Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài bảy lá một hoa (paris polyphylla sm)...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài bảy lá một hoa (paris polyphylla sm) tại vqg ba bể tỉnh bắc kạn

.PDF
80
71
59

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- NÔNG THẾ BÌNH Tên đề tài:GHNNCJCJCNISFIFCNS VFJIHFỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI CÂY BẢY LÁ MỘT HOA (PARIS POLYPHYLLA SM ) TẠI VQG BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2011 – 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- NÔNG THẾ BÌNH Tên đề tài:GHNNCJCJCNISFIFCNS VFJIHFỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI CÂY BẢY LÁ MỘT HOA (PARIS POLYPHYLLA SM ) TẠI VQG BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2011 – 2015 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Hương Giang Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Bảy lá một hoa (Paris polyphylla Sm) Tại VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, khoá luận được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Trần Thị Hương Giang trong thời gian thực tập từ tháng 7/2014 đến tháng 11/2014. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khoá luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khoá luận là quá trình điều tra diễn ra trên thực địa hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái nguyên, Tháng 06 năm 2015 XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ThS. Trần Thị Hương Giang SINH VIÊN Nông Thế Bình XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã chỉnh sửa saukhi hội đồng đánh giá chấm ii LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Lâm Nghiệp – Trường ĐHNL Thái Nguyên, được sự đồng ý của Cô giáo hướng dẫn ThS. Trần Thị Hương Giang, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Bảy lá một hoa (Paris polyphylla Sm) tại VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”. Để hoàn thành đề tài, đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, các cán bộ ở Hạt kiểm lâm VQG Ba Bể, đặc biệt là cô giáo ThS. Trần Thị Hương Giang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để bài khoá luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014 Sinh viên Nông Thế Bình iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính huyện Ba Bể năm 2013 ................................................................................... 19 Bảng 2.2. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi huyện Ba Bể .................. 20 Bảng 2.3. Thổ nhưỡng huyện Ba Bể ............................................................... 22 Bảng 2.4. Thành phần loài động vật có xương sống ở VQG Ba Bể và vùng phụ cận ..................................................................................... 24 Bảng 2.5.Thống kê hệ thực vật VQG Ba Bể ................................................... 25 Bảng 2.6. Dân số, thành phần dân tộc và tình trạng đói nghèo ở vùng đệm. ..................................................................................................... 29 Bảng 4.1. Bảng thống kê sự hiểu biết của người dân về loài Bảy lá một hoa ............................................................................................................ 42 Bảng 4.2. Một số đặc điểm cơ bản của tầng cây gỗ tại vị trí dưới 500m ....... 44 Bảng 4.3. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ nơi có loài Bảy lá một hoa ở độ cao <500m ................................................................................................ 46 Bảng 4.4. Một số đặc điểm cơ bản của tầng cây gỗ tại vị trí trên 500m......... 45 Bảng 4.5. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ nơi có loài Bảy lá một hoa ở độ cao trên 500m .......................................................................................... 47 Bảng 4.6. Cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh nơi có loài Bảy lá một hoa ở độ cao dưới 500m........................................................................... 49 Bảng 4.7. Cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh có nơi có loài Bảy lá một hoa ở độ cao trên 500m ........................................................................ 50 Bảng 4.8. Bảng tổng hợp độ che phủ nơi có loài Bảy lá một hoa phân bố ............................................................................................................ 51 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của đất đến tái sinh loài bảy lá một hoa ở vị trí trên 500m và dưới 500m.................................................................................... 52 Bảng 4.10. Bảng phân tích một số tính chất đất tại khu vực nghiên cứu ....... 53 Bảng 4.11.Mật độ loài bảy lá một hoa trong các ÔTC ................................... 55 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát............................................................. 32 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLMH : Bảy lá một hoa Hvn : Chiều cao vút ngọn. Hdc : Chiều cao dưới cành VU : Cấp bảo tồn sắp nguy cấp theo IUCN. D1.3 : Đường kính ngang ngực. Dt : Đường kính tán. IUCN : Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên. OTC : Ô tiêu chuẩn ODB : Ô dạng bản VQG : Vườn quốc gia vi MỤC LỤC Phần 1. PHẦN MỞ ĐÂU ................................................................................... 1 1.1.Đặt vấn đề..................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ....................................................... 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 5 2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu .................................................................. 5 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. ....................................... 6 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 6 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 12 2.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ........ 16 2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế .................................................... 18 2.4.1. Trồng trọt................................................................................................ 18 2.4.2. Chăn nuôi ............................................................................................... 19 2.4.3. Lâm nghiệp ............................................................................................. 21 2.5. Các nguồn tài nguyên ............................................................................... 21 2.5.1. Tài nguyên đất ....................................................................................... 21 2.5.2. Tài nguyên nước .................................................................................... 23 2.5.3. Tài nguyên rừng .................................................................................... 23 2.6. Điều kiện cơ sở hạ tầng ............................................................................ 25 2.6.1. Giao thông ............................................................................................. 25 2.6.2. Thủy lợi .................................................................................................. 26 2.6.3. Điện ........................................................................................................ 26 2.6.4. Giáo dục và Đào tạo................................................................................ 26 2.6.5. Y tế.......................................................................................................... 27 2.6.6. Văn hóa – Thể thao ................................................................................. 27 vii 2.6.7. Thương mại – dịch vụ ............................................................................ 28 2.7. Dân số và nguồn lao động ........................................................................ 28 2.8. Những thuận lợi và khó khăn của địa phương ......................................... 29 2.8.1. Thuận lợi ................................................................................................ 29 2.8.2. Khó khăn.................................................................................................. 30 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 31 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 31 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 31 3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu .............................................................. 31 3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu ................................................................. 31 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 31 3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 31 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu chung ............................................................ 31 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................ 33 3.4.3. Phương pháp phỏng vấn ......................................................................... 35 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 36 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ.................. 41 4.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây ................... 41 4.2. Đặc điểm nổi bật về hình thái loài Bảy lá một hoa ................................... 42 4.3. Một số đặc điểm sinh thái của loài Bảy lá một hoa .................................. 43 4.3.1 Một số đặc điểm cơ bản của tầng cây gỗ nơi có loài bảy lá một hoa phân ......................................................................................... 43 4.3.2. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ nơi có loài bảy lá mọt hoa phân bố. ....... 45 4.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên nơi có loài Bảy lá một hoa phân bố ............... 48 4.5. Đặc điểm tầng cây bụi, dây leo và thảm tươi nơi có loài Bảy lá một hoa phân bố ............................................................................. 51 4.6. Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố ......................................... 52 4.7. Đặc điểm phân bố của loài ........................................................................ 53 4.7.1. Đặc điểm phân bố trong các kiểu rừng ................................................. 53 viii 4.7.2. Đặc điểm phân bố trong các trạng thái rừng ......................................... 54 4.7.3. Đặc điểm phân bố các loài Bảy lá một hoa theo độ cao ....................... 54 4.8. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh để phát triển và bảo tồn loài Bảy lá một hoa tại khu vực nghiên cứu ................................... 55 4.8.1. Nâng cao sự hiểu biết của người dân về giống cây trồng vật nuôi ........ 55 4.8.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện............................................................... 56 4.8.3. Giải pháp về chính sách ......................................................................... 56 Phần 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .................................................................. 58 5.1. Kết luận ..................................................................................................... 58 5.2. Kiến nghị ................................................................................................... 59 Tài Liệu Tham Khảo ........................................................................................ 61 1 Phần 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết, rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Hơn thế nữa còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm thiểu tác hại của thiên tai, đảm bảo đời sống dân sinh, cũng như góp phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của đất nước. Chính từ những tác động to lớn này mà công tác bảo vệ và bảo vệ rừng ngày càng trở nên cấp thiết và cần được đầu tư, quan tâm hơn bao giờ hết. Bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển rừng đang được quan tâm không chỉ ở phạm vi riêng lẽ của từng quốc gia mà là mối quan tâm trung của toàn nhân loại. Bởi vì bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như hạn chế của tác động của sự thay đổi khí hậu. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong giai đoạn hiên nay trên phạm vi toàn thế giới, nó không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của toàn xã hội loài người trên hành tinh. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam hiện nay đã và đang suy giảm nghiêm trọng. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, một diện tích đất rừng không nhỏ đã được chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng các công trình nhà cửa, xí nghiệp, đường xá, khu vui chơi … Bên cạnh đó nạn phá rừng là rẫy, khai thác gỗ, củi và các nguồn tài nguyên khác vẫn thường xuyên xảy ra. Phá hủy nhiều hệ sinh thái và môi trường sống, nhiều taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trong những năm tới, nguồn tài nguyên rừng sẽ bị suy giảm và cạn kiệt. 2 Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, chính phủ Việt Nam đã quan tâm và tiến hành công tác bảo tồn từ khá sớm. Hai hình thức bảo tồn đa dạng sinh học phổ biến được áp dụng ở Việt Nam là: Bảo tồn nội vi hay nguyên vị ( Insitu conservation ) và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị ( Exsitu conservation ) tại 128 khu bảo tồn trên cả nước cùng với việc đề ra những biện pháp, chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên đa dạng sinh học của đất nước thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. Loài Bảy lá một hoa (Paris polyphylla Sm) là một trong số những loài cây bản địa ở Việt Nam, có phân bố tự nhiên hiện còn sót lại ở vùng núi ở VQG Ba Bể, Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn. Đây là loại Cây mọc hoang ở những vực khe ẩm tối, gần suối ở độ cao trên 600m. Gặp nhiều ở Lào Cai (Sapa), VQG Ba Bể, Ninh Bình (Cúc Phương), Bắc Thái (Ðại Từ), Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Bắc. Loài này mang nhiều ý nghĩa về sinh thái, giá trị thương mại, giá trị sử dụng, giá trị văn hóa cảnh quan. Hiện nay vùng phân bố tự nhiên bị thu hẹp nhanh chóng và một số cá thể trưởng thành của loài bị giảm sút nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do khai thác vì mục đích thương mại, giải độc: rắn độc cắn, sâu bọ đốt, viêm não truyền nhiễm, viêm mủ da, lao màng não. Còn trị hen suyễn, bạch hầu, sởi, quai bị, lòi dom, điều kiện hoàn cảnh sống thay đổi, quần thể bị chia cắt, khả năng tái sinh kém. Vì vậy, loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Cần phải có ngay biện pháp kịp thời để bảo tồn và hướng tới phát triển nhân rộng loài cây thuốc quý, hiếm này. Loài Bảy lá một hoa được đề nghị loài bổ xung vào danh lục các loài quý hiếm và nguy cấp theo nghị định 32/NĐ-CP/2006 nghiêm cấm khai thác và sử dụng với mục đích thương mại. Thuộc bậc VU theo sách đỏ Việt Nam 2007 và danh lục đỏ IUCN. Những nghiên cứu về Loài Bảy lá một hoa ở nước ta còn nhiều hạn chế, các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc sơ bộ mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, những thông tin về khả năng tái sinh ngoài tự nhiên còn rất ít. 3 Để bảo tồn loài quý hiếm này cần thiết phải có những nghiên cứu sâu về đặc điểm hình thái, sinh thái học và vật hậu. Vì vậy việc nghiên cứu sâu về hiện trạng phân bố, đặc điểm lâm học và khả năng tái sinh tự nhiên là điều cần thiết, góp phần giải quyết các các vấn đề đang đặt ra cho bảo tồn một loài quý hiếm, đặc hữu, có giá trị về nhiều mặt nhưng đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại và tuyệt chủng . Trước thực tiễn như vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Bảy lá một hoa (Paris polyphylla Sm) tại VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Bảy lá một hoa ( Paris polyphylla Sm ) làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp bảo tồn nguồn gen thực vật hiếm ở VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Dựa trên cơ sở điều tra nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Bảy lá một hoa làm cơ sở cho việc đề suất một số biện pháp quản lý, bảo tồn và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh gây trồng, nuôi dưỡng nhằm bảo tồn và phát triển loài Bảy lá một hoa (Paris polyphylla Sm) tại VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu Góp phần củng cố phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên, giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất lâm nghiệp một cách có hiệu quả. Sinh viên có khả năng lập kế hoach nghiên cứu hợp lý phân tích và đánh giá kết quả. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Bảy lá một hoa (Paris polyphylla Sm) tại VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Để chúng ta hiểu rõ về đặc điểm hình thái, sinh lý của cây, quá trình sinh trưởng, phát triển, mức độ tái sinh và tuyệt 4 chủng ngoài tự nhiên để đưa ra phương hướng giải quyết nhằm giúp các nhà làm công tác trong khu bảo tồn một cách có hiệu quả cao nhất. 5 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đa dạng sinh học đang ngày càng suy giảm làm cho số lượng các loài động thực vật giảm sút nhanh chóng, đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm [1]. Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ Việt Nam đã công bố trong Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các qui định, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Các loài được xếp vào các bậc theo các tiêu chí về mức độ đe dọa tuyệt chủng như tốc độ suy thoái (rate of decline), kích thước quần thể (population size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution), và mức độ phân tách quần thể và khu phân bố (degree of population and distribution fragmentation). • Tuyệt chủng (EX) • Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW) • Cực kì nguy cấp (CR) • Nguy cấp (EN) • Sắp nguy cấp (VU) • Sắp bị đe dọa • Ít quan tâm • Thiếu dữ liệu • Không được đánh giá Để bảo vệ và phát triển các loài Động thực vật quý hiếm Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32 /2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 [9]. Nghị định quy định các loài động, thực vật quý, hiếm gồm hai nhóm chính: - Nhóm I: Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. 6 - Nhóm II: Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Dựa vào phân cấp bảo tồn loài và đa dạng sinh học tại VQG Ba Bể huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn có rất nhiều loài động thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được bảo tồn nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho thành phần đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, một trong những loài thực vật cần được bảo tồn gấp đó chính là loài cây Bảy lá một hoa tại VQG Ba Bể, đây là cơ sở khoa học đầu tiên giúp tôi tiến đến nghiên cứu và thực hiện đề tài. Đối với bất kì công tác bảo tồn một loài động thực vật nào đó thì việc đi tìm hiểu kĩ tình hình phân bố, hiện trạng nơi phân bố là điều cấp thiết nhất. Tại VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, tôi đi tìm hiểu tình hình phân bố loài bảy lá một hoa, thống kê số lượng, tình hình sinh trưởng và đặc điểm sinh thái học của chúng tại địa bàn nghiên cứu. Đây là cơ sở thứ hai để tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Nhưng do giới hạn của đề tài và năng lực của bản thân còn hạn chế nên tôi chưa thể phân tích đánh giá một cách cụ thể mà chỉ tiến hành tìm hiểu và đánh giá khái quát để đưa ra những biện pháp bảo tồn và phát triển loài 2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, các tổ chức hợp tác bảo vệ rừng như chương trình hợp tác của TFAP (Tropical Forestry Action Plan), kế hoạch hành động bảo vệ rừng nhiệt đới và ITTA, Hiệp ước quốc tế về gỗ nhiệt đới. Các công ước quốc tế đã được ký kết nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học như: công ước Cites 1973, IUCN (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) - liên minh quốc tế về bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những công ước quốc tế đã được kí kết nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới như có nguy cơ tuyệt chủng (Công ước Cites 1973) [4], công ước bảo vệ các vùng đất: Công ước bảo vệ di sản văn hóa thế giới (1973), Nghị định thư montreal về 7 các chất làm suy giảm tầng Ozone (1987), ngày 5/6/1992 Công ước đa dạng sinh học được kí kết và có 170 nước tham gia. Trong lịch sử phát triển của thực vật học thì giải phẫu hình thái được phát triển tương đối sớm, hơn 2300 năm trước đây. Theophrastus (371-286 TCN) lần đầu tiên đã đề cập đến các dẫn liệu về hình thái và cấu tạo cơ thể thực vật trong các tác phẩm “lịch sử thực vật”, “nghiên cứu về cây cỏ”. Nhiều kiến thức về sự phân biệt trong cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản cũng được trình bày trong tác phẩm của Theophrastus. Eugene P.Odum (1975) [13], đã phân chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài. Trong đó chu kì sống và tập tính cũng như khả năng thích nghi với môi trường đặc biệt. Ngoài ra mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái, sinh trưởng có thể định lượng bằng các phương pháp toán học thường được mô phỏng phản ánh các đặc điểm, quy luật tương quan phức tạp trong tự nhiên. W.Lacher (1978), đã chỉ rõ các vấn đề nghiên cứu về sinh thái thực vật như sự thích nghi ở các điều kiện khác nhau: dinh dưỡng, khoáng, ánh sáng, chế độ nhiệt, chế độ ẩm…. Trong Lâm nghiệp, nhiều tác giả đi sâu về sinh thái rừng làm cơ sở đề xuất các biện pháp tác động hợp lý và xây dựng các hệ thống kĩ thuật lâm sinh. Một số công trình tiêu biểu như: Rừng mưa nhiệt đới của Richard (1952), Baru (1974), Meyer (1952). - Nghiên cứu quy luật phân bố: Theo Meryer ông đã xây dựng rừng chuẩn với phương trình hồi quy để tính toán cho chu kỳ khai thác ổn định số cây và cấp đường kính; Richards trong quyển “ Rừng mưa nhiệt đới” cũng đề cập đến phân bố số cây theo cấp kính, ông cho đó là một phân bố đặc trưng của rừng tự nhiên hỗn loại. Trong quyển “hệ sinh thái rừng nhiệt đới” mà FAO xuất bản gần đây tác giả cũng xét phân bố số cây theo các cấp đường kính. Theo quan điểm của Richards, Wenk đã nghiên cứu thân cây theo kích cỡ và đồng hóa với một số dạng phân bố lý thuyết để sử dụng trong tính toán quy hoạch rừng, Rollet đã dành một 8 chương quan trọng để xác lập phương trình hồi quy số cây đường kính (Nguyễn Văn Trương, 1983). Các tác giả này đã xây dựng được các phương trình hồi quy cho các kiểu rừng khác nhau (số cây theo đường kính). Từ các nhân tố điều tra có thể suy ra được các biến khác thông qua tương quan hồi quy. Đây là cơ sở quan trọng để ứng dụng trong điều chế rừng góp phần tìm ra một số kết luận bổ ích cho công tác lâm sinh hướng vào mục tiêu xây dựng và nâng cao vốn rừng về lượng và chất. Prodan (1952) nghiên cứu quy luật phân bố rừng, chủ yếu theo đường kính D1.3 có liên hệ với giai đoạn phát dục và các biện pháp kinh doanh. Theo tác giả, sự phân bố số cây theo đường kính có giá trị đặc trưng nhất cho rừng, đặc biệt là rừng hỗn loại, nó phản ảnh các đặc điểm lâm sinh của rừng (dẫn theo Trần Mạnh Cường, 2007). Phân bố cây rừng tư nhiên mà ông xác định đã được kiểm chứng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Đó là phân bố số cây theo đường kính của rừng tự nhiên có một đỉnh lệch trái. Số cây tập trung nhiều ở cấp đương kính nhỏ do có nhiều loài cây khác nhau và nhiều thế hệ cùng tồn tại trong kiểu rừng. Nếu xét về một loài cây, do đặc tính sinh thái nên lớp cây kế cận (cây nhỏ) bao giờ cũng nhiều hơn các lớp cây lớn do quy luật cạnh tranh không gian dinh dưỡng và đào thải tự nhiên; những nơi thuận lợi trong rừng cây mới vươn lên để tồn tại và phát triển. - Nghiên cứu về khả năng tái sinh: Tái sinh rừng là một quá trính sinh học mang tính đặc thù và diễn ra liên tục của hệ sinh thái rừng. Sự xuất hiện của cây con của các loài cây đang phát triển dưới tán rừng, lỗ trống trong rừng sau khai thác chọn, sau phát nương làm rẫy. Vai trò quan trọng của lớp tái sinh này là nguồn thay thế lớp cây đã già cỗi, là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng. Theo quan điểm của các nhà lâm học thì hiệu quả tái sinh rừng là xác định được mật độ tái sinh, chất lượng cây tái sinh (cây triển vọng), tổ thành loài và phân bố của cây tái sinh…Sự tương đồng hay khác biệt trong tổ thành của loài cây tái sinh với tổ thành loài cây gỗ đã được các nhà khoa học quan 9 tâm (Richards (1933, 1939); Baur (1964). Do tính phức tạp của tổ thành loài cây, nên khi khảo sát người ta chỉ đo đếm, nghiên cứu các loài có giá trị thực tiễn và có ý nghĩa nhất định (QPN 6-84). Trong cuốn “rừng mưa nhiệt đới”, P.W. Richards nêu lên ý kiến của nhiều tác giả cho rằng theo diễn thế tự nhiên thì sau khi cây tầng trên đỗ diễn thế xấu đi và sau đó có thể diễn thế lại đi lên vì cây gỗ tốt bao giờ cũng mọc sau cây tiên phong ưa sáng (Nguyễn Văn Trương, 1983). Điều này chúng ta đã từng thấy khi khai thác tạo ra những lỗ trống thì cây tiên phong bao giờ cũng mọc lại rất nhanh chỉ trong vòng 1- 2 năm đầu. Điều quan trọng mà chúng ta quan tâm là lớp tái sinh kế cận có đủ mật độ để diễn thế rừng đi lên hay không. Đây là công việc chúng ta phải nghiên cứu, đánh giá. Theo Ashton (1983), cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus) mọc cụm ở ven sông, chỉ tái sinh sau những trận lụt lớn. Nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng, kiểu cách tái sinh phổ biến của cây gỗ rừng mưa là tái sinh theo vệt hay theo lỗ trống (dẫn theo Lâm Xuân Xanh, 1986) Van Steenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái sinh theo vệt của các loài cây ưa sáng (dẫn theo Thái Văn Trừng, 1978). Theo Mar’tin và cộng sự (2005) cho rằng sự tái sinh lớn lên cây rừng có liên quan chặt chẽ đến sức sản xuất của đất. Đặc biệt là những nơi nhạy cảm: dải ven sông, đường xá, rìa rừng và đỉnh núi. - Cơ sở sinh thái học của rừng: Cấu trúc rừng: Là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có thể cùng sinh sống hoà thuận trong một khoảng không gian nhất định trong một giai đoạn phát triển của rừng. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là sự thể hiện các mối quan hệ đấu tranh sinh tồn và thích ứng lẫn nhau giữa các thành phần trong hệ sinh thái với nhau và với môi trường sinh thái. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi. Quy luật về cấu trúc rừng: Là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh thái học, sinh thái rừng và đặc biệt là để xây dựng những mô hình lâm sinh cho 10 hiệu quả sản xuất cao. Trong nghiên cứu cấu trúc rừng người ta chia ra làm 3 dạng cấu trúc là: cấu trúc sinh thái, cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian. Cấu trúc của thảm thực vật là kết quả của quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với hoàn cảnh sống. Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngoài phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng, thực tế cấu trúc rừng nó có tính quy luật và theo trật tự của quần xã. Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được P. W. Richards (1952) [14], E. P. Odum (1971) [13]… tiến hành. Những nghiên cứu này đã nêu lên quan điểm, các khái niệm và mô tả định tính về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của rừng. G. N. Baur (1964) đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng nói riêng, trong đó đi sâu nghiên Số hóa bởi Trung tâm cứu cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả đưa ra các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh cải thiện rừng. P. Odum (1971) [13], đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley (1935). Khái niệm sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học. Công trình nghiên cứu của Catinot (1965) [8], Plaudy (1987) [12], đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến. Kết cấu của quần thụ lâm phần có ảnh hưởng đến tái sinh rừng. I.D.Yurkevich (1960) đã chứng minh độ tàn che tối ưu cho sự phát triển bình thường của đa số các loài cây gỗ là 0,6 – 0,7. - Mô tả hình thái cấu trúc rừng: Hiện tượng thành tầng là sự sắp xếp không gian phân bố của các thành phần sinh vật rừng trên cả mặt bằng và theo chiều thẳng đứng. Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do P.W. Richards (1952) [14], đề xướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guam đến nay vẫn là phương pháp có hiệu quả để nghiên cứu cấu trúc tầng thứ của rừng. Tuy nhiên phương pháp này
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng