Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng do eimeria spp. gây ra ở thỏ n...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng do eimeria spp. gây ra ở thỏ nuôi tại thái nguyên và biện pháp phòng trị

.PDF
102
447
95

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG THỊ MINH HUẾ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH CẦU TRÙNG DO EIMERIA SPP. GÂY RA Ở THỎ NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Thái Nguyên - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG THỊ MINH HUẾ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH CẦU TRÙNG DO EIMERIA SPP. GÂY RA Ở THỎ NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60 64 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên Thái Nguyên - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn. Tôi cam đoan các thông tin trích dẫn trong bài luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015 Tác giả Lương Thị Minh Huế ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn, với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa sau đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú y, các thầy giáo, cô giáo. Viện khoa học sự sống - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Bộ môn Ký sinh trùng - Viện thú y Quốc Gia. Hoàn thành luận văn này tôi luôn luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Ký sinh trùng. Đặc biệt là Thầy hướng dẫn khoa học GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành Trạm Thú y thành phố cùng nhân dân địa phương ở xã Lương Sơn, xã Phúc Hà, phường Tân Long thuộc khu vực thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi cũng nhận sự động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Nhân dịp hoàn thành luận văn tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cảm ơn chân thành tới những tập thể và cá nhân đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015 Tác giả Lương Thị Minh Huế iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... vii DANG MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................. 2 Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................ 3 1.1.1. Những hiểu biết về cầu trùng và cầu trùng ở thỏ ............................................. 3 1.1.2. Thành phần loài cầu trùng ở thỏ ........................................................................ 3 1.1.3. Đặc điểm, hình thái, kích thước các loài cầu trùng ở thỏ ................................ 5 1.1.4. Cấu trúc của Oocyst cầu trùng............................................................................ 8 1.1.5. Vòng đời phát triển của cầu trùng ở thỏ ............................................................ 9 1.1.6. Tính chuyên biệt của cầu trùng ........................................................................ 12 1.1.7. Dịch tễ học của bệnh cầu trùng ........................................................................ 14 1.1.8. Miễn dịch học trong bệnh cầu trùng ................................................................ 21 1.2. Bệnh cầu trùng ở thỏ ...................................................................................... 26 1.2.1. Thiệt hại về kinh tế do bệnh cầu trùng ở thỏ gây ra ....................................... 26 1.2.2. Dịch tễ học của bệnh cầu trùng ở thỏ .............................................................. 27 1.2.3. Đường truyền lây............................................................................................... 29 1.2.4. Cơ chế sinh bệnh trong bệnh cầu trùng thỏ .................................................... 29 1.2.5. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh cầu trùng ở thỏ ....................................... 31 iv 1.2.6. Chẩn đoán bệnh cầu trùng ................................................................................ 34 1.2.7. Phòng và điều trị bệnh cầu trùng thỏ ............................................................... 35 1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................... 39 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 39 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài................................................................. 40 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 41 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 41 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................... 41 2.1.2. Địa điểm ............................................................................................................. 41 2.1.2. Thời gian nghiên cứu: ....................................................................................... 41 2.2. Nội dung nghiên cứu: .................................................................................... 41 2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng ở thỏ nuôi tại Thái Nguyên... 41 2.2.2. Xác định loài cầu trùng gây bệnh trên thỏ nuôi tại Thái Nguyên ................. 41 2.2.3. Nghiên cứu sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng thỏ ở điều kiện ngoại cảnh ......... 42 2.2.4. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh cầu trùng ở thỏ........................................ 42 2.2.5. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng cho thỏ............................... 42 2.3. Vật liệu nghiên cứu: ....................................................................................... 42 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 42 2.4.1. Phương pháp thu thập mẫu và xét nghiệm Oocyst cầu trùng........................ 42 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................... 43 2.4.3. Phương pháp xác định loài cầu trùng .............................................................. 46 2.4.4. Phương pháp theo dõi hiệu quả điều trị bệnh cầu trùng cho thỏ .................. 47 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 48 3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng ở thỏ nuôi tại Thái Nguyên. ........................................................................................................ 48 3.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng trên giống thỏ nội và thỏ New Zealand nuôi ở một số địa điểm tại Thái Nguyên. .................................................................. 48 3.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi trên giống thỏ nội và thỏ New Zealend nuôi ở một số địa điểm tại Thái Nguyên. .......................................... 51 v 3.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo mùa vụ ........................................... 55 3.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ theo tình trạng vệ sinh thú y....... 57 3.2. Kết quả xác định loài cầu trùng trên thỏ tại Thái Nguyên ............................. 63 3.2.1. Kết quả xác định thành phần loài cầu trùng ký sinh ở thỏ tại Thái Nguyên 63 3.1.2. Tỷ lệ nhiễm các loài cầu trùng ở thỏ nuôi tại Thái Nguyên .......................... 64 3.3. Kết quả nghiên cứu sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở ngoại cảnh ................... 65 3.3.1. Kết quả xác định sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở đáy lồng nuôi thỏ............ 65 3.3.2. Kết quả xác định sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở nền chuồng nuôi thỏ....... 67 3.3.3. Kết quả xác định sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở thức ăn ............................. 68 3.3.4. Kết quả xác định sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng trong nước uống................. 69 3.4. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng và bệnh tích ở thỏ mắc bệnh cầu trùng.... 70 3.4. 1. Biểu hiện lâm sàng của thỏ nuôi tại Thái Nguyên mắc bệnh cầu trùng...... 70 3.4.2. Kết quả xác định bệnh tích ở thỏ nuôi tại Thái Nguyên mắc bệnh cầu trùng .... 72 3.5. Kết quả thử nghiệm thuốc điều trị cầu trùng cho thỏ nuôi tại Thái Nguyên . 74 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 76 1. Kết luận ............................................................................................................. 76 2. Đề nghị .............................................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 77 vi DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT g : gam cs : cộng sự n : Số lượng E : Eimeria VSTY : Vệ sinh thú y X. Lương Sơn : Xã Lương Sơn X. Lương Sơn : Xã Phúc Hà P. Tân Long : Phường Tân Long vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên giống thỏ nội và thỏ New Zealand tại Thái Nguyên ............................................................................................. 48 Bảng 3.2. Cường độ nhiễm cầu trùng trên giống thỏ nội và thỏ New Zealand tại Thái Nguyên ............................................................................................. 50 Bảng 3.3:Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ nội theo lứa tuổi ................................. 52 Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ New Zealand theo lứa tuổi ............. 53 Bảng 3.6: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ theo tình trạng vệ sinh thú y ........... 58 Bảng 3.7: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ theo trạng thái phân ......................... 61 Bảng 3.8: Kết quả xác định loài cầu trùng ký sinh ở thỏ tại Thái Nguyên ......................... 63 Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm các loại cầu trùng đã được phát hiện tại Thái Nguyên................... 64 Bảng 3.10: Kết quả xác định sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở đáy lồng nuôi thỏ ............... 65 Bảng 3.11: Kết quả xác định sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở nền chuồng nuôi thỏ .......... 67 Bảng 3.12: Kết quả xác định sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng trong thức ăn.......................... 68 Bảng 3.14. Tỷ lệ và biểu hiện lâm sàng ở thỏ mắc bệnh cầu trùng ..................................... 70 Bảng 3.15. Biểu hiện lâm sàng và tỷ lệ ở thỏ nhiễm cầu trùng ........................................... 71 Bảng 3.16: Bệnh tích đại thể ở thỏ mắc bệnh cầu trùng ....................................................... 73 Bảng 3.17: Kết quả thử nghiệm thuốc điều trị bệnh cầu trùng trên thỏ .............................. 74 viii DANG MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Hình thái các Oocyst gây bệnh cầu trùng thỏ.............................................. 7 Hình 1.2. Vị trí ký sinh của các loài cầu trùng trên thỏ ............................................. 7 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên giống thỏ nội và thỏ New Zealand ở một số địa điểm tại Thái Nguyên. ............................................................... 49 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng cuả hai giống thỏ nội và New Zealand theo lứa tuổi .......................................................................... 54 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở thỏ theo mùa vụ ............................................. 57 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở thỏ theo tình trạng vệ sinh thú y ................... 60 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ cầu trùng ở thỏ theo trạng thái phân............................................ 62 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước có nền nông nghiệp phát triển phải kể đến là sự phát triển của ngành chăn nuôi, tuy nhiên cùng với sự phát triển lại là những khó khăn trước những tình hình dịch diến biến hết sức phức tạp và nghiêm trọng như dịch cúm gia cầm (H5N1), lở mồm long móng, rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS)….gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi, đồng thời làm giảm nguồn cung cấp thực phẩm đáng kể cho nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Vì vậy, việc tăng số lượng loài vật nuôi khác đã được nhiều nơi quan tâm nhằm cung cấp nguồn thực phẩm thay thế, trong đó thỏ là loài động vật được các nhà chăn nuôi chú ý đến nhiều. Chăn nuôi thỏ đang ngày càng phát triển do nhu cầu thịt thỏ tăng và được người tiêu dùng ưa chuộng do thịt thỏ giàu chất dinh dưỡng như ít mỡ, nhiều đạm dễ tiêu hóa, thích hợp với trẻ em, người già và người bệnh. Thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao hơn thịt các loài gia súc khác, hàm lượng protein trong thịt thỏ (21%) cao hơn so với thịt bò (17%) và thịt lợn (15%); tỷ lệ mỡ trong thịt thỏ (10%) thấp hơn so với thịt gà (17%), thịt bò (25%) hay thịt lợn (29,5%); thịt thỏ giàu chất khoáng (1,2%) so với thịt bò (0,8%) hay thịt lợn (0,6) (Đinh Văn Bình và cs, 2008) [6]. Ngoài cung cấp thực phẩm bổ dưỡng cho con người, chăn nuôi thỏ còn có nhiều ưu điểm khác như cung cấp các sản phẩm phụ: mỡ, lông, da… cho ngành công nghiệp chế biến, nuôi thỏ không cần nhiều vốn đầu tư nên có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương, lao động lại nhẹ nhàng. Do thỏ có đặc tính sinh sản là đẻ nhiều, chóng lớn, quay vòng vốn nhanh nên chăn nuôi thỏ đã tạo thêm việc làm và đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần vào giảm nghèo cho người dân. Trong những năm gần đây chăn nuôi thỏ ở Thái Nguyên phát triển khá nhanh, tăng về số lượng và được cải tiến nhiều về chất lượng để đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và đã góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, chăn nuôi thỏ ở Thái Nguyên chủ yếu là ở nông hộ, quy mô nhỏ, với điều kiện nuôi dưỡng còn nhiều hạn chế nên dịch bệnh 2 thường phát sinh và gây thiệt hại đáng kể. Ngoài một số bệnh như bại huyết, tụ huyết trùng, tiêu chảy… thì bệnh cầu thỏ là một bệnh thường sảy ra và gây khó khăn, giảm thu nhập kinh tế cho người chăn nuôi. Bệnh cầu trùng ở gia súc đã có nhiều tác giả trong nước nghiên cứu và đề cập trên nhiều khía cạnh, đã phân tích và nêu những tác hại do cầu trùng gây ra. Tuy nhiên, nghiên cứu về bệnh cầu trùng ở thỏ nuôi tại Thái Nguyên vẫn còn hạn chế và chưa có nhiều công trình đề cập tới. Để có cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng cho thỏ có hiệu quả cao, góp phần giảm thiệt hại và tăng thu nhập cho các hộ, cơ sở chăn nuôi thỏ tại tỉnh Thái Nguyên thì nghiên cứu đề tài này là một vấn đề cấp thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của chăn nuôi thỏ tại Thái Nguyên, chúng tôi đã triển khai thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng do Eimeria spp. gây ra ở thỏ nuôi tại Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”. 2. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh cầu trùng do Eimeria spp. gây ra ở thỏ tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả cao cho đàn thỏ nuôi tại Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả của đề tài là thông tin khoa học về thành phần, cấu trúc loài cầu trùng do Eimeria spp. gây ra ở thỏ nuôi tại Thái Nguyên. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài xây dựng được các biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả cao, đem lại lợi ích cho người chăn nuôi. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Những hiểu biết về cầu trùng và cầu trùng ở thỏ Cầu trùng có hình tròn, hình trứng, hình bầu dục tùy theo từng loài khác nhau. Dựa vào hình thái, kích thước, màu sắc, nắp noẵn nang, vị trí ký sinh, thời gian sinh bào tử để phân loại cầu trùng. Bệnh cầu trùng là bệnh đơn bào ký sinh ở gia súc, gia cầm. Bệnh gây chết nhiều với tỷ lệ chết cao nhất là đối với những con non, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999) [21] tỷ lệ chết ở thỏ con và gà con có thể lên tới 80 - 100%. Bệnh cầu trùng thỏ do đơn bào ký sinh Eimeria gây nên trong điều kiện vệ sinh chăn nuôi kém, là bệnh phổ biến trong chăn nuôi thỏ, thường gặp cầu trùng ở ruột non và cầu trùng ở gan thỏ. Tuy nhiên ngoài hai thể thường gặp trên đôi khi còn thấy cầu trùng thỏ thể họng và mí mắt (Trần Mạnh Giang, 2006) [15]. Cầu trùng đầu độc thỏ bằng độc tố. Những độc tố này cùng với tác dụng của vi trùng đường ruột, thường gây rối loạn hệ thần kinh. Thỏ có biểu hiện trúng độc nặng. Cầu trùng phá hủy nhiều tế bào biểu mô ở ruột gan, gây rối loạn tiêu hóa (Phan Lục và cs, 2006) [28]. 1.1.2. Thành phần loài cầu trùng ở thỏ Theo Kolapxki N. A., Paskin P. I. (1980) [52] vị trí của cầu trùng trong hệ thống động vật nguyên sinh như sau: Ngành: Protozoa Lớp: Sporozoa Lớp phụ: Coccidiomorpha Bộ: Coccidia Họ: Eimeridae Giống: Eimeria Loài Eimeria stiedae (Lindemann, 1864) 4 Loài Eimeria perforans (Leuckart, 1879) Loài Eimeria media (Kessel, 1929) Loài Eimeria magna (Perard, 1925) Loài Eimeria irresidua (Kessel và Jankiewicz, 1931) Loài Eimeria coecicola (Cheissin, 1947) Loài Eimeria intestinalis (Kheisin, 1948) Loài Eimeria exigua (Yakimoff, 1934) Giống Isospora Đến nay các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện được 25 loài Eimeria ký sinh và gây bệnh cho thỏ. Eimeria là giống cầu trùng ký sinh phổ biến nhất ở thỏ và gây bệnh nặng nhất trong đường tiêu hoá thỏ (Coudert, 1989 [64]. Theo Toula F. H. và cs. (1998) [95] tỷ lệ các loài cầu trùng gây bệnh cho thỏ như sau: E. perforans (65%), E. magna (45%), E. stiedae (25%), E. exigua (20%) và E. piriformis (10%). Có 90% thỏ bị nhiễm 2 hoặc 3 loài cầu trùng. Hobss R.P., Twigg L.E. (1998) [73] cho rằng trong một thỏ hoang đồng thồi cũng nhiễm rất nhiều loài cầu trùng. Eimeria ký sinh trong các phần riêng biệt của ruột như: manh tràng, kết tràng….và ở các độ sâu khác nhau của niêm mạc (Pakandl, 2008) [85]. Có 14/15 loài Eimeria được biết đến là gây nhiễm chủ yếu ở ruột của thỏ (Li M. và Ooi, 2009) [80]. Grés V. và cs. (2003) [70] đã kiểm tra 254 thỏ hoang tại Pháp phát hiện thấy 10 loài cầu trùng ký sinh là: E. perforans, E. flavescens, E. pirifomis, E. exigua, E. media, E. magna, E. coecicola, E. stiedae, E. roobroucki, E. intestinalis. Ở Brazil, Almeida A. J. và cs. (2006) [59] cho biết có 10 loài cầu trùng ký sinh ở thỏ giống thịt là E. perforans, E. magna, E. coecicola, E. irresidua, E. media, E. flavescens, E. nagpurensis, E. intestinalis, E. exigua và E. stiedae và tỷ lệ nhiễm chung là 81,82%. Theo Lê Văn Năm (2006) [35] có ít nhất 5 loài cầu trùng ký sinh và gây bệnh cho thỏ là: E. perforans, E. media, E. magna, E. stiedae, E. irresidua. 5 1.1.3. Đặc điểm, hình thái, kích thước các loài cầu trùng ở thỏ Theo Kolapxki N. A., Paskin P. I. (1980) [52] hình thái, kích thước các loài cầu trùng ký sinh ở thỏ như sau: Eimeria perforans (Sluiter và Swllengrebel 1912; Leuckart 1879): Oocyst có dạng elip hay tròn. Lỗ noãn trông rõ ở những Oocyst lớn, còn Oocyst bé thì không rõ. Vỏ Oocyst không màu, kích thước 13,3 - 30,6 x 10,6 - 17,3 µm, trung bình là 20,3 - 24,5 x 12,4 - 15,3 µm. Loài cầu trùng này thường hay gặp nhất trong ruột thỏ. Sau thời kỳ sinh bào tử các thể cặn hình thành trong Oocyst và trong bào tử. Thời gian sinh bào tử 24 - 48 giờ. Theo tài liệu của Khâyxin E. M. (1967) chu kỳ phát triển nội sinh của loài cầu trùng này xảy ra ở biểu bì nhung mao và các khe thuộc phần dưới ruột non và cả trong ruột già. Eimeria magna (Perard, 1925): Oocyst hình bầu dục, lỗ noãn trông rất rõ, trong lỗ noãn thấy được vỏ ngoài dầy. Vỏ Oocyst màu vàng da cam hay nâu. Sau thời kỳ sinh bào tử có thể cặn trong Oocyst và bào tử. Kích thước Oocyst 26,6 - 41,3 x 17,3 - 9,3 µm, trung bình là 32,9 - 37,2 x 21,5 - 25,5 µm. Sinh sản bào tử từ 3 - 5 ngày. Phát triển nội sinh ở phần giữa và phần dưới ruột non. Đôi khi các bào tử loài này còn thấy trong manh tràng và trực tràng. Eimeria media (Kessel, 1929): Oocyst hình bầu dục, có thể có dạng elip. Lỗ noãn trông rất rõ có thể thấy bề dầy lớp vỏ ngoài. Vỏ Oocyst màu vàng sáng hay nâu vàng, kích thước: 18,6 - 33,3 x 13,3 - 21,3 µm. Sau thời kỳ sinh bào tử hình thành các thể cặn trong Oocyst và trong bào tử. Thời gian sinh bào tử 2 - 3 ngày. Cầu trùng phát triển nội sinh trong tá tràng và phần trên ruột non. Eimeria irresidua (Kessel và Jankiewiez, 1931): Các Oocyst hình elip hay bầu dục, phần cuối Oocyst mở rộng ở đó có lỗ noãn. Oocyst màu nâu sáng hay nâu tối. Kích thước 25,3 - 47,8 x 15,9 - 27,9 µm, trung bình là 35 - 40 x 20 - 23 µm, sau thời kỳ sinh sản bào tử chỉ trong bào tử có thể cặn. Sinh sản bào tử 3 - 4 ngày. Chu kỳ phát triển nội sinh ở phần giữa ruột non. Eimeria exigua (Yakimoff, 1934): Oocyst có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục. Vỏ nang trứng màu vàng nhạt hoặc không mầu. Kích thước trung bình 28,0 x 18,0 µm, thời gian hình thành bào tử 70 - 90 giờ. Sau thời kỳ sinh sản bào tử, cầu trùng sinh sản nội sinh trong biểu bì ruột non. 6 Eimeria flavescens (Marotel and Guilhon, 1941): Loài này gây bệnh rất nặng cho thỏ. Ký sinh ở đoạn ruột non, manh tràng và kết tràng. Oocyst có hình trứng, kích thước 25 - 37 x 14 - 24 µm với hai lớp vỏ. Lớp ngoài nhẵn mầu vàng dầy 1,4 µm. Lớp trong sậm mầu dầy 0,4 µm với Micropyle nhô lên ở đầu rộng. Không có hạt cực hay thể cặn. Sporocyst có hình trứng dài 13 - 17 x 7 - 10 µm nằm dài từ đầu đến cuối của Sporocyst. Thời gian hình thành bào tử là 38 giờ hoặc ít hơn. Eimeria piriformis: Oocyst hình quả trứng hay hình quả lê, màu nâu vàng. Ở phần hẹp của Oocyst có lỗ noãn trông rất rõ. Kích thước Oocyst, theo E.M. Khâyxin (1967) 26 - 32,5 x 14,6 - 19,5 µm, trung bình là 29,6 - 31,7 x 17,7 - 18,5 µm. Chỉ có thể cặn trong bào tử sau khi sinh bào tử. Phát triển nội sinh trong ruột già, chủ yếu là những khe biểu bì. Pellerdy (1953, 1965) cho rằng, thời kỳ phát triển nội sinh của loài cầu trùng này là ở ruột non (Kotlan và Pospesch, 1934) Eimeria coecicola (Cheissin, 1947): Trong một thời gian dài người ta coi cầu trùng này như loài Eimeria magna hay Eimeria media, sau những nghiên cứu của Khâyxin E.M. (1967) cho thấy các Oocyst của Eimeria coecicola khác với hai loài kể trên về mặt hình thái và sinh vật học. Nó có hình trụ hay hình bầu dục. Lỗ noãn trông rất rõ. Oocyst mầu vàng sáng hay nâu sáng. Kích thước 25,3 - 39,9 x 14,6 21,3 µm, trung bình là 33,1 - 35,5 x 16,9 - 19,6 µm. Hình thành thể cặn trong bào tử và Oocyst sau thời kỳ sinh sản bào tử. Thời gian sinh bào tử gần 3 ngày. Cầu trùng phát triển nội sinh ở phần dưới ruột non. Các giao tử cầu trùng này có thể gặp cả trong manh tràng. Eimeria intestinalis (Cheissin, 1948): Loài cầu trùng này trước đây người ta coi như Eimeria pirifomis, sau đó Khâyxin E. M. (1967) phân nó thành một loài độc lập. Oocyst Eimeria intestinalis có dạng quả lê hay quả trứng, lỗ noãn trông rất rõ, xung quanh có màng dầy, mềm. Vỏ Oocyst mầu nâu sáng hay vàng sáng. Kích thước 21,3 - 35,9 x 14,6 - 21,2 µm, trung bình 27,1 - 32,2 x 16,9 -19,8 µm. Sau thời kỳ sinh sản bào tử, cầu trùng sinh sản nội sinh trong biểu bì nhung mao và các khe ở phần dưới ruột non và ruột già. Eimeria stiedae (Fidamann, 1865; Kisskalf và Hartmann, 1970): các Oocyst hình bầu dục hay hình elip, màu vàng nâu, vỏ Oocyst trơn nhẵn, có lỗ noãn ở phần 7 hẹp của Oocyst. Sau giai đoạn sinh sản bào tử trong Oocyst và trong bào tử có những thể cặn. Kích thước Oocyst 30 - 48 x 16 - 25 µm, trung bình là 37,5 x 24,5 µm. Sinh bào tử kéo dài tối đa là 3 - 4 ngày. Chu kỳ nội sinh tiến triển trong biểu bì ống dẫn mật. Hình 1.1. Hình thái các Oocyst gây bệnh cầu trùng thỏ Hình 1.2. Vị trí ký sinh của các loài cầu trùng trên thỏ (Sophia Renaux, 2001) 8 1.1.4. Cấu trúc của Oocyst cầu trùng Oocyst cầu trùng có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, hình gần tròn, hình trứng, hình bầu dục… , kích thước cũng khác nhau thay đổi tùy theo loài. Tuy nhiên, phần lớn Oocyst cầu trùng có đặc điểm cấu tạo như sau: Oocyst màu vàng sáng hoặc không màu, màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt. Vỏ ngoài của Oocyst thường nhẵn, cũng có loài xù xì (E. spinosa). Vỏ chia làm hai lớp vỏ ngoài dày, vỏ trong mỏng. Vỏ ngoài và vỏ trong có thể tách rời nhau bằng cách làm nóng Oocyst ở trong nước hoặc xử lý bằng axit H2 SO4 hoặc bằng cách làm nóng Oocyst trong nước. Về mặt cấu tạo hóa học: vỏ ngoài là lớp quinonon protein, vỏ trong là lớp lipit kết hợp với protein để tạo nên khúc xạ kép (lipoprotein). Nghiên cứu về bản chất hóa học của thành Oocyst, theo Ryley J. F. và cs (1976) [92] cho biết lớp ngoài vỏ Oocyst chiếm 20%, có chứa Carbohydrat và một protein đặc trưng. Nyberg và Knapp (1976) Theo dẫn liệu của Kolapxki N. A., Paskin P. I. (1980) [52] khi quan sát trên kính hiển vi điện tử thấy, lớp ngoài của vỏ Oocyst có thể bị khử bằng dung dịch sodium hypochlorid 2 - 3% trong 15 phút. Stotish R. L., Wang C. C (1978) [94] khi nghiên cứu về bản chất hóa học của màng Oocyst bằng cách sử dụng Sodium hypochlorid 5% cho biết: Sodium hypochlorid 5% không tác động được đến màng Oocyst còn nguyên vẹn mà chủ yếu tác động đến Micropyle. Lớp trong của vỏ Oocyst chiếm 80% gồm: một lớp glycoprotein dày 0,9 µm, được bao bọc bởi một lớp lipit dày 0,1 µm. Lớp lipit chủ yếu là phospho lipit, chính lớp này bảo vệ Oocyst cầu trùng chống lại sự tấn công về mặt hóa học. 1. Nắp Oocyst (Micropyle cap) 2. Lỗ Oocyst (Micropyle) 3. Hạt cực (Polar granule) 4. Thể Stieda (Stieda Body) 5. Hạt triết quang nhỏ trong Sporozoite 6. Hạt triết quang lớn trong Sporozoite 7. Bào tử trùng (Sporocyse) 8. Thể cặn Sporocyste (Sporocysteresiduum) 9. Thể cặn Oocyst 10. Lớp vỏ trong Hình 1.3. Cấu tạo Oocyst có sức gây bệnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng