Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây muồng trắng (zenia insignis chun) làm cơ...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây muồng trắng (zenia insignis chun) làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển muồng tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn

.PDF
58
35
135

Mô tả:

i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG MINH CHIẾN “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY MUỒNG TRẮNG (ZENIA INSIGNIS CHUN) LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN MUỒNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ TỈNH BẮC KẠN”. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K43 - QLTNR - N02 Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : ThS. La Thu Phương Thái Nguyên, năm 2015 ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG MINH CHIẾN “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY MUỒNG TRẮNG (ZENIA INSIGNIS CHUN) LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN MUỒNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ TỈNH BẮC KẠN”. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K43 - QLTNR - N02 Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : ThS. La Thu Phương Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI NÓI ĐẦU Trong suốt 4 năm được học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên bản thân tôi cũng như bao bạn sinh viên khác được sự quan tâm dạy bảo của thầy cô giáo. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Muồng trắng (Zenia insignis Chun) làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển Muồng tại Vườn Quốc Gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn”. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, nhất là cô giáo hướng dẫn Ths. La Thu Phương, cán bộ kiểm lâm vườn quốc gia Ba Bể và cán bộ, người dân xã Nam Mẫu đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Để hoàn thành đề tài này không thể không nói đến sự động viên, giúp đỡ nhiều mặt của bạn bè và người thân trong gia đình. Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng do kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân còn hạn chế. Vì vậy đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái nguyên, năm 2015 Sinh viên Đặng Minh Chiến ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm vật hậu của loài trong thời gian từ tháng 1 - 5 ...........................8 Bảng 2.2. Bảng các loài thực vật quý hiếm vườn quốc gia Ba Bể............................13 Bảng 4.1: Kích thước thân cây Muồng trắng tại huyện Ba Bể - Bắc Kạn ................23 Bảng 4.2: Kết quả đo kích thước lá cây Muồng trắng ..............................................24 Bảng 4.3: Cấu trúc tổ thành các OTC nơi có Muồng trắng phân bố ........................26 Bảng 4.4: Đặc điểm về độ tàn che của tầng cây cao ở các OTC nơi có Muồng trắng phân bố .............................................................................................................27 Bảng 4.5: Cấu trúc tổ thành tái sinh cây Muồng trắng .............................................28 Bảng 4.6: Bảng phân bố mật độ cây tái sinh Muồng trắng .......................................29 Bảng 4.7: Nguồn gốc tái sinh của loài Muồng Trắng tại 4 OTC ..............................29 Bảng 4.8: Chất lượng cây tái sinh .............................................................................30 Bảng 4.9: Bảng tổng hợp độ che phủ TB của cây bụi nơi có loài Muồng trắng phân bố ......................................................................................................................31 Bảng 4.10: Bảng tổng hợp độ che phủ TB của thảm tươi nơi có loài Muồng trắng phân bố .............................................................................................................31 Bảng 4.11: Phân bố loài Muồng trắng theo đai cao ..................................................32 Bảng 4.12: Bảng phân bố cây theo trạng thái rừng ...................................................32 Bảng 4.13: Kết quả điều tra mô tả phẫu diện đất khu vực nghiên cứu .....................34 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 Hình thân cây Muồng trắng ............................................................. 24 Hình 4.2 Mặt trên mặt dưới lá Muồng trắng ................................................... 24 Hình 4.3 Hình thái hoa cây Muồng trắng........................................................ 25 Hình 4.4 Hình thái quả Muồng trắng .................................................................. 25 iv DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TT Nghĩa đầy đủ Viết tắt 1 α, β, λ Các tham số của phương trình 2 Hvn Chiều cao vút ngọn 3 ĐDSH Đa dạng sinh học 4 D1.3 Đường kính ngang ngực 5 Ha Hecta 6 Lsng Lâm sản ngoài gỗ 7 ODB Ô dạng bản 8 OTC Ô tiêu chuẩn 9 N Số cây 10 TT Thứ tự 11 TB Trung bình 12 VQG Vườn quốc gia v MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................1 1.2. Mục tiêu ...........................................................................................................2 1.3. Ý nghĩa đề tài ...................................................................................................2 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu .......................................................................4 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................................6 2.2.3 Về phân bố .....................................................................................................9 2.2.4. Về hạt giống và bảo quản ..............................................................................9 2.2.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc .........................................................................10 2.3. Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................10 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ......................................................................11 2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ......................................................11 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................17 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................17 3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................17 3.4.Phương pháp nghiên cứu.................................................................................18 3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .........................................................19 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH ........................................................... 23 4.1. Theo hệ thống phân loại của Takhtadjan loài cây Muồng trắng được phân loại .........................................................................................................................23 4.2. Đặc điểm hình thái cây Muồng trắng .............................................................23 4.3. Một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi có loài Muồng trắng phân bố ..................................................................................................................26 4.4. Đặc điểm phân bố loài....................................................................................32 4.5. Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố cây Muồng trắng..................33 4.6. Đề xuất biện pháp kĩ thuật phát triển và bảo tồn loài ....................................35 vi 4.6.1. Đề xuất biện pháp bảo tồn ...........................................................................35 4.6.2. Đề xuất biện pháp phát triển loài ................................................................36 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 37 5.1. Kết luận ..........................................................................................................37 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40 I. Tiếng Việt ..........................................................................................................40 II Các trang web. ..................................................................................................40 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một trong 10 quốc gia ở Châu Á và một trong 16 quốc gia trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một thực trạng rất đáng lo ngại đó là sự suy thoái nghiêm trọng về môi trường và tài nguyên đa dạng sinh học, đe dọa cuộc sống của các loài sinh vật và cuối cùng là ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ngăn ngừa sự suy thoái ĐDSH ở Việt Nam đã tiến hành thành lập các khu bảo tồn và vườn quốc gia hiện nay cả nước có khoảng 128 khu bảo tồn và 30 vườn quốc gia. Mặc dù các loài thực vật được bảo tồn cao như vậy, nhưng những nghiên cứu về các loài thực vật ở Việt Nam hiện nay còn rất thiếu. Phần lớn các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức mô tả đặc điểm hình thái, định danh loài mà chưa đi sâu nghiên cứu nhiều về các đặc tính sinh học, sinh thái học, gây trồng và bảo tồn loài. Vườn quốc gia ba bể thuộc địa phận các xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thượng, Quảng Khê, Cao trĩ, Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn được thành lập theo quyết định số 83/TTg ngày 10/11/1992 của Chính phủ quy định về các khu rừng cấm trong đó có vườn quốc gia ba bể. Vườn quốc gia Ba Bể là nơi lưu giữ đa dạng sinh học cao và là nơi phục hồi, lưu giữ các nguồn gen động thực vật phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất đai chống xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững trong khu vực. Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài chưa được quy hoạch nên chưa điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của vùng, các chương trình, dự án về bảo tồn và phát triển bền vững chưa được thực hiện, những tác động bất lợi tới rừng, chặt phá rừng diễn ra ngày một 2 mạnh hơn, đa dạng sinh học đã và đang bị suy giảm đáng kể cả về số lượng và chất lượng, nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Rừng trở nên nghèo về trữ lượng và tổ thành thực vật, khu hệ động vật đã bị xâm hại một cách nghiêm trọng trong thời gian dài từ năm 1986 đến nay. Các loài thú lớn, các loài động vật đặc hữu không còn thấy xuất hiện. Do đó, việc quy hoạch và phát triển vườn quốc gia Ba Bể là rất cần thiết nhằm đánh giá chính xác thực trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đa dạng sinh học; xác định và khoanh vùng các hệ sinh thái, các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Đề xuất các giải pháp, hoạch định công tác bảo tồn, bảo vệ những giá trị đa dạng sinh học. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó tôi xin tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Muồng trắng (Zenia insignis Chun) làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển Muồng tại Vườn Quốc Gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Mục tiêu - Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh thái của cây Muồng Trắng (Zenia insignis) tại Vườn Quốc Gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài Muồng trắng. 1.3. Ý nghĩa đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ giúp tôi làm quen được với công việc nghiên cứu khoa học, bên cạnh đó còn củng cố được lượng kiến thức chuyên môn đã học, có thêm cơ hội kiểm chứng những lý thuyết đã học trong nhà trường đúng theo phương châm học đi đôi với hành. Nắm được các phương pháp nghiên cứu, bước đầu tiếp cận và áp dụng kiến thức đã được học 3 trong trường vào công tác nghiên cứu khoa học. Qua quá trình học tập nghiên cứu đề tài tại Vườn Quốc Gia Ba Bể, tôi đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong việc gieo ươm cây giống. Đây sẽ là những kiến thức rất cần thiết cho quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc sau này. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm tái sinh tự nhiên của một số loài Muồng trắng nhằm đề xuất một số biện pháp bảo tồn loài. Thành công của đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển loài cây Muồng trắng quý này góp phần vào phát triển nền kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh cũng như toàn bộ khu vực miền núi phía bắc. 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần. ∗Về cơ sở sinh học Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài hết sức cần thiết và quan trọng, đây là cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường... là cơ sở khoa học xây dựng mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên. ∗Về cơ sở bảo tồn Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết như quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững hoặc tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH .v.v. Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN 1978, Việt Nam cũng công bố trong Sách đỏ (Sách đỏ Việt nam, 1986) phần II, Thực vật. Sách đỏ Việt Nam năm 2007 (Sách đỏ việt Nam, 2007) [4] phần II Thực vật để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên phân chia ra các thứ hạng sau: + Bị tuyệt chủng (EX) + Tuyệt chủng trong tự nhiên(EW) 5 Nhóm các loài nguy cấp được chú trọng bảo vệ hàng đầu gồm các phân hạng chính sau: + Cực kì nguy cấp(CR) + Nguy cấp (EN) + Sắp nguy cấp (VU) Nhóm các loài ít nguy cấp: + Ít nguy cấp: (LR) - Phụ thuộc bảo tồn: (LR/cd) - Sắp bị đe dọa: (LR/nt) - Ít quan tâm: Least Concern (LR/lc) + Thiếu dẫn liệu: Data Deficient (DD) + Không đánh giá: Not Evaluated (NE) Để bảo vệ và phát triển các loài Động thực vật quý hiếm Chính phủ đã ban hành (Nghị định số 32 /2006/NĐ-CP)[6]. Nghị định quy định các loài động, thực vật quý, hiếm gồm hai nhóm chính: + IA,B Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (IA đối với thực vật rừng). + IIA,B Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (IIA đối với thực vật rừng). Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH tại VQG Ba Bể huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn có rất nhiều loài động thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được bảo tồn, nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho thành phần đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, một trong những loài thực vật cần được bảo tồn là loài cây bản địa đa tác dụng Muồng trắng tại VQG, đây là cơ sở khoa học đầu tiên giúp tôi tiến đến nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Đối với bất kỳ công tác bảo tồn một loài động thực vật nào đó thì việc đi tìm hiểu kỹ tình hình phân bố, hiện trạng nơi phân bố là điều cấp thiết nhất. Ở 6 VQG Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, tôi đi tìm hiểu một số đặc điểm sinh học loài Muồng trắng, thống kê số lượng, tình hình sinh trưởng và đặc điểm sinh thái học của loài tại địa bàn nghiên cứu. Đây là cơ sở thứ hai để tôi thực hiện nghiên cứu của mình. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Các hoạt động hướng tới phát triển bền vững và bảo tồn Đa dạng sinh học ở các vùng đá vôi ở Việt Nam cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới hiện còn gặp nhiều khó khăn do những mâu thuẫn về lợi ích đến từ nhiều phía. Những vùng này thường có phong cảnh đẹp, hữu tình, truyền thống văn hoá dân tộc giàu bản sắc, tài nguyên rừng phong phú, nhất là các sinh vật quý hiếm mà chỉ có ở vùng núi đá vôi, hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi,v.v. Nhưng công cuộc phát triển kinh tế-xã hội ở đó chủ yếu mới chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà chưa chú ý đúng mức đến bảo vệ môi trường, bảo tồn các loài động thực vật nhất là các loài quý hiếm v.v. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO)Văn phòng UNESCO Hà Nội, 2005 [7]. G. N. Baur (1964) [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng nói riêng, trong đó đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả đưa ra các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh cải thiện rừng. Richards P.W (1952) [8] đã phân biệt tổ thành thực vật của rừng mưa thành hai loại rừng mưa hỗn hợp có tổ thành loài cây phức tạp và rừng mưa đơn ưu có tổ thành loài cây đơn giản, trong những lập địa đặc biệt thì rừng mưa đơn ưu chỉ bao gồm một vài loài cây. Cũng theo tác giả này thì rừng mưa thường có nhiều tầng (thường có 3 tầng, trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ). Trong rừng mưa nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân cỏ còn có 7 nhiều loài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây. Kraft (1884) lần đầu tiên đưa ra hệ thống phân cấp cây rừng, ông chia cây rừng trong một lâm phần thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng của cây rừng. Phân cấp của Kraft phản ánh được phương án phân cấp cây rừng cho rừng nhiệt đới tự nhiên mà được chấp nhận rộng rãi. Sampion Gripfit (1984), khi nghiên cứu rừng tự nhiên Ấn Độ và rừng ẩm nhiệt đới Tây Phi có kiến nghị phân cấp cây rừng thành 5 cấp cũng dựa vào kích thước và chất lượng cây rừng, Richards (1952) phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng dựa vào chiều cao cây rừng (Lương Thị Anh (2007) [9]). Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thường đưa ra những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao mang tính cơ giới nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới. Hiện nay chưa có các nghiên cứu cụ thể về đặc điểm lâm học của cây Muồng trắng. 2.2.1. Về giá trị sử dụng - Cây Muồng được trồng làm bóng mát dọc đường phố hoặc làm cảnh trong các công viên. - Trồng làm rừng phòng hộ, trồng làm cây phù trợ cho cây nông nghiệp và cây công nghiệp như: chè, cà phê… - Gỗ cây Muồng được sử dụng để đóng đồ đạc thông thường. 2.2.2. Về phân loại hình thái, vật hậu 2.2.2.1. Về hình thái Muồng Trắng (Zeniainsignis Chun).1946[11] thuộc họ Vang, bộ Fabales. Cây gỗ nhỡ, cao 15-20 m, lá kép lông chim một lần lẻ, có 19- 27 lá chét, mọc cách, hình mác thuôn, tròn ở gốc, nhọn ở đầu, dài 5-9 cm, rộng 1,5- 8 3 cm, hơi có lông ở mặt trên, phủ đầy lông và có màu nhạt hơn ở mặt dưới, có 6- 20 đôi bậc hai dính liền với nhau bởi các cung gân ở mép, cuống lá chung dài 25 - 45 cm, có lông chủ yếu ở gốc. Lá kèm là thể chai to dần. Cụm hoa là chùy thưa ở tận cùng, phủ đầy lông màu hung hung. Hoa lưỡng tính, có 5 lá đài to không bằng nhau, dài 10- 12 mm, rộng 5- 6 mm, có lông ở mặt ngoài. Cánh hoa 5, hình trứng ngược, dài 8- 12 mm, rộng 5- 6 mm, nhị 4, chỉ nhị tự do và có lông. Bầu có cuỗng dài 4 mm, phần mang noãn dài 6 mm, có lông ở hai mép. Quá trình bầu dục thuôn, dài 10- 15 cm, rộng 3- 4 cm, khô thự mở khi chín, có một cánh rộng 5 mm ở bụng. Trong mỗi quả thường có 4 hạt, gần hình tròn, dẹt, dài 9 mm, rộng 7 mm. Màu nâu đen bóng. Vào tháng 4 cây có hoa, cây mọc nhanh. 2.2.2.2. Về vật hậu Hiện tượng vật hậu là những hiện tượng biến đổi chu kì của sinh vật trong năm, hòa cùng một nhịp với khí hậu. Xác định thời kì chín và rơi rụng của quả, hạt có ý nghĩa rất lớn đối với việc thu hái hạt giống và đề xuất các biện pháp tái sinh rừng Những biến đổi vật hậu cụ thể từ tháng 1 - 5 (dương lịch) được trình bày ở bảng sau: Bảng 2.1: Đặc điểm vật hậu của loài trong thời gian từ tháng 1 - 5 TT Hiện tượng vật hậu Thời gian Đặc điểm vật hậu I Cơ quan sinh dưỡng 1 Ra chồi, lá non II Cơ quan sinh sản 1 Ra nụ Tháng 2 - 3 Nhiều nụ màu lục nhạt 2 Hoa nở Tháng 3 - 4 Nhiều hoa, màu đỏ 3 Đậu quả non Tháng 4 - 5 Nhiều quả, màu nâu đen bóng Tháng 1 - 2 9 Kết quả theo dõi vật hậu cho thấy: Muồng trắng bắt đầu ra chồi, lá non vào tháng 1 - 2, ra nụ vào khoảng tháng 2 - 3, hoa nở vào khoảng tháng 3 - 4 và vào khoảng tháng 4 - 5 thì đậu quả non. 2.2.3 Về phân bố Cây Muồng trắng phân bố: Lai Châu (Mường Lay: đường từ Lai Châu đi Mường Tùng), Hà Giang (Vị Xuyên,Thanh Thủy), Tuyên Quang (Yên Sơn, Núi Là) [11]. 2.2.4. Về hạt giống và bảo quản - Về hạt giống: + Hạt giống được thu mua trên những cây giống nội được chọn lọc kỹ. + Hạt giống được chế biến sạch, được bảo quản trong điều kiện cho phép phù hợp với đặc tính sinh lý, sinh thái của hạt. -Bảo quản: có thể bảo quản hạt cây Muồng như sau: bảo quản khô, bảo quản lạnh, bảo quản ẩm, bảo quản mát… 2.2.5. Về kỹ thuật gieo ươm - Xử lý hạt giống: Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% trong 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch và ngâm hạt trong nước ấm 70oC từ 6 - 8 giờ, hạt được vớt ra và ủ trong túi vải. Hằng ngày rửa chua bằng nước ấm (nước sạch), túi vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm. Sau 4 - 5 ngày hạt nẩy mầm có thể đem đi gieo. - Chuẩn bị bầu đất: Dùng túi bầu PE 7 x 12 cm đựng hỗn hợp ruột bầu. Thành phần ruột bầu gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai. Đất làm ruột bầu được đập và sàng nhỏ trộn đều với phân và đổ vào bầu thật đầy, sau đó xếp thành luống có chiều ngang 0,8-1m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống 0,4 m. - Cấy hạt vào bầu: Trước khi cấy, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày. Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa được vót 10 nhọn một đầu để tạo lổ giữa bầu sâu 1 - 1,5 cm rồi gieo hạt vào, phủ một lớp đất mịn vừa lấp kín hạt, bên trên dùng dàn che nắng 50 %. 2.2.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc - Kỹ thuật trồng: Phải rất chú ý kỹ thuật bứng cây, thông thường cây con cao 3m, kích thước bầu phải trên 30 - 40 cm, phía dưới 20 - 30 cm và chiều cao 40 - 50 cm. Để chắc chắn cây sống 100%, kích thước bầu có thể lớn hơn. Nếu dùng kích thước bầu nhỏ hơn để tiết kiệm công đánh bầu và vận chuyển, phải chú ý moi bới lấy càng nhiều rễ và rễ cọc càng tốt. Những rễ bới moi lên này nằm ngoài bầu đất, phải được quấn lại xung quanh bầu để khỏi bị gẫy hoặc xây xát trong lúc vận chuyển. Sau khi đào xong, chưa vội nhấc bầu lên mặt đất mà phải dùng dây ràng buộc bầu theo kiểu mắt cáo để khỏi vỡ bầu. Dùng dao sắc cát những chỗ bị dập. Trước hoặc sau khi bứng cây cần cắt bớt 50 - 70% tổng số lá trên cây để hạn chế thoát hơi nước của lá. Bứng cây ngày nào nên trồng luôn trong ngày đó, không để hôm sau vì để lâu cây dễ chết hoặc cây lâu phục hồi. - Chăm sóc: khi trồng xong cần thường xuyên chăm sóc 3 năm liền, mỗi năm 2 lần. Biện pháp chăm sóc 2 năm đầu là phát dọn thực bì chèn ép cây trồng và vun xới đất quanh gốc rộng 1 m, năm thứ 3 chỉ phát dọn thực bì không cần vun xới. 2.3. Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam Muồng Trắng (Zeniainsignis Chun).1946[15] thuộc họ Vang, bộ Fabales. Cây gỗ nhỡ, cao 15-20 m, lá kép lông chim một lần lẻ, có 19- 27 lá chét, mọc cách, hình mác thuôn, tròn ở gốc, nhọn ở đầu, dài 5-9 cm, rộng 1,53 cm, hơi có lông ở mặt trên, phủ đầy lông và có màu nhạt hơn ở mặt dưới, có 6-20 đôi bậc hai dính liền với nhau bởi các cung gân ở mép, cuống lá chung dài 25 - 45 cm, có lông chủ yếu ở gốc. Lá kèm là thể chai to dần. 11 Cụm hoa là chùy thưa ở tận cùng, phủ đầy lông màu hung hung. Hoa lưỡng tính, có 5 lá đài to không bằng nhau, dài 10- 12 mm, rộng 5- 6 mm, có lông ở mặt ngoài. Cánh hoa 5, hình trứng ngược, dài 8- 12 mm, rộng 5- 6 mm, nhị 4, chỉ nhị tự do và có lông. Bầu có cuỗng dài 4 mm, phần mang noãn dài 6 mm, có lông ở hai mép. Quá trình bầu dục thuôn, dài 10- 15 cm, rộng 3- 4 cm, khô thự mở khi chín, có một cánh rộng 5 mm ở bụng. Trong mỗi quả thường có 4 hạt, gần hình tròn, dẹt, dài 9 mm, rộng 7 mm. Màu nâu đen bóng. Vào tháng 4 cây có hoa, cây mọc nhanh. Cây gỗ rụng lá mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao 100-750 m. Đây là nguồn gen quý, hiếm và độc đáo, loài duy nhất của gen Zenia có sự phân bố hẹp, gỗ dùng để đóng đồ đạc thông thường, cây có dáng đẹp có thể trồng làm cây đường phố. Cây che bóng cho một số loài cây công nghiệp như: cà phê,chè... Muồng trắng phân bố hẹp, tình trạng khai thác gỗ cao làm cho cây bị thu hẹp. Mức độ đe dọa bậc R. 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.4.1.1.Vị trí địa lý Vườn Quốc gia Ba Bể có diện tích là: 44.750 ha, diện tích vùng lõi 10.048 ha, diện tích vùng đệm là 34.702 ha. Diện tích rừng ở đây chủ yếu nằm trên núi đá. Vườn Quốc gia Ba Bể nằm chủ yếu trên địa phận hai thôn Bó Lù và thôn Pắc Ngòi xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ đía lý 105°36′55″Đ, 22°24′19″B. - Phía Đông và Bắc: Giáp các xã Cao Thượng, Cao Trĩ và Khang Ninh (huyện Ba Bể). 12 - Phía Tây và Nam là ranh giới hai tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang và giáp các xã Quảng Khê, Nam Cường, Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn), Đà Vị ( Na Hang- Tuyên Quang). Vườn Quốc gia cách thị trấn Ba Bể khoảng 35 km giao thông đi lại khó khăn. Đây là khu rừng còn tương đối nguyên vẹn với hệ sinh thái đa dạng, phong phúnối liền với khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc và khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang (Tuyên Quang). 2.4.1.2.Điều kiện khí hậu, thủy văn *Khí hậu: Theo số liệu khí hậu thủy văn huyện Ba Bể thì khu vực xã Nam Mẫu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Trung tâm của VQG Ba Bể với diện tích 500 ha. Sự bốc hơi liên tục tạo nên vi khí hậu vùng hồ mát mẻ, giảm bớt sự khắc nghiệt của các mùa ( mùa hè không quá nóng, mùa đông không quá lạnh). + Nhiệt độ trung bình năm: 220 C. + Độ ẩm tương đối trung bình năm: 83,3%. + Lượng mưa trung bình năm 1.378mm. + Số ngày mưa phùn trung bình trong năm: 33,3 ngày. + Số ngày có dông, mưa trung bình năm tại chợ Rã: 41,2 ngày *Thủy văn: VQG Ba Bể là hồ tự nhiên lớn có diện tích 500 ha, được cấp nước bởi các sông Chợ Lèng, Ta Han, Nam Cường, các suối Tả Nam, Pó Lù...tốc độ dòng chảy 0,5m / giây. Hồ có chiều dài 8 km, sâu nhất 35 m, độ sâu trung bình 25 m. Nhiệt độ nước tầng mặt biến thiên theo mùa, phụ thuộc vào nhiệt độ không khí. Ước tính hồ chứa 90.106.Hồ có chức năng điều tiết lũ cho Sông Năng và mang hai tính chất rõ rệt: Tính chất của hồ nước ngọt tự nhiên lớn và tính chất là đoạn cuối của sông chợ Lèng. Do hiện tượng caxto nên một số khe suối có đoạn chảy ngầm trong lòng đất, có đoạn chảy nổi trên mặt đất.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng