Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của học sinh ptth huyện th...

Tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của học sinh ptth huyện thuận thành bắc ninh

.PDF
116
195
102

Mô tả:

-1- LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn TS. Mai Văn Hưng, người đã hết lòng giúp đỡ động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Sinh lý người và động vật khoa Sinh - KTNN và phòng Sau đại học trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh các trường THPT Thuận Thành 1, THPT Thuận Thành 3, THPT Dân Lập Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh cùng tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 10 năm 2009 Tác giả Vũ Đăng Khoa -2- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. TÁC GIẢ VŨ ĐĂNG KHOA -3- CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN BMI Body mass index (chỉ số khối cơ thể) cs Cộng sự FAO Food and Agriculture Organization IQ Chỉ số thông minh (intelligence Quotient) Nxb Nhà xuất bản PTTH Phổ thông trung học THPT Trung học phổ thông THPT.TT1 Trường THPT Thuận Thành 1 THPT.TT3 Trường THPT Thuận Thành 3 THPT.DLTT Trường THPT dân lập Thuận Thành tr Trang UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization WAIS Wechsler Adult Intelligence Scale WISC Wechsler Intelligence Scale for Children WHO World Health Organization -4- DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Tên bảng Bảng 1.1. Bảng phân bố mức trí tuệ theo chỉ số IQ…………………………………… Bảng 2.1. Chiều cao đứng của học sinh theo lớp tuổi và giới tính(cm)……………….. Bảng 2.2. Cân nặng của học sinh theo lớp tuổi và giới tính (kg)……………………… Bảng 2.3. Vòng ngực trung bình của học sinh theo lớp tuổi và giới tính(cm)………… Bảng 2.4. Vòng eo của học sinh theo lớp tuổi và giới tính (cm)……………………… Bảng 2.5. Vòng mông của học sinh theo lớp tuổi và giới tính (cm)…………………... Bảng 2.6. Chỉ số BMI trung bình của học sinh theo lớp tuổi và giới tính (kg/m2)…… Bảng 2.7. Chỉ số Pignet của học sinh theo lớp tuổi và giới tính……………………… Bảng 2.8. Điểm IQ trung bình theo tuổi và theo giới tính……………………………. Bảng 2.9. Điểm IQ trung bình của học sinh theo từng trường……………………….. Bảng 2.10. Điểm IQ trung bình của học sinh theo nhóm lớp chọn, nhóm lớp thường.. Bảng 2.11. Tỷ lệ phần trăm học sinh theo các mức trí tuệ của các lớp tuổi……….. Bảng 2.12. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ của từng trường…………………… Bảng 2.13. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ của nhóm lớp chọn và nhóm lớp thường Bảng 2.14. Độ tập trung chú ý của học sinh theo lớp tuổivà theo giới tính (chữ/phút).. Bảng 2.15. Độ tập trung chú ý của học sinh theo từng trường……………….. Bảng 2.16. Độ tập trung chú ý của học sinh theo nhóm lớp chọn và nhóm lớp thường Bảng 2.17. Độ chính xác chú ý của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính…………. Bảng 2.18. Độ chính xác chú ý của học sinh theo từng trường………………………. Bảng 2.19. Độ chính xác chú ý của học sinh theo nhóm lớp chọn và nhóm lớp thường Bảng 2.20. Trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh theo lớp tuổi và giới tính………… Bảng 2.21. Trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh theo từng trường…………………. Bảng 2.22. Trung bình trí nhớ ngắn hạn thị giác theo nhóm lớp……………………… Bảng 2.23. Trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính… Bảng 2.24. Trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh theo từng trường………………. Bảng 2.25. Trung bình trí nhớ ngắn hạn thính giác theo nhóm lớp…………………… -5- Bảng 2.26. Mối tương quan giữa VNTB với vòng eo và giữa VNTB với vòng mông ở học sinh tuổi 16……………………………………………………………… 60 Bảng 2.27. Tương quan giữa VNTB với vòng eo và giữa VNTB với vòng mông ở học sinh tuổi 17………………………………………………………………. 62 Bảng 2.28. Tương quan giữa VNTB với vòng eo và giữa VNTB với vòng mông ở học sinh tuổi 18…………………………………………………………….. 64 Bảng 2.29. Tương quan chiều cao của con trai với chiều cao của bố mẹ…………….. 67 Bảng 2.30. Tương quan chiều cao của con gái với chiều cao của bố mẹ…………….. 69 Bảng 2.31. Tương quan chiều cao của con trai cả và thứ với chiều cao của bố mẹ…… 71 Bảng 2.32. Tương quan chiều cao của con gái cả và thứ với chiều cao của bố mẹ…… 74 Bảng 2.33. Tương quan giữa chỉ số IQ với khả năng chú ý và giữa chỉ số IQ với khả năng ghi nhớ của học sinh nam…………………………………………. 77 Bảng 2.34. Tương quan giữa chỉ số IQ với khả năng chú ý và giữa chỉ số IQ với khả năng ghi nhớ của học sinh nữ…………………………………… 81 -6- DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ TRONG LUẬN VĂN Tên đồ thị Hình 2.1. Chiều cao đứng của học sinh theo lớp tuổi và giới tính…………………… Hình 2.2. Cân nặng của học sinh theo lớp tuổi và giới tính…………………………. Hình 2.3. Vòng ngực trung bình của học sinh theo lớp tuổi và giới tính……………. Hình 2.4. Vòng eo của học sinh theo lớp tuổi và giới tính…………………………… Hình 2.5. Vòng mông của học sinh theo lớp tuổi……………………………………. Hình 2.6. Chỉ số BMI trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính……… Hình 2.7. Chỉ số Pignet của học sinh theo lớp tuổi………………………………….. Hình 2.8. Điểm IQ trung bình theo tuổi và theo giới tính……………………………. Hình 2.9. Điểm IQ trung bình của học sinh theo từng trường………………………. Hình 2.10. Điểm IQ trung bình của học sinh theo nhóm lớp chọn, nhóm lớp thường.. Hình 2.11. Phân bố mức trí tuệ của học sinh nam theo lớp tuổi ……………………. Hình 2.12. Phân bố mức trí tuệ học của học sinh nữ theo lớp tuổi………………… Hình 2.13. Phân bố mức trí tuệ học sinh theo lớp tuổi………………………………. Hình 2.14. Phân bố nam học sinh theo mức trí tuệ (%)……………………………… Hình 2.15. Phân bố nữ học sinh theo mức trí tuệ(%)……………………………….. Hình 2.16. Phân bố học sinh THPT huyện Thuận Thành theo mức trí tuệ(%)………. Hình 2.17. Phân bố học sinh nam theo mức trí tuệ của từng trường ……………….. Hình 2.18. Phân bố học sinh nữ theo mức trí tuệ của từng trường…………………... Hình 2.19. Phân bố học sinh nam theo mức trí tuệ ở lớp chọn và lớp thường……….. Hình 2.20. Phân bố học sinh nữ theo mức trí tuệ ở lớp chọn và lớp thường………… Hình 2.21. Độ tập trung chú ý của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính…………. Hình 2.22. Độ tập trung chú ý của học sinh theo từng trường………………………. Hình 2.23. Độ tập trung chú ý của học sinh theo nhóm lớp ………………………… Hình 2.24. Độ chính xác chú ý của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính………… Hình 2.25. Độ chính xác chú ý của học sinh theo từng trường……………………… Hình 2.26. Độ chính xác chú ý của học sinh theo nhóm lớp chọn, lớp thường……… Hình 2.27. Trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính…. -7- Hình 2.28. Trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh theo từng trường……………… Hình 2.29. Trung bình trí nhớ ngắn hạn thị giác theo nhóm lớp……………………. Hình 2.30. Trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh theo lớp tuổi và giới tính……. Hình 2.31. Trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh theo từng trường……………… Hình 2.32. Trung bình trí nhớ ngắn hạn thính giác theo nhóm lớp………………….. Hình 2.33. Biểu đồ tương quan giữa VNTB và vòng eo của học sinh nam tuổi 16…. Hình 2.34. Biểu đồ tương quan giữa VNTB và vòng mông của học sinh nam tuổi 16 ………………………………………………………………….. Hình 2.35. Biểu đồ tương quan giữa VNTB và vòng eo của học sinh nữ tuổi 16…... Hình 2.36. Biểu đồ tương quan giữa VNTB và vòng mông của học sinh nữ tuổi 16.. Hình 2.37. Biểu đồ tương quan giữa VNTB và vòng eo của học sinh nam tuổi 17 … Hình 2.38. Biểu đồ tương quan giữa VNTB và vòng mông của học sinh nam tuổi 17……………………………………………….. Hình 2.39. Biểu đồ tương quan giữa VNTB và vòng eo của học sinh nữ tuổi 17….. Hình 2.40. Biểu đồ tương quan giữa VNTB và vòng mông của học sinh nữ tuổi 17.. Hình 2.41. Biểu đồ tương quan giữa VNTB và vòng eo của học sinh nam tuổi 18… Hình 2.42. Biểu đồ tương quan giữa VNTB và vòng mông của học sinh nam tuổi 18……………………………………………… Hình 2.43. Biểu đồ tương quan giữa VNTB và vòng eo của học sinh nữ tuổi 18….. Hình 2.44. Biểu đồ tương quan giữa VNTB và vòng mông của học sinh nữ tuổi 18.. Hình 2.45. Biểu đồ tương quan chiều cao của con trai với chiều cao bố……………. Hình 2.46. Biểu đồ tương quan chiều cao của con trai với chiều cao mẹ………….. Hình 2.47. Biểu đồ tương quan chiều cao của con gái với chiều cao bố……………. Hình 2.48. Biểu đồ tương quan chiều cao của con gái với chiều cao mẹ…………… Hình 2.49. Biểu đồ tương quan chiều cao của con trai cả với chiều cao của bố…….. Hình 2.50. Biểu đồ tương quan chiều cao của con trai cả với chiều cao của mẹ……. Hình 2.51. Biểu đồ tương quan chiều cao của con trai thứ với chiều cao của bố…… Hình 2.52. Biểu đồ tương quan chiều cao của con trai thứ với chiều cao của mẹ…… Hình 2.53. Biểu đồ tương quan chiều cao của con gái cả với chiều cao của bố……... -8- Hình 2.54. Biểu đồ tương quan chiều cao của con gái cả với chiều cao của mẹ…….. Hình 2.55. Biểu đồ tương quan chiều cao của con gái thứ với chiều cao của bố…… Hình 2.56. Biểu đồ tương quan chiều cao của con gái thứ với chiều cao của mẹ…… Hình 2.57. Biểu đồ tương quan giữa chỉ số IQ với độ chính xác chú ý của học sinh nam………………………………………………………. Hình 2.58. Biểu đồ tương quan giữa chỉ số IQ với độ tập trung chú ý của học sinh nam…………………………………………………………. Hình 2.59. Biểu đồ tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh nam………………………………………………………… 80 Hình 2.60. Biểu đồ tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh nam………………………………………………………. 81 Hình 2.61. Biểu đồ tương quan giữa chỉ số IQ với độ chính xác chú ý của học sinh nữ…………………………………………………………. 83 Hình 2.62. Biểu đồ tương quan giữa chỉ số IQ với độ tập trung chú ý của học sinh nữ………………………………………………………….. 83 Hình 2.63. Biểu đồ tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh nữ………………………………………………………… 84 Hình 2.64. Biểu đồ tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh nữ………………………………………………………….. 85 -9- MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn…………………………………………………………………... Lời cam đoan………………………………………………………………... Mục lục……………………………………………………………………… Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………………… Danh mục các bảng trong luận văn…………………………………………. Danh mục các đồ thị trong luận văn………………………………………… MỞ ĐẦU……………………………………………………………………. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………….. 1.1. Khái quát những vấn đề về chỉ số hình thái - thể lực…………………. 1.2. Khái quát những vấn đề về trí tuệ……………………………………. 1.2.1. Các quan niệm về trí tuệ………………………………………….. 1.2.2. Các phương pháp đánh giá trí tuệ ……………………………….. 1.3. Khái quát những vấn đề về chú ý…………………………………….. 1.4. Khái quát những vấn đề về trí nhớ……………………………………. Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………… 2.1. Các chỉ số hình thái - thể lực…………………………………………. 2.1.1. Chiều cao đứng…………………………………………………… 2.1.2. Cân nặng………………………………………………………….. 2.1.3. Vòng ngực trung bình…………………………………………….. 2.1.4. Vòng eo…………………………………………………………… 2.1.5. Vòng mông……………………………………………………… 2.1.6. Chỉ số BMI……………………………………………………….. 2.1.7. Chỉ số Pignet……………………………………………………… 2.2. Các chỉ số trí tuệ của học sinh từ 16 - 18 tuổi………………………… 2.2.1. Chỉ số IQ trung bình……………………………………………… 2.2.2. Mức trí tuệ của học sinh …………………………………………. 2.3. Khả năng chú ý của học sinh…………………………………………. 2.3.1. Độ tập trung chú ý………………………………………………… 2.3.2. Độ chính xác chú ý……………………………………………….. 2.4. Khả năng ghi nhớ…………………………………………………….. 2.4.1. Trí nhớ ngắn hạn thị giác…………………………………………. 2.4.2. Trí nhớ ngắn hạn thính giác………………………………………. 2.5. Mối tương quan giữa các chỉ số…………………………………….. 2.5.1. Mối tương quan giữa VNTB với vòng eo và giữa VNTB với vòng mông………………………………………………....................... 2.5.2. Tương quan chiều cao của học sinh với chiều cao của bố mẹ…… 2.5.3. Tương quan giữa chỉ số IQ với khả năng chú ý và giữa IQ với khả năng ghi nhớ…………………………………………………………… Chương 3. BÀN LUẬN……………………………………………………... 3.1. Về một số chỉ số hình thái - thể lực của học sinh lớp tuổi 16 - 18…… 1 9 9 13 13 15 19 21 25 25 25 26 27 28 29 31 32 33 33 36 44 44 51 54 54 57 60 60 66 76 86 86 - 10 - 3.2. Về các chỉ số năng lực trí tuệ của học sinh lớp tuổi 16 - 18……….. 3.3. Tương quan giữa một số chỉ số hình thái và tương quan giữa một số chỉ số trí tuệ……………………………………………………………... KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………... PHỤ LỤC………………………………………………………………………….. 89 93 97 99 109 - 11 - MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Phát triển con người là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố cơ bản để đi vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước [35], [36]. Nhận thức rõ điều này Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến giáo dục - đào tạo. Trong nghị quyết trung ương II khoá VIII của Đảng về giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ đã khẳng định: "Giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện không chỉ về mặt trí tuệ, đạo đức, lối sống mà phải là con người cường tráng về thể chất". Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng vẫn nhấn mạnh "Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo" [25]. Do đó, phương hướng và giải pháp cụ thể cho phát triển giáo dục là: "Định hình quy mô giáo dục và đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, nhất là cơ cấu cấp học, ngành nghề và cơ cấu lãnh thổ phù hợp với phát triển nguồn nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường đầu tư vào phát triển con người thông qua phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ. Đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước". Ở Đại hội X, Đảng ta đã đưa ra mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2006 - 2010: " Về giáo dục đào tạo, chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa học - công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền Giáo dục Việt Nam" [26]. Thực tế cho thấy, phải dựa vào những hiểu biết về thể trạng và năng lực trí tuệ của học sinh mới có thể đề xuất các biện pháp đúng đắn và hữu hiệu đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Điều đó góp phần vào việc hoạch định chiến lược, xác định và lựa chọn các phương pháp, biện pháp giáo dục đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ lí do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ - 12 - của học sinh, sinh viên: [6], [10], [12], [16], [17], [18], [28].... Đó là các công trình của Lê Nam Trà và cs [94], [95], [96], Tạ Thuý Lan và cs [52], [53], [54], [55], [56], [57]… Các công trình nghiên cứu trên đã đóng góp rất nhiều vào việc xác định các chỉ số sinh học và trí tuệ người Việt Nam. Tuy vậy, các nghiên cứu về chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh PTTH ở Bắc Ninh và đặc biệt là ở huyện Thuận Thành còn thiếu. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của học sinh PTTH huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh". 2. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu sự phát triển về một số chỉ số hình thái, thể lực và trí tuệ của học sinh PTTH huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. - So sánh sự khác biệt về năng lực trí tuệ của học sinh ở các trường THPT trong một huyện có mức điểm tuyển sinh khác nhau, sự khác biệt giữa học sinh trong các lớp chọn với học sinh lớp thường. - Xác định mối tương quan giữa một số chỉ số hình thái và mối tương quan giữa một số chỉ số trí tuệ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Nghiên cứu một số chỉ số hình thái - thể lực của học sinh PTTH huyện Thuận Thành tuổi từ 16 - 18 gồm: chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, vòng mông, vòng eo, chỉ số BMI, chỉ số Pignet. 2. Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ: khả năng chú ý, khả năng ghi nhớ, chỉ số IQ, mức trí tuệ và so sánh các chỉ số này của các học sinh ở các trường THPT trong huyện có mức điểm tuyển sinh khác nhau, giữa học sinh lớp chọn với học sinh lớp thường. 3. Nghiên cứu mối tương quan giữa chiều cao đứng của con cái với chiều cao của bố mẹ, giữa vòng ngực trung bình với vòng eo, giữa vòng ngực trung bình với vòng mông, giữa chỉ số IQ với khả năng chú ý và giữa chỉ số IQ với khả năng ghi nhớ của học sinh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 13 - Đối tượng nghiên cứu là các học sinh PTTH tuổi từ 16 đến 18 ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Các học sinh này thuộc ba trường là: trường THPT Thuận Thành 1, trường THPT Thuận Thành 3 và trường THPT Dân Lập Thuận Thành. Các học sinh ở các trường này có chất lượng đầu vào lớp 10 khác nhau. Cụ thể, trường THPT Thuận Thành 1 có số điểm trúng tuyển và lớp 10 cao nhất và là trường có truyền thống về học tập, trường THPT Thuận Thành 3 có mức điểm trúng tuyển trung bình, trường THPT Dân Lập Thuận Thành không tổ chức thi tuyển mà chỉ xét tuyển các học sinh sau khi đã không trúng tuyển vào các trường công lập. Đối tượng được nghiên cứu ở trạng thái khoẻ mạnh, trạng thái tâm lý bình thường, không có các dị tật về hình thể và các bệnh mãn tính. Tuổi của các đối tượng nghiên cứu được tính theo quy ước chung của tổ chức y tế thế giới (WHO). Số đối tượng nghiên cứu gồm 961 học sinh của ba khối 10, 11, 12. Trong đó, trường THPT Thuận Thành 1 gồm 301 học sinh, trường THPT Thuận Thành 3 gồm 346 học sinh, trường THPT Dân Lập Thuận Thành gồm 314 học sinh. Sự phân bố đối tượng nghiên cứu được trình bày trong bảng phân bố đối tượng nghiên cứu. Bảng. Phân bố đối tượng nghiên cứu Tuổi Trường THPT Trường THPT Trường THPT DL Thuận Thành 1 Thuận Thành 3 Thuận Thành Tổng số Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng 16 53 54 107 68 59 127 62 51 113 183 164 347 17 54 47 101 55 56 111 53 51 104 162 154 316 18 46 47 93 49 59 108 47 50 97 142 156 298 Chung 153 148 301 172 174 346 162 152 314 487 474 961 5. Phương pháp nghiên cứu - Các chỉ số được nghiên cứu + Các chỉ số hình thái - thể lực gồm: chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, vòng eo, vòng mông, chỉ số BMI, chỉ số Pignet. - 14 - + Các chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ gồm: chỉ số IQ, mức trí tuệ, độ tập trung chú ý, độ chính xác chú ý, khả năng ghi nhớ ngắn hạn thị giác, khả năng ghi nhớ ngắn hạn thính giác. + Hệ số tương quan giữa 3 vòng: vòng ngực trung bình, vòng eo, vòng mông; hệ số tương quan giữa chiều cao của con với bố mẹ; tương quan giữa chỉ số IQ với khả năng chú ý và tương quan giữa chỉ số IQ với khả năng ghi nhớ. - Phương pháp nghiên cứu các chỉ số + Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hình thái - thể lực Các chỉ số hình thái - thể lực được xác định theo phương pháp được dùng trong nghiên cứu y sinh học [20]. Chiều cao đứng: đơn vị đo là cm, dụng cụ đo là thước hợp kim Trung Quốc có độ chính xác đến 1mm. Đo theo phương pháp của Martin. Đối tượng được đo đứng thẳng trên nền phẳng hai gót chân chạm vào nhau, hai tay buông thẳng, đầu để thẳng sao cho đuôi mắt và điểm giữa bờ trên lỗ tai ngoài nằm trên đường thẳng ngang vuông góc với trục của cơ thể, bốn điểm của cơ thể là chẩm, lưng, mông và gót chạm vào thước đo. Cân nặng: được xác định bằng cân bàn của Nhật Bản có độ chính xác đến 0,1kg. Khi cân, cân được đặt trên nền bằng phẳng, các đối tượng mặc quần áo mỏng, đứng thẳng sao cho trọng tâm của cơ thể rơi vào giữa cân, đo xa bữa ăn. Vòng ngực trung bình (VNTB): được xác định bằng thước vải không co giãn của Trung Quốc có độ chính xác đến 1mm, đo ở tư thế đứng thẳng, vòng thước dây quanh ngực vuông góc với cột sống đi qua xương bả vai ở phía sau và qua mũi xương ức ở phía trước. Tiến hành đo ở thì hít vào hết sức và thì thở ra hết sức. VNTB chính là trung bình cộng của hai thì hít vào hết sức và thở ra hết sức. Vòng eo: được đo bằng thước vải không giãn của Trung Quốc, đo ở tư thế đứng thẳng, vòng thước dây qua bụng ở vị trí giữa mào xương chậu và xương sườn thấp nhất vuông góc với cột sống, bụng để bình thường không hóp hoặc không hít căng. - 15 - Vòng mông: được đo bằng thước vải, đo ở tư thế đứng thẳng, vòng dây qua mông song song với mặt đất, đo ở vị trí lớn nhất của mông. Chỉ số BMI (Body Mass Index) được tính theo công thức: BMI = Cân nặng (kg) / [chiều cao đứng (m)]2. Đánh giá chỉ số BMI theo FAO [107] BMI < 16: thiếu cân độ III. BMI = 25 - 29,99: quá cân độ I. BMI = 16 - 16,99: thiếu cân độ II. BMI = 30 - 39,99: quá cân độ II. BMI = 17 - 18,45: thiếu cân độ I. BMI > 40: quá cân độ III. BMI = 18,5 - 24,99: bình thường. Chỉ số Pinet: được tính theo công thức Pignet = chiều cao đứng (cm) - [cân nặng (kg) + VNTB (cm)]. Đánh giá chỉ số Pignet theo Nguyễn Quang Quyền (theo [107]) Pignet = 0 - 20,8: cường tráng Pignet = 34 - 37,2: yếu Pignet = 20,9 - 24,1: rất khoẻ Pignet = 37,3 - 40,5: rất yếu Pignet = 24,2 - 27,4: khoẻ Pignet ≥ 40,6 yếu kém. Pignet = 27,5 - 33,9: trung bình + Phương pháp nghiên cứu năng lực trí tuệ Xác định chỉ số IQ Năng lực trí tuệ được xác định bằng cách sử dụng trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn chuẩn của Raven (test Raven) [41]. Trắc nghiệm gồm 60 bài tập, chia thành 5 loạt (A, B, C, D, E), mỗi loạt gồm 12 bài tập đều được bắt đầu từ bài tập dễ và độ khó tăng dần. Các bài tập từ loạt này đến loạt kia cũng phức tạp dần. Năm loạt bài tập được cấu tạo theo nguyên tắc sau: - Loạt A - Tính liên tục, trọn vẹn của cấu trúc. - Loạt B - Sự giống nhau, tính tương đồng giữa các cấu hình. - Loạt C - Tính tiếp diễn, logic của sự biến đổi cấu trúc. - Loạt D - Sự thay đổi logic vị trí của các hình. - Loạt E - Phân tích cấu trúc các bộ phận của các hình. - 16 - Mỗi đối tượng thực nghiệm được phát một quyển test Raven và một phiếu trả lời, sau khi nghe hướng dẫn sẽ làm bài độc lập với thời gian 60 phút. Mỗi nhóm đối tượng không quá 30 học sinh, được thực hiện trong phòng học yên tĩnh. Điểm được tính theo khoá chấm điểm của Raven [106], mỗi bài tập đúng được một điểm, tối đa là 60 điểm cho tất cả các bài. Cộng thô các loạt bài A, B, C, D, E được tổng số điểm ghi vào cột tổng số điểm trong phiếu điểm. Đối chiếu với bảng kỳ vọng nếu hiệu số dao động trong khoảng  2SD thì có thể dùng kết quả, nếu vượt quá phải loại bỏ. Tổng điểm thực trừ đi điểm số kỳ vọng trong tất cả các loạt phải nhỏ hơn 6 đơn vị. Sau khi có điểm test Raven, tính chỉ số IQ theo công thức của D. Wechsler: IQ  X X .15  100 SD Mức trí tuệ Căn cứ vào chỉ số IQ đối chiếu với thang phân loại trí tuệ của D. Wechsler (bảng 1.1) để xác định mức trí tuệ của học sinh. + Các chỉ số xác định khả năng chú ý Khả năng chú ý được xác định bằng phương pháp Ochan Bourdon. Phiếu trắc nghiệm Bourdon là một bảng chữ cái được sắp xếp theo quy tắc nhất định (xem phụ lục 2). Mỗi đối tượng được phát một phiếu, sau đó yêu cầu đối tượng rà soát từ trái qua phải, từ trên xuống dưới và gạch vào chữ cái theo quy ước trong khoảng thời gian 5 phút, sau mỗi phút lại gạch chéo vào ngay sau chữ cái đang soát. Trắc nghiệm được tiến hành trong phòng học yên tĩnh. Đánh giá khả năng chú ý của đối tượng nghiên cứu bằng các chỉ số sau: Độ tập trung chú ý - được tính bằng số chữ cái gạch đúng trung bình trong thời gian 1 phút Độ chính xác chú ý - được tính theo công thức: A  Trong đó: T T S A - độ chính xác chú ý T - số chữ gạch đúng trung bình trong 1 phút S - số chữ bỏ sót trung bình trong 1 phút. - 17 - + Phương pháp nghiên cứu trí nhớ Trí nhớ được xác định bằng phương pháp Nechaiev. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hai loại trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác. Nghiên cứu trí nhớ ngắn hạn thị giác được thực hiện bằng cách sử dụng một bảng số kích thước 30cm x 40cm, trên đó viết 12 số, mỗi số gồm 2 chữ số, in đậm, rõ ràng, các số không giống nhau, hai chữ số trong một số không trùng nhau và không chẵn trục, các số được sắp xếp một cách ngẫu nhiên. Các đối tượng được quan sát bảng số và cố gắng ghi nhớ (không được ghi chép, không được đọc thành tiếng) trong khoảng thời gian 30 giây. Sau đó, đối tượng có 30 giây để viết lại các số đã nhớ được không cần theo thứ tự. Nghiên cứu trí nhớ ngắn hạn thính giác được thực hiện bằng cách người điều tra đọc to, chậm 12 số (12 số này cũng theo quy luật giống nghiên cứu trí nhớ ngắn hạn thị giác) cho đối tượng nghe 3 lần. Sau đó, học sinh ghi lại những số nhớ được cũng không cần theo thứ tự. Đánh giá kết quả bằng số chữ số nhớ được của học sinh. - Phương pháp chọn mẫu Mẫu được lấy theo phương pháp phân tầng. Chúng tôi chọn ngẫu nhiên ở mỗi khối lớp ra ba lớp ở ba trường. Để so sánh các nhóm lớp chọn và lớp thường chúng tôi chọn mỗi khối một lớp chọn ở một trường để so sánh với các lớp thường. Để nghiên cứu tương quan giữa chiều cao của con với chiều cao bố mẹ, chúng tôi tiến hành lấy chiều cao của 470 học sinh khối 11 và 12 một cách ngẫu nhiên (gồm 229 nam và 251 nữ) và chiều cao của bố mẹ các em. - Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu không bình thường được loại bỏ bằng cách dùng thuật toán loại bỏ lớp ngoài. Đó là các số liệu nằm ngoài  2SD. Các số liệu được xử lý theo toán xác suất thống kê dùng trong y, sinh học [50]. Việc tính toán số liệu được thực hiện trên máy vi tính bằng phần mềm Microsoft Excel 2003. - 18 - Các giá trị thống kê gồm có: giá trị trung bình ( X ), độ lệch chuẩn (SD), hệ số tương quan (r). So sánh hai giá trị trung bình của hai mẫu theo phương pháp Student - Fisher (Kiểm định "t - test" với mức ý nghĩa α = 0,05). Các kết quả nghiên cứu được so sánh với các giá trị trong cuốn hằng số sinh học người Việt Nam [97] và cuốn Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90, thế kỷ XX [8]. 6. Đóng góp mới của luận văn Đánh giá được đặc điểm phát triển một số chỉ số hình thái thể lực và năng lực trí tuệ của học sinh PTTH huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Bước đầu nghiên cứu mối tương quan giữa các chỉ số hình thái và mối liên quan giữa chiều cao của con cái với chiều cao của bố mẹ. - 19 - Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái quát những vấn đề về hình thái - thể lực Sinh học cơ thể là môn khoa học ra đời từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài người và đang ngày càng phát triển [38]. Nghiên cứu hình thái - thể lực của con người được xem như một bộ phận quan trọng của sinh học cơ thể, nó tồn tại và phát triển hết sức phong phú, thể hiện trên nhiều lĩnh vực như sự tăng trưởng, phát triển, đặc trưng theo chủng tộc, giới tính [43]. Thể lực là khái niệm phản ánh cấu trúc tổng hợp của cơ thể có liên quan chặt chẽ tới sức lao động và thẩm mỹ của con người. Chính vì vậy, từ lâu vấn đề thể lực đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu [94]. Từ việc đo đạc các kích thước cơ thể con người có thể rút ra các kết luận phục vụ thực tiễn hàng ngày không chỉ riêng trong công tác điều tra y tế (điều tra, đánh giá sự phát triển thể lực, các bệnh làm thay đổi hình dáng cơ thể, đánh giá trong tuyển quân, tuyển sinh vận động viên thể dục thể thao…) mà còn cho hầu hết các ngành kinh tế quốc dân khác như: xây dựng các tiêu chuẩn kích thước người để thiết kế các máy móc, các phương tiện sản xuất (nhà cửa, ô tô …), các phương tiện sinh hoạt (gường, tủ, giày, dép…). Về mặt lý luận chúng cho phép chúng ta phát hiện ra các quy luật về sự phát triển cơ thể con người, về phân loại các dạng người và các nhóm chủng tộc loài người cũng như tìm hiểu nguồn gốc loài người [87]. Việc nghiên cứu hình thái - thể lực đã có từ rất lâu, ngay từ khi con người biết đo chiều cao của mình, biết mình nặng bao nhiêu. Nhưng mãi đến đầu thế kỷ XX thì nghiên cứu về thể lực mới trở thành khoa học thực sự với đầy đủ ý nghĩa và tính chính xác của nó. Người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại là Rudolf Martin qua hai tác phẩm nổi tiếng: "Giáo trình về nhân trắc học" năm 1919 và "Kim chỉ nam đo đạc và xử lý thống kê" năm 1924. Trong các công trình này ông đã đề - 20 - xuất một số phương pháp và dụng cụ đo đạc các kích thước của cơ thể cho đến nay vẫn được sử dụng [42]. Sau Rudolf Martin đã có nhiều công trình bổ sung và hoàn thiện thêm các đề xuất của ông cho phù hợp với thực tiễn của mỗi nước [100]. Vấn đề nhân trắc học còn được thể hiện qua các công trình nghiên cứu của P. N. Baskirov trong cuốn "Nhân trắc học" (1962) ông đã đưa ra quy luật phát triển cơ thể người dưới ảnh hưởng điều kiện sống, Evan Dervael trong cuốn "Nhân trắc học" (1964) đã đưa ra nhận xét toàn diện về các quy luật phát triển thể lực theo giới tính, lứa tuổi và nghề nghiệp, ngoài ra còn có các công trình của Bunak, A.M. Uruxon. Một hướng khác, đi sâu vào nghiên cứu sự tăng trưởng về mặt hình thái đó là nghiên cứu các đại lượng có thể đo lường được bằng kỹ thuật nhân trắc [96]. Công trình đầu tiên là do Christian Fridrich Jumpert người Đức công bố năm 1754. Trong luận án tiến sỹ của mình ông đã nghiên cứu sự tăng trưởng một cách hoàn chỉnh ở các lớp tuổi từ 1 đến 25. Công trình này được nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang (Cross - sectional study) là phương pháp được dùng phổ biến. Cũng trong khoảng thời gian này P.Montbeilard thực hiện nghiên cứu dọc (Longitudinal study) đầu tiên trên con trai mình trong 18 năm liên tục từ năm 1759 đến năm 1777 (theo[96] ). Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu đầu tiên về sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng ở trẻ em là của Mondiere vào năm 1875 (theo [96]), sau đó là các công trình của P.Huard và A.Bigot (1938), Đỗ Xuân Hợp (1943) [96]. Từ năm 1954 đến nay, việc nghiên cứu hình thái học đã được đẩy mạnh và chuyên môn hoá. Năm 1975 cuốn "Hằng số sinh học của người Việt Nam" do GS. Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên được xuất bản [97]. Đây là công trình khá hoàn chỉnh về các chỉ số sinh học người Việt Nam ở mọi lứa tuổi [64]. Sau năm 1975, việc nghiên cứu thể lực của trẻ em được nhiều tác giả thực hiện. Từ năm 1980 đến 1990, Thẩm Thị Hoàng Điệp [28] đã nghiên cứu dọc trên 101 học sinh Hà Nội từ 6 - 17 tuổi. Với 31 chỉ tiêu được nghiên cứu tác giả đã kết luận: chiều cao của học sinh phát triển mạnh nhất lúc 11 - 12 tuổi ở nữ và 13 - 15 ở nam, còn cân nặng phát triển mạnh nhất lúc 13 tuổi ở nữ và 15 tuổi ở nam. Tác giả
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất