Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với hoa cát tường tại thành phố thái ng...

Tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với hoa cát tường tại thành phố thái nguyen

.PDF
95
151
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG VĂN CƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HOA CÁT TƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG THÁI NGUYÊN - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG VĂN CƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HOA CÁT TƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60 62 01 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đặng Thị Tố Nga 2. TS. Đặng Văn Đông THÁI NGUYÊN - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng đào tạo và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài. Thái Nguyên, tháng 09 năm 2016 Học viên Lương Văn Cương ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn, cơ quan chủ quản. Tôi xin chân thành cảm ơn: Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đặng Thị Tố Nga và TS. Đặng Văn Đông, những người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn các thầy cô của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, phòng Đào tạo, khoa Nông học, những người đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường. Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các bạn sinh viên…Những người luôn quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016 Học viên Lương Văn Cương iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích, yêu cầu đề tài .............................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài ............................................................. 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3 1.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu giá thể ............................................... 3 1.1.2. Cơ sở khoa học nghiên cứu về phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng ..................................................................................................... 3 1.2. Giới thiệu chung về cây Cát Tường ........................................................... 4 1.2.1. Nguồn gốc và phân loại của cây hoa Cát Tường ................................ 4 1.2.2. Đặc điểm thực vật học ......................................................................... 6 1.2.3. Yêu cầu ngoại cảnh .............................................................................. 7 1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây hoa Cát Tường ............... 9 1.2.5. Giá trị kinh tế và sử dụng .................................................................... 9 1.3. Tình hình sản xuất hoa Cát Tường trên thế giới và ở Việt Nam ............. 10 1.3.1. Tình hình sản xuất hoa Cát Tường trên thế giới ................................ 10 1.3.2. Tình hình sản xuất hoa Cát Tường ở Việt Nam................................. 12 1.4. Tình hình nghiên cứu hoa Cát Tường trên thế giới và Việt Nam ............ 13 1.4.1. Tình hình nghiên cứu hoa Cát Tường trên thế giới ........................... 13 1.4.2. Tình hình nghiên cứu hoa Cát Tường ở Việt Nam ............................ 21 iv Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 26 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 26 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 26 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 27 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 27 2.2.1. Nội dung ............................................................................................ 27 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 27 2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 28 2.3.1. Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................. 28 2.4. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng ............................................................... 31 2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 31 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 32 3.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng phát triển của giống hoa Cát Tường vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại Thái Nguyên ........... 32 3.1.1. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của hoa Cát Tường .............................................................................. 32 3.1.2. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây Cát Tường trồng tại thành phố Thái Nguyên ................................. 33 3.1.3. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái ra lá của hoa Cát Tường trồng tại thành phố Thái Nguyên ..................................................... 35 3.1.4. Ảnh hưởng của giá thể đến đặc điểm sinh trưởng, phát triển của hoa Cát Tường trồng tại thành phố Thái nguyên ......................................... 37 3.1.5. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến năng suất, chất lượng hoa Cát Tường.... 38 3.1.6. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tình hình sâu hại hoa Cát Tường vụ Đông Xuân trồng tại thành phố Thái Nguyên ............................ 42 3.1.7. Sơ bộ hoạch toán thu chi ................................................................... 42 v 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa Cát Tường tại thành phố Thái Nguyên .................................................................................................... 44 3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ sống giống hoa Cát Tường................................................................... 44 3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao hoa Cát Tường trồng tại thành phố Thái Nguyên ..... 45 3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đến động thái ra lá của hoa Cát Tường trồng tại thành phố Thái Nguyên ......... 46 3.2.4. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của hoa Cát Tường............................. 47 3.2.5. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đến đặc điểm sinh trưởng, phát triển cây hoa Cát Tường .................................. 49 3.2.6. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất, chất lượng của hoa Cát Tường ................................................... 50 3.2.7. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đến tình hình sâu bệnh hại của hoa Cát Tường. ................................................. 54 3.2.8. Sơ bộ hoạch toán thu chi ................................................................... 54 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 56 1. Kết luận .................................................................................................... 56 2. Đề nghị ..................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT : Công thức Đ/C : Đối chứng ĐK : Đường kính MĐSH : Mật độ sâu hại TB : Trung bình TLB : Tỷ lệ bệnh TP : Thành phố vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Số lượng cành và tổng thu nhập từ bán buôn các loại hoa cắt ở Mỹ 2006-2007.......................................................................... 11 Bảng 3.1: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của hoa Cát Tường ...................................................... 32 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao cây Cát Tường trồng tại thành phố Thái Nguyên ....................... 34 Bảng 3.3: Ảnh hưởng của giá thể đến động thái ra lá của hoa Cát Tường trồng tại thành phố Thái Nguyên .................................... 36 Bảng 3.4: Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của Cát Tường ở các giá thể trồng khác nhau ..................................................................... 37 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến năng suất hoa Cát Tường ...... 39 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến chất lượng hoa Cát Tường .... 40 Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế của các công thức giá thể trồng Cát Tường .... 43 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đến đến tỷ lệ sống của giống hoa Cát Tường ............................ 44 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao hoa Cát Tường trồng tại thành phố Thái Nguyên............................................................... 45 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đến động thái ra lá của hoa Cát Tường trồng tại thành phố Thái Nguyên................................................................................ 46 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đến giai đoạn sinh trưởng phát triển của hoa Cát Tường ........... 48 Bảng 3.12: Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây Cát Tường ở các công thức sử dụng phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng khác nhau .................................................................................... 49 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất hoa Cát Tường ..................................................... 51 Bảng 3.14: Ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đến chất lượng hoa Cát Tường ................................................... 52 Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ........................... 54 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Biểu đồ hoạch toán kinh kế của 4 công thức thí nghiệm ................ 43 Hình 3.2: Biểu đồ hạch toán kinh kế của các công thức thí nghiệm .............. 55 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoa Cát Tường có tên khoa học Eustoma grandiflorum (RAF) Shinn. Có nguồn gốc từ Nam Mỹ, Mexico, Caribbean, với nhiều chủng loại và màu sắc đa dạng như: xanh, kem, tím, vàng, hồng, hồng phai, tím đậm, trắng viền tím… Ở Việt Nam, hoa Cát Tường được coi là giống hoa mới lạ, hấp dẫn, màu sắc phong phú. Với quan niệm Cát Tường là loài hoa mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng nên nhu cầu sử dụng hoa Cát Tường của thị trường ngày một lớn và là chủng loại hoa xuất khẩu có giá trị. Nhu cầu chơi hoa Cát Tường ngày càng tăng nhưng diện tích trồng vẫn còn hạn chế, bên cạnh đó các giống hoa còn ít đa dạng về màu sắc và kiểu dáng. Hoa Cát Tường được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng bởi một số công ty nổi tiếng trong đó có Lang Biang Farm, Hasfarm, Floralseed Vietnam để xuất khẩu sang Nhật Bản và cung cấp cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh, một số ít cung cấp cho thị trường phía Bắc. Mặc dù hoa Cát Tường đã được trồng một số nơi ở phía Bắc tuy nhiên chỉ với số lượng ít, nhỏ lẻ không tập trung. Trong khi kỹ thuật trồng, chăm sóc chỉ mang tính tự phát dựa vào kinh nghiệm của bản thân là chính, thiếu đầu tư thâm canh, chưa lựa chọn được giống phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương, thiếu hiểu biết khoa học kỹ thuật, nên chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật trồng, chăm sóc của hoa Cát Tường. Vì vậy đã làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng hoa thương phẩm. Vì vậy để lựa chọn được những giống hoa Cát Tường sinh trưởng, phát triển tốt và biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa Cát Tường tại Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với hoa Cát Tường tại Thành phố Thái Nguyên”. 2 2. Mục đích, yêu cầu đề tài 2.1. Mục đích - Xác định được biện pháp kỹ thuật phù hợp với hoa Cát Tường trồng chậu để nâng cao năng suất, chất lượng hoa Cát Tường tại Thành phố Thái Nguyên. 2.2. Yêu cầu - Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của giống hoa Cát Tường nghiên cứu. - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của giống hoa Cát Tường nghiên cứu. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định ảnh hưởng của giá thể trồng, phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng hoa Cát Tường. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu hoa nói chung và hoa Cát Tường nói riêng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình trồng, chăm sóc cho giống hoa Cát Tường. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu giá thể Như ta đã biết, cây cần oxi và dinh dưỡng tiếp xúc với rễ cây. Do đó, giá thể là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thoáng khí. Khả năng giữ nước và độ thoáng khí của giá thể được quyết định bởi những khoảng trống (khe, kẽ) trong nó. Trong cát mịn có những khoảng trống rất nhỏ, không chứa được nhiều nước và oxi. Ngược lại sỏi thô tạo ra những khoảng trống khá lớn, nhiều không khí nhưng mất nước nhanh. Giá thể có những đặc điểm giữ nước cũng như thoáng khí, có pH trung tính và có khả năng ổn định pH, thấm nước dễ dàng, bền và có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy ngoài môi trường, nhẹ và rẻ rất thông dụng. Giá thể thì có nhiều loại như xơ dừa, trấu hun, mùn cưa, cát, sỏi vụn (cỡ hạt đậu), đá trân châu,…Có thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại. Vì vậy, trồng cây trong giá thể, dinh dưỡng được cung cấp cho cây thông qua phân bón trộn trong giá thể và bón thúc. Giá thể được để trong những khay chậu. Khay chậu có thể là nhựa, gỗ, đất nung, sành sứ,…tùy vào điều kiện mà người trồng có thể chọn lựa và sử dụng theo sở thích của mình. 1.1.2. Cơ sở khoa học nghiên cứu về phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng Phân bón là những chất hay hợp chất có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu với cây trồng, nó có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đặc biệt phân bón lá chiếm vị trí thiết yếu trong nền nông nghiệp sạch nhất là rau, hoa, quả. Cách thích hợp nhất hiện nay là dùng phân bón qua lá (phân lỏng). Phân bón khô khó sử dụng đồng đều, nếu nó hoà tan có thể gây hại cho rễ non. Phân bón lỏng dễ sử dụng và phân được phân tán trong chậu, mau thấm xuống rễ và lá. Phân bón bọc nhựa, giải phóng chậm, cũng có thể dùng được cho cây hoa, cây cảnh. 4 Hiện nay trên thị trường Việt Nam có khoảng 40 loại phân bón lá khác nhau, trong đó có rất nhiều loại phân bón lá vô cơ dùng cho lan, phần lớn là các sản phẩm nhập ngoại, hoặc được sản xuất theo quy trình của nước ngoài. Do chủng loại phân phong phú và đa dạng nên việc tính toán bón phân cho cây hoa phải tuỳ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà bón cho phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế nhất. 1.2. Giới thiệu chung về cây Cát Tường 1.2.1. Nguồn gốc và phân loại của cây hoa Cát Tường Hoa Cát Tường có nguồn gốc ở khu vực có khí hậu ấm áp vùng Nam Mỹ, Mexico, Caribbean [33]. Hoa Cát Tường có tên khoa học: Eustoma grandiflorum (Raf) Shinn. Trong hệ thống phân loại thực vật, hoa Cát Tường được xếp vào: Lớp Magnoliopsida, Bộ Gentianales, Họ Gentianaceae. Chi Eustoma. Tên thương mại là Lisianthus [33]. Dựa vào cấu tạo của hoa và đặc điểm phản ứng của cây đối với ánh sáng, nhiệt độ, hoa Cát Tường được chia làm hai loại: Giống hoa kép và giống hoa đơn với các nhóm giống khác nhau [31]. + Giống hoa kép: 5 - Nhóm Avilia: nhóm này thích hợp ở điều kiện ánh sáng yếu và nhiệt độ mát. Do vậy nhóm giống này thường trồng vào vụ đông. Các màu thường có là trắng ngà, viền xanh, hồng cánh sen, đỏ tía. - Nhóm Balboa: nhóm này thích hợp nhiệt độ và cường độ ánh sáng cao hơn. Thích hợp trồng vụ xuân đến hè. Phát triển tốt ở điều kiện quang chu kỳ ngày dài. Các màu thường là xanh, viền xanh, xanh tía. - Nhóm Catalina: thích hợp với điều kiện ngày dài và thời tiết ấm áp. Các màu thường là xanh tía và màu vàng. - Nhóm Candy: thích hợp với cường độ ánh sáng trung bình và quang chu kỳ ngày ngắn. Nhóm này cho hoa nở đồng loạt và có nhiều màu để chọn lựa. - Nhóm Echo: nhóm này là nhóm phổ biến trong giống hoa Cát Tường. Không thích hợp với cường độ ánh sáng quá cao hay thấp, thích hợp cho vụ đông xuân. Các màu phổ biến trong giống này là xanh bóng, xanh tía, hồng, hồng tía, trắng tuyền. - Nhóm Mariachi: nhóm này thích hợp trồng trong chậu. Đặc điểm giống này là có số cánh hoa nhiều, cánh hoa mỏng hơn các giống khác nên nhìn rất đẹp. Các màu phổ biến trong giống này là trắng, hồng, hồng nhạt, xanh… + Giống hoa đơn: 6 - Nhóm Flamenco: là nhóm thích hợp với cường độ ánh sáng cao và quang chu kỳ ngày dài. Thân hoa dài và mạnh. Các màu là xanh bóng, hồng, vàng, trắng. - Nhóm Heidi: thích hợp với cường độ ánh sáng trung bình và quang chu kỳ ngày ngắn. Có nhiều màu để chọn lựa. - Nhóm Laguna: là nhóm thích hợp với cường độ ánh sáng cao và quang chu kỳ ngày dài. Thân hoa dài khoảng 48 cm, một cây trung bình có ba thân và 25 nụ hoa. Có hai màu là xanh đậm và xanh tía. - Nhóm Malibu: thích hợp với cường độ ánh sáng trung bình và trong mùa xuân và mùa thu. Có nhiều màu là hoa cà, xanh đậm, trắng, hồng, trắng viền xanh. - Nhóm Yodel: thân hoa dài khoảng 45 - 50cm. Có nhiều màu là xanh đậm, xanh, hoa cà, hồng phấn, hồng, trắng 1.2.2. Đặc điểm thực vật học Theo Neil. O. Anderson (2007) [25], cây Cát Tường có những đặc điểm thực vật học sau: - Rễ: rễ của Cát Tường thuộc loại rễ cọc có nguồn gốc từ mầm rễ của hạt. Rễ phát triển theo chiều sâu, ít phát triển theo chiều ngang, do vậy cây có khả năng chịu hạn cao. Rễ cây Cát Tường rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Ở giai đoạn cây có 4- 6 lá thật thì rễ có khả năng tái sinh mạnh, nhưng kể từ lá thứ 8 trở đi thì khả năng tái sinh của rễ giảm dần. Do vậy từ giai đoạn cây có lá thứ 8 cho đến khi cây ra hoa không nên tác động đến bộ rễ làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây. - Thân: thân thảo, chia thành nhiều đốt, có khả năng phân nhánh mạnh, giòn, dễ gãy. Cây càng lớn, thân càng cứng, bên ngoài thân được phủ một lớp sáp trắng mỏng. Các đốt sát gốc thường to và ngắn hơn các đốt trên ngọn, độ dài các đốt thay đổi theo từng giống. Thân chính có khả năng phân nhánh mạnh sau khi cây hình thành nụ hay ưu thế ngọn bị phá vỡ do bị gãy ngọn hay bị sâu cắn ngọn. Cây có thể cao từ 15 đến 120cm, tùy giống. 7 - Lá: lá cây Cát Tường hơi mọng nước, mọc đối, hầu như không có cuống và có màu xanh xám. Lá dưới cùng ở trên thân là lá to nhất, thường dài khoảng 12,7cm và rộng 7,6cm. Càng ở phía trên cao của thân thì lá càng nhỏ hơn, thường dài dưới 5cm và rộng khoảng 1,3cm. Đặc điểm của lá thay đổi rất lớn giữa các giống khác nhau. Hình dạng lá cơ bản thường là hình trứng hoặc hình thuôn, nhưng một vài giống qua quá trình chọn lọc lại có dạng mác hoặc dạng hình mác ngược. Màu sắc của lá cũng thay đổi rất lớn từ màu xanh xám (như lá màu hoa cẩm chướng) tới màu xanh sáng, màu xanh tối, và xanh lục. - Hoa: hoa Cát Tường đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước. Hoa có màu tím, xanh, trắng, hồng, vàng… và đặc biệt có 2 màu. Hoa có nhiều dạng khác nhau như hình chuông, hình ống, hay cánh bên ngoài phẳng, cánh bên trong hình ống... Hoa Cát Tường thường được mô tả giống hoa hồng ở giai đoạn nụ, giống hoa tuylip khi bắt đầu nở và như hoa anh túc khi chúng đã nở hoàn toàn. Hoa có 2 dạng hoa đơn và hoa kép. - Quả: cây Cát Tường có khả năng đậu quả cao, dạng quả nang tự nở. Khi quả còn non có màu xanh đậm, khi chín vỏ quả chuyển sang màu xanh xám và vỏ quả nứt ra. Thuộc dạng quả nẻ, hình tròn, mỗi quả có vài trăm hạt. - Hạt: hạt có kích thước rất nhỏ, khoảng 19.000 hạt/gam với nội nhũ dầu nhiều, phôi mầm lớn. Khi còn non, hạt có màu kem, khi chín hạt có màu đen nhánh. Đôi khi phôi mầm lớn và nội nhũ nhiều dầu, nên trong điều kiện bảo quản kém, hạt có thể mất sức nảy mầm. 1.2.3. Yêu cầu ngoại cảnh - Nhiệt độ: nhiệt độ tối thích cho hoa Cát Tường sinh trưởng và phát triển là từ 18- 20oC ban ngày và 15- 18oC ban đêm. Nhiệt độ vào ban đêm thấp hơn 15oC sẽ làm trì trệ quá trình sinh trưởng của cây. Vào ban ngày, khi nhiệt độ cao hơn 28oC sẽ làm cho hoa nở sớm, rút ngắn quá trình sinh trưởng của hoa và cho hoa kém chất lượng. 8 - Ánh sáng: cường độ ánh sáng thích hợp cho cây hoa Cát Tường là từ 70.000 - 80.000 lux. Do vậy vào mùa xuân hay mùa hè có cường độ ánh sáng cao thường phải che lưới đen cho hoa. Hoa Cát Tường thích hợp với thời vụ dài ngày, có số giờ chiếu sáng trong ngày tối ưu là 14-16 giờ trong ngày thì sẽ cho chất lượng hoa cao nhất. - Ẩm độ: độ ẩm đầy đủ là cần thiết cho sự sinh trưởng của hoa Cát Tường, tuy nhiên nếu duy trì độ ẩm quá cao và thường xuyên sẽ làm cây bị nhiễm một số bệnh nguy hiểm có trong đất như bệnh lỡ cổ rễ (Rhizoctonia solani), bệnh đốm lá, bệnh héo vàng (Fusarium solani), bệnh thối đen rễ (Pythium spp.)… Sau khi gieo hạt từ 1 đến 14 ngày, duy trì độ ẩm đất ở mức 100%, sau đó giảm xuống từ 40-70%. - Đất: cây Cát Tường sinh trưởng phát triển tốt trên đất có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều mùn, dễ thoát nước, đặc biệt là thích hợp với các loại đất có chứa nhiều canxi. Nhưng hoa Cát tường rất mẫn cảm với các loại muối kim loại nặng, đặc biệt trên đất có hàm lượng chì cao, rễ cây hoa Cát Tường phát triển kém, ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây. Trong quá trình trồng và chăm sóc thường bón nhiều phân chứa muối, nhất là trồng trong nhà có mái che, không bị nước mưa rửa trôi, nhiệt độ lại cao, lượng nước bốc hơi lớn nên rất dễ dẫn đến nồng độ muối trong đất cao, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây. Vì vậy trước khi trồng hoa Cát Tường cần phải đo nồng độ muối trong đất (nhất là trong nhà mái che), nếu nồng độ muối cao thì phải bơm nước rửa đất. Tốt nhất là trồng trên đất giàu mùn, pH: 6,8-7; EC: 0,5- 0,75mS/cm. - Dinh dưỡng: Cát Tường yêu cầu dinh dưỡng cao ở giai đoạn vườn ươm và các giai đoạn sau đó. Các nguyên tố nitơ, phot pho, kali và các nguyên tố vi lượng có ý nghĩa quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng hoa Cát Tường. Bón đầy đủ và cân đối phân đạm, lân, kali có thể đạt năng suất cao, chất lượng hoa tốt. Tỷ lệ N:K là 1: 1,5 cho chất lượng hoa cao và thời gian thu hoạch dài. Nên bổ sung bón canxi cho cây Cát Tường trên chân đất nghèo canxi [34]. 9 1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây hoa Cát Tường So với các loại cây trồng khác thì cây hoa Cát Tường được xem là khó trồng hơn, bởi hoa Cát Tường có thời kỳ cây con kéo dài (10-12 tuần) nên dễ bị sâu bệnh hại trong thời kỳ vườn ươm. Cây hoa Cát Tường được biết đến là cây hàng năm hoặc cây 2 năm tùy thuộc chủ yếu vào nhiệt độ trồng. Thời gian từ khi gieo hạt tới khi cho hoa kéo dài từ 20 - 23 tuần. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây hoa Cát Tường gồm 5 giai đoạn [35]: - Giai đoạn 1 (1- 14 ngày): Hạt giống được ngâm ủ trong 48 tiếng rồi gieo vào các khay có độ ẩm thích hợp. Trong suốt quá trình nảy mầm của hạt cần tưới nước để duy trì độ ẩm, nhiệt độ 210 C, ánh sáng 1.000 - 3.000 lux. - Giai đoạn 2 (15- 21 ngày): Khi cây con xuất hiện, cần hạ nhiệt độ xuống 15 - 200C và cung cấp dinh dưỡng cho cây, khoảng 100 - 150 ppm N thông qua bón phân Canxi nitrat. Chú ý không để nhiệt độ ban đêm quá 220C sẽ kìm hãm sự phát triển của cây. - Giai đoạn 3 (22- 56 ngày): Giai đoạn này cây con tăng trưởng chậm. Nếu nhiệt độ, ẩm độ quá cao vào ban đêm và cường độ ánh sáng yếu thì ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cây hoa và phát sinh một số bệnh hại. Bón thêm canxi và 150ppm N sẽ giúp cây con trở nên cứng cáp và phát triển khỏe. - Giai đoạn 4 (57- 80 ngày): Khi cây con có 2 cặp lá (4 lá thật) thì chuyển ra ngoài ruộng sản xuất. Nếu để cây giống trong khay quá lâu thì rễ cây sẽ bị xoắn, việc chuyển ra ruộng sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn, cây ra hoa sớm khi thân cây còn ngắn, năng suất và chất lượng hoa đều giảm. - Giai đoạn 5 (81- 150 ngày): Đây là giai đoạn sản xuất hoa cắt, giai đoạn này cần tạo điều kiện thích hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất thì cây mới cho năng suất và chất lượng hoa cao. 1.2.5. Giá trị kinh tế và sử dụng Không chỉ hấp dẫn người tiêu dùng bởi màu sắc rực rỡ, phong phú, hình dáng hoa đa dạng, hoa Cát Tường còn có thân cứng, độ bền hoa lâu, hoa có thể trồng ở trong và ngoài nhà lưới nên hoa Cát Tường được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như dùng để cắm lọ, trồng chậu, trồng bồn, bó làm hoa cưới... 10 Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu giải trí thưởng thức… hoa Cát Tường còn mang lại nguồn lợi kinh tế khá cao. Thực tế ở Đà Lạt, hộ gia đình ông Lạc trồng gần 800m2 hoa Cát Tường, trừ chi phí còn thu về hơn 300 triệu đồng; Ông Trần Huy Đường là chủ trang trại 7 ha hoa với 40 nhân công, hàng năm sản xuất cho thị trường hơn 5 triệu cành hoa các loại với doanh thu hơn 15 tỷ đồng/năm, trong đó diện tích trồng hoa Cát Tường chỉ chiếm một nửa diện tích trồng hoa tại trang trại, nhưng thu nhập từ hoa Cát Tường đạt 2/3 doanh thu hoa hàng năm của trang trại, mỗi bó hoa Cát Tường (5 cành hoa) giá từ 10 - 12 ngàn đồng, vào dịp lễ tết lên tới 25 - 30 ngàn đồng [30]. 1.3. Tình hình sản xuất hoa Cát Tường trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Tình hình sản xuất hoa Cát Tường trên thế giới Hoa Cát Tường là một loại hoa mới nhưng nhanh chóng được xếp vào những loại hoa cắt hàng đầu cùng với các loại hoa đã được thị trường ưa chuộng như hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng... vì hoa Cát Tường đẹp, đa dạng về màu sắc và hình dáng, tuổi thọ hoa cắt cao. Bên cạnh đó hoa Cát Tường còn được sử dụng rộng rãi như cây trồng chậu hay trồng thảm. Vì vậy hoa Cát Tường đã tạo ra những tác động rất lớn tới thị trường hoa cắt. Hoa Cát Tường bắt đầu được sử dụng ở Nhật Bản từ năm 1933 và đến nay nó trở thành một loại hoa cắt số một với trên 129 triệu cành được bán năm 2001. Ở Châu Âu, hoa Cát Tường được xếp vào 1 trong 10 loại hoa cắt quan trọng với trên 122 triệu cành được bán vào năm 2001. Ở Mỹ, hoa Cát Tường ngày càng phổ biến không chỉ như một loại hoa cắt (trên 14 triệu cành được bán vào năm 2002) mà còn là một loại hoa trồng thảm và trồng chậu rất được ưa chuộng. Riêng ở California năm 2001 doanh thu từ hoa Cát Tường là 9,4 triệu USD, tăng gần 50% so với năm so năm 2000. Rất hiếm để có thể có một loại cây trồng mới nào từ một loại hoa hầu như không được biết đến trở thành một trong những loại hoa cắt hàng đầu trong một khoảng thời gian từ 20 - 30 năm như hoa Cát Tường (Neil. O. Anderson, 2007) [25].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng