Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây na ở huyện chi lăng tỉnh lạng s...

Tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây na ở huyện chi lăng tỉnh lạng sơn

.PDF
92
211
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THẾ ANH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CÂY NA TẠI HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG THÁI NGUYÊN - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THẾ ANH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CÂY NA TẠI HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN Khoa học cây trồng Mã số ngành: 60.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THẾ HUẤN THÁI NGUYÊN - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2016 Tác giả luận văn Dương Thế Anh ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình. Trước tiên tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thế Huấn người đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng từ những bước nghiên cứu ban đầu và trong quá trình thực hiện viết luận văn. Tôi xin cảm ơn tập thể thầy cô giáo Khoa Nông học, đặc biệt là thầy cô trong bộ môn Rau-Hoa-Quả, khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn bà con nông dân, các phòng ban, địa phương huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã cỗ vũ, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Lạng Sơn, ngày 14 tháng 10 năm 2016 Tác giả luận văn Dương Thế Anh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài .......................................................................... 2 2.1. Mục tiêu...................................................................................................... 2 2.2. Yêu cầu ....................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3 1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây na.............................................................. 8 1.3. Phân loại và các giống na hiện nay đang trồng .......................................... 9 1.4. Tình hình sản xuất na trên thế giới và tại Việt Nam ................................ 12 1.4.1. Tình hình sản xuất na trên thế giới........................................................ 12 1.4.2. Tình hình sản xuất na tại Việt Nam ...................................................... 13 1.5. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh ......................... 14 1.5.1. Đặc tính thực vật học ............................................................................ 14 1.5.2. Yêu cầu về sinh thái của cây na ............................................................ 15 1.5.2.1. Khí hậu ............................................................................................... 15 1.5.2.2. Đất trồng............................................................................................. 15 1.5.2.3. Điều kiện khí hậu thời tiết huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn .............. 16 iv 1.6. Những công trình nghiên cứu về cây na .................................................. 17 1.6.1. Nghiên cứu về chọn tạo giống .............................................................. 17 1.6.1.1. Gieo hạt .............................................................................................. 17 1.6.1.2. Chiết cành........................................................................................... 18 1.6.1.3. Ghép cành........................................................................................... 19 1.6.2. Chọn tạo giống ...................................................................................... 21 1.6.3. Các nghiên cứu về kỹ thuật đốn tỉa ....................................................... 21 1.7. Những nghiên cứu nhằm thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, ra hoa, đậu quả và tăng năng suất na ........................................................................................ 23 1.7.1. Nghiên cứu về phân bón ....................................................................... 23 1.7.2. Nghiên cứu về các biện pháp điều khiển sinh trưởng phát triển, ra hoa, đậu quả và tăng năng suất na........................................................................... 24 1.7.2.1. Điều khiển ra hoa trái vụ cho na ........................................................ 24 1.7.2.2. Thu hoạch ........................................................................................... 26 1.7.3. Kĩ thuật thụ phấn nhân tạo cho na......................................................... 27 1.8. Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh .......................................................... 28 1.8.1. Các loại sâu hại ..................................................................................... 28 1.8.1.1. Sâu hại hoa còn gọi là sâu vòi voi...................................................... 28 1.8.1.2. Rệp bông, rệp sáp ............................................................................... 29 1.8.1.3. Sâu đục quả (Anonaepestis bengalella) ............................................. 29 1.8.1.4. Mối hại gốc ........................................................................................ 30 1.8.1.5 Nhện đỏ ............................................................................................... 30 1.8.2. Các loại bệnh hại ................................................................................... 30 1.8.2.1. Bệnh thán thư ..................................................................................... 30 1.8.2.2. Bệnh thối rễ ........................................................................................ 31 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 32 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 32 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 32 v 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 32 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 32 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32 2.2.1. Hiện trạng sản xuất na Chi Lăng trong những năm qua ......................... 32 2.2.2. Ảnh hưởng của đốn tỉa sau thu hoạch đến cây na ................................. 32 2.2.2.1. Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa đến động thái sinh trưởng cành, ra hoa, đậu quả của na. ........................................................................................ 32 2.2.2.2. Ảnh hưởng của phương pháp đốn tỉa đến khả năng sinh trưởng cành và thời gian ra hoa đậu quả na......................................................................... 33 2.2.3. Ảnh hưởng của phân bón qua lá Đầu Trâu đến cây na ......................... 33 2.2.4. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng GA3 đến cây na .................. 34 2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 34 2.4. Xử lý số liệu ............................................................................................. 35 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 36 3.1. Hiện trạng và một số kỹ thuật trồng và chăm sóc na tại huyện Chi Lăng ... 36 3.1.1. Hiện trạng sản xuất na tại huyện Chi Lăng ........................................... 36 3.1.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc na tại huyện Chi Lăng .............................. 38 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của đốn tỉa đến cây na Chi Lăng ........................ 43 3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa sau thu hoạch đối với cây na ............ 43 3.2.2. Ảnh hưởng của đốn tỉa sau thu hoạch đến năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất ......................................................................................... 45 3.2.3. Ảnh hưởng của phương pháp đốn tỉa tới sinh trưởng cành, năng suất, chất lượng na ................................................................................................... 47 3.2.3.1. Ảnh hưởng của phương pháp đốn tỉa tới sinh trưởng cành ............... 47 3.2.3.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật đốn tỉa tới đường kính cành lộc, tỷ lệ đậu quả và số mắt na ..................................................................................................... 49 3.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến sinh trưởng cành, năng suất, chất lượng quả na .................................................................................... 52 3.3.1 Ảnh hưởng của phân bón qua lá Đầu Trâu đến sinh trưởng cành ......... 52 vi 3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón qua lá Đầu Trâu đến một số yếu tố cấu thành năng suất na ..................................................................................................... 53 3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón Đầu Trâu đến năng suất na Chi Lăng .......... 58 3.4. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 đến năng suất, chất lượng quả na .................................................................................................... 59 3.4.1. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 đến động thái đậu quả của na............................................................................................................... 59 3.4.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất ..................................................................................... 60 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 63 1. Kết luận ....................................................................................................... 63 2. Đề nghị. ....................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64 I. Tài liệu trong nước....................................................................................... 64 II. Tài liệu nước ngoài ..................................................................................... 64 III. Tài liệu mạng ............................................................................................. 65 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CĂQ : Cây ăn quả CT : Công thức ĐC : Đối chứng ĐHST : Điều hòa sinh trưởng FAO : Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Thế giới PTNT : Phát triển nông thôn UBND : Uỷ ban nhân dân TNHH : Trách nhiệm hữu hạn viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Chất lượng na so với hai loại trái xoài và chuối............................. 11 Bảng 1.2: Lượng phân bón cho na theo tuổi cây ............................................ 23 Bảng 1.3: Thời vụ bón phân cho na ................................................................ 24 Bảng 3.1: Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả của tỉnh Lạng Sơn ........... 36 Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả của huyện Chi Lăng ........ 37 Bảng 3.3: Biện pháp kỹ thuật đang áp dụng trong trồng na ở các hộ dân thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ...................................................... 39 Bảng 3.4: Thống kê về thành phần sâu, bệnh hại na và mức độ gây hại ........ 41 Bảng 3.5: Hạch toán hiệu quả trồng na tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ...... 42 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa sau thu hoạch đến thời gian ra lộc, ra hoa na .......................................................................................... 44 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của đốn tỉa sau thu hoạch đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất na................................................................ 45 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của phương pháp đốn tỉa đến thời gian ra lộc, ra hoa sau đốn của cây na Chi Lăng .......................................................... 47 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của các phương pháp đốn tỉa đến tăng trưởng số lá, chiều dài, đường kính cành lộc na .................................................. 48 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của kỹ thuật đốn tỉa tới đường kính cành lộc, tỷ lệ đậu quả, số mắt và kích thước quả na .................................................... 49 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của kỹ thuật đốn tỉa tới năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất na..................................................................................... 51 Bảng 3.12: Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến số lá, chiều dài cành lộc na .... 52 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra hoa trên cành lộc ...... 54 Bảng 3.14: Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến tỷ lệ đậu quả, số quả trên cây và khối lượng quả ........................................................................... 55 Bảng 3.15: Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến kích thước quả và năng suất na ................................................................................ 56 ix Bảng 3.16: Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến hình dạng, chất lượng và màu sắc quả na ........................................................................................ 58 Bảng 3.17: Ảnh hưởng của phun chất kích thích sinh trưởng GA3 đến tỷ lệ đậu quả ở giai đoạn sau phun 30 ngày (10 hoa/cây, 3 cây /công thức)........60 Bảng 3.18: Ảnh hưởng của phun chất kích thích sinh trưởng GA3 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất na tại Chi Lăng ...................... 61 x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Ảnh hưởng của đốn tỉa sau thu hoạch đến tỷ lệ đậu quả ................ 46 Hình 3.2: Ảnh hưởng của đốn tỉa sau thu hoạch đến năng suất na ................. 47 Hình 3.3: Ảnh hưởng của các phương pháp đốn tỉa đến tăng trưởng số lá, chiều dài, cành lộc na ........................................................................ 49 Hình 3.4: Ảnh hưởng đốn tỉa tới kích thước quả na ....................................... 50 Hình 3.5: Ảnh hưởng đốn tỉa đến năng suất na............................................... 52 Hình 3.6: Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến số lá, chiều dài cành lộc na ......................................................................................... 53 Hình 3.7: Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra hoa trên cành lộc..... 54 Hình 3.8: Ảnh hưởng của phân bón đến kích thước quả ................................ 55 Hình 3.9: Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả ................................ 57 Hình 3.10: Ảnh hưởng của phân bón lá đến khối lượng quả na ..................... 57 Hình 3.11: Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất na .............................. 58 Hình 3.12: Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 đến năng suất na ... 62 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Chi Lăng là một huyện miền núi nằm về phía Nam tỉnh Lạng Sơn. Do đặc điểm khí hậu thời tiết, nông hóa, thổ nhưỡng, Chi Lăng có điều kiện thuận lợi cho phát triển một số loại cây trồng nông nghiệp. Hiện nay, huyện Chi Lăng có diện tích trồng Na rộng lớn đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, tạo nguồn thu nhập lớn cho các hộ nông dân trồng Na. Na (Annona squamosa) là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và được trồng khá phổ biến ở các vùng kinh tế của đất nước. Trong những năm gần đây, cây na đã trở thành một loại cây xoá đói giảm nghèo cho bà con vùng cao, vùng núi đá vôi. Cũng theo hướng đi này, huyện Chi Lăng - Lạng Sơn đã mở rộng diện tích trồng na năng suất, chất lượng cao và coi đây là hướng phát triển cây ăn quả chủ đạo của huyện. Cây na đã góp phần đáng kể vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm tăng giá trị sử dụng ruộng đất giúp tăng thêm thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân trong huyện, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi sinh. Tuy nhiên sản xuất na theo hướng hàng hóa tập trung đang gặp phải một số vấn đề như: Quả na chín tập trung, quả bé vẹo vọ, không đồng đều, người trồng chưa áp dụng quy trình kỹ thuật tốt vào thâm canh na. Do đó hiệu quả sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng của loại cây ăn quả này. Nhằm góp phần tháo gỡ các khó khăn trong sản xuất na hiện nay ở Chi Lăng - Lạng Sơn, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây na ở huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn” góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất na theo hướng hàng hóa manh lại hiệu quả cao trong sản xuất na. 2 2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục tiêu - Xác định được một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trồng na tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. 2.2. Yêu cầu - Nghiên cứu một số kỹ thuật đốn tỉa và thời gian đốn tỉa đối với sản xuất na tại huyện Chi Lăng. - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá Đầu Trâu đối với sản xuất na tại huyện Chi Lăng. - Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 đối với sản xuất na tại huyện Chi Lăng. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là cơ sở cho công tác nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh na hợp lý theo hướng sản xuất hàng hóa. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở đánh giá khả năng sinh trưởng, ra hoa và khả năng đậu quả của cây na qua các biên pháp kỹ thuật đốn tỉa nhằm rải vụ, khắc phục tình trạng thu hoạch ồ ạt tập trung na.. Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần xây dựng hoàn thiện quy trình thâm canh na tại Lạng Sơn nói riêng và các vùng trồng na trong cả nước nói chung. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài - Đốn tỉa cành, ngọn cho cây na có vai trò rất quan trọng, vì có ảnh hưởng đến năng suất của cây. Mục đích của việc đốn tỉa cành là tạo cho cây có hình dáng đều đặn, chắc chắn, thông thoáng, hưởng được nhiều ánh sáng, loại bỏ được các cành bị sâu bệnh, cành bị khô chết và các cành vô hiệu; đồng thời đốn tỉa ngọn cũng giúp cho quá trình chăm sóc, thu hoạch thuận lợi hơn. Nếu không đốn tỉa ngọn thì cây na sẽ mọc cao, dẫn đến khó khăn trong việc chăm sóc như: phải leo trèo lên cây để thụ phấn bổ sung, vặt bớt quả vẹo, thu hoạch na...; nếu không đốn tỉa cành thì các cành, các tược sẽ mọc dầy, làm cho lòng tán cây bị thiếu ánh sáng, các chồi non không phát triển được, sau vài năm cây na chỉ cho quả ở phía trên và phía ngoài tán nơi có ánh sáng, còn trong lòng tán thì không. Như vậy, việc đốn tỉa các cành, ngọn là rất cần thiết để lòng, tán cây được thông thoáng, có đầy đủ ánh sáng, kích thích các chồi cho trái phát triển nên sẽ cho năng suất cao hơn. Tuy nhiên, chúng ta chưa biết đốn tỉa vào thời điểm nào thì phù hợp và phương pháp đốn tỉa như thế nào thì cho năng suất, chất lượng cao nhất. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thời gian đốn tỉa và phương pháp ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng na tại huyện Chi Lăng. - Cây ăn trái cần nhiều loại dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển, cho năng suất, chất lượng, nhưng trong đó đạm, lân, kali là 3 yếu tố mà cây trồng cần nhiều nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng trái cây. - Phân đạm: Là một nguyên tố quan trọng bậ c nhất trong các nguyên tố cấu tạo nên sự sống. Đạm có trong thành phần tất cả các protein đơn giản và phức tạp, mà nó là thành phần chính của màng tế bào thực vật, tham gia vào thành phần của axit Nucleic (tức ADN và ARN), có vai trò cực kỳ quan trọng 4 trong trao đổi vật chất của các cơ quan thực vật. Đạm còn có trong thành phần của diệp lục tố, mà thiếu nó cây xanh không có khả năng quang hợp, có trong các hợp chất Alcaloid, các phecmen và trong nhiều vật chất quan trong khác của tế bào thực vật . Biểu hiện Thiếu đạm (N) cây sinh trưởng còi cọc, lá toàn thân biến vàng. Thiếu đạm có nghĩa là thiếu vật chất cơ bản để hình thành tế bào nên khả năng sinh trưởng bị đình trệ, hàng loạt các quá trình sinh lý - sinh hóa trong cây cũng bị ngưng trệ, diệp lục ít được hình thành nên làm lá chuyển vàng . Tuy nhiên nếu bón thừa đạm cũng không tốt. Thừa đạm sẽ làm cho cây không chuyển hóa hết được sang dạng hữu cơ, làm tích lũy nhiều dạng đạm vô cơ gây độc cho cây. Thừa đạm sẽ làm cho cây sinh trưởng thái quá, gây vóng. Các hợp chất các bon phải huy động nhiều cho việc giải độc đạm nên không hình thành được các chất “xơ” vì vậy làm cây yếu, các quá trình hình thành hoa quả bị đình trệ làm giảm hoặc không cho thu hoạch v.v.. - Phân lân: Lân cũng quan trọng không kém so với đạm. Thiếu lân không một tế bào sống nào có thể tồn tại. Nucleoproteid là vật chất di truyền tối quan trọng trong nhân tế bào không thể thiếu thành phần Phospho (lân). Nucleoproteid là hợp chất của protein và axit nucleic , mà axit nucleic có chứa Phospho. Axit nucleic là một hợp chất cao phân tử có tính chất như một chất keo. AND và ARN là 2 dạng tồn tại của axit nucleic. Cấu trúc của 2 chất này cực kỳ phức tạp và đóng vai trò “sao chép lại các đặc điểm sinh học” cho đời sau. Trong thành phần của axit nucleic Phospho chiếm khoảng 20% (Quy về P2O5) và axit nucleic tồn tại trong mọi tế bào và trong tất cả các mô và bộ phận của cây. Phospho còn có trong thành phần của rất nhiều vật chất khác của cây như phitin , lexitin, saccarophosphat v.v.. các chất này đều có vai trò quan trọng trong thực vật nói chung. Biểu hiện thiếu lân là những lá già có những mảng mầu huyết dụ. Cây thiếu lân thì quá trình tổng hợp protein bị ngưng trệ và sự tích lũy đường 5 saccaro xảy ra đồng thời. Cây thiếu lân lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng. Khi lá chưa biến sang mầu tía thì mầu lá bị tối lại so với cây có đủ lân. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm lại và quá trình chín cũng bị kéo dài. Tuy nhiên thừa lân lại làm cho cây sử dụng lân tồi hơn, vì trong trường hợp này rất nhiều lân nằm ở dạng vô cơ, nhất là ở các bộ phận sinh trưởng. Thừa lân làm cho cây chín quá sớm, không kịp tích lũy được một vụ mùa năng suất cao. - Phân kali: Là một nguyên tố rất linh động và tồn tại trong cây dưới dạng ion. Đặc biệt kali không có trong thành phần các chất hữu cơ trong cây. Kali tồn tại chủ yếu ở huyết tương tế bào và không bào và hoàn toàn không có mặt trong nhân tế bào. Hầu hết kali trong tế bào thực vật (80%) tồn tại trong dịch tế bào, chỉ khoảng 20% là tồn tại ở dạng hấp phụ trao đổi với thể keo trong huyết tương và không bào. Mặc dù không trực tiếp tham gia vào cấu trúc vật chất cấu tạo nên tế bào nhưng kali lại có vai trò quan trọng trong việc ổn định các cấu trúc này và hỗ trợ cho việc hình thành các cấu trúc giầu năng lượng như ATP trong quá trình quang hợp và phosphoril hóa. Kali ảnh hưởng trước tiên đến việc tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương, nâng cao khả năng phân tán của chúng mà nhờ đó giúp cây giữ nước tốt, tăng khả năng chống hạn. Kali giúp cây tăng cường tích lũy tinh bột trong củ khoai tây và đường saccaro trong cây củ cải đường và đường đơn trong rất nhiều loại cây rau quả khác nhau. Kali tăng cường tính chống rét và sự chống chịu qua mùa đông của cây nhờ nó làm tăng lực thẩm thấu của dịch tế bào. Kali cũng giúp cây tăng cường khả năng kháng các bệnh nấm và vi khuẩn. Kali giúp cây tăng cường khả năng tổng hợp các hợp chất hydrat các bon cao phân tử như cellulo, hemicellulo, các hợp chất peptit v.v.. nhờ đó làm cho các loại cây hòa thảo cứng cáp, chống đổ tốt. Kali giúp cho cây tăng cường tổng hợp và tích lũy hàng loạt các vitamin, có vai trò quan trọng trong đời sống thực vật. Thiếu kali gây ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất trong cây. Thiếu vắng 6 kali sẽ làm suy yếu hoạt động của hàng loạt các men, làm phá hủy quá trình trao đổi các hợp chất cacbon và protein trong cây, làm tăng chi phí đường cho quá trình hô hấp, gây lép hạt, làm giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống hạt giống dẫn đến ảnh hưởng xấu đến số lượng và chất lượng mùa màng. Biểu hiện thiếu kali có thể thấy là: Các lá già trở nên vàng sớm và bắt đầu từ bìa lá sau đó bìa lá và đầu lá có thể trở nên đốm vàng hoặc bạc, bìa lá chết và bị hủy hoại và lá có biểu hiện như bị rách. Thiếu kali làm chậm lại hàng loạt các quá trình hóa sinh ,làm xấu đi hầu như tất cả các mặt của quá trình trao đổi chất. Thiếu kali sẽ làm chậm quá trình trình phân bào, sự tăng trưởng và sự dài ra của tế bào. Thiếu kali còn làm giảm năng suất quang hợp và trực tiếp dẫn đến giảm sản lượng mùa màng. Ngược lại, sự dư thừa kali cũng không tốt cho cây. Dư thừa ở mức thấp gây đối kháng ion, làm cây không hút được đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như magie, natri v.v.., Dư thừa ở mức cao có thể làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn cản sự hút nước và dinh dưỡng nói chung, ảnh hưởng xấu đến năng suất mùa màng. Ngoài ra, các yếu tố trung lượng, vi lượng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng chất lượng trái cây. Trung, vi lượng thường có mặt khá đầy đủ trong các loại phân bón lá. Bên cạnh đó, phân hữu cơ cũng đóng vai trò rất quan trọng, giúp cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây, nhưng cơ bản nhất là làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm cho đất, giảm thất thoát phân bón... Để sử dụng phân bón đạt hiệu quả, có nhiều điều cần phải lưu ý như điều kiện đất đai, giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh trưởng của cây, giống trồng.... Trong đó, quan trọng nhất là chủng loại, liều lượng phân bón theo từng giai đoạn sinh trưởng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của cây và cách bón thích hợp để cây sử dụng được nhiều nhất. Cây hút chất dinh dưỡng chủ yếu qua rễ, đồng thời cũng có thể hấp thu một lượng ít qua lá. Vì vậy, để góp phần cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho 7 cây, nhất là các chất vi lượng cần thiết, người ta thường dùng dưới dạng phân bón qua lá. Nói cách khác, phân bón qua lá chủ yếu là các chất vi lượng, do cây cần với số lượng rất ít nên bón qua lá sẽ có hiệu quả cao hơn và đỡ lãng phí hơn nhiều so với bón qua đất. Cây cũng có thể hấp thu chất đa lượng qua lá, nên trong nhiều loại phân bón qua lá, ngoài các chất vi lượng, người ta cũng cho thêm các chất đa lượng để cung cấp thêm cho cây. Trong trồng trọt, việc sử dụng phân bón qua lá đã trở thành phổ biến và có tác dụng rất lớn đối với sự sinh trưởng - phát triển của cây. Trong trường hợp cây có biểu hiện sinh trưởng kém do thiếu chất vi lượng hoặc ở những giai đoạn phát triển mà nhu cầu các chất vi lượng nhiều thì việc phun phân bón qua lá có tác dụng như một chất kích thích sinh trưởng. Tuy vậy, về cơ chế thì tác dụng kích thích của phân bón lá khác với các chất ĐHST. Tác dụng của phân bón lá là cung cấp chất dinh dưỡng cho các quá trình sống tiến hành tốt hơn, còn chất ĐHST giữ vai trò điều khiển sự tiến triển và chuyển hóa các quá trình đó. Hai mặt tác động này đều rất cần thiết và có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sinh trưởng - phát triển của cây, nhưng không thể thay thế cho nhau mà cần phối hợp với nhau. Theo các nhà khoa học, bón phân qua lá thậm chí còn tốt cho cây hơn là bón qua rễ, bởi đây là cách nhanh nhất mà chất dinh dưỡng được cây hấp thụ. Khi bón phân qua lá, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá. Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón qua lá ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg,… các nguyên tố này tuy có hàm lượng rất nhỏ nhưng lại giữ vai trò quan trọng vì trong môi trường đất thường thiếu hoặc không có. Do đó, khi bổ sung các chất dinh dưỡng trực tiếp qua lá sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng nên tạo điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng. Phân bón qua lá có tác dụng đặc biệt trong những trường hợp cần bổ sung khẩn cấp 8 chất dinh dưỡng đạm, lân, kali hay các nguyên tố trung, vi lượng. Trong thành phần của phân bón qua lá còn tăng cường điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất, kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu quả, giảm hiện tượng rụng trái non, quả to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá Đầu Trâu đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng na tại huyện Chi Lăng. - GA3 là thuốc kích thích sinh trưởng (Gibberellic acid). Gibberellin có tác dụng kích thích sự phát triển của tế bào theo chiều dọc, kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây theo chiều cao, làm thân vươn dài, giúp hình thành các chồi nách nhiều hơn, GA3 giúp cho trái sáng đẹp mã, trái xoa thê to đều đẹp giúp nâng cao hiệu quả kinh tế. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 đến năng suất và chất lượng na ở huyện Chi Lăng. 1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây na Cây na được coi là có nguồn gốc phát sinh từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Từ thế kỷ 16, các cây họ Na đã được nhập vào nhiều nước nhiệt đới khác và do tính thích nghi rộng hiện nay na được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Nguồn gốc bản địa chính xác của loại cây này chưa rõ do hiện nay nó được trồng khắp nơi nhưng các nhà thực vật học cho rằng nó là cây bản địa của các nước thuộc Trung và Nam Mĩ. Song trồng với quy mô lớn tập trung ở châu Á và chỉ phổ biến ở các nước nằm trong vĩ độ 20o Bắc - 30o Nam có khí hậu tương đối ẩm và khô nóng như: Thái Lan, Campuchia, Malaysia… và rất ít ở Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, na dai được trồng rộng rãi cả ngoài Bắc và trong Nam, còn na xiêm chỉ trồng trong Nam, ở miền Bắc chỉ mới trồng thí nghiệm. Ở nước ta nay có một số vùng trồng na khá tập trung có tiếng trong nước như: Na Chi Lăng ở Lạng Sơn, mãng cầu ta Bà Đen ở Tây Ninh, Ninh Thuận, Bà Rịa, Vũng Tàu, Na dai Huyền Sơn ở Lục Nam - Bắc Giang… Nê
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng