Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh lứa tuổi mầm non tại mộ...

Tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh lứa tuổi mầm non tại một số xã, huyện kiến xương, tỉnh thái bình

.PDF
108
213
68

Mô tả:

1 §µO THÞ THANH V¢N Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Tr-êng §¹i häc S- ph¹m Hµ Néi 2 ------------- §µo thÞ thanh v©n sinh häc thùc nghiÖm Nghiªn cøu mét sè chØ sè thÓ lùc vµ trÝ tuÖ cña trÎ em løa tuæi mÇm non t¹i mét sè x·, huyÖn kiÕn x-¬ng, tØnh th¸i b×nh luËn v¨n th¹c sÜ sinh häc 2008-2010 hµ néi – 2010 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Trần Thị Loan, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô của Khoa Sinh – KTNN, Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các cô giáo của các trường mầm non ở xã Bình Thanh và xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình cùng các cán bộ nhân viên của Trạm Y tế xã Bình Thanh, trạm Y tế xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng 10 năm 2010 Tác giả Đào Thị Thanh Vân 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Đào Thị Thanh Vân 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Khái quát các giai đoạn phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non 4 1.2. Đặc điểm về thể lực và chức năng của một số hệ cơ quan của trẻ em lứa tuổi mầm non 5 1.3. Đặc điểm về trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non 7 1.4. Những nghiên cứu về các chỉ số thể lực và trí tuệ 12 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 3.1. Các chỉ số thể lực của trẻ em lứa tuổi mầm non 28 3.2. Các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan của trẻ em lứa tuổi mầm non 52 3.3. Trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non 56 3.4. Mối liên quan giữa một số chỉ số nghiên cứu của trẻ em lứa tuổi mầm non 69 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN 73 4.1. Các chỉ số thể lực của trẻ em lứa tuổi mầm non 73 4.2. Các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan của trẻ em lứa tuổi mầm non 77 4.3. Trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non 78 4.4. Mối liên quan giữa một số chỉ số nghiên cứu của trẻ em lứa tuổi mầm non 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 5 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BMI Body mass index (Chỉ số khối cơ thể) CDC National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion (Trung tâm quốc gia phòng bệnh mạn tính và tăng cƣờng sức khỏe) cs Cộng sự FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông lƣơng thế giới) GTSH Giá trị sinh học ngƣời Việt Nam HSSH Hằng số sinh học của ngƣời Việt Nam IQ Intelligence Quotient (Chỉ số thông minh) Nxb Nhà xuất bản UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) 6 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu 18 Bảng 2.2. Phân loại chỉ số pignet 20 Bảng 2.3. Phân loại BMI đối với nam từ 2- 6 tuổi 21 Bảng 2.4. Phân loại BMI đối với nữ từ 2- 6 tuổi 21 Bảng 2.5. Phân loại mức độ phát triển cơ thể đối với trẻ dƣới 2 tuổi 22 Bảng 2.6. Phân loại chỉ số IQ và mức trí tuệ 25 Bảng 3.1. Chiều cao của trẻ em nam 28 Bảng 3.2. Chiều cao của trẻ em nữ 29 Bảng 3.3. Chiều cao của trẻ em theo tuổi và giới tính 31 Bảng 3.4. Cân nặng của trẻ em nam 33 Bảng 3.5. Cân nặng của trẻ em nữ 34 Bảng 3.6. Cân nặng của trẻ em theo tuổi và giới tính 36 Bảng 3.7. Vòng ngực của trẻ em nam 38 Bảng 3.8. Vòng ngực của trẻ em nữ 39 Bảng 3.9. Vòng ngực của trẻ em theo tuổi và giới tính 41 Bảng 3.10. Vòng đầu của trẻ em nam 43 Bảng 3.11. Vòng đầu của trẻ em nữ 44 Bảng 3.12. Vòng đầu của trẻ em theo tuổi và giới tính 46 Bảng 3.13. Chỉ số pignet của trẻ em theo tuổi và giới tính 48 Bảng 3.14. BMI của trẻ em theo tuổi và giới tính 50 Bảng 3.15. Tần số tim của trẻ em theo tuổi và giới tính 52 Bảng 3.16. Tần số thở của trẻ em theo tuổi và giới tính 54 Bảng 3.17. Chỉ số IQ của trẻ em theo tuổi 56 Bảng 3.18. Chỉ số IQ của trẻ em theo giới tính 57 Bảng 3.19. Phân bố trẻ em theo mức trí tuệ 58 Bảng 3.20. Trí nhớ thị giác của trẻ em theo tuổi 60 Bảng 3.21. Trí nhớ thị giác của trẻ em theo giới tính 62 Bảng 3.22. Trí nhớ thính giác của trẻ em theo tuổi 63 Bảng 3.23. Trí nhớ thính giác của trẻ em theo giới tính 64 Bảng 3.24. So sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của trẻ em 66 Bảng 3.25. Hệ số tƣơng quan giữa một số chỉ số nghiên cứu của trẻ em 68 7 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Chiều cao của trẻ em nam 28 Hình 3.2. Chiều cao của trẻ em nữ 29 Hình 3.3. Chiều cao của trẻ em theo tuổi và giới tính 32 Hình 3.4. Mức tăng chiều cao của trẻ em theo tuổi và giới tính 32 Hình 3.5. Cân nặng của trẻ em nam 33 Hình 3.6. Cân nặng của trẻ em nữ 35 Hình 3.7. Cân nặng của trẻ em theo tuổi và giới tính 37 Hình 3.8. Mức tăng cân nặng của trẻ em theo tuổi và giới tính 37 Hình 3.9. Vòng ngực của trẻ em nam 38 Hình 3.10. Vòng ngực của trẻ em nữ 40 Hình 3.11. Vòng ngực của trẻ em theo tuổi và giới tính 42 Hình 3.12. Mức tăng vòng ngực của trẻ em theo tuổi và giới tính 42 Hình 3.13. Vòng đầu của trẻ em nam 43 Hình 3.14. Vòng đầu của trẻ em nữ 45 Hình 3.15. Vòng đầu của trẻ em theo tuổi và giới tính 47 Hình 3.16. Mức tăng vòng đầu của trẻ em theo tuổi và giới tính 47 Hình 3.17. Chỉ số pignet của trẻ em theo tuổi và giới tính 49 Hình 3.18. Mức tăng chỉ số pignet của trẻ em theo tuổi và giới tính 49 Hình 3.19. BMI của trẻ em theo tuổi và giới tính 51 Hình 3.20. Mức giảm BMI của trẻ em theo tuổi và giới tính 51 Hình 3.21. Tần số tim của trẻ em theo tuổi và giới tính 53 Hình 3.22. Mức giảm tần số tim của trẻ em theo tuổi và giới tính 53 Hình 3.23. Tần số thở của trẻ em theo tuổi và giới tính 55 Hình 3.24. Mức giảm tần số thở của trẻ em theo tuổi và giới tính 55 Hình 3.25. Chỉ số IQ của trẻ em theo tuổi 56 Hình 3.26. Chỉ số IQ của trẻ em theo giới tính 57 Hình 3.27. Sự phân bố trẻ em theo các mức trí tuệ và tuổi 59 8 Hình 3.28. Sự phân bố trẻ em theo các mức trí tuệ và giới tính 60 Hình 3.29. Trí nhớ thị giác của trẻ em theo tuổi 61 Hình 3.30. Trí nhớ thị giác của trẻ em theo giới tính 62 Hình 3.31. Trí nhớ thính giác của trẻ em theo tuổi 63 Hình 3.32. Trí nhớ thính giác của trẻ em theo giới tính 64 Hình 3.33. So sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của trẻ em theo tuổi 67 Hình 3.34. So sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của trẻ em theo giới tính 68 Hình 3.35. Mối tƣơng quan giữa chiều cao với tần số tim của trẻ em 69 Hình 3.36. Mối tƣơng quan giữa chiều cao với tần số thở của trẻ em 69 Hình 3.37. Mối tƣơng quan giữa chỉ số IQ với chỉ số pignet của trẻ em 70 Hình 3.38. Mối tƣơng quan giữa chỉ số IQ với BMI của trẻ em 70 Hình 3.39. Mối tƣơng quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thính giác của trẻ em 71 Hình 3.40. Mối tƣơng quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thị giác của trẻ em 72 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển con ngƣời của Đảng và Nhà nƣớc ta. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần nắm vững các đặc điểm về thể lực, trí tuệ và tâm sinh lý của trẻ. Vì vậy, nghiên cứu các chỉ số thể lực và trí tuệ của trẻ em luôn có ý nghĩa quan trọng. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các chỉ số thể lực, trí tuệ của con ngƣời có thể thay đổi và phụ thuộc vào các kỳ điều tra, điều kiện kinh tế xã hội và môi trƣờng tự nhiên [12], [23], [44], [58], [63], [67], [71], [74], [75]. Do đó, các chỉ số thể lực, trí tuệ của con ngƣời nói chung, của trẻ em nói riêng cần đƣợc tiến hành nghiên cứu thƣờng xuyên và có sự tổng kết trong một khoảng thời gian nhất định. Đến nay, đã có một số tác giả nghiên cứu về thể lực, chức năng sinh lý, năng lực trí tuệ của ngƣời Việt Nam [6], [10], [20], [23], [24], [28], [34], [40], [43],… Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đối tƣợng trẻ em lứa tuổi mầm non còn ít và chủ yếu là nghiên cứu về chức năng sinh lý, tình trạng dinh dƣỡng. Việc nghiên cứu các chỉ số thể lực, sinh lý và trí tuệ ở trẻ em lứa tuổi mầm non là cần thiết. Nó cung cấp dẫn liệu cho công tác nuôi dạy trẻ em ở bậc học mầm non, cũng nhƣ tạo cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc một cách tốt nhất. Kiến Xƣơng là một huyện thuần nông của tỉnh Thái Bình. Trong những năm gần đây, mức sống của ngƣời dân đã đƣợc nâng cao, nhƣng ở một số xã, đời sống của ngƣời dân vẫn còn nhiều khó khăn. Đến nay, chƣa có một đề tài nào nghiên cứu về thể lực, trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non của huyện để có thể dựa vào đó đề ra biện pháp góp phần nâng cao hơn nữa chất lƣợng giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ở địa bàn này. 10 Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non tại một số xã, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình”. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định đƣợc một số chỉ số về thể lực và trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số chỉ số về thể lực của trẻ em lứa tuổi mầm non (chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, chỉ số pignet, chỉ số khối cơ thể (BMI)). - Nghiên cứu một số chỉ số về chức năng của một số hệ cơ quan của trẻ em lứa tuổi mầm non (tần số tim, tần số thở). - Nghiên cứu chỉ số thông minh (IQ) và các mức trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non. - Nghiên cứu khả năng ghi nhớ của trẻ em lứa tuổi mầm non (trí nhớ thị giác ngắn hạn, trí nhớ thính giác ngắn hạn). - Nghiên cứu mối liên quan giữa một số chỉ số nghiên cứu của trẻ em lứa tuổi mầm non. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu là trẻ em lứa tuổi mầm non của xã Bình Thanh và xã Hồng Tiến thuộc huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình. Đối tƣợng đƣợc nghiên cứu ở trạng thái khoẻ mạnh, tâm sinh lý bình thƣờng, không có dị tật về hình thể hoặc các bệnh mạn tính. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số chỉ số về thể lực, về chức năng của một số hệ cơ quan, về năng lực trí tuệ, khả năng ghi nhớ và mối liên quan giữa một số chỉ số nghiên cứu của trẻ em lứa tuổi mầm non ở xã Bình Thanh và xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình. 11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu + Các chỉ số: chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, tần số tim, tần số thở đƣợc xác định theo các phƣơng pháp hiện hành. + Các chỉ số pignet, BMI đƣợc tính theo công thức: Pignet = chiều cao đứng (cm) - [cân nặng (kg) + vòng ngực(cm)] BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao đứng (m)]2 + Năng lực trí tuệ đƣợc xác định bằng test Ravent màu dùng cho trẻ em từ 6 tuổi trở xuống. + Trí nhớ đƣợc xác định bằng phƣơng pháp Nechaiev. Kết quả nghiên cứu đƣợc phân tích và xử lý trên máy vi tính bằng chƣơng trình Microsoft Excel. 6. Những đóng góp mới của đề tài - Là đề tài đầu tiên xác định đƣợc một số chỉ số về thể lực và trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non tại xã Bình Thanh và xã Hồng Tiến của huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình. - Bƣớc đầu nghiên cứu mối liên quan giữa một số chỉ số nghiên cứu ở trẻ em lứa tuổi mầm non. - Kết quả trong luận văn có thể góp phần vào việc bổ sung số liệu cho hƣớng nghiên cứu về thể lực, sinh lý, trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non, cung cấp dẫn liệu cho quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và là dẫn liệu cho công tác nuôi dạy trẻ em mầm non đƣợc tốt hơn. 12 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát các giai đoạn phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non Mỗi giai đoạn phát triển cá thể của con ngƣời có những đặc điểm riêng về mặt cấu tạo và chức năng. Chính các đặc điểm này đã xác định sự khác nhau trong quá trình phát triển giữa các lứa tuổi [36], [42]. Hiện nay có nhiều cách phân chia các thời kỳ phát triển cá thể của con ngƣời. Các tác giả nhƣ Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan [36], Đức Minh và một số tác giả khác (theo [42]) chấp nhận cách phân chia của Viện Hàn Lâm sƣ phạm Liên Xô, vì nhận thấy cách phân chia này phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của ngƣời Việt Nam và có thể ứng dụng trong hệ thống giáo dục trẻ em Việt Nam. Theo các tác giả, thì lứa tuổi mầm non gồm hai giai đoạn: giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi (giai đoạn tuổi thơ sớm hay tuổi vƣờn trẻ) và giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi (giai đoạn tuổi thơ đầu hay tuổi mẫu giáo). Ở mỗi giai đoạn, sự phát triển của trẻ em có những đặc điểm riêng. Đặc điểm nổi bật của trẻ em từ 1đến 3 tuổi là sự phát triển và hoàn chỉnh hoá các hệ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh. Trẻ em trong giai đoạn này đƣợc làm quen với nhiều loại thức ăn và đồ vật khác nhau của môi trƣờng. Kết quả của sự tiếp xúc đa dạng đó không chỉ dẫn tới những thay đổi về mặt hình thái thể lực mà cả sự phát triển trí tuệ cũng thay đổi [36]. Đặc điểm của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi là chiều cao và khối lƣợng cơ thể phát triển chậm hơn giai đoạn trƣớc. Tốc độ tăng vòng đầu và vòng ngực cũng chậm hơn [36]. Về hoạt động tƣ duy, theo Piaget, quá trình phát triển của trẻ em ở giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi có thể phân thành ba pha: tƣ duy lặp lại - hình thành các khái niệm tƣ duy - hình thành các khái niệm phân lập [54]. Tóm lại, chức năng sinh học và xã hội cơ bản của trẻ em lứa tuổi mầm non là sinh trƣởng và phát triển [36]. 13 1.2. Đặc điểm về thể lực và chức năng của một số hệ cơ quan của trẻ em lứa tuổi mầm non 1.2.1. Các chỉ số về thể lực của trẻ em lứa tuổi mầm non Thể lực là một chỉ tiêu dùng để đánh giá sức khoẻ, tầm vóc, sự tăng trƣởng, phát triển và khả năng học tập, lao động của con ngƣời [63]. Để đánh giá sự phát triển thể lực, ngƣời ta thƣờng dùng các chỉ số về hình thái nhƣ chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu… Trong đó, ba chỉ số cơ bản là chiều cao đứng, cân nặng và vòng ngực đóng vai trò quan trọng nhất. Từ các chỉ số cơ bản này, ngƣời ta có thể suy ra các chỉ số tổng hợp khác nhƣ chỉ số pignet, BMI [36], [42], [66]. Chiều cao của cơ thể là dấu hiệu đƣợc nhận xét sớm nhất trong hầu hết các lĩnh vực ứng dụng của nhân trắc học. Chiều cao của mỗi ngƣời đƣợc quyết định bởi đặc điểm di truyền, giới tính và chịu ảnh hƣởng nhất định của điều kiện sống [2], [10], [12], [36], [42], [48], [63], [74]. Ở trẻ em lứa tuổi mầm non, chiều cao phát triển rất nhanh, nhất là trong những năm đầu. Chiều cao của các em tăng trung bình 7cm/năm ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, và tăng trung bình 6 cm/năm từ 3 đến 6 tuổi [4], [7], [36]. Để theo dõi sự tăng trƣởng về chiều cao ở trẻ em, có thể áp dụng công thức tính gần đúng chiều cao trung bình cho trẻ em trên một tuổi [36], [72]. X (cm) = 75 + 5.n Trong đó: X - chiều cao đứng (cm); n - số tuổi (năm); 75 - chiều cao trẻ 1 năm; 5 - chiều cao tăng trung bình/năm. Cùng với chiều cao, cân nặng cũng đƣợc coi là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển của cơ thể. Cân nặng biểu thị mức độ và tỷ lệ giữa hấp thụ với tiêu hao năng lƣợng của con ngƣời. So với chiều cao, cân nặng của cơ thể ít phụ thuộc vào yếu tố di truyền hơn mà có liên quan chủ yếu tới điều kiện dinh dƣỡng [2], [12], [19], [27], [48]... 14 Thông thƣờng ở cùng một lứa tuổi, những trẻ em cao hơn thƣờng nặng cân hơn. Trong vòng ba năm đầu, khối lƣợng cơ thể của các em tăng rất nhanh. Từ 3 đến 6 tuổi, khối lƣợng cơ thể của các em tăng chậm hơn, tăng trung bình 1,5 kg/năm, nhƣng tốc độ tăng tƣơng đối đồng đều [4], [36]. Cân nặng của trẻ em trên một tuổi có thể tính gần đúng nhƣ sau: X (kg) = 9 + 1,5 (n - 1) hay X = 9,5 + 2(n -1) Trong đó: X - cân nặng của trẻ trên một tuổi (kg); 9 - cân nặng của trẻ lúc một tuổi (kg); n - số tuổi của trẻ (năm). Vòng ngực và vòng đầu của trẻ em cũng là những chỉ số có ý nghĩa khi đánh giá sự phát triển cơ thể. Vòng ngực và vòng đầu của trẻ em đều tăng nhanh ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, và tăng chậm hơn ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi. Vòng ngực nhỏ hơn vòng đầu lúc 1 tuổi, sau đó đuổi kịp và cao hơn [3]. Từ các chỉ số chiều cao đứng, cân nặng và vòng ngực có thể tính thêm đƣợc chỉ số pignet, BMI của cơ thể. BMI đƣợc dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một ngƣời [78], [80]. Từ chỉ số pignet, có thể đánh giá thể lực theo thang phân loại của Nguyễn Quang Quyền và cs [56], (theo [83]). Từ 1 đến 6 tuổi, chiều cao của trẻ em tăng nhanh, còn cân nặng và vòng ngực tăng chậm hơn, nên chỉ số pignet của trẻ em ở giai đoạn này tăng dần. Từ năm tháng tuổi đến 6 tuổi, BMI của trẻ em giảm dần, do ở giai đoạn này tốc độ tăng chiều cao của trẻ em nhanh hơn so với tốc độ tăng khối lƣợng cơ thể [36]. 1.2.2. Các chỉ số về chức năng của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp của trẻ em lứa tuổi mầm non 1.2.2.1. Tần số tim của trẻ em lứa tuổi mầm non Hệ tuần hoàn có chức năng cơ bản là cung cấp oxi và chất dinh dƣỡng cho toàn bộ hoạt động của cơ thể. Tim có chức năng vừa hút máu vừa đẩy máu, là động cơ chính của hệ tuần hoàn. Công suất của tim phụ thuộc vào tần 15 số tim và thể tích co tim. Vì vậy, tần số tim là một trong các chỉ số quan trọng để đánh giá hoạt động của hệ tuần hoàn [41], [42], [45], (theo [83]). Tần số tim là số lần tim co bóp trong một phút. Tần số tim có thể thay đổi và phụ thuộc vào các trạng thái tâm sinh lý khác nhau [36], [46], [62]. Tần số tim của trẻ em cao hơn nhiều so với của ngƣời trƣởng thành. Trong quá trình phát triển cá thể của trẻ em, tần số tim giảm dần theo tuổi. Tốc độ giảm tần số tim của trẻ em không đều. Ở cùng một độ tuổi, tần số tim của nam và của nữ khác nhau. Tần số tim của trẻ em dễ thay đổi khi khóc, sốt, sợ hãi, gắng sức... [3], [36], [52]. 1.2.2.2. Tần số thở của trẻ em lứa tuổi mầm non Cơ thể luôn cần trao đổi khí với môi trƣờng bên ngoài. Việc đổi mới không khí trong phổi đƣợc thực hiện qua động tác thở nhờ cử động của các cơ hô hấp với sự luân phiên nhịp nhàng giữa động tác hít vào và thở ra. Mỗi lần thở ra và hít vào đƣợc gọi là một nhịp thở [36], [83]. Số lần thở trong một phút gọi là tần số thở. Tần số thở phụ thuộc vào kích thƣớc của cơ thể, lứa tuổi, trạng thái tâm sinh lý và khí hậu [36], [62]. Tần số thở của trẻ em giảm dần theo tuổi. Một số tài liệu cho thấy, lúc 1 tuổi tần số thở của trẻ là 30 - 35 nhịp/phút, giảm xuống còn 25 - 30 nhịp/phút lúc 3 tuổi và 20 - 25 nhịp/phút lúc 6 tuổi [3], [4], [18], [36], [52]. Tần số thở của trẻ em vào mùa hè cao hơn vào mùa đông khoảng 2 - 6 nhịp/phút. Do trung khu hô hấp chƣa phát triển hoàn chỉnh nên tần số thở của trẻ em hay bị rối loạn, có lúc thở nhanh, có lúc thở chậm, lúc thở nông, lúc thở sâu. Tần số thở của trẻ em cao hơn của ngƣời lớn. Dƣới 2 tuổi, trẻ em nam thở nhanh hơn trẻ em nữ [36], [52]. 1.3. Đặc điểm về trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non Trí tuệ là khả năng hoạt động trí óc đặc trƣng của con ngƣời. Theo tiếng Latinh, trí tuệ (Intellectus) có nghĩa là hiểu biết, thông tuệ [51]. Theo từ điển 16 tiếng Việt [73], trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định. Tựu chung lại có ba khuynh hƣớng chính quan niệm về trí tuệ [51]. Khuynh hƣớng thứ nhất coi trí tuệ là năng lực nhận thức, năng lực học tập của cá nhân. B.G. Ananhev cho rằng, trí tuệ là một đặc điểm tâm lý phức tạp của con ngƣời mà kết quả của công việc và học tập phụ thuộc vào nó. Theo J. Huarte, thì trí tuệ là tập hợp các khả năng lĩnh hội tri thức, phán xét, đánh giá và sáng tạo (theo [60]). Khuynh hƣớng thứ hai coi trí tuệ là năng lực tƣ duy trừu tƣợng. Terman cho rằng, chức năng của trí tuệ là sử dụng có hiệu quả các khái niệm. Menchins kaia lại coi đặc trƣng của trí tuệ là sự tích luỹ các tri thức và các thao tác trí tuệ [31], (theo [60]). Khuynh hƣớng thứ ba coi trí tuệ là năng lực thích ứng. Đại diện cho khuynh hƣớng này là R. Stern (theo [60]). Ông coi trí tuệ là năng lực thích ứng chung của con ngƣời với điều kiện và nhiệm vụ mới trong đời sống. Theo ông, trí tuệ là năng lực suy luận và khả năng sáng tạo trên cơ sở kết hợp những kinh nghiệm khác nhau để giải quyết vấn đề mới. Ngoài ra, còn có nhiều thuật ngữ khác dùng để mô tả năng lực trí tuệ nhƣ: trí khôn, trí lực, trí thông minh, trí năng… nhƣng chúng đều xuất phát từ chữ tiếng Anh là intelligence [11], [26]. Rõ ràng là không có một khái niệm nào chứa đựng hết bản chất của các hiện tƣợng phức tạp nhƣ trí tuệ. Theo J. Piaget [54] thì sự phát sinh, phát triển của trí tuệ cá nhân chịu ảnh hƣởng của bốn yếu tố. Thứ nhất là sự tăng trƣởng của cơ thể, đặc biệt là sự chín muồi của hệ thần kinh và nội tiết. Thứ hai là vai trò của sự tập luyện và kinh nghiệm thu đƣợc thông qua hoạt động của đối tƣợng. Thứ ba là sự tƣơng tác và chuyển giao xã hội. Thứ tƣ là tính chủ thể và phối hợp chung các hành động cá nhân. Để đánh giá trí tuệ của con ngƣời, có nhiều phƣơng pháp nhƣ: quan sát, điều tra, trắc nghiệm, tìm hiểu biến đổi điện - hoá trong hệ thần kinh và cơ 17 thể...[30], [61]. Phƣơng pháp phổ biến hiện nay là dựa vào trắc nghiệm tâm lý. Trong đó trắc nghiệm khả năng trí tuệ đƣợc dùng phổ biến hơn cả. Mục đích của các trắc nghiệm trí tuệ là xác định chỉ số thông minh, mức trí tuệ... Năm 1912, W. Stern đã đƣa ra cách tính chỉ số thông minh (Intelligence Quotient) viết tắt là IQ, bằng thƣơng số giữa tuổi trí tuệ (MA Mental Age) và tuổi thực (CA - Chrorological Age) (theo [60]). IQ MA 100 CA Trong đó: MA - tuổi trí khôn đƣợc tính theo kết quả bài trắc nghiệm; CA - tuổi thời gian tính theo ngày tháng năm sinh. D. Wechsler (theo [60]) lại cho rằng, sự phát triển trí tuệ diễn ra trong suốt đời ngƣời một cách không đồng đều nên một đại lƣợng nhƣ cách tính của Stern không thể đánh giá đƣợc sự phát triển của trí tuệ. Ông đƣa ra khái niệm IQ bằng công thức sau: IQ = X X 15 100 SD Trong đó: X - điểm trắc nghiệm cá nhân; X - điểm trắc nghiệm trung bình trong cùng một độ tuổi; SD - độ lệch chuẩn. Dựa trên chỉ số IQ, D.Wechsler phân thành 7 mức trí tuệ khác nhau [77]. Để tính đƣợc chỉ số IQ, ngƣời ta thƣờng sử dụng các loại test khác nhau nhƣ test “trí tuệ đa dạng”, test “hình phức hợp Rey”, …(theo [42]). Một trong số đó là test Raven. Test Raven đƣợc xây dựng trên cơ sở thuyết tri giác hình thể của Tâm lý học Gestal và thuyết tân phát sinh của Spearman [21]. Sau hai lần chuẩn hóa vào những năm 1954 và 1956, test Raven đã đƣợc UNESCO công nhận và chính thức đƣa vào sử dụng để chẩn đoán trí tuệ con ngƣời từ những năm 1960 [76]. Trí tuệ của mỗi ngƣời đều là sự kết hợp hữu cơ của trí tuệ ngôn ngữ, tƣ duy vận động thân thể, tƣ duy logic toán học, trí tuệ không gian, trí tuệ âm 18 nhạc, trí tuệ giao tiếp... Trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non cũng không nằm ngoài quy luật đó [79]. Đặc điểm chủ yếu về tƣ duy của trẻ em từ 12 - 18 tháng tuổi là tƣ duy đƣợc thực hiện qua các thao tác. Bằng cách tác động trực tiếp với đồ vật, trẻ dần tìm ra đƣợc các thuộc tính đơn giản của đồ vật. Từ 2 - 3 tuổi, song song với sự phát triển về thể chất, sự tập trung của trẻ cũng phát triển nhanh. Ba tuổi, trẻ đã có khả năng tổng hợp các tính chất của vật thể mà trẻ nắm đƣợc, đồng thời có thể sử dụng các vật thể đó để thực hiện các trò chơi theo trí tƣởng tƣợng [79]. Từ 4 - 5 tuổi, trẻ đã có thể tìm ra đặc điểm, thuộc tính của đồ vật bằng những phép thử, phép so sánh trong óc. Trẻ còn biết sử dụng các hệ thống kí hiệu khác nhau, nhƣ kí hiệu về đồ vật, hành động, kí hiệu về con ngƣời. Trẻ cũng có thể xếp các đồ vật từ nhỏ nhất đến to nhất, ngắn nhất đến dài nhất…Sáu tuổi, ở trẻ đã hình thành tƣ duy sơ đồ và tƣ duy logic. Từ việc học thông qua quan sát và kinh nghiệm, trẻ đã có thể chuyển sang học bằng ngôn ngữ và logic. Trẻ có khái niệm về thời gian và các ngày trong tuần, khái niệm về con số, không gian, hình dáng, mầu sắc. Tuy nhiên, khả năng chú ý của trẻ 6 tuổi vẫn là chú ý ngắn hạn, trong khoảng 15 phút là nhiều nhất [79]. Một trong các điều kiện cần thiết để phát huy trí tuệ là khả năng ghi nhớ. Có nhiều cách hiểu về trí nhớ. Theo nhiều tác giả, nhớ là sự tiếp nhận, gìn giữ và tái hiện những sự vật, hiện tƣợng mà con ngƣời đã cảm giác, đã suy nghĩ, tƣởng tƣợng ra. Trí nhớ phản ánh những sự vật, những hiện tƣợng trƣớc đây đã tác động vào cơ thể mà hiện tại không cần sự tác động đó nữa [32], [33], [36]. Trí nhớ đƣợc xem nhƣ là một bƣớc chuyển tiếp từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lí tính vì trong quá trình nhớ, não đã thực hiện việc khái quát hoá các hình ảnh đã cảm giác, tri giác trƣớc đây thành các biểu tƣợng [13]. 19 Căn cứ vào thời gian tồn tại của trí nhớ, ngƣời ta phân biệt hai loại trí nhớ là trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn là sự lƣu thông hƣng phấn trong các vùng nơron, chỉ tồn tại trong vòng vài giây hoặc một phút sau khi tiếp nhận một sự kiện hay hiện tƣợng nào đó. Trí nhớ dài hạn tồn tại trên cơ sở sự hình thành các prôtêin hoạt hoá vùng xinap, có khả năng lƣu giữ hình ảnh trong vòng nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm [33]. Về cơ chế nhớ, có nhiều quan điểm khác nhau. Theo Anôkhin, trí nhớ là một hệ thống chức năng phức tạp. Cùng quan điểm với Anôkhin, Luria cho rằng, trí nhớ đƣợc thực hiện bằng sự phối hợp hoạt động của cả một loạt các vùng trên vỏ não, mỗi vùng giữ một nhiệm vụ chuyên biệt [15]. Theo Pavlov, cơ sở sinh lý của trí nhớ là sự hình thành, lƣu giữ và tái hiện lại những đƣờng liên hệ thần kinh tạm thời. Hyden lại cho rằng, cơ sở của trí nhớ là sự thay đổi trong cấu trúc phân tử của axit ribonucleic. Còn theo Conell và Jacobson, thì trí nhớ có liên quan đến lƣợng axit deoxyribonucleic [33]. Cơ chế của sự lƣu giữ thông tin ngày càng đƣợc nghiên cứu sâu hơn. Tuy nhiên, chƣa có một cơ chế lý thuyết thống nhất về cơ chế của trí nhớ. Trẻ sơ sinh chƣa có trí nhớ, đến cuối tháng thứ sáu, trẻ mới bắt đầu tái nhận lại. Trẻ một tuổi có thể tái nhận lại sự vật hiện tƣợng sau vài ngày. Đến hai tuổi, trẻ không những tái nhận lại sự vật, hiện tƣợng diễn ra sau vài tuần mà còn nhớ đƣợc những gì mới xảy ra trong vài ngày. Ở lứa tuổi này trẻ mới chỉ có trí nhớ không chủ định, nghĩa là trẻ chƣa đặt ra cho mình mục đích, chƣa có kế hoạch nhớ những điều cần ghi nhớ mà thƣờng chỉ nhớ những ấn tƣợng riêng biệt, những ấn tƣợng đƣợm màu sắc xúc cảm (theo [14], [59]). Trong lứa tuổi mẫu giáo các quá trình ghi nhớ của trẻ em tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Trẻ tham gia vào các hoạt động phức tạp hơn, đòi hỏi phải nhớ đƣợc luật chơi, nội dung chơi hoặc kể lại đƣợc câu chuyện, thuộc thơ…nên ở trẻ đã bắt đầu xuất hiện trí nhớ có chủ định (theo [14], [59]). 20 1.4. Những nghiên cứu về các chỉ số thể lực và trí tuệ 1.4.1. Những nghiên cứu về các chỉ số thể lực Năm 1919, nhà nhân trắc học ngƣời Đức, Rudoll Martin đã đề xuất một hệ thống các dụng cụ và phƣơng pháp đo để xác định kích thƣớc của cơ thể. Từ đó đến nay, phƣơng pháp Martin tiếp tục đƣợc bổ sung, hoàn thiện về cả lý thuyết và thực tiễn (theo [20]). Năm 1964, trong cuốn “Nhân trắc học”, F. Vaneler Rael đã đƣa ra những nhận xét toàn diện về các quy luật phát triển thể lực theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và xây dựng thang phân loại thể lực của con ngƣời theo các chỉ số đánh giá thể lực (theo [28]). Tại hội nghị lần thứ bảy toàn Liên Xô về vấn đề sinh thái, sinh lý và hình thái lứa tuổi, B.A. Nhikitic và V.P. Tresov đã công bố sơ đồ phát triển cá thể sau khi sinh của con ngƣời. Sơ đồ cho biết khá chi tiết về sự tăng trƣởng phát triển của con ngƣời ở mỗi giai đoạn và đã đƣợc áp dụng rộng rãi trong nhân trắc học, giáo dục học, nhi khoa (theo [28]). Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu đầu tiên về thể lực con ngƣời là của một số tác giả Mondiere (1875), Huard, Bogot (1938) và Đỗ Xuân Hợp (1943) (theo [42]). Sau năm 1954, đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lý của ngƣời Việt Nam. Năm 1975, cuốn “Hằng số sinh học của ngƣời Việt Nam” do giáo sƣ Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên đƣợc xuất bản. Đây là một công trình khá hoàn chỉnh về các chỉ số sinh học, sinh lý, sinh hóa của ngƣời Việt Nam [68]. Năm 1976 - 1980, Vũ Thị Chín nghiên cứu về các chỉ số phát triển sinh lý, tâm lý của trẻ em từ 0 đến 3 tuổi và đã xây dựng đƣợc biểu đồ phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ [5]. Năm 1980, 1982, 1987, Đoàn Yên và cộng sự (cs) [74] nghiên cứu một số chỉ số sinh học của ngƣời Việt Nam từ 3 đến 110 tuổi. Phân tích kết quả
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan