Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu mô hình tổ chức không gian làng ngư dân ven biển khu vực nam trung bộ...

Tài liệu Nghiên cứu mô hình tổ chức không gian làng ngư dân ven biển khu vực nam trung bộ (tt la tiến sĩ)

.PDF
27
176
120

Mô tả:

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN VĂN HIẾN NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÀNG NGƯ DÂN VEN BIỂN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ MÃ SỐ: 62.58.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÀ NỘI, NĂM 2017 ii Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Ngô Thám 2. TS. Nguyễn Xuân Hinh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án này được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án tiến sỹ cấp trường tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Vào hồi: ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện quốc gia, Thư viện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có một chuỗi các điểm dân cư ven biển với vị trí địa lý thuận lợi có nhiều tiềm năng biển để phát triển dịch vụ, du lịch, nuôi trồng, khai thác thủy hải sản ven và xa bờ. Nhu cầu và thách thức phát triển kinh tế biển vùng nông thôn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa nông thôn ven biển; Áp lực gia tăng dân số, định cư, cải thiện vấn đề an sinh xã hội vùng nông thôn; Kết nối với hệ thống dân cư, hạ tầng cơ sở; Đảm bảo sử dụng hiệu quả và bảo vệ các nguồn tài nguyên; Công tác ứng phó thiên tai: gió bão, lũ lụt, sóng lớn, triều cường và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH); Nguy cơ mất dần các sắc thái văn hóa dân gian. Cấu trúc không gian LNDVB vùng NTB hiện có, đã trở nên quá tải với nhu cầu cuộc sống ngư dân hiện tại. Các ngành có liên quan đều phải đề xuất phương án trong đó có cả ngành quy hoạch kiến trúc. Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu mô hình tổ chức không gian làng ngư dân ven biển khu vực Nam Trung Bộ” hướng tới và tìm kiếm giải pháp thỏa mãn yêu cầu phát triển, nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH là bức thiết, cần nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu - Đề xuất mô hình tổ chức không gian làng ngư dân ven biển (LNDVB) đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn ven biển khu vực Nam Trung Bộ (NTB) trong thời kỳ mới. - Bổ sung cơ sở khoa học, nguồn tài liệu tham khảo cho các hoạt động: tổ chức không gian LNDVB, xây dựng hạ tầng cơ sở, bảo vệ môi trường - khai thác bền vững tiềm năng kinh tế ven biển, ứng phó thiên tai và thích ứng BĐKH. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức không gian LNDVB khu vực NTB và hoạt động lồng ghép giải pháp thích ứng BĐKH trong các kết nối không gian của làng. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian địa lý: Các làng ngư dân (LND) tại ba tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa thuộc nông thôn ven biển NTB. Về thời gian: Đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo các mục tiêu QHXD, yêu cầu phát triển nông thôn ven biển và kịch bản BĐKH. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng: Phương pháp điền dã, thu thập, điều tra khảo sát thực tế; Phương pháp tổng hợp, phân tích; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp so sánh; Phương pháp xây dựng mô hình; Phương pháp dự báo. 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài Ý nghĩa lý luận: Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận cho nghiên cứu khoa học và đào tạo trong việc tổ chức không gian LNDVB; Đề xuất mô hình tổ chức không gian các LNDVB khu vực NTB góp phần xây dựng cơ sở nghiên cứu ứng dụng, nhân rộng mô hình. Tính thực tiễn của đề tài : Là tài liệu tham khảo đánh giá thực trạng tổ chức không gian LNDVB khu vực NTB. Mô hình tổ chức không gian LNDVB được đề xuất có thể hỗ trợ, áp dụng vào thực tế trong công tác tổ chức không gian cụ thể tại vùng nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận án - Tổng quan thực trạng tổ chức không gian LNDVB NTB; - Đề xuất phân loại LNDVB: LND vùng đầm, vịnh ven biển; LND vùng cửa sông ven biển; LND vùng bãi ngang ven biển; - Góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận: Đề xuất các nhóm 3 quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian LNDVB; - Đề xuất mô hình tổ chức không gian LNDVB khu vực NTB; - Đề xuất mô hình tổ chức không gian LND vùng đầm Đề Gi. 7. Khái niệm a. Không gian sinh thái vùng ven biển b. Biến đổi khí hậu và Thích ứng với biến đổi khí hậu c. Tổ chức không gian làng ngư dân ven biển 8. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu; phần Kết luận và Kiến nghị; Phần nội dung của luận án có ba chương gồm: Chương 1. Tổng quan về tổ chức không gian làng ngư dân ven biển Nam Trung Bộ Chương 2. Cơ sở khoa học cho việc tổ chức không gian làng ngư dân ven biển Nam Trung Bộ Chương 3. Đề xuất mô hình tổ chức không gian làng ngư dân ven biển Nam Trung Bộ NỘI DUNG Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÀNG NGƯ DÂN VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ 1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển LND vùng ven biển 1.1.1. Không gian vùng biển Việt Nam và Nam Trung Bộ Không gian vùng biển Việt Nam: Vùng ven biển Việt Nam có dân cư tập trung khá đông đúc. Các vùng biển gồm: vùng nước nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo Công Ước Biển 1982 và Luật Biển Việt Nam 2012. Vùng ven biển Nam Trung Bộ: Đặc điểm riêng mang tính đại diện về khí tượng, thủy văn, địa hình, địa mạo của ba tỉnh Bình Định, 4 Phú Yên, Khánh Hòa có nét tương đồng và dễ phân biệt so với các tỉnh trong vùng NTB. Đây là khu vực có thềm lục địa hẹp nhất cả nước. Độ dốc lớn, các đường đẳng sâu 20-100m chạy sát nhau, dạng bờ biển gần như chính trục Bắc Nam, vùng nhô ra cực Đông xa nhất nước, bờ biển dốc, nhiều mũi đá đâm ra biển, nhiều vũng vịnh với độ sâu lớn. Vùng nội thủy (ba tỉnh) được xác định bởi các điểm chuẩn trên đường cơ sở là: A6-A7-A8-A9-A10. 1.1.2. Sự hình thành LNDVB Việt Nam và vùng NTB Lịch sử hình thành LND vùng ven biển Việt Nam: Người Việt đã có xu hướng lập làng ven biển để đánh bắt, khai thác thủy sản từ rất sớm. Tiến trình hình thành cộng đồng ngư dân phân ra một số hình thái cư trú như sau: Vạn chài: ngư dân tụ thành các xóm - cộng đồng thủy cư - trong các vịnh có mực nước nông, kín gió được bao bọc bởi núi, đầm phá. Làng chài: tại các vùng đất mới ven biển ngư dân định cư “phi thủy cư”, gắn với khai thác biển theo quá trình Nam tiến của người Việt. Làng cá: phát triển chuyên biệt từ Làng chài, các Làng cá hình thành quần thể ngư dân lấy nghề khai thác cá là sinh kế chính. Sự hình thành LND vùng NTB: Quá trình hình thành: Về cơ bản, các LNDVB hình thành rõ nét và được công nhận là vào giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh. Khởi đầu, là nghề mang đặc thù tại các vùng đất, bãi ngang hay vùng đầm vịnh, cửa sông ven biển,… là nghề cá, khai thác biển quy mô nhỏ, mang tính truyền thống, cha truyền con nối và gắn liền với dân cư ven biển. Theo thời gian, đã dần hình thành các nghề chuyên khai thác hải sản và làng nghề cá đặc trưng mang dấu ấn riêng. Qua tiến trình phát triển, trong mỗi làng ngư dân thường có sự kết hợp giữa khai thác, chế biến, kết hợp dịch vụ nghề cá và nghề khác. Làng trong tổ chức hành chính: một số xã chỉ gồm một làng nhưng cũng có xã gồm một vài làng. 5 1.2. Thực trạng tổ chức không gian LND vùng NTB 1.2.1. Tổ chức không gian các LNDVB trong vùng nghiên cứu Vị trí: Các LND được tổ chức: Dọc theo các tuyến giao thông ven biển; Tập trung quanh các đầm vịnh, cửa sông ven biển; Phân tán theo các bãi ngang ven biển. Các làng cùng điều kiện địa lý, cùng ngư trường hình thành nên các cụm làng. (Hình 1.1.) Phân loại: dựa vào địa lý – địa hình, hiện trạng sinh kế, LNDVB phân thành ba loại hình cơ bản: LND vùng đầm vịnh: tập trung tại các vùng nước biển cạn, với độ sâu thấp; LND vùng cửa sông: tập trung tại các vùng cửa sông ven biển; môi trường - bán triều nước biển và nước sông; LND vùng bãi ngang: tập trung tại các bờ cát bãi ngang ven biển; chịu ảnh hưởng rõ rệt tính chất đại dương. VÙNG BÁN NGẬP Hình 1.1. Không Gian ven biển của các LND Quy mô phân bố: Số đơn vị (đv) hành chính được xem là LNDVB là khoảng 108 chiếm hơn 34%. Trong đó Bình Định: 29 đv; Phú Yên: 33 đv; Khánh Hòa: 46 đv). Quy mô dân số trung bình LNDVB khoảng: 3 – 5 nghìn nhân khẩu. Nhà cửa, công trình tại các LND xây dựng với mật độ cao và tập trung tại một số điểm dân cư. Cấu trúc không gian các cụm LNDVB: Không gian đất liền ven bờ; Không gian mặt nước biển; Không gian vùng bán ngập. 6 Thực trạng Cấu trúc không gian các cụm LNDVB: Đánh giá hiện trạng trên cơ sở: Phân khu các chức năng; Kết nối giao thông; Thích ứng BĐKH. (Hình 1.2.) + Cấu trúc không gian cụm LND vùng đầm vịnh ven biển; + Cấu trúc không gian cụm LND vùng cửa sông ven biển; + Cấu trúc không gian cụm LND vùng bãi ngang ven biển. a. Thực trạng Cấu trúc không gian cụm LND vùng đầm vịnh ven biển (ví dụ minh họa: vùng đầm Ô Loan) b. Thực trạng Cấu trúc không gian cụm LND vùng cửa sông ven biển (ví dụ minh họa: vùng cửa sông Tam Quan) c. Thực trạng Cấu trúc không gian cụm LND vùng bãi ngang ven biển (ví dụ minh họa: vùng bãi ngang Tuy An) Hình 2. Thực trạng Cấu trúc không gian cụm LNDVB 7 1.2.2. Tổ chức không gian các khu chức năng LNDVB Các khu chức năng và hiện trạng sử dụng đất Cấu trúc không gian làng ven biển: Thành phần cấu trúc không gian gồm: không gian mặt nước biển; không gian đất liền ven bờ; công trình kiến trúc; công trình hạ tầng – bến cảng cá. (Hình 1.3.) + Cấu trúc không gian LND vùng đầm vịnh ven biển; + Cấu trúc không gian LND vùng cửa sông ven biển; + Cấu trúc không gian LND vùng bãi ngang ven biển. a. Thực trạng Cấu trúc không gian LND vùng đầm vịnh ven biển (ví dụ minh họa: làng Ninh Thủy – vịnh Văn Phong) b. Thực trạng Cấu trúc không gian LND vùng cửa sông ven biển (ví dụ minh họa: làng Phú Lạc cửa sông Đà Nông) c. Thực trạng Cấu trúc không gian LND vùng bãi ngang ven biển (ví dụ minh họa: làng Hòn Yến bãi ngang Tuy An) Hình 3. Thực trạng Cấu trúc không gian LNDVB 8 Không gian cảnh quan làng ven biển: Không gian thiên nhiên ven biển: bao gồm khu vực cảnh quan địa hình - biển tự nhiên, đồi núi, hệ sinh thái rừng, rừng ngập mặn, thảm thực vật, cồn cát, hệ sinh thái biển, ven biển, đầm vịnh, cửa sông... ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng môi trường và sự phát triển của làng. Không gian cảnh quan kiến trúc: bao gồm các công trình thuộc khu vực cơ bản sau: khu vực làng truyền thống, khu vực làng mới phát triển, khu vực giáp ranh. Kết nối mạng lưới giao thông: đường thủy - bộ trong cấu trúc không gian LND phát triển theo các hướng sau: hướng dọc (song song với bờ) tuyến đới bờ; hướng ngang (vuông góc với bờ) tuyến đới bờ; hướng ngang dọc (hỗn hợp) tuyến đới bờ. 1.3. Hạ tầng cơ sở và môi trường tại làng ven biển 1.3.1. Hạ tầng xã hội + Công trình công cộng: Công trình giáo dục - y tế; Văn phòng, trụ sở cơ quan; Công trình thương mại và dịch vụ; Công trình thể thao - văn hóa; Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng. + Công trình nhà ở: Nhà ở nông thôn; Nhà ở hiện nay. + Công trình sản xuất & phục vụ: Công nghiệp chế biến thủy sản; Các ngành tiểu thủ công nghiệp. 1.3.2. Hạ tầng kỹ thuật và môi trường + Mạng lưới giao thông vận tải: Giao thông đường bộ: Đường Huyện ven biển, Đường Xã, Đường Làng, Đường dân sinh, Đường nối các khu vực sản xuất; Giao thông đường sắt; Đường thủy. + Công trình cảng - bến cá. + Môi trường ven biển. + Môi trường khu vực bến – cảng cá, khu dân cư ven biển. 9 1.4. Các công trình khoa học & dự án có liên quan đến đề tài 1.4.1. Một số công trình khoa học có liên quan đến đề tài + Quy hoạch nông thôn ven biển: giới thiệu tài liệu: 02 đề tài luận án tiến sỹ; + Thích ứng với BĐKH và Phát triển bền vững (PTBV): giới thiệu tài liệu: 04 đề tài luận án tiến sỹ và 03 đề tài nghiên cứu khoa học trong nước; 03 đề tài nghiên cứu khoa học ngoài nước. 1.4.2. Một số dự án có liên quan đến đề tài + Dự án Hỗ trợ kỹ thuật "Thích ứng với BĐKH cho PTBV nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long”; + Responding to the Urban Climate Challenge - Asian Cities Climate Change Resilience Network (ACCCRN) - "Mạng lưới các thành phố Châu Á có khả năng chống chịu với BĐKH". 1.5. Những vấn đề cần nghiên cứu trong việc tổ chức không gian LNDVB Nam Trung Bộ 1.5.1. Một số vấn đề tồn tại trong tổ chức không gian LNDVB + Cấu trúc - chức năng không gian các làng ven biển; + Kiến trúc cảnh quan - môi trường ven biển; + Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật. 1.5.2. Định hướng nghiên cứu của luận án + Xây dựng một số quan điểm, nguyên tắc và yêu cầu tổ chức không gian cho LNDVB; + Đề xuất giải pháp quy hoạch các cụm LNDVB; + Đề xuất mô hình tổ chức không gian LDNVB; + Đề xuất giải pháp cho Hạ tầng kỹ thuật và môi trường; + Đề xuất nghiên cứu ứng dụng. 10 Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÀNG NGƯ DÂN VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ 2.1. Cơ sở lý thuyết về tổ chức không gian làng tại vùng nông thôn ven biển 2.1.1. Sự gắn kết giữa quy hoạch nông thôn bền vững và thích ứng BĐKH + Quy hoạch PTBV và thích ứng BĐKH là một mối quan hệ phức hợp có tính hệ thống và liên quan chặt chẽ với nhau; + Thích ứng BĐKH về nguyên tắc cũng là các giải pháp phục hồi, duy trì tính cân bằng môi trường HST; + Chiến lược quy hoạch nông thôn bền vững là con đường phát triển kinh tế - xã hội hài hòa với môi trường, giảm nhẹ và thích ứng BĐKH. 2.1.2. Tổ chức không gian LND có sự lồng ghép vấn đề BĐKH Cấu trúc không gian LND hướng tới tính bền vững: Mô hình quy hoạch tuyến tính; Hình thức định cư nông thôn. (Hình 2.1.) Hình 2.1. Mô hình định cư tập trung ở các vùng nông thôn ven biển: A. Làng tuyến tính; B. Làng tập trung; C. Làng theo dạng vòng; D. Làng có tường thành; E. Làng theo mạng lưới Tích hợp thích ứng BĐKH vào công tác tổ chức không gian: Tích hợp vấn đề BĐKH; Quy hoạch tích hợp; Lý thuyết về không gian đàn hồi. (Hình 2.2.) Trong vấn đề quy hoạch tích hợp – lồng ghép ứng phó BĐKH và thích ứng dựa vào HST – EbA để phát triển bền vững; lý thuyết về không gian đàn hồi là một xu hướng tích cực. Các vùng 11 nông thôn có thể vận dụng nghiên cứu với hình thức tổ chức theo từng phân vùng, khu vực linh động, mềm dẻo chủ động phát triển để thích ứng với BĐKH. 2.2. Cơ sở pháp lý có liên quan về quy hoạch xây dựng nông thôn ven biển 2.2.1. Chính sách phát triển & quy chuẩn tiêu chuẩn quy hoạch Chủ trương - chính sách liên quan: Chiến lược biển Việt Nam; Chương Hình 2.2. So sánh khả năng chống chịu và đàn hồi của hai KG theo cường độ lũ trình hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Luật Biển Việt Nam; Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo; Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Phê duyệt Chiến lược PTBV Việt Nam; Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; Quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng nông thôn: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn (QCXDVN14:2009/BXD); Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Quy chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn; Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. 2.2.2. Các quy hoạch xây dựng liên quan đã được phê duyệt + Quy hoạch vùng duyên hải Nam Trung Bộ; 12 + Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; + Quy hoạch ngành có liên quan: Quy hoạch phát triển ngành thủy sản Nam Trung Bộ; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ. 2.3. Các điều kiện hình thành tổ chức không gian làng ngư dân 2.3.1. Điều kiện tự nhiên - tài nguyên ven biển + Địa chất – địa hình – thổ nhưỡng: Địa hình: thấp dần từ Tây sang Đông; các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng châu thổ ven sông, ven biển và hải đảo. Địa chất: độ ổn định của các tầng địa chất là tương đối tốt; Thổ nhưỡng: Đất cát ven biển, Đất mặn phèn. + Khí hậu thủy văn: Khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng biển; + Tài nguyên nước: Nguồn nước ngọt khá dồi dào; + Tài nguyên biển: Ngư trường rộng, đa dạng về hải sản; thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản; nhiều bãi biển, du lịch. 2.3.2. Tác động phát triển kinh tế xã hội + Đô thị hóa ở vùng Nam Trung Bộ: Đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội của khu vực; Phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết. + Kinh tế - xã hội tại các LNDVB: Tiềm năng Kinh tế biển; Năng lực xã hội ven biển. + Điều kiện ứng dụng công nghệ mới: Công nghệ đánh bắt; Sự phát triển ngành cơ khí đóng, sửa tàu cá; Mô hình liên kết tổ chức sản xuất khai thác hải sản; Công nghệ bảo quản sản phẩm; Cơ sở hậu cần. 2.3.3. Tác động Biến đổi khí hậu theo kịch bản + Tác động của BĐKH – NBD; + Kịch bản BĐKH vùng ven biển Nam Trung Bộ; + Dự báo tác động của Biến Đổi Khí Hậu. 2.4. Xu hướng biến đổi không gian các LNDVB vùng NTB 2.4.1. Xu hướng biến đổi không gian tổng thể các LNDVB 13 + Biến đổi bên trong mạng lưới, chuỗi các LND; + Kết nối không gian các LND với vùng NT và đô thị khác. 2.4.2. Xu hướng biến đổi không gian chức năng làng ven biển + Biến đổi không gian mặt nước ven biển: Biến đổi mặt nước tự nhiên thành các vùng nuôi trồng thủy hải sản; Biến đổi mặt nước tự nhiên thành mặt nước bến cảng; Biến đổi mặt nước tự nhiên thành khu giải trí, dịch vụ. + Biến đổi trong không gian LNDVB: Xu hướng biến đổi bên trong không gian LNDVB; Xu hướng biến đổi phát triển ra ngoài không gian LNDVB. 2.4.3. Xu hướng biến đổi không gian cảnh quan - hạ tầng cơ sở + Biến đổi Không gian cảnh quan - hạ tầng xã hội; + Không gian công trình hạ tầng kỹ thuật - bến cảng. 2.5. Kinh nghiệm tổ chức không gian LND ngoài và trong nước 2.5.1. Một số nước trên thế giới + Hàn quốc, Dự án phát triển Saemangeum; + Autralia, Dự án phát triển làng ven biển trong vịnh Moreton. 2.5.2. Việt Nam + Kinh nghiệm PTBV vùng ven biển tại Cù Lao Dung, Trần Đề và Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng. + Kinh nghiệm PTBV đầm phá Tam Giang - Cầu Hai vùng ven biển Thừa Thiên Huế. + Kinh nghiệm PTBV các xã bãi ngang ven biển An Hải, Phước Dinh, Phước Hải tỉnh Ninh Thuận. 2.5.3. Tổng kết một số bài học kinh nghiệm Giải quyết, duy trì, khai thác trong khả năng phục hồi các nguồn lực vật chất, xã hội và hoạt động ven biển; Dựa vào các mối quan hệ giữa con người với con người; Xây dựng các cấu trúc không gian có 14 khả năng thực hiện chức năng của chúng một cách liên tục và ổn định theo thời gian; Giải pháp dựa vào hạ tầng vật chất; Giải pháp dựa vào các nguồn vốn khác nhau; Các thể chế, luật pháp và chính sách. Những bài học kinh nghiệm tổ chức không gian LNDVB chưa đề cập đến mô hình làng gắn liền với các không gian chức năng. Chương 3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÀNG NGƯ DÂN VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ 3.1. Quan điểm, nguyên tắc 3.1.1. Quan điểm Năm quan điểm cơ bản: Tổ chức không gian LNDVB theo hướng PTBV và thích ứng với BĐKH; Tổ chức không gian LNDVB được thực hiện trong các nội dung: định hướng phát triển không gian và quy hoạch xây dựng; Tổ chức không gian LNDVB; Tích hợp các giải pháp thích ứng với BĐKH; Phát triển dựa vào cộng đồng. 3.1.2. Nguyên tắc Bảy nguyên tắc cơ bản: Quá trình PTBV; Xác định phân loại LNDVB; Tạo lập mô hình; Khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất, mặt nước; Hệ thống công trình xây dựng; Hệ thống hạ tầng kỹ thuật; Quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng. 3.2. Đề xuất một số yêu cầu tổ chức không gian LNDVB 3.2.1. Yêu cầu Định cư bền vững ven biển Nội dung yêu cầu “Định cư bền vững ven biển”: Môi trường sinh thái ven biển; Cơ sở hạ tầng; Văn hóa cộng đồng ngư dân; Công nghệ khai thác, kinh tế sản xuất; Thể chế quản lý điều hành. 3.2.2. Yêu cầu Kiến trúc bền vững ven biển Nội dung yêu cầu “Kiến Trúc bền vững ven biển”: Vị trí xây dựng; Tiêu thụ năng lượng; Hiệu quả nước sạch; Vật liệu xây dựng; 15 Không gian kiến trúc cảnh quan; Thích ứng BĐKH – NBD; Môi trường xây dựng và sáng kiến ứng dụng. 3.3. Mô hình tổ chức không gian LNDVB Nam Trung Bộ 3.3.1. Sự kết nối không gian chức năng trong LNDVB Thành phần không gian chức năng: Không gian trung tâm làng; Không gian chuyển tiếp; Không gian biển. Kết nối giữa các không gian: Kết nối giữa không gian trung tâm làng và không gian biển; Kết nối giữa không gian trung tâm làng và không gian chuyển tiếp; Kết nối giữa không gian biển và không gian chuyển tiếp. 3.3.2. Trục phát triển và không gian giao thoa thích ứng BĐKH Trục phát triển không gian: Trục kinh tế biển, Trục kết nối, Trục đổi mới. Các không gian giao thoa: Giao thoa không gian trung tâm làng và không gian biển; Giao thoa không gian trung tâm làng và không gian chuyển tiếp; Giao thoa không gian chuyển tiếp và không gian biển; Giao thoa không gian trung tâm làng, không gian chuyển tiếp và không gian biển. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan LNDVB: không gian kết nối: Mảng - Các trục cảnh quan - Các điểm cảnh quan. 3.3.3. Mô hình tổ chức không gian LNDVB theo phân loại Mô hình tổ chức không gian LND vùng đầm - vịnh ven biển + Kết nối giữa các không gian LND vùng đầm - vịnh ven biển: Thành phần Cơ cấu không gian; Kết nối giữa các không gian; Trục không gian phát triển; Các không gian giao thoa chính. + Mô hình tổ chức không gian cụm LND vùng đầm - vịnh ven biển: Cấu trúc không gian: Các Trung tâm dân cư, Đường bộ, Đường thủy; Không gian chức năng: Không gian chuyển tiếp, Không gian biển (Đầm – Vịnh Biển), Không gian trung tâm làng: (Hình 3.1.) 16 Quy mô: 3.000 – 5.000 người, k = 100-120m2/người, diện tích:35-60ha, Không gian cư trú, Không gian sản xuất – dịch vụ, Không gian giao thông – hạ tầng kỹ thuật, Không gian xanh, Giảm thiểu tác động BĐKH. Mô hình tổ chức không gian LND vùng cửa sông ven biển + Kết nối giữa các không gian LND vùng cửa sông ven biển: Thành phần Cơ cấu không gian, Kết nối giữa các không gian; Trục không gian phát triển; Các không gian giao thoa chính. + Mô hình tổ chức không gian cụm LND vùng cửa sông ven biển: Cấu trúc không gian: Các Trung tâm dân cư, Đường bộ, Đường thủy; Không gian chức năng: Không gian chuyển tiếp, Không gian biển (Đầm – Vịnh Biển), Không gian trung tâm làng: (Hình 3.2.) Quy mô: 3.500 – 5.500 người, k = 100-120m2/người, diện tích:40-60ha, Không gian cư trú, Không gian sản xuất – dịch vụ, Không gian giao thông – hạ tầng kỹ thuật, Không gian xanh, Giảm thiểu tác động BĐKH. Mô hình tổ chức không gian LND vùng bãi ngang ven biển + Kết nối giữa các không gian LND vùng bãi ngang ven biển: Thành phần Cơ cấu không gian, Kết nối giữa các không gian; Trục không gian phát triển; Các không gian giao thoa chính. + Mô hình tổ chức không gian cụm LND vùng bãi ngang ven biển: Cấu trúc không gian: Các Trung tâm dân cư, Đường bộ, Đường thủy; Không gian chức năng: Không gian chuyển tiếp, Không gian biển (Đầm – Vịnh Biển), Không gian trung tâm làng: (Hình 3.3.) Quy mô: 2.500 – 4.500 người, k = 100-120m2/người, diện tích:30-50ha, Không gian cư trú, Không gian sản xuất – dịch vụ, Không gian giao thông – hạ tầng kỹ thuật, Không gian xanh, Giảm thiểu tác động BĐKH. 17 3.4. Giải pháp quy hoạch tổng thể cụm LNDVB 3.4.1. Cấu trúc không gian tổng thể các cụm làng ngư dân Hoàn chỉnh hệ thống quy hoạch tổng thể cụm làng ngư dân ven biển đặc biệt là những vùng có điều kiện thuận lợi, tự nhiên ưu đãi trên chuỗi làng ngư dân vùng NTB. Tập trung đầu tư quy hoạch xây dựng các LND khu vực ven biển với phân cấp rõ ràng. Nâng cao năng lực phục hồi của các LND trong chuỗi làng ven biển. 3.4.2. Tổ chức không gian chức năng cụm làng ngư dân Không gian trung tâm cụm làng: Khu dịch vụ công cộng; Khu ở dân cư; Khu vực thương mại, sản xuất, dịch vụ. Không gian chuyển tiếp: Không gian du lịch giải trí cộng đồng; Không gian nghiên cứu; Không gian sản xuất. Không gian biển: Không gian nuôi trồng; Không gian nghiên cứu năng lượng mới - dịch vụ giải trí; Tổ chức không gian hạ tầng kỹ thuật: Giao thông; Hạ tầng kỹ thuật biển; Môi trường. 3.5. Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật và môi trường LNDVB 3.5.1. Công tác chuẩn bị đất xây dựng Cao độ xây dựng khống chế trong Tổ chức không gian: Hệ thống thoát nước mặt hoàn chỉnh; Các giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; Cao độ nền xây dựng; Phân chia theo cao độ địa hình và khoảng cách với mép bờ. 3.5.2. Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật + Giải pháp mang tính kỹ thuật chung; Giải pháp mang tính kỹ thuật cụ thể; Quy hoạch bến cảng cá. 3.5.3. Một số giải pháp bảo vệ môi trường LNDVB + Tổ chức môi trường ven biển; Giải pháp về quản lý môi trường có sự tham gia cộng đồng. 18 Hình 3.1. Mô hình tổ chức không gian LND vùng đầm - vịnh ven biển.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất