Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA PHÂN BỐ DÂN CƯ VỚI MẠNG LƯỚI TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở NỘ...

Tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA PHÂN BỐ DÂN CƯ VỚI MẠNG LƯỚI TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

.PDF
201
51623
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đinh Thị Thùy Dung NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA PHÂN BỐ DÂN CƯ VỚI MẠNG LƯỚI TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đinh Thị Thùy Dung NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA PHÂN BỐ DÂN CƯ VỚI MẠNG LƯỚI TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Kim Hồng Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. TP.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 2 năm 2014 Tác giả luận văn ĐINH THỊ THÙY DUNG 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn này ngoài những nổ lực hết mình của cá nhân, sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:  PGS.TS Nguyễn Kim Hồng – người đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài. Nhờ sự chỉ bảo của Thầy, tôi đã sưu tầm và đọc thêm được nhiều tài liệu quý báu; đồng thời tôi còn được nâng cao hơn những kiến thức đã học ở Đại học và Sau đại học. Thầy đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy.  Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn các tác giả sách tham khảo, bài báo, báo cáo tham luận,… đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quý báu.  Cuối cùng, tôi cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, mà cụ thể là phòng Sau Đại học đã tạo điều kiện và môi trường học tập rất tốt cho tôi. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên nội dung của đề tài còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, tôi rất mong được nghe những ý kiến đóng góp của Thầy Cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Kính lời Tác giả luận văn Đinh Thị Thùy Dung 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 2 MỤC LỤC .............................................................................................................. 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. 6 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7 1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................... 7 2. Mục đích – nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 8 3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 9 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................................ 9 5. Quan điểm nghiên cứu .......................................................................................... 11 6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 13 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu......................................... 15 8. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................... 15 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỐI TƯƠNG QUAN PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ MẠNG LƯỚI TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ ...................................................................................................................... 17 1.1. Khái niệm và các vấn đề liên quan đến dân số, dân cư và phân bố dân cư .. 17 1.1.1. Các khái niệm ................................................................................................. 17 1.1.2. Đặc điểm dân cư ............................................................................................. 20 1.1.3. Gia tăng dân số [4] ......................................................................................... 21 1.1.4. Ảnh hưởng của việc gia tăng dân số đến phát triển kinh tế - xã hội .............. 23 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư .................................................. 25 1.2. Khái niệm và các vấn đề liên quan đến giáo dục và giáo dục tiểu học .......... 29 1.2.1. Các khái niệm ................................................................................................. 29 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của giáo dục ................................... 34 1.2.3. Những loại hình trường, lớp tiểu học [3]....................................................... 35 1.3. Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục [4], [18] ................................................. 36 3 1.3.1. Ảnh hưởng của dân số đến giáo dục .............................................................. 36 1.3.2. Ảnh hưởng của giáo dục đến dân số .............................................................. 38 1.4. Những cơ sở xác định mối tương quan giữa phân bố dân cư với mạng lưới trường tiểu học ........................................................................................................... 41 1.4.1. Dự báo dân số ................................................................................................. 42 1.4.2. Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ 43 1.4.3. Tính khoảng cách trung bình giữa 2 trường kế cận dựa trên công thức của T.V.Zvonkova .......................................................................................................... 43 1.4.4. Tỷ lệ nhập học cấp tiểu học............................................................................ 44 1.4.5. Một số yêu cầu khi xây dựng trường tiểu học [3] .......................................... 45 1.5. Thực tiễn về vấn đề dân số và giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam ............. 46 1.5.1. Trên thế giới ................................................................................................... 46 1.5.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 51 CHƯƠNG 2: MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA PHÂN BỐ DÂN CƯ VỚI MẠNG LƯỚI TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................................................... 57 2.1. Tổng quan về TPHCM ....................................................................................... 57 2.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ TPHCM ..................................................... 57 2.1.2. Điều kiện tự nhiên [39] .................................................................................. 58 2.1.3. Đặc điểm kinh tế [39]..................................................................................... 60 2.1.4. Đặc điểm xã hội [39]...................................................................................... 60 2.2. Thực trạng phân bố dân cư ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh ................ 65 2.2.1. Biến động về dân số theo thời gian ................................................................ 65 2.2.2. Phân bố dân cư không đồng đều trong không gian ........................................ 69 2.3. Mạng lưới trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh .................. 76 2.3.1. Biến động về số lượng trường tiểu học theo thời gian ................................... 76 2.3.2. Sự phân bố các trường tiểu học trong nội thành thành phố Hồ Chí Minh ..... 87 2.4. Mối tương quan giữa phân bố dân cư với mạng lưới trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................. 92 4 2.4.1. Sự hợp lý tương đối giữa phân bố dân cư với mạng lưới trường tiểu học ở một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... 92 2.4.2. Sự bất hợp lý giữa phân bố dân cư với mạng lưới trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................ 96 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA PHÂN BỐ DÂN CƯ VỚI MẠNG LƯỚI TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................... 120 3.1. Cơ sở định hướng và giải pháp........................................................................ 120 3.1.1. Những quan điểm phát triển kinh tế - xã hội ở TPHCM ............................. 120 3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội TPHCM đến năm 2020 ....................... 121 3.2. Định hướng để giải quyết các mối tương quan giữa phân bố dân cư với mạng lưới trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh........................ 125 3.2.1. Định hướng về phân bố dân cư .................................................................... 125 3.2.2. Định hướng về phân bố mạng lưới trường tiểu học ..................................... 128 3.3. Những nhóm giải pháp để giải quyết các mối tương quan giữa phân bố dân cư với mạng lưới trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh ............ 130 3.3.1. Giải pháp cho vấn đề thiếu trường, thiếu lớp:.............................................. 130 3.3.2. Giải pháp cho vấn đề “chạy trường” ............................................................ 131 3.3.3. Giải pháp rút ngắn ranh giới giữa trường “giàu-nghèo” .............................. 131 3.3.4. Giải pháp cho vấn đề tăng dân số cơ học ..................................................... 133 3.3.5. Giải pháp cho vấn đề tăng dân số tự nhiên .................................................. 135 3.3.6. Giải pháp giải quyết mối quan hệ bất hợp lý giữa dân số và giáo dục ........ 136 3.3.7. Giải pháp dành riêng cho các cấp lãnh đạo, các ban ngành liên quan đến vấn đề giáo dục ............................................................................................................. 137 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 140 PHỤC LUC ........................................................................................................ 143 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THCS : trung học cơ sở THPT : trung học phổ thông KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình TCTK : Tổng cục thống kê TP : thành phố TP.HCM, TPHCM : thành phố Hồ Chí Minh VN : Việt Nam HS, hs : học sinh PHHS : phụ huynh học sinh HÐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân GD-ÐT : Giáo dục - đào tạo DS : dân số DSGĐ&TE : Dân số, gia đình và trẻ em GDTH : giáo dục tiểu học TH : tiểu học Q. : quận KT-XH, KTXH : kinh tế - xã hội 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Phân bố dân cư là một vấn đề lớn trong quá trình phát triển đất nước, nó liên quan mật thiết đến các địa phương và đến nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội như giáo dục, y tế, quản lí xã hội… mà nguyên nhân chưa được tổng kết nghiên cứu và cũng chưa có chính sách đồng bộ nào. Hầu như không có sự phân bố nào trên thế giới là hoàn toàn hợp lí, tuy nhiên một số vẫn nằm trong giới hạn cho phép, trong khi những năm gần đây phân bố dân cư và phân bố các trường tiểu học ở nội thành TPHCM đang có quá nhiều bất cập. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn của cả nước, trong những năm qua có mức gia tăng dân số nhanh, nhưng quỹ đất không tăng đã dẫn đến nguy cơ học sinh đúng tuyến thiếu chỗ học. Thêm vào đó, việc thực hiện qui hoạch mạng lưới trường học của các quận trong thời gian qua tiến hành với tốc độ chậm, số lượng trường học không tăng đang là thách thức đối với các nhà quản lí, áp lực lớn với các trường chất lượng cao ở nội thành. Những gia đình có điều kiện ở cả nội và ngoại thành đã "đổ xô" xin cho con vào các trường điểm. Nhiều phụ huynh phải tìm mọi cách xoay trường, chạy lớp cho con, bởi tâm lí mong cho con em mình được học trường tốt, bất kể khoảng cách địa lí xa gần. Việc “ở đâu học đó” theo cách phân luồng học sinh các cấp ở thành phố mới nghe tưởng như rất đơn giản nhưng thực tế không phải vậy, nguyên nhân là do sự phân bố bất hợp lý hệ thống các trường trong toàn thành phố. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp tiểu học được xem là thể hiện rõ nhất về những bất hợp lý trên. Vì vậy, toàn thành phố cần phải có những giải pháp hợp lý, khả thi để giải quyết rốt ráo những bất cập về phân bố dân cư và hệ thống các trường tiểu học ở nội thành hiện nay. 7 Với những lí do trên, tác giả đã chọn đề tài luận văn “Nghiên cứu mối tương quan giữa phân bố dân cư với mạng lưới trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn mọi người có một cách nhìn sâu sắc, cặn kẽ, toàn diện hơn về những bất hợp lý giữa phân bố dân cư với mạng lưới trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh; từ đó cùng đưa ra những giải pháp thiết thực và thực hiện các giải pháp này một cách hiệu quả nhất. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một đề tài luận văn, tác giả không thể trình bày tất cả các vấn đề liên quan đến phân bố dân cư và mạng lưới trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh mà chỉ có thể đi sâu vào nghiên cứu phân tích những mối tương quan giữa chúng, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm góp phần đưa việc xây dựng hệ thống trường tiểu học ngày càng tương xứng với phân bố dân cư để thành phố Hồ Chí Minh mãi là thành phố văn minh, hiện đại và phát triển xa hơn. 2. Mục đích – nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích -Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về phân bố dân cư và mạng lưới trường tiểu học ở thành phố. -Từ thực trạng phân bố dân cư và phân bố mạng lưới trường tiểu học ở nội thành TPHCM, đi sâu nghiên cứu mối tương quan giữa chúng. -Đưa ra những định hướng và các giải pháp cụ thể góp phần thúc đẩy việc phân bố dân cư ngày càng phù hợp với mạng lưới trường tiểu học ở nội thành TPHCM. 2.2. Nhiệm vụ -Nghiên cứu vấn đề phân bố dân cư ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh. -Nghiên cứu mạng lưới trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh. 8 -Đi sâu nghiên cứu sự hợp lý tương đối và sự bất hợp lý giữa vấn đề phân bố dân cư với phân bố mạng lưới trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh. -Định hướng và đề xuất những giải pháp để phân bố dân cư tỉ lệ thuận với mạng lưới trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh. 3. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: chủ yếu trong giai đoạn từ 2000 – 2012 - Phạm vi lãnh thổ: 19 quận nội thành ở thành phố Hồ Chí Minh. - Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu vấn đề phát triển dân số tác động đến phân bố dân cư và phân bố trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đi sâu nghiên cứu sự hợp lý tương đối và sự bất hợp lý giữa chúng. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài Dân cư và giáo dục là hai vấn đề lớn trong đời sống kinh tế - xã hội, nhất là khi Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng đang trên tiến trình hội nhập sâu sắc với khu vực và thế giới và đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa một cách toàn diện. Những năm gần đây, khi dân số thành phố ngày càng tăng lên, phân bố dân cư ngày càng mang tính tự phát; đồng thời số lượng trường tiểu học tăng chậm, ngày càng thiếu và tốc độ tăng trường đi xa với tốc độ tăng dân số, chất lượng giáo dục chưa bảo đảm với yêu cầu xã hội thì trên thực tế đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề này: - Tác giả Nguyễn Kim Hồng có nhiều nghiên cứu như: Luận án tiến sĩ năm 1994 về “Sự phát triển dân số và mối quan hệ của nó với phát triển kinh tế - xã hội ở TP.HCM”, Đề tài cấp bộ năm 1995 về “Phát triển dân số và phát triển giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh”. Những đề tài này đã phân tích sâu sắc sự phát triển dân số của TPHCM. Đồng thời, đề tài tiến sĩ đã đưa ra những mối quan hệ thuận nghịch giữa 9 sự phát triển dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội ở TP.HCM; cụ thể hơn đề tài cấp bộ lại đưa ra những mối quan hệ thuận nghịch giữa sự phát triển dân số với sự phát triển giáo dục ở TP.HCM. Các đề tài cũng đưa ra nhiều phương hướng giải quyết nhằm phát triển dân số một cách hợp lý, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển giáo dục nói riêng ở TP.HCM. - Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Xuân Thọ (2002) với đề tài: “Di dân ở TP.HCM và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội”. Đề tài đi sâu nghiên cứu về vấn đề di dân ở TPHCM, bao gồm: quá trình nhập cư từ ngoại tỉnh vào thành phố và quá trình di dân giữa các quận, huyện trong thành phố. Tác giả đã đánh giá nguyên nhân và phân tích những tác động của di dân đến sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có đề cập nhiều đến giáo dục. Đồng thời, đề tài còn đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của quá trình di dân đến sự phát triển kinh tế - xã hội. - Đồng thời, tác giả Cao Minh Nghĩa - Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM có các đề tài báo cáo tại hội thảo như: năm 2006 có đề tài: “Dân số với phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM”, năm 2007 có đề tài: “Phân tích các mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn TP.HCM”. Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, đề tài đã đi sâu phân tích những vấn đề liên quan đến sự biến động dân số; đồng thời đưa ra những giải pháp, kiến nghị thiết thực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của TPHCM trong những năm qua. Bên cạnh đó, còn có các báo cáo liên quan đến dân số TPHCM như: - Báo cáo tham luận của TPHCM tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (2003-2013). - Hội thảo chuyên đề: “Phát triển bền vững vùng ven đô Thành phố Hồ Chí Minh” Nguyễn Ðăng Sơn. - Báo cáo tham luận: “Kết quả thực hiện Pháp lệnh Dân số và biện pháp triển khai công tác Dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh”. 10 Những đề tài trên là nguồn tư liệu chính yếu và quý giá cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn; ngoài ra còn có rất nhiều những bài báo, bài tham luận,… về dân số, dân cư và giáo dục cũng cung cấp những thông tin hết sức thiết thực cho luận văn. 5. Quan điểm nghiên cứu 5.1. Quan điểm tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Trong đó, dân cư và giáo dục TPHCM luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi dân số tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục, đồng thời khi giáo dục được đầu tư phát triển cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến chất lượng dân cư. Hơn nữa, khi nghiên cứu sự phát triển dân số và giáo dục của một vùng, một quốc gia cần phải dựa trên nhiều yếu tố tác động đến chúng và cần phải xem xét chúng trong mối quan hệ tổng hợp của tự nhiên, kinh tế, xã hội,... để làm sao cho gia tăng dân số phù hợp với sự phát triển của giáo dục. 5.2. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Bất kỳ sự vật hiện tượng nào đều có quá trình hình thành, phát triển và thay đổi không ngừng theo thời gian và không gian. TPHCM có lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm với nhiều giai đoạn tăng giảm dân số khác nhau. Mỗi giai đoạn lịch sử mang một bản sắc riêng do tác động của nhiều nguyên nhân và ảnh hưởng đến giáo dục mức độ khác nhau. Dựa trên quan điểm lịch sử, viễn cảnh chúng ta có thể biết được tình trạng và xu hướng phát triển của dân cư và mạng lưới trường tiểu học để từ đó đưa ra những dự báo và những giải pháp kiến nghị thích hợp nhất. 5.3. Quan điểm lãnh thổ 11 Từng quận ở thành phố Hồ Chí Minh có những đặc điểm dân cư và giáo dục khác nhau và chịu sự tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng khác nhau. Trên cơ sở quan điểm lãnh thổ, tác giả xác định được chính xác vị trí những quận nội thành và cụ thể những trường tiểu học trên địa bàn quận để tập trung nghiên cứu đúng trọng tâm đề tài. Qua đó, tác giả làm bật được những vấn đề bất hợp lý giữa phân bố dân cư và phân bố các trường tiểu học thông qua đoạn đường đến trường của học sinh. 5.4. Quan điểm hệ thống Các đối tượng, hiện tượng địa lý đều có sự tác động qua lại lẫn nhau trong một hệ thống nhất định, khi một thành phần của hệ thống bị tác động làm nó thay đổi phát triển thì nó gây ra những ảnh hưởng đến các thành phần khác của hệ thống, làm cho các thành phần đó cũng thay đổi theo và cuối cùng làm cho cả hệ thống thay đổi. TPHCM là một trong hai đô thị lớn nhất và có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong hệ thống đô thị Việt Nam. Trong quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường, TPHCM đã có những thay đổi lớn về dân số và giáo dục,… Do đó, khi nghiên cứu mối tương quan giữa dân số và mạng lưới trường tiểu học thì tác giả phải nghiên cứu trong mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau trong hệ thống kinh tế, xã hội không chỉ riêng TPHCM mà còn rộng hơn là vùng Đông Nam Bộ và cả nước nói chung. 5.5. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Gia tăng dân số và số lượng trường tiểu học có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Gia tăng quá mức mà không phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội hoặc gia tăng về số lượng mà không quan tâm đến chất lượng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng lên môi trường sinh thái như cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống,… Khi nghiên cứu về phát triển dân số và giáo dục cần phải tìm hiểu sự tăng trưởng cả về chất và lượng của chúng; đồng thời gắn liền với bảo vệ và phát triển môi 12 trường sinh thái bền vững, không làm tổn hại đến môi trường. Các giải pháp đưa ra phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững để làm giảm tác động đến mức thấp nhất vào môi trường tự nhiên TPHCM. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thống kê Đối tượng nghiên cứu của đề tài khá rộng, liên quan đến nhiều vấn đề, vì vậy luận văn đã sử dụng và phân tích cơ sở số liệu thống kê phong phú từ cơ sở dữ liệu và kết quả của các cuộc Tổng điều tra dân số, thống kê kinh tế - xã hội của Tổng cục thống kê, Cục thống kê TPHCM, Chi cục dân số - KHHGĐ và các tài liệu khác về dân cư và giáo dục. Từ những nguồn tài liệu này, tác giả đã có cơ sở để đánh giá biến động dân số, quy mô cũng như chất lượng các trường tiểu học TPHCM trong thời kì 2000 – 2011. 6.2. Phương pháp sưu tập, phân tích và tổng hợp tài liệu Mối tương quan giữa phân bố dân cư với mạng lưới trường tiểu học là một vấn đề quan trọng của nước ta nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Xung quanh vấn đề này có rất nhiều cách nhìn nhận và quan điểm khác nhau từ nhiều tổ chức, cá nhân. Do đó, tác giả phải sưu tầm nhiều loại tài liệu khác nhau, từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó tiến hành phân tích và tổng hợp trên quan điểm toàn diện để đảm bảo tính chính xác, khoa học và thiết thực cho đề tài. 6.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Từ việc thu thập những số liệu thống kê kết quả đạt được về dân số, giáo dục… cho phép ta thấy được lịch sử, hiện trạng và mức độ phát triển của đối tượng như thế nào. Đó là cơ sở để minh chứng cho lý luận, giúp ta lý giải được các vấn đề đang diễn ra và hướng giải quyết trong tương lai. 13 6.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ và hình ảnh Thông qua các số liệu thu thập, tác giả có thể vẽ được bản đồ, biểu đồ. Từ việc quan sát và phân tích các bản đồ, biểu đồ, phương pháp này giúp tác giả nhận định, đánh giá và so sánh các nội dung của đối tượng. Nó giúp nội dung trình bày trở nên sinh động, trực quan và thuyết phục hơn. Từ việc quan sát các hình ảnh, phương pháp này giúp tác giả mô tả, chứng minh rõ ràng hơn cho những vấn đề đang giải quyết. 6.5. Phương pháp dự báo Trên cơ sở nghiên cứu, nhận biết sự phát triển có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại để từ đó suy diễn logic tác động của mâu thuẫn giữa vấn đề phân bố dân cư với mạng lưới trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai. 6.6. Phương pháp phân tích, so sánh Trên cơ sở các số liệu đã có, tác giả sắp xếp, phân loại và phân tích các thông tin về biến động dân số và số lượng trường tiểu học trong giai đoạn chủ yếu từ 2000 – 2011; đồng thời phân tích mật độ dân số, quá trình phân bố dân cư và phân bố trường tiểu học ở TPHCM. So sánh các yếu tố được đề cập trong luận văn ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, giữa các quận và phân tích những nguyên nhân tạo nên những thay đổi đó. 6.7. Phương pháp hệ thống thông tin địa lí (GIS) Hệ thống thông tin địa lí (GIS) được sử dụng phổ biến để lưu trữ, phân tích xử lí các thông tin không gian lãnh thổ. Hệ GIS cho phép chồng xếp các thông tin địa lí để 14 thấy được nét đặc trưng riêng của các đối tượng địa lí. Luận văn sử dụng phần mềm MapInfo 9.0 để thiết lập hệ thống bản đồ minh họa cho đề tài. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 7.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Đề tài trình bày logic những vấn đề liên quan đến phân bố dân cư, mạng lưới trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh; từ đó phân tích, giải thích, chứng minh những mối tương quan trong việc phân bố dân cư và phân bố mạng lưới trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó đề ra những giải pháp mang tính khoa học. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Đề tài phần nào thức tỉnh những nhà lãnh đạo trong việc phân bố hợp lý dân cư, đồng thời quy hoạch đồng bộ các khu dân cư với mạng lưới trường tiểu học ở từng quận của thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã đề cập đến vấn đề hết sức cấp bách của thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua. Đề tài góp phần đưa ra những giải pháp thiết thực để phân bố lại dân cư và mạng lưới trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh sao cho hợp lý nhất. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn “Nghiên cứu mối tương quan giữa phân bố dân cư với mạng lưới trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh” có 3 chương chính: 15 Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về mối tương quan phân bố dân cư và mạng lưới trường tiểu học ở thành phố. Chương 2. Mối tương quan giữa phân bố dân cư với mạng lưới trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3. Định hướng và giải pháp để giải quyết các mối tương quan giữa phân bố dân cư với mạng lưới trường tiểu học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh. 16 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỐI TƯƠNG QUAN PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ MẠNG LƯỚI TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ 1.1. Khái niệm và các vấn đề liên quan đến dân số, dân cư và phân bố dân cư 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm dân cư và phân biệt với khái niệm dân số [4] Một hiện tượng đặc sắc trên Trái Đất là có loài người sinh sống. Tập hợp những con người cùng cư trú trên một vùng lãnh thổ nhất định gọi là dân cư của vùng đó. Lãnh thổ ở đây có thể là xã, huyện, tỉnh, cả nước, một châu lục hay toàn bộ Trái Đất... Chẳng hạn: dân cư Hà Nội, dân cư Việt Nam, dân cư châu Phi... Dân cư của một vùng lãnh thổ là khách thể nghiên cứu chung của nhiều bộ môn khoa học, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, như: Lịch sử, Y học, Kinh tế học, Ngôn ngữ học,... Mỗi khoa học nghiên cứu một mặt, một khía cạnh nào đó của khách thể này, tức là xác định được đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Khi nghiên cứu một dân cư nào đó thì thông tin quan trọng và cần thiết thường được tìm hiểu đầu tiên là quy mô của nó, tức là tổng số người hay là tổng số dân. Ở đây, mỗi con người, không phân biệt già, trẻ, nam, nữ đều là một đơn vị để thống kê, tính toán. Tuy tất cả thành viên của một cư dân nào đó đều có điểm chung là cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhưng họ khác nhau về giới tính, độ tuổi, dân tộc, tình trạng hôn nhân... Vì vậy, sẽ hiểu biết chi tiết hơn về một dân cư nếu phân chia tổng số dân thành nhóm nam và nhóm nữ hoặc các nhóm khác nhau về độ tuổi, tức là nghiên cứu cơ cấu của dân cư theo giới tính, độ tuổi… Do lịch sử hình thành và điều kiện sinh sống khác nhau nên con người cư trú trên các vùng lãnh thổ cũng rất khác nhau, theo nghĩa: nơi thì nhiều và đông đúc, chỗ lại ít và thưa thớt. Sự phân chia tổng số dân theo từng địa 17 phương, từng vùng gọi là phân bố theo lãnh thổ. Quy mô, cơ cấu dân số trên một lãnh thổ không ngừng biến động do có người được sinh ra, có người chết đi, có người di cư đến và có người di cư đi, hoặc đơn giản chỉ là theo năm tháng, bất cứ ai cũng chuyển từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác. Như vậy, nói đến dân số là nói đến quy mô, cơ cấu, phân bố và những thành tố gây nên sự biến động của chúng như: sinh, chết, di cư. Do đó, dân số thường được nghiên cứu cả ở trạng thái tĩnh (tại một thời điểm), trạng thái động (trong một thời kỳ). Nội hàm của khái niệm Dân cư không chỉ bao gồm số người, cơ cấu theo độ tuổi và giới tính mà nó còn bao gồm cả các vấn đề kinh tế, văn hoá, sức khoẻ, ngôn ngữ... tức là nó rộng hơn rất nhiều so với nội hàm của khái niệm Dân số. Tóm lại: Dân cư là những tập hợp người sống trên một lãnh thổ, được đặc trưng bởi những mối liên hệ về mặt xã hội cũng như những mối quan hệ qua lại về mặt kinh tế, trong đó có việc phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ. Dân cư là khâu trung tâm của quá trình tái sản xuất xã hội và trong hệ thống tự nhiên – dân cư – kinh tế. Dân cư chính là thành phần năng động nhất gắn bó giữa tự nhiên với kinh tế. Dân cư là chủ thể của nền sản xuất xã hội. Toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần cần thiết cho xã hội đều do con người tạo ra trong quá trình lao động. 1.1.1.2. Phân bố dân cư: là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội. [5] 1.1.1.3. Mật độ dân cư [5] Mật độ dân cư là chỉ tiêu đánh giá sự phân bố dân cư trên một lãnh thổ, đó là tương quan giữa toàn bộ số dân tính trên toàn bộ diện tích lãnh thổ mà dân số ấy cư trú tại một thời điểm, đơn vị tính bằng số người/km2. Mật độ dân cư (người/km2) =P:S 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan