Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây men (mosla dianthera) huyện na...

Tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây men (mosla dianthera) huyện na rì tỉnh bắc kạn

.PDF
116
132
88

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỖ THỊ THỬ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY MEN (MOSLA DIANTHERA) TẠI HUYỆN NA RÌ TỈNH BẮC KẠN CHUYÊN NGÀNH: KHOAC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 60 62 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Trung Kiên Thái Nguyên, 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỖ THỊ THỬ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY MEN (MOSLA DIANTHERA) TẠI HUYỆN NA RÌ TỈNH BẮC KẠN CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ : 60 62 01 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN TRUNG KIÊN Thái Nguyên, năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn chỉnh luận văn này đều đã được tác giả cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Đỗ Thị Thử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp cao học tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Nhà trường, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè để hoàn thành Luận văn của mình. Kết quả Luận văn là sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới: - Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; - Các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành trong khóa học; - Lãnh đạo xã Lương Thành, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn; - Các em sinh viên ngành Khoa học cây trồng đã tham gia thực hiện, nghiên cứu cùng với tôi; - Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Trần Trung Kiên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các Thầy, Cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2013 Tác giả Đỗ Thị Thử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1 2. Mục đích của đề tài................................................................................. 4 3. Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 4 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................... 4 4.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................. 4 4.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 6 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................... 6 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ..................................................................... 7 1.3. Vai trò của cây men ............................................................................. 8 1.3.1. Vai trò của cây men trong khai thác và cải tạo đất dốc .................. 8 1.3.2. Vị trí cây men ở Việt Nam ............................................................ 8 1.4. Những nghiên cứu về cây men trên thế giới và ở Việt Nam ................. 9 1.4.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây men trên thế giới................ 9 1.4.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây men ở việt Nam ............... 13 1.4.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây men ở tỉnh Bắc Kạn ........ 19 1.5. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Lương Thành, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ....................................................................................... 23 1.5.1. Điều kiện tự nhiên của xã Lương Thành ..................................... 23 1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Lương Thành .......................... 24 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 27 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 27 2.1.1. Đối tượng ................................................................................... 27 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 27 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................... 27 2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 28 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm .................................................... 28 2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ......................................... 31 2.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 31 Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 32 3.1. Đặc điểm thời tiết và khí hậu năm 2012 đến tháng 8 năm 2013 ......... 32 3.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng và phát triển của cây men (Mosla dianthera) ....................................................................... 34 3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến thời gian sinh trưởng của cây men (Mosla dianthera) .......................................................................... 34 3.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của cây men (Mosla dianthera) ................................................ 36 3.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tốc độ ra lá của cây men rượu (Mosla dianthera) ......................................................................... 38 3.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến chiều cao cây, số lá, số cành, đường kính cây và năng suất của cây men ....................................................... 39 3.3. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng và phát triển của cây men (Mosla dianthera) ....................................................................... 43 3.3.1. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến thời gian sinh trưởng của cây men (Mosla dianthera) .......................................................................... 43 3.3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ........................................................................................................ 44 3.3.3. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến tốc độ ra lá của giống cây men (Mosla dianthera) .......................................................................... 46 3.3.4. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến chiều cao cây, số lá, số cành, đường kính và năng suất cây men................................................ 48 3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất Cây men (Mosla dianthera) ............................................................................. 51 3.4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây men .......................................................................................... 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 3.4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của cây men rượu (Mosla dianthera) ........................................ 52 3.4.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tốc độ tăng trưởng số lá của cây men (Mosla dianthera) ............................................................. 54 3.4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây, số lá, số cành, đường kính và năng suất của cây men ............................................................. 56 3.5. Kết quả xây dựng mô hình ................................................................. 58 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 64 1. Kết luận ................................................................................................ 64 2. Đề nghị ................................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BYT : Bộ y tế CT : Công thức INCN : Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế NSTT : Năng suất thực thu Nxb : Nhà xuất bản TB : Trung bình TGST : Thời gian sinh trưởng TT : Thứ tự Tr. : Trang WHO : Tổ chức y tế Thế giới XNK : Xuất nhập khẩu WWF : Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thời gian sinh trưởng của Cây men (Mosla dianthera) qua các thời vụ gieo trồng khác nhau ............................................................ 34 Bảng 3.2a: Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến số lá, số cành, đường kính tán của Cây men (Mosla dianthera)........................................... 40 Bảng 3.2b: Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chiều cao cây và năng suất của Cây men (Mosla dianthera) ................................................. 41 Bảng 3.3: Thời gian sinh trưởng của Cây men (Mosla dianthera) ở các khoảng cách gieo trồng khác nhau .................................................... 43 Bảng 3.4a: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến số lá, số cành, đường kính tán của Cây men (Mosla dianthera)........................................... 48 Bảng 3.4b: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến chiều cao cây và năng suất của Cây men (Mosla dianthera) ................................................. 49 Bảng 3.5: Thời gian sinh trưởng của Cây men (Mosla dianthera) ở các công thức phân bón khác nhau .......................................................... 51 Bảng 3.6a: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều cao cây, đường kính tán, số lá, số nhánh và năng suất Cây men (Mosla dianthera) ... 56 Bảng 3.6b: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều cao cây, đường kính tán, số lá, số nhánh và năng suất Cây men (Mosla dianthera) ......................................................................................... 57 Bảng 3.7: Kết quả mô hình cây men năm 2013 tại xã Lương Thành, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ............................................................... 59 Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế của cây men so với một số cây trồng khác (tính cho 1ha)...............................................................................................61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Diễn biến nhiệt độ (0C), ẩm độ (%) và lượng mưa (mm) qua năm 2012 và đến tháng 8 năm 2013, tỉnh Bắc Kạn ......... 33 Biểu đồ 3.2: Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của cây men (Mosla dianthera) ...................... 37 Biểu đồ 3.3: Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tốc độ ra lá của cây men (Mosla dianthera) ......................................................... 38 Biểu đồ 3.4: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây men................................................................. 46 Biểu đồ 3.5: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến tốc độ ra lá cây men ..... 47 Biểu đồ 3.6: Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của Cây men (Mosla dianthera) ............................... 53 Biểu đồ 3.7: Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ ra lá của cây men (Mosla dianthera) ................................................................. 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, với sự thay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình ở những vùng đất thấp phía nam đến các đặc điểm mang tính chất cận nhiệt đới ở các vùng núi cao phía bắc. Thêm vào đó, Việt Nam có nhiều dạng địa hình khác nhau tạo điều kiện cho sự đa dạng sinh vật và phong phú về tài nguyên. Với 54 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc lại có những đặc trưng riêng của từng vùng miền như: Tập quán, truyền thống và điều kiện tự nhiên… nên ở mỗi vùng cư trú, mỗi dân tộc, cộng đồng dân cư đều có tích luỹ cho riêng mình những kinh nghiệm quý báu về sử dụng thực vật để phục vụ các nhu cầu của cuộc sống. Cho tới nay, hầu hết các kinh nghiệm chỉ được lưu truyền và ứng dụng trong nội bộ mỗi cộng đồng. Hiện nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới thừa nhận rằng tri thức và kinh nghiệm sử dụng thực vật của các dân tộc là tài nguyên phi vật thể quý giá của mỗi quốc gia. Nhiều tri thức, kinh nghiệm có thể ứng dụng để sản xuất các sản phẩm mới góp phần phát triển kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thực vật. Tuy nhiên, do bị tác động của nhiều yếu tố, tri thức và kinh nghiệm sử dụng thực vật của dân tộc thiểu số hiện đang có nguy cơ bị mai một và quên lãng. Việc sử dụng các đồ uống có nguồn gốc từ cây cỏ có từ rất lâu đời, trong đó các đồ uống được lên men là phát triển và đa dạng nhất đồng thời chúng cũng mang nhiều nét đặc trưng truyền thống nhất cho mỗi cộng đồng người, mỗi vùng miền khác nhau. Đồ uống nổi bật và biết đến nhiều nhất là rượu, bất cứ nơi đâu, bất cứ cộng đồng người sinh sống ổn định nào cũng có những đồ uống được gọi là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 rượu. Rượu có thể được làm bằng nhiều cách khác nhau nhưng đều phải trải qua một công đoạn đó là lên men. Đây là quá trình diễn ra phức tạp, bao gồm các quá trình sinh hóa học có sự tác động của các vi sinh vật. Thông thường men được làm bằng cách cấy các loại nấm sợi (nấm men) lên giá thể, thường là bột gạo hay bột mỳ. Men có thể dùng ngay hoặc được lưu giữ dưới dạng bánh men để dùng lâu dài. Trong giá thể men, ngoài bột gạo hay bột mỳ thì thường được cho thêm một số loại cây cỏ khác. Các cây cỏ này có thể giúp cho quá trình len men của rượu tốt hơn, bảo quản men tốt hơn hoặc có thể tạo ra các mùi vị đặt trưng cho các loại rượu. Trên thế giới ngày nay, hình thức lên men rượu chưa có sách nào thống kê hết, vì nước nào cũng có công thức riêng để chế biến, nhưng tóm lại công thức đa phần từ thực vật, trong đó người ta có thể dùng hạt ngũ cốc, có nơi dùng trái cây chín ủ men và thậm chí nấm lên men từ hạt để tạo men trực tiếp. Đó chính là điều giải thích vì sao có sự đa dạng trong vị và mùi của rượu trên thế giới. Nước ta có nghề trồng lúa lâu đời, việc làm men rượu cũng từ đó mà phát triển. Từ xa xưa người Việt cổ đã từng biết cất nước dừa và nước gạo để làm rượu, có thể nói rằng đây chính là những bước đầu tiên trong quá trình nhen nhóm việc hình thành công thức làm men của dân tộc ta. Làm men rượu lá là một truyền thống của người dân Việt nói chung cũng như cộng đồng các dân tộc thiểu số nói riêng. Đây là sản vật, đồng thời là "bí quyết" lâu đời của người dân địa phương để làm ra đặc sản rượu men lá êm dịu, thơm nồng, là nét văn hoá riêng trong ẩm thực của các cộng đồng dân tộc. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc. Phía Đông giáp Lạng Sơn. Phía Tây giáp Tuyên Quang. Phía Nam giáp Thái Nguyên. Phía Bắc giáp Cao Bằng. Có tổng diện tích tự nhiên là 4.859,41 km2, bao gồm 7 huyện, 1 thị xã với 122 xã, phường, thị trấn. Dân số trung bình năm 2012 trên 296.500 người, với 7 dân tộc cùng chung sống gồm: Tày, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Nùng, Dao, Kinh, Mông, Hoa, Sán Chay, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 86%. Có địa hình đa dạng, phức tạp, chủ yếu là đồi và núi cao. Diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn vào loại lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc (95,3% diện tích). Tài nguyên rừng của tỉnh khá đa dạng, phong phú. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre, nứa còn nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm, có giá trị và được coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc. Hệ động vật của tỉnh Bắc Kạn có giá trị tự bảo tồn nguồn gen cao với nhiều loại đặc hữu và quý hiếm. Về thực vật, qua điều tra cho thấy tỉnh Bắc Kạn có 280 loài thực vật, trong đó có 300 loài gỗ, 300 loài cây thuốc, 52 loài đã đưa vào sách đỏ Việt Nam. Là tỉnh vùng cao, điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng ở Bắc Kạn phù hợp cho nhiều loài cây dược liệu quý sinh trưởng và phát triển, nơi đây đang lưu trữ một kho tàng tri thức bản địa trong việc thu hái, chế biến các loại cây làm men lá để sản xuất ra nhiều loại rượu men lá nổi tiếng như rượu ngô Ba Bể, rượu men lá Na Rì, rượu men lá Bằng Phúc - Chợ Đồn … Trong đó, huyện Na Rì là nơi sản xuất ra nhiều rượu men lá đặc sản. Rượu men lá được làm từ nhiều loại cây có trong tự nhiên, trong đó Cây men (Mosla dianthera) là thành phần chính tạo nên chất lượng men và rượu men lá. Việc thu hái cây men để làm nguyên liệu chủ yếu là thu hái từ tự nhiên vì vậy đã làm cho cây nguyên liệu này đã trở nên khan hiếm. Mặt khác, hiện nay một số người dân đã biết trồng cây men ở vườn, đồi gần nhà nhưng chủ yếu là gieo trồng tự nhiên nên năng suất và chất lượng chưa cao. Để phát triển rượu được làm từ men lá cung cấp cho thị trường, trở thành hàng hóa có giá trị cao nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng miền núi thì công việc tiên quyết là làm bánh men lá có chất lượng cao. Xuất phát từ thực tiễn trên nên chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây men (Mosla dianthera) tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 2. Mục đích của đề tài Xác định được thời vụ gieo trồng, khoảng cách trồng và công thức phân bón cây men thích hợp nhất, để trồng cây men thu được năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nguồn nguyên liệu sản xuất bánh men cho các hộ nấu rượu bằng men lá cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. 3. Mục tiêu của đề tài - Xác định được khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây men (Mosla dianthera) qua thời vụ gieo trồng khác nhau để xác định được thời vụ gieo trồng cây men thích hợp nhất; - Xác định được khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây men (Mosla dianthera) ở các khoảng cách trồng khác nhau để xác định được mật độ trồng cây men thích hợp nhất; - Xác định được khả năng sinh trưởng và năng suất của cây men (Mosla dianthera) ở các công thức phân bón khác nhau để xác định được công thức phân bón thích hợp nhất; - Xây dựng được mô hình trình diễn quy trình canh tác cây men, nhằm áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất. 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để gây trồng cây men ra diện rộng góp phần bảo tồn và phát triển cây men, nâng cao năng suất và chất lượng cây men; bảo vệ sự đa dạng sinh học của cây men ở Na rì - Bắc Kạn nói riêng và Việt Nam nói chung. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Lựa chọn thời vụ thích hợp nhất, khoảng cách trồng tốt nhất, lượng phân bón phù hợp nhất để gieo trồng cây men đạt năng suất, chất lượng cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 - Giúp mọi người có cái nhìn khách quan và chú ý quan tâm nhiều hơn nữa về các loài thực vật quý. Khuyến cáo đồng bào tận dụng quỹ đất ven đồi gây trồng và phát triển mạnh hơn nữa vùng trồng nguyên liệu làm bánh men nấu rượu men lá cung cấp cho thị trường, trở thành hàng hóa có giá trị cao nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng miền núi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Rượu là đồ uống có từ lâu đời. Trong cuộc sống, nếu biết sử dụng hợp lí rượu sẽ rất tốt cho sức khoẻ, và cần thiết trong giao tiếp. Rượu và các đồ uống có rượu chiếm một vị trí đáng kể trong công nghiệp thực phẩm. Chúng đa dạng tuỳ theo truyền thống và thị hiếu của người tiêu dùng mà các nhà sản xuất làm ra nhiều loại rượu mang tên khác nhau. Ở nước ta, nghề nấu rượu thủ công đã có từ ngàn xưa và được truyền từ đời này sang đời khác, thể hiện được nét văn hóa đặc trưng qua từng sản phẩm, đây là sản vật, đồng thời là "bí quyết" lâu đời của người dân địa phương để làm ra đặc sản rượu men lá êm dịu, thơm nồng, là nét văn hoá riêng trong ẩm thực của các cộng đồng dân tộc. Từ đó hình thành nên nhiều làng nghề chuyên sản xuất rượu ngon nổi tiếng như rượu làng Vân (Bắc Giang), rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn), rượu Sán Lùng (Lào Cai) ... Ở Bắc Kạn có: Rượu Ngô Ba Bể, rượu men lá Bằng Phúc - Chợ Đồn, rượu men lá Lương Thành - Na Rì, ... Bí quyết để tạo nên thương hiệu các loại rượu đó chính là nguyên liệu để tạo nên men rượu. Thông thường men được làm bằng cách cấy các loại nấm sợi (nấm men) lên giá thể, thường là bột gạo hay bột mỳ. Men có thể dùng ngay hoặc được lưu giữ dưới dạng bánh men để dùng lâu dài. trong giá thể men, ngoài bột gạo hay bột mỳ thì thường được cho thêm một số loại cây cỏ khác từ một số loại cây dại như: slam ship lạc, sáy dịp, nhả hom, men lá ... Các cây cỏ này, đặc biệt là cây men (Mosla dianthera) là thành phần chính tạo nên chất lượng men, có thể giúp cho quá trình len men của rượu tốt hơn, bảo quản men tốt hơn, đồng thời tạo ra các mùi vị đặt trưng cho các loại rượu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 Hiện nay, người dân đã biết trồng cây men ở vườn, đồi gần nhà nhưng chủ yếu là gieo trồng tự nhiên nên năng suất và chất lượng không cao. Để phát triển rượu được làm từ men lá cung cấp cho thị trường, trở thành hàng hóa có giá trị cao nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng miền núi thì công việc tiên quyết là làm bánh men lá có chất lượng cao. Vì vậy, việc nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây men (Mosla dianthera) nhằm xác định được thời vụ gieo trồng, mật độ trồng, công thức phân bón thích hợp giúp người dân mở rộng diện tích cây nguyên liệu đưa vào sản xuất là việc làm cần thiết. 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng đề án về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã, phát triển làng nghề giai đoạn 2007- 2010, 1010 - 2015 trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó đã đề ra mục tiêu phát triển làng nghề nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của các địa phương về ngành nghề nông thôn, thu hút và tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa nhiều “nhà” cùng tham gia phát triển ngành nghề nông thôn bền vững. Góp phần bảo tồn giá trị truyền thống, tạo ra bản sắc mới trong các sản phẩm theo hướng kết hợp giữa văn hóa truyền thống với văn hóa hiện đại. Rượu Bó Nặm của nhà máy chế biến rau quả nước giải khát thuộc Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn được chiết suất từ rượu ngô men lá của đồng bào Dao, ở một số thôn bản thuộc huyện Ba Bể. Để mở rộng sản xuất, Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn đã lắp đặt dây chuyền chiết suất rượu với công suất là 3.000 lít/ngày, với công suất này cần một lượng rượu thô khá lớn, nhưng hiện nay nguồn rượu thô cung cấp đầu vào cho dây chuyền chưa ổn định, chất lượng chưa được đồng đều. Do đó phát triển nghề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 nấu rượu ngô men lá, mở rộng sản xuất, tạo thành vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy là hết sức cần thiết. 1.3. Vai trò của cây men 1.3.1. Vai trò của cây men trong khai thác và cải tạo đất dốc Đất dốc chiếm một ví trí vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp với cây trồng nói chung và các cây men nói riêng. Với diện tích 33 triệu ha rừng ở nước ta, đất dốc chiếm 75% và 1/3 dân số đang sinh sống ở đây họ gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, thu nhập thấp. Nhà nước ta đã có chủ trương giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân. Việc bảo vệ đất chống sói mòn trong hệ thống canh tác Nông - Lâm - Cây dược liệu rất thích hợp với hộ kinh tế gia đình trên đất dốc, kể cả trong việc cải thiện kinh tế của đồng bào miền núi. Với đặc điểm về điều kiện khí hậu tự nhiên, đa dạng sinh học và phong phú về tập quán là những yếu tố cần thiết để phát triển cây men rượu trong nước. Cây men cũng là đối tượng quan trọng trong cơ cấu cây trồng của miền núi cao, nhất là các vùng có diện tích đất dốc lớn, cần khai thác có hiệu quả. Song song với nghiên cứu cơ bản, định hướng dài hạn cần có sự tham gia của các hộ nông dân trong nghiên cứu ứng dụng ngay trên mảnh đất của các hộ được giao để xây dựng các mô hình phát triển men, tạo nguồn nguyên liệu làm rượu men lá và mô hình cần được ứng dụng rộng rãi. 1.3.2. Vị trí cây men ở Việt Nam Cây men được coi là cây dược liệu quý ở Việt Nam vì thế nó có vị trí và vai trò khá quan trọng trong việc phát triển kinh tế của các hộ gia đình vùng miền núi phía Bắc. Ở rất nhiều nơi trên nước ta có truyền thống làm rượu men lá, các cây dùng làm men lá đang ngày càng cạn kiệt trước tình trạng thu hái của người dân. Hiện nay, rượu men lá được người tiêu dùng ưa thích nên người dân đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 trồng nhiều cây men lá để tiến hành thu hái và chế biến được thuận lợi. Ở Lạng Sơn, Hòa Bình, Bắc Kạn ... tiến hành trồng và nhân giống cây men rượu quý hiếm này. Ngoài ra, cây men còn liên quan đến phát triển ngành nghề nấu rượu men lá ở Việt Nam nói chung, ở các tỉnh trung du và miền Bắc nói riêng. 1.4. Những nghiên cứu về cây men trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây men trên thế giới Thảo dược thiên nhiên hiện đang không ngừng được nghiên cứu cải tiến bằng công nghệ chế biến dược phẩm hiện đại làm gia tăng hiệu quả chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ cho con người. Hàng loạt những chiết xuất từ thảo dược đang làm thay đổi tư duy và bộ mặt của ngành dược học và chăm sóc sức khoẻ. Khuynh hướng phát triển sản phẩm dược hiện nay là sự giao thoa hai chiều giữa khoa học kỹ thuật của phương Tây và kinh nghiệm và những nguyên lý kinh dịch phương Đông trong dược học và kiến thức về sức khoẻ. Tỷ trọng các sản phẩm Đông dược tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam càng ngày càng chiếm tỷ trọng cân bằng hoặc cao hơn sản phẩm dược xuất xứ từ các nước phương Tây. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá, 80% dân số trên thế giới dựa vào nền y học cổ truyền để đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu, trong đó chủ yếu là thuốc từ cây cỏ (WHO, IUCN & WWF, 1992). Thực tế cho thấy vấn đền này cũng ngày càng phổ biến ở cả các nước phát triển, nhất là trong 20 năm gần đây. Việc trở về với tự nhiên hay sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về sản phẩm tự nhiên (Green consumerism) dẫn đến chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn hiệu lực được cải tiến. Sự tín nhiệm của sản phẩm từ thảo dược ngày càng được nâng cao, có thể tăng sức lực và sự ưa thích trong các nước đang phát triển (Vasisht, K, 2004). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 Thực phẩm lên men truyền thống có thể được xem là một nét văn hóa đặc trưng cho một đất nước, một dân tộc. Chúng được tạo ra nhờ vào sự tìm tòi, sáng tạo của mỗi một dân tộc trên con đường phát triển mà tạo ra các sản phẩm riêng biệt. Những sản phẩm đồ uống truyền thống đó còn chứa đựng trong nó những thông điệp, tín ngưỡng và niềm tin của con người. Rượu là một trong những sản phẩm đó. Để có được rượu phải qua rất nhiều công đoạn: Nấu chín nguyên liệu - làm nguội - lên men và chưng cất. Trong đó quá trình lên men là quan trọng nhất, quá trình này diễn ra rất phức tạp, bao gồm các quá trình sinh hóa học và các quá trình vi sinh vật. Khởi đầu cho các quá trình này là việc con người trộn bánh men/men với nguyên liệu đã qua xử lý. Xét về mặt khoa học thì men là một kết quả tái tạo môi trường nuôi dưỡng giúp cho nấm Saccharomyces Oryzaze được cấy gia phẩm. Nó được tác động bởi một loại Enzym qua chu trình lên men của vi sinh vật Oryzae Sach vào quá trình chuyển hoá đường sẵn có trong hầu hết các lương thực. Có đa phần tinh bột, các loại xác trái cây, củ quả giúp chúng biến thành rượu, mà trong đó thành phần cồn chỉ đơn thuần là một Mesthanol chiếm chủ yếu. Trên thế giới từ rất lâu người ta đã biết sử dụng Hoa bia (tên khoa học Humulus) thường được sử dụng để tạo vị đắng cho bia kể từ thế kỷ 17. Hoa bia chứa một số tính chất rất phù hợp cho bia. Cây hoa bia được nông dân trồng trên khắp thế giới với nhiều giống khác nhau, nhưng nó chỉ được sử dụng trong sản xuất bia là chủ yếu. Hoa bia có các hiệu ứng kháng sinh giúp cho hoạt động của men bia tốt hơn trước các loại vi sinh vật không mong muốn. Việc sử dụng hoa bia giúp cho việc duy trì thời gian giữ bọt lâu hơn (tạo ra bởi các chất cacbonat hóa bia). Hiện nay Whisky Scotland được sản xuất với số lượng nhiều và có thể nói là lâu đời nhất. Phần cất từ mạch nha là nền tảng của Malt-Whisky từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan