Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng quýt ...

Tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng quýt tại xã quang thuận, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn

.PDF
86
148
52

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––– ĐẶNG THỊ HUYỀN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG QUÝT TẠI XÃ QUANG THUẬN HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên – 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––– ĐẶNG THỊ HUYỀN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG QUÝT TẠI XÃ QUANG THUẬN HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ NGÀNH: 60.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thanh Vân Thái Nguyên – 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Đặng Thị Huyền ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đào Thanh Vân đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên; Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, phòng nông nghiệp, Trạm khí tượng- thủy văn, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Các hộ gia đình mà tôi thực hiện nghiên cứu đề tài tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. Tác giả Đặng Thị Huyền iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 3 3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 3 4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3 4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài.......................................................... 4 1.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu ................................................................... 5 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới. ........................... 5 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt tại Việt Nam. ........................ 12 1.2.3. Những nghiên cứu cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng cam quýt trên thế giới ....................................................................................................... 8 1.2.4. Những nghiên cứu cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng cam quýt tại Việt Nam .................................................................................................... 16 1.5. Kết luận phân tích tổng quan ................................................................... 23 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU24 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 24 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 24 2.1.3. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 24 iv 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25 2.3.1. Thí nghiệm 1 - Nghiên cứu ảnh hưởng của phun phân bón lá đến năng suất và chất lượng quýt tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn .................................................................................................................. 25 2.3.2. Thí nghiệm 2 - Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp bọc quả đến năng suất và chất lượng quả quýt Bắc Kạn. .................................................... 26 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................. 28 2.4.1. Chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 1 (phun phân bón lá) ............................... 28 2.4.2. Chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 2 (Bọc quả) .............................................. 30 2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 32 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 33 3.1. Đánh giá hiện trạng sản xuất Quýt tại tỉnh Bắc Kạn .............................. 33 3.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt tại Bắc Kạn ................................. 33 3.1.2. Các vấn đề nghiên cứu cây cam, quýt tại Bắc Kạn ............................... 34 3.1.3. Điều kiện trồng trọt cây quýt tại tỉnh Bắc Kạn .................................... 35 3.1.4. Tình hình sử dụng phân bón và bọc quả cho cây quýt tại tỉnh Bắc Kạn37 3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến năng suất, chất lượng giống quýt Quang Thuận, Bạch Thông, Bắc Kạn ................ 38 3.2.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến động thái tăng trưởng đường kính quả, một số chỉ tiêu về thành phần cơ giới quả ........................... 38 3.2.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái rụng quả của cây quýt Quang Thuận ........................................................................................... 41 3.2.3. Ảnh hưởng của việc phun phân bón lá đến tình hình sâu, bệnh hại chính trên cây quýt Quang Thuận, Bạch Thông, Bắc Kạn ....................................... 43 3.2.4. Ảnh hưởng của việc phun phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây quýt Bắc Kạn .............................................................................. 44 v 3.2.6. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình trạng vỏ quả, mẫu mã quả quýt Quang Thuận, Bạch Thông, Bắc Kạn ............................................................. 46 3.2.5. Ảnh hưởng của việc phun phân bón lá đến chất lượng quả quýt Bắc Kạn .................................................................................................................. 47 3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của túi bọc quả đến năng suất, chất lượng quýt Quang Thuận, Bạch Thông, Bắc Kạn ..................................................... 50 3.3.1. Ảnh hưởng của các loại túi bọc quả đến động thái tăng trưởng đường kính quả, một số chỉ tiêu về thành phần cơ giới quả....................................... 50 3.2.2. Ảnh hưởng của các loại túi bọc quả đến động thái rụng quả của cây quýt Quang Thuận ........................................................................................... 51 3.3.3. Ảnh hưởng của việc bọc quả đến tình hình sâu, bệnh hại chính trên quả quýt Bắc Kạn ................................................................................................... 53 3.3.4. Ảnh hưởng của việc bọc quả đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây quýt Quang Thuận, Bạch Thông, Bắc Kạn .............................................. 54 3.3.6. Ảnh hưởng của bọc quả đến tình trạng vỏ quả, mẫu mã quả quýt Quang Thuận, Bạch Thông, Bắc Kạn ......................................................................... 56 3.3.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng túi bọc quả trên cây quýt Bắc Kạn ........................................................................................................... 57 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 59 1. Kết luận ....................................................................................................... 59 2. Đề nghị ........................................................................................................ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới ........................................ 5 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cây có múi ở một số nước vùng châu Á ............ 8 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam....................................... 14 Bảng1.4. Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2013 ........................ 15 Bảng 1.5 : Lượng phân bón cho bưởi ............................................................ 17 Bảng 3.1: Ảnh hưởng của việc phun phân bón lá đến đường kính, chiều cao và khối lượng quả quýt Quang Thuận, Bạch Thông, Bắc Kạn. ...................... 39 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của việc phun phân bón lá đến một số chỉ tiêu về tỷ lệ phần ăn được, số hạt/quả, số quả bị nứt/cây của Quýt Quang Thuận, Bạch Thông, Bắc Kạn............................................................................................... 40 Bảng 3.3: Ảnh hưởng của việc phun phân bón lá đến động thái rụng quả qua các tháng của cây quýt Quang Thuận ............................................................. 42 Bảng 3.4: Kết quả theo dõi ảnh hưởng của phun phân bón lá đến động thái rụng quả của cây quýt Quang Thuận .............................................................. 42 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của việc phun phân bón lá Mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên cây quýt Bắc Kạn khi sử dụng phân bón lá ............................................. 43 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của việc phun phân bón lá đến các yếu tố ................... 44 cấu thành năng suất của quýt Bắc Kạn ........................................................... 44 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của việc phun phân bón lá đến .................................... 47 chất lượng quả quýt Bắc Kạn .......................................................................... 47 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của việc phun phân bón lá đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất quýt Quang Thuận, Bạch Thông, Bắc Kạn. ...................................... 49 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của các biện pháp bọc quả đến một số chỉ tiêu của cây quýt Quang Thuận, Bạch Thông, Bắc Kạn. .................................................... 50 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của biện pháp bọc quả đến động thái rụng quả qua các tháng của cây quýt Bắc Kạn ............................................................................ 52 vii Bảng 3.11: Kết quả theo dõi ảnh hưởng của biện pháp bọc quả đến động thái rụng quả của cây quýt Bắc Kạn ..................................................................... 52 Bảng 3.12. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên cây quýt khi.............................. 53 sử dụng túi bọc quả ......................................................................................... 53 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của việc bọc quả đến các yếu tố cấu ......................... 54 thành năng suất của quýt Bắc Kạn .................................................................. 54 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của biện pháp bọc quả đến chất lượng ...................... 56 quả quýt Bắc Kạn ............................................................................................ 56 Bảng 3.15: Ảnh hưởng của việc bọc quả đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất quýt Bắc Kạn ................................................................................................... 57 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ số quả trên cây của các công thức sử dụng phân bón lá Hình 3.2. Biểu đồ năng suất của các công thức sử dụng phân bón lá Hình 3.3. Biểu đồ hạch toán kinh tế của các công thức sử dụng phân bón lá Hình 3.4. Biểu đồ số quả trên cây của các công thức bọc quả Hình 3.5. Biểu đồ khối lượng quả trên cây của các công thức bọc quả Hình 3.6. Biểu đồ năng suất của các công thức bọc quả Hình 3.7. Biểu đồ lãi thuần của các công thức bọc quả 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cam quýt (Citrus reticulata) là một trong những loại cây ăn quả quan trọng chiếm sản lượng lớn trên thị trường thế giới, phân bố rộng từ 350 Bắc 400 Nam, nhiệt độ cây có thể sinh trưởng là 12-390C, dễ trồng, đầu tư ban đầu ít, tiện lợi trong việc cất giữ, vận chuyển có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nên ngày nay cam quýt nói riêng và sản lượng cây ăn quả có múi núi chung đang tiếp tục phát triển và dẫn đầu các loại quả [18]. Theo số liệu thống kê của FAO (Food and Agricultural organization, tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc), năm 2010, tổng sản lượng quả của thế giới đạt trên 645 triệu tấn trong đó quả mọng chiếm 98% và quả vỏ cứng chiếm 2%, trong đó có 5 nước có sản lượng quả đứng đầu thế giới là: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Baraxin, Italia. trong các loại quả thì quả có múi bao gồm: cam, chanh, quýt, bưởi … chiếm sản lượng tới 22,5% tổng sản lượng các loại quả trên thế giới. Ở nước ta hiện nay cam quýt cũng có thể trồng được khắp nơi trong cả nước, với những ưu thế riêng biệt về tiểu vùng khí hậu, đất đai, kỹ thuật chăm sóc.. nhiều vùng có thể trồng được các giống cam quýt thơm ngon mang nét riêng biệt và tên của sản phẩm còn được gắn theo tên địa phương như cam Vinh (Nghệ An), cam sành Bắc Quang (Hà giang), cam sành Bố Hạ (Bắc Giang), cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), cam sành đồng bằng sông Cửu Long, Cam Quýt Bắc Kạn…các loại quả này không chỉ được tiêu thụ mạnh trong nước mà còn là hàng hoá xuất khẩu giúp nhiều bà con nông dân vươn lên xoá đói giảm nghèo[18]. Cây quýt có tên khoa học là Citrus reticulata thuộc họ Cam, Quýt (Rutaceae) có nguồn gốc ở vùng Nam Á, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Quýt Bắc Kạn là tên gọi một giống quýt quý gắn liền với ba huyện Bạch Thông, Chợ Đồn và Ba Bể. Theo tiếng dân tộc Tày quả quýt còn được gọi là Mác nghè, còn theo tiếng dân tộc Mán quả quýt được gọi là Mác pẻn. 2 Là một cây trồng bản địa quen thuộc đã được trồng trên 150 năm, trước đây chỉ được trồng trong vườn tạp, với diện tích nhỏ lẻ manh mún dùng để ăn (theo thống kê năm 1998 diện tích quýt mới chỉ có khoảng 7ha), song với đặc điểm quả tròn dẹt, khi chín quả có màu vàng tươi, múi to đều, mọng nước, có vị ngọt chua dịu và mùi thơm đặc trưng lên cam quýt Bắc Kạn ngày càng thuyết phục được thị hiếu của người tiêu dùng, sản phẩm thu hoạch có đến đâu bán hết đến đấy, diện tích trồng quýt ngày càng được người dân mở rộng phát triển; nhận thấy triển vọng và lợi ích từ việc trồng cam quýt đem lại cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh, ngày 11/11/2009 UBND tỉnh Bắc Kạn ra quyết định số 3483/QĐ -UBND phê duyệt dự án quy hoạch cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2008 - 2015, tầm nhìn 2020 trong đó đề cặp về quýt Bắc Kạn thực hiện việc phục tráng, nhân giống và hướng dẫn kỹ thuật từ mô hình đến trồng đại trà, tập trung tại 3 huyện Bạch Thông, Chợ Đồn và Ba Bể. Diện tích cả tỉnh từ 7ha năm 1998 đến năm 2012 đã đạt 1200 ha, năm 2013 diện tích trồng đạt 1.841ha, năm 2014 tăng lên là 2.159 ha và đến năm 2015 là 2.439 ha [6]. trong đó tập trung nhiều nhất trồng tại huyện Bạch Thông; và đã được công nhận chỉ dẫn địa lý với văn bằng 0003 cấp ngày 14 tháng 11 năm 2012 [1]. Hiện nay cam quýt đang được coi là cây trồng thế mạnh từng bước giúp bà con nông dân vươn lên xoá đói giảm nghèo, nhiều hộ đã thoát nghèo và làm giàu lên từ trồng cam quýt….Tuy nhiên sản xuất cam quýt hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chủ yếu theo kinh nghiệm truyền lại với hình thức bán thâm canh, việc cung cấp dinh dưỡng còn hạn chế, chỉ bón phân tổng hợp NPK , số hộ dùng phân bón lá cho cây trong cả giai đoạn phát triển quả còn ít, việc bọc quả trong quá trình chăm sóc cam quýt chưa được bà con áp dụng là nguyên nhân làm cây yếu, quả bị rụng nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh gây hại phát sinh, phát triển, dẫn đến năng suất quả thấp, chất lượng chưa đồng đều, nhiều diện tích thoái hoá già cỗi phải chặt bỏ không trồng lại được gây hạn chế việc mở rộng diện tích trồng cây đặc sản cho bà con nông dân; xuất phát từ thực 3 tiễn sản xuất cam quýt tại địa phương đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng Quýt tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn ” có cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Xác định được vật liệu túi bọc quả và thời điểm bọc quả đến khả năng phòng chống sâu bệnh hại quả và nâng cao mẫu mã, chất lượng quả. - Xác định được loại phân bón lá thích hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, quýt Bắc Kạn. 3. Yêu cầu của đề tài - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá và bọc quả đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất giống quýt đặc sản của Bắc Kạn 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của phân bón qua lá và bọc quả đến sự sinh trưởng phát triển, tỷ lệ rụng, mẫu mã, chất lượng quả đối với quýt Bắc Kạn. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu trên cây cam ở nước ta. Là cơ sở khuyến cáo các biện pháp kỹ thuật hiệu quả áp dụng trong thực tế sản xuất cho người dân. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp cho công tác xây dựng định hướng, quy hoạch, quản lý, chỉ đạo sản xuất quýt đạt hiệu quả hơn trong điều kiện đặc thù của địa phương cũng như các vùng có có điều kiện tương tự. - Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất quýt ở Bắc Kạn sẽ góp phần nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. 4 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài 1.1.1. Đặc điểm nông sinh học Cam quýt là loại cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng, ra hoa kết quả chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố nội tại (di truyền), kỹ thuật canh tác và các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, đất đai, khí hậu,... Tùy vào tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng trọt, trong chu kỳ sống một năm, cây quýt thường ra 3 - 4 đợt lộc (lộc Xuân, Hè, Thu và Đông). Quá trình ra lộc ở cây quýt có liên quan khá nhiều đến hiện tượng ra quả cách năm và khả năng điều chỉnh cân đối giữa bộ phận dưới mặt đất và bộ phận trên mặt đất, quá trình ra lộc năm nay sẽ là tiền đề cho sự ra hoa kết quả của năm sau. Nếu có các biện pháp kỹ thuật hợp lý để điều khiển quá trình ra lộc sẽ hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn hiện tượng ra quả cách năm, bồi dưỡng cành mẹ của cành quả năm sau, điều chỉnh cân đối giữa các bộ phận dưới và trên mặt đất, hạn chế sâu bệnh hại, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của cam quýt. Từ cơ sở khoa học này, việc nghiên cứu quá trình ra lộc, mối liên hệ của các đợt lộc trong năm nhằm có thêm các thông tin cơ bản tạo tiền đề của các biện pháp kỹ thuật là cần thiết. 1.1.2. Sử dụng phân bón lá cho cây cam quýt Đối với việc sử dụng phân bón lá cho cây cam quýt: Cây trồng hấp thu dinh dưỡng nuôi cây phần lớn qua bộ rễ, tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng trong đất là không đủ, đặc biệt là các yếu tố vi lượng. Chính vì thế, việc phun phân bón lá nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây là rất cần thiết. Nghiên cứu cải tiến các phương pháp phun bón phân cho cây trồng đã được thực hiện nhiều năm trên nhiều loại cây trồng. Phân bón qua lá cung cấp nhanh, kịp thời các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng sinh 5 dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây, đặc biệt là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, cần tập trung dinh dưỡng để tạo hoa, nuôi quả hạn chế hiện tượng rụng quả non và nứt quả. 1.1.3. Sử dụng túi bọc quả Bọc quả là biện pháp kỹ thuật hiện đại tiên tiến được nhiều nước trên thế giới ứng dụng từ rất lâu. Tại Việt Nam bọc quả ngày càng đước sử dụng nhiều, được nhiều nông dân có kinh nghiệm đánh giá hiệu quả phòng ngừa sâu rầy đục quả rất hiệu quả, mẫu mã quả thu hoạch màu sắc bắt mắt đồng đều, bảo vệ quả trước sự tấn công của nhiều loại sâu bệnh trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Ngoài ra, còn có tác dụng làm cho quả có màu sắc đẹp hơn, dễ xuất khẩu. Hơn nữa việc dùng túi bọc quả giúp hạn chế đến mức tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, quả sạch nhằm đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe nhiều nước trên thế giới. 1.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu 1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cam quýt trên thế giới. * Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới Cam quýt là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, dễ trồng chăm sóc, có khả năng phân bố rộng nên hiện nay loại cây trồng này đã được phân bố phát triển rộng khắp trên toàn thế giới. Theo thống kê của FAO, năm 2000 tổng sản lượng cam quýt trên thế giới là 85 triệu tấn và phần tiêu thụ khoảng 79,3 triệu tấn, tăng trưởng hàng năm 2,85%. Tiêu thụ sẽ tăng lên ở các nước đang phát triển và giảm ở các nước phát triển. Cam là thứ quả tiêu thụ nhiều nhất chiếm 73% quả có múi, tập trung ở các nước có khí hậu á nhiệt đới ở các vĩ độ cao hơn 20-220 nam và bắc bán cầu, giới hạn phân bố từ 35 vĩ độ nam và bắc bán cầu, có khi lên tới 40 vĩ độ nam và bắc bán cầu. Dự báo trong những năm của thập kỷ 2000 mức tiêu thụ quả có múi của thị trường thế giới tăng khoảng 20 triệu tấn. 6 Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới Chỉ tiêu Các châu lục trên thế giới Năm Châu Phi Châu Mỹ Châu Á Châu Âu Châu Đại Thế giới Dương 2009 1.546.216,0 314.523,0 20.247,0 4.003.436,5 2010 393.856,0 1.738.244,6 1.656.757,9 313.871,0 22.189,0 4.124.898,5 2011 413.844,7 1.737.114,6 1.518.617,4 310.537,0 23.189,0 4.003.302,7 436.391,7 1.632.567,2 1.579.128,6 290.026,0 23.262,0 3.961.375,5 2013 440.254,0 1.608.333,5 1.712.865,3 294.317,0 24.212,0 4.079.981,8 2009 176,1 199,2 130,1 195,1 177,8 169,8 2010 181,0 196,2 127,9 211,1 181,9 168,4 2011 188,4 209,4 133,9 207,2 130,5 178,0 2012 188,8 210,5 127,0 198,3 173,0 173,7 2013 189,8 212,0 130,8 209,5 170,7 175,1 2009 6.812.736,0 34.568.868,8 20.117.483,6 6.136.227,0 360.027,0 67.995.342,4 2010 7.127.299,0 34.110.590,5 21.193.782,1 6.626.606,0 403.520,0 69.461.797,6 2011 7.795.312,9 36.371.225,4 20.337.422,1 6.434.558,8 302.699,0 71.241.218,3 2012 8.241.010,9 34.370.757,1 20.053.109,8 5.750.268,3 402.329,0 68.817.475,2 2013 tích 1.735.627,6 2012 Diện 386.823,0 8.355.878,0 34.101.154,2 22.408.504,6 6.166.545,0 413.271,0 71.445.352,8 (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Nguồn: FAOSTAT 2013[23] - Qua bảng số liệu cho thấy tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới trong những năm gần đây có xu hướng tăng cả diện tích, năng suất và sản lượng; 7 Năm 2009 diện tích cam quýt của toàn thế giới là 4.003.436,5 ha, năng suất trung bình đạt 169,8 tạ/ha, sản lượng đạt 67.995.342,4 tấn. Đến năm 2013, các chỉ tiêu đều tăng và đạt: diện tích là 4.079.981,8 ha, năng suất tăng đạt 175,1 tạ/ha và sản lượng là 71.445.352,8 tấn. So sánh về diện tích của 5 châu lục năm 2013 có thể sếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau: Châu Á (1.712.865,3 ha) > châu Mỹ (1.608.333,5 ha) > châu Phi (440.254,0 ha) > châu Âu (294.317,0 ha) > châu Đại Dương 24.212 ha. So sánh về năng suất của 5 châu lục năm 2013 có thể sếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau: Châu Mỹ (205,5 tạ/ha) > châu Âu (204,2 tạ/ha) > châu Phi (184,8 tạ/ha) > châu Đại Dương (166,8 tạ/ha) >châu Á (130 tạ/ ha) - Vùng châu Mỹ: các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mêxico, CuBa, Costarica, Braxin, Achentina... tuy vùng cam, quýt châu Mỹ được hình thành muộn hơn so với vùng khác, song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do nhu cầu đòi hỏi của nền công nghiệp Hoa Kỳ đã thúc đẩy ngành cam quýt ở đây phát triển rất mạnh. Về năng suất được ổn định từ năm 2009 đến năm 2013 năng suất trung bình đạt trong khoảng 199,2 tạ/ha đến 212 tạ/ha. Nhìn chung năng suất cam quýt tại châu mỹ có chiều hướng biến động theo chiều hướng phát triển tăng dần qua các năm. Vùng lãnh thổ châu Á sản xuất cam, quýt gồm các nước (Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêia, Philippin, Thái Lan…) đây là vùng có diện tích lớn nhất so với các châu lục khác trên thế giới (năm 2013 có tổng diện tích là 1.712.865,3ha), tuy nhiên năng suất bình quân qua các năm lại thấp nhất so với các châu lục khác trên thế giới, năng suất bình quân từ năm 2009 đến năm 2013 chỉ đạt khoảng từ 127 tạ/ha đến 130,8tạ/ha. - Vùng châu Á được khẳng định là quê hương của cam quýt, hầu hết các nước châu Á đều sản xuất cam quýt. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của FAO về tình hình sản xuất cam quýt ở một số nước châu Á năm 2013 như sau: 8 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cây có múi ở một số nước vùng châu Á 2009 Vùng Lãnh thổ Diện tích (ha) Trung 2011 Năng sản lượng suất (tạ/ha) Diện sản tích (ha) lượng 2013 Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng sản lượng suất (tạ/ha) 398. 368 4.864.956 122 545.904 6.867.029 126 576.000 7.469.840 130 634.400 5.201.350 82 481.000 4.571.000 95 563.330 6.426.200 114 Pakistan 139.958 1.492.400 107 136.150 1.387.540 102 136.800 1.505.000 110 120.000 2.000.000 167 61.228 1.412.270 231 69.243 1.192.266 172 44.650 1.689.921 378 43.160 1.730.146 401 54.759 1.781.258 325 21.550 395.880 184 22.000 425.000 193 22.000 460.000 209 Việt Nam 64.500 693.500 108 43.701 531.334,20 122 43.383,30 531.958 123 Nhật Bản 62.000 146 4.124 54.063 131 3.818 47.637 125 354 51.688 1.818.949 352 45.000 1.411.215 314 Quốc Ấn Độ Iran Thổ Nhĩ Kỳ Thái Lan 4.250 Indonesia 60.190 2.131.768 Nguồn: FAO STAT/FAO Statistics 2013.[23] Như vậy theo số liệu thống kê mới nhất của FAO năm 2013 cho thấy nước trồng cây có múi có diện tích lớn nhất là Trung Quốc có 576.000ha, sản lượng 7.469.840 tấn, đạt bình quân 130tạ/ha => Đứng thứ 2 là Ấn Độ chiếm 563.330ha, sản lượng 6.426.200 tấn, đạt bình quân 114tạ/ha; trong đó năng suất bình quân cao nhất hiện nay là Thổ Nhĩ Kỳ đạt 352tạ/ha. * Những nghiên cứu cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng cam quýt trên thế giới - Về dinh dưỡng khoáng và sử dụng phân bón lá cho cây cam quýt. Cây trồng hấp thu dinh dưỡng nuôi cây phần lớn qua bộ rễ, tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng trong đất là không đủ, đặc biệt là các yếu tố vi lượng. Chính vì thế, việc phun phân bón lá nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây là rất cần thiết. 9 Nghiên cứu cải tiến các phương pháp phun phân bón cho cây trồng đã được thực hiện nhiều năm trên nhiều loại cây trồng. Phân bón qua lá cung cấp nhanh, kịp thời các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây, nhất là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, cần tập trung dinh dưỡng để tạo hoa, nuôi quả. Phân bón lá thực chất là các chế phẩm mà trong đó chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng dạng đa lượng, trung lượng và vi lượng. Mỗi chất có vai trò khác nhau đối với cây nhưng nếu thiếu cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, năng suất, chất lượng nông sản giảm rõ rệt. Bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng lá dựa trên 4 nguyên tắc: Chức năng của lá, quy luật bù hoãn giảm dần, chức năng của các nguyên tố dinh dưỡng và sự đối kháng ion. Từ 4 nguyên tắc này Emblenton and Reuther (1973) [21] đã xây dựng được tiêu chuẩn về thành phần dinh dưỡng lá gồm 5 cấp: Thiếu, thấp, tối thích, cao và thừa. Dựa vào thang tiêu chuẩn này người ta thường xuyên phân tích lá để biết được có cần hay không cần phải bón phân. Căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng đất, thông qua phân tích và đối chiếu với nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng độ tuổi, từng giai đoạn sinh trưởng người ta có thể định ra được chế độ bón phân phù hợp. Từ kết quả nghiên cứu, Trạm thí nghiệm cam quýt Gainsville, Florida đề nghị tỷ lệ bón phân N:P2O5:K2O; MgO:MnO:CuO là 1:1:1; 0,5:0,125:0,063. Tỷ lệ này tương đương với công thức 8:8:8:4:1:0,5. Tuỳ tuổi cây, từ năm thứ nhất đến năm thứ 6 bón mỗi cây số lượng phân bón hỗn hợp theo công thức trên từ 0,5 - 5,0 kg/năm (Turcker et al.,1995) [28]. Theo Trung tâm kỹ thuật thực phẩm và phân bón (FFTC), Đài Loan (2005) [15], từ năm thứ nhất đến năm thứ 5 lượng phân bón tính theo tuổi cây là như nhau đối với 3 nguyên tố N, P2O5 và K2O từ 50 g/cây năm thứ nhất tăng dần đến 140 g/cây năm thứ 5. Khi cây đã cho thu hoạch, lượng phân bón theo năng suất thu được. Đó cũng là một căn 10 cứ tương đối chính xác. Người ta tính được rằng nếu năng suất 50 tấn/ha sẽ lấy đi một khoảng dinh dưỡng 74,5 kg N/ha, 27,5 kg P2O5/ha và 123,5 kg K2O/ha, do vậy khi bón phân cần bón đủ lượng dinh dưỡng trên cộng với số lượng cần để tạo chồi mới, lá mới và số lượng mất đi do rửa trôi. Một nghiên cứu khác cho biết cứ thu 40 kg quả thì phải bón trả lại cho đất 180 kgN, 135 kg P2O5, 160 kg K2O và 90 kg MgO. Theo Sam son (1986) [26], bón phân cho cây non, cây chưa ra quả khác với bón phân cho cây trưởng thành, cây cho quả. Công thức chung hợp lý để bón phân là N:P2O5:K2O = 8:2:8 với lượng bình quân là 0,75 kg/cây trong năm đầu tiên và tăng dần cho đến 3,15 kg/cây khi cây được 10 năm tuổi. - Về bao quả. Bao quả là một biện pháp kỹ thuật được áp dụng phổ biến đối với tất cả các loại cây ăn quả, là một giải pháp kỹ thuật trong hệ thống phòng trừ sâu, bệnh tổng hợp IPM, ngăn ngừa sâu bệnh tấn công, hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và làm đẹp mã quả. Người ta khuyến cáo rằng: Trước khi bao quả phải tỉa bỏ quả nhỏ, kém phát triển bên cạnh, những cành lá cản trở quanh cuống quả, phun thuốc trừ sâu, nấm bệnh trên quả sau một ngày mới tiến hành bao quả. Khi bao quả phải buộc chặt miệng bao. Thường bao quả vào thời điển sau khi quả rụng sinh lý, khoảng 45- 50 ngày sau khi đậu quả và nên tháo túi trước khi thu khoảng 15 20 ngày để cho quả lên mã trở lại trạng thái tự nhiên. Tuy nhiên, hiệu quả của việc bao quả phụ thuộc vào từng loại quả, thời điểm bao và vật liệu bao, đặc biệt là thời điểm bao vì liên quan đến sự phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại, sự sinh trưởng và phát triển của quả. Bao sớm quả còn non có thể làm rụng quả và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của quả, ngược lại bao muộn thì sâu bệnh đã đẻ trứng hoặc nhiễm vào quả sẽ không có tác dụng, do vậy việc bao quả phải căn cứ vào điều kiện sinh thái khí hậu cụ thể của từng địa phương để xác định thời điểm bao quả thích hợp. Qua các kết quả nghiên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan