Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số chế phẩm từ tỏi trong phòng trị bệnh lợn con phân trắng...

Tài liệu Nghiên cứu một số chế phẩm từ tỏi trong phòng trị bệnh lợn con phân trắng

.PDF
76
470
87

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------ NGUYỄN SỸ KHƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHẾ PHẨM TỪ TỎI TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : THÚ Y Mã số : 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI THỊ THO HÀ NỘI - 2010 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp ñỡ ñã ñược cảm ơn. Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2010 Tác giả Nguyễn Sỹ Khương Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........ii LỜI CÁM ƠN ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi ñã luôn nhận ñược rất nhiều sự giúp ñỡ quý báu, chỉ bảo tận tình của tập thể Bộ môn Nội chẩn - Dược lý khoa Thú y. ðặc biệt là sự chỉ bảo, giúp ñỡ tận tình của PGS.TS Bùi Thị Tho trong suốt quá trình thực hiện ñề tài nghiên cứu. Nhân dịp này cho phép tôi ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm của tập thể cán bộ, công nhân Trại Liên Hiệp - Huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Sau cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, bạn bè ñã giúp ñỡ chỉ bảo ñề luận văn ñược hoàn thiện, với nội dung phần nào ñáp ứng ñược sự mong ñợi từ phía các nhà chăn nuôi. Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2010 Tác giả Nguyễn Sỹ Khương Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........iii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cám ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng v Danh mục các hình vi 1 ðẶT VẤN ðỀ i 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1 1.2 Mục ñích ñề tài 2 1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 3 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1 Những hiểu biết cơ bản về dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên 5 2.2 Cây tỏi và dạng chế phẩm làm thuốc 13 2.3 Bệnh lợn con phân trắng - LCPT 19 3 NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1 Nội dung 27 3.2 Nguyên liệu nghiên cứu 27 3.3 Phương pháp nghiên cứu 28 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ 35 4.1 Bào chế và kiểm tra tác dụng kháng khuẩn của các chế phẩm tỏi trong phòng thí nghiêm 35 4.1.1 Phương pháp bào chế dạng chế phẩm từ tỏi 35 4.2 Kết quả ñiều tra thực trạng bệnh LCPT 42 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........iv 4.2.1 Kết quả ñiều tra bệnh LCPT tại trang trại trong 6 tháng ñầu năm 2010 4.2.2 42 Kết quả ñiều tra bệnh LCPT từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi ñược chia thành 3 nhóm 44 4.2.3 Tình hình bệnh phân trắng lợn con theo mùa vụ trong năm 50 4.3 Sử dụng các chế phẩm Tỏi trong phòng bệnh LCPT 53 4.4 Kết quả thử nghiệm ñiều trị trên lợn từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi 57 5 KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ ðỀ NGHỊ 62 5.1 Kết luận 62 5.2 Tồn tại 64 5.3 ðề nghị 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........v DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng STT 2.1 Trang Những thay ñổi về thành phần trong thời gian lưu trữ chất chiết tỏi (mg/g chất chiết khô) 18 2.2 Thành phần alicin trong tỏi theo thời gian 18 4.1 Bào chế thử nghiệm tỏi ngâm ở hai loại dung môi dấm và rượu 35 4.2 ðường kính vòng vô khuẩn của các dịch chiết ngâm trong 2 giờ và trong 4 tháng 4.3 Tác dụng ức chế vi khuẩn Staphynococcus, E.coli, Salmonella của tỏi thử bằng phương pháp thử các phytoncid bay hơi 4.4 38 Kết quả tìm nồng ñộ tối thiểu tác dụng của các chế phẩm tỏi ngâm trong 3 dung môi sau 2 giờ 4.5 36 40 Kết quả ñiều tra bệnh LCPT tại trang trại trong 6 tháng ñầu năm 2010 43 4.6 Bệnh LCPT từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi chia theo nhóm tuổi 45 4.7 Tình hình bệnh phân trắng lợn con xét theo mùa vụ 51 4.8 Kết quả phòng bệnh LCPT của các loại chế phẩm tỏi 54 4.9 Ảnh hưởng của chế phẩm tỏi ñến khả năng tăng trọng của lợn 4.10 con 56 Kết quả ñiều trị bệnh LCPT bằng tỏi ngâm trong các dung môi 59 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........vi DANH MỤC CÁC HÌNH STT 4.1 Tên hình Trang Tỷ mắc bệnh, tỷ lệ chết do bệnh phân trắng 6 tháng ñầu năm 2010 4.2 44 Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết theo nhóm tuổi của lợn con theo mẹ từ 1 -21 ngày tuổi 49 4.3 So sánh tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở các mùa vụ 51 4.4 Tỷ lệ bệnh LCPT sau khi phòng bằng các chế phẩm tỏi 55 4.5 So sánh khả năng tăng trọng của lợn lúc 21 ngày tuổi 57 4.6 Kết quả ñiều trị bệnh LCPT 60 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........1 1. ðẶT VẤN ðỀ 1.1. Tính cấp thiết của ñề tài Trong những năm gần ñây, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta ñã và ñang phát triển nhanh chóng. Chương trình cải tạo các giống lợn lai, các giống lợn hướng nạc ñang phát triển mạnh ở các cơ sở chăn nuôi và hộ gia ñình, nhằm ñáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản lượng và chất lượng thịt mang lại nguồn thu nhập lớn cho người chăn nuôi. Tuy nhiên không ít các trang trại và gia trại chăn nuôi lợn ñã và ñang gặp phải nhiều khó khăn trong kỹ thụât chăn nuôi ở các khâu: giống, thức ăn và ñặc biệt là công tác phòng trị bệnh cho lợn. Việc không phát hiện ñược bệnh kịp thời và chưa có biện pháp ñiều trị hợp lý ñã dẫn ñến những thiệt hại lớn về kinh tế. Bệnh tiêu chảy, một trong những bệnh gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Bệnh tiêu chảy xảy ra ở lợn với mọi lứa tuổi: lợn nái sinh sản, lợn thịt, lợn sau cai sữa và lợn con theo mẹ, tuy nhiên ñể phòng và ñiều trị bệnh lợn con phân trắng vẫn ñang là vấn ñề mà các nhà khoa học lưu tâm, hiện trên thị trường có rất nhiều loại kháng sinh ñể phòng và trị bệnh lợn con phân trắng với giá thành rất ñắt và không mang lại hiệu quả kinh tế, bên cạnh ñó cùng với sự ra ñời của ngành khoa học công nghệ hiện ñại ñã nghiên cứu và sử dụng thành công các chế phẩm sinh học, ñặc biệt là dụng các chế phẩm từ tỏi ñể phòng và trị bệnh.Trong chăn nuôi, lợn là vật nuôi chiếm tỷ trọng cao nhất, các sản phẩm từ thịt lợn cũng là mặt hàng chính trên thị trường buôn bán do nhu cầu tiêu thụ của người dân cao. Do ñó, bất cứ yếu tố nguy hiểm nào có hại như dịch bệnh ñều gây ảnh hưởng xấu ñến giá cả thị trường và làm giảm hiệu quả kinh tế của nghề nuôi lợn và cả ngành chăn nuôi nói chung. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........2 Một trong những vấn ñề ñược người tiêu dùng quan tâm chính là mức ñộ an toàn vệ sinh của thực phẩm, việc người chăn nuôi lạm dụng một số chất như hocmon tăng trọng, kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, cơ sở giết mổ không ñảm bảo… làm cho chất lượng thịt bị biến ñổi, tồn lưu hoạt chất và vi sinh vật gây bệnh. Công tác ñiều trị thú y trong chăn nuôi cũng ảnh hưởng tới sự tồn lưu kháng sinh khi người ñiều trị sử dụng thuốc không ñúng quy tắc, có khi vẫn còn sử dụng một số kháng sinh ñã bị nhà nước cấm sử dụng. Hệ quả của những vấn ñề này làm xuất hiện các dòng vi khuẩn kháng thuốc dẫn tới ñiều trị bệnh càng khó khăn. Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm gây ảnh hưởng trực tiếp ñến sức khoẻ của con người ñặc biệt là với những kháng sinh cấm sử dụng do có thể gây biến ñổi tổ chức hoặc cấu trúc di truyền. Cho ñến nay ñã có nhiều nghiên cứu công bố rằng trong tỏi có một ít iốt và tinh dầu, thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin C6H10S2, một hợp chất sulfua có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh ñối với vi trùng Staphyllococcus, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn sinh bệnh bạch hầu, vi khuẩn thối. Những năm gầy ñây Trung quốc dùng tỏi ñể chữa lỵ amip kết quả khỏi ñạt tới 80%. Trong ống nghiệm, nước tỏi 3% ñủ diệt các trực trùng gây bệnh ñường ruột. Trên lâm sàng dùng tỏi chữa lỵ trực trùng kết quả khỏi ñạt tới 85% không kém dùng sulfaguanidin. Xuất phát từ vấn ñề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu một số chế phẩm từ tỏi trong phòng tr bệnh lợn con phân trắng". 1.2. Mục ñích ñề tài ðánh giá khả năng ức chế vi khuẩn trong phòng thí nghiệm của nước chiết tỏi và các chế phẩm dấm, rượu tỏi ñã qua bảo quản 4 tháng ở nhiệt ñộ phòng. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........3 ðánh giá hiệu quả phòng bệnh LCPT của các chế phẩm rượu và dấm tỏi. ðánh giá hiệu quả trị bệnh LCPT của các chế phẩm rượu và dấm tỏi. Từ kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ ñưa ra hướng sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên trong phòng LCPT nhằm khắc phục hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn, hạn chế tồn dư kháng sinh trong thực phẩm. 1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Khi xã hội ñang ñối mặt với tình trạng ô nhiễm thực phẩm, tồn dư các hoạt chất hoá học… Chúng ta cũng phải vận ñộng tìm ra hướng giải quyết. Một trong những biện pháp ñược nhiều nhà khoa học thế giới và trong nước quan tâm ñó là việc sử dụng các hoạt chất có nguồn gốc từ dược liệu (một phần hay toàn bộ ñể ñiều trị bệnh cho người và vật nuôi). Thuốc có nguồn gốc thiên nhiên không những ngăn cản sự kháng thuốc của vi khuẩn mà còn không ñể lại tồn dư trong thực phẩm. Ngoài ra hiện nay, người ta còn sử dụng dược liệu vào ñiều trị nhiều bệnh nan y. Hiệu quả sử dụng thảo dược ñiều trị bệnh cho thú nuôi ñã nâng ảnh hưởng của ngành ðông y trong chăn nuôi, vấn ñề mà từ trước tới nay chưa ñược coi trọng nghiên cứu. Những nghiên cứu về dược lý phân tử ñã cho thấy hợp chất thiên nhiên tồn tại trong tế bào sống khi tinh chế ñể phòng, trị bệnh chúng sẽ ñược tế bào vật nuôi và người dung nạp tốt, ít có tác dụng phụ hơn là cũng chất ñó ñược tổng hợp bằng phương pháp hoá học. ðiều này mở ra hướng nghiên cứu trong lĩnh vực bào chế sử dụng dược liệu tự nhiên làm thuốc. Các dược liệu hiện nay ñược sử dụng với nhiều mục ñích khác nhau. = Dùng thay thế các thuốc kháng sinh và hoá học trị liệu trong phòng và trị bệnh cho người và vật nuôi. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........4 = Sử dụng dưới dạng thực phẩm chức năng (nguồn bổ sung các vitamin, khoáng ña lượng, vi lượng, các yếu tố sinh trưởng,…) = Thảo dược có tác dụng lợi tiểu, tiêu ñộc, chống tồn lưu kháng sinh và các hoá chất bảo vệ thực vật, nấm mốc,… Trong ñề tài này, sau khi nghiên cứu tìm hiểu tác dụng ức chế và diệt khuẩn của tỏi, chúng tôi ñã dùng 2 loại dung môi truyền thống là rượu và dấm ñể bào chế thử nghiệm một số chế phẩm từ tỏi. Sau ñó tiến hành thử nghiệm phòng trị bệnh LCPT của các chế phẩm trên. Kết quả thực nghiệm sẽ cho phép lựa chọn ñược dạng chế phẩm và liều lượng thích hợp với ñiều kiện chăn nuôi lợn hiện nay. 1.3.2. Ý nghĩa thực tế Trước hết, sự thành công của ñề tài sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng mắc LCPT tại các trang trại chăn nuôi công nghiệp. Mở ra hướng xuất khẩu lợn thịt sạch cho chăn nuôi trong nước. Dùng các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên trong phòng trị bệnh nói chung và góp phần làm phong phú thêm các phác ñồ phòng bệnh LCPT, hạn chế dùng kháng sinh tổng hợp, giảm bớt nguy cơ gây hại cho con người và xã hội. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........5 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Những hiểu biết cơ bản về dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên Từ thời xa xưa, cây cỏ ñược con người sử dụng làm thức ăn, nhờ ñó dần dần ñã hình thành những kinh nghiệm về những loại cây có ñộc và không ñộc. ðặc biệt trong số ñó con người ñã phát hiện ñược nhiều loại thảo mộc có tác dụng chữa bệnh. Những hiểu biết về phân loại tác dụng trị bệnh của các thảo mộc ñược ñúc kết thành kinh nghiệm là nền tảng cho những nghiên cứu sâu hơn sau này. Ngày nay, nhiều cây thuốc ñã có hiệu quả ñiều trị rõ rệt nhưng cơ chế tác dụng vẫn chưa ñược giải thích và chứng minh. Xu hướng hiện nay là kết hợp giữa ñông y và tây y với cách vừa áp dụng những kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha bằng thuốc nam, vừa nghiên cứu, khảo sát các tính năng, tác dụng của cây thuốc bằng cơ sở của khoa học hiện ñại (ðỗ Tất Lợi, 1999) [10]. Khái niệm “Thức ăn là thuốc và Thuốc là thức ăn” ñược y học cổ truyền ứng dụng trong nhiều chỉ ñịnh trị liệu. Với liều lượng này các loại dược liệu dùng làm thuốc trở thành những món ăn dinh dưỡng hàng ngày, hoặc với liều lượng khác hay sự phối hợp cùng nhau thì những dạng dược liệu thường ngày dùng làm thực phẩm – rau ăn có thể trở thành dạng thuốc. Khái niệm này càng phù hợp hơn với quan ñiểm ñiều trị của y học cổ truyền là nhằm “tái lập lại sự quân bình cho cơ thể” (quan niệm bệnh là sự mất quân bình,…Âm Dương, Khí Huyết,…). Dược liệu thiên nhiên dùng làm thuốc dưới hình thức thức ăn, hay chiết xuất tổng hợp các dược liệu lại thành dạng thuốc hiện ñại – tiện dùng, tác dụng ñiều chỉnh theo cơ chế sinh lý của cơ thể, là chọn lựa hiện nay của thầy thuốc trong việc dùng thuốc phòng và chữa bệnh. (chống táo bón từ dược liệu thiên nhiên). Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........6 2.1.1. Nhu cầu và xu hướng sử dụng dược liệu có nguồn gốc thảo dược Theo ñiều tra của Viện Dược liệu, nước ta có 3.948 loài cây thuốc, 52 loài tảo biển, 75 loại khoáng vật, 408 loài ñộng vật làm thuốc. Cả nước hiện có 136 loài cây thuốc ñang ñược trồng và mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 15.600 tấn (tính cả cây thuốc hoang dại là 27.700 tấn – PV). Trong khi nhu cầu dược liệu trong nước là 59.548 tấn/năm gồm: phục vụ công nghiệp dược 20.110 tấn, hệ thống chữa bệnh bằng y học cổ truyền (YHCT) 18.452 tấn và xuất khẩu 20.986 tấn. Nhu cầu về dược liệu ngày càng gia tăng do hệ thống ñiều trị bằng phương pháp YHCT ñã ñược WHO công nhận. Nhiều nhà khoa học cho rằng, các hợp chất thiên nhiên do ñã tồn tại trong tế bào sống của cây thuốc,... Nếu ñược chiết xuất và bào chế thành nguyên liệu làm thuốc, chúng dễ ñược tế bào vật chủ dung nạp và thích nghi hơn, ít có tác dụng phụ lại còn có tác dụng chống lão hóa,... Do ñó khả năng hấp thu và tác dụng chữa bệnh sẽ tốt, ít ñộc hơn so với cũng chất ñó nhưng do tổng hợp hóa học chưa bao giờ tồn tại trong tế bào sống. Ngày nay, nhiều cây thuốc ñã có hiệu quả ñiều trị rõ rệt nhưng cơ chế vẫn chưa ñược giải thích và chứng minh. Xu hướng hiện nay là kết hợp giữa ñông y và tây y với cách vừa áp dụng những kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha ta bằng thuốc Nam, vừa nghiên cứu khảo sát các tính năng, tác dụng của cây thuốc bằng cơ sở của khoa học hiện ñại (ðỗ Tất Lợi, 1999) [10]. 2.1.2. Cơ sở khoa học ñể nghiên cứu tác dụng của dược liệu Khi xét tác dụng của một vị thuốc theo khoa học hiện ñại chủ yếu căn cứ vào thành phần hoá học của vị thuốc, nghĩa là tìm trong vị thuốc có những hoạt chất gì, tác dụng của những hoạt chất ấy trên cơ thể ñộng vật và người như thế nào? Các chất chứa trong vị thuốc, hay gọi là thành phần hoá học có thể chia Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........7 thành hai nhóm chính: nhóm chất vô cơ và nhóm chất hữu cơ. Những chất vô cơ tương ñối ít và tác dụng dược lý không phức tạp. Trái lại, các chất hữu cơ có rất nhiều loại và tác dụng dược lý hết sức phức tạp. Hiện nay khoa học vẫn chưa phân tích ñược hết các chất có trong cây, trong cơ thể ñộng vật làm thuốc do ñó chưa giải thích ñược ñầy ñủ tác dụng dược lý của thuốc mà ông cha ta ñã dùng. Việc nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của một vị thuốc không ñơn giản, vì trong một vị thuốc ñôi khi chứa rất nhiều hoạt chất, những hoạt chất ñó có lúc phối hợp hiệp ñồng với nhau làm tăng cường và kéo dài tác dụng, nhưng ñôi khi giữa chúng lại có tác dụng ñối kháng. Vì vậy, tác dụng của một dược liệu không bao giờ ñược quy hẳn về một thành phần chính. Sự thay ñổi liều lượng cũng có thể ảnh hưởng ñến kết quả chữa bệnh. Trong ñông y thường sử dụng phối hợp nhiều vị thuốc, hoạt chất của các vị thuốc sẽ tác ñộng với nhau làm cho việc nghiên cứu ñánh giá kết quả ñiều trị lại càng khó khăn (Bùi Thị Tho, 2009) [15]. Nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc trên ñộng vật thí nghiệm là khâu hết sức quan trọng. Khi kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý phù hợp với những kinh nghiệm của nhân dân, chúng ta có thể yên tâm sử dụng những loại thuốc ñó. Trong trường hợp nghiên cứu một vị thuốc nhưng không có kết quả, chưa nên kết luận vị thuốc ấy không có tác dụng ñiều trị vì phản ứng của các cơ thể sinh vật là khác nhau. Chính vì thế, những kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm phải ñược xác nhận trên lâm sàng, mà những kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha ñã có từ hàng ngàn năm về trước là những kết quả thực tiễn có giá trị. Nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra cơ sở khoa học hiện ñại của những kinh nghiệm ñó (ðỗ Tất Lợi, 1999) [10]. Mặt khác, trong thời gian gần ñây trên thế giới tình trạng vi sinh vật gây bệnh kháng thuốc xảy ra khá phổ biến do việc sử dụng kháng sinh trong Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........8 chăn nuôi với mục ñích kích thích tăng trọng và phòng bệnh. Vì vậy ngày 23/07/2003, Uỷ ban an toàn thực phẩm EU chính thức khẳng ñịnh việc ban bố lệnh cấm sử dụng tất cả các loại kháng sinh như chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi và lệnh cấm này ñã có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Tại Việt Nam, tình trạng này cũng diễn ra ngày càng phổ biến gây ra những tổn thất về kinh tế trong chăn nuôi, khó khăn cho công tác phòng chống dịch. Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu của Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1996) [8] trong 20 năm, từ 1975-1995, vi khuẩn E.coli phân lập từ LCPT ở một số tỉnh phía bắc ñã kháng thuốc rất nhanh, tính ña kháng cũng cho một hình ảnh tương tự. Cụ thể năm 1975 có 6% số chủng kháng với 3 loại thuốc, 17% kháng với 2 loại, không có chủng nào kháng với 4, 5, 6 hoặc 7 loại thuốc. Năm 1995 có 5% số chủng kháng với 7 loại thuốc kiểm tra, 6% kháng với 6 loại, ñại bộ phận các chủng kháng thuốc ñều kháng từ 2-5 loại thuốc. ðây thực sự là mối quan tâm lớn của chúng ta. Với xu hướng “quay về với tự nhiên”, những năm gần ñây, một số nước phát triển Châu Âu cũng ñã bắt ñầu xem xét ñến việc ñưa ñông dược vào chữa bệnh. Hiện nay, mức tiêu thụ hàng năm trên thị trường ñông dược quốc tế trị giá khoảng 16 tỷ USD. Các nước bán ñông dược (dưới dạng thô hoặc thành phẩm) nhiều nhất là Nhật Bản chiếm 80%, Ấn ñộ, Singapo chiếm 7%. Trong lĩnh vực thú y, ñã có nhiều công trình nghiên cứu về ñông dược và sử dụng thuốc nam trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Thuốc có nguồn gốc từ dược liệu thường dễ kiếm, quy trình bào chế ñơn giản, giá thành rẻ dễ sử dụng, ít gây ñộc hại lại có hiệu quả cao. Ưu ñiểm nổi bật của thảo dược là không ñể lại chất tồn dư ñộc hại trong sản phẩm ñộng vật. Vì vậy dược liệu thảo mộc trở thành nguồn thuốc quan trọng, góp phần vào việc phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........9 2.1.3. Một số thành tựu nghiên cứu về cây thuốc ở Việt Nam Từ những thành công của y học cổ truyền trong phòng trị bệnh, chỉ thị 210 của thủ tướng chính phủ ñã xác ñịnh rõ “cây thuốc như cây công nghiệp cao cấp” và có chính sách khuyến khích thích ñáng . Những công trình nghiên cứu về các loại thảo dược trong thời gian gần ñây ñã phát hiện ñược nhiều ñặc tính mới và quý của cây, ñộng vật làm thuốc có tác dụng trong phòng và chữa bệnh. Một trong các nghiên cứu ñó chỉ ra rằng: các thuốc có nguồn gốc thảo mộc có tác dụng tốt, ít gây nên tác dụng phụ trong khi các thuốc hoá dược thường gây nên các tác dụng phụ, có thể gây tăng ñột biến gen, tăng nguy cơ ung thư, quái thai dị hình. Một số nghiên cứu về dược liệu ñược công bố gần ñây. Các nhà khoa học thế giới ñều cho rằng hiệu quả kinh tế, ñặc biệt là an toàn sinh học khi sử dụng các dược phẩm có ñược từ thiên nhiên (thảo dược, ñộng vật dùng làm thuốc phòng trị bệnh, thức ăn dinh dưỡng, ñiều trị bổ sung, kích thích sinh trưởng, sinh sản,...) so với các thuốc hoá học tổng hợp do con người tạo ra tốt hơn rất nhiều. Theo Nguyễn Mạnh Hùng (1995) cho biết từ hai thập niên cuối thế kỷ 20 nhiều nước trên thế giới, ñặc biệt các nước ðông Nam Á ñã sử dụng các hoạt chất của hoa cúc trừ trùng làm thuốc trị ngoại ký sinh trùng và sâu tơ phá hoại cây trồng nông nghiệp. Các nhà khoa học Hàn Quốc: Lee I.R., Song J.Y., Lee Y.S. (1992) cũng ñã nghiên cứu tác dụng chống ung thư của toàn cây quyền bá (Selaginella tamariscina “Beauv” spring) họ Selaganiellaceae chiết bằng cồn methanol rồi cô thành cao ñặc. Dùng cao chiết ñược từ toàn cây quyền bá thử trên tế bào ung thư dòng P388 và MKN 45 in vitro. Kết quả cho thấy chất chiết ñã làm tăng tế bào chết và làm giảm tế bào sống so với lô ñối chứng. Edne Cave năm 1997 ñã công bố về tác dụng ức chế khối u, ức chế miễn dịch của hạt và lá na. Từ cây ñại Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........10 (phumeria ruba linn var acutifolia baill) chiết ñược chất fulvoplumierin có tác dụng ức chế vi khuẩn lao ở nồng ñộ 1-5µg/ml, nước ép từ lá tươi có tác dụng với vi khuẩn Staphylococcus aureus, Shigella và Bacillus subtilis (Vũ Xuân Quảng, 1993). Gần ñây các nhà khoa học trên thế giới phát hiện thêm nhiều ñặc tính quý của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) trong việc chữa các bệnh về gan, mật, ung thư,... Thậm chí cả hiệu ứng ngăn ngừa và chống căn bệnh thế kỷ AIDS (viện dược liệu, 2000). Theo Trần Tất Thắng (2000) [6], khi nghiên cứu về cây tỏi. Các nhà khoa học trên thế giới ñã cho biết, ngoài tác dụng kháng sinh trị vi khuẩn, vi rút, nấm gây bệnh, tác dụng trị nguyên sinh ñộng vật, trị sâu bọ,… Tỏi còn các các ñiều trị rất nhiều bệnh hiểm nghèo trên người và ñộng vật như: • Tỏi có tác dụng trị bệnh trên tim và hệ tuần hoàn. • Tỏi cũng có tác dụng chống ung thư và chống oxy hóa nên có tác dụng giải ñộc, nhất là kim loại nặng và các ñộc tố khác nên có tác dụng phòng chống ñộc hại cho gan. Những hoạt chất có trong lá chè (thea sinensis) ngoài những tác dụng thông thường như giải cảm, tiêu ñộc, lợi tiểu người ta còn phát hiện thêm một giá trị ñặc biệt ñó là khả năng làm tăng sức ñề kháng của trẻ em ñối với virus gây bệnh viêm não Nhật Bản B. Theo Nguyễn Thượng Dong (2002) [3], Việt Nam có 10386 loài thực vật trong ñó có 3830 loài có khả năng sử dụng làm thuốc. Trong công nghiệp dược phẩm nhân y ñã có 1340/5577 loại thuốc chiếm 24% ñược sản xuất từ dược liệu hay hoạt chất từ dược liệu như: berberin, palmatin, artemisinin. Nhân y sử dụng dược liệu với nhiều mục ñích khác nhau: thức ăn thay thế, phòng trị các bệnh; truyền nhiễm, ký sinh trùng, nội, ngoại, sản khoa, ung Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........11 thư,… với rất nhiều dạng thuốc khác nhau; thuốc sắc, thuốc cao, viên hoàn, viên nén,… Về lĩnh vực thú y. Trần Minh Hùng và cộng sự (1978) ñã nghiên cứu sử dụng các kháng sinh thực vật trong nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn, ñặc biệt bệnh LCPT ñạt hiệu quả cao. Bùi Thị Tho (2003) [14], nghiên cứu tác dụng phòng trị bệnh LCPT của các cây tỏi, tô mộc, hành, hẹ và dây hoàng ñằng. ðặc biệt tác giả còn cho thấy vi khuẩn E. coli kháng lại kháng sinh thực vật của tỏi, hẹ lại chậm hơn rất nhiều so với các thuốc hoá học trị liệu khác: tetracyclin, neomycin, furazolidon,…Riêng mảng sử dụng các cây dược liệu; lá thuốc lào, thuốc lá, hạt na, vỏ rễ soan, hạt cau, củ bách bộ, dây thuốc cá, hạt củ ñậu,…ñể trị nội, ngoại ký sinh trùng thú y cũng ñã thu ñược những kết quả nhất ñịnh (Nguyễn Văn Tý, 2002) [18]. Phạm Khắc Hiếu và Lê Minh Hoàng (2001) ñã chọn ñược một số dược liệu Việt Nam; bạc hà, kinh giới, mần tưới có tác dụng tốt trong phòng và trị bệnh ngoại ký sinh trùng ong. Dựa trên kết quả nghiên cứu của ñề tài các tác giả ñã xây dựng ñược quy trình phòng trị bệnh ngoại ký sinh trùng tối ưu cho ong tỉnh ðắc lắc. Theo Lê Thị Ngọc Diệp (1999) [2] cây Actiso (Cynara scolymus. L) chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, thông mật, bổ gan,… Tác giả Bùi Thị Tho (2003) [14], khi theo dõi tính kháng thuốc của hai loại vi khuẩn E.coli và Salmonella cho biết: Các loại vi khuẩn E.coli và Salmonella kháng lại thuốc hoá học trị liệu như Streptomycin, Neomycin, Tetracyclin… rất nhanh, ñồng thời giữa chúng có hiện tượng kháng chéo. Trong khi ñó chưa phát hiện thấy E.coli và Salmonella kháng lại Phytoncid của tỏi, hẹ mặc dù hai loại dược liệu này ñã ñược ông cha ta sử dụng từ rất lâu và thường xuyên. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........12 Theo Trần Quang Hùng (1995) [9] trong thuốc lá, thuốc lào có chứa Ankaloid thực vật – Nicotin và Nornicotin trừ ñược ngoại ký sinh trùng và côn trùng hại rau, cây công nghiệp. Dùng dịch chiết thuốc lào ñã ñược làm ẩm bằng môi trường NaOH 5% có nồng ñộ là 0,4%; dịch chiết củ bách bộ ñược làm ẩm trong môi trường HCl 5% có nồng ñộ 3%; dịch chiết hạt na ñã ñược làm ẩm trong môi trường NaOH 5% nồng ñộ 8% ñiều trị ve ghẻ chó có hiệu quả cao (Nguyễn Văn Tý, 2002)[18]. 2.1. 4. Các thảo dược trị tiêu chảy 2.1.4.1. Bàng (Termanilia Catapa) Vỏ thân cây bàng chứa từ 25 – 35% Tanin pyrogalie và tnin catechize, vỏ cành chứa 11% tannin, quả chứa 20 % tannin gallic. Tác dụng của bàng chủ yếu là chứa Tanin. Từ lâu cây bàng ñã ñược nhiều nước trên thế giới sử dụng ñể ñiều trị bệnh ñường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ, ñau bụng, viêm dạ dày, viêm ruột. 2.1.4.2. Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia) Trong cỏ sữa lá nhỏ chứa ñến 16 loại Tanin. Bộ phận trên mặt ñất có eptaraxerol, quercetin 3-β galactoid và alcohol. Thân và lá có flavonoid là cosmosin chiếm khoảng 0,037%. Rễ có alcol mynicylic, taraxerol và tyrucalol. 2.1.4.3. Hoàng liên (Coptis – Rhizoma coptidis) Trong hoàng liên có khảng 6,71 – 13,78% alcaloid toàn phần trong ñó chủ yếu là berberine, ngoài ra còn có palmatine, coptisin, horenine. Hoàng liên ñược dùng chữa tiêu chảy, viêm loét ñường tiêu hóa Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........13 2.1.4.4. Hoàng ñắng (Fibraurae tinetoria) Thân và rễ hoàng ñắng chứa nhiều alkaloid, chủ yếu palmatine với hàm lượng 1-3% và một ít clounbamin, berberine. Palmatine có khả năng ức chế Streptococus, Staphylococcus và các vi khuẩn ñường ruột. Theo Nguyễn Phước Tương, và cs (1986)[17], hoàng ñằng ñược dùng chữa viêm ruột tiêu chảy, lỵ, amip lỵ trực tràng. Tuy nhiên, những thảo dược có tính kháng sinh mạnh như hoàng liên hoặc hoàng ñắng là những cây có khả năng tái sinh chậm nên hiệu quả sử dụng không cao, không ñáp ứng yêu cầu sử dụng và chúng bị khai thác gần cạn kiệt nên ñã ñược ñưa vào sách ðỏ thế giới hoặc Việt Nam năm 1996. Do ñó, ñể ñáp ứng nhu cầu sử dụng, vừa có khả năng phòng và trị bệnh tốt và tái sinh tốt, cây tỏi cần ñược nghiên cứu ñể ứng dụng trong phòng trị tiêu chảy 2.2. Cây tỏi và dạng chế phẩm làm thuốc 2.2.1. Cây tỏi 2.2.1.1.Mô tả cây tỏi Phân loại khoa học Giới (regnum): Plantae Ngành (divisio): Magnoliophyta Lớp (class): Liliopsida Bộ (ordo): Armaryllidales Họ (familia): Liliaceae Chi (genus): Allium Tên thuốc: Bulbus Allii Tên khoa học: Allium sativum L.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan