Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu mối tương quan giữa một số chỉ số trí tuệ với nếp vân tay và học lực ...

Tài liệu Nghiên cứu mối tương quan giữa một số chỉ số trí tuệ với nếp vân tay và học lực của học sinh trường thpt tiên hưng, huyện đông hưng, tỉnh thái bình

.PDF
45
86
59

Mô tả:

Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện khoá luận này, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình về mọi mặt của thạc sỹ Nguyễn Thị Trung Thu. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô trong thời gian qua để em có thể hoàn thành khoá luận đúng thời hạn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Giải phẫu Sinh lý người và động vật, khoa Sinh – KTNN đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các em học sinh trường THPT Tiên Hưng cùng tất cả bạn bè, người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Lời cam đoan Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu mối tương quan giữa một số chỉ số trí tuệ với nếp vân tay và học lực của học sinh trường THPT Tiên Hưng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả này không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2016, được nghiên cứu trên đối tượng là học sinh trường THPT Tiên Hưng Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Thùy MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài. ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu. ..................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 6. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 4 NỘI DUNG ............................................................................................................ 5 Chương 1. Tổng quan tài liệu................................................................................. 5 1.1 Nghiên cứu trí tuệ ......................................................................................... 5 1.1.1 Khái niệm về trí tuệ ................................................................................ 5 1.1.2 Các yếu tố thành phần của trí tuệ ........................................................... 6 1.1.3 Sự phát triển trí tuệ ................................................................................. 6 1.1.4 Các phương pháp đánh giá trí tuệ ......................................................... 8 1.1.5 Tình hình nghiên cứu trí tuệ ở Việt Nam ............................................ 10 1.2 Nghiên cứu về học lực ............................................................................... 11 1.3 Nghiên cứu về dấu vân tay ......................................................................... 12 1.3.1 Sự hình thành dấu vân tay .................................................................... 12 1.3.2 Các chủng dấu vân tay ......................................................................... 13 1.3.3 Nghiên cứu về dấu vân tay trên thế giới và ở Việt Nam...................... 13 Chương 2. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu ................................................ 14 2.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 14 2.2 Nội dung nghiên cứu................................................................................... 14 2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................... 14 2.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 15 2.4.1 Cách bố trí thí nghiệm. ........................................................................ 15 2.4.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu....................................................... 17 Chương 3 Kết quả nghiên cứu và bàn luận .......................................................... 19 3.1 Năng lực trí tuệ của học sinh ...................................................................... 19 3.1.1 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo tuổi ....................................... 19 3.1.2 Chỉ số iq trung bình của học sinh theo giới tính và theo tuổi ............. 20 3.1.3 Mức trí tuệ của học sinh ...................................................................... 21 3.2 Học lực của học sinh................................................................................... 23 3.2.1 Phân bố học sinh theo học lực ................................................................ 23 3.2.2 Mối liên quan giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh .............. 25 3.3 Chủng vân tay ngón trỏ tay phải của học sinh........................................... 27 3.3.1 Phân bố học sinh theo chủng vân tay .................................................. 27 3.3.2. Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo chủng vân tay. ...................... 28 3.3.3 Tỷ lệ % học sinh theo chủng vân tay và mức trí tuệ. ........................... 29 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 34 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 36 Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt IQ Chỉ số thông minh (Intelligence Quotient) Nxb Nhà xuất bản cs Cộng sự Tr. Trang THPT Trung học phổ thông ĐHSP Đại học sư phạm ĐHQG Đại học quốc gia WISC Wechsler Intelligence Scale for Children NC Nghiên cứu Thế giới TG Danh mục các bảng Bảng 2.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu của học sinh theo tuổi Bảng 2.2 Phân bố mức trí tuệ theo D. Wechsler Bảng 2.3 Căn cứ xếp loại học lực của học sinh Bảng 3.1 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo tuổi Bảng 3.2 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo tuổi và giới tính Bảng 3.3 Tỷ lệ % học sinh theo mức trí tuệ và theo tuổi Bảng 3.4 Tỷ lệ % học sinh theo xếp loại học lực cuối năm Bảng 3.5 Năng lực trí tuệ và học lực Bảng 3.6 Tỷ lệ % học sinh theo chủng vân tay Bảng 3.7 Chỉ số IQ trung bình theo các chủng vân tay Bảng 3.8 Tỷ lệ các mức trí tuệ trong mỗi chủng vân tay. Bảng 3.9 Tỷ lệ các chủng vân tay trong mỗi mức trí tuệ Danh mục các hình Hình 1 Các chủng vân tay chính Hình 3.1 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo tuổi Hình 3.2 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo tuổi và giới tính Hình 3.3 Tỷ lệ % học sinh theo mức trí tuệ và theo tuổi Hình 3.4 Tỷ lệ % học sinh thuộc các mức trí tuệ Hình 3.5 Tỷ lệ % học sinh theo học lực Hình 3.6 Mối liên quan giữa trí tuệ và học lực Hình 3.7 So sánh tỷ lệ % các chủng vân tay trong mẫu NC với tỷ lệ chung Hình 3.8 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo chủng vân tay 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đòi hỏi con người phải đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển ấy.Việc đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện cả về thể lực lẫn trí lực góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là vô cùng cần thiết.[19] Để đạt được mục đích này, ngành giáo dục và đào tạo đã không ngừng đổi mới chương trình đào tạo, trang thiết bị dạy học…Tuy nhiên sự đổi mới này chỉ có hiệu quả khi áp dụng đúng với từng đối tượng học sinh, phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh. Do đó việc nghiên cứu trí tuệ của con người nói chung, đặc biệt là lứa tuổi học sinh nói riêng, là một việc rất cần thiết. Để đạt được mục tiêu đó không những cần phương pháp giáo dục hiệu quả mà còn phụ thuộc vào trí tuệ của học sinh, chọn lựa được nguồn học sinh có năng lực để bồi dưỡng, hướng các em vào những nghề nghiệp phù hợp cũng là một vấn đề được xã hội chú ý [11]. Cùng với DNA, nếp vân tay của mỗi người là duy nhất kể cả trường hợp đồng sinh cùng trứng ( xác suất để hai người có dấu vân tay trùng nhau là 1/64 tỷ). Dấu vân tay được hình thành từ tuần thứ 13 và kết thúc vào từ tuần 19-24 của thai kỳ và không đổi suốt đời. Đây cũng là thời kỳ bộ não hình thành và phát triển nên các nhà khoa học cho rằng có mối tương quan nào đó giữa dấu vân tay và bộ não, trí tuệ của mỗi người.[9], [13]. Trên thế giới nghiên cứu dấu vân tay đã phát triển thành một ngành khoa học, dịch vụ phân tích dấu vân tay cũng thịnh hành và đáp ứng được nhu cầu của các bậc phụ huynh muốn tìm hiểu về năng lực tiềm ẩn của con cái.[16]. 1 Não bộ được chia ra làm 2 bán cầu là bán cầu não trái và bán cầu não phải. Hai bán cầu này chịu trách nhiệm điều phối chéo đối với 2 nửa thân thể. Bán cầu não trái sẽ xử lý thông tin của nửa thân bên phải, ngược lại bán cầu não phải sẽ xử lý thông tin của nửa thân bên trái.[9] Bán cầu não trái có nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, viết, tính toán, sắp xếp, phân loại, ghi nhớ từ ngữ và tri giác thời gian, Còn bán cầu não phải có vai trò xử lý hình tượng tổng thể, khái niệm không gian, phân biệt hình vẽ, khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng bắt chước. Bán cầu phải có cơ năng mang tính chỉnh thể, tổng hợp, sáng tạo, chủ quan trực giác, trí tưởng tượng, thái độ, tình cảm, ý chí của con người. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra mối quan hệ giữa các thùy não với 10 dấu vân tay của chúng ta: Ngón cái liên hệ với thùy trước trán Ngón trỏ liên hệ với thùy trán Ngón giữa liên hệ với thùy đỉnh Ngón áp út liên hệ với thùy thái dương Ngón út liên hệ với thùy chẩm.[16],[18]. Như vậy muốn nghiên cứu mối tương quan giữa chỉ số IQ với dấu vân tay thì phải chọn ngón trỏ tay phải vì ngón trỏ tay phải lên hệ với thùy trán bán cầu não trái. Xuất phát từ nhu cầu đánh giá năng lực trí tuệ của học sinh nhằm tuyển chọn và nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo học sinh, chúng tôi thực hiện đề tài : “Nghiên cứu mối tương quan giữa một số chỉ số trí tuệ với nếp vân tay và học lực của học sinh trường THPT Tiên Hưng- Thái Bình”. 2 2. Mục đích nghiên cứu.  Xác định chỉ số IQ của học sinh trường THPT Tiên Hưng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình  Xác định được mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với dấu vân tay và kết quả học tập. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài của chúng tôi là học sinh trường THPT Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình, có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi. Tổng số học sinh nghiên cứu là 200 trong đó có 99 học sinh nam, 101 học sinh nữ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu chỉ số thông minh (IQ) và mức trí tuệ. - Nghiên cứu học lực của học sinh. - Nghiên cứu chủng vân tay ngón trỏ tay phải của học sinh. - Nghiên cứu mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với học lực của học sinh. - Nghiên cứu mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với chủng vân tay ngón trỏ tay phải. 5. Phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu được chọn một cách ngẫu nhiên hoàn toàn khỏe mạnh, không dị tật. - Năng lực trí tuệ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm ( test Raven). - Học lực và dấu vân tay được xác định nhờ phát phiếu điều tra. - Số liệu sau khi thu được được xử lý bằng excel, thống kê xác suất trong y, sinh học. 3 6. Ý nghĩa của đề tài  Đã đánh giá được năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT Tiên Hưng, Thái Bình  Xác định được mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với dấu vân tay và kết quả học tập. 4 NỘI DUNG Chương 1. Tổng quan tài liệu 1.1 NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ 1.1.1 Khái niệm về trí tuệ Trí tuệ là một hoạt động đặc biệt chỉ có ở con người, liên quan tới cả thể chất lẫn tinh thần. Nghiên cứu trí tuệ được coi là một lĩnh vực liên ngành, phức hợp. Nó đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các nhà sinh lý học, tâm lý học, các nhà điều khiển học, các nhà sinh học, toán học [1]. Vậy trí tuệ là gì ?Cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ, có thể phân thành 3 khuynh hướng chính. Khuynh hướng thứ nhất coi năng lực trí tuệ là năng lực nhận thức của cá nhân. Khuynh hướng thứ hai coi năng lực trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng. Khuynh hướng thứ ba là coi năng lực trí tuệ là năng lực thích ứng của cá nhân. Khuynh hướng thứ nhất coi năng lực trí tuệ là năng lực nhận thức của cá nhân.Điều này là không hoàn toàn chính xác.Trên thực tế chúng ta thường thấy phần lớn học sinh có chỉ số trí tuệ cao thì có thành tích học tập cũng cao, song cũng có những học sinh có chỉ số trí tuệ cao nhưng thành tích học tập lại thấp. Khuynh hướng thứ hai coi năng lực trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng, tức là khả năng sử dụng các thao tác tư duy để giải quyết các vấn đề đặt ra. Hiệu quả của việc giải quyết các nhiệm vụ cũng là một thước đo trí tuệ của cá nhân. Khuynh hướng thứ ba là coi năng lực trí tuệ là năng lực thích ứng của cá nhân.Theo quan điểm này thì trí tuệ phải được tìm hiểu trong mối liên hệ giữa chủ thể và môi trường. Sự thích ứng ở đây mang tính tích cực, chủ động có hiệu quả nhằm cải tạo môi trường cho phù hợp với mục đích của con người. Đại diện 5 nhóm này là V. Stern ( Đức) coi trí tuệ là năng lực thích ứng tinh thần chung đối với nhiệm vụ và điều kiện mới của môi trường sống. Theo D.Wechsler, trí tuệ là khả năng tổng thể để hoạt động một cách có suy nghĩ, tư duy hợp lý, chế ngự được môi trường xung quanh. Piaget J. lại coi trí tuệ là một hình thái nhất định của sự cân bằng, hình thành trên nghiên cứu cơ sở tri giác , kỹ xảo. Bản chất của trí tuệ bộc lộ trong mối quan hệ mới giữa cơ thể với môi trường . 1.1.2 Các yếu tố thành phần của trí tuệ Bên cạnh vấn đề nghiên cứu trí tuệ có nhiều thuật ngữ khác nhau đã được các nhà khoa học dùng để mô tả năng lực trí tuệ như : Trí khôn, trí lực, trí thông minh...nhưng chúng đều xuất phát từ tiếng Anh Intelligence. Vậy các thuật ngữ đó đã đề cập đến khía cạnh nào của trí tuệ ?Theo Claparede và Stern, trí khôn là sự thích nghi của tinh thần đối với hoàn cảnh mới.D.Wechsler lại coi trí khôn là tổng thể của nhiều chức năng trí tuệ, gắn chặt với các điều kiện văn hóa – xã hội nơi con người sinh ra và lớn lên.Trí khôn là thuật ngữ thường dùng cho động vật và trẻ em. Thông minh là khả năng phản ứng có hiệu quả trong những tình huống mới là phẩm chất cao của trí tuệ mà bản chất của nó là tư duy tích cực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trước các vấn đề thục tiễn lý luận. [2] Như vậy, trí tuệ, trí khôn, trí thông minh là những khái niệm có nhiều điểm trùng nhau nhưng lại có tính chất biểu hiện khác nhau.Trong đó trí khôn, trí thông minh là các phạm trù hẹp nằm trong nội hàm trí tuệ.Vậy làm thế nào để đánh giá được trí tuệ của mỗi cá nhân? 1.1.3 Sự phát triển trí tuệ Sự phát triển trí tuệ là một quá trình vận động liên tục từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của cấu trúc trí tuệ. khi con người tham gia các hoạt động 6 trong những điều kiện tự nhiên - xã hội nhất định. Trí tuệ là một thuộc tính nhân cách, bởi vậy sự phát triển trí tuệ giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành nhân cách con người, nhất là ở trẻ em. Vì vậy, từ lâu các nhà tâm lý, nhà sư phạm đã quan tâm nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh [5]. Các nhà tâm lý học xô viết như A. N. Leonchier và A. A. Xmiertnov cho rằng năng lực trí tuệ của trẻ em là kết quả của việc lĩnh hội kiến thức, là sự biến đổi cấu trúc về chất trong các hoạt động khoa học khác nhau của học sinh.[4] J. Piagie (1896 – 1983) là người nghiên cứu về năng lực trí tuệ cho rằng, sự phát tiển trí tuệ ở trẻ em, về nguyên tắc giống như sự phát triển của học sinh. nó là một bộ phận của toàn bộ sự phát triển cá thể nhằm thích ứng với môi trường sống. quan điểm này của J. Piagie vừa mô tả được tiến trình phát triển trí tuệ ở trẻ từ nhỏ đến khi trưởng thành trên nhiều bình diện khác nhau, vừa có tính tổng quát các giai đoạn phát triển khác nhau. Sự phát triển cấu trúc của trẻ em là quá trình tạo lập ra cấu trúc trí tuệ mới theo khuynh hướng kế thừa phủ định những cấu trúc đã có của cá nhân các em. Quá trình này còn phụ thuộc vào sự chín muồi của các cấu trúc sinh học trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh kết hợp với các điều kiện khách quan của môi trường sống, học tập. Trong đó vai trò quan trọng không thể thiếu được là hoạt động dạy và học trong nhà trường. Theo Đặng Vũ Hoạt và cs [3] thì trong quá trình giáo dục và dạy học, các phẩm chất và năng lực hoạt động trí tuệ của người học được phát triển không ngừng. Ngựơc lại sự phát triển trí tuệ trong chừng mực nào đó cũng ảnh hưởng trở lại đến chất lượng và hiệu quả giáo dục và dạy học. Điều kiện cần thiết là giáo dục và dạy học phải không ngừng đi trước đón đầu sự phát triển trí tuệ, giáo dục và dạy học phải vừa sức với người học. 7 Nghiên cứu thực tế cho thấy, có sự khác nhau về mặt phát triển trí tuệ của những học sinh cùng lứa tuổi. Tuy nhiên khi tuổi tăng thì sự phát triển trí tuệ trên phạm vi lớn cũng tăng lên. Điều này có nghĩa là giữa phát triển trí tuệ và năng lực bản thân của mỗi cá thể có sự tương quan với nhau. Có lẽ dựa vào đây mà Binet (1955) đã đồng nhất sự đánh giá trí tuệ theo lứa tuổi và sự đánh giá năng lực trí tuệ của cá thể thành khái niệm “mức độ phát triển trí tuệ”. Nó là đơn vị đo lường về mặt nhịp độ phát triển lứa tuổi cũng như năng lực bản thân của mỗi cá thể. Như vậy, muốn thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của người học thì phải đánh giá được năng lực trí tuệ của họ để đề ra được các hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với năng lực nhận thức của từng đối tượng. Để thực hiện được điều này phải có các phương pháp đánh giá đúng đắn và phù hợp với từng đối tượng. 1.1.4 Các phương pháp đánh giá trí tuệ Đánh giá năng lực trí tuệ của con người là một vấn đề phức tạp, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như : Quan sát, điều tra, trắc nghiệm…trong đó phương pháp trắc nghiệm được sử dụng phổ biến ở trong nước và trên thế giới. việc sử dụng trắc nghiệm trí tuệ đã có từ lâu đời.[2]. Thuật ngữ “test” trong tiếng anh có nghĩa là “thử” hay “phép thử”. test là phương pháp thăm dò một số đặc điểm của năng lực trí tuệ như : Khả năng ghi nhớ, chú ý, năng khiếu…hoặc để kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Nhà tâm lý học người Anh Francis Galton (1822 – 1911), tác giả cuốn sách “sự di truyền tài năng” đã đề xuất tư tưởng trắc nghiệm đầu tiên và đã đưa ra thụât ngữ “trắc nghiệm tâm lý”. Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi sau khi nhà tâm học ngườ Mỹ J. Me. Cattell (1860 – 1944) đưa vào cuốn sách “Các trắc nghiệm và đo lường trí tuệ” năm 1890 tại New York [4] . 8 Từ sau 1905, khi nhà tâm lý học pháp A. Binet (1857 – 1911) cộng tác với T. Simon tiến hành một loạt các thực nghiệm nghiên cứu năng lực trí tuệ của trẻ em từ 13 - 15 tuổi và công bố hệ thống trắc nghiệm để xác định mức độ phát triển trí tuệ. Trắc nghiệm này cho phép đánh giá mức trí tuệ để phân biệt trẻ học kém bình thường và trẻ học kém do trí tuệ chậm phát triển. Tuổi trí tuệ (mentalage) thể hiện những đặc trưng về khả năng trí tuệ của một đứa trẻ ở một lứa tuổi thực (actualage). Nếu tuổi trí tuệ thấp hơn tuổi thực thì đứa trẻ bị coi là kém thông minh và ngược lại [5]. Hệ thống trắc nghiệm này được dùng làm kiểu mẫu để phát triển nhiều trắc nghiệm khác như : Test phân tích nghiên cứu trí tuệ của R. Meli (1928), Test khuôn hình tiếp diễn của J. Raven (1936), test trí thông minh của trẻ em WISC (1949) và test trí thông minh của người lớn WAIS (1955) của D. Wechsler[6] . Chỉ tiêu sử dụng để đánh giá năng lực trí tuệ là chỉ số thông minh IQ người đầu tiên đưa ra chỉ số IQ là W. Stern (Đức) năm 1912. Đó là chỉ số đo nhịp độ phát triển trí tuệ đặc trưng cho mỗi đứa trẻ và được tính theo công thức : IQ = Trong đó : MA  100 CA MA : Tuổi trí khôn (tính bằng tháng) theo các cuộc thử nghiệm. CA : Tuổi đời hay tuổi thực (tính bằng tháng). Hệ số này chỉ ra sự vượt lên trước hay chậm lại của trí khôn so với tuổi thực. Trắc nghiệm WAIS (Wechsler adult intelligence scale) là mẫu đầu tiên của một nghiên cứu mới đối với vấn đề đo lường trí tuệ đã cũ mà D. Wechsler đưa ra năm 1955. Ông không chấp nhận sự giải thích truyền thống (MA) với tuổi đời như W. Stern, Binet và những người kế tục họ đã làm. 9 Theo công thức trên sẽ tồn tại mối tương quan tuyến tính giữa trí khôn và tuổi đời. trong khi đó, sự phát triển trí tuệ lại diễn ra một cách không đồng đều trong suốt đời người. Wechsler cho rằng, một đại lượng như vậy không đặc trưng cho nhịp độ phát triển của mỗi người. Vì vậy ông đã đưa ra cách xác định chỉ số IQ bằng công thức : IQ = Trong đó : X : X: XX  15  100 SD Là điểm trắc nghiệm. Là điểm số trắc nghiệm trung bình của những người trong cùng một độ tuổi. SD : Độ lệch chuẩn. Như vậy mỗi trắc nghiệm sẽ có một điểm IQ tương đương. Trên cơ sở điểm iq mà người ta phân loại thành 7 mức trí tuệ : Ưu tú, xuất sắc, thông minh, trung bình, yếu, kém, chậm. [7], [8], [12], [14]. 1.1.5 Tình hình nghiên cứu trí tuệ ở Việt Nam Trước những năm 80, việc sử dụng trắc nghiêm tâm lý vào những mục đích thực tiễn còn rất mới. Ngành Y đã tiên phong trong lĩnh vực này. Một số bệnh viện đã sử dụng trắc nghiệm để chuẩn đoán tình trạng trí lực của bệnh nhân như bệnh viện Bạch Mai, viện Nhi Hà Nội. Trong lĩnh vưc giáo dục, một vài bộ môn của trường đại học Sư phạm Hà Nội đã dùng trắc nghiệm để nghiên cứu trình độ nắm khái niệm của học sinh, sinh viên (Trần Bá Hoành, 1971) hoặc đã kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (Nguyễn Hữu Long, 1978) Sau 1980 đến nay, test trí tuệ đã được nghiên cứu và ứng dụng nhiều ở Việt Nam. Các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên 10 khoa Sinh- KTNN và khoa tâm lý- giáo dục trường ĐHSP Hà Nội và ĐHSP Hà Nội 2 cũng đã sử dụng test để nghiên cứu trí tuệ của học sinh, sinh viên. Như vậy, việc sử dụng các loại test sẽ cho phép giải quyết một cách có cơ sở và quy mô hơn toàn bộ vấn đề có liên quan đến sự phát triển trí tuệ học sinh. 1.2 Nghiên cứu về học lực Lực học phản ánh năng lực học tập của người học và được đánh giá thông qua kết quả học tập của người học bằng điểm số. Năng lực học tập chính là sự vận động cá nhân nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động học tập, giúp cho việc lĩnh hội một cách tương đối nhanh, dễ dàng, sâu sắc các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, nó được thể hiện thông qua kết quả học tập. Các nhà khoa học đã xác định rằng việc nắm vững tri thức trong quá trình học tập có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển trí tuệ. Cùng với sự biến đổi đó, trong quá trình học, năng lực trí tuệ của người học được phát triển. Học tập là một trong những con đường cơ bản để giáo dục và phát triển trí tuệ một cách toàn diện. Năng lực học tập tạo ra các năng lực khác, ngược lại khi trí tuệ chậm phát triển sẽ ảnh hưởng tới việc nắm tri thức. Nhờ quá trình phát triển trí tuệ, người học đã nảy sinh ra khả năng mới giúp họ nắm kiến thức tốt hơn, đảm bảo chất lượng cao của việc học tập. Các nghiên cứu cho thấy, những người có năng lực trí tuệ (chỉ số IQ) cao thì lực học thường loại giỏi. Ngược lại, ở những người có học lực yếu hoặc kém thường các chỉ số IQ không cao. Tuy nhiên giữ lực học và trí tuệ có mối liên quan không chặt vì một số trường hợp, học lực không phản ánh đúng năng lực trí tuệ. Những công trình nghiên cứu trên sinh viên ban tâm lý trường đại học tổng hợp Kiep cho thấy, trong số những sinh viên học yếu có cả những sinh viên có chỉ số cao về trí tuệ. Điều này có thể giải thích bằng sự thiếu động cơ học tập. Các công trình nghiên 11 cứu khác, các nhà tâm lý khác cũng chỉ rõ: Đối với nữ giới có sự phụ thuộc trực tiếp của thành tích học tập vào mức độ trí tuệ, còn nam giới các nguyên nhân khác ảnh hưởng tới thành tích học tập nhiều hơn. Nếu thừa nhận một ít năng lực trong lĩnh vực nào đó (âm nhạc, hội họa...) không có nghĩa là phủ nhận khả năng của họ trong lĩnh vực khác (kỹ thuật, toán học...)[1]. Trong khi đó, học lực được đánh giá bằng kết quả điểm số môn học, cho nên không phải bao giờ nó cũng phản ánh đúng năng lực trí tuệ. Như vậy, giữa năng lực trí tuệ và học lực có mối quan hệ với nhau. Năng lực trí tuệ quyết định đến thành tích học tập. Tuy nhiên, theo kết quả nhiều công trình nghiên cứu thành tích học tập còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng khác nữa. Thành tích học tập không chỉ phụ thuộc trí tuệ mà còn phụ thuộc vào yếu tố khác như môi trường sống, môi trường văn hóa. 1.3 Nghiên cứu về dấu vân tay 1.3.1 Sự hình thành dấu vân tay Các nhà bác học cho rằng dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hệ thống gen di truyền mà thai nhi được thừa hưởng và tác động của môi trường thông qua hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh nằm giữa hạ bì và biểu bì. Một vài trong số các tác động đó là sự cung cấp ôxy, sự hình thành các dây thần kinh, sự phân bố các tuyến mồ hôi, sự phát triển của các biểu mô…[9], [13], [17]. Điều thú vị là mặc dù có chung một hệ thống gen di truyền nhưng vân tay ở mười đầu ngón tay của mỗi cá nhân khác nhau. Năm 1868 nhà bác học Roberts chỉ ra rằng mỗi ngón tay có một môi trường phát triển vi mô khác nhau; ngoài ra ngón tay cái và ngón tay trỏ còn phải chịu thêm một vài tác động môi trường riêng. Vì vậy, vân tay trên mười đầu ngón tay của một cá nhân khác nhau. Hai anh em (chị em) song sinh cùng trứng có dấu vân tay khá là giống nhau nhưng vẫn có thể phân biệt được rõ dấu vân tay của từng người. Đó là vì 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan