Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số chỉ số hình thái, thể lực của học sinh trường trung học phổ th...

Tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số hình thái, thể lực của học sinh trường trung học phổ thông đinh tiên hoàng, thành phố ninh bình, tỉnh ninh bình

.PDF
62
208
62

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH-KTNN VŨ THỊ THẢO NGA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, THỂ LỰC CỦA HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐINH TIÊN HOÀNG, THÀNH PHỐ NINH BÌNH,TỈNH NINH BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý ngƣời và động vật Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. DƢƠNG THỊ ANH ĐÀO HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện khóa luận này, tôi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ quý báu từ thầy cô, bạn bè và ngƣời thân. Đầu tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Dƣơng Thị Anh Đào là ngƣời đã tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ths. Phạm Thị Kim Dung, ngƣời đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn và truyền thụ kiến thức để tôi hoàn thành đƣợc nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã hỗ trợ về tinh thần cũng nhƣ về vật chất trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả những ngƣời thân, bạn bè đã giúp đỡ và động viên để tôi hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình hoàn thành khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô và các bạn để khóa luận đƣợc đầy đủ hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2016 Sinh viên Vũ Thị Thảo Nga LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Dƣơng Thị Anh Đào. Các số liệu, căn cứ, kết quả nêu trong đề tài là hoàn toàn trung thực, không sao chép, không trùng lặp với các kết quả nghiên cứu trƣớc. Nội dung đề tài chƣa đƣợc công bố trong bất kì công trình khoa học nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 4 năm 2016 Sinh viên Vũ Thị Thảo Nga MỤC LỤC Contents MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài...................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ của đề tài ................................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ..................................................... 2 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3 1.1. Giới thiệu chung về hình thái - thể lực cơ thể ngƣời ............................. 3 1.2. Tình hình nghiên cứu chỉ số hình thái - thể lực trên thế giới ................. 4 1.3. Tình hình nghiên cứu chỉ số hình thái - thể lực ở Việt Nam.................. 5 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 11 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 11 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 11 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... 11 2.2.2. Các chỉ số nghiên cứu .................................................................. 11 2.2.3. Phương pháp xác định các chỉ số ................................................. 12 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 14 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 16 3.1. Các chỉ số hình thái ............................................................................ 16 3.1.1. Chiều cao đứng ............................................................................ 16 3.1.2. Cân nặng ...................................................................................... 20 3.1.3. Vòng ngực trung bình ................................................................... 23 3.1.4. Vòng bụng .................................................................................... 27 3.1.5. Vòng cánh tay phải co .................................................................. 28 3.1.6. Vòng đùi phải ............................................................................... 31 3.2. Chỉ số thể lực .................................................................................... 35 3.2.1. Chỉ số BMI ................................................................................... 35 3.2.2. Chỉ số Pignet ................................................................................ 39 3.2.3. Chỉ số QVC .................................................................................. 42 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. BMI : Chỉ số khối cơ thể 2. Cs : Cộng sự 3. Nxb : Nhà xuất bản 4. THPT : Trung học phổ thông 5. Tr : Trang 6. VNTB : Vòng ngực trung bình DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố học sinh theo tuổi và giới tính ......................................... 11 Bảng 3.1. Chiều cao đứng của học sinh theo lứa tuổi và giới tính ................. 16 Bảng 3.2. So sánh chiều cao đứng của học sinh trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác. ......................................................... 18 Bảng 3.3. Cân nặng của học sinh theo lứa tuổi và giới tính .......................... 20 Bảng 3.4. So sánh cân nặng của học sinh trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác...................................................................... 22 Bảng 3.5. Vòng ngực trung bình của học sinh theo lứa tuổi và giới tính ....... 24 Bảng 3.6. So sánh vòng ngực trung bình của học sinh trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác. ................................................. 25 Bảng 3.7. Vòng bụng của học sinh theo lứa tuổi và giới tính ........................ 27 Bảng 3.8. Vòng cánh tay phải co của học sinh theo lứa tuổi và giới tính ...... 28 Bảng 3.9. So sánh vòng cánh tay phải co của học sinh trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác ......................................... 30 Bảng 3.10. Vòng đùi phải của học sinh theo lứa tuổi và giới tính ................. 32 Bảng 3.11. So sánh vòng đùi phải của học sinh trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác .......................................................... 33 Bảng 3.12. BMI của học sinh theo lứa tuổi và giới tính ................................ 35 Bảng 3.13. So sánh BMI của học sinhtrƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác...................................................................... 37 Bảng 3.14.Chỉ số Pignet của học sinh theo lứa tuổi và giới tính ................... 39 Bảng 3.15. So sánh Pignet của học sinhtrƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác...................................................................... 41 Bảng 3.16.Chỉ số QVC của học sinh theo lứa tuổi và giới tính ..................... 43 Bảng 3.17.So sánh chỉ số QVC của học sinh trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác .......................................................... 44 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và giới tính ........... 17 Hình 3.2. Biểu đồ so sánh chiều cao đứng của học sinh nam trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác. ........................................ 19 Hình 3.3. Biểu đồ so sánh chiều cao đứng của học sinh nữ trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác. ........................................ 19 Hình 3.4. Biểu đồ cân nặng của học sinh theo tuổi và giới tính .................... 21 Hình 3.5. Biểu đồ so sánh cân nặng của học sinh nam trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác .................................................. 22 Hình 3.6. Biểu đồ so sánh cân nặng của học sinh nữtrƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác .................................................. 23 Hình 3.7. Biểu đồ vòng ngực trung bình của học sinh theo tuổivà giới tính. .............................................................................................. 25 Hình 3.8.Biểu đồ so sánh vòng ngực trung bình của học sinh nam trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác. .............................. 26 Hình 3.9. Biểu đồ so sánh vòng ngực trung bình của học sinh nữ trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác. .............................. 26 Hình 3.10. Biểu đồ vòng bụng của học sinh theo tuổi và giới tính ................ 28 Hình 3.11. Biểu đồ vòng cánh tay phải co của học sinh theo tuổi và giới tính. .............................................................................................. 29 Hình 3.12. Biểu đồ so sánh vòng cánh tay phải co của học sinh nam trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác ................... 30 Hình 3.13. Biểu đồ so sánh vòng cánh tay phải co của học sinh nữtrƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác............................... 31 Hình 3.14. Biểu đồ vòng đùi phải của học sinh theo tuổi và giới tính ........... 32 Hình 3.15. Biểu đồ so sánh vòng đùi phải của học sinh nam trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác ......................................... 34 Hình 3.16.Biểu đồ so sánh vòng đùi phải của học sinh nữ trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác ......................................... 34 Hình 3.17. Biểu đồ BMI của học sinh theo tuổi và giới tính ......................... 37 Hình 3.18. So sánh BMI của học sinh nam trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác .......................................................... 38 Hình 3.19. So sánh BMI của học sinh nữ trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác...................................................................... 38 Hình 3.20. Biểu đồ Pignet của học sinh theo tuổi và giới tính ...................... 40 Hình 3.21. So sánh Pignet của học sinh nam trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác .......................................................... 41 Hình 3.22. So sánh Pignet của học sinh nữ trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác .......................................................... 42 Hình 3.23. Biểu đồ QVC của học sinh theo tuổi và giới tính. ....................... 44 Hình 3.24.So sánh chỉ số QVC của học sinh nam trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác .......................................................... 45 Hình 3.25.So sánh chỉ số QVC của học sinh nữ trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với nghiên cứu khác .......................................................... 45 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đảng và Nhà nƣớc ta đề ra mục tiêu đến 2020 đƣa nƣớc ta từng bƣớc tiến kịp và hội nhập với nền kinh tế khu vực, thế giới. Vì vậy muốn xây dựng đất nƣớc giàu mạnh, văn minh phải có con ngƣời phát triển toàn diện không chỉ về mặt trí tuệ, đạo đức, lối sống mà phải là con ngƣời cƣờng tráng về thể chất. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các chỉ số hình thái, thể lực nói chung và chỉ số hình thái, thể lực nói riêng trên đối tƣợng học sinh Việt Nam. Đáng chú ý là các công trình của Đỗ Hồng Cƣờng [5], Mai Văn Hƣng [15], Tạ Thúy Lan [16],Lê Nam Trà [28], [29]... Quá trình sinh trƣởng và phát triển của mỗi ngƣời từ lúc sinh ra từ hợp tử, thai nhi đến khi trƣởng thành cho đến chết diễn biến theo các giai đoạn khác nhau. Có giai đoạn tăng trƣởng nhanh, có giai đoạn tăng trƣởng tƣơng đối ổn định và có giai đoạn phát triển đồng thời với sinh trƣởng, phát triển của mỗi ngƣời đều tuân theo những quy luật chung, nhƣng cũng thƣờng xuyên biến đổi và phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong và ngoài cơ thể: giới tính, bệnh tật, điều kiện sống khác nhau. Đặc biệt trong lứa tuổi học sinh THPT những chỉ số hình thái, thể lực luôn thay đổi theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc. Do đó việc nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực phải đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên. Đối với khu vực Tp Ninh Bình, nơi có vị trí địa lý phía bắc và phía tây giáp huyện Hoa Lƣ, phía Nam và phía đông nam giáp huyện Yên Khánh, phía đông bắc giáp huyện Ý Yên (Nam Định). Với vị trí nằm chính giữa các tuyến điểm du lịch lớn, giao thông thuận tiện, Tp Ninh Bình là đô thị giàu tiềm năng du lịch, văn hóa, giải trí, ẩm thực, hội nghị và thể thao. Văn hóa xã hộicó nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên, tình hình an ninh chính trị ổn định, công tác xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân đạt đƣợc nhiều kết quả tốt. Trƣờng 1 THPT Đinh Tiên Hoàng tập trung đƣợc cả học sinh thị trấn và nông thôn đồng thời mang tính đại diện. Khu vực TP Ninh Bình các công trình nghiên cứu về các chỉ số hình thái, thể lực của học sinh THPT chƣa đƣợc hoàn thiện, vì vậy tôi xin tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số chỉ số hình thái, thể lực của học sinh trƣờng trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình”. 2. Mục tiêu của đề tài Xác định đƣợc một số chỉ số về hình thái, thể lực cơ bản của học sinh trƣờng trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng. Kết quả nghiên cứu cung cấp các số liệu về một số chỉ số tăng trƣởng cơ bản góp phần xây dựng các chỉ số sinh học ngƣời Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3. Nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu một số chỉ số hình thái, thể lực cơ bản nhƣ chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, BMI, Pignet, QVC,... của học sinh trong độ tuổi 16-18 trƣờng trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng. 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Đánh giá đƣợc thực trạng các chỉ số hình thái, thể lực của học sinh trƣờng trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng. Các số liệu nghiên cứu có thể bổ sung vào nguồn thông tin về các chỉ số sinh học ngƣời Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về hình thái - thể lực cơ thể ngƣời Hình thái và thể lực là những khái niệm phản ánh cấu trúc tổng hợp của cơ thể đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến khả năng, sức lao động và thẩm mỹ của con ngƣời. Vì vậy các chỉ số này từ lâu đã có nhiều nhà khoa học quan tâm [13]. Trong mối quan hệ giữa môi trƣờng và sức khỏe, các đặc điểm hình thái thể lực đƣợc coi là thƣớc đo một mặt về sức khỏe, mặt khác về khả năng lao động. Cùng với sự phát triển của y học và sinh học, các công trình nghiên cứu hình thái thể lực đƣợc bắt đầu từ rất sớm trong lịch sử và đến nay vẫn là vấn đề thời sự khoa học về con ngƣời nên việc nghiên cứu hình thái thể lực ngày càng phát triển mạnh mẽ [13]. Chiều cao đứng của cơ thể là dấu hiệu đƣợc nhận xét sớm nhất trong hầu hết các lĩnh vực ứng dụng của nhân trắc học trƣớc cả giai đoạn hình thành khoa học nhân trắc. Ý nghĩa phổ biến hơn cả của chiều cao là ở chỗ đƣợc coi nhƣ biểu hiện của thể lực và nó là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác tuyển chọn vào quân đội, tuyển học sinh, tuyển thợ...[13] Cân nặng cũng đƣợc khảo sát thƣờng xuyên trong các nghiên cứu thể lực của con ngƣời. Cân nặng gồm hai phần: phần cố định chiếm 1/3 khối lƣợng cơ thể gồm có xƣơng, da, nội tạng, thần kinh...và phần không cố định chiếm 2/3 khối lƣợng cơ thể là khối lƣợng cơ, khối lƣợng mỡ và nƣớc [27]. Ở ngƣời trƣởng thành, sự tăng cân chủ yếu là tăng phần không cố định và có liên quan chặt chẽđến chế độ dinh dƣỡng [4], [8]. Vòng ngực cũng đƣợc coi là đặc trƣng cơ bản của thể lực. Vòng ngực là số đo thƣờng dùng với chiều cao và cân nặng để đánh giá thể lực và hệ số 3 tƣơng quan giữa ba số đo. Mức độ phát triển của lồng ngực có liên quan đến hoạt động hô hấp và sức khỏe của con ngƣời. Khác với cân nặng, vòng ngực chỉ tăng nhanh khi cơ thể bƣớc vào giai đoạn dậy thì và phát triển đến một giai đoạn nhất định thì dừng lại. Dần dần cuối thế kỷ XIX, vòng ngực trở thành chỉ tiêu quan trọng trong các cuộc tuyển chọn binh lính và nhân công lao động [11]. Thực tế cho thấy, sự phát triển thể lực của trẻ em phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và là kết quả của sự tác động qua lại giữa cơ thể và môi trƣờng [11], [12]. 1.2. Tình hình nghiên cứu chỉ số hình thái - thể lực trên thế giới Từ thế kỷ XIII, Tenon đã coi cân nặng là một chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực [13]. Sau này các nhà giải phẫu học kiêm họa sỹ thời phục hƣng (Leonard de Vinci; Mikenlangielo; Raphael) đã tìm hiểu rất kỹ cấu trúc và mối tƣơng quan giữa các bộ phận trong cơ thể ngƣời để đƣa vào tác phẩm hội họa của mình. Mối quan hệ giữa hình thái với môi trƣờng sống cũng đã đƣợc nghiên cứu tƣơng đối sớm mà đại diện cho nó là các nhà nhân trắc học Ludman, Nold và Volanski (theo [13]). Rudolf Martin, ngƣời đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại qua hai tác phẩm nổi tiếng “Giáo trình về nhân trắc học” và “Kim chỉ nam đo đạc cơ thể và xử lý thống kê”. Trong các công trình này, ông đã đề xuất một số phƣơng pháp và dụng cụ đo đạc các kích thƣớc của cơ thể, cho đến nay vẫn đƣợc sử dụng [14]. Sau Rudolf Martin đã có nhiều công trình bổ sung và hoàn thiện thêm các đề xuất của ông cho phù hợp với từng nƣớc. Vấn đề nhân trắc học còn đƣợc thể hiện qua các công trình của P.N Baskirov- “Nhân trắc học”, Evan Dervael- “Nhân trắc học”, công trình của Bunak, A.M Uruxon. Song song với sự phát triển của các bộ môn di truyền, sinh lý học, toán học...việc nghiên cứu nhân trắc học ngày càng hoàn chỉnh và đa dạng hơn. Vấn đề này 4 đƣợc thể hiện qua các công trình của X. Galperin, Tomiewicz, Tarasov, Tomner, M. Sepe, G. Pedron, M.P. Rog-Pernot (theo [15]). Nghiên cứu cắt ngang là một hƣớng đi sâu trong quá trình nghiên cứu sự tăng trƣởng về mặt hình thái, đó là nghiên cứu sự tăng trƣởng của cơ thể và các đại lƣợng có thể đo lƣờng đƣợc bằng kĩ thuật nhân trắc [29]. Công trình đầu tiên trên thế giới cho thấy, sự tăng trƣởng một cách hoàn chỉnh ở các lớp tuổi từ 1 đến 25 là luận án tiến sỹ của Christian Fridrich Jumpert ngƣời Đức vào năm 1754. Công trình này đƣợc nghiên cứu theo phƣơng pháp cắt ngang (Cross - sectional study) đƣợc dùng phổ biến do có ƣu điểm là rẻ tiền, nhanh và thực hiện đƣợc trên nhiều đối tƣợng cùng một lúc (theo[15]). Nghiên cứu dọc đầu tiên về chiều cao của Philiuert Gueneau de Montbeilard thực hiện trên con trai mình từ năm 1759 đến năm 1777. Trong 18 năm liên tục, mỗi năm đƣợc đo 2 lần, cách nhau 6 tháng. Đây là một nghiên cứu tốt nhất đƣợc tiến hành cho đến nay và đƣợc trích dẫn trong các nghiên cứu về tăng trƣởng trong suốt thế kỷ XIX (theo [29]). Sau đó còn có nhiều công trình khác của Edwin Chadwick ở Anh, Carlschule ở Đức, H.P. Bowditch ở Mỹ, Paul Godin ở Pháp...Năm 1977, hiệp hội các nhà tăng trƣởng học đã đƣợc thành lập đánh dấu một bƣớc phát triển mới của việc nghiên cứu vấn đề này trên thế giới (theo [15]). 1.3. Tình hình nghiên cứu chỉ số hình thái - thể lực ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu về thể lực đƣợc tiến hành muộn hơn so với Thế giới. Tác phẩm “Những đặc điểm nhân chủng và sinh học của ngƣời Đông Dƣơng” của P. Huard và A. Bigot (1938) và “Hình thái học ngƣời và giải phẫu thẩm mỹ học” của P. Huard và Đỗ Xuân Hợp (1943) (theo [15]) có thể coi là những tác phẩm đầu tiên đề cập đến vấn đề nghiên cứu thể lực của ngƣời Việt Nam. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu còn lẻ tẻ với các phƣơng pháp nghiên cứu còn đơn giản. 5 Từ năm 1954 đến nay, việc nghiên cứu các đặc điểm tăng trƣởng đã đƣợc đẩy mạnh và chuyên môn hóa, thể hiện qua việc thành lập bộ môn hình thái học ở một số trƣờng đại học và viện nghiên cứu. Các hội nghị về lĩnh vực này đã đƣợc tổ chức nhiều lần, đặc biệt là vào các năm 1967 và 1972, nhiều chƣơng trình cấp quốc gia và địa phƣơng đƣợc thực hiện. Đó là công trình “Hằng số sinh học ngƣời Việt Nam” năm 1975 do GS. Nguyễn Tấn Ghi Trọng chủ biên [26]. Đây cũng là công trình đầu tiên nêu ra khá đầy đủ các thông số về thể lực ngƣời Việt Nam ở mọi lứa tuổi, trong đó có lớp tuổi từ 18 đến 25. Đây mới là các chỉ số sinh học của ngƣời miền Bắc song nó thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy cho các nghiên cứu sau này trên ngƣời Việt Nam. Sau này cũng đã có một số công trình nghiên cứu về các đặc điểm sinh thể của con ngƣời Việt Nam. Năm 1989, Thẩm Thị Hoàng Điệp và cộng sự [10] đã nghiên cứu về sự phát triển chiều cao đứng, vòng đầu, vòng ngực của ngƣời Việt Nam từ 1 tới 55 tuổi ở 8 tỉnh thuộc 3 miền của đất nƣớc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ số thu đƣợc trong công trình này đều cao hơn hẳn với các chỉ số nghiên cứu trƣớc đó. Các tác giả cho thấy chiều cao đứng ở trẻ nam lứa tuổi 16-18 tăng từ 159,94 ÷ 162,15 cm; ở nữ chiều cao đứng tăng từ 151,5 ÷ 152,73 cm; vòng ngực của nam tăng từ 74,89 ÷ 77,9 cm, của nữ tăng từ 75,42 ÷ 79,09 cm. Nhƣ vậy, ở lứa tuổi từ 16 ÷ 18 chiều cao đứng của nam vƣợt lên hẳn so với nữ, có lẽ do thời kì này nam đã bƣớc vào tuổi dậy thì. Theo khoa học vì nam dậy thì muộn hơnnữ nên lứa tuổi 15 ÷ 18 chiều cao đứng của nam vƣợt trội so với nữ. Trong khi đó kích thƣớc vòng ngực của trẻ nữ luôn cao hơn trẻ nam, điều này cũng phù hợp với sự xuất hiện của các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở cơ thể nữ khác với cơ thể nam. Năm 1992, bằng phƣơng pháp nghiên cứu dọc đối với 31 chỉ số nhân trắc học của 100 học sinh phổ thông từ 16-17 tuổi ở Hà Nội, Thẩm Thị Hoàng 6 Điệp [9] đã đƣa ra những kết luận rất đáng chú ý về đặc điểm hình thái và thể lực của học sinh phổ thông. Tác giả kết luận rằng chiều cao đứng của học sinh phát triển mạnh nhất lúc 11 -12 tuổi ở nữ và 13-15 tuổi ở nam; còn cân nặng phát triển mạnh nhất lúc 13 tuổi ở nữ và 15 tuổi ở nam. Các công trình nghiên cứu trƣớc đây cũng cho thấy, cân nặng của cơ thể cũng thay đổi theo quy luật giống nhƣ tăng trƣởng chiều cao. Cân nặng tăng dần theo tuổi, sau đó các chỉ số này giảm xuống ở các lớp tuổi cao. Giữa dân cƣ thuộc các miền khác nhau cũng có sự khác biệt về cân nặng trung bình của cơ thể. Ngƣời miền Nam Việt Nam thƣờng có cân nặng cơ thể lớn hơn ngƣời miền Bắc. Phải chăng, đây chính là ảnh hƣởng của môi trƣờng sống đến sự tăng trƣởng và phát triển của con ngƣời trong các giai đoạn phát triển khác nhau nhƣ nhiều tác giả đã nhận định. Năm 1994, Trịnh Văn Minh, Trần Sinh Vƣơng và cộng sự [23] đã nghiên cứu một số chỉ tiêu nhân trắc của cƣ dân trƣởng thành (từ 16 tuổi trở lên tại phƣờng Thƣợng Đình và xã Định Công - Hà Nội) gồm 595 nam và 841 nữ. Kết quả cho thấy về chiều cao trong mỗi giới đều có xu hƣớng tăng trong đó nam cao hơn nữ rõ rệt ở mọi lứa tuổi. Tƣơng tự, với chỉ số cân nặng, nam cũng tăng hơn nữ ở mọi lứa tuổi. Vòng ngực trung bình và vòng cánh tay phải co cũng cao hơn nữ, chứng tỏ sức mạnh về thể lực và cơ bắp. Các chỉ số BMI, QVC, Pignet của nữ tốt hơn nam. Nhƣ vậy cả hai chỉ số Pignet và QVC đều chƣa đánh giá đầy đủ sức mạnh cơ bắp mà vẫn chịu ảnh hƣởng của sự tích mỡ. Đặc biệt QVC của nữ tốt hơn nam nhiều do nữ có chiều cao thấp và vòng đùi lớn hơn nam. Năm 1995, Nguyễn Đức Hồng đã nghiên cứu “Đặc điểm nhân trắc ngƣời Việt Nam lứa tuổi lao động giai đoạn 1981 - 1985” [14] và đi đến kết luận là ngƣời Việt Nam trong lứa tuổi lao động có chiều cao thuộc loại trung 7 bình hơi dài, một số chỉ số nhân trắc hình thái có số đo trung bình tăng dần từ bắc vào nam. Năm 1998, Vũ Thị Thanh Bình [1] nghiên cứu các chỉ số hình thái thể lực và chức năng sinh lý của sinh viên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thể dục TW 1 (CĐSPTDTW1) đã nhận thấy, sinh viên CĐSPTDTW1 có thể lực tốt hơn sinh viên các trƣờng đại học khác và thuộc loại tốt so với thanh niên Việt Nam nói chung. Có thể coi những khác biệt này là do đặc trƣng thể lực của sinh viên năng khiếu và tác động của việc rèn luyện thể chất ở cƣờng độ cao. Trần Thị Loan [20] từ năm 1999 đến 2002 nghiên cứu trên học sinh Hà Nội từ 6-17 tuổi đã nhận thấy các chỉ số hình thái gồm chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực của học sinh lớn hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả từ thập kỉ 80 trở về trƣớc và lớn hơn so với học sinh các tỉnh Thái Bình, Hà Tây, ngoại thành Hải Phòng. Điều này chứng tỏ điều kiện sống đã ảnh hƣởng đến các chỉ số hình thái thể lực của học sinh. Trong quyển “Các giá trị sinh học ngƣời Việt Nam bình thƣờng thập kỷ 90- thế kỷ XX” [2] các nghiên cứu cũng cho thấy ở lứa tuổi 16-18 có sự khác biệt khá rõ về nhiều chỉ số hình thái, nhân trắc giữa nam và nữ. Cụ thể là chiều cao đứng của nam tăng từ 160,29 ÷ 163,4 cm, của nữ tăng từ 152,45 ÷ 152,77 cm. Cân nặng của nam tăng từ 45,33 ÷ 49,71 kg, của nữ tăng từ 42,13 ÷ 43,84 kg. Vòng ngực trung bình của nam tăng từ 71,44 ÷ 75,08 cm, của nữ tăng từ 69,18 ÷ 72,61 cm. Vòng cánh tay phải co của nam tăng từ 23,13 ÷ 25,71 cm, của nữ tăng từ22,48 ÷ 23,87 cm. Công trình này cũng đã tiến hành nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc của trẻ lứa tuổi 16-18 và cho thấy BMI ở nam tăng từ 17,67 ÷ 18,64 cm, ở nữ tăng từ 18,14 ÷ 19,05 cm. Chỉ số Pignet ở nam giảm từ 43,29 ÷ 41,27; ở nữ giảm từ 41,19 ÷ 36,35. Chỉ số QVC ở nam giảm từ 16,63 ÷ 11,44, ở nữ giảm từ 9,05 ÷ 6,04. Năm 2006, Trung tâm tâm lý học và sinh lý lứa tuổi thuộc Viện chiến lƣợc và Chƣơng trình giáo dục [31] đã tiến hành nghiên cứu các chỉ số cơ bản 8 về sinh lý và tâm lý của học sinh phổ thông lứa tuổi từ 8-20. Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng ở học sinh nam và nữ ở mọi lứa tuổi 11-15 và nữ ở mọi lứa tuổi (trừ 16 và 18) đã thoát khỏi trạng thái còi cọc. Các số liệu về cân nặng cho thấy sự phân hóa sâu sắc ngay trong nhóm trẻ cùng độ tuổi, bên cạnh trẻ nhẹ cân đã xuất hiện những trẻ có dấu hiệu béo phì, đặc biệt là các trẻ ở các thành phố lớn, chỉ số Pignet cũng tăng. Nhƣ vậy là đã có sự chuyển biến tích cực về mặt thể lực của học sinh trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời các tác giả cũng lƣu ý đến BMI ở học sinh nông thôn và nhận thấy tình trạng dinh dƣỡng ở nông thôn còn hạn chế. Nghiên cứu ảnh hƣởng của 3 vùng sinh thái tại miền Bắc Việt Nam lên các giá trị sinh học cơ bản của sinh viên năm 2003, tác giả Mai Văn Hƣng [15] đã khẳng định vai trò của các yếu tố đặc trƣng cho vùng nhƣ khí hậu, dinh dƣỡng, lối sống, phong tục tập quán,... đã ảnh hƣởng khá mạnh lên các đặc điểm sinh học của con ngƣời. Nhƣ vậy có thể khẳng định vai trò rất quan trọng của các yếu tố đặc trƣng cho các vùng sinh thái lên hình thái con ngƣời. Sự khác biệt về chủng tộc, điều kiện sống, quá trình rèn luyện thân thể cũng là những yếu tố tác động đến thể lực của sinh viên và thanh niên. Nguyễn Quang Mai và cộng sự [22] năm 1998 đã nghiên cứu trên nữ sinh các dân tộc ít ngƣời cho thấy: Chiều cao, cân nặng trung bình của nữ sinh các dân tộc thiểu số thấp hơn nữ sinh ở vùng đồng bằng và thành thị. Năm 2000, Đào Mai Luyến [21] nghiên cứu thể lực của ngƣời Êđê và ngƣời kinh định cƣ ở Đắc Lắc cho thấy hình thái thể lực của ngƣời Êđê tốt hơn ngƣời Kinh. Tác giả cho rằng đây là điểm khác biệt mang tính dân tộc và do môi trƣờng sống ảnh hƣởng nhất định đến khả năng tăng trƣởng các chỉ số hình thái. Ngoài ra, sự rèn luyện thể lực cũng tác động tới chiều cao, cân nặng và kích thƣớc một số vòng của cơ thể [24]. Các yếu tố xã hội cũng ảnh hƣởng đến sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là tuổi dậy thì [32]. Năm 2008, Đỗ Hồng Cƣờng [5] nghiên cứu các chỉ số chỉ số chiều cao, cân nặng của các học sinh THCS ở tỉnh Hòa 9 Bình thuộc các dân tộc Mƣờng; Thái; Kinh; Tày; Dao và nhận thấy các chỉ số này ở học sinh Mƣờng; Thái; Kinh cao hơn rõ ràng so với học sinh Tày; Dao. Tác giả cho rằng điều này liên quan tới nơi cƣ trú của các em. Học sinh các dân tộc Mƣờng; Thái; Kinh sống ở vùng đồng bằng, thành phố, thị trấn, còn đa số học sinh các dân tộc Tày; Dao sống ở các vùng sâu, vùng xa thuộc huyện Đà Bắc, nơi có các điều kiện kinh tế- xã hội kém phát triển hơn so với thành phố và đồng bằng.Kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Hồng Liệu [19] ở dân tộc Nùng và Mông , Hoàng Quý Tỉnh [33] ở dân tộc Thái, H’mông, Dao cũng cho thấy các phong tục tập quán nhƣ dinh dƣỡng, thói quen nuôi con theo phƣơng pháp truyền thống, các hủ tục lạc hậu của một số dân tộc ít ngƣời đó có những ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng và phát triển hình thái, thể lực học sinh tại địa phƣơng này. Năm 2013, khi nghiên cứu hình thái – thể lực của học sinh từ 11 đến 17 tuổi các dân tộc ở Vĩnh Phúc và Phú Thọ, tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc [26] cho rằng ba chỉ số chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình của học sinh dân tộc Kinh đều lớn hơn so với dân tộc Mƣờng và Sán Dìu. Nhìn chung, các nghiên cứu gần đây của hoc sinh, sinh viên và thanh niên Việt Nam đều cho thấy sự tăng lên đáng kể so với số liệu trong các nghiên cứu từ những năm trƣớc. Đặc biệt là từ sau năm 1975 đến nay, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của nƣớc ta có nhiều thay đổi tốt hơn chắc chắn đã ảnh hƣởng đến tầm vóc, sức khỏe của con ngƣời Việt Nam. Học sinh thành phố thƣờng có các chỉ số nhân trắc tốt hơn ở nông thôn và miền núi [3], [6], [7]. Để giải thích sự khác biệt này có tác giả [16] cho rằng, yếu tố cơ bản làm xuất hiện hiện tƣợng này là chất lƣợng cuộc sống. Do điều kiện sống ở thành phố đƣợc cải thiện nên học sinh thành phố thƣờng có chiều cao, cân nặng tốt hơn học sinh ở nông thôn và miền núi cùng lứa tuổi. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng