Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu khả năng tái sinh và một số biện pháp lâm sinh nhằm phục hồi rừng sau...

Tài liệu Nghiên cứu khả năng tái sinh và một số biện pháp lâm sinh nhằm phục hồi rừng sau canh tác tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn cao vít, tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng

.PDF
109
123
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ LUYẾN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÁI SINH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÂM SINH NHẰM PHỤC HỒI RỪNG SAU CANH TÁC TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH VƢỢN CAO VÍT, TẠI HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ LUYẾN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÁI SINH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÂM SINH NHẰM PHỤC HỒI RỪNG SAU CANH TÁC TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH VƢỢN CAO VÍT, TẠI HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Lâm học M· sè: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quốc Hƣng THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập được và kết quả xử lý, tính toán là trung thực và được trích dẫn rõ ràng kết quả trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nông Thị Luyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Sau ba năm học tập và rèn luyện, khóa học Cao học lâm nghiệp K19 (2011 - 2013) đã bước vào giai đoạn kết thúc. Được sự nhất trí của của nhà trường và Phòng đào tạo Sau đại học, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài "Nghiên cứu khả năng tái sinh và một số biện pháp lâm sinh nhằm phục hồi rừng sau canh tác tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, tại Huyện Trùng Khánh, Tỉnh Cao Bằng". Sau gần một năm thực hiện, đến nay đề tài đã hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Trần Quốc Hưng, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo thuộc phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã động viên, giúp tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ KBT Loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, Tỉnh Cao Bằng cùng bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ động viên và chia sẻ với tôi một phần công việc trong những ngày thu thập số liệu tại hiện trường. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, tuy nhiên do đối tượng nghiên cứu tại vùng lõi khu bảo tồn đi lại khó khăn vì vậy rất khó thu thập số liệu. Hơn nữa, do điều kiện về thời gian và tư liệu tham khảo còn hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013 Nông Thị Luyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................ viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................. ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích ........................................................................................................ 4 3. Mục tiêu......................................................................................................... 4 3.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 4 3.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 4 4. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 4 5. Giới hạn nghiên cứu. .................................................................................... 6 6. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 6 6.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ......................................................... 6 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 7 1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 7 1.2. Ở Trong nước. .......................................................................................... 10 1.3. Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu ............................................... 18 1.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 18 1.3.1.1. Vị trí địa lí .......................................................................................... 18 1.3.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng ...................................................................... 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn iv 1.3.1.3. Khí hậu thuỷ văn ................................................................................ 21 1.3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội .......................................................... 22 1.3.2.1 . Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội xã Ngọc Khê ............................ 22 CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 30 2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30 2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm cây tầng cao (cây non) và khả năng tái sinh tự nhiên của khu vực bỏ hóa sau canh tác tại vùng lõi khu bảo tồn .................... 30 2.1.2 Nghiên cứu vai trò của vách rừng tới khả năng gieo giống và phục hồi rừng khu vực sau canh tác ............................................................................... 30 2.1.3. Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp lâm sinh nhằm tăng khả năng phục hồi rừng tại khu vực bỏ hóa sau canh tác ở khu bảo tồn ........................ 30 2.1.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm phục hồi rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít được tốt hơn. ............................................................ 31 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 31 2.2.1. Cách tiếp cận ......................................................................................... 31 2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 32 2.2.2.1. Xác định khu vực nghiên cứu ............................................................ 32 2.2.2.2. Phương pháp lập ô nghiên cứu và thử nghiệm kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng ........................................................................................................... 34 2.2.2.3. Phương pháp lập Vườn ươm đánh giá khả năng nhân giống của một số loài cây làm thức ăn cho Vượn ................................................................... 35 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 36 2.2.3.1. Cây tầng cao (cây non chưa trưởng thành) ........................................ 36 2.2.3.2. Cây tái sinh ........................................................................................ 37 2.2.3.3. Tính chất đất và độ che phủ: .............................................................. 37 2.2.3.4. Ảnh hưởng của vách rừng tới khả năng phục hồi rừng.......................... 37 2.2.4. Phương pháp tính toán xử lí số liệu ...................................................... 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn v 2.2.4.1. Cây tái sinh và cây tầng cao (cây non) .............................................. 39 2.2.4.2. Vách rừng ........................................................................................... 40 2.2.4.3. Tính chất đất khu vực nghiên cứu ...................................................... 42 2.2.5. Phương pháp thu hái xử lý mẫu ............................................................ 42 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 44 3.1. Đặc điểm cây tầng cao (cây non) và khả năng tái sinh tự nhiên của khu vực bỏ hóa sau canh tác tại vùng lõi khu bảo tồn ........................................... 44 3.1.1. Tổ thành cây tầng cao (cây non) tại khu vực nghiên cứu ..................... 44 3.1.2. Tổ thành cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu ....................................... 46 3.1.3. Nguồn gốc và chất lượng tái sinh. ........................................................ 49 3.1.4. Đánh giá về phân bố cây tái sinh của các ô nghiên cứu. ...................... 51 3.1.5. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tái sinh rừng tại khu vực nghiên cứu . 54 3.1.5.1. Ảnh hưởng của tính chất đất đến tái sinh .......................................... 54 3.1.5.2. Ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi đến tái sinh .................................. 56 3.2. Vai trò của vách rừng tới khả năng gieo giống và phục hồi rừng khu vực sau canh tác ..................................................................................................... 59 3.2.1. Xác định thành phần loài cây chính (cây mẹ) trong khu vực rừng (vách rừng) xung quanh khu vực bỏ hóa sau canh tác .............................................. 59 3.2.1.1. Thành phần các loài cây mẹ có trong các khu vực ............................ 59 3.2.1.2. So sánh thành phần loài cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu với thành phần loài cây mẹ trong vách rừng xung quanh. .............................................. 64 3.2.1.3. Đánh giá khả năng phát tán hạt giống của một số loài chính xuất hiện tại khu vực nghiên cứu .................................................................................... 67 3.3. Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp lâm sinh nhằm tăng khả năng phục hồi rừng sau canh tác tại Khu bảo tồn .................................................... 71 3.3.1. Đánh giá khả năng nhân giống trong vườn ươm tại chỗ của một số loài cây bản địa làm thức ăn cho vượn................................................................... 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn vi 3.3.1.1. Vườn ươm tại tại xóm Nà Thông xã Phong Nậm ............................. 71 3.3.2. Xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung ................................................ 75 3.2.2.1. Xúc tiến tái sinh ................................................................................. 75 3.2.2.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây trồng dặm ......... 85 cây trồng dặm .................................................................................................. 86 cứu năm 2012 .................................................................................................. 87 cứu năm 2013 .................................................................................................. 88 3.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm phục hồi rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít . ................................................................................. 88 3.3.1. Giải pháp quản lý .................................................................................. 88 3.3.2. Giải pháp chính sách ............................................................................. 89 3.3.3. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................. 89 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ........................................................................... 92 Kết luận ........................................................................................................... 92 Kiến nghị ......................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Dân số xã Ngọc Khê năm 2012 ...................................................... 22 Bảng 1.2. Dân số xã Ngọc Côn năm 2012 ...................................................... 25 Bảng 1.3: Dân số xã Phong Nậm năm 2012 ................................................... 27 Bảng 3.1: Tổ thành và mật độ cây tầng cao khu vực nghiên cứu ................... 45 Bảng 3.2: Tổ thành và mật độ cây tái sinh khu vực nghiên cứu .................... 47 Bảng 3.3. Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu ........... 49 Bảng 3.4. Bảng phân bố cây tái sinh trong 2 ô nghiên cứu ............................ 52 Bảng 3.5. Thành phần tính chất đất tại 2 OTC .............................................. 54 Bảng 3.6. Thành phần và độ che phủ thảm tươi TB trong 2 OTC .................. 56 Bảng 3.8. Công thức tổ thành vách rừng theo từng khu vực .......................... 61 Bảng 3.9. Các chỉ số trung bình về đường kính và chiều cao cây mẹ ở các khu vực vách rừng ................................................................................. 63 Bảng: 3.10. Tổ thành cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu năm 2013 ............. 65 Bảng: 3.11. So sánh tổ thành cây tái sinh tại khu vực điều tra gần vách rừng và 2 OTC 2013 với cây mẹ điều tra 2 tuyến vách rừng năm 2013 . 66 Bảng 3.12. Đặc điểm sinh thái học của cây tái sinh chính năm 2012 -2013 .. 67 Bảng 3.13. So sánh các ô nghiên cứu làm cỏ và ô không làm cỏ giữa 2 OTC ......................................................................................................... 77 Bảng 3.14. So sánh tăng trưởng chiều cao và đường kính gốc bình quân của các cây tái sinh giữa ô làm cỏ và ô không làm cỏ trong 2OTC ...... 80 Bảng 3.15. Sinh trưởng phát triển dưới điều kiện hỗ trở về hạn chế cạnh tranh cỏ dại bằng che phủ gốc .................................................................. 82 Bảng 3.16. So sánh chiều cao và đường kính ban đầu của cây tái sinh tầng cao giữa cây phủ gốc và tự nhiên ................................................. 84 Bảng 3.17. Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của ......................... 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Vị trí khu vực nghiên cứu huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng ..... 19 Hình:2.2. Sơ đồ Khu bảo tồn Vượn Cao Vít ................................................... 20 Hình 2.3: Sơ đồ thiết lập ô tiêu chuẩn và các ô dạng bản nghiên cứu ............ 34 Hình: 3.1 Biểu đồ so sánh nguồn gốc tái sinh giữa 2 OTC ............................ 50 Hình: 3.2. Biểu đồ so sánh chất lượng tái sinh của 2 OTC ............................ 51 Hình: 3.3 Sơ đồ khu vực nghiên cứu vách rừng tại lũng Đảy năm 2012 ....... 59 Hình: 3.4. Sơ đồ khu vực nghiên cứu vách rừng tại lũng Đảy năm 2013 ...... 59 Hình 3.5 : Vườn ươm tại thôn xóm Nà Thông................................................ 73 Hình 3.6: Vườn ươm tại Lũng Nặm ................................................................ 75 Hình: 3.7. Hiệu quả của việc phát hiện cây tái sinh mới bằng bằng việc phát trắng ô nghiên cứu ........................................................................... 80 Hình: 3.8. Hiệu quả của việc giảm cạnh tranh cỏ dại tại chỗ bằng việc che phủ gốc tái sinh ................................................................................ 85 Hình: 3.9. Cây Nhội và Xoan nhừ được trồng dặm trong ô nghiên................ 87 Hinh 3.10: Cây Nhội và Xoan nhừ được trồng dặm trong ô nghiên .............. 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ix DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đúng BQL KBT : Ban quản lí Khu bảo tồn BV&PTR : Bảo vệ và phát triển rừng VCV : Vượn Cao Vít ĐDSH Đa dạng sinh học Dg : Đường kính gốc Dt : Đường kính tán FFI : Fauna & Floura International - Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã Quốc tế Hvn : Chiều cao vút ngọn KBT : Khu bảo tồn KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình KHLNVN : Khoa học lâm nghiệp Việt Nam ODB : Ô dạng bản OTC : Ô tiêu chuẩn PRCF : People Resources and Conservation Foundation - Tổ chức con người, tài nguyên và bảo tồn QLBVR : Quản lí bảo vệ rừng TSTN Tái sinh tự nhiên THCS : Trung học cơ sở TB UBND : Trung bình : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vượn Cao Vít (Nomascus nasutus nasutus) là một trong những loài linh trưởng hiếm nhất trên thế giới và đang trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng cao trên phạm vi toàn cầu, danh lục đỏ IUCN (2010) [ 22 ] xếp Vượn Cao Vit vào mức cực kỳ nguy cấp – CR. Năm 2002, một quần thể nhỏ Vượn đen đông bắc khoảng 26 cá thể được phát hiện gần biên giới Trung Quốc thuộc các xã Phong Nậm, Ngọc Khê, Ngọc Côn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đây cũng là nơi duy nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới còn tồn tại một quần thể Vượn này. Tháng 5/2007 UBND tỉnh Cao Bằng và Chi cục Kiểm lâm Cao Bằng với sự hỗ trợ về kỹ thuật của tổ chức FFI chính thức thành lập Khu bảo tồn (KBT) Vượn Cao Vít nằm trên địa phận ba xã Phong Nậm, Ngọc Khê, Ngọc Côn thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Trần Văn Phùng và cs (2006) [18 ] Kể từ khi tái phát hiện quần thể còn sót lại của loài linh trưởng đang bị đe doạ này vào năm 2002, đến nay số lượng cá thể Vượn ở Cao Bằng vào khoảng 110 con, nhiều chương trình dự án được thực hiên tại đây. Tổ chức FFI triển khai thực hiện một số hoạt động; Nhóm tuần rừng dựa vào cộng đồng đã được thành lập và có nhiệm vụ tuần tra rừng, triển khai việc tuyên truyền nâng cao nhận thức tại các làng xung quanh Khu bảo tồn, các hoạt động làm giảm thiểu các đe doạ bằng việc xây bếp lò cải tiến và hầm Biogas để giảm nhu cầu về củi đun, cùng với sự hỗ trợ của các chương trình dự án, năm 2010 Quỹ bảo tồn Việt Nam (VCF) đã vận động được người dân, không canh tác nương bãi tại vùng bảo vệ nghiêm ngặt ( khu vực Lũng Đẩy 3,5ha. Kha Mỉn 0,4ha, trung tâm KBT, việc chăn thả gia súc tự do và làm nương bãi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 2 đã có từ nhiều năm nay của người dân xung quanh khu bảo tồn, và ngay tại vùng bảo vệ nghiêm ngặt đã được hạn chế. Tuy nhiên cũng như ở bất cứ KBT nào trên thế giới khi cuộc sống người dân chưa ổn định, áp lực lên KBT và nguy cơ xâm hại giá trị ĐDSH, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên vẫn còn phổ biến. Hệ sinh thái rừng của KBT Vượn Cao Vít hàng ngày vẫn phải chịu sức ép của cộng đồng người dân sống xung quanh. Các nhu cầu cơ bản hàng ngày về gỗ làm mới nhà cửa, phai nước, sử dụng củi để đun nấu, thu hái các LSNG..., vẫn được người dân khai thác sử dụng phục vụ cho đời sống hàng ngày, kết hợp với quá trình canh tác, chăn thả gia súc không hợp lí của người dân..., Tất cả đã góp phần làm cho diện tích các khu rừng trong KBT bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, điều quan trọng nhất là diện tích rừng suy giảm cùng với các hoạt động săn bắt, khai thác tài nguyên rừng đã là những nguyên nhân chính gây chia cắt sinh cảnh sống làm giảm nguồn thức ăn, khu vực cư trú và di chuyển của VCV. Một chiến lược dài hạn cho bảo tồn các loài thực vật để mở rộng sinh cảnh Vượn là rất cần thiết, đặc biệt trong vùng bảo tồn nơi mà bị tác động mạnh. Các nghiên cứu đã được tiến hành về cấu trúc rừng cũng như tái sinh tự nhiên tại các khu vực bị tác động này. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về khả năng tái sinh và đề xuất biện pháp kỹ thuật cho công tác quản lý, bảo vệ, phục hồi và sử dụng hợp lý rừng tự nhiên là rất cần thiết để góp phần giải quyết những tồn tại nêu trên, xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu khả năng tái sinh và một số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 3 biện pháp lâm sinh nhằm phục hồi rừng sau canh tác tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, tại Huyện Trùng Khánh, Tỉnh Cao Bằng". Kết quả đề tài sẽ là nền tảng để phục hồi rừng không chỉ cho khu bảo tồn Vượn Cao Vít mà còn cho các khu vực khác có địa hình tương tự. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 4 2. Mục đích Đánh giá được khả năng phục hồi rừng từ các vách rừng, trên cơ sở lựa chọn được các biện pháp lâm sinh nhằm phục hồi và mở rộng sinh cảnh rừng đáp ứng nhu cầu sinh sống và phát triển đàn Vượn trong khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít. 3. Mục tiêu 3.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu khả năng tái sinh và bước đầu sử dụng các kỹ thuật lâm sinh để phục hồi diện tích rừng, khu vực sau canh tác nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi loài và sinh cảnh tại khu bảo tồn Vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, đảm bảo về không gian sống và nguồn thức ăn cho vượn Cao Vít. 3.2. Mục tiêu cụ thể 1. Đánh giá được khả năng tái sinh khu vực sau canh tác nương rẫy trong vùng lõi khu bảo tồn; 2. Đánh giá được ảnh hưởng của vách rừng ảnh hưởng tới khả năng gieo giống và hình thức gieo giống trong quá trình tái sinh trên đất sau canh tác trong vùng lõi Khu Bảo Tồn; 3. Đánh giá được hiệu quả bước đầu của một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi rừng sau canh tác tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. 4. Đối tƣợng nghiên cứu. Đề tài chọn đối tượng là trạng thái thảm thực vật rừng thứ sinh nghèo phục hồi sau canh tác tại khu vực bảo tồn Vượn Cao Vít, đây là các khu vực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 5 lũng được bỏ hóa canh tác trong vài năm trở lại đây và là điểm nối giữa các khu vực sinh sống của vượn Cao Vít. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 6 5. Giới hạn nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu trong phạm vi về khả năng tái sinh, ảnh hưởng của vách rừng tới khả năng tái sinh và một số biện pháp lâm sinh cần thiết nhằm phục hồi rừng tại vùng bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu Giúp cho học viên củng cố kiến thức lý thuyết và kiến thức thực hành áp dụng vào thực tế. Bước đầu nghiên cứu được các biện pháp kỹ thuật phục hồi sinh cảnh và đề xuất được các ý kiến cá nhân trong việc bảo tồn và phát triển. Kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong phục hồi rừng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Làm sáng tỏ được khả năng gieo giống, hình thức phát tán hạt giống của cây mẹ ở vách rừng, làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thúc đẩy tái sinh ở khu vực trước đây đã làm nương bãi. Khôi phục, phát triển hệ sinh thái rừng tại khu vực nhất là đối với các diện tích rừng trước đây đã bị khai phá làm nương bãi, để làm cơ sở cho công tác bảo tồn có ý nghĩa lớn này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Phục hồi rừng là một trong những nội dung quan trong nhất của ngành lâm nghiệp. Lịch sử nghiên cứu tái sinh rừng trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm nhưng với rừng nhiệt đới vấn đề này được tiến hành chủ yếu từ những năm 30 của thế kỷ trước trở lại đây. Nghiên cứu về tái sinh rừng là những nghiên cứu rất quan trọng làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật lâm sinh xây dựng và phát triển rừng. Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái, nó đảm bảo cho nguồn tài nguyên có khả năng tái sản xuất mở rộng nếu con người nắm bắt được quy luật tái sinh và điều khiển nó phục vụ cho kinh doanh rừng. Vì vậy, tái sinh rừng trở thành vấn đề then chốt trong việc xác định các phương thức kinh doanh rừng. Kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu về tái sinh rừng tự nhiên trên thế giới rất nhiều, một số nghiên cứu và được tóm tắt như sau: - Nghiên cứu về đặc điểm tái sinh Tái sinh (Regeneration) là một thuật ngữ chỉ khả năng tự tái tạo, hay sự hồi sinh từ mức độ tế bào đến một quần lạc sinh vật trong tự nhiên, các tác giả như Jordan, Peter và Allan (1998) sử dụng thuật ngữ này để diễn tả sự lặp lại của quần xã sinh vật giống như nó đã xuất hiện trong tự nhiên. Tái sinh rừng (Forestry regeneration) cũng để mô tả sự tái tạo của lớp cây con dưới tán rừng. Về đặc điểm tái sinh, theo Van Steenis (1956) [25], đối với rừng nhiệt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 8 đới có hai đặc điểm tái sinh phổ biến là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt (tái sinh lỗ trống). Hai đặc điểm này không chỉ thấy ở rừng nguyên sinh mà còn thấy ở cả rừng thứ sinh - một đối tượng rừng khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả của tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa lớp cây con và tầng cây gỗ được nhiều nhà khoa học quan tâm như Mibbre-ad (1930), Richards (1952), Baur G.N (1964) và Rollet (1969). Theo Van Stennit (1956) [25] thì đặc điểm tái sinh là “tái sinh phân tán, liên tục”, vì rừng mưa nhiệt đới có tổ thành loài cây phức tạp, khác tuổi nên thời kỳ tái sinh của quần thể diễn ra quanh năm. - Phương thức lâm sinh liên quan đến tái sinh phục hồi rừng Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả của các phương thức xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các kiểu rừng. Từ kết quả nghiên cứu kiểu tái sinh các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phương thức chặt tái sinh như: Công trình của Bernard (1954, 1959), Wyatt Smith (1961, 1963) với phương thức kinh doanh rừng đều tuổi ở Mã Lai; Nicholson (1958) ở Bắc Borneo; Taylor (1954), Jones (1960) phương thức chặt dần tái sinh dưới tán ở Nijêria và Gana; Barnarji (1959) với phương thức chặt dần nâng cao vòm lá ở Andamann; Donis và Maudouz (1951, 1954) với phương thức đồng nhất hóa tầng trên ở Java,… Phục hồi rừng được hiểu là quá trình tái tạo lại rừng trên những diện tích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 9 đã bị mất rừng. Theo quan điểm sinh thái học thì phục hồi rừng là một quá trình tái tạo lại một hệ sinh thái mà trong đó cây gỗ là yếu tố cấu thành chủ yếu. Đó là một quá trình sinh địa phức tạp gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ bắt đầu khép tán Trần Đình Lý (1995) [ 9 ]. Các phương thức lâm sinh cho phục hồi và phát triển rừng tự nhiên có hai dạng chính: (i) Duy trì cấu trúc rừng tự nhiên không đều tuổi bằng cách lợi dụng lớp thảm thực vật tự nhiên hiện có và sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên để thực hiện tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên, hoặc trồng bổ sung. Ngoài ra còn có thể sử dụng phương thức chặt chọn từng cây hay từng đám, phương thức cải thiện quần thể và chặt nuôi dưỡng rừng tự nhiên để dẫn dắt rừng có cấu trúc gần với cấu trúc của rừng tự nhiên nguyên sinh. (ii)- Tác động rừng theo hướng đều tuổi, có một hoặc một số loài cây bằng phương thức chủ yếu là cải biến tổ thành rừng tự nhiên, tạo lập rừng đều tuổi bằng tái sinh tự nhiên đều tuổi, như các phương thức chặt dần tái sinh dưới tán rừng nhiệt đới ; phương thức cải tạo rừng bằng chặt trắng trồng lại; phương thức trồng rừng kết hợp với nông nghiệp (Taungya). - Thành tựu nghiên cứu phục hồi rừng thứ sinh nghèo trên núi đá vôi ở ngoài nước Viện khoa học Quảng Tây và Quảng Đông - Trung Quốc đã nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây trên núi đá vôi như: Toona sinensis, Delavaya toxocarpa, Chukrasia tabularis, Excentrodendron tonkinensis trong thời kỳ (1985 -1998). Những nghiên cứu đó đã được tổng kết sơ bộ sau nhiều hội thảo khoa học ở Học viện Lâm nghiệp Bắc Kinh với sự tham gia của nhiều nhà khoa học lâm nghiệp đầu ngành của nước này và những hướng dẫn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan