Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong các hoạt động phòng ...

Tài liệu Nghiên cứu lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong các hoạt động phòng chống thiên tai cho người dân thị trấn diêm điền, huyện thái thuỵ, tỉnh thái bình

.PDF
125
13
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH -------------------- PHẠM BÍCH PHƯƠNG NGHIÊN CỨU LỒNG GHÉP TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CHO NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN DIÊM ĐIỀN – HUYỆN THÁI THỤY - TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Hà Nội – 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH -------------------- PHẠM BÍCH PHƯƠNG NGHIÊN CỨU LỒNG GHÉP TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CHO NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN DIÊM ĐIỀN – HUYỆN THÁI THỤY - TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ Hà Nội – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Phạm Bích Phương i LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ “Nguyên cứu lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong các hoạt động phòng chống thiên tai cho người dân thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” đã được hoàn thành tại Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè và gia đình. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các anh, chị và các hộ các hộ gia đình đang công tác và sinh sống tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã hỗ trợ tác giả về chuyên môn, thu thập tài liệu, thông tin trong các chuyến thực địa tháng 6 năm 2017. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội và toàn thể các thầy cô giáo đã giảng dạy lớp Biến đổi khí hậu – Khóa 4, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập cũng như khi thực hiện luận văn. Trong khuôn khổ của một luận văn, do thời gian cũng như điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, tháng năm 2018 Tác giả Phạm Bích Phương ii MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................... 0 Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................. iii Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình...............................................................................................................viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 Chương I. TỔNG QUAN................................................................................................ 5 1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 5 1.1.1. Biến đổi khí hậu ...................................................................................... 5 1.1.2. Truyền thông ........................................................................................... 5 1.1.3. Truyền thông biến đổi khí hậu ................................................................ 7 1.1.4. Thiên tai................................................................................................... 8 1.1.5. Lồng ghép.............................................................................................. 10 1.2. Các nghiên cứu về truyền thông biến đổi khí hậu trong các hoạt động phòng chống thiên tai ...................................................................................... 13 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 13 1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 14 1.3. Một số Quy trình tích hợp về biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tại các cấp quốc gia, ngành, dự án và cộng đồng ............................ 15 1.3.1. Quy trình tích hợp của USAID (2007).................................................. 16 1.3.2. Quy trình tích hợp của CARE Việt Nam (2009) .................................. 18 1.3.3. Quy trình tích hợp của UNDP (2010) ................................................... 20 1.3.4. Quy trình lồng ghép biến đổi khí hậu vào Chương trình, Quy hoạch, Kế hoạch ngành tài nguyên môi trường ................................................................ 21 1.3.5. Quy trình tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chương trình phát triển của Liên hợp Quốc ......................................................................................................................... 23 iii 1.4. Tổng quan về thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ..... 25 1.4.1. Đặc điểm của thị trấn Diêm Điền.......................................................... 25 1.4.2. Tình hình thiên tai ở Diêm Điền ........................................................... 28 1.4.3. Hoạt động phòng chống thiên tai ở Diêm Điền .................................... 31 Chương II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU .................................. 35 2.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 35 2.1.1. Phương pháp kế thừa, phân tích, tổng hợp tài liệu ............................... 35 2.1.2. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 35 2.2. Số liệu ....................................................................................................... 36 2.2.1. Số liệu khí hậu, thiên tai tại Thái Bình thời kỳ 1961 – 2010 ................ 36 2.2.2. Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ......................................... 37 2.2.3. Số liệu khảo sát thực địa ....................................................................... 37 Chương III. LỒNG GHÉP TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TAI THỊ TRẤN DIÊM ĐIỀN .... 38 3.1. Biến đổi của một số yếu tố khí hậu ở tỉnh Thái Bình .............................. 38 3.1.1. Xu thế nhiệt độ ...................................................................................... 38 3.1.2. Xu thế lượng mưa.................................................................................. 41 3.1.3. Xu thế tốc độ gió ................................................................................... 42 3.2. Tình hình kinh tế xã hội ........................................................................... 42 3.3. Kết quả khảo sát thực địa ......................................................................... 44 3.4. Cơ sở thực hiện lồng ghép truyền thông biến đổi khí hậu trong các hoạt động phòng chống thiên tai ở Diêm Điền ....................................................... 49 3.4.1. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 49 3.4.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 51 3.5. Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và thiên tai...................... 53 3.5.1. Nhận thức của người dân về thiên tai và ảnh hưởng của chúng ........... 53 3.5.2. Sự tham gia của người dân trong các hoạt động phòng chống thiên tai ..................................................................................................................... 58 3.6. Truyền thông về biến đổi khí hậu tại thị trấn Diêm Điền ........................ 66 iv 3.6.1. Các hình thức truyền thông về biến đổi khí hậu ................................... 66 3.6.2. Các chương trình truyền thông về biến đổi khí hậu .............................. 67 3.7. Nội dung và các phương thức truyền thông về biến đổi khí hậu cho người dân được lồng ghép trong các hoạt động phòng chống thiên tai thị trấn Diêm Điền ................................................................................................................. 71 3.7.1. Nội dung biến đổi khí hậu truyền thông cho người dân tại thị trấn Diêm Điền ................................................................................................................. 71 3.7.2. Phương thức truyền thông biến đổi khí hậu phù hợp với các hoạt động phòng chống thiên tai tại thị trấn Diêm Điền .................................................. 73 3.8. Quy trình lồng ghép truyền thông biến đổi khí hậu vào các hoạt động phòng chống thiên tai tại trấn Diêm Điền ....................................................... 74 3.9. Đánh giá tính khả thi của quy trình lồng ghép truyền thông biến đổi khí hậu vào các hoạt động phòng chống thiên tai tại thị trấn Diêm Điền ............. 81 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................. 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa ACCCRN Mạng lưới các thành phố Châu Á có khả năng chống chịu với Biến đổi khí hậu (Asian Cities Climate Chang Resilience Network) ATNĐ Áp tháp nhiệt đới BĐKH Biến đổi khí hậu BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường CARE Hợp tác xã cho việc gửi hàng của Mỹ sang Châu Âu (Cooperative for American Remittances to Europe) CQK Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch GIZ Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn ha hecta IMHEN Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Vietnam Institute of Meteorology Hydrology and Climate change) IPCC Ban Liên Chính phủ về BĐKH (Intergovernmenral Panel on Climate Change) ISET Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (The Institute for Social and Environmental Transition) LHPN Liên hiệp Phụ nữ UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Programme) UNEP Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment Programme) VSO Chương trình phục vụ tình nguyện quốc tế (Voluntary Service Overseas) vi DANH MỤC BẢNG Bảng1.1. Quy trình lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển của USAID, 2007 . 17 Bảng 1.2. Quy trình lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển của........................ 18 Bảng 1.3. Phân loại đất của huyện Thái Thuỵ ......................................................... 26 Bảng 1.4. Thống kê bão tại tỉnh Thái Bình .............................................................. 29 Bảng 3.1. Tình hình phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Thái Bình .......................... 42 Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thái Thụy ..................... 44 Bảng 3.3. Đánh giá nhận thức của người dân về BĐKH và phòng chống thiên tai ...... 44 Bảng 3.4. Kết quả chi tiết các hoạt động truyền thông BĐKH tại thị trấn Diêm Điền ... 46 Bảng 3.5. Các hoạt động truyền tin dự báo, cảnh báo thiên tai có sự tham gia của người dân tại thị trấn Diêm Điền ............................................................................. 59 Bảng 3.6. Các hoạt động ứng phó thiên tai có sự tham gia của người dân tại thị trấn Diêm Điền ................................................................................................................ 60 Bảng 3.7. Các hoạt động khắc phục hậu quả sau thiên tai có sự tham gia của người dân tại thị trấn Diêm Điền ........................................................................................ 63 Bảng 3.8. Các chương trình truyền thông BĐKH tại thị trấn Diêm Điền ............... 68 Bảng 3.9. Nội dung lồng ghép truyền thông BĐKH vào các hoạt động phòng chống lụt bão tại thị trấn Diêm Điền................................................................................... 75 Bảng 3.10. Quy trình lồng ghép truyền thông BĐKH vào các hoạt động phòng chống thiên tai tại thị trấn Diêm Điền ...................................................................... 77 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ truyền thông một chiều .................................................................... 6 Hình 1.2. Sơ đồ truyền thông hai chiều ..................................................................... 6 Hình 1.3. Sơ đồ truyền thông nhiều chiều (truyền thông đa chiều) ........................... 7 Hình 1.4. Quy trình lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển của UNDP, 2010 .. 20 Hình 1.5. Sơ đồ và quy trình lồng ghép BĐKH vào quá trình lập CQK ................. 22 Hình 1.6. Quy trình tích hợp vấn đề BĐKH vào kế hoạch phát triển ...................... 24 Hình 2.1. Đồ thị phương pháp hồi quy tuyến tính y = ax + b .................................. 36 Hình 3.1. Đồ thị xu thế nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1961-2010 tại trạm Thái Bình .......................................................................................................................... 38 Hình 3.2. Đồ thị xu thế nhiệt độ tối cao trung bình năm từ năm 1961-2010 tại trạm Thái Bình ...................................................................Error! Bookmark not defined. Hình 3.4. Đồ thị xu thế nhiệt độ tối cao tuyệt đối trung bình năm từ năm 1961-2010 tại trạm Thái Bình .................................................................................................... 39 Hình 3.3. Đồ thị xu thế nhiệt độ tối thấp trung bình năm từ năm 1961-2010 tại trạm Thái Bình .................................................................................................................. 40 Hình 3.5. Đồ thị xu thế nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trung bình năm từ 1961-2010 tại trạm Thái Bình ......................................................................................................... 40 Hình 3.6. Xu thế biến đổi của mưa trung bình năm thời kỳ 1961-2010 tại trạm Thái Bình .......................................................................................................................... 41 Hình 3.7. Đồ thị xu thế lượng mưa lớn nhất trung bình ngày (24h) từ năm 19612010 tại trạm Thái Bình ........................................................................................... 41 Hình 3.8. Đồ thị xu thế tốc độ gió trung bình năm thời kỳ 1961-2010 tại trạm Thái Bình .......................................................................................................................... 42 Hình 3.9. Đồ thị mức độ quan tâm của người dân đối với các loại thiên tai diễn ra tại thị trấn Diêm Điền ............................................................................................... 53 Hình 3.10. Các nguồn thông tin về BĐKH và thiên tai được người dân thị trấn Diêm Điền tiếp cận ............................................................................................................ 57 Hình 3.11. Các hình thức truyền thông BĐKH tại thị trấn Diêm Điền ................... 67 Hình 3.12. Biểu hiện của BĐKH và thiên tai diễn ra tại thị trấn Diêm Điền .......... 81 viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới mà môi trường có nhiều biến đổi hết sức bất thường và diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Trong đó, BĐKH là vấn đề môi trường toàn cầu đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm sâu sắc và là mối đe dọa toàn diện, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tình trạng cung cấp lương thực toàn cầu, vấn đề di dân và đe dọa nền hòa bình, an ninh thế giới. Những biểu hiện của BĐKH đã và đang gây ra nhiều thiệt hại cho cuộc sống người dân. Việt Nam là quốc gia có trên 3.200 km đường bờ biển, là một trong những quốc gia có mức độ dễ bị tổn thương cao bởi BĐKH. “Nếu mực nước biển dâng 100 cm và không có các giải pháp ứng phó, khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 1,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,8% diện tích Thành phố Chí Minh có nguy cơ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến trên 9% dân số vùng Đồng bằng sông Hồng, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 38,9% diện tích nguy cơ bị ngập, ảnh hưởng gần 35% dân số, nguy cơ mất đi 40,5% tổng sản lượng lúa của cả vùng, nền kinh tế sẽ thiệt hại khoảng 10% GD” (Kịch bản BĐKH và NBD, 2016). Trước tình thế đó, để làm giảm các tác động của BĐKH tới sự phát triển của đất nước, việc thích ứng với BĐKH và thực hiện kiểm soát lượng phát thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, ngoài sự hợp tác chặt chẽ của quốc gia thì vai trò quản lý của nhà nước và nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng là yếu tố hết sức quan trọng. Truyền thông về BĐKH là một trong những giải pháp ứng phó hiệu quả với BĐKH. Vai trò của truyền thông được thể hiện trong việc nâng cao nhận thức và hành động nhằm ứng phó với BĐKH. Với thế mạnh của việc thông tin phát đến cộng đồng, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cũng như cảnh báo hậu quả từ BĐKH cho cộng đồng. Do đó việc lồng ghép BĐKH nói chung và phương thức truyền thông BĐKH nói riêng vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương là điều cần thiết và đã được quy định thực hiện tại nhiều địa phương. 1 Thị trấn Diêm Điền là vùng ven biển của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình có dân số đông, lượng lao động lớn, hoạt động trên các phương tiện vận tải biển, tàu thuyền khai thác, chế biến thủy hải sản. Với vị trí nằm giáp biển, Thị trấn chịu tác động trực tiếp của BĐKH, thiên tai và thời tiết cực đoan như: bão và áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng. Hiện nay, trên địa bàn Thị trấn còn 5 khu dân cư với khoảng 7.000 người đang sinh sống ở khu vực ngoài đê biển, chịu tác động của nước biển dâng khi có bão kết hợp triều cường. Năm 2012, cơn bão số 8 làm nước biển dâng ngập 0,8 - 1m toàn bộ 5 khu dân cư ngoài đê biển, gây thiệt hại lớn về kinh tế, hàng năm nhiệt độ mùa hè thường cao có nơi lên tới 39 – 40oC, mùa đông nhiệt độ biến động bất thường hơn. Những năm trước gây khó khăn cho cuộc sống của người dân đặc biệt là vấn đề sức khoẻ cộng đồng và sản xuất nông nghiệp. Do đó, việc ứng phó BĐKH đã và đang được các cấp chính quyền, quản lý của Thị trấn quan tâm và triển khai thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Hàng năm, tại địa phương thường thực hiện truyền thông cho cán bộ và người dân về cách thức ứng phó với BĐKH. Mặc dù vậy, không phải mọi người dân đều hiểu được mối quan hệ giữa ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai, chỉ chú ý đến phòng chống trước mắt mà không có sự chủ động ứng phó lâu dài có tính chiến lược. Cùng với những diễn biến phức tạp của BĐKH, tình hình thiên tai gia tăng là biểu hiện rõ nét nhất. Do đó quá trình ứng phó với BĐKH cả trước mắt và lâu dài gắn liền với những hoạt động phòng chống thiên tai là yêu cầu cấp thiết được nói đến trong các văn bản như Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Chiến lước quốc gia về BĐKH (2011), Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH (2008), v.v đều gắn ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai đã cho thấy mối quan hệ giữa BĐKH và thiên tai trong quá trình hiện nay. Bằng việc lồng ghép truyền thông BĐKH vào các hoạt động phòng chống thiên tai nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về mối quan hệ giữa BĐKH và thiên tai sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng tránh thiên tai, góp phần cải thiện sinh kế và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân. Những tổn thương do BĐKH có thể được giảm nhẹ thông qua việc thích ứng với BĐKH một cách hiệu 2 quả khi năng lực thích ứng của các đối tượng chịu tác động của BĐKH được nâng cao. Do đó việc lồng ghép truyền thông BĐKH vào các hoạt động của địa phương nói chung, hoạt động phòng chống thiên tai nói riêng là cần thiết và cấp bách. Vì vậy học viên lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong các hoạt động phòng chống thiên tai cho người dân thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Biến đổi khí hậu. 2. Mục đích nghiên cứu Lồng ghép truyền thông về BĐKH trong các hoạt động phòng chống thiên tai cho người dân thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích nhưng biểu hiện và tác động của BĐKH tại tỉnh Thái Bình nói chung và thị trấn Diêm Diền nói riêng. - Nắm bắt được nhận thức, nhu cầu của người dân về các thông tin BĐKH và các hoạt động phòng chống thiên tai. - Đưa ra quy trình lồng ghép truyền thông BĐKH vào các hoạt động phòng chống thiên tai phù hợp với thực trạng tại địa phương. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm triển khai mô hình lồng ghép trong thực tế tai địa phương mà phát triển nhân rộng mô hình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Lồng ghép truyền thông về BĐKH trong các hoạt động phòng chống thiên tai cho người dân thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. - Phạm vi nghiên cứu: Đưa ra quy trình lồng ghép truyền thông về BĐKH vào các hoạt động phòng chống thiên tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. 5. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra tại luận văn này đó là việc lồng ghép truyền thông về BĐKH trong các hoạt động phòng chống thiên tai cho người dân tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là khả thi, góp phần thay đổi 3 nhận thức về BĐKH và nâng cao hoạt động phòng chống thiên tai trong bối cảnh BĐKH. 6. Giới thiệu về kết cấu của luận văn Kết cấu của Luận văn bao gồm các phần chính sau: Mở đầu Chương I: Tổng quan Chương II: Phương pháp nghiên cứu và số liệu Chương III: Lồng ghép truyền thông biến đổi khí hậu vào hoạt động phòng chống thiên tai Kết luận và Khuyến nghị 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Biến đổi khí hậu Theo Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu IPCC (2007), “Biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể nhận biết được thông qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu, hoặc do những tác động bên ngoài, hoặc do tác động thường xuyên của con người làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất”. Theo Luật Khí tượng thủy văn (2015), “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan”. 1.1.2. Truyền thông Định nghĩa truyền thông “Truyền thông là một quá trình trong đó người làm công tác truyền thông (tuyên truyền viên) truyền đạt các thông tin (thông điệp truyền thông) tới người nhận thông tin (đối tượng truyền thông) nhằm mục đích nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người nhận thông tin thông qua các cách tiếp cận, hình thức và phương pháp khác nhau." (Nguyễn Đức Ngữ, 2008) Mục đích và vai trò của truyền thông Mọi hoạt động truyền thông đều có mục đích vụ thể và đóng vai trò quan trọng là một công cụ để thực hiện các mục đích của chủ thể. Bên cạnh vai trò trong việc tạo ra sự tranh luận, thảo luận rộng rãi giữa các đối tượng. Truyền thông còn nắm vai trò trong việc nâng cao kiến thức, vận động thi hành các chủ trương, tư vấn giúp đỡ quần chúng, v.v… Các phương thức truyền thông Có 3 phương thức truyền thông được sử dụng đó là: 5 - Truyền thông một chiều: Bằng phương thức này người truyền thông gửi thông điệp truyền thông đến người nhận thông điệp truyền thông qua kênh truyền thông mà không có điều kiện nhận được sự phản hồi của đối tượng truyền thông. Hình 1.1. Sơ đồ truyền thông một chiều - Truyền thông hai chiều: Theo phương thức này, thông điệp truyền thông được trao đổi giữa người gửi và người nhận thông điệp qua kênh truyền thông. Người gửi thông điệp có điều kiện thu thập các thông tin phản hồi từ phía người nhận. Quá trình này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Hình 1.2. Sơ đồ truyền thông hai chiều - Truyền thông nhiều chiều (truyền thông đa chiều): Khác với phương thức truyền thông hai chiều, phương thức truyền thông nhiều chiều đòi hỏi người gửi thông điệp truyền thông cần hiểu biết đối tượng truyền thông trước khi gửi thông điệp truyền thông. Để làm được việc này, người làm truyền thông phải tổ chức thu thập thông tin từ phía đối tượng truyền thông. Có nhiều phương pháp thu thập thông tin, song phổ biến và hiệu quả nhất là tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực 6 tế tại cơ sở. Vì vậy quá trình truyền thông theo phương thức nhiều chiều bao gồm ba bước là: Bước 1: Thu thập thông tin về đối tượng truyền thông Bước 2: Gửi thông điệp truyền thông tới đối tượng truyền thông Bước 3: Phản hồi thông tin từ phía đối tượng truyền thông. (Nguyễn Đức Ngữ, 2008) Bước 1 Bước 2 Thu thập thông tin về người nhận thông điệp Bước 3 Hình 1.3. Sơ đồ truyền thông nhiều chiều (truyền thông đa chiều) 1.1.3. Truyền thông biến đổi khí hậu Khái niệm Truyền thông biến đổi khí hậu thực chất là một loại của truyền thông môi trường. Do đó truyền thông về BĐKH cũng có những đặc điểm chung với truyền thông môi trường, đó là: - Các vấn đề của BĐKH có tác động, ảnh hưởng đến mọi người, mọi ngành, mọi nghề, mọi mặt của đời sống xã hội của con người, không chỉ đối với các thế hệ hiện tại mà cả đến các thế hệ tương lai. - Phạm vi tác động, ảnh hưởng của các vấn đề môi trường đến điều kiện tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội thay đổi rất rộng, từ cá nhân, xóm, thôn, bản đến quốc gia, khu vực và toàn cầu. Vì thế, vấn đề môi trường là vấn đề chung của cộng đồng, chẳng hạn, kinh tế xanh và BĐKH là vấn đề toàn cầu. 7 - Những tác động và hậu quả tác động của sự thay đổi môi trường, BĐKH do con người gây ra đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng nhận ra, xác định, đánh giá được, mặt khác, nó không chỉ có những hậu quả trước mắt mà có cả những hậu quả tiềm tàng trong tương lai, có khi phải đến các thế kỷ sau. (Nguyễn Đức Ngữ, 2008). Mục đích, yêu cầu của truyền thông biến đổi khí hậu: - Mục đích của truyền thông về BĐKH không chỉ là nhằm truyền đạt thông tin hay quá nhấn mạnh vào truyền đạt thông tin, mà quan trọng hơn là nhằm thu hút mọi người tham gia vào quá trình chia sẻ thông tin, tạo ra sự hiểu biết chung, nhận thức chung về những vấn đề môi trường và BĐKH để từ đó cùng chia sẻ trách nhiệm và thống nhất hành động theo một hướng chung trong việc giải quyết những vấn đề thuộc môi trường và BĐKH đặt ra. - Yêu cầu của truyền thông về BĐKH là: + Làm cho các đối tượng truyền thông thấy rõ thực trạng của họ và cộng đồng của họ đã và đang chịu những hậu quả tác động tiêu cực của sự suy thoái môi trường và BĐKH, những nguy cơ, hiểm họa tiềm tàng do suy thoái môi trường và BĐKH gây ra trong tương lai, nguyên nhân của suy thoái môi trường và BĐKH hiện nay và những giải pháp mà loài người phải thực hiện để bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, thông qua việc cung cấp cho họ những minh chứng khoa học và thực tiễn sinh động về hiện trạng suy thoái môi trường, BĐKH và những hậu quả tác động của chúng. + Thu hút, huy động được đông đảo lực lượng xã hội tham gia vào quá trình truyền thông, qua đó nâng cao được nhận thức, kiến thức khoa học, thay đổi thái độ và hành vi của họ theo hướng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, ứng phó thích hợp và có hiệu quả với BĐKH trong mọi hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống, nhằm củng cố thành tập quán. (Nguyễn Đức Ngữ, 2008). 1.1.4. Thiên tai 1.1.4.1. Khái niệm Theo Luật phòng chống thiên tai (2013), “Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ 8 quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác”. 1.1.4.2. Các loại thiên tai Thiên tai gây ra các tác động có thể bao gồm thiệt hại về người, gây thương tích, dịch bệnh và các tác động xấu tới sức khỏe con người, tinh thần và phúc lợi xã hội cùng với thiệt hại về của cải vật chất, hủy hoại tài sản, đình trệ dịch vụ, gián đoạn các hoạt động kinh tế xã hội và suy thoái môi trường. - Bão và áp thấp nhiệt đới: đều là một vùng gió xoáy có phạm vi ảnh hưởng rộng từ 200 đến 500 km. Khi đổ bộ vào đất liền, bão và áp thấp thường gây gió lớn, mưa to và nước dâng gây thiệt hại trực tiếp và kéo theo các hiểm họa khác. Bão và áp thấp nhiệt đới được nhận biết dựa vào cấp gió (gió dưới cấp 8 được gọi là áp thấp nhiệt đới, gió từ cấp 8 trở lên được gọi là bão, gió từ cấp 10 đến cấp 11 được gọi là bão mạnh, từ cấp 12 trở lên được gọi là bão rất mạnh). - Lốc: là một luồng xoáy hình phễu, xảy ra đột ngột, diễn ra trong thời gian ngắn, di chuyển nhanh trên mặt đất hoặc trên biển. Lốc có sức gió mạnh tương đương với sức gió của bão, hoạt động trong không gian hẹp từ vài km2 đến vài chục km2. Lốc có thể nhìn thấy từ luồng gió xoáy cuốn theo những vật thể (ví dụ: cát, bụi, nhà cửa, cây cối,…). - Lũ: là hiện tượng khi mực nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình thường trong một thời gian nhất định, sau đó rút xuống ở mức bình thường. - Ngập lụt: là hiện tượng nước ngập vượt quá mức bình thường, làm ngập công trình, nhà cửa, cây cối, đồng ruộng, … ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. - Lũ quét: là lũ xảy ra bất ngờ, dòng chảy xiết thường kèm theo đất đá và bùn cát,…lên nhanh, xuống nhanh, sức tàn phá lớn thường xảy ra ở khu vực có địa hình dốc. - Sạt lở đất: là hiện tượng đất bị sạt, trượt mất ổn định, thường xảy ra ở các khu vực đồi núi dốc và bờ sông, bờ biển. - Mưa đá: là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng, có kích thước khoảng từ vài milimet (mm) đến hàng chục centimet (cm) thường xảy ra trong thời 9 điểm giao mùa. Trong cơn dông, mưa đá thường kèm theo gió rất mạnh có khi là gió lốc. - Sương muối: là hiện tượng hơi nước ở sát mặt đất đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên mặt đất hay bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khi không khí trên đó ẩm và lạnh. Sương muối chỉ có màu trắng giống tinh thể muối nhưng không có vị mặn. - Rét hại: là nhiệt độ trung bình ngày trong khu vực giảm xuống dưới 13oC, thời tiết nhiều mây và có thể có mưa nhỏ. Rét hại thường xảy ra ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào các tháng chính đông. - Nắng nóng: là một dạng thời tiết khi nhiệt độ cao nhất nằm trong khoảng 35oC – 37oC và khi nhiệt độ cao hơn 37oC được gọi là nắng nóng gay gắt. - Hạn hán: là hiện tượng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định (hạn hán có thể do lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, thiếu nguồn nước, sông suối, ao hồ cạn kiệt, giảm mực nước ngầm, giảm độ ẩm trong đất, do tác động bất hợp lý của con người. - Xâm nhập mặn: là hiện tượng nước mặn (với độ mặn 4 phần nghìn) từ biển xâm nhập sâu vào đất liền và ảnh hưởng tới nguồn nước ngọt dùng trong sinh hoạt, sản xuất, sự phát triển của cây trồng và vật nuôi. - Động đất: là sự rung chuyển hay chuyển động đột ngột của bề mặt trái đất trong một khu vực nhất định. Mức độ xảy ra động đất ở các nơi rất khác nhau, tùy thuộc vào vị trí địa lý. Động đất có khả năng gây ra những chấn động lớn. - Sóng thần: là các đợt sóng biển do động đất ở đáy biển gây ra, có thể có chiều cao hàng chục mét (m), chiều dài tới hàng trăm km hoặc lớn hơn tiến từ đại dương vào bờ biển và tiến sâu vào nội địa có sức tàn phá lớn. - Nước dâng do bão: là các đợt sóng biển do bão gây ra có thể có chiều cao vài trăm mét tiến từ đại dương vào bờ biển và tiến sâu vào nội địa có sức tàn phá lớn. (Thủ tướng Chính phủ, 2014). 1.1.5. Lồng ghép 1.1.5.1. Khái niệm Trong quá trình thực hiện xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thì việc triển khai lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu là điều cần thiết nhằm đảm 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan