Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số loại thảo dược phòng bệnh vi khuẩn streptococcus sp. trên cá r...

Tài liệu Nghiên cứu một số loại thảo dược phòng bệnh vi khuẩn streptococcus sp. trên cá rô (anabas testudineus)

.PDF
73
902
114

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÊ THỊ NHƢ NGỌC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LOẠI THẢO DƢỢC PHÒNG BỆNH VI KHUẨN Streptococcus sp. TRÊN CÁ RÔ (Anabas testudineus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÊ THỊ NHƢ NGỌC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LOẠI THẢO DƢỢC PHÒNG BỆNH VI KHUẨN Streptococcus sp. TRÊN CÁ RÔ (Anabas testudineus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN Ts. TỪ THANH DUNG 2013 LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành tốt đƣợc luận văn này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất gửi đến: Ts. Từ Thanh Dung - Bộ môn Bệnh Học Thủy Sản - Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình triển khai, đã đóng góp ý kiến quý báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành tốt luận văn. Quí Thầy, Cô và cán bộ Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Tập thể các bạn lớp Bệnh học Thủy sản - Khóa 36, anh Nguyễn Bảo Trung (Bệnh học Thủy sản - Khóa 34) đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với tất cả tấm lòng kính trọng đến anh chị em cũng như những người thân của tôi luôn quan tâm và động viên tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cám ơn. i TÓM TẮT Đề tài được thực hiện nhằm so sánh tính nhạy của một số loại thảo dược đối với vi khuẩn Streptococcus sp. và tìm hiểu khả năng phòng trị bệnh do vi khuẩn trên cá rô (Anabas testudineus) của một số loại thảo dược. Kết quả thu được ở phương pháp đục lỗ thạch với chiết xuất cỏ mực và diệp hạ châu có tính kháng khuẩn khá mạnh đối với vi khuẩn Streptococcus sp. (vòng tròn kháng khuẩn tương đồng nhau). Tuy nhiên, diệp hạ châu có tính nhạy cao với vòng tròn kháng rõ ràng hơn. Riêng lá ổi có tính kháng khuẩn rất yếu với chủng vi khuẩn thí nghiệm. Phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch không mang lại kết quả. Thí nghiệm tìm hiểu khả năng phòng bệnh của thảo dược đối với bệnh đen thân do vi khuẩn Streptococcus sp. trên cá rô được bố trí với 7 nghiệm thức cho ăn (NT1 là nghiệm thức đối chứng (cho ăn thức ăn không bổ sung thảo dược), NT2 và NT3 cho ăn thức ăn bổ sung chiết xuất cỏ mực nồng độ lần lượt là 3 ml và 6 ml/kg thức ăn, tương tự cho NT4 và NT5 bổ sung diệp hạ châu và NT6 và NT7 bổ sung lá ổi). Sau 3 tuần cho ăn kiểm tra các chỉ tiêu huyết học đợt 1 để đánh giá khả năng tăng miễn dịch không đặc hiệu ở các nghiệm thức, kết quả số lượng tế bào hồng cầu, tổng tế bào bạch cầu và tế bào bạch cầu đơn nhân ở tất cả nghiệm thức đều tăng có ý nghĩa so với đối chứng. Sau đó tiến hành cảm nhiễm với vi khuẩn Streptococcus sp. ở mật độ vi khuẩn 105 CFU/ml (lặp lại 3 lần). Sử dụng cá từ thí nghiệm cho ăn ở trên để bố trí cho các nghiệm thức. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của cá sau cảm nhiễm với vi khuẩn Streptococcus sp. cao nhất ở NT4, NT5 và NT6. Còn NT2 có số cá chết nhiều nhất. Tiến hành lấy máu đợt 2 thu được kết quả ở nghiệm thức cho ăn chiết xuất diệp hạ châu và cỏ mực 6 ml có số lượng tế bào hồng cầu, tổng tế bào bạch cầu và tế bào bạch cầu đơn nhân cao hơn các nghiệm thức còn lại. Lá ổi có tác dụng thấp nhất trong 3 loại thảo dược. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày tháng Ký tên iii năm MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................... i TÓM TẮT ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................................. iii DANH SÁCH BẢNG .............................................................................................. vi DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................... vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. viii CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1 1.1 Giới thiệu .............................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 2 1.3 Nội dung của đề tài ........................................................................................ 2 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3 2.1 Đặc điểm sinh học cá rô................................................................................. 3 2.2 Một số bệnh trên cá rô ................................................................................... 4 2.3 Tổng quan bệnh do vi khuẩn Streptococcus sp. trên động vật thủy sản ........ 5 2.4 Sơ lược bệnh đen thân trên cá rô ................................................................... 6 2.5 Thí nghiệm xác định LD50 của vi khuẩn Streptoccocus sp. gây bệnh đen thân trên cá rô (Anabas testudineus).............................................................. 7 2.6 Tổng quan về thảo dược ................................................................................ 8 2.6.1 Sơ lược về thảo dược................................................................................ 8 2.6.2 Tình hình nghiên cứu thảo dược trên thế giới .......................................... 8 2.6.3 Tình hình nghiên cứu thảo dược tại Việt Nam......................................... 9 2.7 Tổng quan thảo dược được nghiên cứu ......................................................... 12 2.7.1 Lá ổi ......................................................................................................... 12 2.7.2 Cỏ mực ..................................................................................................... 13 2.7.3 Diệp hạ châu ............................................................................................. 15 2.7.4 Sơ lược phương pháp chiết tách thảo dược được nghiên cứu .................. 16 CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 18 3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện..................................................................... 18 iv 3.2 Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 18 3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 19 3.3.1 Phục hồi và nuôi tăng sinh vi khuẩn ........................................................ 19 3.3.2 Phương pháp định danh vi khuẩn ............................................................. 18 3.3.3 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 19 a.Thí nghiệm 1: Kiểm tra tính nhạy của thảo dược (lá ổi, cỏ mực và diệp hạ châu) trên vi khuẩn Streptococcus sp. ................................................................. 19 b.Thí nghiệm 2: Tác dụng của thảo dược phòng bệnh đen thân trên cá rô (Anabas testudineus) ........................................................................................... 20 3.4 Phương pháp xác định một số chỉ tiêu huyết học ......................................... 23 3.4.1 Định lượng hồng cầu ................................................................................. 24 3.4.2 Định lượng và định loại các tế bào bạch cầu ............................................ 24 3.5 Phương pháp kiểm tra bệnh ......................................................................... 24 3.6 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 25 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 26 4.1 Kết quả thí nghiệm kiểm tra tính nhạy của thảo dược trên vi khuẩn Streptococcus sp. ................................................................................................. 26 4.1.1 Phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch ................................................... 26 4.1.2 Phương pháp đục lỗ thạch ........................................................................ 26 4.2 Kết quả thí nghiệm tìm hiểu tác dụng của thảo dược phòng bệnh đen thân trên cá rô (Anabas testudineus) .................................................................. 28 4.3 Kết quả ảnh hưởng của chiết xuất thảo dược lên các chỉ tiêu huyết học của cá rô trước và sau cảm nhiễm vi khuẩn Streptococcus sp. .................... 31 4.3.1Trước cảm nhiễm ....................................................................................... 31 4.3.2 Sau cảm nhiễm .......................................................................................... 34 4.4 Kết quả tái phân lập và định danh vi khuẩn ................................................. 38 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................... 40 5.1 Kết luận ........................................................................................................ 40 5.2 Đề xuất ......................................................................................................... 40 v TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 41 PHỤ LỤC A ............................................................................................................ 49 PHỤ LỤC B ............................................................................................................ 52 PHỤ LỤC C ............................................................................................................. 53 PHỤ LỤC D ............................................................................................................. 54 PHỤ LỤC E ............................................................................................................. 61 vi DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa vi khuẩn gây bệnh đen thân trên cá rô .................................................................................................................. 7 Bảng 4.1 Ảnh hưởng của nồng độ pha loãng dịch chiết lên khả năng kháng khuẩn ........................................................................................................................ 26 Bảng 4.2 Số lượng tế bào hồng cầu trước và sau cảm nhiễm ................................. 35 Bảng 4.3 Số lượng tổng tế bào bạch cầu và tế bào bạch cầu đơn nhân trước và sau cảm nhiễm ......................................................................................................... 37 vii DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Cá rô đồng ................................................................................................. 3 Hình 2.2 Cây ổi ........................................................................................................ 12 Hình 2.3 Cây cỏ mực ............................................................................................... 13 Hình 2.4 Cây diệp hạ châu ....................................................................................... 15 Hình 2.5 Sơ đồ tách chiết thảo dược bằng hệ thống Soxhlet ................................... 17 Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................. 23 Hình 4.1 Kết quả thử nghiệm tính kháng khuẩn của thảo dược với vi khuẩn Streptococcus ở các nồng độ khác nhau. A: Kết quả vòng kháng khuẩn của diệp hạ châu. B: Kết quả vòng kháng khuẩn của cỏ mực. ....................................... 27 Hình 4.2 Biểu hiện của cá bệnh trước và sau khi giải phẫu. A: Cá xuất hiện các đốm đen trên cơ thể; B: Nội tạng bên trong bị xuất huyết.. .................................... 28 Hình 4.3 Tỷ lệ cá chết tích lũy sau khi gây cảm nhiễm vi khuẩn Streptococcus sp. ............................................................................................................................. 30 Hình 4.4 So sánh số lượng tế bào hồng cầu của các nghiệm thức sau 3 tuần. ........ 31 Hình 4.5 So sánh số lượng tổng tế bào bạch cầu của các nghiệm thức sau 3 tuần........................................................................................................................... 33 Hình 4.6 Số lượng tế bào bạch cầu đơn nhân của các nghiệm thức sau 3 tuần. ...... 34 Hình 4.7 Tế bào bạch cầu trong mẫu máu cá bệnh (A: Tế bào bạch cầu đơn nhân; B: Tế bào lympho) (100X)............................................................................. 34 Hình 4.8 Số lượng tế bào hồng cầu của các nghiệm thức sau cảm nhiễm. ............. 36 Hình 4.9 Số lượng tổng tế bào bạch cầu của các nghiệm thức sau cảm nhiễm. ...... 37 Hình 4.10 Số lượng tế bào bạch cầu đơn nhân của các nghiệm thức sau cảm nhiễm. ...................................................................................................................... 38 Hình 4.11 Tế bào máu của cá bị nhiễm bệnh vi khuẩn Streptococcus sp. vi khuẩn rải rác giữa các tế bào hồng cầu trong máu của cá bệnh (100X) .................. 38 Hình 4.12 Kết quả phân lập vi khuẩn từ cá có dấu hiệu bệnh đen thân. A: Vi khuẩn Streptococcus sp. trước cảm nhiễm; B: Vi khuẩn được phân lập sau cảm nhiễm. ...................................................................................................................... 39 Hình 4.13 Kết quả nhuộm Gram (Vi khuẩn gram dương, hình cầu) (100X) .......... 39 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BC: Bạch cầu CM: Cỏ mực DHC: Diệp hạ châu ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ĐC: Đối chứng ĐVTS: Động vật thủy sản HC: Hồng cầu OI: Ổi NT: Nghiệm thức TBC: Tổng bạch cầu Tb: Tế bào ix CHƢƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Cá rô (Anabas testudineus) là loài cá bản địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cá có thể sống ở các thủy vực nước ngọt và nước lợ. Chúng phân bố nhiều quốc gia trên thế giới như Úc, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác (Fishbase, 2010). Cá có thể được nuôi theo nhiều hình thức khác nhau và quan trọng là có giá trị kinh tế cao và được nhiều người ưa chuộng (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2005). Tại Việt Nam cá rô được nuôi phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Kiên Giang (Dương Nhựt Long, 2003). Theo Tổng cục Thủy sản, đối với các loài cá nước ngọt trong khoảng 10 tháng đầu năm 2013, bệnh đã xuất hiện tại 65 xã thuộc 25 huyện của 10 tỉnh. Tổng diện tích bị bệnh khoảng 326,5 ha trên các loài cá như cá trắm, cá chép, cá mè, cá trôi, cá rô phi, cá rô đồng, cá lóc. Trong số những tác nhân gây bệnh cho động vật thủy sản thì bệnh do vi khuẩn chiếm tỉ lệ khá lớn. Trong đó, bệnh do nhóm vi khuẩn Streptococcus spp. hiện đang gây nguy hiểm trên nhiều loài cá nuôi trong đó có bệnh đen thân trên cá rô và thiệt hại lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản, gây cản trở phát triển công nghiệp sản xuất giống cũng như nuôi thương phẩm (Evans et al., 2006). Bệnh đen thân do vi khuẩn Streptococcus gây ra là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng xuất hiện trên cá rô đồng nuôi thâm canh không mang tính chất mùa vụ mà thường xảy ra ở giai đoạn cá nuôi từ 25 đến 60 ngày tuổi, ở tất cả các vùng nuôi cá rô đồng thâm canh bệnh xuất hiện và diễn biến rất nhanh, cá chết bắt đầu từ ngày thứ 2 khi có dấu hiệu cá giảm ăn gây thiệt hại từ 40-70%, cá biệt có những trường hợp lên tới 90-100% (Noga, 2010 và Nguyễn Khương Duy, 2011). Hiện nay, việc sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất được xem là biện pháp phổ biến để điều trị bệnh vi khuẩn cho các đối tượng nuôi thủy sản. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng dẫn đến hiện tượng kháng thuốc ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nó còn gây tác hại rất lớn đến môi trường, tồn dư hóa chất, thuốc kháng sinh có trong các sản phẩm từ thủy sản ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trước tình hình đó đòi hỏi phải có những giải pháp mới trong phòng và điều trị bệnh trên động vật thủy sản nói chung và trên cá rô nói riêng. Những năm gần đây xu hướng sử dụng thảo dược được xem như một giải pháp có độ bền cao, rất cần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nghề nuôi thủy 1 sản (Phạm Văn Thư, 2006). Việc nghiên cứu về thảo dược đã được quan tâm từ rất sớm, Hà Ký và ctv (1995) đã phối chế thành công thuốc KN-04-12 mà thành phần chủ yếu là các cây thuốc và vitamin với tỷ lệ rất thấp. Hay Bùi Quang Tề (1998) đã nghiên cứu dùng hạt cau trị giun tròn ký sinh trong ruột cá trê (Clarias batrachus). Tuy vậy, có nhiều loại thảo dược chưa được nghiên cứu trong thủy sản. Trong đó có đối tượng cá rô bị bệnh đen thân do vi khuẩn Streptococcus sp. gây ra, hiện chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào tìm hiểu về khả năng phòng trị bệnh vi khuẩn bằng thảo dược trên đối tượng này được thực hiện và công bố. Chính vì những lí do đó, đề tài “Nghiên cứu một số loại thảo dƣợc phòng bệnh vi khuẩn Streptococcus sp. trên cá rô (Anabas testudineus)“ được thực hiện. 1.2 Mục tiêu của đề tài: Đề tài được thực hiện nhằm so sánh tính nhạy của một số loại thảo dược đối với vi khuẩn Streptococcus sp. và tìm hiểu khả năng phòng trị bệnh do vi khuẩn trên cá rô (Anabas testudineus) của một số loại thảo dược. 1.3 Nội dung của đề tài:. Kiểm tra tính nhạy của một số thảo dược như: lá ổi (Psidium guajava), cỏ mực (Eclipta prostrata L.) và diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria) trên vi khuẩn Streptococcus sp.. Thí nghiệm khảo sát tác dụng của thảo dược phòng bệnh đen thân trên cá rô (Anabas testudineus). 2 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học cá rô Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá rô đồng thuộc Ngành: Chordata; Lớp: Osteichthyes; Bộ: Perciformes; Họ: Anabantidae; Giống: Anabas; Loài: Anabas testudineus (Bloch, 1792). Hình 2.1 Cá rô đồng (Nguồn: http://de.wikipedia.org/wiki/Kletterfische ngày truy cập 15/08/2013) Cá rô là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá hiện diện trong các thủy vực như ao đìa, đầm lầy, mương vườn và ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Rainboth, 1996). Khả năng thích nghi với môi trường sống của cá rô rất tốt, đặc biệt cá có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ (mê lộ), nên cá có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Hiện nay cá rô là một trong những đối tượng thủy sản quan trọng đã và đang được nuôi phổ biến ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gần đây phong trào nuôi cá rô ngày càng phát triển nhiều ở vùng miền Đông Nam Bộ. Khởi đầu từ những năm 2000, nghề nuôi cá rô thâm canh phát triển mạnh ở lưu vực sông La Ngà thuộc tỉnh Đồng Nai. Năng suất nuôi có thể đạt 80-100 tấn/ha với cỡ cá thu hoạch 10-12 con/kg. Cá có thân hình bầu dục, dẹp bên, cứng chắc, đầu lớn, mõm ngắn, còn có một số điểm đen mờ nằm rải rác trên thân (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Cá rô là loài cá dữ, ăn tạp, nhưng thiên về động vật như: giun, tôm tép, cá con, ếch, nòng nọc, giáp xác thấp,…Thực vật thì gồm lá rong bèo, hạt củ vừng, hạt lúa, các mùn bã hữu cơ (Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ, 2002). Ngoài tự nhiên cá có tính sinh sản vào mùa mưa, cá rô không có tập tính giữ con. Theo Dương Nhựt Long (2003) sức sinh sản của cá khá cao đạt khoảng 300.000 đến 700.000 trứng/kg cá cái. 3 2.2 Một số bệnh trên cá rô Cá rô được nuôi ở nhiều nơi đã làm tăng tính cạnh tranh của loài, mật độ nuôi được tăng tối đa nhằm mục đích tăng năng suất và lợi nhuận vụ nuôi. Cũng như những loài thủy sản khác, khi môi trường nuôi xấu đi sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, hoạt động sống vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Hiện nay, bệnh ở cá rô như bệnh nấm nhớt, bệnh đen thân và xuất huyết do vi khuẩn gây ra đã gây nhiều thiệt hại cho các mô hình nuôi cá rô thâm canh (Evans et al., 2006). Tỷ lệ cá chết sau các đợt dịch bệnh khá cao trong cả giai đoạn ương giống và nuôi thương phẩm, đặc biệt đối với bệnh đen thân. Cá trong ao có thể hao hụt lên đến 20% sau mỗi đợt cá bị bệnh này. Bệnh nấm nhớt xảy ra trên cá rô thương phẩm sau 3 tháng nuôi được báo cáo xuất hiện tại Cần Thơ và Hậu Giang năm 2010 (Trần Ngọc Tuấn, 2010). Bệnh do vi khuẩn thường xuất hiện quanh năm. Tuy nhiên, vào các tháng giao mùa tỉ lệ chết cao gây thiệt hại nghiêm trọng. Nhóm vi khuẩn Aeromonas spp. được phân lập từ cá rô đồng bệnh ở các nước Bangladesh (Rahman et al., 2001), Nhật, Malaysia, Phiplippines và Thái Lan (NACA, 2008) có dấu hiệu bệnh lý như nhiễm trùng máu, xuất huyết và lở loét. Năm 2004, Yesmin et al. (2007) đã phân lập Aeromonas hydrophila từ thận cá rô đồng bệnh và Afza et al. (2007) đã phân lập A. sobria từ gan, thận, tỳ tạng và các vết loét trên cá rô. Bên cạnh đó, vi khuẩn Streptococcus sp. gây ra các triệu chứng tương tự cũng được phát hiện (Evans et al., 2006). Ngoài ra còn có vi khuẩn Flavobacterium columnare hình que, di động trượt (Sarker et al., 2002; Dash et al., 2009). Năm 2005, vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa cũng đã được phân lập từ ruột cá rô đồng bị bệnh với những tổn thương ở da và cơ (Das et al., 2006). Đặc biệt, các nghiên cứu gần đây đã chứng minh sự hiện diện của Edwardsiella tarda trên loài cá này cùng với sự suy giảm chất lượng nước, hàm lượng hữu cơ cao, mật độ nuôi cao và nhiệt độ thay đổi (Mohanty et al., 2007). Một số thí nghiệm trước đó cũng cho thấy Edwardsiella tarda có khả năng gây bệnh trên cá rô đồng, ở nhiệt độ 20-22oC cá mẫn cảm với mầm bệnh E. tarda mật độ 107 và 108 tế bào (Sahoo et al., 2000). Một thí nghiệm gây cảm nhiễm của Srivastava (1980) trên cá rô đồng của 3 giống nấm Achlya, Aphanomyces và Saprolegnia phân lập từ 21 loài cá, trong vòng 3-7 ngày kể từ thời gian cảm nhiễm cho thấy các sợi nấm phát triển nhanh chóng và làm cá chết nhanh trong vòng 5-12 ngày. Bên cạnh đó, trùng mỏ neo Lernaea lophiara (Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007), trùng bánh xe, Henneguya, nhóm Trypanosoma, các loài ký sinh trùng khác cũng được ghi nhận gây bệnh trên cá rô đồng (Vann et al., 2006). 4 2.3 Tổng quan bệnh do vi khuẩn Streptococcus sp. trên động vật thủy sản Theo hệ thống phân loại của Bergey (1974) chủng vi khuẩn Streptococcus spp. thuộc phân loại Ngành: Bacteria; Lớp: Mollieutes; Bộ: Chlamydiales; Họ: Streptococcaceae; Giống: Streptococcus. Streptococcus spp. là nhóm vi khuẩn Gram dương có dạng hình cầu hay hình trứng, kích thước nhỏ hơn 2 µm thường gặp 0,3-0,5 µm tạo thành dạng chuỗi xoắn hay dạng song cầu khuẩn, phân tích của Quan Ngô Huy Tân (2010) và Quách Thị Tú Ly (2010). Phần lớn chúng sống yếm khí không bắt buộc, gây bệnh cho nhiều loài cá nước ngọt, lợ và mặn (Woo et al., 1999; Noga, 2010). Bệnh được gây ra bởi các loài Streptococcus như Streptococcus iniae (Creeper and Buller, 2006), S. agalactiae, S. dysgalactiae và S. ictaluri (Pasnik et al., 2009). Theo một số nghiên cứu gần đây đã tìm thấy ít nhất 27 loài cá nuôi và tự nhiên đã nhiễm bệnh do vi khuẩn S. iniae (Agnew and Barnes, 2007). Nhóm Streptococcus đã được phân lập trên nhiều loài cá và cũng là tác nhân gây bệnh trên các loài cá cảnh (Ferguson et al., 1994), cá rô phi lai (Oreochromis niloticus và O. aureus) (Al-harbi, 1996), Oncorhynchus mykiss (Bachrach et al., 2001). Một loài thuộc Streptococcus spp. là vi khuẩn S. iniae trước đó đã được biết với tên S. shiloi là nguyên nhân gây nhiễm trùng máu trên cá với khả năng xung huyết trên môi trường thạch máu cừu (Eldar et al., 1995) và là nguyên nhân gây dịch bệnh trên vùng nuôi cá chẽm ở Australia và vùng nuôi thủy sản tại vùng biển Caribbean (1999). Bệnh do vi khuẩn S. agalactiae cũng là một tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên nhiều loài cá đặc biệt là cá rô phi (Filho et al., 2009), cá chim trắng (Pampus argenteus) (Duremdez et al., 2004). Vi khuẩn S. difficile bên cạnh S. shiloi là nguyên nhân của bệnh viêm màng não trên cá nuôi đã được ghi nhận (Eldar et al., 1995). Đến năm 2010, S. agalactiae cũng được phân lập từ cá rô phi (Oreochromis spp.) bị nhiễm tự nhiên (Zamri-Saad et al., 2010). Theo Huỳnh Thị Ngọc Thanh (2012) lần đầu tiên phân lập được vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên cá rô đồng tại tỉnh Hậu Giang, Tiền Giang, Cần Thơ và Đồng Nai tại Việt Nam. Vi khuẩn Streptococcus sp. gây bệnh chủ yếu cho nhiều loài cá như cá điêu hồng, cá rô phi,…Đến năm 1992, Streptococcus sp. đã gây thiệt hại khoảng 60 tấn cá ayu (Plecoglossus altivelis), gây tổn thất lớn cho nghề nuôi cá này ở Nhật (Austin and Austin, 2007). Nhóm vi khuẩn này còn gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi cá rô phi (Oreochromis sp.) ở nhiều quốc gia trên thế giới 5 với tỉ lệ tử vong cao trên 50% trog vòng 3-7 ngày (Francis-Floyd,1996). Những năm gần đây rất nhiều đợt dịch bệnh được xác định là do nhiễm S. agalactiae được ghi nhận ở nhiều trang trại nuôi cá rô phi đặc biệt là các trang trại ở châu Á (Musa et al., 2009). Trên 500 mẫu phân lập từ cá rô phi thì có 82% bệnh do Streptococcus sp. đã được xác định là S. agalactiae và 18% là S. iniae (Sheehan, 2009) với các dấu hiệu lâm sàng nổi bật như cơ thể cá bệnh có màu đen, bơi lội bất thường, bơi dạng xoắn, xuất hiện nhiều vùng bị hoại tử, tỳ tạng tăng lên về thể tích, gan nhạt, xuất huyết não (Wanman et al., 2005). Khi quan sát tiêu bản tươi mô gan, thận và tùy tạng của cá bệnh sẽ thấy chúng nằm rải rác hay tập trung thành từng đám trên vùng mô phết kính bên cạnh các tế bào biến dạng, cấu trúc rời rạc. Mô thận và tùy tạng cá bệnh cũng có dấu hiệu xung huyết, xuất huyết và hoại tử (Đặng Thị Hoàng Oanh, 2007) do vi khuẩn xâm nhập, bụng cá trương to chứa chất dịch có mùi bên trong (Conroy, 2009). Quan sát mang cá rô bị bệnh thấy có hiện tượng sưng phồng và dính lại ở các sợi mang thứ cấp (Quan Ngô Huy Tân và Lê Thị Kim Loan, 2010). Nhóm vi khuẩn Streptococcus spp. có thể được phân lập từ thận, não, tim và tỳ tạng trên cá bệnh sử dụng môi trường Todd-Hewitt (TH), Nutrient agar (NA) bổ sung máu cừu hoặc dê, TSA hay Brain heart infusion agar (BHIA) có thể thêm hoặc không 1,5-2% NaCl ủ ở 20-30oC trong 24-48 giờ. Chúng có thể tồn tại ở NaCl=6,5% kết quả phân lập trên cá rô đồng bệnh đen thân (Bergey, 2009), ngoài ra khả năng tồn tại của nhóm Streptococcus spp. trong nước biển có thể phát triển ở khoảng nhiệt độ 10-45oC, pH 9,6 và 6,5% NaCl nhưng không tồn tại ở 60oC trong 30 phút. Ngoài ra, khi cá bị nhiễm nặng còn bị các vi khuẩn cơ hội khác tấn công như Aeromonas sp. trong nước ngọt hay Vibrio sp. trong nước lợ làm cho dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh chủ yếu lây lan theo phương thức truyền ngang từ cá bệnh sang cá khỏe hay từ môi trường sang cá. 2.4 Sơ lƣợc bệnh đen thân do vi khuẩn trên cá rô Bệnh đen thân trên cá rô đồng hiện nay gây thiệt hại lớn cho người nuôi thủy sản ở nước ta, với tỉ lệ hao hụt khá cao và không thể kiểm soát. Theo Từ Thanh Dung và ctv (2013) nghiên cứu mô tả lần đầu tiên phân lập thành công vi khuẩn Streptococcus iniae là tác nhân gây bệnh đen thân trên cá rô đồng (Anabas testudineus). 6 Bảng 2.1 Đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa vi khuẩn gây bệnh đen thân trên cá rô Chỉ Tiêu Streptococcus Gram Hình dạng Kích thước khuẩn lạc Số ngày phát triển Dung huyết Catalase Oxidase ADH O/F NaCl 6,5% pH 9,6 60°C + Cầu, chuỗi 1 mm 24-48 giờ β + - Biểu hiện: Cá bệnh có biểu hiện giảm ăn, bơi lờ đờ trên mặt ao, cơ thể cá có màu đen bất thường. Cá bệnh nặng thường có biểu hiện co giật, bơi lội bất thường trên mặt nước. Mắt cá lồi và đục, bụng trương to nhiều trường hợp cá bệnh xuất huyết ở hậu môn, xung quanh mắt và các gốc vây (Từ Thanh Dung, 2013). Theo Nguyễn Hữu Thịnh và ctv (2011) dấu hiệu cho thấy gan cá bị sưng to có gờ không đồng nhất cùng với lách sưng nhũn và sẫm màu là dấu hiệu phổ biến trong đợt khảo sát cá bị đen thân tại An Giang. 2.5 Thí nghiệm xác định LD50 của vi khuẩn Streptococcus sp. gây bệnh đen thân trên cá rô (Anabas testudineus) Theo Nguyễn Khương Duy (2011) đã tiến hành thí nghiệm xác định LD50 trên cá rô. Kết quả xác định LD50 tại 168 h ở điều kiện 26-28oC của 2 chủng vi khuẩn Streptococcus sp.1 (R17) 8,7×104 CFU/ml và Streptococcus sp.2 (R47) 7,8×104 CFU/ml là tương đương nhưng thời gian ủ bệnh của hai chủng vi khuẩn này lại có sự khác biệt lớn. Thời gian ủ bệnh của Streptococcus sp.1 (5 ngày) dài hơn so với Streptococcus sp.2 (2 ngày), điều kiện đó làm độc lực của chủng Streptococcus sp.1 tăng lên rất nhiều lần và là một trong những nguyên nhân chính gây tỉ lệ chết cao trong những ngày đầu tiên có cá chết. Ðiều này đã được Eldar et al. (1995) chứng minh khi tiến hành tiêm mầm bệnh vi khuẩn Streptococcus vào cơ thể cá ở mật độ 107 và 108 CFU/ml. Khi vào cơ thể cá, mật độ tế bào đã tăng lên gấp 102 và 105 CFU tương ứng. 7 2.6 Tổng quan về thảo dƣợc 2.6.1 Sơ lƣợc về thảo dƣợc Thảo dược là những cây thường có hương thơm ở chồi, lá, hoa, hạt và rễ được dùng làm hương liệu, gia vị hoặc làm thuốc theo từng mục đích (Eisenbrand et al., 1992). Cây thảo dược là một cây mềm, mọng nước, hầu hết phát triển từ hạt, không phát triển từ thân gỗ, xơ cứng dai. Một vài thảo dược như hương liệu làm nước giải khát có thể tìm thấy trong tự nhiên nhưng hầu hết thảo dược được trồng và rất sạch. Chúng được sấy khô và dự trữ làm hương liệu cho năm. Thảo dược làm thuốc chữa bệnh cả cây hoang dã lẫn cây được trồng đều tốt và được sấy khô hoặc chế biến kỹ. Từ xưa đến nay, trong thủy sản đã sử dụng thuốc từ thực vật (Sivarajan et al., 1994). Cách đây hàng ngàn năm khai hóa, từ Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập đến Ba Tư, các tài liệu đã ghi chép các bằng chứng về sự hiểu biết tinh vi và lý luận truyền thống với việc trồng những cây thảo dược và cây gia vị. Đặc biệt là trong chế biến làm thức ăn, vì chúng giàu dinh dưỡng và có tính sát khuẩn tốt cho sức khỏe. Hàng trăm cây thảo dược và gia vị được dùng làm thuốc và mỹ phẩm, dùng trong giặt rửa và tắm gội, hun khói trong nhà và theo mục đích tín ngưỡng (Eisenbrand et al., 1992). 2.6.2 Tình hình nghiên cứu thảo dƣợc trên thế giới Năm 1858, nhà bác học Pháp Louis Pasteur đã chứng minh được công dụng diệt khuẩn của tỏi. Năm 1880, Davaine đã bắt đầu nghiên cứu tính kháng khuẩn của lá hồ đào với đối tượng là Bacillus anthracis. Năm 1944, nhà bác học Cavallito đã phân tích được hợp chất allicin trong tỏi có công dụng như thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh này mạnh bằng 1/5 penicillin, 1/10 tetracillin có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, xua đuổi và tiêu diệt nhiều loại sâu bọ ký sinh trùng và nấm độc. Năm 1985, Khuê Lập Trung đã đưa ra 22 loại thảo dược chủ yếu phòng trị các bệnh về vi khuẩn, ký sinh trùng, bệnh đường ruột cho tôm cá và nhuyễn thể như: xuyên tâm liên, địa niên thảo, ngũ bội tử, tiền thảo,…Theo Kamei (1988) cho rằng chiết suất thảo dược từ cây ổi (Psidium guajava) phòng trị được bệnh virus như IHNV, IPNV và OMV trên cá. Tại Thái Lan, Direkbusarakom et al. (1995) đã thử nghiệm thành công khả năng kháng khuẩn của các loài thảo dược như: O. sanctum, C. alata, Tinospora Cordifolia, Eclipa alba, Tinospora Cripspa,…đối với vi khuẩn Vibrio spp.. Crasta et al. (1997) tại miền Nam Ấn Độ đã chiết Aceton và 8 Ethanol từ 5 loại rong biển gồm: rong nho (Caulerpa taxifolia), rong sợi (Chaetomorpha antennia), Cladophora fascicularis, rong mơ (Ulva lactuca) và rong râu (Gracilaria corticata). Kết quả C. taxifolia, C. antennina và G. corticata có khả năng chống lại vi khuẩn Bacillus subtilis, Gracilaria corticata còn có tác dụng chống lại nấm Candida albicans. Nhưng không có chất chiết xuất nào có thể ức chế vi khuẩn Pseudomonas aeurginosa, nấm Aspergillus flavus và Fusarium oxysporum. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Dugenci et al. (2003) cho rằng một vài cây thuốc như: gừng (Zingiber officinale), cây tầm ma (Viscum album), cây tầm gửi (Urtica dioica) khi bổ sung vào trong thức ăn tạo chất kích thích miễn dịch cho cá giúp ngăn ngừa một số bệnh như virus, vi khuẩn và nấm. Tại Bangladesh, Muniruzzaman và Chowdhury (2004) nghiên cứu tác dụng của chiết xuất 26 loại thảo dược với 3 vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda và Pseudomonas fluoescens gây bệnh trên cá. Kết quả có 21 loài thảo dược (80,76%) có tác dụng với A. hydrophila, 24 loài thảo dược (92,3%) có tác dụng với P. fluoescens tốt nhất và lá cây bồng bồng (Calotropis gigantea) diệt vi khuẩn E. tarda tốt nhất. Theo kết quả nghiên cứu của Mohan Thakase (2004) khi ông tiến hành nghiên cứu tính kháng khuẩn của cây nghệ, gừng, hạt tiêu đen, cây quế, cây húng tây và cây đinh hương với một số loài vi khuẩn cụ thể như E. coli, S. typhimurium, E. faecium, và E. faecalis bằng phương pháp kháng sinh đồ. Kết quả chỉ rõ dịch tách chiết từ nghệ có tính kháng E. coli, S. typhimurium, và E. faecalis với nồng độ 130 mg/khoanh, cũng phương pháp tương tự cho thấy húng tây có tính kháng khuẩn tại nồng độ đạt 30 mg/khoanh, nhưng cả hai loại thảo mộc này lại không có hiệu quả đối với E. faecium, các thảo mộc còn lại không có hoạt tính kháng 4 loài vi khuẩn được chọn, khi đưa vào nghiên cứu các bước tiếp theo để thử tác dụng trên nhiều loài động vật thuỷ sản thì kết quả cho thấy đinh hương (Syzygium aromaticum) có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trọng (Direkbusarakom et al., 1995). 2.6.3 Tình hình nghiên cứu thảo dƣợc tại Việt Nam Theo các số liệu thống kê mới nhất, thảm thực vật Việt Nam - nguồn tài nguyên sinh học quý giá, có trên 12.000 loài trong số đó có tới hơn 3.200 loài được sử dụng làm thuốc hay thực phẩm chức năng trong y học dân gian. Đây là một lợi thế to lớn đối với ngành công nghiệp hóa dược nước ta. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản việc nghiên cứu và sử dụng cây thuốc nam và các hợp chất chiết xuất từ thảo dược còn rất mới. Do đó việc nghiên cứu có hệ thống việc sử dụng cây thuốc, vị thuốc trong phòng trị bệnh cho ĐVTS là 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan