Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÁC CHỈ TIÊU TI...

Tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÁC CHỈ TIÊU TIẾN BỘ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004-2014 VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CHÍNH SÁCH CHO PHÙ HỢP

.PDF
58
287
127

Mô tả:

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÁC CHỈ TIÊU TIẾN BỘ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004-2014 VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CHÍNH SÁCH CHO PHÙ HỢP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÁC CHỈ TIÊU TIẾN BỘ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004-2014 VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CHÍNH SÁCH CHO PHÙ HỢP Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Nguyễn Văn Sơn Thành viên tham gia: ThS. Trần Minh Tuấn 1 Hải Phòng, tháng 5/2016 DANH SÁCH BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người Biểu đồ 2.1 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người Bảng 2.2 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người Biểu đồ 2.2 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người Bảng 2.3: Chỉ số GINI Biểu đồ 2.3: Chỉ số GINI Biểu đồ 2.4: Phân bổ thu nhập của các nhóm dân cư Biểu đồ 2.5: Biến động của Chỉ số GINI của Việt Nam Bảng 2.4: Chỉ số phát triển con người Biểu đồ 2.6 Xếp hạng Chỉ số phát triển con người Biểu đồ 2.7 Chỉ số phát triển con người Biểu đồ 2.8 Biến động thời gian đến trường Bảng 2.5: Biến động của chỉ số phát triển con người Biểu đồ 2.9 Biến động của chỉ số phát triển con người Bảng 2.6: Chỉ số bất bình đẳng giới Biểu đồ 2.10 Xếp hạng Chỉ số bất bình đẳng giới Biểu đồ 2.11 Chỉ số bất bình đẳng giới Biểu đồ 2.12 Tỉ lệ trẻ em chết khi sinh Biểu đồ 2.13 Tỉ lệ sinh của phụ nữ dưới 19 tuổi Biểu đồ 2.14 Tỉ lệ nữ trong quốc hội Biểu đồ 2.15 Tỉ lệ người lớn tốt nghiệp cấp 2 Biểu đồ 2.16 Tỉ lệ tham gia lao động Bảng 2.7: Chỉ số nghèo khổ đa chiều Biểu đồ 2.17 Tỉ lệ người nghèo quốc gia và tỉ lệ sống dưới ngưỡng 1,25USD Bảng 2.8: Đóng góp của chất lượng lao động đến tăng trưởng GDP Biểu đồ 2.18 Đóng góp của chất lượng lao động đến tăng trưởng GDP Bảng 2.9: Đóng góp của số lượng lao động đến tăng trưởng GDP Biểu đồ 2.19 Đóng góp của số lượng lao động đến tăng trưởng GDP Bảng 2.10: Đóng góp của ICT Assets đến tăng trưởng GDP Biểu đồ 2.20 Đóng góp của ICT Assets đến tăng trưởng GDP Bảng 2.11: Đóng góp của Non-ICT Assets đến tăng trưởng GDP Biểu đồ 2.21 Đóng góp của Non-ICT Assets đến tăng trưởng GDP Bảng 2.12: Tăng trưởng nhân tố năng suất tổng hợp Biểu đồ 2.22 Tăng trưởng nhân tố năng suất tổng hợp 2 21 21 21 22 22 23 23 24 24 24 25 25 25 26 26 27 27 27 28 28 29 29 31 32 32 33 33 34 34 35 35 36 36 37 Mục Lục Trang MỞ ĐẦU Chương 1: Cơ sở lí luận về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội 1.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1.1. Các thước đó tăng trưởng. 1.1.2. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng 1.2 PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI 1.3 NGHÈO KHÓ 1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa nghiên cứu 1.3.2 Nghèo khổ vật chất 1.3.3 Nghèo khổ đa chiều 1.4 BẤT BÌNH ĐẢNG XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.4.1 Bất bình đẳng kinh tế 1.4.2. Bất bình đẳng giới Chương 2: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội của Việt Nam 2.1. Sự biến động của các chỉ tiêu 2.1.1 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người (theo giá năm 2005) 2.1.2 Chỉ tiêu GNI danh nghĩa cho một đầu người 2.1.3 Chỉ số GINI 2.1.4. Chỉ số phát triển con người 2.1.5 Chỉ số bất bình đẳng giới 2.1. 6 Chỉ số nghèo khổ đa chiều 2.1.7. Đóng góp của các nhân tố tác động đến tăng trưởng 2.2.2. Đánh giá chung Chương 3: Đề xuất các chính sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế thúc đẩy tiến bộ xã hội. 3.1. Tăng trưởng bao trùm đóng góp vào phát triển con người cao hơn 3.2. Thúc đẩy việc làm có năng suất 3.3. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế 3.4. Đẩy mạnh cải cách trong nước 3.5. Tăng cường năng lực công nghệ và nuôi dưỡng đổi mới sáng tạo 3.6. Cải thiện dịch vụ giáo dục và y tế làm nền tảng của tăng trưởng bao trùm 3.7. Hướng đến một hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và công bằng hơn KẾT LUẬN 3 4 5 5 5 8 8 11 11 11 13 15 15 17 21 21 21 21 22 24 26 29 32 37 39 39 39 39 41 42 46 52 58 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng cao từ khi mở cửa nền kinh tế. Trong quá trình đổi mới kinh tế, Việt Nam đã xác định những điểm mốc quan trọng, hay gọi là những “cửa ải” cần phải vượt qua cho đến năm 2020, đó là: Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Song hành với sự tăng trưởng về kinh tế là những hệ quả của sự phát triển này: sự hủy hoại môi trường, dãn cách giầu nghèo… Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu để thấy được tăng trưởng kinh tế có kéo theo tiến bộ xã hội không, tác động của tăng trưởng kinh tế đến tiến bộ xã hội như thế nào. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp thúc đẩy tiến bộ xã hội của Việt nam. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Đề tài bổ sung các dữ liệu và các vấn đề mới phát sinh để làm rõ mối quan hệ và đề xuất các biện pháp thúc đẩy tiến bộ xã hội của Việt nam. 3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục tiêu: Nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với các chỉ tiêu tiến bộ xã hội để chỉ rõ tăng trưởng kinh tế tác động đến tiến bộ xã hội như thế nào dựa vào các dãy số thống kê, từ đó đề xuất các chính sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế thúc đẩy tiến bộ xã hội. Đối tượng: mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với các chỉ tiêu tiến bộ xã hội. Phạm vi nghiên cứu: Thời gian: 2000-2014. Không gian: Các chỉ tiêu của Việt Nam và một số quốc gia. 4. Phương pháp nghiên cứu, kết cấu của công trình nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Thống kê toán học; Khảo sát; Chuyên gia. Kết cấu của công trình nghiên cứu: Chương 1: Cơ sở lí luận về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Chương 2: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội của Việt Nam giai đoạn 2005-2015. Chương 3: Đề xuất các chính sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế thúc đẩy tiến bộ xã hội. 5. Kết quả đạt được của đề tài Chỉ rõ sự biến động và mối quan hệ của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội; Các đề xuất về chính sách. 4 Chương 1: Cơ sở lí luận về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội 1.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1.1. Các thước đó tăng trưởng. Tiếp cận theo phương pháp SNA (hệ thống tài khoản quốc gia), thu nhập của nền kinh tế được thể hiện qua các chỉ số sau đây: a. Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross output) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất có thể được tính theo hai cách. Thứ nhất, đó là tổng do doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA). b. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross domestic product)- là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định. Để tính GDP, có ba cách tiếp cận cơ bản là từ sản xuất, tiêu dùng và phân phối. Theo cách tiếp cận từ sản xuất, GDP là giá trị gia tăng tính cho toàn bộ nền kinh tế. Nó được đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất thường trú trong nền kinh tế. n  Như vậy: VA= i1 (VAi). Trong đó VA là giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế, VAi, là giá trị gia tăng ngành i. VAi = GOi - ICi. Trong đó: GOi là tổng giá trị sàn xuất, ICi là chi phí trung gian của ngành i. Tiếp cận từ chi tiêu, GDP là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình (C), chi tiêu của Chính phủ (G), đầu tư tích lũy tài sản (I) và chi tiêu qua thương mại quốc tế, tức là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X-M). GDP= C+ G + I + (X-M) Nếu tiếp cận từ thu nhập, GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: Thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (W); Thu nhập của người có đất cho thuê (R); Thu nhập của người có tiền cho vay (In); Thu nhập của người có vốn (Pr); Khấu hao vốn cố định (Dp) và cuối cùng là thuế kinh doanh (T1). GDP = W+R+In+Pr+Dp+T1 c. Tổng thu nhập quốc dân (GNI-Gross national income). Đây là chỉ tiêu xuất hiện trong bảng SNA năm 1993 thay cho chỉ tiêu GNP sử dụng trong bảng SNA là muốn nói 5 theo cách tiếp cận từ thu nhập chứ không phải nói theo góc độ sản phẩm sản xuất như GNP. GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này bao gồm các khoản hình thành thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính đến cả các khoản nhận từ nước ngoài về và chuyển ra nước ngoài. Như vậy, GNI hình thành từ GDP tiếp cận theo góc độ thu nhập và được điều chỉnh theo con số chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài. GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài. Chênh lệch thu nhập nhân tố nước ngoài Thu lợi tức nhân tố từ nước ngoài = - Chỉ trả lợi tức nhân tố ra nước ngoài Sự khác nhau về lượng giữa GDP và GNI là ở phần chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài, ở các nước đang phát triển thì GNI thường nhỏ hơn GDP vì thông thường phần chênh lệch này nhận giá trị âm. d. Thu nhập quốc dân (NI - National income): là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. NI chính là tổng thu nhập quốc dân (GNI) sau khi đã loại trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế (Dp). NI = GNI - Dp e. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI- National Disposable Income) là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ thuần trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này được hình thành sau khi thực hiện phân phối thu nhập lần thứ hai, thực chất nó là thu nhập quốc dân (NI) sau khi đã điều chỉnh các khoản thu, chi về chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú và không thường trú. Tuy vậy, xét trên toàn hộ nền kinh tế các chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú sẽ triệt tiêu nhau, vì nếu có một đơn vị chi thì sẽ có một đơn vị khác làm chuyển nhượng. Vì vậy NDI là NI sau khi điều chỉnh các khoản chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài: NDI = NI + chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài Chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài = Thu chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài Chi chuyển nhượng hiện hành ra nước ngoài f. Thu nhập bình quân đầu người Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP và GNI còn được sử dụng để đánh giá mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi quốc gia (GDP/người, GNI/người). Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số. Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung. Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau. Theo dõi chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người có thể xác định khoảng thời gian cần thiết để nâng cao mức thu nhập lên gấp 2 lần dựa vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế theo dự bảo. Một phương pháp đơn giản và khá chính xác tiếp cận đến con số này gọi là "Luật 70" tức là thời gian để thu nhập dân cư tăng lên gấp 2 lần được xác định xấp xỉ 6 bằng 70 chia cho tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hàng năm theo dự báo. Ví dụ như nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của một nước đặt ra là 5% năm thì sẽ đạt được mức tăng gấp 2 lần sau khoảng 14 năm (70 : 5). Dự báo mức tăng thu nhập bình quân trên đầu người có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu xu hướng chuyển biến thu nhập của các quốc gia từ nhóm này sang nhóm khác so với mức bình quân toàn thế giới. Trong phân tích, đánh giá tăng trưởng, một điều quan trọng hơn cả nội dung kinh tế, phương pháp tính toán các chỉ tiêu nói trên là ở chỗ, hiểu được các chỉ tiêu này được sử dụng như thế nào? Cách phân tích và xu thế vận động hợp lý của nó trong quá trình phát triển là gì? Vì vậy, cần lưu ý đến những điểm nhấn mạnh sau đây: (1) Trong số các chỉ tiêu nói trên, chỉ tiêu thường hay sử dụng nhất và phản ánh chính xác hơn cả là GDP và GDP trên đầu người. GDP có ưu điểm hơn GO ở chỗ loại trừ trong tính toán phần giá trị trung gian của hàng hoá và lại đáng tin cậy hơn các chỉ tiêu khác vì nó phản ánh toàn bộ là giá trị gia tăng hay giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định của một quốc gia. Vì vậy, khi đánh giá tăng trưởng kinh tế, chúng ta thường sử dụng chỉ số mức và tốc độ tăng GDP và GDP đầu người (hoặc GNI/người). Mặt khác, xét đến cùng về mục tiêu tăng trưởng, thì tốc độ tăng trưởng dân số cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp. Nếu tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập lại thấp hơn tốc độ tăng trưởng dân số thì điều đó có nghĩa là không có sự gia tăng về mặt lượng của tăng trưởng nếu xét theo mục tiêu cuối cùng. (2) Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế nêu trên đều được tính bằng giá trị. Giá sử dụng để tính các chỉ tiêu tăng trưởng gồm ba loại khác nhau: Giá so sánh, giá hiện hành và giá sức mua tương đương. Giá so sánh (giá cố định) là giá được xác định theo mặt bằng của một năm gốc. Giá hiện hành là giá được xác định theo mặt bằng của năm tính toán. Giá sức mua tương đương (PPP- Purchasing power parity) được xác định theo mặt bằng quốc tế và hiện nay thường tính theo mặt bằng giá của Mỹ. Mỗi loại giá phản ánh một ý nghĩa và được dùng vào những mục đích khác nhau. Chỉ tiêu tăng trưởng tính theo giá cố định phản ánh thu nhập thực tế, thường sử dụng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế các thời kỳ và có nghĩa so sánh theo thời gian. Nếu tính theo giá hiện hành, kết quả nhận được là thu nhập danh nghĩa, thu nhập đạt được theo mặt bằng giá tại thời điểm tính toán và thường được sử dụng trong việc xác định các chỉ tiêu có liên quan đến vốn đầu tư, cơ cấu ngành kinh tế, ngân sách, thương mại..v.v.. Để quy đổi GDP thực tế thành GDP danh nghĩa và ngược lại, cần sử dụng thông tin về chỉ số giảm phát GDP (deflator GDP). Các chỉ tiêu tính theo giá phản ánh thu nhập được điều chỉnh theo mặt bằng giá quốc tế và dùng để so sánh theo không gian. Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương thường dùng được so sánh mức sống dân cư bình quân giữa các quốc gia, là cơ sở để các tố chức quốc tế xét đoán việc cho vay hay điều kiện, thời hạn được vay đối với các nước khác nhau và xác định mức đóng góp của các nước thành viên trong các tổ chức quốc tế. (3). Mặc dù GDP phản ánh chính xác nhất kết quả sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế, tuy vậy bản thân chỉ số này hiện nay cùng chưa phải hoàn hảo khi sử dụng để phân tích và đánh giá tăng trưởng. Có nhiều kết quả sản xuất và dịch vụ nhưng không được tính vào GDP, đó là các hoạt động mang tính nội trợ, tự sản xuất, tự tiêu dùng; 7 trong khi đó một số tổn thất, mất mát trong quá trình sản xuất và dịch vụ lại không được loại trừ đi khi tính GDP. UN thường xuyên quan tâm đến vấn đề này và luôn tìm cách cải tiến chỉ số GDP, trong đó GDP xanh là một đề xuất của UN. Ngay từ năm 1993, UN đã biên soạn về Hệ thống tài khoản gắn kết kinh tế và môi trừơng (System of integrated Enviromental And Economic Accounting - SEEA) và đã được chỉnh sửa và hoàn thiện vào các năm 1994, 1998, 2000, 2003. Cuốn sách đã giới thiệu GDP xanh, nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu này và đây cũng chính là bước hoàn thiện SNA của UN, gắn kết kinh tế và môi trường. GDP xanh không chỉ phản ánh sự tăng trưởng kinh tế mà còn phản ánh sự tăng trưởng của quốc gia đó có bền vững hay không. Nói cách khác, GDP phản ánh sự tăng trưởng của một quốc gia một cách toàn diện về kinh tế, xã hội, môi trường. Vậy, GDP xanh là gi? Đó là phần còn lại của GDP thuần sau khi đã trừ các chỉ phí do tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế. GDP xanh = GDP Thuần (GDP-Khấu hao) - Chi phí tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế Trong đó, hoạt động kinh tế của con người tác động đến môi trường. Xét về quá trình sản xuất này thể hiện cả đầu vào (lnput) và đầu ra (Output). Trong thực tế, nhiều nưóc trên thế giới đã nghiên cứu và tính GDP xanh, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia,... Thí dụ, Nhật Bản, năm 1995, GDP xanh bằng 98.8% GDP (sở dĩ tỷ lệ GDP xanh cao như vậy vì Nhật khai thác tài nguyên trong lòng đất không nhiều: Toàn bộ nhiên liệu lỏng, rắn, các nguyên liệu quan trọng đều nhập từ nước ngoài; công nghệ sản xuất tiên tiến nên hạn chế nhiều chất thải ảnh hướng tới môi trường,..). Trung Quốc, năm 1992 GDP xanh bằng 94,9% GDP. 1.1.2. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng (1) Quan điểm truyền thống: 4 yếu tố đầu vào Y= F(K,L,R,T) Trong đó: Y: giá trị đầu ra của nền kinh tế; K: vốn; L: lao động; R: tài nguyên, đất đai; T: công nghệ kỹ thuật (2) Quan điểm hiện đại: 3 yếu tố đầu vào Y= F(K,L,TFP) TFP: (Total Factor Productivity) Năng suất nhân tố tổng hợp: - Hiệu quả sử dụng các thành tựu của tiến bộ công nghệ, kết quả nghiên cứu triển khai khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh tế; - Tác động của các yếu tố thể chế, chính sách, quá trình mở cửa, hội nhập, vốn nhân lực; - Tất cả tạo nên hiệu quả, năng suất sử dụng lao động cao hơn và tạo nên “phần dư” còn lại của thu nhập sau khi loại trừ tác động của yếu tố vốn và lao động. 1.2 PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI a, Khái niệm 8 Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) giới thiệu thước đo phát triển kinh tế trong các ấn phẩm thường niên của mình, đó là Báo cáo phát triển con người. Trong bản báo cáo đầu tiên được xuất bản năm 1990 với nhan đề “Mục tiêu duy nhất là đặt lại con người vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển”, UNDP đã đưa ra quan điểm về phát triển con người. Theo đó, “phát triển con người là một quá trình nhằm mở rộng khả năng lựa chọn của dân chúng”, về nguyên tắc, những sự lựa chọn này là vô hạn và có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên ở các cấp độ phát triển, con người cần có ba khả năng cơ bản sau: có cuộc sống trường thọ, mạnh khoẻ; được hiểu biết và có được các nguồn lực cần thiết cho một mức sống tốt. Song, phát triển con người không dừng lại ở đó. Sự lựa chọn của dân chúng được đánh giá cao bao gồm sự tự do kinh tế, xã hội, chính trị để con người có được các cơ hội trở thành người lao động sáng tạo, có năng suất, được tôn trọng cá nhân và được bảo đảm quyền con người. Như vậy phát triển con người gồm 2 mặt: một là, sự hình thành các năng lực của con người và mặt khác là việc sử dụng các năng lực con người đã tích lũy được cho các hoạt động kinh tế, xã hội. Như vậy, thu nhập không phải là tất cả của cuộc sống con người, mục đích của phát triển là mở rộng mọi sự lựa chọn của con người chứ không phải thu nhập. b, Thước đo phát triển con người (1) Thước đo từng khía cạnh của phát triển con người Thước đo năng lực tài chính, phản ánh việc bảo đảm nhu cầu cơ bản về mức sống vật chất cho con người. Việc bảo đảm nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở nhu cầu hấp thụ calori tối thiểu bình quân một ngày đêm của con người, đảm bảo khả năng sống và làm việc bình thường, con người cần một khoản thu nhập nhất định để chi tiêu cho lương thực, thực phẩm. Như vậy, chỉ số GNI/người (tính theo PPP) là thước đo chính thể hiện việc bảo đảm nhu cầu hao phí vật chất cho dân cư mỗi quốc gia. Chỉ tiêu GNI/người càng cao chứng tỏ khả năng lớn để nâng cao mức sống vật chất cho con người. Thước đo năng lực trí lực, phản ánh sự bảo đảm nhu cầu cơ bản về giáo dục và trình độ dân trí. Tỷ lệ người lớn biết chữ (tính cho những người từ 15 tuổi trở lên) có phân theo giới tính, khu vực; Tỷ lệ đến trường đúng độ tuổi; tỷ lệ đến trường kỳ vọng. Ngoài ra một số các chỉ số khác: tỷ lệ nhập học các cấp tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học; số năm đi học trung bình (tính cho những người từ 7 tuổi trở lên); Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục so với tổng chi ngân sách hoặc so với mức GDP. Thước đo năng lực thể lực, phản ánh xã hội bảo đảm nhu cầu cơ bản về chăm sóc sức khoẻ. UNDP đã nhấn mạnh đến các chỉ số: Tuổi thọ bình quân tính từ thời điểm mới sinh; Tỷ lệ trẻ em chết yểu có thể tính cho những trẻ em chết trong vòng 1 năm hoặc trong thời gian 5 năm; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng theo các tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng; Tỷ lệ các bà mẹ tử vong vì lý do sinh sản được tính bằng số bà mẹ chết trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh so với 1000 trẻ em sinh ra còn sống; Tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng dịch; Tỷ lệ chi ngân sách cho y tế trong tổng chi ngân sách hoặc so với GDP., 9 Thước đo việc xã hội sử dụng năng lực của con người. UNDP thường nhấn mạnh đến các chỉ số liên quan đến dân số và việc làm, như: tỷ lệ thất nghiệp thành thị, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, nhu cầu việc làm mới tăng lên, Tốc độ tăng trưởng dân số, mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng lao động với tốc độ tăng trưởng việc làm. (2) Thước đo tổng hợp phát triển con người HDI gồm ba yếu tổ phản ánh tương ứng ba khía cạnh thuộc về năng lực phát triển của con người: 1. Năng lực tài chính (thu nhập): GNI/người tính theo ppp được đưa vào HDI phản ánh thu nhập. 2. Năng lực trí lực (giáo dục): năm 1990 tính theo 2 tiêu chí là tỷ lệ người lớn biết chữ và số năm đi học trung bình; Năm 2007 tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đến trường đúng độ tuổi; Năm 2010, con sổ tỷ lệ đến trường đúng độ tuổi được thay bằng số năm đi học trung bình nhưng đầy đủ hơn, nó không chỉ bao gồm số năm đi học trung bình của nhũng người từ 25 tuổi trở lên, mà còn bao gồm số năm đi học trung bình kỳ vọng, tức là sô năm đi học trung bình dự báo tính cho những người hiện trong độ tuổi đến trường. 3. Năng lực thể lực (y tế và chăm sóc sức khoẻ): tính bằng tuổi thọ bình quân. Về phương pháp tính HDI: Vì đơn vị đo của mỗi chỉ tiêu không giống nhau, nên điều quan trọng là cần phải tìm ra một đơn vị đo lường chung cho các mục tiêu kinh tế xã hội. HDI thiết lập một giới hạn cận trên và cận dưới cho từng khía cạnh và chỉ ra vị trí hiện tại của từng quốc gia trong các giới hạn đó. Cách tính HDI giới thiệu trong báo cáo phát triển con người năm 2010. Bước 1: Thiết lập chỉ số thành phần cho mỗi loại phương diện. Bao gồm: chỉ số thu nhập (Iw), chỉ số tuổi thọ (Ia) và chỉ số giáo dục (Ie) Các chỉ số phụ được tính theo công thức: Chỉ số = Giá trị thực tế - Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất - Giá trị nhỏ nhất. Giá trị lớn nhất (GTLN) và giá trị nhỏ nhất (GTNN) được lập ra để các chỉ số biến đổi chạy giữa 0 và 1. Các chỉ số thành phần HDI Chỉ số GTLN GTNN Tuổi thọ 83.2 (Nhật Bản - 2010) 20 Số năm tới trường thực tế 13.2 (USA-2000) 0 Số năm kỳ vọng tới trường 20.6 (Úc - 2002) 0 Tổng hợp chỉ sổ giáo dục 0.951 (Newzealand - 2010) 0 Thu nhập bình quân (PPP) 108211 (United Arab Emirates - 1980) 163 (Zimbabwe 2008) 10 Nguồn: Báo cáo phát triển con người 2010, Liên Hợp Quốc Khi tính chỉ số giáo dục, công thức được áp dụng tính cho cả 2 thành phần phụ (số năm đến trường thực tế và số năm đến trường kỳ vọng) Ie = (Chỉ số năm thực tế đến trường * chỉ số năm xem xét đến trường)1/2 - 0 Giá trị lớn nhất - Giá trị nhỏ nhất Khi tính với chỉ số thu nhập, bởi mỗi chỉ số là 1 số mang tính chất đại diện cho khả năng xảy ra của chỉ tiêu này, hàm chuyển đổi từ thu nhập tới các khả năng là hàm lõm, vì thế mà khi tính sử dụng logarit đối với các chỉ số thực tế, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. Iw = Ln*Wtt – Ln*Wmin Ln*Wmax - Ln*Wmin = 0.584 Bước 2: Tổng hợp các chỉ số thành phần để tính HDI: HDI là tổng hợp của 3 chỉ số HDI  I 1A/ 3 .I E1 / 3 .I w1 / 3 Tác dụng chính của HDI là kiểm soát và đánh giá, so sánh trình độ phát triển con người giữa các quốc gia với nhau cũng như đánh giá sự phát triển con người theo thời gian. Trên cơ sở đó Chính phủ các nước có thế xác định các trọng điểm cần ưu tiên để thực hiện sự can thiệp bằng các chính sách cụ thể nhằm cải thiện sự tiến bộ xã hội, nâng cao trình độ phát triển con người. HDI tính theo phương pháp chỉ số và được xác định bằng những con số trong khoảng từ 0 đến 1. HDI càng gần giá trị của 1 chứng tỏ trình độ phát triển con người càng cao và ngược lại. Có một điểm lưu ý từ phương pháp luận tính toán HDI toàn cầu. Kể từ khi xuất hiện chỉ số HDI lần đầu tiên cho đến nay, đã có 3 lần thay đổi các bộ phận cấu thành trong từng chỉ số bộ phận cũng như cách tính toán HDI, với mục đích để làm tăng thêm độ chính xác của chỉ số HDI trong việc đánh giá trình độ phát triển con người cũng như phù hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau. 1.3 NGHÈO KHÓ 1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa nghiên cứu Nghiên cứu và giải quyết vấn đề nghèo không những là việc của các nước đang phát triển, mà còn là nhiệm vụ chung của toàn cầu, của các nước phát triển, có thu nhập cao với tư cách là lực đẩy tích cực, nhằm khắc phục những hạn chế về nguồn lực cho xoá đói giảm nghèo cho các nước đang phát triển. Để có được chính sách toàn diện cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, cần phải có hiểu phạm trù nghèo khổ theo những khía cạnh khác nhau. Nếu theo nghĩa hẹp thì nghèo khổ được hiểu là sự thiếu thốn các điều kiện thiết yếu của cuộc sống. Tuy vậy, nghèo khổ cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn từ khía cạnh về phát triển toàn diện con người, tức là nghèo khổ xét theo góc độ là việc loại bỏ các cơ hội và sự lựa chọn cơ bản nhất cho phát triển toàn diện con người. 1.3.2 Nghèo khổ vật chất a. Khái niệm 11 (i) Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện, đó là thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để bảo đảm tiêu dùng ở mức độ tối thiểu, đặc biệt là những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, có cảm giác bị sỉ nhục, không được người khác tôn trọng. (ii) Đề đo lường nghèo khố vật chất, điều quan trọng nhất là phải xác định chuẩn nghèo (ngưỡng nghèo). Những người có mức thu nhập dành cho chi tiêu vật chất dưới ngưỡng này được coi là nhũng người nghèo. (iii) Chuẩn nghèo là một thước đo tương đối, nó được thay đổi theo các điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và tập quán tiêu dùng dân cư, vì thế, chuẩn nghèo quốc gia sẽ thay đổi theo thời gian, theo vùng (thành thị, nông thôn, miền núi) và có xu hướng tăng lên theo sự phát triển kinh tế - xã hội. Chuẩn nghèo chính là mức chi phí tối thiểu theo mặt bằng chung của quốc tế, quốc gia. Chuẩn nghèo quốc tế, được sử dụng để xác định tình trạng nghèo đói ở phạm vi quốc tế, chuẩn nghèo quốc gia là cơ sở xác định tình trạng nghèo của cả nước. Chuẩn nghèo quốc gia cũng được xem như là “mức sàn” để xác định chuẩn nghèo cho các địa phương khác nhau. b. Đo lường nghèo khó vật chất Mức và Tỉ lệ nghèo khổ (chỉ số và tỉ lệ đếm đầu): đây là tiêu chí phản ánh rõ nhất, tổng quát nhất tình trạng nghèo khổ và cũng là phương pháp đo lường đơn giản nhất. Mức nghèo khổ (chỉ số đếm đầu - HC) được xác định trên cơ sở đếm đầu những người sống dưới chuẩn nghèo, tức là những cá nhân hoặc hộ gia đình (i) có mức thu nhập (yi) dưới mức chi tiêu tối thiểu (C). Còn tỷ lệ đếm đầu (HCR) sẽ là: HCR = HC/n trong đó: n là tổng dân số Cùng là những người sống dưới ngưỡng nghèo, nhưng có những người nằm ngay sát chuẩn nghèo, có người nằm dưới chuẩn nghèo rất xa. Do đó sẽ không đưa ra chính sách thích họp đối với từng nhóm người. Vì vậy, cần phải bổ sung thêm công cụ đo lường khác đầy đủ hơn. Tỷ số khoảng cách nghèo và tỷ số khoảng cách thu nhập. Có tác dụng xem xét mức độ trầm trọng của nghèo khổ. Tỷ số khoảng cách nghèo là tỉ lệ giữa thu nhập trung bình cần thiết để tất cả người nghèo đạt chuẩn nghèo chia cho thu nhập trung bình toàn xã hội. PGR = ∑ (C - yi)/n*m Trong đó: m là thu nhập trung bình của toàn xã hội và i chỉ tính đối với những người có thu nhập (yi) - Xem thêm -

Tài liệu liên quan