng và đất đai Khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn ............................................................................................................. 14 Hình 4.1: Hình thái than cây Pơ mu .................................................................... 42 Hình 4.2: Hình thái lá cây Pơ mu ....................................................................... 43 Hình 4.3: Nón hạt non và nón hạt chin Pơ mu .................................................... 43 Hình 4.4: hình vẽ cành mang nón, lá và nón cây Pơ mu ..................................... 44 Hình 4.5: Bản đồ phân bố cây Pơ mu ở Việt Nam .............................................. 45 Hình 4.6: Hình ảnh về khai thác gỗ trái phép ở trong vùng lõi Khu BTTN ......... 46 Hình 4.7: Sơ đồ phân bố một số loài thực vật theo đai độ cao…………….…....50 MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 1.2 Mục đích của đề tài......................................................................................... 3 1.3 Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 3 1.4 Yêu cầu của đề tài .......................................................................................... 3 1.5 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 3 1.5.1 Ý nghĩa trong học tập .................................................................................. 3 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 4 1.5.3 Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ............................................................. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 5 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................................. 5 2.1.1 Đa dạng sinh học và một số khái niệm liên quan ......................................... 5 2.1.2 Các văn bản pháp lý liên quan ..................................................................... 6 2.2 Cơ sở thực tiễn. .............................................................................................. 7 2.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước về cây Pơ mu ................................................... 7 2.2.2 Các nghiên cứu về cây Pơ mu ở Việt Nam................................................... 8 2.2.3 Tổng quan về khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn .................. 13 2.2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 13 2.2.3.2. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học .................................................... 14 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .. 17 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 17 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 17 3.1.2 Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................. 17 3.2 Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 17 3.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 17 3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 17 3.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................... 17 3.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ...................................................... 18 3.3.2 Phương pháp chuyên gia............................................................................ 18 3.3.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá số liệu ................................ 18 3.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................ 19 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 20 4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội ảnh hưởng tới bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, tác động đến sự phân bố của cây Pơ mu ........... 20 4.1.1 điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 20 4.1.1.1 Vị trí địa lý.............................................................................................. 20 4.1.1.2 Địa hình địa mạo .................................................................................... 20 4.1.1.3 Khí hậu ................................................................................................... 21 4.11.4 thủy văn ................................................................................................... 22 4.1.1.5 Thổ nhưỡng ............................................................................................ 22 4.1.1.6. Địa chất ................................................................................................. 23 4.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội .......................................................................... 24 4.1.2.1 Dân số, dân tộc và phân bố dân cư ......................................................... 24 4.1.2.2 Tăng trưởng, cơ cấu kinh tế và thu nhập................................................. 24 4.1.2.3 Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 25 4.2 Đặc điểm về đa dạng sinh học tại khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn .......... 27 4.2.1 Hệ sinh thái ............................................................................................... 27 4.2.2Thành phần loài cây Khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn ............................ 29 4.2. 3 Tài nguyên động vật rừng ......................................................................... 33 4.2.4 Đặc điểm về cảnh quan .............................................................................. 40 4.3 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và phân bố của cây Pơ mu ............ 41 4.3.1 Đặc điểm hình thái..................................................................................... 41 4.3.2 Đặc điểm sinh vật học ............................................................................... 44 4.3.3 Đặc điểm phân bố và trữ lượng cây Pơ mu ................................................ 45 4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái – môi trường tới sự phân bố của cây Pơ mu .................................................................................................... 47 4.4.2 Các yếu tố sinh thái ................................................................................... 47 4.4.2 Mối quan hệ của cây Pơ mu với các yếu tố sinh thái môi trường tại 8 ÔTC53 4.5 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn cây Pơ mu tại Khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn ............................................................................................................. 61 4.5.1Biện pháp kinh tế ........................................................................................ 62 4.5.2 Biện pháp quản lý ..................................................................................... 62 4.5.3 Biện pháp kỹ thuật ................................................................................... 62 4.5.4 Biện pháp giáo dục .................................................................................... 63 4.5.5 Biện pháp quy hoạch bảo tồn.................................................................... .63 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 64 5.1 Kết luận ........................................................................................................ 64 5.2 Kiến nghị ...................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................66 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội thì những mất mát về đa dạng sinh học cũng đã và đang diễn ra, đặc biệt là các loài cây quý hiếm có nhiều giá trị như loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas)[23] thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae) cũng đang đứng trước nguy cơ đó. Trong tiến trình phát triển tiếp theo đòi hỏi chúng ta có nhận thức và hành động đầy đủ hơn để đạt được sự bền vững, trong đó có nhu cầu nghiên cứu bảo tồn các loại đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và có nóhiều giá trị không chỉ về sinh học, sinh thái môi trường mà còn cả trong kinh tế, đời sống xã hội, trong đó có loài cây Pơ mu. Chi Pơ mu (danh pháp khoa học là: Fokienia) là một chi trong họ Hoàng đàn (Cupressaceae). là trung gian giữa hai chi chamaecyparis và Calocedrus, nhưng về mặt di truyền học chi Fokienia gần gũi hơn với chi thứ nhất. Chi này chỉ có một loài còn sống là cây pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H.H.Thomas) trong các tài liệu bằng tiếng nước ngoài như tiếng Anh gọi là Fujian cypress (tạm dịch là bách Phúc Kiến), và một loài chỉ còn ở dạng hóa thạch là Fokienia ravenscragensis (Bách khoa toàn thư[23]). Ở trên thế giới loài Pơ mu hiện được đánh giá đang ở mức gần bị tuyệt chủng theo tiêu chí IUCN 1994. Tuy nhiên, tại mỗi quốc gia Pơ mu đều bị khai thác với qui mô lớn và các quần thể trở nên bị phân cách và cô lập. Hiện trạng quốc tế của loài đang được đánh giá lại. Còn ở Việt Nam hiện đang được xếp vào mức đang bị tuyệt chủng. Hiện nay phần lớn số lượng loài Pơ mu còn lại tập trung ở các vùng núi xa xôi của Lào Cai, Nghệ An và Lâm Đồng. Hai quần thể tự nhiên tại Kỳ Sơn, Nghệ An và Văn Bàn, Lào Cai đã được đăng ký là nguồn giống quốc gia[20]. Do những giá trị về kinh tế mà cây Pơ mu đem lại nên trữ lượng của loài này ngày càng suy giảm nghiêm trọng. Rừng núi Hoàng Liên Sơn nói chung cũng như Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn nói riêng không thể tránh khỏi tình trạng nói trên. 2 Tình trạng khai thác trái phép tài nguyên rừng quý giá ở Khu BTTN Hoàng Liên diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều hình thức và thủ đoạn để che mắt cơ quan chức năng. Theo đó thì những cây gỗ có giá trị kinh tế cao hay quý hiếm, đặc hữu dần mát đi như Pơ mu, Bách tán Đài Loan, Dổi, Đinh, Lim,…. Thậm chí ở nhiều nơi đã không còn. Đây là mối đe dọa lớn đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn loài Pơ mu nói riêng ở Khu BTTN Hoàng Liên. Với tình trạng đó Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn thuộc huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai đã được thành lập theo Quyết định số 702/QĐ – UB ngày 27 tháng 3 năm 2007 của UBND tỉnh Lào Cai. Với tổng diện tích là 25.669 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 21.629 ha. Với nhiệm vụ chủ yếu là Khôi phục và bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái, bảo tồn tính đa dạng sinh học, các mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng trên núi cao, nguồn gen động, thực vật rừng quý hiếm, đặc hữu, … Khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn là một khu có tầm quan trọng về bảo tồn cao. Nó kết nối với Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn (một khu di sản của ASEAN) và gần với Khu BTLSC Mù Căng Chải (tỉnh Yên Bái). Ngoài phong cảnh đẹp và ấn tượng, về đa dạng sinh học khu này có số lượng loài lớn nhất so với bất kỳ khu nào khác ở Đông Dương (Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời, 1998[10]). Chính điều này khiến nó được xếp làm một khu ưu tiên trong Kế hoạch[8] hành động ĐDSH quốc gia của Việt Nam (Chính phủ Việt Nam VIE/91/G31, 1995) và được Birdlife International xếp làm một Vùng chim quan trọng (IBA). Nhưng hiện tại, những áp lực do người dân ở vùng đệm (là chủ yếu) đang tác động tiêu cực đến đa dạng loài của KBT. Tác động của con người lên các sinh cảnh có thể thấy được ở khắp nơi trừ những nơi quá cao, trong đó do cả canh tác du canh, cố định và ở những khu vực đã bị khai phá để sản xuất nông nghiệp hoặc bị đốt, cỏ và trảng bụi phát triển. Những mối đe dọa đó không ngừng gia tăng làm cho nguy cơ mất đi hệ sinh thái rừng và tính đa dạng sinh học, nhất là loài Pơ mu của KBT là một thực tế không thể tránh khỏi. Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông – Giảng 3 viên khoa Môi trường, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố sinh thái – môi trường ảnh hưởng đến sự phân bố của cây Pơ mu (Fokienia hodginsii) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn, huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ”. 1.2 Mục đích của đề tài Đánh giá hiện trạng bảo tồn và nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái – môi trường tới sự phân bố của cây Pơ mu tại Khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn. 1.3 Mục tiêu của đề tài - Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học cây Pơ mu tại Khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn. - Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và sinh vật học của cây Pơ mu. - Nghiên cứu một số yếu tố sinh thái – môi trường ảnh hưởng đến sự phân bố của cây Pơ mu tại Khu BTTN Hoàng Liên. - Đề xuất một số giải pháp để bảo tồn cây Pơ mu. 1.4 Yêu cầu của đề tài - Đánh giá khái quát được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Văn Bàn và ảnh hưởng của các điều kiện đó tới cây Pơ mu. - Nêu các yếu tố ảnh hưởng sự phân bố của cây Pơ mu và đánh giá các ảnh hưởng của chúng. - Số liệu phản ánh trung thực, khách quan. - Kết quả phân tích đạt được mục tiêu nghiên cứu. - Các giải pháp đưa ra có tính khả thi cao và phù hợp với điều kiện tại địa phương. 1.5 Ý nghĩa của đề tài 1.5.1 Ý nghĩa trong học tập Giúp em có cơ hội tiếp cận với cách thực hiện một đề tài khoa học, góp phần xây dựng phương pháp và kỹ thuật điều tra, nghiên cứu phục vụ nhu cầu bảo tồn và phát triển cây Pơ mu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên nói riêng và tại Việt Nam nói chung. 4 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn - Áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. - Hiểu và tiếp cận với phương pháp làm một đề tài nghiên cứu khoa học. 1.5.3 Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học - Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng. - Trang bị những kiến thức về môi trường và hệ sinh thái rừng 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1 Đa dạng sinh học và một số khái niệm liên quan - Khái niệm môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” (Theo điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005)[27]. - Khái niệm hệ sinh thái: HST là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó. - Khái niệm đa dạng sinh học: Theo công ước về ĐDSH thì “ ĐDSH là sự phong phú của cơ thể sống có ở các nguồn trong HST trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các HST (đa dạng HST)”[20]. - Bảo tồn đa dạng sinh học: Là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho các thế hệ hiện tại mà vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn ĐDSH, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và HST đó trong tương lai. - Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: Là nơi để chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân giống hoang dã cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển ĐDSH. - Khu bảo tồn thiên nhiên: KBTTN là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn ĐDSH. 6 - Loài bị đe dọa tuyệt chủng: Là loài sinh vật đang có nguy cơ bị suy giảm hoàn toàn về số lượng cá thể. - Loài đặc hữu: Là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác. - Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ: Là loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa – lịch sử mà số lượng còn ít hoặc đe dọa tuyệt chủng 2.1.2 Các văn bản pháp lý liên quan Các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia: Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều công ước quốc tế về ĐDSH như: - Công ước CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loại động thực vật hoang dã nguy cấp) được ký kết năm 1973, Việt Nam tham gia năm 1994. - Chương trình con người và sinh quyển (MAB- Man and biosphere programme) của UNESCO. - Công ước về đa dạng sinh học (Convention biological diversity). Công ước đa dạng sinh học (ĐDSH) được UNEP khởi thảo từ năm 1988, trải qua nhiều lần gặp gỡ và bàn bạc giữa các quốc gia đến ngày 5/6/1992 tại hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển Rio, 168 nước đã ký kết vào bảo công ước và được thực thi vào ngày 28/11/1994. Công ước về đa dạng sinh học gồm có phần mở đầu, 42 điều, 2 bản phụ lục. Việt Nam đã ký công ước đa dạng sinh học tháng 10/1994 và đã trở thành thành viên thứ 99 của công ước này. Tất cả nội dung của công ước đưa ra 3 mục tiêu chính: + Bảo vệ đa dạng sinh học. + Sử dụng bền vững đa dạng sinh học. + Phân phối lợi nhuận của các sản phẩm mới lấy từ các loài hoang dại và các loài thuần dưỡng. Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. - Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 (có hiệu lực 1/4/2005). 7 - Luật Đa dạng sinh học năm 2008. - Nghị định 65/2011/NĐ-CP ngày 11/06/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật đa dạng sinh học. - Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. - Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22/02/2002 của Chính phủ sửa đổi danh mục thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm. - Quyết định số 62/QĐ-BNN, ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Ban hành bản quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng. - Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. - Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. - Sách đỏ Việt Nam. - Sách đỏ IUCN . 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước về cây Pơ mu Cây Pơ Mu đã được nghiên cứu khá kỷ lưỡng về mặt phân loại thực vật và phân bố trên thế giới: Chi Pơ Mu (danh pháp khoa học: Fokienia) là một chi trong họ Hoàng đàn (Cupressaceae). Trong các đặc trưng của nó, chi Fokienia là trung gian giữa hai chi Chamaecyparis và Calocedrus, mặc dù về mặt di truyền học thì nó gần gũi hơn với chi thứ nhất. Chi này chỉ có một loài còn sống là cây Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H.H.Thomas), trong các tài liệu bằng tiếng nước ngoài như trong tiếng Anh gọi là Fujian cypress (tạm dịch là Bách Phúc Kiến) và một loài chỉ còn ở dạng hóa thạch là Fokienia ravenscragensis[23]. Về phân bố sinh thái, yêu cầu nơi sống (Habitat) của cây Pơ Mu cho thấy Fokienia hodginsii là loài cây có nguồn gốc thực vật từ Đông Nam Trung Quốc đến Bắc Việt Nam (Hà Bắc, Hà Giang, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Sơn 8 La, Nghệ An, Lào Cai, Lai Châu, Thanh Hoá, Tuyên Quang, Yên Bái và Vĩnh Phú), đến Tây Nguyên (Đăk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng) và Bắc Lào[23]. Đây là loài cây không cần bóng che, sống trong điều kiện lượng mưa cao trong năm. Xuất hiện trên đất mùn trên núi, đó là habitat của Pơ Mu . Ở Việt Nam, Pơ Mu xuất hiện trên đất hình thành trên đá limestone hoặc granite ở độ cao trên 900 m so với mặt nước biển[20]. Về yêu cầu sinh thái trong gieo trồng cây Pơ Mu cũng được nghiên cứu ở Trung Quốc, cây con yêu cầu chế độ nhiệt ẩm khá khô vào mùa xuân, cần bóng che ở giai đoạn non. Trong gây trồng nếu tưới quá nhiều cây sẽ chết. Cây cao 12m trong điều kiện tự nhiên khi trồng với mật độ 2x1,8m trong 10 năm đầu[28]. Về nghiên cứu hệ sinh thái rừng và các mối quan hệ sinh thái giữa các loài cho thấy hệ sinh thái rừng là một tổng hợp phức tạp các mối quan hệ lẫn nhau của các quá trình, trong đó sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường là quá trình cơ bản nhất. Nhiều nhà khoa học đã dày công nghiên cứu về sinh thái, đặc biệt là mối quan hệ giữa các loài thực vật, các quần thể đối với rừng mưa nhiệt đới, trong đó đáng chú ý là công trình cấu trúc rừng mưa đã mang lại kết quả có giá trị như Baur G.N (1964)[5] đã nghiên cứu các vấn đề về sinh thái trong kinh doanh rừng mưa, phục hồi và quản lý rừng mưa nhiệt đới. Odum E.P (1971)[31] đã nghiên cứu các vấn đề về sinh thái nói chung và sinh thái trong rừng mưa nhiệt đới làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu sinh thái loài và cấu trúc rừng. Nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới châu Á, Catinot (1965)[6] cho thấy dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tái sinh này chỉ chú trọng đến các phương thức tác động vào tái sinh nhằm thúc đẩy quá trình tái sinh rừng đối với những loài cây có giá trị kinh tế chưa chú trọng đến các đối tượng và mục tiêu bảo tồn. Chưa tìm thấy công trình nào nghiên cứu về sinh thái quần thể có phân bố Pơ Mu và mối quan hệ về phân bố của nó với các nhân tố sinh thái – Môi trường. 2.2.2 Các nghiên cứu về cây Pơ mu ở Việt Nam Nghiên cứu về cây Pơ Mu trong nước trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào mô tả, phân loại thực vật; mô tả phân bố sin h thái; phân 9 tích giá trị công dụng của nó về dược liệu và trong đời sống; và mới đây là một số nghiên cứu thị trường loài Pơ Mu , cụ thể: Trong quyển sách “Cây cỏ Việt Nam”[11] trong đó có giới thiệu về cây Pơ Mu (Fokienia hodginsii) là cây đại mộc cao 20 m; nhánh dẹp. Lá ở nhánh trẻ là vảy dẹp, mỏng, đầu nhọn, lá ở nhánh già nhỏ hơn, cong vào thân. Chùy tròn, to 1,5 – 2,2 cm, vảy hình khiên; hột 2, vàng rơm sậm, cao 6 mm, hai cánh một to, một nhỏ. Chùy cái cần 2 năm mới chín. Rừng có độ cao độ 900 1.700 m; Gỗ làm hòm, đồ mỹ nghệ. Trần Hợp (2002) trong quyển sách “Tài nguyên cây gỗ Việt Nam” của tác giả đã mô tả cây Pơ Mu (Fokienia hodginsii ) cao tới 30 – 35 m, đường kính 1m. Thân thẳng, có bạnh to. Vỏ màu xám xanh, bong thành mảnh. Mùi thơm dịu. Cành nhỏ dẹt. Lá hình vảy, cây non hay cành không mang nón có lá to, hai bên xòe rộng, còn ở cành già hay cành mang nón lá nhỏ hơn, mặt dưới lá màu trắng xanh. Nón đực mọc ở nách lá dài 1cm. Nón cái mọc ở đầu cành có đế mập nhỏ. Nón hình cầu, khi chín nứt, màu nâu đỏ. Hạt hình trứng tròn, có hai cánh không đều nhau. Hai lá mần hình dải, lá mới sinh gần đối, 4 lá sau mọc vòng[19]. Về mô tả thực vật trong tài liệu ở Vườn Quốc gia Bi Đúp núi Bà[22] cho thấy Pơ Mu (Fokienia hodginsii ) là cây gỗ lớn, họ Hoàng đàn (Cupressaceae). Thân thẳng, cao 25 - 30 m, không bạnh vè. Tán hình tháp. Vỏ nâu xám. Cành non không mang quả. Lá to hình mác, dài 0,7 cm, rộng 0,4 cm. Nón đực hình trứng hay bầu dục, nón cái hình cầu. Quả màu nâu, hạt có cánh. Là loài cây đặc hữu ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Ở Việt Nam, cây mọc tự nhiên ở Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Thường mọc từng dải thuần loài theo các dông núi hay mọc hỗn loài trong rừng rậm mưa mùa cận nhiệt đới, ở độ cao 1.000 - 2.000 m. Khả năng tái sinh kém, sinh trưởng chậm. Gỗ màu nâu vàng, nhẹ, thớ thẳng mịn, vân đỏ có mùi thơm, gỗ tốt. Dùng để làm cầu, xây dựng, cất tinh dầu làm hương liệu và làm dược liệu. Là loài cây gỗ có giá trị, nên đã được xếp vào loại gỗ quý ở Việt Nam. 10 Đầu năm 2009, nhà khoa học người Mỹ Brendan Buckley ở Phòng thí nghiệm Vòng cây (Tree ring Laboratory) của cơ quan nổi tiếng Lamont-Doherty Earth Observatory đã cùng một đồng nghiệp Việt Nam tìm được trong rừng quốc gia Bidoup - Núi Bà gần Đà Lạt ở tỉnh Lâm Đồng nhiều cây thông đã sống cách 10 đây gần ngàn năm. Các cây thông này thuộc một loài cây thông hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (ghi trong Sách Đỏ) gọi là Fokienia hodginsii (cây Pơ Mu ). Từ các mẫu lấy ở thân cây Pơ Mu , ông Buckley đã tái tạo lại thời tiết gió mùa ở lục địa Á châu trong quá khứ đến tận thế kỷ 14 và từ đó chứng minh là nền văn minh Khmer rực rỡ ở Angkor đã sụp đổ vì nạn hạn hán và môi trường thủy lợi. Đây là một khám phá quan trọng trong lịch sử khí hậu gió mùa và hiện tượng El Nino ở Đông Nam Á[24]. Mô tả thực vật học và phân bố cây Pơ Mu cho thấy cây mọc đứng, thân thẳng với tán tròn, cao tới 30 m và đường kính ngang ngực tới 1,5 m hoặc hơn. Đây là loài duy nhất của chi này và rất biến động về dạng lá tuỳ theo tuổi của cây và của cành. Pơ Mu gặp thành các khu rừng gần như thuần loài trên các dông núi đá vôi hoặc núi đất, có khi mọc từng cá thể hoặc thành các đám nhỏ rải rác trên các sườn núi và thung lũng trong rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng nhiệt đới gió mùa núi thấp và núi trung bình (nhiệt độ trung bình năm 13 -200C, lượng mưa trên 1800 mm) với các loài ưu thế thuộc họ Dẻ (Fagaceae), Re (Lauraceae) và Ngọc lan (Magnoliaceae) (Kuznetsov, 2001). Ở các tỉnh phía Nam loài này mọc cùng Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Thông Đà Lạt (Pinus dalatensis) và Thông lá dẹt (P. krempfii), ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung loài này gặp cùng với Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii), và Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis). Trên các vùng núi đá vôi miền Bắc Việt Nam (Hà Giang, Bắc Kạn và Hoà Bình) loài Pơ Mu đôi khi hình thành các khu rừng thuần loài trên dông núi đá vôi ở độ cao 900 -1400 m so mặt nước biển[9]. Ở Việt Nam Pơ Mu gặp ở Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa ThiênHuế, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Khánh Hoà. Thông tin về sự có mặt của Pơ Mu ở Tuyên Quang cần được 11 kiểm tra. Trên thế giới loài có từ cực Nam Trung Quốc sang tới Lào. Ở tất cả các nước này phạm vi của các khu rừng còn lại đều không được xác định. Điều này làm cho việc ước lượng tỷ lệ các quần thể ở Việt Nam so với quốc tế trở nên khó khăn[9]. Hiện trạng bảo tồn quốc tế thì cây Pơ Mu ở mức gần bị tuyệt chủng theo tiêu chí IUCN, 1994[29]. Ở Việt Nam loài này đã được xếp ở mức đang bị tuyệt 11 chủng (Nguyễn Đức Tố Lưu & Thomas, 2004)[12] dựa trên mức suy giảm nơi sống do phát triển của các hoạt động khai thác. Theo các chỉ tiêu mới (IUCN, 2001)[30] loài này có thể đáp ứng chỉ tiêu A2cd cho mức đang bị tuyệt chủng do mức độ khai thác mạnh. Về đặc điểm sinh học - sinh thái, hiện trạng và phương án bảo tồn loài cây Pơ Mu ở Việt Nam cũng đã được Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004) đề cập khá đầy đủ. Đặc biệt, tác giả cho rằng, cây Pơ Mu mọc với mật độ thưa, tái sinh tự nhiên kém, thiếu hẳn thế hệ trung gian để có thể thay thế những cây già cỗi. Đồng thời cũng khẳng định cây Pơ Mu có thể nhân giống bằng hom với tỷ lệ ra rễ cao, có thể góp phần đắc lực vào công tác nhân giống phục vụ trồng rừng[16]. Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản Ngoài gỗ (NTFPRC) (Than Van Canh 2002), thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp đã xây dựng một trạm thực nghiệm trồng rừng ở Lâm Đồng với 1000 cây Pơmu con để bảo tồn nguồn gen bằng việc sản xuất hạt (Nguyễn Hoàng Nghĩa 2000). Nghiên cứu được thực hiện ở đây và ở một số nơi khác (như Sa Pa) cho thấy rằng hiện vẫn có sẵn thông tin về truyền giống và trồng loài cây này (kể cả thông tin về bảo quản hạt, thu hái hạt, kỹ thuật làm đất và trồng) và tỷ lệ thành công cao về sản xuất cây c on có thể thực hiện ngoại vi, cây con trồng ở Lâm Đồng năm 1997 đến năm 2003 đã cao 6 m. Kết quả cho thấy rằng thành công về trồng cây con có tỷ lệ sống cao ở những vùng thông thoáng hơn những vùng bị che bóng. Gần đây, loài Pơ Mu cũng được nghiên cứu tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, được Bùi Thị Huyền (2010) khẳng định: Cây Pơ Mu phân bố rải rác ở độ cao trên 800 m so mực nước biển và thường mọc cùng với các loài Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Vù hương (Cinnamomum balansae), Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia), Chẹo tía (Engelhardtia
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng