Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn châu phi tại tỉnh cao bằng và đề xuấ...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn châu phi tại tỉnh cao bằng và đề xuất biện pháp phòng chống_1

.PDF
109
1
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH ĐỨC GIANG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TẠI TỈNH CAO BẰNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Thái Nguyên, năm 2021 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH ĐỨC GIANG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TẠI TỈNH CAO BẰNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ngành: Thú y Mã số: 8.64.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Trang Thái Nguyên, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận văn Đinh Đức Giang ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của tôi đã được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới TS. Phạm Thị Trang - khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - người đã luôn tận tình và chu đáo, cổ vũ tinh thần, động viên, hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi học tập, tiếp thu kiến thức của chương trình học. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi, đồng nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y của tỉnh Cao Bằng. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn chân thành tới những tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận văn Đinh Đức Giang iii MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ............................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3 1.1. Những nghiên cứu về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.................................... 3 1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................ 3 1.1.2. Tại Việt Nam....................................................................................... 6 1.2.3. Tình hình DTLCP tại Cao Bằng ....................................................... 10 1.2. Dịch tễ học bệnh Dịch tả lợn châu Phi ................................................... 14 1.2.1. Căn bệnh ........................................................................................... 14 1.2.2. Loài, lứa tuổi mắc bệnh..................................................................... 16 1.2.3. Con đường truyền lây........................................................................ 17 1.2.4. Cơ chế sinh bệnh ............................................................................... 18 1.2.5. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh Dịch tả lợn châu Phi ..................... 18 1.3. Chẩn đoán bệnh Dịch tả lợn châu Phi .................................................... 20 1.3.1. Chẩn đoán ......................................................................................... 20 1.3.2. Các phương pháp xét nghiệm phòng thí nghiệm .............................. 21 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....27 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 27 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 27 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 27 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 27 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 27 iv 2.2.1. Thực trạng chăn nuôi lợn của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020 .... 27 2.2.2. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của lợn nghi mắc bệnh Dịch tả châu Phi........................................................................................................ 27 2.2.3. Diễn biến của bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Cao Bằng.............................................................................................. 27 2.2.4. Tình hình lợn tiêu hủy do Dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Cao Bằng ....................................................................................... 27 2.2.5. Tình hình mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi theo mùa tại tỉnh Cao Bằng .... 27 2.2.6. Tình hình mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Cao Bằng theo phương thức chăn nuôi ............................................... 27 2.2.7. Nghiên cứu tình hình mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Cao Bằng theo loại lợn .................................................... 28 2.2.8. Xây dựng bản đồ dịch tễ lợn mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Cao Bằng ....................................................................................... 28 2.2.9. Một số đặc điểm bệnh lý của bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Cao Bằng ............................................................................................ 28 2.2.10. Công tác phòng chống Dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Cao Bằng ..... 28 2.2.11. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Cao Bằng ....................................................................................... 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 28 2.3.1. Phương pháp áp dụng để nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và vẽ biểu đồ ..... 28 2.3.2. Phương pháp xét nghiệm mẫu .......................................................... 28 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh ...................... 31 2.3.4. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh DTLCP tại tỉnh Cao Bằng .... 32 2.4. Phương pháp xây dựng bản đồ dịch tễ ................................................... 32 2.5. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 33 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 34 3.1. Thực trạng chăn nuôi lợn của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020 .... 34 3.2. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của lợn nghi mắc bệnh Dịch tả Châu Phi 36 3.3. Diễn biến của bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Cao Bằng ............................................................................................. 37 3.4. Tình hình lợn bị tiêu hủy do Dịch tả châu Phi tại các địa phương của tỉnh Cao Bằng ................................................................................................ 40 v 3.5. Tình hình mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi theo mùa tại tỉnh Cao Bằng.. 42 3.6. Tình hình mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Cao Bằng theo phương thức chăn nuôi ......................................................... 45 3.7. Nghiên cứu tình hình mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Cao Bằng theo loại lợn ....................................................... 46 3.8. Công tác phòng chống Dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Cao Bằng ............. 48 3.8.1. Công tác phòng chống dịch bệnh chung của tỉnh Cao Bằng ............ 48 3.8.2. Thiệt hại kinh tế do bệnh Dịch tả lợn châu Phi gây ra ..................... 52 3.9. Xây dựng bản đồ dịch tễ lợn mắc bệnh Dịch tả châu Phi tại tỉnh Cao Bằng ...................................................................................................... 53 3.10. Một số đặc điểm bệnh lý của bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Cao Bằng ....................................................................................................... 55 3.10.1. Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi ...... 55 3.10.2. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi ....................................................................................................... 56 3.10.3. Biến đổi bệnh lý đại thể của lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi .......... 59 3.11. Đề xuất biện pháp phòng chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi ..... 60 3.11.1. Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống DTLCP ................ 60 3.11.2. Các giải pháp tổng thể phòng, chống dịch bệnh ............................. 61 3.11.3. Thực hiện việc hướng dẫn, giám sát người chăn nuôi tái đàn lợn .... 62 3.11.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách...................................................... 62 Tỉnh cần tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ............................................................................................... 62 3.11.5. Thực hiện tốt công tác kiểm dịch để hạn chế lây lan dịch bệnh ..... 63 3.11.6. Giải pháp về thông tin tuyên truyền, báo cáo dịch ......................... 63 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 67 1. Kết luận...................................................................................................... 67 2. Khuyến nghị .............................................................................................. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 69 vi DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ASF : African swine fever ASFV : African swine fever virus CT : Chỉ thị cs : cộng sự DNA : deoxyribonucleic acid DT : Dịch tễ DTLCP : dịch tả lợn châu Phi ELISA : Enzyme-linked Immunosorbent assay FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations Nxb : Nhà xuất bản OIE : Office International Epizooties PCR : Polymerase Chain Reaction PTCN : Phương thức chăn nuôi TTg : Thủ tướng tr : trang vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thực trạng chăn nuôi lợn của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020 ......... 34 Bảng 3.2. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm lợn nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Cao Bằng năm 2020 - 2021 ............................... 36 Bảng 3.3. Diễn biến bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại các địa phương của tỉnh Cao Bằng ................................................................................... 38 Bảng 3.4. Tỷ lệ lợn bị tiêu hủy do Dịch tả Châu Phi tại các địa phương của tỉnh Cao Bằng ............................................................................. 40 Bảng 3.5. Tình hình mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo mùa ...................... 43 Bảng 3.6. Tình hình mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo phương thức chăn nuôi ........................................................................................... 45 Bảng 3.7. Tình hình mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo loại lợn ................. 47 Bảng 3.8. Kinh phí tiêu hủy lợn mắc bệnh Dịch tả Châu Phi tại các huyện, thành phố thuộc tỉnh Cao Bằng trong năm 2020 .................. 52 Bảng 3.9. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn mắc bệnh Dịch tả Châu Phi ....... 55 Bảng 3.10. Một số chỉ số hồng cầu lợn khỏe và lợn mắc bệnh Dịch tả Châu Phi ............................................................................................ 57 Bảng 3.11. Một số chỉ số bạch cầu lợn khỏe và lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi ....................................................................................... 58 Bảng 3.12. Các tổn thương đại thể ở lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi .............. 60 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ tình hình bùng phát Dịch tả lợn Châu Phi được báo cáo tại Châu Á - Thái Bình Dương (29 tháng 6 năm 2020) ............... 4 Hình 1.2. Bản đồ Phân bố ASF ở Châu Á tính đến 7. 2020 ............................. 5 Hình 1.3. Bản đồ phân bố ASF ở Châu Âu vào tháng 7 năm 2020 ................... 5 Hình 1.4. Tổng quan về tình hình dịch ASF trên lợn rừng và lợn nhà ở Châu Á, Châu Âu và Châu Phi theo báo cáo của OIE (tổ chức Thú y Thế Giới) ................................................................................... 6 Hình 1.6. Bản đồ thể hiện sự phân bố dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam ......... 7 Hình 1.8. Cấu tạo của virus dịch tả lợn Châu Phi ............................................ 15 Hình 1.9. Vòng truyền lây bệnh dịch tả lợn Châu Phi giai đoạn 2016 - 2020 ....... 17 Hình 3.1. Biểu đồ về thực trạng chăn nuôi lợn của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020 .............................................................................. 36 Hình 3.2. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm lợn nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Cao Bằng ........................................................... 37 Hình 3.3. Biểu đồ về tỷ lệ lợn bị tiêu hủy do mắc Dịch tả lợn Châu Phi tại các địa phương tỉnh Cao Bằng..................................................... 42 Hình 3.4. Biểu đồ tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo mùa ............ 44 Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo phương thức chăn nuôi tại tỉnh Cao Bằng ........................................ 46 Hình 3.6. Biểu đồ so sánh tỷ lệ lợn mắc bệnh Dịch tả Châu Phi theo loại lợn .............................................................................................. 48 Hình 3.7. Bản đồ dịch tễ lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Cao Bằng .......... 54 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dịch tả lợn châu Phi (African Swine Fever-ASFV)-DTLCP là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus DNA sợi đôi thuộc họ Asfarviridae, giống Asfivirus gây ra, bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn, tỉ lệ chết cao, lên đến 100% (Nan Wang và cs., 2019), (FAO, 2020). Bệnh Dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã xâm nhiễm vào nước ta từ năm 2019. Bệnh được phát hiện đầu tiên vào ngày 19/2/2019 tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, bệnh có diễn biến rất phức tạp và lây lan nhanh. Trước tình hình đó, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg, ngày 20/02/2019 về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Cao Bằng có vị trí chiến lược quan trọng trong vùng Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333,125 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc - Nam là 80 km, từ 23007'12" - 22021'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều đông - tây là 170 km, từ 105016'15" 106050'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang). Cao Bằng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, tạo tiền đề cho phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc vận chuyển, buôn bán động vật và sản phẩm động vật từ các tỉnh ngoài vào diễn ra hết sức phức tạp. Báo cáo nhanh tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi của Ủy ban nhân dân thành phố Cao Bằng ban hành ngày 14/4/2019 cho biết: ngày 14/4/2019, Dịch tả lợn Châu Phi đã xâm nhiễm vào tỉnh Cao Bằng, phát hiện ổ dịch đầu tiên tại phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng. 2 Trước những diễn biến phức tạp và nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và khả năng lây lan rộng của bệnh gây thiệt hại về kinh tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng, việc nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh lý của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Cao Bằng nhằm đưa ra cách phòng chống, dập tắt dịch bệnh là hết sức cần thiết. Xuất phát từ tình hình và yêu cầu thực tế đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Cao Bằng và đề xuất biện pháp phòng chống". 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được một số đặc điểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Cao Bằng. - Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả của đề tài cung cấp thông tin về dịch tễ, một số đặc điểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. - Kết quả của nghiên cứu góp phần giúp cho việc xây dựng công tác phòng chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Cao Bằng nói riêng và Việt Nam nói chúng có hiệu quả hơn. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Những nghiên cứu về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi 1.1.1. Trên thế giới Virus ASF (ASFV) lần đầu tiên được mô tả là một căn bệnh vào năm 1909 khi nó lây nhiễm cho lợn nhà có nguồn gốc châu Âu ở Kenya. Người ta cho rằng ASF đã tồn tại trong nhiều năm dưới dạng một bệnh truyền nhiễm không rõ ràng ở lợn rừng và lợn rừng khổng lồ ở các khu vực đặc hữu của châu Phi. Trong một thời gian dài, nó chỉ giới hạn ở Châu Phi, nhưng vào năm 1957, nó đã được phát hiện ở Bồ Đào Nha. Sự xâm nhập đầu tiên vào lục địa châu Âu này đã được khống chế vào năm 1958. Các đợt bùng phát xảy ra dọc theo biên giới Tây Ban Nha ở Pháp vào các năm 1964, 1967 và 1974 cũng đã được kiểm soát bằng cách giết mổ động vật bị nhiễm bệnh và phơi nhiễm. Kể từ giữa những năm 1960, các đợt bùng phát đã xảy ra ở Ý, Tây Ban Nha, Malta, Sardinia, Bỉ và Hà Lan. Ở bán cầu tây, ASF xuất hiện lần đầu tiên ở Cuba vào năm 1971, và sau đó ở Brazil, Cộng hòa Dominica, Haiti. Cuối cùng, trong suốt những năm 1990, căn bệnh này đã bị tiêu diệt bằng cách tiêu hủy động vật bệnh ở khắp mọi nơi, ngoại trừ châu Phi. Đợt bùng phát ASF gần đây nhất bên ngoài Châu Phi bắt đầu vào đầu năm 2007 ở Gruzia, và sau đó đã lan sang các nước Armenia, Azerbaijan, Iran và Nga. Các đợt bùng phát lớn của ASF ở châu Phi thường xuyên được báo cáo cho Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) (dẫn theo Natasha N. Gaudreault và cs., 2020). Theo Cwynar P. và cs. (2019), năm 2007, bệnh dịch tả lợn châu Phi được báo cáo xảy ra ở dãy núi Caucasus giữa châu Âu và châu Á tại quốc gia Georgia. Đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh địa phương ở nhiều nước trên thế giới. Từ Nga và Belarus, dịch bệnh đã lan sang Liên minh châu Âu. Lithuania báo cáo các trường hợp lợn rừng Châu Phi bị sốt lần đầu tiên vào tháng 1 năm 2014. Tiếp theo là Ba Lan vào tháng 2 năm 2014 và Latvia và Estonia vào tháng 6 và tháng 9 cùng năm. 4 Từ cuối năm 2017 đến nay, có 12 quốc gia (bao gồm: Trung Quốc, Liên bang Nga, Tiệp Khắc, Hunggari, Latvia, Moldova, Phần Lan, Rumani, Nam Phi, Ukraina và Zambia) báo cáo có Dịch tả lợn châu Phi. Trong năm 2018, nhiều nước thuộc châu Phi, châu Âu và châu Á đã ghi nhận các vụ dịch bệnh tả lợn châu Phi ở các đàn lợn. Căn bệnh này tiếp tục lây lan và đến cuối năm 2019, căn bệnh này đã có mặt tại 9 quốc gia thành viên EU: Bỉ, Bulgaria, Slovakia, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan và Romania (Hệ thống thông báo dịch bệnh động vật của Ủy ban châu Âu, được truy cập trực tuyến vào ngày 13 tháng 4 năm 2020). Hơn nữa, Ukraine, Moldova và Nga vẫn báo cáo dịch bệnh bùng phát. Đến đầu tháng 4 năm 2020, các quốc gia châu Á sau đã báo cáo ASF: Trung Quốc, Hồng Kông, Triều Tiên, Hàn Quốc, Lào, Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Philippines, Timor-Leste, Papua New Guinea và Ấn Độ (OIE VAHIS, được truy cập trực tuyến vào ngày 5 tháng 7 năm 2020). Hình 1.1. Bản đồ tình hình bùng phát Dịch tả lợn châu Phi được báo cáo tại Châu Á - Thái Bình Dương (29 tháng 6 năm 2020) Nguồn: OIE (2020) 5 Hình 1.2. Bản đồ Phân bố ASF ở châu Á tính đến 7. 2020 Nguồn: OIE VAHIS, truy cập trực tuyến ngày 5 tháng 7 năm 2020 Hình 1.3. Bản đồ phân bố ASF ở châu Âu vào tháng 7 năm 2020 Nguồn:OIE VAHIS truy cập trực tuyến ngày 5 tháng 7 năm 2020 6 Hình 1.4. Tổng quan về tình hình dịch ASF trên lợn rừng và lợn nhà ở châu Á, châu Âu và châu Phi theo báo cáo của OIE (tổ chức Thú y Thế Giới) 1.1.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, theo Hội thú y Việt Nam (2019), ngày 19/2/2019, Cục Thú y thông báo phát hiện ổ Dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Tình hình Dịch tả lợn Châu Phi ở Việt Nam hiện đang có dấu hiệu lan rộng, chỉ trong vòng một tháng, 9 tỉnh ở Việt Nam xuất hiện Dịch tả lợn Châu Phi. Trong đó, Hà Nội và Hải Dương đang có số lượng ổ dịch nhiều nhất. Trước tình hình đó, ngày 20/2/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn châu Phi để kịp thời ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh và giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2019) cho biết, tới ngày 8/3/2019 đã có 9 tỉnh xuất hiện dịch tả lợn châu Phi gồm: 7 Hải Phòng: Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Hải Phòng từ ngày 22/2, đã lan ra 6 xã của hai huyện Thủy Nguyên và Tiên Lãng. Số lợn phải tiêu hủy là hơn 400 con. Thanh Hóa: Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cho biết, vào ngày 25/2 đã xuất hiện ổ Dịch tả lợn châu Phi tại xã Định Long, huyện Yên Định. Trước đó, ngày 23/2, cơ quan chức năng nhận tin báo về hiện tượng lợn bị ốm tại một gia trại ở xã Định Long. Ngay sau đó, Chi cục Thú y Thanh Hóa sau đó đã cùng các đơn vị liên quan lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm mẫu huyết thanh và phủ tạng lợn chết cho thấy dương tính với bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Ngay lập tức, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy đàn lợn 226 con. Để ngăn chặn dịch bùng phát, địa phương này đã lập các chốt chặn 24/24. Huyện này cũng đã phun hóa chất để tiêu độc, khử trùng theo quy định. Vào ngày 24/2, ổ Dịch tả lợn châu Phi ở Hà Nội được phát hiện tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên. Hình 1.5. Bản đồ thể hiện sự phân bố dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam (cập nhật đến ngày 19/3/2019) Nguồn: Cục Thú y (2019) 8 Tại Hà Nam: Ngày 26/2, tỉnh Hà Nam xác định có ổ Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại xã Văn Xá, huyện Kim Bảng và hiện đã tiêu hủy đàn lợn nhiễm dịch bệnh tại xã này. Thái Bình phát hiện ổ dịch đầu tiên ở địa bàn xã Lô Giang, huyện Đông Hưng. Tính đến chiều 27/2, đã có tổng số 191 con lợn phải tiêu hủy. Hòa Bình: Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện vào ngày 5/3 tại xã Hợp Thanh, huyện Lương Sơn. Sau khi kiểm tra đàn lợn của một gia đình ở xã Hợp Thành đã cho kết quả dương tính với virus Dịch tả lợn châu Phi. UBND xã Hợp Thanh, huyện Lương Sơn đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và thực hiện các nội dung chống dịch theo kế hoạch của UBND huyện. Điện Biên: Chi cục Thú y tỉnh Điện Biên vừa cho biết, đã xuất hiện trên địa bàn các bản Bon A, Lóng Luông, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo. Ngày 3/3, ổ Dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Hải Dương được phát hiện tại một số hộ chăn nuôi ở xã Hiến Thành (huyện Kinh Môn), UBND huyện Kinh Môn tiêu hủy gần 110 con lợn bệnh. Cùng ngày, tại xã Đại Đồng (huyện Tứ Kỳ) cũng đã tiêu hủy 47 con lợn từ 1,5 - 3 tháng tuổi do bị mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Vào ngày 4/3, tỉnh Điện Biên đã phát hiện được có dấu hiệu đầu tiên về dịch tả lợn châu Phi, sau đó, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tiến hành lấy 4 mẫu xét nghiệm và đều cho kết quả dương tính. Hưng Yên: Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Hưng Yên vào chiều 5/3 khi phát hiện đàn lợn gần 50 con của gia đình anh Hưng có biểu hiện sổ huyết, dãi, 20 con đồng loạt chết. Chi cục Thú y tỉnh Hưng Yên cho biết, mẫu bệnh phẩm lấy từ hộ gia đình anh Trần Đức Hưng - hộ chăn nuôi lợn tại thôn Hòa Mục, xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã cho kết quả dương tính với virus Dịch tả lợn Châu Phi. Ngay sau đó, lực lượng thú y đã huy động lực lượng tiêu hủy, chôn 20 xác lợn và thực hiện các biện pháp rắc vôi bột khử trùng khu chăn nuôi. 9 Ngày 5/3, UBND huyện Đông Anh cho biết, trên địa bàn xã Thụy Lâm đã xuất hiện 1 ổ Dịch tả lợn châu Phi. Ngay trong đêm 5/3, đàn lợn 10 con đã bị tiêu hủy. Huyện đã khẩn trương triển khai các biện pháp dập và khống chế dịch. Đến sáng 6/3, huyện Đông Anh đã tiến hành tổng vệ sinh môi trường, phun thuốc tiêu độc khử trùng trên địa bàn toàn xã Thụy Lâm. Đồng thời lập 3 chốt kiểm soát việc vận chuyển gia súc, gia cầm ra vào xã Thụy Lâm. Và ngày 6/3, Trạm Chăn nuôi và Thú y quận Hoàng Mai đã tổ chức tiêu hủy 46 con lợn mắc Dịch tả châu Phi của gia đình ở phường Lĩnh Nam. Hà Nội: chiều 7/3, TP Hà Nội công bố phát hiện ổ Dịch tả lợn Châu Phi tại xã Dương Quang, huyện Gia Lâm với tổng số 29 con. Đây là ổ dịch thứ 4, sau quận Long Biên, huyện Đông Anh và quận Hoàng Mai. Hải Dương: Sáng 7/3, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương cho biết đã phát hiện ổ dịch tả lợn thứ 2 trong tỉnh, đó là ổ dịch mới phát hiện ở xã Minh Hòa, huyện Kinh Môn, sau khi cho kết quả các mẫu bệnh phẩm trên đàn lợn đầu cho kết quả dương tính với virus Dịch tả lợn châu Phi. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2020), lũy kế từ đầu tháng 02/2019 đến ngày 11/02/2020, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 8.548 xã thuộc 667 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là 5.988.697 con; với tổng trọng lượng là 342.091 tấn (chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng lợn của cả nước). Trong đó, tháng 12/2019 đã buộc tiêu hủy 38.172 con, giảm 97% so với tháng 5/2019 (tháng cao điểm buộc phải tiêu hủy hơn 1,27 triệu con lợn); tháng 1/2020 buộc tiêu hủy 12.037 con (giảm 99% so với tháng 5/2019); tháng 2/2020 (đến ngày 11/2/2020) buộc phải tiêu hủy 6.209 con. Ngày 3/9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2020. 10 Tại Hội nghị, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, trên thế giới, hiện nay, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang còn diễn biến phức tạp tại một số quốc gia, như: Đông-ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Mian-ma. Tại Trung Quốc, có 17 ổ dịch DTLCP tại 9 đơn vị hành chính. Từ ngày 01/01/2020 đến ngày 10/11/2020, cả nước xảy ra 1.321ổ dịch (bao gồm 458 ổ dịch xảy ra từ cuối năm 2019 và kéo dài sang năm 2020, 27 ổ dịch phát sinh mới và 836 ổ dịch tái phát) tại 300huyện thuộc 50 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy là 73.615con, tổng trọng lượng khoảng 3.680 tấn. Hiện nay, cả nước có 359 xã thuộc 115 huyện của 31 tỉnh, thành phố có dịch chưa qua 21 ngày, với số lợn tiêu hủy lũy kế là 29.306 con. Như vậy, bệnh DTLCP cơ bản đã được kiểm soát; thời gian qua dịch bệnh chỉ xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không bảo đảm các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học. Cả nước có 96% số xã không có DTLCP, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn. Hiện nay, bệnh DTLCP vẫn chưa có vacxin phòng bệnh nên khả năng lây lan dịch bệnh cao, tỷ lệ lợn mắc bệnh chết có thể lên đến gần 100%. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để có thêm thông tin về dịch tễ bệnh và đề xuất các biện pháp phòng chống bệnh trong điều kiện thực tiễn là hết sức cần thiết. 1.2.3. Tình hình DTLCP tại Cao Bằng Từ ngày 12/4/2019, Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi Chi cục Thú y vùng II xét nghiệm trong đó có 04 hộ cho kết quả dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cụ thể như sau: Ngày 12/4/2019 phát sinh ổ dịch đầu tiên tại hộ ông Trương Văn Thế, tổ 10, phường Tân Giang, Thành phố Cao Bằng. Tại phiếu trả lời kết quả xét nghiệm số 957/TYV2-CĐ 02/02 mẫu dương tính bệnh Dịch tả lợn châu Phi Tổng số lợn ốm và tiêu hủy là 10 con lợn thịt trọng lượng 753 kg. Ngày 22/4/2019, tại hộ Sầm Văn Chiến, xã Nà Mần, tổ 15, Hòa Chung, Thành phố; Tại phiếu trả lời kết quả xét nghiệm số 1133/TYV2-CĐ 01/01
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất