Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của vi khuẩn e. coli trong hội chứng...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của vi khuẩn e. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con dưới 2 tháng tuổi tại huyện đầm hà và hải hà tỉnh quảng ninh, biện pháp phòng trị

.PDF
97
369
54

Mô tả:

1 [` ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN ĐỨC THỦY NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, VAI TRÒ CỦA VI KHUẨN E. COLI TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY CỦA LỢN CON DƯỚI 2 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN ĐẦM HÀ VÀ HẢI HÀ - TỈNH QUẢNG NINH, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y THÁI NGUYÊN - 2015 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN ĐỨC THỦY NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, VAI TRÒ CỦA VI KHUẨN E. COLI TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY CỦA LỢN CON DƯỚI 2 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN ĐẦM HÀ VÀ HẢI HÀ - TỈNH QUẢNG NINH, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ Chuyên ngành: THÚ Y Mã số: 60 64 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: GS. TS NGUYỄN THỊ KIM LAN THÁI NGUYÊN - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Đức Thủy ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và sự động viên khích lệ của gia đình. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Cô giáo GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông lâm Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện đề tài. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các trang trại và hộ gia đình nuôi lợn tại một số xã, thị trấn thuộc huyện Đầm Hà và Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh và các đồng nghiệp trong ngành đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn này. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015. Tác giả Nguyễn Đức Thủy iii DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT E. coli : Escherichia coli EPEC : Enteropathogenic Escherichia coli ETEC : Enterotoxigenic Escherichia coli BHI : Brain-heart infusion cs : Cộng sự Nxb : Nhà xuất bản PCR : Polymerase Chain Reaction SLT : Shiga-like toxin SLT1 : Shiga-like toxin 1 SLT2 : Shiga-like toxin 2 ST (a,b) : Heat- Slable toxin (a,b) LT : Heat-Labile toxin Tr : trang TT : Thể trọng VP : Voges Pros Kaver VT2e : Verotoxin 2e VTEC : Verotoxigenic Escherichia coli iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Đặc tính sinh hóa của E. coli ................................................................... 37 Bảng 2.2. Bảng đánh giá mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh (NCCLS - 2002) .....................................................................................40 Bảng 3.1. Tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại huyện Đầm Hà và Hải Hà .....................................................................................................41 Bảng 3.2. Tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo lứa tuổi .............. 44 Bảng 3.3. Tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo mùa vụ ............... 48 Bảng 3.4. Tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo phương thức chăn nuôi .........................................................................................................50 Bảng 3.5. Tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy theo giống ................................................. 53 Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng ở lợn bị bệnh tiêu chảy ........................................ 55 Bảng 3.7. Bệnh tích đại thể của lợn con chết do tiêu chảy ...................................... 56 Bảng 3.8. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ phân của lợn con tiêu chảy ........... 58 Bảng 3.9. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ bệnh phẩm của lợn con tiêu chảy . 59 Bảng 3.10. Kết quả giám định một số đặc tính sinh hoá của các chủng E. coli phân lập được ..................................................................................................62 Bảng 3.11. Kết quả xác định serotype kháng nguyên O của các chủng E. coli phân lập được ..................................................................................................63 Bảng 3.12. Kết quả xác định khả năng dung huyết của các chủng E. coli phân lập được ........................................................................................................65 Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra độc lực của một số chủng vi khuẩn E. coli trên chuột bạch .........................................................................................................66 Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ với vi khuẩn E. coli phân lập được .... 68 Bảng 3.15. Kết quả thử nghiệm hai phác đồ điều trị tiêu chảy ở lợn con ................ 70 v DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 3.1. Biểu đồ về tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại huyện Đầm Hà và Hải Hà .............................................................................................43 Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo lứa tuổi .. 45 Hình 3.3. Biểu đồ về tỷ lệ lợn con mắc bệnh và chết do tiêu chảy theo mùa .......... 48 Hình 3.4. Biểu đồ về tỷ lệ lợn con mắc bệnh và chết do tiêu chảy theo phương thức chăn nuôi ...................................................................................................52 Hình 3.5. Biểu đồ về tỷ lệ lợn con mắc bệnh và chết do tiêu chảy theo giống ........ 54 Hình 3.6. Biểu đồ về tỷ lệ các cơ quan có bệnh tích ở lợn bị tiêu chảy ................... 57 Hình 3.7. Biều đồ về tỷ lệ các mẫu bệnh phẩm dương tính với E. coli ................... 60 Hình 3.8. Biểu đồ xác định tỷ lệ các serotype kháng nguyên O của vi khuẩn E. coli phân lập từ lợn con tiêu chảy ....................................................................63 vi MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIÊN CỦA ĐỀ TÀI .................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4 1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA CỦA LỢN CON ........................................ 4 1.1.1. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con ......................................................................... 4 1.1.2. Khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn con ........................................................ 5 1.2. MỘT SỐ HIỂU BIẾT CHUNG VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY ......................5 1.2.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy ....................................................................5 1.2.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn .........................................................6 1.2.3. Bệnh lý và lâm sàng của hội chứng tiêu chảy ................................................10 1.2.4. Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ................................................12 1.2.5. Biện pháp phòng trị tiêu chảy cho lợn ...........................................................13 1.3. VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI .................................................................. 17 1.3.1. Đặc điểm hình thái ......................................................................................... 17 1.3.2. Đặc điểm cấu trúc .......................................................................................... 17 1.3.3. Đặc tính sinh vật học của vi khuẩn E. coli ................................................19 1.3.4. Đặc tính gây bệnh của vi khuẩn E. coli ......................................................... 20 1.3.5. Khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn E. coli ............................... 24 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ............................ 25 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................... 25 1.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................28 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................31 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ..........................31 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................31 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................31 vii 2.1.3. Thời gian nghiên cứu .....................................................................................31 2.2. VẬT LIỆU DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU ....................................................31 2.2.1. Mẫu bệnh phẩm ..............................................................................................31 2.2.2. Động vật thí nghiệm .......................................................................................31 2.2.3. Các loại hoá chất và thiết bị, dụng cụ ............................................................31 2.2.4. Các loại kháng huyết thanh chuẩn để định type vi khuẩn E. coli phân lập được (do Nhật Bản - JICA cung cấp) ................................................................................32 2.2.5. Máy móc, thiết bị ...........................................................................................33 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................33 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi tại huyện Đầm Hà và Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ......................................................33 2.3.2. Bệnh tích đại thể của lợn con chết do tiêu chảy .............................................33 2.3.3. Phân lập và xác định một số đặc tính sinh hóa của các chủng E. coli phân lập được ..........................................................................................................................33 2.3.4. Xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được .....33 2.3.5. Kiểm tra độc lực của vi khuẩn E. coli qua tiêm truyền chuột bạch ...............33 2.3.6. Kết quả xác định tính mẫn cảm của vi khuẩn E. coli phân lập được với một số loại kháng sinh ......................................................................................................... 33 2.3.7. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị tiêu chảy do E. coli ở lợn con ..............33 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................34 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học .............................................................34 2.4.2. Phương pháp phân lập vi khuẩn E. coli trên môi trường nuôi cấy ................34 2.4.3. Phương pháp giám định đặc tính sinh hoá của vi khuẩn E. coli .................... 36 2.4.4. Xác định serotype kháng nguyên O của vi khuẩn E. coli bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính ..............................................................................37 2.4.5. Phương pháp xác định khả năng dung huyết của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập ....................................................................................................................38 2.4.6. Phương pháp xác định độc lực của các chủng vi khuẩn E. coli ....................39 2.4.7. Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập ..............................................................................................39 2.4.8. Thử nghiệm phác đồ điều trị tiêu chảy cho lợn con ....................................... 40 viii 2.4.9. Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................................40 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 41 3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON DƯỚI 2 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN ĐẦM HÀ VÀ HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH ......... 41 3.1.1. Tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại địa phương nghiên cứu . 41 3.1.2. Tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo lứa tuổi ..................... 44 3.1.3. Tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo mùa .......................... 47 3.1.4. Tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo phương thức chăn nuôi .... 50 3.1.5. Tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy theo giống ....................................................... 53 3.2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ CỦA LỢN CON MẮC TIÊU CHẢY ..................................................................................................55 3.2.1. Triệu chứng lâm sàng ở lợn con tiêu chảy ..................................................... 55 3.2.2. Bệnh tích đại thể ở lợn con chết do tiêu chảy ................................................ 56 3.3. PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA CÁC CHỦNG E. COLI PHÂN LẬP TỪ LỢN CON TIÊU CHẢY ....................................................58 3.3.1. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ phân lợn con tiêu chảy ........................ 58 3.3.2. Tỷ lệ các loại mẫu dương tính với vi khuẩn E. coli ....................................... 59 3.3.3. Kết quả giám định một số đặc tính sinh hoá của các chủng E. coli phân lập ..... 61 3.3.4. Kết quả xác định serotype kháng nguyên O của các chủng E. coli phân lập được .......................................................................................................................... 62 3.3.5. Xác định khả năng dung huyết của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được ..........................................................................................................................65 3.3.6. Kiểm tra độc lực của vi khuẩn E. coli qua tiêm truyền chuột bạch ...............66 3.3.7. Kết quả xác định tính mẫn cảm của vi khuẩn E. coli phân lập được với một số loại kháng sinh ......................................................................................................... 67 3.3.8. Thử nghiệm phác đồ điều trị tiêu chảy do E. coli gây ra ở lợn con ............... 69 3.3.9. Đề xuất một số biện pháp phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con……………….71 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 72 1. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 72 2. ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................74 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã và đang phát triển ổn định, trong đó Nông nghiệp là ngành có đóng góp hết sức quan trọng vào sự tăng trưởng chung của đất nước. Ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn đã trở thành một ngành sản xuất chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Chăn nuôi lợn không chỉ dừng lại ở tập quán sản xuất đơn thuần, mà ngày càng được người chăn nuôi chú ý đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng. Đến nay, các sản phẩm từ chăn nuôi lợn không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Để chăn nuôi lợn phát triển, công tác phòng chống dịch bệnh chiếm vị trí quan trọng. Hiện nay, ngoài một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã và đang được khống chế như: Bệnh tai xanh, dịch bệnh tả lợn, bệnh tụ huyết trùng, bệnh đóng dấu lợn... thì hội chứng tiêu chảy ở lợn cũng xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại đáng kể cho chăn nuôi tại nhiều nông hộ và trang trại. Tiêu chảy là một hội chứng bệnh lý thường gặp ở lợn, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ lợn con mới sinh cho đến độ tuổi sinh sản. Ngoài gây chết, tiêu chảy còn làm cho lợn con còi cọc, chậm lớn, tăng tiêu tốn thức ăn, tốn kém tiền thuốc điều trị, những con đã mắc bệnh về sau thường cho sản phẩm chất lượng thấp, thậm chí thường bị loại thải. Tiêu chảy ở lợn con xảy ra lúc ồ ạt, lúc lẻ tẻ, phụ thuộc vào các yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng và sự thay đổi thời tiết. Khi lợn mắc tiêu chảy, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ chết rất cao. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra (vi khuẩn, vius, thức ăn, vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu...). Xét về yếu tố vi sinh vật, nhiều tác giả trên thế giới đều thống nhất nhận định: Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) thuộc nhóm có khả năng sản sinh độc tố đường ruột (Enteroxigenic E. coli - ETEC), là một trong số các nguyên nhân chính thường gặp, gây tiêu chảy cho lợn ở lứa tuổi này. 2 Việc sử dụng kháng sinh được coi là một trong những biện pháp có hiệu quả để phòng và điều trị tiêu chảy cho gia súc nói chung và cho lợn con nói riêng. Nhưng trong những năm gần đây, việc dùng kháng sinh không được hướng dẫn và quản lý chặt chẽ, phần lớn phụ thuộc vào sự chủ quan của người bán thuốc và sử dụng tuỳ tiện của người chăn nuôi, dẫn đến tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn, từ đó hiệu quả điều trị bệnh không cao, thậm chí một số thuốc không còn tác dụng. Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông bắc Việt Nam có đường biên giới dài 132,8 km giáp Trung Quốc và bờ biển duyên hải chạy dài 200 hải lý. Quảng Ninh còn tiếp giáp với các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Phòng. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa hè nhiệt độ từ 20 - 380C, mùa đông nhiệt độ có thể xuống tới 3 - 40C, sự thay đổi nhiệt độ ở các mùa rất thuận lợi cho hội chứng tiêu chảy ở lợn phát triển. Ở một số địa phương xa trung tâm, vùng dân tộc thiểu số tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ theo hình thức hộ gia đình, người chăn nuôi còn hiểu biết rất ít về kỹ thuật chăn nuôi là một trong những nguyên nhân làm lợn mắc tiêu chảy cao, đặc biệt là lợn con. Lợn tiêu chảy bị chết nhiều, điều trị ít hiệu quả và là nỗi lo thường trực của người chăn nuôi. Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực tế chăn nuôi lợn ở một số địa phương của tỉnh Quảng Ninh, để có cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, xây dựng và đề xuất biện pháp phòng tiêu chảy có hiệu quả, nhằm hạn chế những thiệt hại do vi khuẩn E. coli gây ra cho lợn, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con dưới 2 tháng tuổi tại huyện Đầm Hà và Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh, biện pháp phòng trị”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xác định một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại 2 huyện Đầm Hà và Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. - Xác định vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con ở hai huyện trên. - Đề xuất phác đồ điều trị tiêu chảy cho lợn con đạt hiệu quả cao tại địa phương. 3 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài xác định được một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy ở lợn con và vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy tại 2 huyện Đầm Hà và Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo, đồng thời bổ sung tư liệu tham khảo cho cán bộ thú y và người chăn nuôi. - Xác định được phác đồ điều trị có hiệu quả, giúp cán bộ thú y cơ sở và các hộ chăn nuôi phòng trị tiêu chảy cho lợn, góp phần giảm thiệt hại và tăng hiệu quả trong chăn nuôi lợn. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA CỦA LỢN CON 1.1.1. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con Ở gia súc non sau khi sinh ra, chức năng của các cơ quan trong cơ thể nhất là cơ quan tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, nồng độ HCl và các men tiêu hóa chưa đảm nhiệm đầy đủ chức năng tiêu hóa, rất dễ gây rối loạn trao đổi chất, hậu quả dễ nhận biết là rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy, còi cọc, thiếu máu và chậm lớn. Trong dịch vị của gia súc non chưa có đủ lượng axit HCl tự do nên không hoạt hóa được men pepsin, vì vậy không tiêu hóa hết sữa mẹ, trong khi đó sữa mẹ lại là môi trường phát triển tốt của nhiều loại vi khuẩn. Cù Xuân Dần và cs. (1996) [8] cho rằng, trong dịch vị của lợn con dưới 1 tháng tuổi không có HCl tự do, vì lúc này axit tiết ra ít và nhanh chóng liên kết với dịch nhầy. Do vậy, vi sinh vật có điều kiện phát triển và gây bệnh viêm dạ dày, viêm ruột ở lợn con. Ở lợn con có giai đoạn không có axit HCl trong dạ dày, giai đoạn này được coi là giai đoạn thích ứng cần thiết tự nhiên. Chính nhờ sự thích ứng này, cơ thể lợn con mới có khả năng hấp thu được kháng thể qua sữa đầu của lợn mẹ. Trong giai đoạn này, dịch vị không có hoạt tính phân giải protein mà chỉ có hoạt tính làm vón sữa nên albumin và globulin được chuyển xuống ruột và thẩm thấu vào máu. Khi lợn trên 15 ngày tuổi, tình trạng thiếu axit HCl ở dạ dày không còn là sự cần thiết sinh lý bình thường nữa. Việc cho lợn con tập ăn sớm và cai sữa sớm đã rút ngắn được giai đoạn thiếu axit HCl, hoạt hóa hoạt động tiết dịch, giúp tăng khả năng tạo các đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Giai đoạn sau cai sữa sẽ là một giai đoạn khó khăn đối với lợn con khi chuyển từ sữa mẹ sang ăn các loại thức ăn khác. Điều đó có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và gây ra bệnh, dẫn đến kết quả là lợn con có thể chết hoặc sau khi khỏi thì còi cọc chậm lớn. 5 Ngoài ra, lợn con còn chịu nhiều tác động của môi trường ngoại cảnh là những tác nhân stress ảnh hưởng lớn đến sức đề kháng của lợn con. 1.1.2. Khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn con Là khả năng của cơ thể đáp ứng lại các kích thích của mầm bệnh khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Ở gia súc non, mầm bệnh có nhiều thuận lợi khi xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Trong hệ thống tiêu hóa của lợn con, lượng enzym tiêu hóa và lượng axit HCl tiết ra còn ít, chưa đủ đáp ứng cho quá trình tiêu hóa, làm cho quá trình tiêu hóa kém, hấp thu kém; thức ăn trong đường tiêu hóa dễ lên men và các loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E. coli… xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây tiêu chả cho lợn con. Ngoài ra, ở gia súc non, các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu như bổ thể, protein liên kết, lizozym được tổng hợp còn ít, phản ứng của đại thực bào rất yếu. Vì thế, ở gia súc non không những chưa có kháng thể đặc hiệu mà kháng thể không đặc hiệu cũng rất yếu. Chính vì vậy, lợn con cần phải được bú sữa đầu để tiếp thu kháng thể từ mẹ, từ đó tăng sức đề kháng chống lại mầm bệnh. Do cấu tạo đặc biệt của gia súc non nên tiêu chảy thường xảy ra ở giai đoạn lợn con tập ăn và cai sữa. Bên cạnh đó, sự phát triển hệ vi sinh vật trong đường ruột của gia súc non và tạo ra thế cân bằng nhằm khắc phục, hạn chế loạn khuẩn trong quá trình phát triển của cơ thể gia súc non là rất quan trọng. Để hạn chế hội chứng tiêu chảy ở lợn con, cần tiêm phòng cho lợn mẹ và tạo cho gia súc non điều kiện sống tốt, tránh các yếu tố bất lợi tác động vào cơ thể như chế độ ăn uống không hợp lý, khẩu phần thức ăn không đảm bảo dinh dưỡng, ăn không đúng giờ, thời tiết thay đổi đột ngột, chế độ chăm sóc không thích hợp sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể gây tiêu chảy. 1.2. MỘT SỐ HIỂU BIẾT CHUNG VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY 1.2.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy Theo Phạm Ngọc Thạch (1996) [48], hội chứng tiêu chảy là hội chứng bệnh lý đường tiêu hoá, là hiện tượng con vật thải phân nhanh, nhiều lần trong ngày, tỷ lệ nước trong phân cao đến 80 - 90% do rối loạn chức năng tiêu hoá (ruột tăng cường 6 co bóp và tiết dịch) hoặc chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của phân gia súc bình thường khi gia súc đang thích ứng với những thay đổi trong khẩu phần ăn. Tiêu chảy xảy ra ở nhiều bệnh và bản thân nó không phải là bệnh đặc thù (Archie H., 2000 [2]). Tuỳ theo đặc điểm, tính chất, diễn biến bệnh, hoặc loài gia súc, hoặc nguyên nhân chính gây bệnh mà hội chứng tiêu chảy được gọi bằng tên khác nhau như: bệnh xảy ra đối với gia súc non theo mẹ gọi là bệnh lợn con ỉa phân trắng, hay bê nghé phân trắng; còn ở gia súc sau cai sữa là chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hoá, hoặc hội chứng rối loạn tiêu hoá… Nếu xét về nguyên nhân chính gây bệnh thì có các tên gọi như: bệnh Colibacillosis do vi khuẩn E. coli gây ra, bệnh phó thương hàn lợn do vi khuẩn Samonella spp. gây ra, bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) do Coronavirus gây ra,… Song, với bất kỳ cách gọi thế nào thì tiêu chảy luôn được đánh giá là hội chứng phổ biến trong các dạng bệnh của đường tiêu hoá, xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc các triệu chứng chung là: ỉa chảy, mất nước và chất điện giải, suy kiệt, có thể dẫn đến chết (Archie H., 2000 [2]). 1.2.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn Tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý có liên quan đến nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy việc phân biệt rạch ròi giữa các nguyên nhân gây tiêu chảy là rất khó khăn (Phạm Ngọc Thạch, 1996 [48], Lê Minh Chí, 1995 [6]). Tiêu chảy có thể do một số nguyên nhân quan trọng như sau: 1.2.2.1. Do môi trường ngoại cảnh Môi trường ngoại cảnh là một trong ba yếu tố cơ bản gây ra dịch bệnh, mối quan hệ giữa Cơ thể - Mầm bệnh - Môi trường là nguyên nhân của sự không ổn định về sức khoẻ, dẫn đến phát sinh bệnh (Nguyễn Như Thanh và cs., 1997 [49]). Môi trường ngoại cảnh bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, các điều kiện về chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại, sự di chuyển, thức ăn, nước uống… Khi gia súc bị nhiễm lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực 7 bào, làm cho gia súc dễ bị nhiễm khuẩn và bị bệnh (Hồ Văn Nam và cs., 1997 [33]). Khẩu phần ăn cho vật nuôi không thích hợp, trạng thái thức ăn không tốt, thức ăn kém chất lượng như mốc, thối và nhiễm các tạp chất, các vi sinh vật có hại dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá kèm theo viêm ruột, ỉa chảy ở gia súc (Trịnh Văn Thịnh, 1985 [50], Hồ Văn Nam và cs., 1997 [33]). Khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, thay đổi đột ngột về thức ăn, vitamin, protein, thời tiết, vận chuyển…làm giảm sức đề kháng của con vật thì vi khuẩn thường trực sẽ tăng độc tố và gây bệnh (Bùi Quý Huy, 2003 [24]). Như vậy, nguyên nhân môi trường ngoại cảnh gây ra hôi chứng tiêu chảy không mang tính đặc hiệu mà mang tính tổng hợp. Lạnh và ẩm gây rối loạn hệ thống điều hoà trao đổi nhiệt của cơ thể lợn, dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, từ đó các mầm bệnh trong đường tiêu hoá có thời cơ tăng cường độc lực và gây bệnh. 1.2.2.2. Nguyên nhân do vi sinh vật Vi sinh vật bao gồm các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc. Chúng vừa là nguyên nhân nguyên phát, cũng vừa là nguyên nhân thứ phát gây tiêu chảy. * Tiêu chảy do vi khuẩn: Một số vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột như E. coli, Salmonella spp., Shigella, Klebsiella, C. perfringens… là những vi khuẩn quan trọng, gây rối loạn tiêu hoá, gây viêm ruột, tiêu chảy ở người và nhiều loài động vật. Đào Trọng Đạt và cs. (1996) [14] cho biết: vi khuẩn E. coli chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy (45,6%). Trong đường tiêu hoá của gia súc có hệ vi khuẩn gọi là hệ vi khuẩn đường ruột, được chia thành 2 loại, trong đó vi khuẩn có lợi có tác dụng lên men phân giải các chất dinh dưỡng, giúp cho quá trình tiêu hoá được thuận lợi; và vi khuẩn có hại, khi có điều kiện thì gây bệnh. Theo Lê Văn Tạo (1996) [46], họ vi khuẩn đường ruột gồm những vi khuẩn cộng sinh thường trực trong đường ruột. Những vi khuẩn này, muốn từ trạng thái cộng sinh trở thành gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện: 8 - Cơ thể vật chủ có cấu trúc giúp cho vi khuẩn thực hiện được chức năng bám dính. - Vi khuẩn phải có khả năng sản sinh các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là sản sinh độc tố, trong đó quan trọng nhất là độc tố đường ruột Enterotoxin. - Vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô của niêm mạc ruột, từ đó phát triển nhân lên. Một số vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột là E. coli, Salmonella spp., Shigella, Klebsiella, Cl. perfringens… là những vi khuẩn quan trọng gây ra rối loạn tiêu hoá, viêm ruột, tiêu chảy ở người và nhiều loài động vật. Hồ Văn Nam và cs. (1997) [33], Archie H. (2000) [2] nhấn mạnh: vi khuẩn đường ruột có vai trò không thể thiếu trong hội chứng tiêu chảy ở vật nuôi. Nguyễn Như Pho (2003) [38] cho rằng, khả năng gây bệnh của các loại vi khuẩn đối với lứa tuổi lợn khác nhau. Đối với lợn con theo mẹ, lợn sau cai sữa hoặc giai đoạn đầu nuôi thịt thì tỷ lệ mắc tiêu chảy do Salmonella cao hơn; giai đoạn từ lúc sơ sinh đến sau khi cai sữa thường do E. coli; lứa tuổi 6 - 12 tuần thường do xoắn khuẩn Treponema hyodysenterriae; vi khuẩn yếm khí Cl. perfringens thường gây bệnh nặng cho lợn con theo mẹ trong khoảng 1 tuần tuổi đến cai sữa. Phạm Sỹ Lăng (2009) [31] cho biết, tiêu chảy ở lợn do vi khuẩn chủ yếu có trong những bệnh sau: - Bệnh do vi khuẩn E. coli - Bệnh hồng lỵ do vi khuẩn Treponema hyodysenteriae - Bệnh do vi khuẩn Campylobacter - Bệnh do vi khuẩn Salmonella - Bệnh do vi khuẩn Clostridium perfringens * Tiêu chảy do virus: Virus cũng là tác nhân gây tiêu chảy ở lợn. Sự xuất hiện của virus đã làm tổn thương niêm mạc ruột, làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và thường gây ỉa chảy ở dạng cấp tính với tỷ lệ chết cao (Phạm Ngọc Thạch, 1996 [48]). Rotavirus và Coronavirus là những virus gây tiêu chảy quan trọng ở gia súc non mới sinh như nghé, dê, cừu con, lợn con, ngựa con và đặc biệt là bê, do những 9 virus này có khả năng phá huỷ màng ruột và gây tiêu chảy nặng (Archie H., 2000 [2]). Các nghiên cứu trong nước của Lê Minh Chí (1995) [6] và Nguyễn Như Pho (2003) [38] cho rằng: Rotavirus và Coronavirus gây tiêu chảy chủ yếu cho lợn con trong giai đoạn theo mẹ, với các triệu chứng tiêu chảy cấp tính, nôn mửa, mất nước với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. * Tiêu chảy do nấm mốc: Thức ăn khi chế biến hoặc bảo quản không đúng kỹ thuật dễ bị nấm mốc. Một số loài nấm mốc như: Aspergillus, Penicillium, Fusarium… có khả năng sản sinh nhiều loại độc tố, nhưng quan trọng nhất là nhóm độc tố Aflatoxin (Aflatoxin B1, B2, G1, G2, M1). Độc tố Aflatoxin gây độc cho người và gia súc, gây bệnh nguy hiểm nhất cho con người là ung thư gan, huỷ hoại gan, độc cho thận, sinh dục và thần kinh. Độc tố Aflatoxin gây độc cho nhiều loài gia súc, gia cầm, mẫn cảm nhất là vịt, gà, tiếp theo là lợn và các gia súc khác. Lợn khi nhiễm độc thường bỏ ăn, thiếu máu, vàng da, ỉa chảy, ỉa chảy ra máu. Nếu trong khẩu phần có 500 - 700mg Aflatoxin/kg thức ăn sẽ làm cho lợn con chậm lớn, còi cọc, giảm sức đề kháng với các bệnh truyền nhiễm khác (Lê Thị Tài, 1997 [44]). 1.2.2.3. Tiêu chảy do ký sinh trùng Có nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh tiêu chảy ở lợn như: cầu trùng Eimeria, Isospora suis, Crytosporidium, giun đũa Ascaris suum, giun tóc Trichuris suis… hoặc một số loài giun tròn lớp Nematoda khác (Strongloides, Haemonchus, Mecistocirrus…). Bệnh do cầu trùng Isospora suis và Crytosporidium thường tập trung vào giai đoạn lợn con từ 5 - 25 ngày tuổi, còn ở lợn trên 2 tháng tuổi do cơ thể đã tạo được miễn dịch đối với bệnh cầu trùng, nên lợn chỉ mang mầm bệnh mà ít khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, 2003 [38]). Cầu trùng và một số loại giun tròn (giun đũa, giun tóc, giun lươn) là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn sau cai sữa nuôi trong các hộ gia đình 10 tại Thái Nguyên (Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 2006 [28]; Thân Thị Đang, 2010 [13]). Đặc điểm chủ yếu của tiêu chảy do ký sinh trùng là con vật mắc bệnh bị tiêu chảy nhưng không liên tục, có sự xen kẽ giữa tiêu chảy và bình thường, cơ thể thiếu máu, da nhợt nhạt, gia súc kém ăn, thể trạng sa sút. Như vậy có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, nhưng theo một số nhà khoa học đã nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở lợn (Nguyễn Thị Nội, 1985 [34]; Lê Văn Tạo, 1993 [45]; Hồ Văn Nam và cs., 1997 [33]), dù nguyên nhân nào gây tiêu chảy cho lợn đi nữa, cuối cùng cũng là quá trình nhiễm khuẩn, vi khuẩn kế phát gây viêm ruột, làm tiêu chảy nặng thêm, có thể dẫn đến chết hoặc viêm ruột mãn tính. 1.2.3. Bệnh lý và lâm sàng của hội chứng tiêu chảy 1.2.3.1. Cơ chế sinh bệnh Hội chứng tiêu chảy là quá trình rối loạn chức phận bộ máy tiêu hoá và nhiễm khuẩn. Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời, hoặc cũng có thể quá trình này trước, quá trình kia sau và ngược lại, song không thể phân biệt rõ được từng quá trình. Theo Phạm Ngọc Thạch (1996) [48], khi thiếu mật thì tới 60% lượng mỡ không tiêu hoá được, gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu và ỉa chảy, hoặc việc giảm hấp thu cũng dẫn đến ỉa chảy. Vũ Văn Ngữ (1975) [37], Trịnh Văn Thịnh (1985) [50] cho rằng: do một tác nhân bất lợi nào đó, trạng thái cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loài nào đó sinh sản quá nhiều sẽ gây hiện tượng loạn khuẩn, gây ra sự biến động nhóm vi khuẩn đường ruột, cũng như nhóm vi khuẩn vãng lai, các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội tăng mạnh cả về số lượng và độc lực, các vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hoá do không cạnh tranh nổi nên giảm đi, cuối cùng loạn khuẩn xảy ra, chức năng hấp thu bị rối loạn, gây tiêu chảy. 1.2.3.2. Triệu chứng lâm sàng của hội chứng tiêu chảy Biểu hiện lâm sàng của hội chứng tiêu chảy ở gia súc là hậu quả của sự biến đổi về tổ chức, tình trạng mất nước và chất điện giải, trạng thái trúng độc của cơ thể bệnh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng