Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nghiên cứu một số giải pháp quản lý chất lượng xây dựng các công trình thủy điện...

Tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp quản lý chất lượng xây dựng các công trình thủy điện do tư nhân đầu tư

.PDF
91
95
101

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là các cán bộ, giảng viên khoa công trình, phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Trọng Tư người đã tận tình hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho tác giả. Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn với đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp quản lý chất lượng xây dựng các công trình thủy điện do tư nhân đầu tư”. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và đồng nghiệp trong phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học Trường Đại học Thủy lợi là nơi công tác của tác giả đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong công việc và trong quá trình tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã thường xuyên chia sẻ khó khăn và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn. Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý độc giả. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Vũ Thị Thanh Tú LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn đúng với thực tế và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Vũ Thị Thanh Tú MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: ....................................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài: .............................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 5. Dự kiến kết quả đạt được..................................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN DO TƯ NHÂN ĐẦU TƯ .......................................................................................................................................... 4 1.1 Khái niệm về quản lý chất lượng ...................................................................4 1.2 Vai trò của quản lý chất lượng ......................................................................4 1.3 Nguyên tắc quản lý chất lượng ......................................................................5 1.3.1 Quản lý chất lượng phải được định hướng bởi các khách hàng ................5 1.3.2 Coi trọng con người trong quản lý .............................................................6 1.3.3 Quản lý chất lượng phải thực hiện toàn diện và đồng bộ ..........................6 1.3.4 Quản lý chất lượng phải thực hiện theo yêu cầu về đảm bảo và cải tiến chất lượng ............................................................................................................6 1.3.5 Quản lý chất lượng theo quá trình..............................................................6 1.3.6 Nguyên tắc kiểm tra ....................................................................................7 1.3.7 Quan niệm về chất lượng công trình xây dựng ..........................................7 1.3.8 Thực chất và vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng ............8 1.3.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình và quản lý chất lượng công trình .............................................................................................................9 1.4 Mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng các công trình thủy điện do tư nhân đầu tư ...................................................................................................16 1.5 Tổng quan về đầu tư xây dựng các dự án thủy điện do tư nhân đầu tư trên thế giới và trong nước ............................................................................................18 1.5.1 Các dự án thủy điện do tư nhân đầu tư tại một số nước trên thế giới......18 1.5.2 Các dự án thủy điện vừa và nhỏ do tư nhân đầu tư ở Việt Nam ..............22 1.6 Tổng quan về chất lượng các công trình thủy điện do tư nhân đầu tư xây dựng ở Việt Nam ...................................................................................................23 Kết luận chương 1 ................................................................................................................... 27 Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU....................................................................................................................... 28 2.1 Cơ sở khoa học trong quản lý chất lượng công trình xây dựng [1 ], [2 ], [3], [7], [8]. ...................................................................................................................28 2.1.1 Chất lượng công trình xây dựng ...............................................................28 2.1.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng ..................................................28 2.2 Cơ sở pháp lý quản lý chất lượng công trình xây dựng ...................................29 2.2.1 Trách nhiệm quản lý chất lượng của chủ đầu tư ......................................29 2.2.2 Trách nhiệm quản lý chất lượng của nhà thầu khảo sát ..........................32 2.2.3 Trách nhiệm quản lý chất lượng của nhà thầu thiết kế ............................33 2.2.4 Trách nhiệm quản lý chất lượng của nhà thầu tư vấn giám sát ...............34 2.2.5 Trách nhiệm quản lý chất lượng của nhà thầu thi công ...........................35 2.2.6 Trách nhiệm quản lý chất lượng của nhà thầu cung cấp thiết bị .............36 2.2.7 Trách nhiệm quản lý chất lượng của các cơ quan quản lý nhà nước ......37 2.3 Những bất cập của văn bản pháp luật trong công tác quản lý chất lượng .......38 2.3.1 Về quản lý chất lượng công trình xây dựng..............................................38 2.3.2 Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng .....................39 2.3.3 Về cấp giấy phép xây dựng .......................................................................40 2.3.4 Về bảo hiểm, bảo hành công trình ............................................................40 2.3.5 Về quy hoạch xây dựng .............................................................................41 2.4 Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu ...................................................41 2.4.1 Cơ sở lý thuyết về “Thống kê” sử dụng trong nghiên cứu [11] ...............41 2.4.2 Các phương pháp nghiên cứu thống kê ....................................................42 2.4.3 Mẫu trong nghiên cứu “Thống kê” ..........................................................42 2.4.4 Các biến trong nghiên cứu “Thống kê” ...................................................44 2.4.5 Đặc điểm của “Thống kê” ........................................................................44 2.4.6 Thang đo trong “Thống kê” .....................................................................44 2.4.7 Đánh giá độ tin cậy của thang đo .............................................................45 2.5 Cơ sở mô hình Ngôi nhà chất lượng trong quản lý chất lượng công trình thủy điện do tư nhân đầu tư ...........................................................................................46 2.5.1 Ngôi nhà chất lượng .................................................................................46 2.5.2 Các nội dung giải quyết trong nghiên cứu ...............................................47 2.6 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................48 2.7 Quy trình thu thập dữ liệu ................................................................................48 2.7.1 Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................................49 2.7.2 Công cụ nghiên cứu ..................................................................................50 Kết luận chương 2 ................................................................................................................... 51 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM CẢI THIỆN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN DO TƯ NHÂN ĐẦU TƯ. ........................................................... 52 3.1 Đặc điểm của các dự án thủy điện do tư nhân đầu tư ......................................52 3.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng các công trình thủy điện do tư nhân đầu tư trong thời gian qua ......................................................................................53 3.2.1 Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình thủy điện Iakren 2...53 3.2.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình tại công trình thủy điện Đạ Dâng .....................................................................................................56 3.2.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại công trình thủy điện Đa krông 3 .........................................................................................................................56 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình thủy điện do tư nhân đầu tư ....57 3.4 Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình thủy điện do tư nhân đầu tư ...................................................................................59 3.4.1Xây dựng mẫu phiếu khảo sát ....................................................................59 3.4.2 Tổng hợp phân tích các phiếu khảo sát ....................................................62 3.4.3 Thống kê đối tượng tham gia trả lời .........................................................64 3.4.4 Kiểm định thang đo ...................................................................................66 3.4.5 Kết quả phân tích theo trị số trung bình ...................................................69 3.4.6 Thống kê trong mô tả các nhân tố ảnh hưởng ..........................................71 3.5 Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng công trình thủy điện do tư nhân đầu tư. ..........................................................................................73 3.5.1 Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng đối với các chủ thể tham gia xây dựng công trình thủy điện do tư nhân đầu tư..............................................73 3.5.2 Các đề xuất cụ thể cho các giai đoạn đầu tư ............................................78 Kết luận chương 3 ................................................................................................................... 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 83 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Mô hình 1: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án ............................................... 17 Hình 1.2 Mô hình 2: Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án .......................................... 18 Hình 1.3 Hình ảnh vỡ đập Đakrông 3 ................................................................................ 24 Hình 1.4 Sự cố sập hầm thủy điện Đạ Dâng .................................................................... 25 Hình 1.5: Hình ảnh vỡ cống dẫn dòng công trình thủy điện Ia Krel 2 ........................ 26 Hình 2.1: Sơ đồ các yếu tố tạo nên chất lượng công trình ............................................. 28 Hình 2.2: Sơ đồ Quản lý chất lượng công trình ............................................................... 29 Hình 2.3 Mô hình ngôi nhà chất lượng trong QLCLCT thủy điện do tư nhân đầu tư ..... 47 Hình 2.4 Nội dung giải quyết trong nghiên cứu .............................................................. 47 Hình 2.5 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 48 Hình 3.1: Thống kê đối tượng trả lời theo kinh nghiệm số dự án tham gia ............... 65 Hình 3.2 Thống kê số lượng đối tường trả lời theo thời gian công tác ....................... 65 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Các nhân tố chính gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình .................... 57 Bảng 3.2: Các nhân tố đưa vào mẫu khảo sát .................................................................. 60 Bảng 3.3: Kết quả khảo sát .................................................................................................. 62 Bảng 3.4 Thống kê đối tượng .............................................................................................. 64 Bảng 3.5: Thống kê đối tượng trả lời theo kinh nghiệm số dự án tham gia ............... 64 Bảng 3.6: Thống kê đối tượng trả lời theo thời gian công tác ...................................... 65 Bảng 3.7: Bảng đánh giá độ tin cậy của tài liệu điều tra ................................................ 67 Bảng 3.8: Kết quả phân tích theo trị số trung bình ......................................................... 69 Bảng 3.9 Kết quả thống kê mô tả các nhân tố .................................................................. 71 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 11 đã nêu rõ phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp. Muốn công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì vấn đề năng lượng phải đi trước một bước, điện năng không thể thiếu trong tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế của đất nước. Tập đoàn điện lực Việt nam đã xây dựng một chiến lược phát triển điện năng, trong đó ngoài việc phát triển điện năng truyền thống là than và khí đốt chúng ta còn quan tâm đến phát triển thủy điện và hướng tới phát triển điện hạt nhân. Đất nước ta có lợi thế nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa lượng mưa hàng năm khá lớn, địa hình đồi núi nhiều, khá thuận lợi cho việc phát triển thủy điện. Thủy điện ngoài việc cung cấp nguồn năng lượng sạch, các hồ thủy điện còn thực hiện nhiệm vụ cắt lũ cho hạ du vào mùa mưa và điều tiết nước tưới cho mùa khô. Tuy thủy điện còn có những tác động bất lợi đến môi trường nhưng phải khảng định thủy điện giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và điều hòa lượng nước trên các lưu vực sông. Trong những năm gần đây thủy điện đã được phát triển nhanh chóng, theo số liệu chính thức của Bộ Công Thương cho thấy, hiện cả nước có 284 công trình thủy điện với tổng công suất lắp máy là 14.698,1 MW đang vận hành phát điện; ngoài ra còn 204 dự án đang thi công (công suất 6.146,56 MW) dự kiến đến năm 2017 sẽ vận hành phát điện và 250 dự án (công suất 3.049,0 MW) đang nghiên cứu đầu tư. Trong số các công trình đã và sẽ xây dựng có rất nhiều công trình thủy điện do tư nhân đầu tư xây dựng. Nhiều công trình do tư nhân xây dựng đã đạt chất lượng tốt, phát huy hiệu quả cao, bên cạnh đó cũng không ít công trình chất lượng không đảm bảo dẫn đến bị vỡ, nứt, thấm nước, hư hỏng …. Không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn gây nên dư luận không tốt trong xã hội, làm giảm lòng tin của người dân đối với các công trình do chủ đầu tư là tư nhân. Điển hình như các công trình: Sự cố vỡ 20(m) đập bê tông thủy điện Đăkrông 3 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vào ngày 7/10/2012. Tiếp đến, sự cố vỡ 109(m) đập bê tông cốt thép thuỷ điện Đăk Mek 3 tại xã Đăk Choong huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum, xảy ra ngày 22/11/2012 , đập thủy 2 điện Ia Krel 2 đã bị vỡ đến 2 lần (12/6/2013 và 1/8/2014) thuộc huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, và gần đây nhất là sự cố sâp hầm dẫn nước thủy điện Đạ Dâng , tỉnh Lâm Đồng... Tất cả những sự cố đó không chỉ đơn thuần phản ánh về chất lượng xây dựng tại các công trình thủy điện hiện nay mà còn tiềm ẩn sau đó những thảm họa ngang tầm với thiên tai lũ lụt nếu xảy ra vỡ đập. Chất lượng công trình phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố kiểm soát và quản lý chất lượng giữ một vai trò quan trọng. Để làm rõ những tồn tại về mặt quản lý chất lượng ở các công trình xây dựng nói chung và tại các công trình thủy điện do tư nhân đầu tư nói riêng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nâng cao chất lượng xây dựng công trình, học viên đã lựa chọn “ Nghiên cứu một số giải pháp quản lý chất lượng các công trình thủy điện do tư nhân đầu tư” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên nghành quản lý xây dựng. Kết quả của luận văn góp phần đóng góp các cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý chuyên môn về chất lượng công trình hoàn chỉnh thể chế và các văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình, đáp ứng đòi hỏi thực tế nâng cao chất lượng các công trình thủy điện do tư nhân đầu tư. 2. Mục đích của đề tài: Từ thực tế công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, dựa trên cơ sở khoa học và pháp lý để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng các công trình thủy điện do tư nhân đầu tư. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Công trình thủy điện do tư nhân đầu tư. Phạm vi nghiên cứu : Công tác quản lý chất lượng. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận thực tiễn và cơ sở lý luận về khoa học quản lý dự án và những quy định hiện hành của hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. Đồng thời luận văn cũng sử dụng phép phân tích duy vật biện chứng để phân tích, đề xuất các giải pháp mục tiêu. 3 Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam, đó là: Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế; Phương pháp phân tích, so sánh; và một số phương pháp kết hợp khác. 5. Dự kiến kết quả đạt được Phân tích làm rõ thực trạng và những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng các công trình thủy điện do tư nhân đầu tư. Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng thủy điện do tư nhân đầu tư. 4 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN DO TƯ NHÂN ĐẦU TƯ 1.1 Khái niệm về quản lý chất lượng Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích chất lượng và thực hiện bằng những phương tiện như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống quản lý chất lượng. Quản lý chất lượng hiện đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình tổ chức, từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. Quản lý chất lượng đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng, theo triết lý “làm việc đúng” và “làm đúng việc”, “làm đúng ngay từ đầu” và làm đúng tại mọi thời điểm”. Quản lý chất lượng dự án bao gồm tất cả các hoạt động có định hướng và liên tục mà một tổ chức thực hiện để xác định đường lối, mục tiêu và trách nhiệm để dự án thỏa mãn được mục tiêu đã đề ra, nó thiết lập hệ thống quản lý chất lượng thông qua đường lối, các quy trình và các quá trình lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng. 1.2 Vai trò của quản lý chất lượng Khi nói đến tầm quan trọng của quản lý chất lượng trong nền kinh tế ta không thể không nghĩ đến hiệu quả kinh tế mà nó mang lại cho nền kinh tế. Quản lý chất lượng giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý và quản trị kinh doanh. Theo quan điểm hiện đại thì quản lý chất lượng chính là quản lý mà có chất lượng, là quản lý toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Quản lý chất lượng giữ một vị trí then chốt đối với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Đối với nền kinh tế quốc dân: Hoạt động quản lý chất lượng đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế tiết kiệm được lao động cho xã hội do sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài 5 nguyên, sức lao động, công cụ lao động, tiền vốn….Nâng cao chất lượng có ý nghĩa tương tự như tăng sản lượng mà lại tiết kiệm được lao động. Nâng cao chất lượng sản phẩm cũng làm cho nền kinh tế được phát triển cả về chất lượng. Từ đó tạo đòn bẩy cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển một cách nền vững. - Đối với khách hàng: Khi có hoạt động quản lý chất lượng, khách hàng sẽ được thụ hưởng những sản phẩm hàng hóa dịch vụ có chất lượng tốt hơn với chi phí thấp hơn. - Đối với doanh nghiệp: Quản lý chất lượng là cơ sở để tạo niềm tin cho khách hàng; giúp doanh nghiệp có khả năng duy trì và mở rộng thị trường làm tăng năng suất, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Trong cơ chế thị trường, cơ cấu sản phẩm, chất lượng sản phẩm hay giá cả và thời gian giao hàng là yếu tố quyết định lớn đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp mà các yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào hoạt động quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Tầm quan trọng của quản lý chất lượng ngày càng được nâng cao, do đó chúng ta phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý chất lượng, đặc biệt là trong các tổ chức. 1.3 Nguyên tắc quản lý chất lượng Quản lý chất lượng là một hoạt động quản lý riêng biệt nó có những đòi hỏi, những nguyên tắc riêng. 1.3.1 Quản lý chất lượng phải được định hướng bởi các khách hàng Sự phát triển của các doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình. Doanh nghiệp cần hiểu biết các nhu cầu hiện tại cũng như tiềm ẩn của khách hàng để không chỉ đáp ứng mà còn phấn đấu vượt xa hơn sự mong đợi của khách hàng. Nguyên tắc đầu tiên của quản lý chất lượng là phải hướng tới khách hàng và nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Tăng cường các hoạt động trước sản xuất và sau bán hàng đều lấy việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng làm trọng, là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. 6 1.3.2 Coi trọng con người trong quản lý Trong một tổ chức con người luôn đóng vai trò hàng đầu trong việc quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, trong công tác quản lý chất lượng cần áp dụng biện pháp thích hợp để có thể phát huy hết tài năng của mọi người, mọi cấp của công việc. Lãnh đạo doanh nghiệp phải là người xây dựng chính sách và chiến lược phát triển doanh nghiệp đồng thời thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích và chính sách của doanh nghiệp của người lao động, của xã hội. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanh nghiệp để hoàn toàn lôi cuốn mọi người tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp. 1.3.3 Quản lý chất lượng phải thực hiện toàn diện và đồng bộ Quản lý chất lượng tức là quản lý tổng thể các hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, tổ chức, xã hội…liên quan đến các hoạt động như nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách chất lượng, thiết kế chế tạo, kiểm tra, dịch vụ sau khi bán. Nó cũng chính là những kết quả , những cố gắng, nỗ lực chung của các ngành, các cấp địa phương và từng con người. Quản lý chất lượng toàn diện và đồng bộ sẽ giúp cho các hoạt động doanh nghiệp được khớp với nhau từ đó tạo ra sự thống nhất cao trong các hoạt động. Từ việc quản lý chất lượng toàn diện giúp cho doanh nghiệp phát hiện ra vấn đề một cách nhanh chóng từ đó có những biện pháp điều chỉnh. 1.3.4 Quản lý chất lượng phải thực hiện theo yêu cầu về đảm bảo và cải tiến chất lượng Đảm bảo và cải tiến chất lượng là hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Đảm bảo nó bao hàm việc duy trì mức chất lượng nhằm thỏa mãn khách hàng, còn cải tiến giúp cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ có chất lượng vượt trội mong đợi của khách hàng. Đảm bảo cải tiến chất lượng là sự phát triển liên tục không ngừng trong công tác quản lý chất lượng. 1.3.5 Quản lý chất lượng theo quá trình Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình. Quản lý phải theo một quá trình tức là phải tiến hành hoạt động quản lý ở mọi khâu quản lý liên quan đến việc 7 hình thành chất lượng đó là khâu nghiên cứu nhu cầu khách hàng cho đến dịch vụ sau bán hàng. Làm tốt việc này sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn được sản phẩm kém đến tay khách hàng. Đây chính là chính sách nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm chi phí cho doanh nghiệp. 1.3.6 Nguyên tắc kiểm tra Kiểm tra là khâu quan trọng của bất kỳ hoạt động quản lý nào nếu như làm việc mà không có kiểm tra thì sẽ không biết được công việc tiến hành đến đâu. Kiểm tra ở đây không đơn thuần chỉ kiểm tra những sản phẩm xấu ra khỏi sản phẩm tốt mà thực chất nó là một bộ sản phẩm sử dụng các phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề chất lượng một cách có hiệu quả. Trong sáu nguyên tắc thì việc định hướng khách hàng là nguyên tắc quan trọng nhất nó là nền tảng xây dựng các khâu còn lại. Tuy nhiên, muốn quản lý chất lượng có hiệu quả cần thực hiện đầy đủ sáu nguyên tắc trên. 1.3.7 Quan niệm về chất lượng công trình xây dựng Thông thường xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng, chất lượng công trình được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng, độ tiện dụng, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững, tin cậy, tính thẩm mỹ, an toàn trong khai thác sử dụng, tính kinh tế, và đặc biệt đảm bảo về tính thời gian (thời gian phục vụ của công trình). Rộng hơn, chất lượng công trình xây dựng còn có thể và cần được hiểu không chỉ từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó với các vấn đề liên quan khác. Một số vấn đề cơ bản đó là: Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát thiết kế, thi công…cho đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình sau khi đã hết thời hạn phục vụ. Chất lượng công trình xây dựng thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng khảo sát, chất lượng các bản vẽ thiết kế… 8 Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục công trình. Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng. Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác sử dụng đối với người thụ hưởng công trình mà còn cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân kỹ sư xây dựng. Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng có thể phục vụ mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trình vào khai thác sử dụng. Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư thực hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát thiết kế, thi công xây dựng… Vấn đề môi trường cần chú ý ở đây không chỉ từ góc độ tác động của dự án tới các yếu tố môi trường mà cả tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án. 1.3.8 Thực chất và vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng 1.3.8.1Thực chất quản lý chất lượng công trình xây dựng Quản lý chất lượng công trình xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề ra các yêu cầu, quy định và thực hiện các yêu cầu và quy định đó bằng các biện pháp như kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống. Hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng chủ yếu là công tác giám sát và tự giám sát của chủ đầu tư và các chủ thể khác. 1.3.8.2 Vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng Công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng có vai trò to lớn đối với nhà thầu, chủ đầu tư và các doanh nghiệp xây dựng nói chung, vai trò đó được thể hiện cụ thể là: 9 Đối với nhà thầu, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây dựng sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động. Nâng cao chất lượng công trình xây dựng là tư liệu sản xuất có ý nghĩa quan trọng tới tăng năng suất lao động, thực hiện tiến bộ khoa học công nghệ đối với nhà thầu. Đối với chủ đầu tư, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thỏa mãn được các yêu cầu của chủ đầu tư, tiết kiệm được vốn và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Đảm bảo và nâng cao chất lượng tạo lòng tin, sự ủng hộ của chủ đầu tư với nhà thầu, góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là yếu tố quan trọng, quyết định sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng. 1.3.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình và quản lý chất lượng công trình Đơn vị thi công: đơn vị thi công xây dựng trên công trường, là người biến sản phẩm xây dựng từ bản vẽ thiết kế thành sản phẩm hiện thực. Do vậy đơn vị thi công đóng vai trò khá quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng công trình cũng như công tác quản lý chất lượng. Do vậy bên cạnh những kỹ năng nghề nghiệp mà mỗi cá nhân đơn vị có được (kỹ năng chuyên môn), mỗi cá nhân cũng như toàn đội đều phải được bồi dưỡng, đào tạo nhận thức về chất lượng và tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng để họ có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh. Đồng thời hướng mọi hoạt động mà họ thực hiện đều phải vì mục tiêu chất lượng. Chất lượng nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng, một phần hình thành nên công trình, có thể ví như phần da và thịt, xương của công trình. Nguyên vật liệu là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Vậy nguyên vật liệu với chất lượng như thế nào mới được coi là đảm bảo? Với tình trạng nguyên vật liệu như hiện nay, chẳng hạn như: xi măng, cát, đá, ngoài hàng tốt, luôn luôn có một lượng hàng giả, hàng nhái với chất lượng không đảm bảo hay nói đúng hơn là kém chất lượng, nếu có sử dụng loại này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng công trình xây dựng, thậm chí nặng hơn là ảnh hưởng tới 10 tính mạng con người (khi thi công đã hoàn thành và công trình được đưa vào sử dụng). Do vậy, trong quá trình thi công công trình, nếu không được phát hiện kịp thời, sẽ bị một số người ý thức kém, vì mục đích trục lợi trộn lẫn vào trong quá trình thi công. Cũng vậy, đối với sắt, thép (phần khung công trình), bên cạnh hàng tốt, chất lượng cao, có thương hiệu nổi tiếng, còn trôi nổi, tràn ngập trên thị trường không ít hàng nhái kém chất lượng. Và một thực trạng nữa, các mẫu thí nghiệm đưa vào công trình, thường là đơn vị thi công giao cho một bộ phận làm, nhưng họ không thí nghiệm mà chứng nhận luôn, do đó không đảm bảo. Chẳng hạn như nước trộn trong bê tông cốt thép không đảm bảo ảnh hưởng đến cường độ khối bê tông thành phẩm. Ý thức của công nhân trong công tác xây dựng: Như đã được đề cập đến ở phần trên, ý thức công nhân trong công tác xây dựng rất quan trong. Ví dụ như: công nhân ý thức kém, chuyên môn yếu, trộn tỷ lệ cấp phối (nước, xi măng, cát, đá, ...) không đúng với yêu cầu dẫn đến hậu quả khôn lường. Sập vữa trần do xi măng không đủ nên không kết dính được. Biện pháp kỹ thuật thi công: Các quy trình phải tuân thủ quy phạm thi công, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, các cấu kiện chịu lực sẽ không được đảm bảo. Ví dụ như các cấu kiện thi công công trình đặc biệt đúng trình tự, nêu thi công khác đi, các cấu kiện sẽ không được đảm bảo dẫn đến công trình có một vài phần chịu lực kém so với thiết kế. 1.3.9.1 Công tác lựa chọn nhà thầu Trong thời gian qua công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng đã được thực hiện tương đối tốt. Trong đó, công tác lựa chọn nhà thầu thực hiện các hạng như: Khảo sát, thiết kế, thi công, kiểm định chât lượng và chứng nhận sự phù hợp của công trình tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và Nghị định 85/2009/NĐ-CP trước đây và Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng. 11 Tuy nhiên bên cạnh các kết quả đạt được công tác lựa chọn các nhà thầu vẫn còn tồn tại các điểm hạn chế nhất định ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ và giá thành của công trình. Để các công trinh xây dựng được triển khai đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và tiến độ, các Chủ đầu tư lưu ý các vấn đề sau: - Hồ sơ mời thầu cần nêu rõ yêu cầu cam kết huy động đầy đủ thiết bị thi công để thực hiện gói thầu, yêu cầu nhân sự (ngoài nhân sự đảm nhận chức danh Giám đốc điều hành) đáp ứng về số lượng, trình độ năng lực, kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng tương tự gói thầu sẽ triển khai để có thể xử lý hoặc đề xuất xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công. - Sau khi có quyết định công nhận Nhà thầu thi công của Cấp có thẩm quyền Chủ đầu tư phải tập hợp, cung cấp đầy đủ 01 bộ hồ sơ dự thầu của Nhà thầu trúng thầu cho sở quản lý chuyên ngành để theo dõi, quản lý. - Trong quá trình thực hiện gói thầu phải thường xuyên rà soát, đối chiếu các đề xuất kỹ thuật trong hồ sơ dự thầu với quá trình triển khai (đặc biệt là các biện pháp tổ chức thi công, tiến độ thi công), kiểm tra sự phù hợp về huy động nhân sự, máy móc giữa thực tế thị trường và với hồ sơ dự thầu, đề xuất giải pháp xử lý kịp thời đối với các Nhà thầu không đủ điều kiện năng lực thực hiện hợp đồng. 1.3.9.2 Công tác tư vấn xây dựng công trình Lực lượng tư vấn đầu tư xây dựng công trình hiện nay được đánh giá là đã có những trưởng thành vượt bậc, trong mức độ nhất định đã đáp ứng được nhu cầu, góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển cơ sở hạ tầng.. Tư vấn đầu tư xây dựng tham gia vào các dự án trong suốt các giai đoạn từ lập quy hoạch, lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư đến đề xuất- khởi xướng và chuẩn bị đầu tư, khảo sát, thiết kế, lập đồ án thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thẩm tra, kiểm định, tư vấn giám sát , tư vấn quản lý dự án. Với một khối lượng công việc đồ sộ, các doanh nghiệp tư vấn đầu tư chỉ sau một thời gian đã nhanh chóng nắm bắt, năng động, đổi mới và sáng tạo để trở thành các đối tác tin cậy. Một số doang nghiệp đã hoạch định và kiên trì thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ trong nhiều năm, đã xây dựng được thương hiệu và uy tín của mình. Bên cạnh những ưu điểm vài năm gần 12 đây không ít những vấn đề về chất lượng dịch vụ tư vấn đã xuất hiện thậm chí có khi cả về chất lượng dịch vụ, đạo đức tư vấn. Công tác lập dự án và quy hoạch còn yếu, tư vấn chưa có tầm nhìn tổng thể, dài hạn nên các dự án luôn bị rơi vào tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện. Nhiều dự án mới lập xong quy hoạch các số liệu dự báo đã lạc hậu, không sử dụng được. Chất lượng đồ án chưa cao, tính sáng tạo còn kèm, hiện tượng sao chép đồ án khá phổ biển, “ thiếu tính tư vấn ngay trong sản phẩm tư vấn”. Nhiều sai sót xuất hiện trong các đồ an, từ khâu khảo sát , điều tra, đến thiết kế kỹ thuật, giám sát thi công…dẫn đến đồ án phải chỉnh sửa nhiều lần, kéo dài thời gian thi công, phát sinh khối lượng, tăng kinh phí dự án. Tư vấn giám sát nói chung yếu, một số người có hành vi tiêu cực. 1.3.9.3 Giai đoạn khảo sát kỹ thuật Hiện tượng không thực hiện khảo sát, không lập nhiệm vụ khảo sát diễn ra khá phổ biến ở các công trình vừa và nhỏ. Phương án kỹ thuật khảo sát địa chất không hợp lý về vị trí, số lỗ khoan và chiều sâu khoan. Có công trình kết quả khảo sát không chính xác, dẫn đến việc tăng chi phí đầu tư cho công trình. Các đơn vị tư vấn chưa cập nhật quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan đến khảo sát (sử dụng tiêu chuấn, quy chuẩn đã đến hiệu lực hoặc lạc hậu). Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các Nhà thầu khảo sát xây dựng còn yếu kém về các mặt như: nhân lực, thiết bị máy móc phục vụ khảo sát, phòng thí nghiệm …Nhiều công trình sử dụng bản đồ địa chính không đảm bảo về cao độ hoặc không tuân thủ các quy định về truyền dẫn cốt, bảo vệ mốc, không dùng hệ tọa độ để định vị…gây hậu quả về kiến trúc và sai lệch trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật. 1.3.9 .4 Giai đoạn thiết kế lập dự án Có nhiều tồn tại như kết cấu không an toàn về chịu lực, kết cấu quá an toàn gây lãng phí, không an toàn sử dụng, không tính toán kết cấu, tính toán không chính xác, áp dụng sai quy chuẩn, tiêu chuẩn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan