Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà,...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt đối với vaccine h5n1 tại 03 huyện tĩnh gia, quảng xương, như thanh tỉnh thanh hóa, biện pháp khống chế

.PDF
87
345
126

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ VĂN LƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH CÚM GIA CẦM VÀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA GÀ, VỊT ĐỐI VỚI VACCINE H5N1 TẠI 03 HUYỆN TĨNH GIA, QUẢNG XƯƠNG, NHƯ THANH TỈNH THANH HÓA, BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y THÁI NGUYÊN - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ VĂN LƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH CÚM GIA CẦM VÀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA GÀ, VỊT ĐỐI VỚI VACCINE H5N1 TẠI 03 HUYỆN TĨNH GIA, QUẢNG XƯƠNG, NHƯ THANH TỈNH THANH HÓA, BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ Ngành: Thú y Mã số: 60 64 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. ĐẶNG XUÂN BÌNH THÁI NGUYÊN - 2015 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của nhiều cá nhân và tập thể tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Trước hết tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giảng viên hướng dẫn khoa học PGS. TS. Đặng Xuân Bình người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý của các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Chẩn đoán Thú y Vùng 3 (Vinh), Cục thú y Trung ương, Ban lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa, Ban lãnh đạo Trạm thú y huyện Tỉnh Gia, Quảng Xương và Như Thanh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn gia đình và những người thân, các cán bộ, đồng nghiệp luôn luôn động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Văn Lương ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, lần đầu tiên được triển khai trên địa bàn 3 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Văn Lương iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4 1.1. Giới thiệu chung về cúm gia cầm ........................................................................4 1.2. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới và trong nước .....................................5 1.2.1. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới .........................................................5 1.2.2. Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam ..........................................................6 1.2.3. Tình hình dịch cúm gia cầm tại Thanh Hóa ......................................................8 1.3. Đặc điểm sinh học của virus cúm type A.............................................................9 1.3.1. Đặc điểm cấu trúc chung của virus thuộc họ Orthomyxoviridae......................9 1.3.2. Đặc điểm hình thái, cấu trúc của virus cúm type A ........................................10 1.3.3. Đặc tính kháng nguyên của virus cúm type A ................................................11 1.3.4. Thành phần hóa học của virus.........................................................................13 1.3.5. Quá trình nhân lên và tác động gây bệnh của virus ........................................13 1.3.6. Độc lực của virus.............................................................................................14 1.3.7. Danh pháp .......................................................................................................15 1.3.8. Phân loại virus .................................................................................................15 1.3.9. Nuôi cấy và lưu giữ virus cúm gà ...................................................................16 1.3.10. Miễn dịch chống bệnh cúm gia cầm .............................................................16 1.4. Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm ...........................................................................20 1.4.1. Phân bố dịch ....................................................................................................20 1.4.2. Động vật cảm nhiễm .......................................................................................20 1.4.3. Động vật mang virus .......................................................................................21 1.4.4. Sự truyền lây ...................................................................................................22 1.4.5. Sức đề kháng của virus cúm............................................................................23 1.5. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh cúm gia cầm...................................................23 1.5.1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gia cầm .................................................23 iv 1.5.2. Bệnh tích của bệnh cúm gia cầm ....................................................................24 1.6. Chẩn đoán bệnh ..................................................................................................25 1.7. Kiểm soát bệnh ...................................................................................................26 1.8. Vaccine phòng bệnh cúm gia cầm .....................................................................27 1.8.1. Các loại vaccine phòng bệnh cúm gia cầm hiện nay ......................................28 1.8.2. Một số loại vaccine phòng bệnh cúm gia cầm và cách sử dụng .....................29 1.9. Nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh cúm gia cầm .....................................30 Chương 2: NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....32 2.1. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................32 2.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm trên phạm vi cả nước và ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012-2014 ......................................................................32 2.1.2. Nghiên cứu sự đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của đàn gà, vịt được tiêm phòng vaccine H5N1 năm 2014 tại 3 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương và Như Thanh tỉnh Thanh Hóa ..............................................................................32 2.1.3. Giám sát sự lưu hành virus cúm trên đàn gia cầm đã được tiêm phòng vaccine type A H5N1 .....................................................................................................32 2.1.4. Đề xuất biện pháp khống chế dịch cúm gia cầm tại 3 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Như Thanh nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung............................33 2.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................33 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................33 2.2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu .......................................................................33 2.3. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................33 2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................33 2.4.1. Phương pháp điều tra dịch tễ học ....................................................................33 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của đàn gia cầm sau tiêm vaccine H5N1 .............................................................................34 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................44 3.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm trên phạm vi cả nước và ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012-2014 ......................................................................44 3.1.1. Diễn biến bệnh cúm gia cầm giai đoạn từ 2012 đến 2014 trên phạm vi cả nước ..................................................................................................................44 v 3.1.2. Tổng hợp tình hình bệnh cúm gia cầm H5N1 tại các địa phương trên phạm vi cả nước trong năm 2014 ...................................................................................45 3.1.3. Tình hình bệnh cúm type A H5N1 ở gà tại 3 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương và Như Thanh năm 2014 ..................................................................................49 3.1.4. Tình hình bệnh cúm type A H5N6 ở gà tại 3 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương và Như Thanh năm 2015 ..................................................................................49 3.1.5. Tình hình bệnh cúm gia cầm type A theo phương thức chăn nuôi tại 3 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương và Như Thanh ...........................................................51 3.1.6. Tình hình gà mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 theo quy mô đàn gia cầm trong năm 2014 ..........................................................................................................53 3.2. Nghiên cứu sự đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của đàn gà, vịt được tiêm phòng vaccine H5N1 năm 2014 tại 3 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương và Như Thanh tỉnh Thanh Hóa ..............................................................................56 3.2.1. Kết quả tiêm phòng vaccine cúm cho đàn gia cầm tại 3 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Như Thanh ...............................................................................56 3.2.2. Giám sát lâm sàng trên đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm H5N1 57 3.2.3. Giám sát huyết thanh học của đàn gà sau khi được tiêm phòng vaccine cúm H5N1.................................................................................................................59 3.2.4. Khảo sát đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của vịt được tiêm vaccine cúm A H5N1 .....................................................................................................63 3.3. Giám sát sự lưu hành virus cúm trên đàn gia cầm đã được tiêm phòng vaccine type A H5N1 .....................................................................................................65 3.4. Đề xuất biện pháp khống chế dịch cúm gia cầm tại 3 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Như Thanh nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung............................66 3.4.1. Nguyên nhân dịch cúm gia cầm tiếp tục xảy ra tại các địa phương................66 3.4.2. Đề xuất biện pháp khống chế dịch cúm gia cầm.............................................67 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................69 5.1. Kết luận ..............................................................................................................69 5.2. Đề nghị ...............................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................71 vi DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ARN Acid ribonucleic Ct Cycle threshold Cs Cộng sự GMT Geometic Mean Titer H Hemagglutinin HPAI High Pathogenicity Avian Influenza KT Kiểm tra N Neuraminidase NNo & PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn OIE Office International Epizooties PBS Phosphate Buffered Saline RT - PCR Reverse Transcription - Polymerase Chain Reaction RTRT - PCR Real time Reverse Transcription - Polymerase Chain Reaction WHO World Health Organization XN Xét nghiệm vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Trình tự chuỗi của mẫu dò và Primer cho RTRT - PCR phát hiện cúm gia cầm ...........................................................................................................38 Bảng 2.2. Chu kỳ nhiệt của bước phiên mã ngược (RT) dùng cho Quiagen one step RT - PCR kit .............................................................................................41 Bảng 2.3. Chu kỳ nhiệt cho tổng hợp gen và các cặp mồi ........................................41 Bảng 3.1: Kết quả điều tra tình hình bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2012 – 2014 trên phạm vi cả nước .......................................................................................44 Bảng 3.2: Kết quả điều tra tình hình bệnh cúm gia cầm H5N1 tại các địa phương trong năm 2014.........................................................................................46 Bảng 3.3: Kết quả điều tra bệnh cúm gia cầm type A H5N1 năm 2014 ở gà tại 3 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương và Như Thanh ........................................49 Bảng 3.4: Kết quả điều tra bệnh cúm gia cầm type A H5N6 năm 2015 ở gà tại 3 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương và Như Thanh ........................................50 Bảng 3.5: Kết quả điều tra gia cầm mắc bệnh cúm gia cầm type A H5N1 trong năm 2014 theo phương thức chăn nuôi ............................................................51 Bảng 3.6: Kết quả điều tra gia cầm mắc bệnh cúm gia cầm type A H5N6 trong năm 2015 theo phương thức chăn nuôi ............................................................52 Bảng 3.7: Kết quả điều tra tình hình gà nuôi tại Tĩnh Gia, Quảng Xương, Như Thanh năm 2014 mắc cúm gia cầm type A H5N1 theo quy mô đàn .......54 Bảng 3.8: Kết quả điều tra tình hình gà, vịt nuôi tại Tĩnh Gia, Quảng Xương, Như Thanh năm 2015 mắc cúm gia cầm type A H5N6 theo quy mô đàn .......55 Bảng 3.9: Kết quả tiêm phòng vaccine cúm H5N1 tại 3 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương và Như Thanh tỉnh Thanh Hóa năm 2014 ...................................56 Bảng 3.10: Kết quả theo dõi độ an toàn của vaccine cúm H5N1 (Vaccine cúm A H5N1 vô hoạt nhũ dầu NAVET-Vifluvac) trên đàn gia cầm được tiêm phòng ........................................................................................................58 Bảng 3.11: Kết quả giám sát đàn gia cầm trước khi tiêm vaccine H5N1 .................59 Bảng 3.12: Hiệu giá kháng thể của gà được tiêm vaccine H5N1 (Vaccine cúm A H5N1 vô hoạt nhũ dầu NAVET-Vifluvac) ..............................................60 viii Bảng 3.13: Tần số phân bố các mức kháng thể của gà được tiêm vaccine H5N1 ....63 Bảng 3.14: Hiệu giá kháng thể trung bình của vịt được tiêm vaccine cúm A H5N164 Bảng 3.15: Phân bố hiệu giá kháng thể của đàn vịt trong tỉnh được tiêm vaccine cúm A H5N1 (Vaccine cúm A H5N1 vô hoạt nhũ dầu NAVET- Vifluvac) qua các thời điểm .....................................................................65 Bảng 3.16: Kết quả giám sát lưu hành virus cúm type A H5N1 trên đàn gà đã được tiêm phòng vaccine...................................................................................66 ix DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Virus cúm H5N1 .......................................................................................10 Hình 3.1: Biểu đồ so sánh tình dịch cúm gia cầm H5N1 trong 3 năm .....................45 Hình 3.2: Bản đồ dịch tễ dịch cúm gia cầm H5N1 năm 2014 trên phạm vi cả nước47 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh Hóa là tỉnh nằm ở cực bắc của Trung Bộ Việt Nam, có đường biên giới với Lào và có bờ biển thuộc vịnh Bắc Bộ. Với diện tích lớn so với các tỉnh thành của Việt Nam, địa lý Thanh Hóa khá đa dạng, mang nhiều đặc điểm của Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng có những nét đặc trưng riêng. Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại của cục bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông. Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là.106 km², đứng thứ 6 trong cả nước, chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km². Bệnh cúm gia cầm do virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae với nhiều phân type khác nhau gây nên (Ito và cs, 1998) [43]. Virus cúm gia cầm chủng độc lực cao (HPAI) gây bệnh cúm nguy hiểm, có tốc độ lây lan rất nhanh với tỷ lệ gây chết cao trong đàn gia cầm nhiễm bệnh (Cục Thú y, 2004) [5]. Virus cúm gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, các loài chim và còn gây bệnh cho người. Với những tính chất nguy hiểm của bệnh, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) xếp bệnh cúm gia cầm vào Bảng A, danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất (Cục Thú y, 2004) [5]. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Virus cúm gia cầm là virus ARN phân mảnh có 2 kháng nguyên bề mặt H (từ H1 đến H16) và N (từ N1 đến N9) có vai trò quan trọng trong sinh bệnh học và miễn dịch học (Tô Long Thành và cs, 2009) [31]. Dịch cúm gia cầm đang là mối quan tâm và đáng lo ngại của toàn cầu, đến nay đã có hơn 50 nước trên thế giới xuất hiện dịch và có chiều hướng diễn biến phức tạp. 2 Tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm xuất hiện vào cuối năm 2003, trong khi chăn nuôi gia cầm chủ yếu rải rác ở các nông hộ rất khó kiểm soát bệnh, việc kiểm soát bệnh ngày càng trở nên khó khăn vì đây là một loại dịch bệnh mới, lây lan rất nhanh. Ở nước ta khi dịch cúm gia cầm xảy ra, Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia đã nghiên cứu, áp dụng biện pháp tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm trong cả nước. Việc áp dụng tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm như một giải pháp, một công cụ hỗ trợ tích cực để ngăn chặn, khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm ở những vùng bị nhiễm bệnh. Theo quan điểm của OIE, FAO, WHO [6,7,8] nên sử dụng vaccine như một biện pháp chiến lược toàn diện phòng chống bệnh cúm gia cầm. Trong năm 2013, Thanh Hóa cũng được tiêm phòng vaccine H5N1 của Trung Quốc cho đàn gia cầm trong toàn tỉnh. Trong năm 2014, các ổ dịch cúm gia cầm H5N1 đã xuất hiện tại 158 xã, phường của 93 huyện, thị xã thuộc 33 tỉnh, thành phố. Số gia cầm mắc bệnh là 212.600 con (gà hơn 76.000 con, chiếm 36% tổng số mắc bệnh và vịt hơn 136.000 con, chiếm 64%); trong đó số chết là hơn 101.900 con (gà chiếm 31,6% trong tổng số chết, vịt chiếm 68,4%). Ngoài ra, một số địa phương khác có xuất hiện các điểm dịch trên đàn gia cầm dưới dạng nhỏ lẻ (một vài hộ chăn nuôi) nhưng đã được phát hiện và xử lý kịp thời, không để dịch lây lan. Từ cuối tháng 3 đến tháng 11/2014, cả nước đã kiểm soát được dịch cúm gia cầm H5N1. Tuy nhiên, cuối tháng 11/2014 đã xuất hiện 03 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 ở 03 hộ chăn nuôi tại 03 xã của 03 huyện thuộc 02 tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long làm 1.027 con gia cầm mắc bệnh và phải tiêu hủy. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy, với cùng một loại vaccine nhưng khi tiêm phòng đại trà tại các địa phương khác nhau thì cho đáp ứng miễn dịch với đàn gia cầm cũng khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu khả năng đáp ứng miễn dịch của gia cầm với vaccine H5N1 ngoài thực địa tại Thanh Hóa để biết hiệu quả phòng bệnh của vaccine, tỷ lệ bảo hộ và độ dài miễn dịch của gia cầm, từ đó xác định thời gian tiêm nhắc lại phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của vaccine là hết sức cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn sản xuất, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt đối với vaccine H5N1 tại 03 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Như Thanh tỉnh Thanh Hóa, biện pháp khống chế”. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm type A tại 3 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương và Như Thanh tỉnh Thanh Hóa. - Nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm type A H5N1 trong đàn gà, vịt tại huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Như Thanh tỉnh Thanh Hóa. - Đánh giá đáp ứng ứng miễn dịch của gà và vịt sau khi tiêm vaccine H5N1 tại tỉnh Thanh Hóa. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp, bổ sung và hoàn thiện các thông tin khoa học về bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam. - Là cơ sở xây dựng kế hoạch tiêm phòng vaccine cúm gia cầm hợp lý trên địa bàn của 3 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Như Thanh nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung trong thời gian tiếp theo. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về cúm gia cầm Bệnh cúm ở gia cầm bệnh cúm gà (Avian influenza) là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae với nhiều subtype khác nhau (Ito T. và cs, 1998) [44]. Trước đây bệnh còn được gọi là bệnh dịch tả gà (Fowl plague), nhưng từ Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất về bệnh cúm gia cầm tại Beltsville (Mỹ), năm1981 đã thay tên này bằng tên bệnh cúm độc lực cao ở gia cầm (Highly pathogenic avian influenza - HPAI) để chỉ virus cúm type A có độc lực mạnh (Cục Thú y, 2004) [5]. Bệnh cúm gia cầm HPAI là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tốc độ lây lan rất nhanh với tỷ lệ chết cao trong đàn gia cầm nhiễm bệnh. Virus gây bệnh cúm gia cầm chủ yếu là loại H5, H7 và H9, gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, các loại chim. Virus còn gây bệnh cho cả người và có thể thành đại dịch, vì thế bệnh cúm gia cầm đang ngày càng trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết (Lê Văn Năm, 2004) [21], (Cục Thú y, 2005) [6]. Năm 412 trước công nguyên, Hippocrate đã mô tả về bệnh cúm. Năm 1680 một vụ đại dịch cúm đã được mô tả kỹ và từ đó đến nay đã xảy ra 31 vụ đại dịch. Trong hơn 100 năm qua đã xảy ra 4 vụ đại dịch cúm vào các năm 1889, 1918, 1957, 1968 (Cục Thú y, 2004) [5]. Năm 1878, ở Italy đã xảy ra một bệnh gây tử vong rất cao ở đàn gia cầm và được gọi là bệnh dịch tả gia cầm (Fowl plague), bệnh lần đầu tiên được Porroncito mô tả và ông nhìn nhận một cách sáng suốt rằng tương lai sẽ là một bệnh quan trọng và nguy hiểm. Năm1901, Centanni và Savunozzi đã đề cập đến ổ dịch này và xác định được căn nguyên siêu nhỏ qua lọc (Filterable agent) là yếu tố gây bệnh. Đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở khắp các châu lục với mức độ ngày càng nguy hiểm hơn đối với các loài gia cầm và sức khoẻ của cộng đồng, đã thôi thúc hiệp hội các nhà chăn nuôi gia cầm trên thế giới tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề về bệnh cúm gà. Hội thảo lần đầu tiên tổ chức vào năm 1981, lần 5 thứ 2 tại Ailen năm 1987, lần thứ 3 cũng tại Ailen năm 1992. Từ đó đến nay trong các hội nghị về dịch tễ n ó i c h u n g trên thế giới, cúm gia cầm luôn được quan tâm, thảo luận. 1.2. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới và trong nước 1.2.1. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới Virus cúm gia cầm phân bố khắp toàn cầu, vì vậy dịch bệnh đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Năm 1983 - 1984 ở Mỹ, dịch cúm gà xảy ra do chủng virus H5N2 ở 3 bang Pensylvania, Virginia và Newtersey làm chết và tiêu huỷ hơn 19 triệu gà (Phạm Sỹ Lăng, 2004) [18]. Cũng trong thời gian này tại Ireland người ta đã phải tiêu huỷ 270 nghìn con vịt tuy không có triệu chứng lâm sàng nhưng đã phân lập được virus cúm chủng độc lực cao (HPAI) để loại trừ bệnh một cách hiệu quả, nhanh chóng. Năm 1977, ở Minesota đã phát hiện dịch trên gà tây do chủng H7N7. Năm 1986, ở Australia dịch cúm gà xảy ra tại bang Victoria do chủng H5N2. Năm 1997, ở Hồng Kông dịch cúm gà xảy ra do virus cúm typ Asubtyp H5N1. Toàn bộ đàn gia cầm của lãnh thổ này đã bị tiêu diệt vì đã gây tử vong cho con người (Cục Thú y, 2004) [5]. Như vậy đây là lần đầu tiên virus cúm gia cầm đã vượt “rào cản về loài” để lây cho người ở Hồng Kông làm cho 18 người nhiễm bệnh, trong đó có 6 người chết. Năm 2003, ở Hà Lan dịch cúm gia cầm xảy ra với quy mô lớn do chủng H7N7 làm 30 triệu gia cầm bị tiêu huỷ, 83 người lây nhiễm và 1 người chết, gây thiệt hại về kinh tế hết sức nghiêm trọng (Phạm Sỹ Lăng, 2004) [19]. Từ cuối năm 2003 - 2005 đã có nước và vùng lãnh thổ xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1 gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia, Hồng Kông và Việt Nam. Ngoài ra có 7 nước và vùng lãnh thổ khác có dịch cúm gia cầm các chủng khác là Pakistan, Hoa Kỳ, Canada, Nam Phi, Ai Cập, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đài Loan. Vào cuối tháng 3/2005 tại Myanmar đã phát hiện hàng ngàn gà chết nghi bệnh cúm gia cầm. Tính đến nay, đã có tổng cộng 55 nước và vùng lãnh thổ bùng phát dịch cúm làm 250 triệu con gia cầm bị chết hoặc tiêu hủy bắt buộc. 6 Bệnh cúm cũng lây sang người với 258 trường hợp nhiễm bệnh và 154 người đã chết (Lê Văn Năm, 2004) [20]. 1.2.2. Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam Cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm phát ra tại trại gà giống của Công ty CP (Thái Lan) ở xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, gây ốm và chết 8.000 gà trong 4 ngày. Ngày 02/01/2004, Công ty đã tiến hành tiêu huỷ 100.000 gà. Dịch đã nhanh chóng lây lan ra hầu hết các tỉnh trong cả nước. Để thuận lợi cho việc đánh giá về dịch tễ học có thể chia quá trình dịch từ khi xuất hiện vào cuối năm 2003 đến nay thành 6 đợt dịch như sau: * Đợt dịch thứ nhất từ tháng 12/2003 đến 3/2004: Cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm thể độc lực cao với tác nhân gây bệnh là virus cúm H5N1 xảy ra ở Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước ta dịch cúm gia cầm xuất hiện ở Hà Tây, Long An và Tiền Giang, vì thế nó có thể được coi là một bệnh mới ở gia cầm. Dịch lây lan một cách nhanh chóng cùng một lúc ở nhiều địa phương khác nhau, đã gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi gia cầm. Chỉ trong vòng 2 tháng, đến ngày 27/02/2004 dịch đã xuất hiện ở 2.574 xã, phường (chiếm 24,6%) thuộc 381 huyện, quận, thị xã (chiếm 60%) của 57 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng số gia cầm bị mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn 43,9 triệu con, chiếm 16,8% tổng đàn, trong đó gà là 30,4 triệu con; thủy cầm là 13,5 triệu con. Ngoài ra còn có 14,76 triệu con chim cút và các loại chim khác bị chết và bị tiêu huỷ. * Đợt dịch thứ hai từ tháng 4/2004 đến 5/2004: Dịch cúm gia cầm thể độc lực cao đã tái xuất hiện vào giữa tháng 4 năm 2004 ở một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và hầu như không có trại chăn nuôi qui mô lớn nào bị nhiễm bệnh. Dịch có khuynh hướng xuất hiện ở những vùng có chăn nuôi nhiều thủy cầm. Dịch đã xảy ra ở 46 xã, phường của 32 quận, huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh. Thời gian cao điểm nhất là tháng 7 sau đó giảm dần, đến tháng 11 cả nước chỉ có 1 điểm phát dịch. Tổng số gia cầm bị tiêu huỷ trong thời gian này là 84.078 con, trong đó có 55.999 gà, 8.132 vịt và 19.947 chim cút. 7 * Đợt dịch thứ 3 từ tháng 12/2004 đến 5/2005: Trong thời gian này dịch đã xuất hiện ở 670 xã của 182 huyện thuộc 36 tỉnh, thành phố (15 tỉnh phía Bắc, 21 tỉnh phía Nam). Dịch xuất hiện nhiều nhất vào tháng 1/2005 với 143 ổ dịch xảy ra trên 31 tỉnh thành phố, số gia cầm tiêu hủy là 470.495 gà, 825.689 vịt, ngan và 551.029 chim cút. Bệnh xuất hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm, 2004-2005) [2]. * Đợt dịch thứ 4 từ tháng 10/2005 đến 12/2005: Từ đầu tháng 10/2005 đến 15/12/2005 dịch đã tái phát ở 285 xã, phường, thị trấn thuộc 100 quận, huyện của 24 tỉnh, thành phố. Số gia cầm ốm, chết và tiêu hủy là 3.735.620 con, trong đó có 1.245.282 gà; 2.005.557 vịt; 484.781 chim cút, bồ câu, chim cảnh. * Trong 10 tháng đầu năm 2006 ở Việt Nam không xảy ra dịch, do sự chỉ đạo phòng dịch quyết liệt của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về hiệu quả của chiến dịch tiêm phòng. Đến cuối năm lại xuất hiện các ổ dịch trên đàn vịt chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa tiêm phòng vaccine. * Đợt dịch thứ 5 bắt đầu và kéo dài trong suốt năm 2007: Dịch không tập trung mà rải rác, lẻ tẻ ở khắp nơi và có thể chia nhiều đợt. Từ ngày 6/12/2006 đến 7/3/2007 dịch xảy ra trên 83 xã, phường của 33 quận, huyện thuộc tỉnh, thành gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hà Nội, Hải Dương và Hà Tây. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 103.094 con, trong đó có 13.622 gà; 89.472 ngan, vịt. Từ 1/5/2007 đến 23/8/2007, dịch xảy ra ở 167 xã, phường của 10 huyện, thị thuộc 23 tỉnh, thành là Nghệ An, Thanh Hóa , Cần Thơ, Sơn La, Nam Định, Đồng Tháp, Bắc Giang, Hải Phòng, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Quảng Nam, Thái Bình, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Cao Bằng, Cà Mau, Điện Biên, Quảng Bình, Thái Nguyên và Trà Vinh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 294.894 con (21.525 gà; 264.549 vịt và 8.775 ngan). Sau khi bị khống chế trong vòng 1 tháng, đến tháng 10/2007, dịch lại tái phát trên địa bàn các tỉnh Trà Vinh, Quảng Trị, Nam Định, Cao Bằng, Hà Nam và Bến Tre. * Đợt dịch thứ 6 từ đầu năm 2008 đến nay, xảy ra lẻ tẻ, rải rác với 74 đàn gia cầm tại 57 xã, phường của 40 huyện thị thuộc 21 tỉnh phát dịch. Tổng số gia cầm tiêu hủy là 60.090 con, trong đó có 23.498 gà, 36.592 thủy cầm (Văn Đăng Kỳ, 2008) [25]. 8 Về phân bố địa lý: Các đợt dịch phát ra tập trung ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng. Những vùng này có nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch, mật độ chăn nuôi cao, tổng đàn gia cầm lớn và việc buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm cao hơn các vùng khác. Về thời gian xảy ra dịch: Dịch phát ra nặng vào vụ Đông Xuân, cao điểm vào cuối tháng 1 đầu tháng 2. Trong thời gian này thời tiết thay đổi, độ ẩm cao, nhiệt độ thường xuống thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm tồn tại, phát triển và lây lan. Đồng thời giai đoạn này là lúc mật độ chăn nuôi gia cầm và hoạt động vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm diễn ra sôi động nhất trong năm cũng là điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát và lây lan dịch. Về loài mắc bệnh: Đợt dịch thứ nhất và thứ hai tỷ lệ gà mắc bệnh cao hơn vịt, ngan. Nhưng đợt dịch thứ 3 đã có sự thay đổi lớn khi các thống kê cho thấy tỷ lệ mắc bệnh, chết và tiêu huỷ ở vịt cao gần gấp 2 lần gà. Điều này cho thấy mầm bệnh đã lây lan, tồn tại trong đàn thuỷ cầm, có thể tăng độc lực và bột phát thành đợt dịch thứ 3. Tỷ lệ dương tính huyết thanh ở đàn thuỷ cầm tăng từ 15% trong đợt 2 lên 39,6% trong đợt 3. Về loại hình, quy mô và mức độ dịch: Dịch phát ra ở tất cả các loại hình chăn nuôi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở loại hình chăn nuôi hỗn hợp các loài gia cầm (đặc biệt chăn nuôi gà lẫn với vịt) và giảm dần ở những trại chăn nuôi gà có số lượng lớn. Qui mô của dịch đợt 1 là lớn nhất, trong đợt 2, 3 và 4 mặc dù dịch vẫn xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố nhưng quy mô giảm đi nhiều (Dự án sử dụng vaccine...) [7]. 1.2.3. Tình hình dịch cúm gia cầm tại Thanh Hóa - Tổng đàn gia cầm của tỉnh Thanh Hóa theo thống kê mới nhất là 18,07 triệu con. - Từ đầu năm 2011 đến tháng 6 năm 2013 tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra các đợt dịch cúm gia cầm, cụ thể là: - Đợt 1: Từ ngày 21/1 đến 20/2/2011 dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 4 huyện: Hậu Lộc, Hà Trung, Nông Cống, Như Thanh làm chết và tiêu hủy 3.257 con gia cầm. - Đợt 2: Từ ngày 15/2 đến 25/2/2012 đã có năm ổ dịch cúm gia cầm xảy ra tại 5 xã của huyện Tỉnh Gia, cuối năm từ 19/11- 6/12 dịch xảy ra tại hai huyện thị là Hà Trung và Bỉm Sơn làm chết và buộc tiêu huỷ 278.553 con gia cầm. 9 - Đợt 3: Từ ngày 18/5 đến 30/5/2012 dịch cúm gia cầm xảy ra tại 2 huyện N ô n g C ố n g , N h ư T h a n h làm chết và tiêu huỷ 6.793 con gia cầm. - Đợt 4: Từ 12/2 đến 27/3/2013 dịch xảy ra tại 4 huyện: Như Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước, Nông Cống. - Đợt 5: Từ ngày 24/02/2014 đến 25/04/2014 dịch xảy ra tại huyện Tĩnh Gia. - Đợt 6: Xảy ra vào ngày 12/3/2015 tại 2 thôn thuộc xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia. Hiện đã tiêu hủy 1.023 con gia cầm (gà, vịt) của 15 hộ xung quanh nơi phát hiện ổ dịch. Chi cục Thú y Thanh Hóa đã lấy mẫu đi xét nghiệm tại Cơ quan Thú y vùng 3. Theo đó, mẫu bệnh phẩm trên dương tính với virus cúm A/H5N6. 1.3. Đặc điểm sinh học của virus cúm type A 1.3.1. Đặc điểm cấu trúc chung của virus thuộc họ Orthomyxoviridae Họ Orthomyxoviridae gồm có 4 nhóm virus là: - Nhóm virus cúm A: Gây bệnh cho mọi loài chim, một số động vật có vú và người. - Nhóm virus cúm B: Chỉ gây bệnh cho người. - Nhóm virus cúm C: Gây bệnh cho người, lợn. Virus thuộc họ Orthomyxoviridae có đặc tính cấu trúc chung là hệ gen chứa axit ribonucleic (ARN) một sợi, có cấu trúc là sợi âm được ký hiệu là ss (-)ARN (Negative Single Stranded RNA). Sợi âm ARN của hệ gen có độ dài từ 10.000 15.000 nucleotit (phụ thuộc loại virus), mặc dù nối với nhau thành 1 sợi ARN liên tục, nhưng hệ gen lại chia thành 6 - 8 phân đoạn (segment), mỗi phân đoạn là một gen chịu trách nhiệm mã hóa cho mỗi loại protein của virus. Hạt virus (virion) có cấu trúc hình khối, đôi khi có dạng hình khối kéo dài, đường kính khoảng 80 - 120 nm. Vỏ virus có bản chất protein có nguồn gốc từ nguồn tế bào mà virus đã gây nhiễm, bao gồm một số protein được glycosyl hóa (glycoprotein) và một số protein dạng trần không được glycosyl hóa (non glycosylated protein). Protein bề mặt có cấu trúc từ các loại glycoprotein, đó là những gai, mấu có độ dài 10 - 14 nm, đường kính 4 - 6 nm. Nucleocapsid bao bọc lấy nhân virus là tập hợp của nhiều protein phân đoạn, cấu trúc đối xứng xoắn, kích thước 130 - 150 nm, tạo vòm (loop) ở giới hạn cuối của mỗi phân đoạn và liên kết với nhau qua cầu nối các peptit. Phân tử lượng của hạt virus vào khoảng 250 triệu dalton (Muphy, 1996 [52]; Lê Thanh Hòa, 2004 [13]).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng