Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu mối quan hệ pháp lí giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạ...

Tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ pháp lí giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về kiểu dáng công nghiệp

.PDF
94
550
88

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- HOÀNG LONG HUY NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA QUÁ TRÌNH XÁC LẬP QUYỀN VÀ GIÁM ĐỊNH XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.70 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Phi Anh Hà Nội - 2013 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ………………………………………… 3 PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………….. 4 1. Lý do nghiên cứu ……………………………………………………… 5 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ………………………………………. 5 3. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………... 7 4. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………… 8 5. Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………… 8 6. Giả thuyết nghiên cứu ………………………………………………… 8 7. Luận cứ nghiên cứu …………………………………………………… 9 8. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………… 9 9. Bố cục của luận văn …………………………………………………… 9 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH XÁC LẬP QUYỀN VÀ GIÁM ĐỊNH XÂM PHẠM KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP …………….. 11 1.1. Khái niệm, nội dung, trình tự thực hiện việc xác lập quyền ………... 11 1.1.1. Mục đích, nội dung và cách thức thực hiện trình tự xác lập quyền 12 1.1.2. Kết quả và ý nghĩa pháp lý của quá trình xác lập quyền ……… 14 1.2. Khái niệm, nội dung, trình tự thực hiện việc giám định xâm phạm quyền 18 1.2.1. Mục đích, nội dung và cách thức thực hiện trình tự giám định xâm phạm KDCN ……………………………………………………. 20 1.2.2. Kết quả và ý nghĩa pháp lý của quá trình giám định xâm phạm KDCN ………………………………………………………………… 22 1.3. Vị trí, ý nghĩa của quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền 27 CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUÁ TRÌNH XÁC LẬP QUYỀN VÀ GIÁM ĐỊNH XÂM PHẠM KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP …………………………………………………………... 30 2.1. Các khía cạnh pháp lý ………………………………………………. 30 2.2. Các khía cạnh học thuật và thông tin ……………………………….. 36 2.3. Các khía cạnh thực tiễn và kỹ thuật thực hiện ………………………. 39 CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH MỐI QUAN HỆ GIỮA QUÁ TRÌNH XÁC LẬP QUYỀN VÀ GIÁM ĐỊNH KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP ………. 46 3.1. Thực tiễn vận hành mối quan hệ này ở một số nước trên thế giới …….. 46 3.1.1.Thực tiễn ở Hoa Kỳ …………………………………………... 46 1 3.1.2. Thực tiễn ở châu Âu …………………………………………. 50 3.1.3. Thực tiễn ở Nhật Bản ………………………………………… 53 3.1.4. Thực tiễn ở Trung Quốc ……………………………………… 3.2. Thực tiễn vận hành mối quan hệ này ở Việt Nam …………………... 3.2.1. Xác định tình trạng bảo hộ và xác định phạm vi quyền ………. 3.2.2. Xác định yếu tố xâm phạm quyền …………………………….. CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUÁ TRÌNH XÁC LẬP QUYỀN VÀ GIÁM ĐỊNH KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP …………………………………………… 4.1. Nguyên tắc xây dựng ……………………………………………….. 4.1.1. Nguyên tắc về cơ sở pháp lý ………………………………….. 4.1.2. Nguyên tắc về học thuật, thông tin và kỹ thuật ……………….. 4.1.3. Nguyên tắc về tiếp cận nguồn thông tin ………………………. 4.2. Giải pháp hoàn thiện ………………………………………………… 4.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý ……………………………………… 4.2.2. Đảm bảo sự thống nhất về học thuật, thông tin và kỹ thuật …... 4.2.3. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn thông tin ………………….. 4.2.4. Xây dựng qui trình giám định …………………………………. KẾT LUẬN ………………………………………………………………. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………. PHỤ LỤC 1………………………………………………………………. PHỤ LỤC 2 ………………………………………………………………. 2 54 54 59 62 68 68 68 69 69 70 70 75 76 78 83 85 87 91 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Trình tự xác lập quyền đối với KDCN ………………………...... 12 Bảng 1.2: Kết quả và ý nghĩa pháp lý của quá trình xác lập quyền đối với KDCN ………………………………………………………………………. 14 Bảng 1.3: Trình tự giám định xâm phạm KDCN …………………………... 21 Bảng 1.4: Kết quả và ý nghĩa pháp lý của Quá trình giám định xâm phạm KDCN ………………………………………………………………... 23 Bảng 2.1: Các yếu tố/sự kiện pháp lý trong mối quan hệ giữa việc xác lập quyền và việc giám định xâm phạm KDCN ……………………………….. 33 Bảng 2.2: Thông tin phục vụ xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN 37 Bảng 2.3: Kỹ thuật xem xét và đánh giá khả năng được bảo hộ của KDCN 40 Bảng 2.4: Kỹ thuật đánh giá tính tương tự và xác định yếu tố xâm phạm …. 42 Bảng 3.1: Cơ sở pháp lý cho việc vận hành mối quan hệ giữa xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền đối với KDCN ……………………………. 55 Bảng 4.1: So sánh Đối tượng bị xem xét với KDCN được bảo hộ ................ 79 3 PHẦN MỞ ĐẦU Trước hết, cần phải khẳng định rằng Đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ pháp lý giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về kiểu dáng công nghiệp” là nghiên cứu các công đoạn của quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp (có thể gọi một cách ngắn gọn hơn là “quá trình xác lập quyền và giám định kiểu dáng công nghiệp”). Một câu hỏi được đặt ra khi đề cập đến tên của Đề tài nghiên cứu là tại sao chỉ nghiên cứu quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, trong khi đó các đối tượng của sở hữu công nghiệp bao gồm những đối tượng khác như sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu… lại không được nghiên cứu! Câu hỏi này được trả lời với lý do như sau: vì mục tiêu nghiên cứu nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về kiểu dáng công nghiệp nếu trong tên để tên Đề tài chỉ nghiên cứu các khía cạnh có liên quan đến kiểu dáng công nghiệp mà thôi, còn các đối tượng khác đôi chỗ được đề cập nhưng chỉ mang tính chất so sánh mà thôi. Xác lập quyền và giám định xâm phạm kiểu dáng công nghiệp (“kiểu dáng công nghiệp” sau đây được gọi tắt là “KDCN”) là hai lĩnh vực quan trọng của hệ thống bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung, bảo hộ và thực thi quyền đối với KDCN nói riêng, được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ (“sở hữu trí tuệ” sau đây được gọi tắt là “SHTT”). Hai lĩnh vực này có mối quan hệ mật thiết với nhau, đặc biệt là mối quan hệ phụ thuộc và ảnh hưởng giữa quá trình xem xét, đánh giá khả năng được bảo hộ quyền đối với KDCN (được cấp Bằng độc quyền KDCN xác lập quyền) và quá trình xác định yếu tố xâm phạm quyền (yếu tố xâm phạm quyền/hành vi xâm phạm quyền – giám định xâm phạm quyền). Mối quan hệ này thực chất được phản ánh trên thực tế với một bên thực hiện việc 4 xác lập quyền (Cơ quan cấp văn bằng - Cục Sở hữu Trí tuệ) và một bên là đơn vị/tổ chức thực hiện việc giám định (Cơ quan giám định - hiện nay mới có Viện Khoa học sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện công việc giám định). Trong đó, giám định xâm phạm quyền đóng vai trò cung cấp chứng cứ chuyên môn nhằm giúp cơ quan thực thi xác định Yếu tố xâm phạm/hành vi xâm phạm và các nội dung liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về KDCN. 1. Lý do nghiên cứu Thực tiễn hoạt động xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền đối với KDCN đã chỉ ra rằng có nhiều vấn đề về pháp luật, nội dung, cách thức thực hiện trong việc xác định yếu tố xâm phạm là thống nhất với việc thẩm định nội dung trong quá trình xác lập quyền. Những thông tin, sự kiện và phương pháp kỹ thuật được sử dụng trong quá trình xác lập quyền là cơ sở cho việc xác định phạm vi bảo hộ, đánh giá tính tương tự, xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với KDCN. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng, khả năng trở thành căn cứ lý luận, thực tiễn hoặc pháp lý của các thông tin, sự kiện, phương pháp đã được áp dụng trong quá trình xác lập quyền đối với quá trình giám định xâm phạm KDCN đến đâu là điều chưa được làm rõ. Đề tài này nhằm giải quyết các vấn đề nói trên. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về KDCNđã được thực hiện bởi nhiều tác giả trong và ngoài nước, điển hình là một số nghiên cứu sau: - Tác giả Nguyễn Bá Bình nghiên cứu về KDCN với đề tài: “Bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam – Pháp luật và thực tiễn”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2005. Trong tác phẩm này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu phân tích về hệ thống bảo hộ quyền SHCN đối với KDCN ở Việt Nam. - Nghiên cứu về KDCN cũng được nhiều sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường ĐHKHXH&NV chọn làm đề tài nghiên cứu. Sinh viên Nguyễn Văn Tình K50 và Đỗ Văn Uân K48 … đã có đề tài nghiên cứu về: 5 “Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống bổ trợ thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp”. Mục đích của nghiên cứu là đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống bổ trợ thực thi về những quy định của pháp luật và hệ thống các cơ quan thực thi đối với KDCN. Trên cơ sở tìm hiểu những nghiên cứu trên, tác giả thấy rằng nghiên cứu về lý luận bảo hộ KDCN tại Việt Nam đã có nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu về những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa đối tượng được bảo hộ KDCN với các đối tượng được bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ khác cũng như việc đi sâu nghiên cứu về pháp luật nước ngoài để tìm ra và đề xuất những giải pháp giải quyết các tranh chấp xảy ra tại Việt Nam là một hướng làm mới. - Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền với đề tài “Những điểm tương đồng và khác biệt giữa đối tượng được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khác” đã phân tích sự khác biệt và tương đồng đối tượng được bảo hộ KDCN với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, nhãn hiệu. Trên bình diện quốc tế, khi nghiên cứu về kiểu dáng công nghiệp có thể điểm một số công trình sau: - Nghiên cứu của Sangyook Cha, Bảo hộ pháp lý đối với kiểu dáng công nghệp và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng từ thực tiễn so sánh giữa Nhật Bản và Hàn Quốc (1), trong công trình này tác giả phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa pháp luật về SHCN khi bảo hộ KDCN và pháp luật quyền tác giả khi bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, bằng cách so sánh quy định của Nhật Bản và Hàn Quốc, tác giả đã chỉ ra những điểm mạnh và nhược điểm trong những quy định trên. (1) Sangyook Cha, 2009, Legal Protection of Design or Applied Art With the focus on the comparison of the Korean and Japan legal approaches to design law, unfair competition law and copyright law for design, IIP Bulletin 2009 6 - Nghiên cứu của Jean-François Guillot (2) với tiêu đề “Bảo hộ quyền SHCN đối với KDCN và quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng tại Pháp”, trong công trình này tác giả đã nêu lên xung đột trong việc bảo hộ KDCN và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng trên cơ sở điểm nguyên tắc bảo hộ độc lập đối với KDCN và bảo hộ tự động đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, về tính mới của KDCN với nguyên tắc tính nguyên gốc của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Điểm qua những công trình khoa học trên, có thể nhận định rằng hiện nay không có nhiều công trình khoa học hoặc đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền đối với KDCN, chủ yếu là các đề tài nghiên cứu riêng lẻ về xác lập quyền đối với KDCN hoặc về giám định xâm phạm quyền, về xung đột giữa KDCN với các đối tượng khác của quyền SHTT. Bởi vậy đề tài Luận văn “Nghiên cứu mối quan hệ pháp lý giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về kiểu dáng công nghiệp” là nghiên cứu các công đoạn của quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp mang tính mới cả về phương diện lý thuyết và cơ sở thực tiễn. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của đề tài nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về mối liên hệ, phụ thuộc, ảnh hưởng của quá trình xác lập quyền (quá trình xem xét, đánh giá khả năng được bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ KDCN) đối với quá trình giám định xâm phạm KDCN (xác định phạm vi quyền, xác định yếu tố bị xâm phạm), từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật về mối quan hệ giữa xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN. (2) Jean-François Guillot, 2008, Copyright Protection for Design and Applied Art In France, Prenton, Merseyside, CH43 Full Address 7 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của Đề tài tập trung chủ yếu ở các nội dung sau: - Nghiên cứu các quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về KDCN vào quá trình xác lập quyền, giám định xâm phạm quyền đối với KDCN ở Việt Nam; - Nghiên cứu thực tiễn hoạt động giám định, kinh nghiệm giải quyết các vụ việc trong nước và quốc tế về xâm phạm quyền đối với KDCN. 5. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu của Luận văn tập trung làm rõ một số vấn đề sau đây: - Mối liên hệ giữa quá trình xác lập quyền và quá trình giám định xâm phạm KDCN được thể hiện như thế nào? - Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện chính sách pháp luật giải quyết mối quan hệ giữa xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN? 6. Giả thuyết nghiên cứu - Mối liên hệ giữa quá trình xác lập quyền và quá trình giám định xâm phạm KDCN được thể hiện trên các khía cạnh sau đây: + Mối liên hệ giữa hoạt động xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền đối với KDCN có vị trí và ý nghĩa pháp lý quan trọng trong hoạt động bảo hộ và thực thi quyền; + Kết quả của hoạt động xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền cũng là các căn cứ quan trọng để giải quyết các vụ việc xử lý xâm phạm quyền, cho hoạt động thực thi. - Cần có những giải pháp sau đây để hoàn thiện chính sách pháp luật giải quyết mối quan hệ giữa xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN: + Xây dựng các qui định pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN, để điều chỉnh một cách chi tiết, cụ thể cách thức thực hiện hai qui trình nhằm có thể áp dụng kết quả của quy trình này vào các khâu tương ứng của quy trình kia và ngược lại. 8 + Việc xác lập quyền và việc giám định xâm phạm quyền đối với KDCN phải được thực hiện theo quy trình kỹ thuật độc lập với nhau; + Đảm bảo sự thống nhất về thông tin để không chứa đựng những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò bổ sung, bổ trợ lẫn nhau giữa hai quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền; 7. Luận cứ nghiên cứu Đề tài được tiến hành xem xét một cách toàn diện, có hệ thống trên cơ sở nghiên cứu các khía cạnh pháp lý, học thuật, thông tin và kỹ thuật của hai quy trình này; đồng thời phân tích, so sánh nhằm làm rõ về nội dung, trình tự, vị trí, ý nghĩa của việc xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền, kết hợp với thực tiễn của thế giới và hoàn cảnh của Việt Nam. 8. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu dựa vào ba phương pháp chính sau: - Nghiên cứu tài liệu trong nước và quốc tế: sưu tầm và tập hợp các tài liệu có liên quan đến các văn bản pháp luật, quy trình và các tài liệu có liên quan đến thực tiễn hoạt động xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền; - Khảo sát thực tiễn tại Cơ quan xác lập quyền (Cục Sở hữu trí tuệ) và Cơ quan giám định (Viện Khoa học sở hữu trí tuệ) về quy trình nghiệp vụ xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền đối với KDCN; có kết hợp với phỏng vấn một số bộ phận trực tiếp xử lý từng công đoạn trong quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN; - Phân tích và tổng hợp các thông tin, tư liệu có được từ hai phương pháp nói trên. 9. Bố cục của luận văn Luận văn được chia thành 4 chương, trong mỗi chương có các bảng biểu nhằm làm rõ hơn nội dung cần nghiên cứu, cụ thể gồm: - Chương 1: Khái quát về quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm kiểu dáng công nghiệp. Chương này được chia làm 3 phần lớn đề cập đến khái niệm, nội dung và trình tự việc xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền. 9 - Chương 2: Lý luận về mối quan hệ giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm kiểu sáng công nghiệp. Chương này đề cập đến các khía cạnh pháp lý, học thuật, thực tiễn và kỹ thuật thực hiện các công đoạn của quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền. - Chương 3: Vận hành mối quan hệ giữa quá trình xác lập quyền và giám định kiểu dáng công nghiệp. Chương này đề cấp đến thực tiễn vẫn hành mối quan hệ này ở một số nước tiêu biểu trên thế giới và tại Việt Nam. - Chương 4: Hoàn thiện chính sách pháp luật về mối quan hệ giữa quá trình xác lập quyền và giám định kiểu dáng công nghiệp. Chương này đề cập đến nguyên tắc xây dựng và giải pháp hoàn thiện chính sách về mối quan hệ giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN. 10 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH XÁC LẬP QUYỀN VÀ GIÁM ĐỊNH XÂM PHẠM KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP 1.1. Khái niệm, nội dung, trình tự thực hiện việc xác lập quyền Xác lập quyền đối với KDCN là toàn bộ quá trình đăng ký từ khi nộp đơn, thẩm định đơn cho đến việc ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ (Bằng độc quyền KDCN). Việc xác lập quyền còn là một quá trình phản ánh mối quan hệ giữa người nộp đơn và Cơ quan cấp văn bằng (Cục Sở hữu trí tuệ), cụ thể là mối quan hệ tại thời điểm xem xét về mặt hình thức và nội dung của đơn đăng ký trước khi ra quyết định về việc cấp Bằng độc quyền KDCN (được hiểu là quá trình xem xét đơn đăng ký) và mối quan hệ tại thời điểm sau khi ra thông báo quyết định về việc cấp Bằng độc quyền KDCN (được hiểu là quá trình khiếu nại, phản đối). Trong các mối quan hệ đó có thể xuất hiện người thứ ba - người có ý kiến về việc xem xét đơn hoặc phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ. Như vậy, quá trình xác lập quyền sẽ xuất hiện các chủ thể sau: (i) Người nộp đơn (chủ sở hữu); (ii) Cơ quan cấp văn bằng; (iii) Người thứ ba (người phản đối việc cấp văn bằng). Về cơ bản, mục đích, nội dung, cách thức tiến hành công việc của các chủ thể nói trên (chủ yếu là người nộp đơn và Cơ quan cấp văn bằng) trong quá trình xác lập quyền là khác nhau. Nội dung tổng quát của việc xác lập quyền là quá trình xem xét đơn đăng ký về mặt hình thức và về mặt nội dung để đưa ra quyết định về việc có hay không cấp văn bằng bảo hộ, hoặc về hiệu lực của văn bằng bảo hộ đã cấp. Trình tự xác lập quyền đối với KDCN gồm có các công đoạn chính sau đây: 11 (i) Tiếp nhận đơn đăng ký; (ii) Thẩm định (xét nghiệm) hình thức đơn; (iii) Công bố đơn; (iv) Thẩm định nội dung đơn theo yêu cầu; (v) Ra quyết định về việc cấp Bằng độc quyền KDCN và đăng bạ; (vi) Xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ / khiếu nại (3). 1.1.1. Mục đích, nội dung và cách thức thực hiện trình tự xác lập quyền Với các công đoạn nêu trên, thì mục đích, nội dung và cách thức thực hiện trình tự xác lập quyền được tiến hành tuần tự theo các công đoạn thể hiện trong Bảng 1.1. Bảng 1.1. Trình tự xác lập quyền đối với KDCN Công đoạn Mục đích Nội dung Cách thức thực hiện (i) Tiếp nhận đơn Ghi nhận ngày nộp đơn Làm rõ các thông tin về người nộp đơn hoặc đại diện người nộp đơn (nếu có) và xác định KDCN nêu trong đơn. - Xem xét, kiểm tra sự có mặt của các tài liệu nêu trong đơn: thông tin tại tờ khai đăng ký, phạm vi bảo hộ trên cơ sở hình/ảnh và bản mô tả thể hiện KDCN; chứng từ phí và lệ phí - Xác nhận ngày nộp đơn (tại thời điểm đơn được nhận tại bộ phận tiếp nhận đơn) (ii) Thẩm định hình thức Đánh giá tính hợp lệ của đơn Xem xét việc tuân thủ các quy định hiện hành về hình thức của đơn để kết luận về tính hợp lệ - Kiểm tra hình thức các tài liệu của đơn - Kiểm tra sơ bộ nội dung các tài liệu của đơn - Kết luận về tính hợp lệ của đơn - Xác định ngày nộp đơn (3) Cục SHTT, 2009, Quy chế thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 2381/QĐ-SHTT ngày 8/12/2009 12 Công đoạn Mục đích Nội dung Cách thức thực hiện hợp lệ/ngày ưu tiên (iii) Công bố Người thứ ba có Công bố trên Công báo đơn thể tiếp cận các thông tin cơ bản về thông tin chi tiết đơn hợp lệ về bản chất của KDCN nêu trong đơn, có ý kiến về việc cấp văn bằng bảo hộ Công bố các thông tin cơ bản về đơn hợp lệ, bao gồm: - Người nộp đơn (iv) Thẩm định nội dung Đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho KDCN nêu trong đơn Xem xét KDCN (sản phẩm/bộ sản phẩm) nêu trong đơn có đáp ứng đầy đủ ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật hiện hành hay không; xác định phạm vi bảo hộ tương ứng - Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ KDCN - Đánh giá đối tượng nêu trong đơn theo từng điều kiện bảo hộ: tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp - Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (v) Ra quyết định về việc cấp Bằng độc quyền KDCN; Đăng bạ, công bố Bằng độc quyền KDCN - Công nhận và bảo hộ độc quyền đối với KDCN; công bố thông tin về bản chất của KDCN được bảo hộ phục vụ việc tra cứu; hoặc - Từ chối bảo hộ đối với đối tượng nêu trong đơn - Cấp Bằng độc quyền KDCN; ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về KDCN; hoặc - Từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với đối tượng nêu trong đơn - Ra quyết định cấp Bằng độc quyền KDCN, trong đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng và thời hạn hiệu lực; ghi nhận thông tin thư mục về văn bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia; công bố quyết định cấp Bằng độc quyền KDCN trên Công báo; hoặc - Ra thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với đối tượng nêu trong đơn (vi) Xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ/ khiếu nại Thay đổi phạm vi, hiệu lực bảo hộ đối với KDCN Kiểm tra lại các công đoạn liên quan của quy trình xử lý đơn đăng ký KDCN để kết luận về phạm vi, hiệu lực của văn bằng bảo hộ - Ra quyết định về việc chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ - Ra quyết định về việc thay đổi phạm vi bảo hộ KDCN 13 - Ngày nộp đơn/ngày ưu tiên - Hình/ảnh của KDCN (sản phẩm/bộ sản phẩm) - Bản mô tả KDCN 1.1.2. Kết quả và ý nghĩa pháp lý của quá trình xác lập quyền Mỗi công đoạn nói trên của quá trình xác lập quyền đối với KDCN đều cho kết quả tương ứng và có ý nghĩa pháp lý nhất định, được thể hiện trong Bảng 1.2. Bảng 1.2. Kết quả và ý nghĩa pháp lý của quá trình xác lập quyền đối với KDCN Công đoạn Kết quả Giải thích (i) Tiếp nhận Ngày nộp đơn Trong trường hợp đơn đơn được xác nhận được tiếp nhận, Cơ quan cấp văn bằng đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn và số đơn vào Tờ khai đăng ký Ý nghĩa pháp lý Ngày nộp đơn được xác nhận là cơ sở để xác định ngày nộp đơn hợp lệ/ngày ưu tiên trong công đoạn thẩm định hình thức (ii) Thẩm định hình thức Ngày nộp đơn hợp lệ/ngày ưu tiên được xác định Trong trường hợp đơn hợp lệ, Cơ quan cấp văn bằng xác định ngày nộp đơn hợp lệ/ngày ưu tiên Ngày nộp đơn hợp lệ là ngày đơn được Cơ quan cấp văn bằng tiếp nhận ghi trên dấu nhận đơn đóng trên Tờ khai đăng ký Ngày nộp đơn là mốc thời gian để xác định: - Ngày ưu tiên - Thời hạn công bố đơn (tiến hành công bố đơn) - Thời hạn bảo hộ KDCN (iii) Công bố đơn - Hình/ảnh của KDCN (sản phẩm/bộ sản phẩm) và bản mô tả KDCN được công bố - Ngày công bố đơn được xác định - Bản mô tả KDCN là tài liệu mô tả một cách vắn tắt về hình dáng của KDCN (sản phẩm/ bộ sản phẩm), trong đó thể hiện những tiêu chí chủ yếu về hình khối, đường nét, bố trí, tương quan vị trí và màu sắc của KDCN nhằm mục đích thông tin - Ngày công bố đơn là ngày đơn hợp lệ được Cơ quan cấp văn bằng - Tài liệu mô tả KDCN và hình/ảnh của KDCN là tài liệu bổ trợ cho việc xác định hình dáng bên ngoài của KDCN - Ngày công bố đơn: (i) là mốc thời gian để xác định thời hạn dành cho người thứ ba có ý kiến về việc cấp bằng độc quyền KDCN (thời hạn: từ ngày công bố đơn đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng); (ii) là mốc thời gian để xác 14 Công đoạn Kết quả Giải thích Ý nghĩa pháp lý công bố trên Công báo định thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký; (iii) là mốc thời gian để xác định quyền tạm thời của chủ sở hữu KDCN (thời gian được hưởng quyền tạm thời: từ ngày công bố đơn đến ngày cấp bằng độc quyền) (iv) Thẩm định nội dung - Tình trạng kỹ thuật của KDCN được xác định - Khả năng bảo hộ KDCN được xác định theo các điều kiện bảo hộ - Phạm vi bảo hộ KDCN được xác định - Tình trạng kỹ thuật của KDCN là mọi thông tin về KDCN nêu trong đơn được công bố trước ngày nộp đơn/ngày ưu tiên của đơn đăng ký, bao gồm các đơn/văn bằng bảo hộ KDCN có liên quan, các tài liệu được công bố rộng rãi nói về KDCN... - Điều kiện bảo hộ KDCN gồm có: tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp - Phạm vi bảo hộ KDCN hoặc yêu cầu bảo hộ KDCN thuộc các hình/ảnh thể hiện KDCN, xác định phạm vi quyền đối với KDCN bằng cách chỉ rõ các đặc điểm về hình khối, đường nét, bố trí, tương quan vị trí, màu sắc để xác định bản chất của KDCN - Tình trạng kỹ thuật của KDCN là cơ sở để Cơ quan cấp văn bằng bảo hộ đánh giá tính mới, tính sáng tạo của KDCN - KDCN đáp ứng đầy đủ “các điều kiện bảo hộ” mới được cấp bằng độc quyền; ít nhất một trong “các điều kiện bảo hộ” không được đáp ứng thì KDCN không được được cấp bằng độc quyền - Phạm vi bảo hộ KDCN xác định phạm vi quyền hợp pháp của chủ sở hữu đối với KDCN, là cơ sở để chủ sở hữu thực hiện quyền sở hữu công nghiệp của mình đối với KDCN (v) Ra quyết định về việc cấp Bằng - Bằng độc quyền KDCN được cấp; hoặc - Bằng độc quyền KDCN là văn bản do Cơ quan cấp văn bằng “Bằng độc quyền KDCN” ghi nhận các thông tin sau đây: 15 Công đoạn Kết quả Giải thích Ý nghĩa pháp lý độc quyền; Đăng bạ, công bố Bằng độc quyền - Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ cấp cho chủ sở hữu KDCN nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN Hiệu lực Bằng độc quyền KDCN được duy trì trong 5 năm và được gia hạn 2 lần liên tiếp - Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ là văn bản do Cơ quan cấp văn bằng ban hành, trong đó nêu rõ lý do từ chối cấp văn bằng bảo hộ - Chủ sở hữu, tác giả - Đối tượng được bảo hộ KDCN: hình/ảnh của KDCN (sản phẩm/bộ sản phẩm), xác định các phương án bảo hộ; - Thời hạn bảo hộ KDCN (vi) Xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ/khiếu nại về phạm vi, hiệu lực văn bằng bảo hộ Quyết định về việc chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ/quyết định giải quyết khiếu nại về phạm vi, hiệu lực văn bằng bảo hộ Quyết định về việc chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực là văn bản hành chính của Cơ quan cấp văn bằng kết luận về hiệu lực/phạm vi bảo hộ của văn bằng bảo hộ KDCN trên cơ sở xem xét đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ KDCN tương ứng/đơn khiếu nại về phạm vi, hiệu lực của văn bằng bảo hộ KDCN tương ứng - Văn bằng bảo hộ KDCN có thể bị chấm dứt/hủy bỏ một phần/toàn bộ hiệu lực kể từ ngày ra quyết định về việc chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ/quyết định giải quyết khiếu nại liên quan đến hiệu lực văn bằng bảo hộ - Phạm vi bảo hộ KDCN (thuộc văn bằng bảo hộ) có thể được mở rộng hoặc bị thu hẹp theo quyết định giải quyết khiếu nại liên quan đến phạm vi bảo hộ KDCN * Nhận xét: Trong quá trình xác lập quyền như đã phân tích tại Bảng 1.1 và Bảng 1.2 nói trên, đối tượng được xem xét là hình dáng bên ngoài của KDCN nêu trong đơn đăng ký (dưới dạng hình/ảnh hoặc bản vẽ kỹ thuật). Chủ thể thực hiện việc thẩm định là Cơ quan cấp văn bằng. Mục tiêu của toàn bộ quá trình đó nhằm đưa ra kết luận KDCN (sản phẩm hoặc bộ sản phẩm) có được bảo 16 hộ hay không, nói cách khác là KDCN có được cấp bằng độc quyền hay không. Công đoạn quan trọng và quyết định là thẩm định nội dung đơn đăng ký, cụ thể là đánh giá đối tượng theo các điều kiện bảo hộ: tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp, trong đó quan trọng nhất là điều kiện về tính mới và tính sáng tạo. Để đưa ra kết luận về KDCN nêu trong đơn có hay không đáp ứng điều kiện về tính mới, tính sáng tạo, Cơ quan cấp văn bằng thường phải thực hiện hai công việc sau đây: (i) Tra cứu thông tin về tình trạng kỹ thuật của KDCN để tìm KDCN đối chứng có hình dáng trùng lặp hoặc tương tự với KDCN nêu trong đơn, bằng cách sử dụng nguồn thông tin được lưu trữ tại Cơ quan cấp văn bằng; và (ii) So sánh các đặc điểm tạo dáng về hình khối, đường nét, bố trí, tương quan vị trí và mầu sắc (nếu có) của KDCN nêu trong đơn với các đặc điểm tương ứng của KDCN đối chứng để đánh giá tính mới, tính sáng tạo; xác định đặc điểm nào là đặc điểm tạo dáng cơ bản trên cơ sở áp dụng các quy định, quy chế, tiền lệ tương ứng. Kết quả của việc tra cứu thông tin về KDCN đối chứng thường được thể hiện dưới dạng báo cáo kết quả tra cứu; kết quả so sánh các đặc điểm tạo dáng và đánh giá đối tượng theo các điều kiện bảo hộ được thể hiện dưới dạng báo cáo kết quả thẩm định nội dung và được lưu giữ tại hồ sơ đơn đăng ký. Tất cả các tài liệu, thông tin liên quan đến bản chất, phạm vi bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn, kể cả các thông báo của xét nghiệm viên về nội dung và tài liệu sửa đổi nội dung đơn của người nộp đơn đều được lưu giữ tại hồ sơ nhằm phục vụ việc xem xét lại, hoặc giải quyết tranh chấp, khiếu nại sau này liên quan đến phạm vi, hiệu lực bảo hộ của văn bằng bảo hộ. Như vậy, việc xác lập quyền đối với KDCN là một quá trình gồm có nhiều công đoạn (06 công đoạn như đã nêu tại Bảng 1.1 và Bảng 1.2), mỗi công đoạn đều có mục đích, nội dung và cách thức tiến hành khác nhau, cho các kết quả khác nhau với ý nghĩa/giá trị pháp lý khác nhau, nhằm thừa nhận 17 quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN được bảo hộ, trong phạm vi, thời hạn bảo hộ tương ứng. 1.2. Khái niệm, nội dung, trình tự thực hiện việc giám định xâm phạm quyền Giám định xâm phạm KDCN là hoạt động dịch vụ cung cấp ý kiến chuyên môn hoặc chứng cứ chuyên môn về những vấn đề liên quan đến thực thi quyền đối với KDCN, xâm phạm quyền đối với KDCN. Loại hình dịch vụ này thường được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận với một trong các bên tranh chấp về KDCN hoặc theo yêu cầu của cơ quan thực thi. Người thực hiện dịch vụ này được gọi là giám định viên về KDCN, là người có trình độ chuyên môn phù hợp, được đào tạo, có kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết về lĩnh vực tương ứng, được cơ quan có thẩm quyền cấp Thẻ giám định viên. Người được cấp Thẻ giám định viên có thể hoạt động độc lập hoặc hoạt động trong một tổ chức giám định. Quá trình giám định xâm phạm KDCN do giám định viên hoặc do tổ chức giám định hoặc cơ quan thực thi thực hiện là quá trình phức tạp, gồm nhiều công đoạn đòi hỏi những kỹ năng chuyên sâu. Theo quy định hiện hành liên quan đến hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ nói chung, KDCN nói riêng (Nghị định số 119/2010NĐ-CP ngày 30/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP), nội dung giám định bao gồm 04 vấn đề sau: (4) - Xác định phạm vi bảo hộ của KDCN (Giám định tình trạng bảo hộ) Mục đích của việc giám định tình trạng bảo hộ của KDCN là kiểm tra căn cứ phát sinh/xác lập quyền đối với KDCN và xác định giới hạn của quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể là (i) Kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ, tài liệu, bằng chứng chứng minh căn cứ phát sinh/xác lập quyền được bảo hộ đối với KDCN (bản gốc hoặc bản sao Văn bằng bảo hộ, các tài liệu thể hiện bản chất, nội dung của KDCN…); (ii) Kết luận về việc có hay không quyền sở hữu công nghiệp được xác lập đối với KDCN được đề cập tới trong (4) Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ, 2011, Hướng dẫn nộp đơn giám định, www.vipri.gov.vn 18 vụ việc giám định; (iii) Kiểm tra hiệu lực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được phát sinh/xác lập đối với KDCN (thời hạn bảo hộ, tình trạng duy trì/gia hạn/chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực, lãnh thổ bảo hộ, tình trạng chuyển giao/chuyển nhượng…); (iv) Xác định giới hạn nội dung thuộc phạm vi bảo hộ KDCN, cụ thể là xác định bản chất của đối tượng được ghi nhận trong Văn bằng bảo hộ hoặc trong Đăng bạ quốc gia. - Xác định có hay không sự trùng/tương tự/tương đương/gây nhầm lần/khó phân biệt/sao chép giữa đối tượng được xem xét với KDCN được bảo hộ (Giám định tính tương tự) Mục đích của việc giám định tính tương tự là thông qua việc đánh giá mức độ tương tự về nội dung/bản chất giữa đối tượng được xem xét và KDCN được bảo hộ nhằm xác định một căn cứ quan trọng để kết luận đối tượng được xem xét có nằm trong phạm vi bảo hộ của đối tượng được bảo hộ hay không hoặc có phải là yếu tố xâm phạm quyền được bảo hộ hay không, cụ thể là (i) Xác định phạm vi bảo hộ KDCN, (ii) So sánh đối tượng được xem xét với KDCN được bảo hộ theo các tiêu chí phù hợp, (iii) Kết luận về khả năng, mức độ tương tự giữa đối tượng được xem xét và KDCN được bảo hộ. - Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với KDCN được bảo hộ hay không (Giám định yếu tố xâm phạm) Mục đích của việc giám định yếu tố xâm phạm là thông qua việc đánh giá đối tượng được xem xét có phải là/có chứa đựng yếu tố xâm phạm hay không nhằm xác định một trong các căn cứ quan trọng để kết luận một hành vi có liên quan đến đối tượng bị xem xét có phải là hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN được bảo hộ hay không, cụ thể là (i) Xác định phạm vi bảo hộ KDCN, (ii) So sánh đối tượng được xem xét với KDCN được bảo hộ nhằm xác định có hay không sự trùng/tương đương/tương tự/khó phân biệt/gây nhầm lẫn/sao chép giữa hai đối tượng đó, (iii) Đánh giá các điều kiện khác, (iv) Kết luận đối tượng được xem xét có phải là/có chứa đựng yếu tố xâm phạm quyền được bảo hộ đối với KDCN hay không. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất