Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, xác định type vi rút gây bệnh lở mồm long mó...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, xác định type vi rút gây bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò tại 3 huyện thọ xuân, thường xuân, lang chánh tỉnh thanh hóa và biện pháp khống chế

.PDF
77
397
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ NGỌC BẢO NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, XÁC ĐỊNH TYPE VI RÚT GÂY BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG Ở TRÂU, BÒ TẠI 3 HUYỆN THỌ XUÂN, THƯỜNG XUÂN, LANG CHÁNH TỈNH THANH HÓA VÀ BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y THÁI NGUYÊN – 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ NGỌC BẢO NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, XÁC ĐỊNH TYPE VI RÚT GÂY BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG Ở TRÂU, BÒ TẠI 3 HUYỆN THỌ XUÂN, THƯỜNG XUÂN, LANG CHÁNH TỈNH THANH HÓA VÀ BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ Ngành: Thú y Mã số: 60 64 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS ĐẶNG XUÂN BÌNH THÁI NGUYÊN – 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, lần đầu tiên được triển khai nghiên cứu đồng thời tại 3 huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Ngọc Bảo ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của nhiều cá nhân và tập thể tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Trước hết tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giảng viên hướng dẫn khoa học PGS. TS. Đặng Xuân Bình người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý của các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Chẩn đoán Thú y Vùng 3 (Vinh), Cục thú y Trung ương, Ban lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa, Ban lãnh đạo Trạm thú y huyện Thọ Xuân, Thường Xuân và Lang Chánh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn gia đình và những người thân, các cán bộ, đồng nghiệp luôn luôn động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Ngọc Bảo iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4 1.1. Lịch sử bệnh .........................................................................................................4 1.1.1. Bệnh LMLM trên thế giới .................................................................................6 1.1.2. Bệnh LMLM ở Việt Nam................................................................................11 1.2. Vi rút LMLM .....................................................................................................17 1.2.1. Hình thái và cấu trúc .......................................................................................18 1.2.2. Đặc tính di truyền, cấu trúc gen, kháng nguyên..............................................18 1.2.3. Đặc tính kháng nguyên....................................................................................20 1.3. Đặc điểm dịch tễ học vủa vi rút LMLM ............................................................21 1.3.1. Nguồn dịch ......................................................................................................21 1.3.2. Động vật cảm thụ ............................................................................................22 1.3.3. Đường xâm nhập .............................................................................................22 1.3.4. Cơ chế sinh bệnh .............................................................................................23 1.3.5. Chất chứa vi rút ...............................................................................................24 1.3.6. Con đường và phương thức truyền lây ...........................................................25 1.3.7. Lứa tuổi mắc bệnh ...........................................................................................26 1.3.8. Tỷ lệ ốm và chết ..............................................................................................26 1.4. Đáp ứng miễn dịch trong bệnh LMLM ..............................................................26 1.5. Triệu chứng và bệnh tích ở trâu, bò mắc bệnh ...................................................28 1.5.1. Triệu chứng .....................................................................................................28 1.5.2. Bệnh tích .........................................................................................................29 1.6. Chẩn đoán...........................................................................................................30 1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng ........................................................................................30 1.6.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm ..........................................................................31 iv 1.7. Phòng bệnh LMLM ............................................................................................34 1.7.1. Vệ sinh phòng dịch..........................................................................................34 1.7.2. Vắc xin phòng bệnh ........................................................................................35 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................38 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................38 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................38 2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ......................................................................38 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................38 2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh LMLM tại huyên Thọ Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 – 2014 ...........38 2.2.2. Xác định sự lưu hành type vi rút LMLM gây bệnh tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa năm 2014 .....................................................................................38 2.2.3. Xác định hiệu giá kháng thể ở trâu, bò và tình hình tiêm phòng LMLM tại 3 huyện Thọ Xuân, Thường Xuân và Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa .................38 2.2.4. Nguyên nhân và đề xuất biện pháp khống chế bệnh LMLM ở gia súc (trâu, bò, lợn) ...........................................................................................................38 2.3. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................38 2.3.1. Mẫu bệnh phẩm ...............................................................................................38 2.3.2. Tài liệu, số liệu ................................................................................................39 2.3.3. Sinh phẩm và Kit xét nghiệm ..........................................................................39 2.3.4. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm .......................................................................39 2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................40 2.4.1. Phương pháp lấy mẫu máu ..............................................................................40 2.4.2. Phương pháp lấy mẫu biểu mô ........................................................................40 2.4.3. Phương pháp 3ABC - ELISA phát hiện kháng thể nhiễm tự nhiên ................40 2.4.4. Thiết kế thí nghiệm xác định tình hình nhiễm vi rút tự nhiên ........................41 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................42 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................43 3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh LMLM tại huyên Thọ Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 – 2014 ..............................43 v 3.1.1. Tình hình dịch LMLM xảy ra tại 3 huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa năm 2014 ..................................................................43 Đã tiến hành điều tra tình hình bệnh LMLM xảy ra ở trâu, bò tại 3 huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh trong năm 2014. Kết quả thu được trình bày tại bảng 3.1. .........................................................................................................43 3.1.2. Tình hình bệnh LMLM xảy ra ở bò phân bố theo địa điểm tại huyện Lang Chánh năm 2014 ............................................................................................44 3.1.3. Tình hình bệnh LMLM xảy ra ở bò phân bố theo thời gian tại huyện Lang Chánh năm 2014 ............................................................................................45 3.1.4. Tình hình bệnh LMLM xảy ra ở bò huyện Lang Chánh theo tính biệt...........47 3.1.5. Đặc điểm bệnh LMLM theo tuổi ở bò nuôi tại huyện Lang Chánh năm 2014......48 3.1.6. Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích bệnh LMLM năm 2014 ở bò nuôi tại huyện Lang Chánh ....................................................................................................49 3.2. Xác định sự lưu hành type vi rút LMLM gây bệnh tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa năm 2014 .....................................................................................50 3.2.1. Xác định sự lưu hành của vi rút LMLM tại 3 huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa bằng phản ứng 3ABC-ELISA .........................51 3.2.2. Tình hình tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn gia súc trên địa bàn 3 huyện Thọ Xuân, Thường Xuân và Lang Chánh năm 2015 .....................................52 3.3. Xác định hiệu giá kháng thể ở trâu, bò tại 3 huyện Thọ Xuân, Thường Xuân và Lang Chánh tỷ lệ tiêm phòng vắc xin LMLM ...............................................54 3.4. Nguyên nhân và đề xuất biện pháp khống chế bệnh LMLM ở gia súc (trâu, bò, lợn) .................................................................................................................57 3.4.1. Nguyên nhân ...................................................................................................57 3.4.2. Đề xuất biện pháp khống chế dịch LMLM .....................................................58 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................60 1. Kết luận .................................................................................................................60 2. Đề nghị ..................................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................62 vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1: Tình hình bệnh LMLM ở gia súc Việt Nam từ năm 2012 – 2014 trên phạm vi cả nước ..........................................................................................16 Bảng 1.2: Tổng hợp tình hình bệnh LMLM tại các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước trong năm 2014...................................................................................17 Bảng 3.1: Kết quả điều tra tình hình bệnh LMLM ở các xã của 3 huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh năm 2014 ........................................................43 Bảng 3.2: Kết quả điều tra tình hình bệnh LMLM xảy ra ở bò theo địa điểm tại huyện Lang Chánh năm 2014......................................................................45 Bảng 3.3: Kết quả điều tra tình hình bệnh LMLM xảy ra ở bò phân bố theo thời gian tại huyện Lang Chánh năm 2014.........................................................46 Bảng 3.4: Kết quả điều tra tình hình bệnh LMLM theo tính biệt ở bò tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa ...............................................................................47 Bảng 3.5: Kết quả điều tra bệnh LMLM theo tuổi ở bò mắc bệnh tại huyện Lang Chánh năm 2014..........................................................................................48 Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra triệu chứng lâm sàng, bệnh tích LMLM xảy ra ở bò nuôi tại huyện Lang Chánh .................................................................................49 Bảng 3.7: Kết quả xác định type vi rút LMLM gây bệnh ở bò nuôi tại huyện Lang Chánh năm 2014..........................................................................................50 Bảng 3.8: Tỷ lệ dương tính huyết thanh học 3ABC ở trâu, bò tại 3 huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa năm 2014 ..............................51 Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn trâu, bò, lợn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2015 ..............................................................52 Bảng 3.10: Kết quả tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn trâu, bò, lợn trên địa bàn 3 huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh năm 2015 ...........................53 Bảng 3.11: Kết quả khảo sát hiệu giá kháng thể ở trâu, bò tại 3 huyện Thọ Xuân, Thường Xuân và Lang Chánh sau tiêm phòng vắc xin LMLM lần 1 .........55 Bảng 3.12: Kết quả khảo sát hiệu giá kháng thể ở trâu, bò tại 3 huyện Thọ Xuân, Thường Xuân và Lang Chánh sau tiêm phòng vắc xin LMLM lần 2 .........56 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AND: Acid Deoxyribonucleic ARN: Acid ribonucleic ELISA: Enzyme Linked Immunosorbent Assay FMD: Foot and Mouth Disease LMLM: Lở mồm long móng LPB: Liquid Phase Blocking OIE: Tổ chức Thú y Thế giới PBS: phosphate Buffered Saline PCR: Polymerase Chain Reaction RT: Reverse Transciption viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Bản đồ dịch tễ bệnh LMLM trên thế giới năm 2009 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm - Cục Thú y giai đoạn 2010 – 2014) [3] .....................................10 Hình 1.2. Cấu trúc virion vi rút LMLM (Grubman, M. J. & Baxt, B, 2004) [38] ....17 Hình 1.3. Sơ đồ hệ gen của vi rút LMLM (Grubman, M. J. & Baxt, B, 2004) [38]. 19 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh, rất mạnh gây thiệt hại nặng nề đối với động vật dễ nhiễm thuộc loài móng guốc chẵn như: Trâu, bò, dê, lợn… Bệnh đã được tổ chức Dịch tễ thế giới (OIE) xếp đầu bảng A (bảng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật) và bắt buộc các nước thành viên phải khai báo. Bệnh do vi rút LMLM thuộc họ Picornaviridae, giống Aphthovirus gây ra, có 2 đặc tính đặc biệt liên quan đến dịch tễ học, đó là tính đa type và tính dễ biến đổi kháng nguyên. Các type vi rút tuy gây ra các triệu chứng giống nhau, nhưng lại không gây miễn dịch chéo với nhau. Bệnh LMLM là một bệnh của xã hội, bởi vì nó ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng nhiều hơn là riêng lẻ từng hộ chăn nuôi. Bệnh có thể lây lan trong phạm vi một nước hoặc nhiều nước và trở thành đại dịch. Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế thị trường đã thúc đẩy quá trình giao lưu, buôn bán động vật và sản phẩm động vật giữa các tỉnh trong nước và với nước ngoài như Trung Quốc, Lào, Campuchia… từ đó bệnh LMLM ở trâu, bò càng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội ở nước ta. Trên thực tế, việc khống chế và thanh toán bệnh LMLM đã gặp không ít khó khăn, từ việc kiểm dịch vận chuyển cho đến chăn nuôi thiếu quy hoạch, trâu bò thả rông… Tiêm phòng vắc xin được xác định là giải pháp quan trọng, tuy nhiên việc chọn vắc xin phù hợp cho từng vùng, từng tỉnh đòi hỏi cần phải nghiên cứu kỹ type vi rút gây bệnh trên thực địa để tránh trường hợp tiêm phòng loại vắc xin không phù hợp, gây lãng phí và thiệt hại cho người chăn nuôi. Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.106,09 km2, nằm ở phía Bắc Trung Bộ Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Phía Bắc Thanh Hoá giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào); phía Đông là vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển 102 km. 2 Thanh Hoá nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, một vị trí rất thuận lợi. Đường sắt và quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi Thanh Hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh Hoá trong việc giao lưu với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Đường 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước Lào. Hệ thống sông ngòi của Thanh Hoá phân bố khá đều với 4 hệ thống sông đổ ra biển với 5 cửa lạch chính. Hiện nay, cảng biển Nghi Sơn cho phép tàu trọng tải trên 10 nghìn tấn ra vào dễ dàng (trong tương lai gần cho phép tàu 3 vạn tấn ra vào), là cửa ngõ của Thanh Hoá trong giao lưu quốc tế., đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho bệnh LMLM bùng phát và lây lan nhanh. Hàng năm dịch LMLM gia súc vẫn tái phát triển trên địa bàn tỉnh làm hàng ngàn con gia súc mắc bệnh, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành chăn nuôi của tỉnh, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò. Từ đầu năm 2013 đến nay, dịch lở mồm long móng đã xảy ra ở 45 xã thuộc 18 huyện của 9 tỉnh thành trong nước, làm nhiều gia súc mắc bệnh và tiêu hủy. Hiện nay, dịch lở mồm long móng đã tái phát trở lại tại một số xã, huyện thuộc địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tỉnh, Quảng Trị và đang có chiều hướng lây lan ra diện rộng. Trước tình hình trên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 15/CĐ-BNN-TY ngày 24 tháng 10 năm 2013 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh LMLM gia súc. Trong đợt dịch 2013, đã phát hiện gia súc bị bệnh lở mồm long móng typ A tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị và Quảng Nam. Trước đó, năm 2007 đã phát hiện vi rút lở mồm long móng type Asia1 tại tỉnh Quảng Trị. Như vậy, hiện nay đã tìm thấy có 3 type vi rút lở mồm long móng đang lưu hành tại Việt Nam đó là: typ O, A, Asia1 trong đó type O là typ gây bệnh chủ yếu, bao gồm typ O Panasia gây bệnh ở các tỉnh Nam bộ, type O Myanmar 98 đang lưu hành ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên. Xuất phát từ tính cấp thiết của thực tiễn, chúng tôi đã triển khai đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, xác định type vi rút gây bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò tại 3 huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa và biện pháp khống chế”. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh LMLM ở 3 huyện Thọ Xuân, Thường Xuân và Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. - Nghiên cứu sự lưu hành của type vi rút LMLM tại 3 huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh và khảo sát đáp ứng miễn dịch ở trâu, bò sau khi tiêm vắc xin LMLM làm cơ sở đề xuất sử dụng vắc xin phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh LMLM cho gia súc tại địa phương. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Cung cấp tư liệu về đặc điểm dịch tễ và xác định type vi rút gây bệnh LMLM trên đàn trâu, bò tại 3 huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. - Các kết quả điều tra, nghiên cứu tại 3 huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh góp phần bổ sung thông tin về dịch tễ học bệnh LMLM ở trâu, bò tại Việt Nam. - Kết quả xác định sự phân bố của các type vi rút LMLM gây bệnh trên trâu, bò tại 3 huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh là cơ sở khoa học, giúp các cơ quan chức năng lựa chọn loại vắc xin LMLM phù hợp. Từ đó có biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lịch sử bệnh Bệnh LMLM được gọi bằng những tên tiếng Anh: Foot and mouth disease (FMD), La fièvre aphteuse (FA, Pháp), Afta epizootic (Ý), Maul und Klauenseuche (MKS, Đức), Fiebre aphtosa, glosso peda (Tây Ban Nha), Khẩu đề dịch (Trung Quốc), Lở mồm long móng (Việt Nam). Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) do vi rút thuộc họ Piconarviridae gây nên là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Bệnh có đặc điểm sốt, nổi mụn nước ở niêm mạc miệng, da, gờ móng, kẽ móng và trên đầu vú, bầu vú của con cái của tất cả các loài thú guốc chẵn (cả gia súc và động vật hoang dã) [13], [23]. Bệnh có tính chất dịch lớn, lây lan rất nhanh và rất mạnh, có thể xảy ra trên dịch rộng ở nhiều vùng trong một nước hay nhiều nước. Tỷ lệ gia súc mắc bệnh rất cao, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế mặc dù tỷ lệ chết ở gia súc trưởng thành thấp. Bệnh LMLM được Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) xếp vào danh mục bệnh của nhiều loài, nằm trong danh mục những bệnh phải công bố dịch đối với tất cả các quốc gia. Mô tả đầu tiên về bệnh LMLM và tài liệu còn lưu lại đến nay là công trình của tác giả người Ý tên là Francastorius vào năm 1514. Bệnh đã gây ra những tổn thất lớn về kinh tế trên thế giới, nhưng đến giữa thế kỷ 19 người ta mới xác định được tính chất truyền nhiễm của bệnh. Từ lúc xuất hiện bệnh đến năm 1897, các tài liệu ghi chép lại chủ yếu quan tâm đến mô tả triệu chứng (Merial Ltd. Pibright, 2003) [20]. Những nghiên cứu về vi rút học và dịch tễ học khởi đầu từ năm 1897, được quan tâm và phát triển trong giai đoạn tiếp theo; năm 1897, Loeffler và Frosch đã phân lập được vi rút gây bệnh ; năm 1920 Waldmann và Pape đã chứng minh được tính cảm thụ của chuột lang đối với vi rút ; năm 1922, Valleé và Carré tìm thấy tính đa dạng của huyết thanh miễn dịch chống vi rút (type O và type A) ; năm 1926, Waldmann và Trauwein tìm ra vi rút type C (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978) [22]. 5 Sau đó Lawrence khám phá ra các type SAT1, SAT2 và SAT3 từ những bệnh phẩm ở Châu Phi gửi đến viện Pirbright và type Asia1 từ những bệnh phẩm ở Đông Nam Á, Hồng Kông, Ấn Độ, Miến Điện (Merial Ltd. Pibright, 2003) [20]. Từ đầu thế kỷ 20 trở đi, bệnh phát ra ở nhiều nơi trên Thế giới. Ở Châu Mỹ, dịch LMLM xuất hiện ở Mỹ vào các năm 1902, 1908, 1914, 1924, 1929, 1932; ở Mexico năm 1946, Canada 1952 và nhiều nước ở Nam Mỹ như Argentina năm 1953. Bệnh cũng xuất hiện ở Venezuela năm 1950, Colombia năm 1950-1951 rồi sang Ecuador năm 1956. Ở Châu Phi, bệnh thường xẩy ra ở Bắc Phi, Nam Phi C (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978) [22]. Ở Châu Âu, có luồng dịch phát sinh từ Tây Đức lan sang Hà lan, Bỉ, Lucxemburg, Pháp, Anh, Ý, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Ba Lan vào năm 1951; Bệnh kéo dài đến năm 1953, 1954 C (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978) [22]. Ở Châu Á, bệnh phát ra ở Ấn Độ năm 1929, 1952…, Myanmar năm 1948, Thái Lan năm 1952, Trung Quốc năm 1951, Campuchia năm (1931, 1946, 1952). Bệnh LMLM ở Châu Á không dữ dội như ở Tây Âu nhưng ảnh hưởng đến kinh tế các nước Cận Đông, Trung Đông, Nam Á và Viễn Đông (Trịnh Văn Thịnh & Phan Đình Đỗ, 1958) [25]. Từ năm 1926 đến năm 1936, giai đoạn tập trung nghiên cứu về vắc xin và chương trình quốc tế về phòng chống dịch được hình thành. Trong 3 năm (1937 1939) người ta thống kê được có 2 triệu ổ dịch trên khắp các châu lục và cũng chính trong hoàn cảnh này, Waldmann và Kobe đã nghiên cứu chế tạo Vắc xin vô hoạt bằng Formol hấp phụ bởi AL2(OH)3 để tiêm phòng cho gia súc. Có thể coi đây là một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc khống chế bệnh LMLM trên phạm vi toàn cầu. Năm 1947, Frenkel đã cho ra đời loại vắc xin cải tiến, nuôi cấy trên tế bào thượng bì của lưỡi bò, gọi là vắc xin Frenkel. Loại vắc xin này nhanh chóng được sử dụng tại Hà Lan, Pháp và Đức. Sau đó nhiều phương pháp nghiên cứu nuôi cấy vi rút đã được tìm ra giúp cho việc cải tiến kỹ thuật chế vắc xin (Đào Trọng Đạt, 2000) [14]. Các viện nghiên cứu lần lượt ra đời trên khắp các lục địa như Alfort (Pháp, 1901), Ile de Riems (Đức, 1909), Pirbright (Anh, 1924), Viện nghiên cứu về bệnh 6 LMLM ở Lyon (Pháp, 1947), Laboratoire de Plum (Hoa Kỳ), Sao Paolo (Brazin), Nong Sarai (Thái Lan). Vào năm 1958, Pirbright trở thành phòng thí nghiệm tham chiếu thế giới về bệnh LMLM (OIE, 2005) [43]. Trong những năm gần đây, kỹ thuật chẩn đoán được cải tiến đã giúp cho việc xác định bệnh được nhanh chóng. Vắc xin được sản xuất với chất lượng cao và cùng với chiến lược khống chế bệnh hiệu quả, nhiều nước đã khống chế hoặc thanh toán bệnh thành công. Hiện có 59 nước trên thế giới được tổ chức Thú y thế giới (OIE: Office International Epizooties) công nhận là nước an toàn dịch bệnh LMLM (OIE, 2005) [43]. 1.1.1. Bệnh LMLM trên thế giới Theo Cục thú y (Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp nhà nước về bệnh LMLM, 2004) [4]: Tình hình LMLM trong những năm 60 của Thế kỷ 20 rất trầm trọng, trung bình mỗi năm có 4.000 ổ dịch. Đến những năm 70, bệnh có xu thế giảm ở Châu Âu, Châu Mỹ nhưng vẫn phổ biến ở Châu Phi (Mauritania, Senegal, Liberia, Tanzannia, Nigeria…) và Châu Á (Indonesia, Malaisia, Thái Lan…). Vào những năm 80, dịch LMLM có mặt ở nhiều châu lục. Trong 5 năm (1981 - 1985), dịch đã xuất hiện ở khắp 80 nước. Ở Châu Âu có 804 ổ dịch tại 12 quốc gia do vi rút thuộc các type O, A và C gây ra. Năm 1985, dịch LMLM do vi rút thuộc type Asia 1 xảy ra ở Hy Lạp (Donaldson, A. I. Global, 2000)[36]. Cùng thời gian này, ở Châu Á dịch đã có mặt tại 11 nước và hầu hết các ổ dịch cũng do vi rút type Asia 1. Ở Châu Phi, dịch LMLM gây thiệt hại ở nhiều nước, đặc biệt là Kenia và Ethiopia (1984 - 1985). Vi rút type C là căn bệnh chính của những ổ dịch ở 2 nước này. Tại các nước còn lại của châu lục này, bệnh LMLM đều do vi rút thuộc 3 type SAT gây ra (Lê Minh Chí, 1996)[6]. Năm 1989, theo thông báo của OIE, dịch LMLM đã xảy ra ở 53 nước ở khắp các châu lục: Á, Âu, Phi và Nam Mỹ. Cho đến nay, một số quốc gia đã đạt được thành quả tốt trong việc khống chế và thanh toán bệnh, như các nước thuộc khối cộng đồng Châu Âu, Bắc Mỹ, Argentina, Indonesia và gần đây là Cộng hòa Séc. Tuy nhiên dịch LMLM vẫn là nguy cơ của nhiều Quốc gia, uy hiếp nghiêm trọng nền chăn nuôi và thương mại quốc tế (Lê Minh Chí, 1996)[6]. 7 Những năm 1990, ở Châu Âu, các nước báo dịch gồm Italia, Bulgari, Nga và Hy Lạp. Năm 1993 có 55 ổ dịch xảy ra ở Italia, ổ dịch đơn lẻ xảy ra ở Bulgari, Nga. Giữa năm 1994, một ổ dịch xảy ra ở Hy Lạp trên đảo Lesbos và Thrace gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1996 có 2 ổ dịch ở Thổ nhĩ Kỳ và 1 ở Hy Lạp. Năm 1997, chỉ có Georgia và Armenia là có bệnh. Trong năm 1998 (Công ty Merial Ltd , 2003) [7], một chủng type A mới được phát hiện tại Iran năm 1996 đã lan đến Thổ Nhĩ Kỳ sát Istanbul, dịch kéo dài đến cuối năm 1998. Ở Châu Phi, vào thập niên 90, vi rút LMLM type O lưu hành rộng rãi ở Tây Phi, Gambia, Senegal, Uganda, Tanzania Malawi và Kenia. Năm 1999 ổ dịch LMLM type O bắt nguồn từ Mali (Tây Phi) theo đường vận chuyển bò xuyên qua Sahara lan đến Algeria, Marocco và Tunisia. Vi rút LMLM type SAT 2 lưu hành ở Uganda, Zambia và Kenia; SAT 1 được xác định ở Kenia (Kitching, R. P. & Alexandersen, S, 2002) [40]. Ở Châu Á, dịch LMLM do vi rút type O và Asia 1 xảy ra ở Pakistan và Myanmar; type O và A tại Nepal, Buhtan; type A ở Thái Lan. Tại Malaysia không công bố dịch từ năm 1998 nhưng trong thực tế 2 type vi rút O và Asia 1 vẫn lưu hành tại bán đảo Malay này (không gửi bệnh phẩm đến WRL). Hai ổ dịch địa phương tại Đài loan và Philippines (đảo Luzon) đều do vi rút type O gây ra. Tại Trung Quốc dịch xảy ra ở Vân Nam nhưng không có thông tin về type vi rút (Bùi Quang Anh & Hoàng Văn Năm, 2001) [1]. Ở Tây Á, chủng Iran 98 type A gây bệnh tại Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và lan đến Akmenia. Vi rút type O đã gây dịch tại Lebanon, Kuwait, Iran, Iraq, Israel, Qatar, Bahrain, Yemen và Saudi Arabia; Karakstan và Kyrgyzstan (riêng Kazakhstan có vi rút type A). Ở Nam Mỹ, tình hình khống chế dịch LMLM có nhiều thuận lợi, Paraguay được công nhận là nước an toàn dịch (có tiêm phòng). Argentina cũng được OIE công nhận là nước có vùng không bệnh LMLM không tiêm phòng (Reid, S. M, Forsyth et al, 1996) [46]. Trong năm 2009, 59 nước đã báo cáo có dịch LMLM. Ở Châu Âu, dịch xảy ra tại Hy Lạp; ở Châu Á dịch xảy ra ở Nga, Mongolia, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Nhật, Lào, Nepal, Pakistan, Philippin, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, 8 Việt Nam, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Capscazơ vùng Georgia, Azerbaijan, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Turkmenistan và Tajikistan; ở Châu Phi, dịch xảy ra tại Ai Cập, Kenya, Mauritania, nam Phi, Tanzania, Uganda, Malawi, Namibia, Zambia và Zimbabwe và các nước Nam Mỹ gồm Brazil, Colombia, Uruguay, Bolivia, Peru, Ecuador và Venezuela. Đại dịch 2000 do vi rút type O. Vi rút serotype O/TAW/99 gây bệnh ở Đài Loan (18/02/2000 trên dê); Nhật Bản (8/03/2000 trên bò); Hàn Quốc (20/03/2000 trên bò); Liên Bang Nga (10/04/2000 trên lợn); ở Mông Cổ (14/04/2000 bò, dê, cừu, lạc đà); ở Hy Lạp và ở Zambia (02/03/2000). Năm 2001, dịch LMLM do type O tái bùng phát khắp Châu Âu (Anh, Hà Lan, Pháp và Ireland), Nam Mỹ (Uruguay, Brazil và Colombia); ở Châu Á (Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Afghanistan, Georgia, Azerbaijan, Mông Cổ, Kuwait, Bahrain, Yemen, Qatar, Ả Rập, Oman, Iran, Butan, Nepal, Malaysia, Philippin, Thái Lan và Đài Loan). Tính đến cuối tháng 4/2001 Chính Phủ Anh đã phải chi phí cho việc tiêu hủy gia súc bệnh, dập dịch tổng thiệt hại do dịch gây ra lên đến trên 14 tỷ đô la Mỹ. Sau đó, dịch xảy ra ở một loạt các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Tính đến tháng 7/2001 có trên 20 nước xảy ra dịch LMLM Nguyễn Quang Hưng, 2011) [15]. Năm 2004, không có ổ dịch LMLM nào được báo cáo chính thức trong các nước được OIE công nhận là không có bệnh (không tiêm phòng). Tuy nhiên dịch lẻ tẻ tại vùng giám sát quanh vùng an toàn dịch (Nam Phi) và những vùng gần đây không xảy ra bệnh (Nga, Mông Cổ, Peru, Brazil và Colombia). Dịch bệnh cũng xảy ra tại các nước Trung Đông, châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, nơi bệnh LMLM đã từng xảy ra. Có 48 nước báo cáo dịch LMLM trong năm 2004 với các type vi rút gây bệnh khác nhau theo vùng địa lý. Từ năm 2000 - 2004 có 23 nước ở châu Á và châu Phi gửi mẫu đến WRL. Kết quả type O vẫn là type phổ biến nhất; các type A, SAT 1 và SAT 2 có trình tự nucleotide (di truyền) biến đổi nhiều so với các chủng trước đây cùng serotype. Tại Đông Nam Á và vùng Viễn Đông, dịch bệnh do vi rút type O được ghi nhận ở Hồng Kông và tất cả các quốc gia thành viên SEAFMD, ngoại trừ Indonesia 9 là nước không có bệnh LMLM. Type A được tìm thấy ở Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam (2004). Các chủng vi rút type O phân lập được đều thuộc topotype ME - SA và Cathay. Các vi rút phân lập từ Hồng Kông và Philippines nằm trong topotype Cathay nhưng lại thuộc dòng phụ khác. Vi rút nhận được từ Việt Nam thuộc topotype Cathay hoặc ME - SA (chủng Pan- Asia). Vi rút type A ở Việt Nam thuộc topotype Asia, có quan hệ rất gần với các chủng gây dịch bệnh ở Thái Lan năm 2003, 2004 (OIE Manual, 2000) [42]. Trong năm 2005 bệnh LMLM đã xảy ra ở Brazil (serotype O), Colombia (serotype A), ở Nga (serotype Asia 1); ở Trung Quốc (serotype Asia 1), Hồng Kông (serotype Asia 1), Mông Cổ (serotype Asia 1), ở Botswana (seroytpe SAT 2), Congo (SAT 1,2,3 và A). Sự xuất hiện gần đây của serotype Asia 1 ở Trung quốc, Hồng Kông, Mông Cổ, Myanmar, Nga, Tajikastan cùng với sự có mặt của serotype này ở Ấn Độ, Iran và Pakistan cho thấy rằng một chủng của Asia 1 có thể đang lây lan khắp châu Á. Trong báo cáo của OIE năm 2005, không có dịch LMLM ở các nước trong vùng được coi là an toàn và không tiêm phòng vắc xin LMLM. Cũng trong năm này FAO/WRLFMD đã nhận 266 mẫu bệnh phẩm LMLM từ 21 nước châu Âu, châu Á, châu Phi và kết quả phân lập và định type O vẫn chiếm tỷ lệ lưu hành cao nhất (OIE, 2005) [43]. Theo kết quả xét nghiệm của Phòng thí nghiệm giám định vi rút LMLM (Pirbright, UK) những năm gần đây, sự phân bố của các type và subtype vi rút LMLM trên thế giới vẫn như phân bố năm 2002 (hình 1.1). - Châu Âu: Những ổ dịch do vi rút type O và A có subtype A Iran/96 ở Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. - Châu Phi: Những ổ dịch do type O gây ra vùng Đông Bắc của lục địa (Algeria, Tunisia, Guinea, Burundi, Kenya, Tanzania và Zimbabue); type A phân bố ở Tây, Trung và Đông Phi; type C không phổ biến, các type SAT lưu hành rộng rãi, SAT 1 và SAT 2 xảy ra rộng khắp trừ phía Bắc Phi, nhưng SAT 3 chỉ xảy ra ở vùng hẹp của phía Nam châu Phi (Samuel, A. R. & Knowles, N. J, 2001) [49]. 10 Hình 1.1. Bản đồ dịch tễ bệnh LMLM trên thế giới năm 2009 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm - Cục Thú y giai đoạn 2010 – 2014) [3] - Nam Mỹ: phổ biến là type O,A và C. Những ổ dịch do vi rút type O gây ra ở Bolivia, Brazil, Colombia và Ecuado, type A xảy ra ở Venezuela, Colombia và Peru. - Trung Đông: type O phổ biến nhất, tiếp theo là type A, Asia 1 và thỉnh thoảng có type C. - Châu Á: Các nước có dịch do type O gây ra là Bahrain, Bangladesh, Campuchia, Hồng Kông, Ấn Độ, Iran Bangladesh, Iraq, Israel, Jordan, Malaysia, Nepal, Philippines, Qatar, Syria, Saudi Arabia, Đài Loan, Arab, các tiểu vương quốc Ả rập, Lào, Việt Nam và Yemen. Type A ở Bangladesh và Iran, type Asia 1 ở Iran và Malaysia, type C giới hạn ở tiểu lục địa Ấn Độ và Philippines. Theo kết quả phân tích gen vi rút gây bệnh ở phòng thí nghiệm giám định vi rút LMLM (IAH, Pirbright, UK), type O gây bệnh năm 2000 có cấu trúc gen khác với type O gây bệnh ở Đài Loan năm 1997 và khác với một số ổ dịch xảy ra gần đây trên thế giới, được đặt tên là South Asia topotype, chúng gây bệnh cho trâu, bò và lợn, phân bố rất rộng từ Đài Loan ở phía Đông tới Hy Lạp ở phía Tây. Năm 1999 có 14 tỉnh ở Trung Quốc bị dịch nặng đã ảnh hưởng lớn đến các nước láng giềng (Grubman, M. J. & Baxt, B, 2004) [38].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng