Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài trường hợp...

Tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài trường hợp ở các quốc gia đông nam á

.PDF
83
419
91

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ TUYẾT NHUNG NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA THAM NHŨNG VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: TRƯỜNG HỢP Ở CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ TUYẾT NHUNG NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA THAM NHŨNG VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: TRƯỜNG HỢP Ở CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ THỊ MINH HẰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài: trường hợp ở các quốc gia Đông Nam Á” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Bùi Thị Tuyết Nhung MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ TÓM TẮT CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ..................................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu: ....................................................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: ................................................... 3 5. Cấu trúc bài nghiên cứu: .............................................................................................. 3 6. Ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu: ........................................................................ 4 CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA THAM NHŨNG VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .................................................................................... 5 2.1. Tham nhũng ................................................................................................................. 5 2.1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 5 2.1.2. Phân loại ........................................................................................................... 5 2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường tham nhũng .................................................................. 7 2.1.4. Tác động của tham nhũng đến nền kinh tế ................................................... 8 2.1.4.1. Tham nhũng tác động tiêu cực đến nền kinh tế ................................. 8 2.1.4.2. Tham nhũng tác động tích cực đến nền kinh tế ................................. 9 2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài....................................................................................... 9 2.2.1. Khái niệm ......................................................................................................... 9 2.2.2. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia ............... 10 2.2.3. Các yếu tố tác động đến FDI ........................................................................ 12 2.2.3.1. Quy mô thị trường............................................................................... 13 2.2.3.2. Mở cửa thương mại ............................................................................. 14 2.2.3.3. Tỷ giá hối đoái ..................................................................................... 15 2.2.3.4. Năng suất lao động .............................................................................. 15 2.2.3.5. Giá trị gia tăng trong ngành sản xuất ............................................... 16 2.2.3.6. Tiết kiệm trong nước .......................................................................... 16 2.2.3.7. Ổn định chính trị ................................................................................. 17 2.3. Mối quan hệ giữa tham nhũng và dòng vốn FDI ................................................. 18 2.3.1. Tham nhũng tác động tiêu cực dòng vốn FDI ............................................ 18 2.3.1.1. Tham nhũng tác động tiêu cực đến các quốc gia đang phát triển 18 2.3.1.2. Tham nhũng tác động tiêu cực tới các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn các công ty nội địa ......................................................................... 19 2.3.1.3. Tham nhũng tác động tiêu cực tới các nhóm quốc gia khác nhau. 19 2.3.2. Tham nhũng tác động tích cực dòng vốn FDI ............................................ 20 2.3.3. Tham nhũng không tác động dòng vốn FDI ............................................... 21 2.3.4. Quan hệ ngược chiều giữa dòng vốn FDI tác động tham nhũng - bằng chứng về mối quan hệ nội sinh. .............................................................................. 21 2.3.5 Tổng hợp mối quan hệ giữa tham nhũng và dòng vốn FDI ....................... 22 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU25 3.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................................. 25 3.1.1. Dữ liệu ............................................................................................................ 25 3.1.2. Phân tích về số liệu tham nhũng và FDI trong giai đoạn nghiên cứu: ..... 25 3.1.2.1. Về số liệu tham nhũng......................................................................... 25 3.1.2.2. Về số liệu FDI ...................................................................................... 28 3.1.3. Mô hình .......................................................................................................... 30 3.1.3.1. Các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu ........................................... 32 3.1.3.2. Giả thiết nghiên cứu: .......................................................................... 35 3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 36 3.2.1. Phương pháp hồi quy .................................................................................... 36 3.2.2. Các kiểm định mô hình: ............................................................................... 38 3.2.2.1. Hiện tượng đa cộng tuyến................................................................... 38 3.2.2.2. Hiện tượng phương sai thay đổi ........................................................ 39 3.2.2.3. Hiện tượng tự tương quan .................................................................. 39 3.2.2.4. Hiện tượng nội sinh ............................................................................. 40 3.2.3. Phương pháp hồi quy khắc phục: Phương pháp GMM (Generalized Method of Moments) ............................................................................................... 40 3.2.3.1. Phương pháp GMM ............................................................................ 40 3.2.3.2. Ưu điểm của phương pháp GMM ..................................................... 41 3.2.3.3. Tính chất của phương pháp ước lượng GMM ................................. 43 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 44 4.1. Phân tích thống kê mô tả ........................................................................................ 44 4.2. Kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyến ........................................................ 46 4.2.1. Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến ............................. 46 4.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến .............................................................................. 47 4.2.3. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư - Greene (2000)........... 49 4.2.4. Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư - Wooldridge (2002) và Drukker (2003).................................................................................................................. 49 4.3. Phân tích kết quả hồi quy ........................................................................................ 50 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN............................................................................................... 57 5.1. Kết luận ....................................................................................................................... 57 5.2. Gợi ý chính sách ........................................................................................................ 57 5.3. Hạn chế đề tài: ........................................................................................................... 59 5.4. Hướng mở rộng đề tài: ............................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT FDI C FFC MNCS IT Đầu tư trực tiếp nước ngoài Chỉ số cảm nhận tham nhũng Chỉ số tự do không có tham nhũng Các công ty đa quốc gia Tổ chức minh bạch quốc tế IMF Quỹ tiền tệ thế giới WB Ngân hàng thế giới UNCTAD GMM Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển Mô hình Moments tổng quát DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Phân loại các yếu tố quyết định dòng vốn FDI của UNCTAD 13 Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tham nhũng và FDI ................................................................................................. 22 Bảng 3.1: Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) và tự do không có tham nhũng (FFC) trung bình ở các quốc gia Đông Nam Á .............................. 26 Bảng 3.2: Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu ............ 34 Bảng 3.3: Chiều tác giả kỳ vọng của kết quả hồi quy ................................ 36 Bảng 4.1. Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình ............................ 44 Bảng 4.2: Kết quả ma trận tự tương quan ................................................. 46 Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai .................................................................................................................... 47 Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi mô hình ........................ 49 Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra tự tương quan mô hình ................................. 50 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình ............................................................. 51 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Chỉ số cảm nhận tham nhũng ở các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2005-2014 ...................................................................................26 Biểu đồ 3.2: Chỉ số tự do không tham nhũng (FFC) ở các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2005-2014 ......................................................................27 Biểu đồ 3.3: Dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2005-2014 ..........................................................................................28 Biểu đồ 3.4: Dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia Đông Nam Á trong hai năm 2005 và năm 2014 ..............................................................................29 TÓM TẮT Trong bài nghiên cứu này, tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tác động của tham nhũng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trong sự kiểm soát của các yếu tố về thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình Arellano và Bond trên nền tảng phương pháp GMM cho bộ dữ liệu bảng từ 10 quốc gia khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn từ năm 1995-2014, với kỳ quan sát tính theo năm. Bài nghiên cứu tìm thấy bằng chứng chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) và chỉ số tự do không có tham nhũng (FFC) tác động cùng chiều với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này có nghĩa tham nhũng tác động tiêu cực đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, cụ thể là khi tham nhũng gia tăng hay chỉ số cảm nhận tham nhũng (chỉ số tự do không có tham nhũng) giảm đi 1 điểm sẽ làm cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc gia giảm 13.7% (4.09%). 1 CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng đóng vai trò quan trọng đến sự tăng trưởng kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cung cấp nguồn vốn cho đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến, tạo ra những sản phẩm mới, mở ra thị trường mới…cho những quốc gia tiếp nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh quan trọng đối với việc chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển và làm cầu nối thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, một nhân tố đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Tham nhũng là việc lạm dụng chức vụ công cho lợi ích cá nhân (Roy và Oliver, 2009). Định nghĩa này được đề cập phổ biến trong các báo cáo về nhận thức mức độ tham nhũng quốc gia (Transparency International, 2010). Tham nhũng có thể “ăn mòn” sự liêm chính của cả hệ thống chính trị một quốc gia; có thể làm giảm hiệu quả công việc, làm méo mó chính sách công, làm chậm quá trình truyền bá thông tin, tác động tiêu cực đến phân phối thu nhập và tăng tỷ lệ nghèo đói của một quốc gia. Điều đáng nói là ngày nay, tham nhũng trong hoạt động đầu tư đang dần trở thành một “thói quen” làm việc của các doanh nghiệp và là một vấn đề đáng báo động đối với các quốc gia đang phát triển. Kwok và Tadesse (2006) kết luận rằng các công ty đa quốc gia (MNCs) thường lo ngại đối với sự không chắc chắn của khoản chi phí bổ sung liên quan đến tham nhũng vào chi phí hoạt động. Do đó, tham nhũng được coi là một rào cản đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (Judge, McNatt và Xu, 2011). Tuy nhiên có một số quan điểm trái ngược cho rằng tồn tại tham nhũng là điều cần thiết - một chất bôi trơn cho các giao dịch (Meon và Weill, 2010), đặc biệt khi các “lỗ hỏng thể chế “ ngày càng phổ biến trong nền kinh tế phát triển (Khanna & Palepu, 2010). Điển hình như giả thuyết “grease the wheels’’ khẳng định rằng tham nhũng có thể cải thiện hiệu quả bằng cách giảm các lệch lạc gây ra bởi các tổ chức hoạt động và bộ máy quan liêu kém hiệu quả (Huntington, 1968; Leff, 1964). Theo số liệu về chỉ số cảm nhận tham nhũng đánh giá mức độ tham nhũng tồn tại trong các giới công chức và chính trị gia của một quốc gia được công bố hàng năm của Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International) trong những năm gần đây cho thấy các nước Đông Nam Á (trừ Singapore, Malaysia và Brunei) thường được 2 xếp ở vị trí cuối bảng, có chỉ số cảm nhận tham nhũng dưới 3,5 điểm; điều này cho thấy tham nhũng tại các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á ngày càng gia tăng với nhiều hình thức phức tạp và tinh vi hơn. Từ sự thiếu nhất quán trong các nghiên cứu, đòi hỏi cần phải có nhiều hơn nữa những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những khu vực/quốc gia cụ thể đặc biệt là đối với khu vực Đông Nam Á khi mà tình trạng tham nhũng đang ở mức báo động. Tuy nhiên, tham nhũng không phải là yếu tố duy nhất có thể ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, sự hấp dẫn của một quốc gia trong việc thu hút đầu tư nước ngoài chính là lợi thế so sánh trong sản xuất quốc tế và môi trường đầu tư trong nước của quốc gia đó. Mục tiêu cuối cùng của đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhằm tìm kiếm lợi nhuận nên bất kỳ yếu tố nào góp phần gia tăng sự không chắc chắn và rủi ro đến hoạt động đầu tư sẽ làm cản trở việc đầu tư mới. Như vậy, ngoài việc xem xét nền kinh tế thuần túy, sự ổn định chính trị của quốc gia tiếp nhận đầu tư, môi trường kinh tế vĩ mô và phát triển thể chế cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xuất phát từ những bất cấp trên, trong bài nghiên cứu này tác giả sẽ kết hợp các yếu tố về thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô để xem xét tác động của tham nhũng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á khác trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2014. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của bài nghiên cứu để xem xét tác động của tham nhũng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trong sự kiểm soát các yếu tố về thể chế và môi trường vĩ mô tại các quốc gia Đông Nam Á. Từ đó, cung cấp thêm bằng chứng khoa học định lượng để các nhà làm chính sách có cái nhìn khách quan hơn về tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thể tham khảo kết quả bài nghiên cứu để đề ra các chính sách vĩ mô phù hợp hơn. 3 3. Câu hỏi nghiên cứu: Ở khía cạnh của bài nghiên cứu, tác giả tập trung trả lời hai câu hỏi sau đây: Một là, tham nhũng có tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia Đông Nam Á trong sự kiểm soát của các yếu tố môi trường vĩ mô và thể chế hay không? Hai là, nếu tham nhũng có tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sẽ tác động theo hướng tích cực hay tiêu cực, mức độ tác động ra sao? 4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu dùng dữ liệu được thu thập từ 10 nước Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myamar, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin, Singapore giai đoạn từ năm 1995 đến 2014 (không bao gồm Đông Timor vì số liệu cho quốc gia này chưa đầy đủ để phục vụ cho nghiên cứu này) trong giai đoạn 1995 - 2014 để tạo ra bộ dữ liệu bảng (Panel data). Dữ liệu được thu thập và tổng hợp từ bộ dữ liệu của ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức minh bạch quốc tế (IT) và Quỹ Di sản (Heritage foundation). Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu thực hiện định lượng trên dữ liệu bảng, sử dụng các phương pháp kiểm định nhằm kiểm soát các khiếm khuyết trên mô hình hồi quy, từ đó lựa chọn phương pháp kiểm soát các vấn đề khiếm khuyết tồn tại nhằm đưa ra kết quả định lượng tin cậy. Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 11 để thực hiện định lượng phục vụ cho việc kiểm định mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới sự kiểm soát của các biến thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô. 5. Cấu trúc bài nghiên cứu: Bố cục của bài nghiên cứu được chia thành 5 phần chính: Chương I: Mở đầu. Trong chương này, tác giả sẽ làm rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, các vấn đề cần nghiên cứu đồng thời giới thiệu tổng quan về phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khi thực hiện đề tài. Chương II: Mối quan hệ giữa tham nhũng với đầu tư trực tiếp nước ngoài. 4 Trong chương này, tác giả sẽ tổng hợp cơ sở lý luận khoa học, những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng của tham nhũng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương III: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Nội dung chính của chương này tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, giải thích các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, mô tả các đặc điểm của mô hình thực nghiệm, các giả định đặt ra để kiểm định và nguồn dữ liệu để thực hiện nghiên cứu. Chương IV: Kết quả nghiên cứu. Trong chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tham nhũng tới đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự kiểm soát của các yếu tố về thể chế và môi trường vĩ mô, tác động ra sao, mức độ như thế nào; đồng thời thảo luận các kết quả thực nghiệm nhận được. Chương V: Kết luận và đề xuất, gợi ý chính sách. Ở chương này, tác giả tổng kết lại các vấn đề nghiên cứu, kết luận lại kết quả thực nghiệm từ mô hình nghiên cứu, nêu lên những hạn chế của đề tài, hướng mở rộng đề tài và đề ra một số giải pháp rút ra từ kết quả nghiên cứu. 6. Ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu: Bài nghiên cứu đóng góp bằng chứng thực nghiệm về tác động của tham nhũng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia Đông Nam Á dưới tác động của một số biến kiểm soát khác trong khoảng thời gian cụ thể từ 1995-2014. Cung cấp cái nhìn khoa học về vấn đề tham nhũng đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với một khu vực cụ thể mà hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm khác chưa tiến hành nghiên cứu. Qua đó, đưa ra gợi ý nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả hơn, giúp cho nền kinh tế của các quốc gia tiếp nhận đầu tư phát triển bền vững và đề xuất một số giải pháp kiểm soát tham nhũng mục tiêu trong giai đoạn hiện nay. 5 CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA THAM NHŨNG VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2.1. Tham nhũng 2.1.1. Khái niệm Tham nhũng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất chung về tham nhũng. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho rằng tham nhũng là “sự lạm dụng quyền lực công cho mục đích cá nhân, gây thiệt hại lợi ích công”. Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) nghiên cứu vấn đề tham nhũng ở khu vực công đã đưa ra định nghĩa tham nhũng là “sự lạm dụng quyền lực được giao để thu lợi riêng”. Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng tham nhũng là “lạm dụng các quỹ hoặc chức vụ công để thu lợi ích chính trị hay lợi ích vật chất riêng”. Ông Rose Ackerman một chuyên gia quốc tế về phòng, chống tham nhũng định nghĩa tham nhũng là “việc sử dụng sai quyền lực được giao để thu lợi ích riêng”. Luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam (2005) định nghĩa tham nhũng là “hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Theo Báo cáo PAPI 2010, sự không thống nhất về khái niệm tham nhũng là do thực tiễn và chuẩn mực của các xã hội và văn hóa có nhiều khác biệt. Ngay cả Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) cũng không đưa ra một định nghĩa chính xác về tham nhũng mà đưa ra một khung chuẩn mực để nói về các hình thức biểu hiện khác nhau của tham nhũng. Nhìn chung, các định nghĩa trên đều thống nhất rằng tham nhũng là “lạm dụng chức vụ hay quyền lực công hoặc tư vì mục đích tư lợi một cách trực tiếp hoặc gián tiếp”. 2.1.2. Phân loại Việc phân loại tham nhũng rất quan trọng vì giúp chúng ta nhận diện rõ hơn về tham nhũng, từ đó đề ra những phương thức, biện pháp phòng, chống thích hợp cho từng loại tham nhũng. Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại những cách phân loại tham nhũng cơ bản sau đây: Theo Ngân hàng thế giới, tham nhũng được phân chia thành hai loại: tham nhũng hành chính (quy mô nhỏ) và tham nhũng chính trị (quy mô lớn): 6 * Tham nhũng hành chính (quy mô nhỏ) có liên quan đến việc thanh toán đút lót cho những dịch vụ công, chẳng hạn như việc cấp giấy phép kinh doanh, thủ tục đất đai… * Tham nhũng chính trị (quy mô lớn) mà trong đó doanh nghiệp cố gắng gây ảnh hưởng đến luật lệ hay những chính sách khác của chính phủ nhằm trục lợi riêng cho họ. Tham nhũng chính trị thường có liên quan đến những nhân viên nhà nước ở cấp cao với những giao dịch (kể cả nội địa và quốc tế) có số lượng tiền thanh toán đáng kể. Giao dịch tham nhũng cũng có thể xảy ra bên ngoài quốc gia. Ngược lại, tham nhũng hành chính rất phổ biến trong khu vực công nếu như doanh nghiệp hay cá nhân đút lót cho nhân viên nhà nước, thường với số lượng tiền thanh toán nhỏ, nhằm “đạt được những thứ theo yêu cầu” có liên quan đến những dịch vụ công. Theo Báo cáo PAPI 2010, nhận diện có ba loại tham nhũng chính. Đó là tham nhũng vĩ mô, tham nhũng vặt (khoản hối lộ nhỏ) và sự giao thoa giữa loại thứ nhất và thứ hai: * Loại thứ nhất, tham nhũng vĩ mô diễn ra ở cấp cao nhất của chính quyền, thường gắn với số tiền rất lớn và người dân bình thường không thể thấy được như nhận hối lộ từ các hợp đồng mua sắm của chính phủ, ưu ái chính sách cho một số chủ thể kinh tế nhất định hay khai thác thông tin nội bộ về quy hoạch cơ sở hạ tầng, quy hoạch đất đai để hưởng lợi… * Loại tham nhũng thứ hai là tham nhũng vặt là các khoản tiền hối lộ nhỏ mà người dân phải chi khi giao dịch với khu vực công. Trong loại tham nhũng này được chia thành hai loại nhỏ nữa. Thứ nhất là tham nhũng trong khu vực hành chính công, do cán bộ, công chức thực hiện như hối lộ để lấy bằng lái xe, đăng ký kinh doanh hay phê duyệt hải quan, tính thuế thấp hơn để đổi lấy vật chất hay một khoản tiền.... Tham nhũng vặt cũng có thể xảy ra ở tòa án hay ở các cơ quan thực thi pháp luật như cảnh sát giao thông, thanh tra môi trường. Loại thứ hai trong tham nhũng vặt là tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công có thể xuất hiện ở bệnh viện và trường học, trong đó bác sĩ hay giáo viên đòi hỏi người dân phải chi trả thêm ngoài tiền quy định của nhà nước để được nhận dịch vụ chất lượng tốt hơn. 7 * Loại tham nhũng thứ ba là sự giao thoa giữa loại thứ nhất và thứ hai, đó là sử dụng quan hệ thân hữu để được vào làm việc trong cơ quan nhà nước, chiếm của công làm của của tư một cách phi pháp và bán quyền lực nhà nước. Tóm lại, cũng cần khẳng định rằng tách riêng các cách phân loại trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối, vì các loại hình tham nhũng thường thâm nhập vào nhau và thông thường một hành vi tham nhũng, nhất là tham nhũng lớn thường liên quan đến nhiều lĩnh vực. Về bản chất và hiện tượng, nội dung và hình thức các hành vi tham nhũng chỉ là một; tuy nhiên, khi xem xét chúng trong các lĩnh vực khác nhau, quy mô khác nhau chúng có những biểu hiện cụ thể khác nhau nhất định. Từ cách phân loại trên, cho thấy các quốc gia Đông Nam Á cần tập trung vào chống tham nhũng lớn, bởi tham nhũng lớn liên quan đến đầu cơ và lũng đoạn chính trị, hành chính, kinh tế, liên quan đến các quyết sách của quốc gia, đến những khâu trọng yếu trong hệ thống chính trị, những lĩnh vực quan trọng của kinh tế - xã hội, đến đội ngũ cán bộ cấp cao. Mặt khác trong “tảng băng chìm” của tham nhũng, loại tham nhũng lớn lại khó phát hiện hơn tham nhũng nhỏ. 2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường tham nhũng Đa phần các nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian gần đây về vấn đề tham nhũng (Wei, 2000a; Habib và Zurawicki, 2002; Zhao và cộng sự, 2003; Ketkar và cộng sự, 2005…) đều sử dụng chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perception Index) do Tổ chức minh bạch quốc tế công bố hàng năm đối với hơn 170 quốc gia như là một chỉ tiêu đáng tin cậy để đo lường biến tham nhũng. Bản thân chỉ số này không trực tiếp đo lường được tham nhũng nhưng được xây dựng trên cơ sở điều tra của công dân hoặc những nhà phân tích kinh doanh ở các quốc gia về nhận thức việc lạm dụng quyền lực cho mục đích cá nhân, ở cả khu vực công và khu vực tư. Bên cạnh đó, tham nhũng cũng được đo lường bằng một số chỉ tiêu khác như chỉ số tự do không có tham nhũng (Freedom From Corruption) của Quỹ Di sản (Heritage Foundation) hoặc chỉ số kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption) của Tổ chức ngân hàng thế giới (World bank). Các chỉ số này cơ bản dựa trên phương pháp tính toán chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế nhưng có sự cải thiện ở một vài khía cạnh đặc trưng về tự do kinh tế hay về thể chế, bộ máy điều hành. 8 2.1.4. Tác động của tham nhũng đến nền kinh tế Tham nhũng không phải là hiện tượng mới xuất hiện của xã hội, nó đã tồn tại từ rất lâu đời và ngày càng diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Trong lịch sử nghiên cứu, đã có rất nhiều nghiên cứu về tham nhũng, họ nghiên cứu về nguyên nhân, tác động của tham nhũng gây ra ở các khía cạnh riêng lẻ và tổng thể của nền kinh tế như thế nào. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng rất nhiều lý thuyết khác nhau như lý thuyết về sự tìm kiếm các đặc lợi, lựa chọn công, chi phí giao dịch, quyền sở hữu…để có cái nhìn tổng quát nhằm đánh giá tác động của tham nhũng đến nền kinh tế một cách khách quan nhất. Krueger (1974) sử dụng mô hình lý thuyết cạnh tranh tìm kiếm các đặc lợi với số lượng hạn chế trong kinh doanh quốc tế. Với số lượng hạn chế đánh vào nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu trở thành mặt hàng có giá trị và xuất hiện chi phí liên quan đến việc cấp phép. Ông đã chỉ ra hình thức hạn chế cấp phép gây ra hối lộ và tham nhũng ra sao. Hối lộ được trả để tìm kiếm những lợi ích từ nhà nước hay để tránh các khoản chi phí. Mặc dù, mô hình của Krueger đã cung cấp nền tảng lý thuyết về tham nhũng, nhưng lý thuyết này không phải là nghiên cứu thực nghiệm về nguyên nhân của tham nhũng. Đến đầu những năm 1980, các dữ liệu về tham nhũng trở nên phổ biến, khi đó các nhà khoa học kinh tế và chính trị bắt đầu tập trung nghiên cứu về tác động của tham nhũng đối với nền kinh tế hoặc tìm kiếm các giải pháp hạn chế tham nhũng…thông qua các mô hình nghiên cứu thực nghiệm. Họ đã đưa ra các kết luận và các giải pháp khác nhau về tham nhũng như sau: 2.1.4.1. Tham nhũng tác động tiêu cực đến nền kinh tế Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm gần đây đưa ra các kết quả tham nhũng gây ra tính không hiệu quả và bóp méo nền kinh tế, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nền kinh tế. Mauro (1995) đã nghiên cứu tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế, trong đó sử dụng biến kiểm soát là biến về thể chế như là tính ổn định chính trị và tính hiệu quả của pháp luật. Ông đã thấy rằng tham nhũng làm giảm đầu tư và dẫn đến kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Besley và McLaren (1993) cho rằng tham nhũng sẽ làm tăng chi phí giao dịch của các công ty; Gupta và cộng sự (1998) tìm thấy tham 9 nhũng gây ra tình trạng mất cân đối trong phân phối tài sản và thu nhập ngày càng nghiêm trọng. 2.1.4.2. Tham nhũng tác động tích cực đến nền kinh tế Tham nhũng như là một chất dầu mỡ giúp bôi trơn cho nền kinh tế, gia tăng hiệu quả đó là kết luận của một số nhà nghiên cứu khác trên thế giới. Huntington (1968) và Left (1964) nhận định rằng khi các chính sách kinh tế không phù hợp thì tham nhũng sẽ làm gia tăng phúc lợi bởi vì nó giúp giảm bớt sự không hiệu quả của chính sách. Braguinsky (1996) cho rằng trong thị trường cạnh tranh, tham nhũng ở một mức nhất định có thể làm thúc đẩy cải tiến kỹ thuật và giảm tình trạng độc quyền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Houston (2007) tìm thấy tham nhũng có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước có hệ thống pháp luật còn non yếu. 2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.2.1. Khái niệm Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa là hình thức đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp ở một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải bằng 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp. Theo định nghĩa của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) thì đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi nhà đầu tư từ một quốc gia (quốc gia chủ đầu tư) có được tài sản ở một quốc gia khác (quốc gia thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là yếu tố dùng để phân biệt đầu tư nước ngoài với các công cụ tài chính khác. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường được gọi là công ty mẹ và tài sản thường được gọi là công ty con hoặc chi nhánh. Theo cách tiếp cận này, nhà đầu tư có hai hình thức lựa chọn đầu tư vào một quốc gia: hoặc là bỏ vốn xây dựng một cơ sở kinh doanh mới (greenfield investment) hoặc là bỏ vốn mua lại/ sáp nhập với một cơ sở kinh doanh sẵn có và tiếp tục hoạt động, phát triển nó (Merger and Acquisition). Từ những khái niệm trên, có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư 10 ở một quốc gia đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào một quốc gia khác để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình”. 2.2.2. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia Bài nghiên cứu tổng hợp các học thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhằm có cái nhìn khách quan về lý thuyết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Là luận điểm quan trọng để giải thích và tìm kiếm các nhân tố kiểm soát trong mô hình đo lường mối quan hệ tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài: Theo tiến trình lịch sử nghiên cứu, đã xuất hiện rất nhiều lý thuyết về sự hình thành dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các lý thuyết có sự kế thừa và phát triển liên tục nhằm giải thích những biến động mà trong thực tế diễn ra, đáp ứng kịp thời sự phát triển của xã hội, tạo cơ sở để các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lý thuyết về sự di chuyển dòng vốn là sự giải thích sớm nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đóng vai trò nền tảng để các lý thuyết về sau kế thừa và phát triển. Năm 1960, Dougall từ sự kế thừa những lý thuyết về sự di chuyển dòng vốn. Ông đã phát triển lý thuyết lợi nhuận cận biên cho rằng luồng vốn đầu tư sẽ chuyển từ nước lãi suất thấp sang nước có lãi suất cao cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, lý thuyết này chưa đưa ra được sự giải thích đầy đủ về đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì sao một số nước đồng thời có dòng vốn chảy vào, có dòng vốn chảy ra. Do vậy, lý thuyết này chỉ được coi là bước khởi đầu hữu hiệu để nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 1966, Vernon tiếp tục đưa ra lý thuyết chu kỳ sản phẩm giải thích sự phát triển của các công ty đa quốc gia theo 3 giai đoạn phát triển của sản phẩm: đổi mới, tăng trưởng và bão hoà. Để sản xuất tiếp tục được phát triển, công ty phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài, nhưng do bị hạn chế bởi hàng rào thuế quan hoặc hạn ngạch, nên hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Trong thực tế, lý thuyết này chỉ còn quan trọng đối với việc giải thích đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty nhỏ vào các nước đang phát triển.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan