Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của hai giống cải củ Hà Nội và Trun...

Tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của hai giống cải củ Hà Nội và Trung Quốc dưới ảnh hưởng của các công thức bón phân

.PDF
35
385
84

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy Nguyễn Văn Đính ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để em hoàn thành khoá luận. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khoá luận này. Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, các cô chú quản lý th viện, phòng thí nghiệm Sinh lý học thực vật, những ngời đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Hà nội, ngày 18 tháng 4 năm 2008 Sinh viên Đồng Thị Tám 5 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong khoá luận là trung thực, không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà nội, ngày 18 tháng 4 năm 2008. Sinh viên Đồng Thị Tám MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................5 6 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................8 2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................9 3. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................9 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .............................................................10 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................10 1.1. Giới thiệu chung về cây cải củ .......................................................................10 1.1.1. Đặc tính sinh học ....................................................................................10 1.1.2. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế ........................................................11 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng cây cải củ .........................12 1.2.1. Ảnh hưởng của nước ..............................................................................12 1.2.2. Ảnh hưởng của ánh sáng ........................................................................13 1.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ..........................................................................14 1.2.4. Ảnh hưởng của phân bón........................................................................14 1.3. Kỹ thuật trồng ................................................................................................15 1.3.1. Làm đất ..................................................................................................15 1.3.2. Bón phân lót ...........................................................................................16 1.3.3. Gieo hạt ..................................................................................................16 1.3.4. Chăm sóc ................................................................................................17 1.3.5. Phòng trừ sâu bệnh.................................................................................17 1.3.6. Thu hoạch ...............................................................................................18 CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................19 2.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................19 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................19 2.2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ..............................................................19 2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm...............................................................20 2.2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu .....................................20 2.2.4. Xử lí thống kê các kết quả thực nghiệm .................................................20 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................22 3.1. Ảnh hƣởng của các công thức bón phân đến chiều cao cây ..........................22 7 3.2. Ảnh hƣởng của các công thức bón phân đến số lá thật của 2 giống cải củ ...23 3.3. Ảnh hƣởng của công thức bón phân đến diện tích lá/cây ..............................24 3.4. Ảnh hƣởng của các công thức bón phân đến chỉ số hàm lƣợng diệp lục ......25 3.5.Ảnh hƣởng của các công thức bón phân đến khối lƣợng tƣơi của lá/cây .......26 3.6. Ảnh hƣởng của các công thức bón phân đến khối lƣợng khô của lá/cây 2 giống cải củ ...........................................................................................................27 3.7. Ảnh hƣởng của các công thức bón phân đến năng suất cải củ ......................28 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................36 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................37 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cải củ (Raphanus sativus L.) có vai trò quan trọng trong đời sống con ngƣời, cây đƣợc trồng ở khắp nơi trong nƣớc để lấy củ, lá làm thức ăn. Cải củ 8 còn rất tốt cho gia súc, nhất là lợn và bò sữa [3]. Ngoài ra, nó còn đƣợc ứng dụng trong công nghệ dƣợc phẩm để chữa một số bệnh: tức ngực, khản tiếng, ho ra máu, hay một số bệnh về tiêu hoá (táo bón, lòi dom, trĩ...) [1]. Vì vậy việc tăng năng suất cây cải củ là một vấn đề đƣợc các nhà khoa học và ngƣời nông dân chú trọng quan tâm Năng suất cải củ chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố nhƣ: nƣớc, ánh sáng, nhiệt độ, CO2....[13], đặc biệt là hàm lƣợng phân bón, cách bón phân để đạt năng suất cao và giảm đƣợc chi phí về phân bón, công bón. Ngày nay, xu hƣớng phát triển của nông nghiệp là thâm canh do vậy chi phí sử dụng phân bón tăng rất nhanh chiếm từ 30 - 50% tổng chi phí trồng trọt. Ở Việt Nam từ 1995 - 2004 sản lƣợng lúa tăng 100 - 140%, ngô tăng100 - 260% thì phân bón vô cơ (N2, P2O5, K20), tăng 100 - 200% [9]. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, đã có nhiều công trình nghiên cứu cách sử dụng phân bón nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng [2], [5], [6]... Xuân Hoà - Phúc Yên - Vĩnh Phúc là vùng đất nghèo dinh dƣỡng. Tại đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu sự ảnh hƣởng của phân bón đối với đậu xanh, đậu tƣơng, lạc [10], [11]. Tuy nhiên, nghiên cứu trên đối tƣợng cải củ vẫn còn ít tài liệu nói đến. Chính vì những lí do trên mà chúng tôi chọn đề tài: ”Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất hai giống cải củ Hà Nội và Trung Quốc dưới ảnh hưởng của các công thức bón phân”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng và năng suất hai giống cải củ Hà Nội và Trung Quốc dƣới ảnh hƣởng của 2 công thức bón phân. 3. Nội dung nghiên cứu  Động thái sinh trƣởng chiều cao cây  Số lá thật của hai giống cải củ 9  Động thái tăng trƣởng diện tích lá  Chỉ số hàm lƣợng diệp lục của lá  Khối lƣợng tƣơi, khô của lá/cây  Năng suất của hai giống cải củ 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn * Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm các dẫn liệu về khả năng sinh trƣởng của các giống cải củ, cũng nhƣ ảnh hƣởng của các công thức bón phân cụ thể đến sinh trƣởng và năng suất của mỗi giống. * Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp cơ sở lí luận để xây dựng quy trình bón phân làm tăng năng suất cải củ. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về cây cải củ 1.1.1. Đặc tính sinh học 10 Cải củ (Raphanus sativus L.) thuộc họ cải (Brassicaceae) của bộ Màn Màn (Capparales) trong phân lớp Sổ (Dilleniidae). Cải củ là cây hàng năm, củ của cây do rễ phân hoá thành, đƣợc dùng làm rau ăn. Củ có thể tròn hoặc dài, có màu trắng, vị cay nồng, tuỳ theo giống mà hình dạng kích thƣớc có thể thay đổi. Phiến lá có khía sâu tận sát gân phần ngọn lá thành hình đàn hoặc hình mái, lá đơn mọc thành chùm ở phía dƣới. Hoa mọc thành cụm ở đỉnh, có màu trắng. Quả dài, hình trụ và thắt lại từng đoạn, mỏ quả dài, nhƣng ít hạt [14]. Cây cải củ không chịu ngập úng, nhƣng cũng ƣa nhiều nƣớc. Độ ẩm đất thích hợp với cải củ là 60 - 65% độ ẩm bão hoà. Cây ƣa đất cát pha, đất phù sa và đất thoát nƣớc nhanh. Cải củ là cây ƣa khí hậu mát lạnh, nhiệt độ thích hợp là 18 -250 C. Trên 300C quá trình hình thành củ bị ức chế, vì thế cải củ vụ chiêm không to, lá cứng, nháp, ăn hăng, không ngon. Cây đƣợc trồng khắp nơi trong nƣớc lấy củ, lá để ăn, hạt làm thuốc trị ho, hen xuyễn, ngực bụng đầy trƣớng, khí trệ... [14]. 1.1.2. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế * Giá trị dinh dưỡng: cải củ có hàm lƣợng chất dinh dƣỡng khá cao, vì vậy mà đƣợc sử dụng làm thức ăn cho ngƣời và gia súc. Cải củ có thành phần hoá học khá đa dạng, đƣợc thể hiện trong bảng 1.1 [15]. Bảng 1.1. Thành phần hoá học của một số chất trong cải củ Vị trí cây Lá và cổ củ 11 Củ Tên chất Nƣớc Tƣơi(% Khô(%) Non(%) ) 83,8 15 75 Tƣơi(%) Khô(%) 90 10,5 Protein 2,3 8,8 3,5 1,1 6,4 Xenlulôzơ 1,6 9,1 5,2 4 13,5 Dẫn xuất không protein 7,4 55,3 10,9 6,3 9,8 Khoáng toàn phần 4,5 10,5 1,7 1 4,6 Giá trị dinh dƣỡng 1kg cải củ đƣợc thể hiện ở bảng 1.2 [15]. Bảng 1.2. Giá trị dinh dưỡng 1kg cải củ Lá và cổ củ Củ Tên chất Tƣơi Khô Non Tƣơi Khô Năng lƣợng trao đổi (kcal) 340 1933 647 312 3020 Đơn vị thức ăn (kcal) 0,14 0,77 0,26 0,13 1,2 Protein (g) 17 48 23 7 35 Canxi (g) 1,8 - 2 0,7 7 Photpho 0,4 - 10 0,5 0,8 Ghi chú : - hàm lượng rất ít. * Giá trị kinh tế: cải củ có giá trị kinh tế tƣơng đối lớn, cây đƣợc trồng ở khắp nơi trong nƣớc để lấy củ, lá làm thức ăn cho ngƣời, và là thức ăn rất tốt cho gia súc đặc biệt là lợn và bò sữa. Ngoài ra, hạt của cây cải củ dùng để làm thuốc chữa ho, hen xuyễn, tức ngực, trƣớng bụng...[9]. 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng cây cải củ 1.2.1. Ảnh hưởng của nước [4] Rau nói chung và cải củ nói riêng cần nhiều nƣớc, và có nhu cầu đối với nƣớc trong suốt quá trình sinh trƣởng và phát triển. Trong cây rau có chứa 75% - 90% nƣớc, thiếu nƣớc ảnh hƣởng rất lớn đến phẩm chất rau, làm cho cây rau chóng bị già cỗi, nhiều sơ, đắng, phẩm chất kém ăn không ngon. Tuy nhiên, thừa nƣớc cũng làm giảm phẩm chất rau nhƣ giảm hàm lƣợng đƣờng, 12 muối hoà tan làm cho rau ăn nhạt. Nƣớc nhiều còn làm cho mô bào mềm yếu, sức chống chịu của rau với sâu bệnh và các yếu tố không thuận lợi giảm sút. Yêu cầu của rau với nƣớc ở các thời kỳ sinh trƣởng khác nhau là không giống nhau cụ thể: - Thời kỳ nảy mầm của rau rất cần nƣớc vì vậy sau khi gieo cần tƣới nƣớc giữ ẩm và che đậy cho hạt. - Thời kỳ cây con do bộ rễ còn yếu và chƣa ăn sâu vào đất nên cây cần đƣợc cung cấp nƣớc đầy đủ. - Thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng, cây có thân lá phát triển nhanh thoát hơi nƣớc nhiều, hoạt động hút và đồng hoá chất dinh dƣỡng mạnh do đó rau cần nhiều nƣớc, thiếu nƣớc trong thời gian này sẽ dẫn đến giảm năng suất. Cải củ và một số loại rau nhƣ bắp cải, dƣa chuột, cải trắng... là nhóm tiêu hao nhiều nƣớc. Do có diện tích lá tƣơng đối lớn, thoát hơi nƣớc mạnh, nhƣng bộ rễ lại kém phát triển. Độ ẩm thích hợp cho nhóm cây này là 80% độ ẩm đất, và 90% độ ẩm không khí. 1.2.2. Ảnh hưởng của ánh sáng [4] Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của cây. Ánh sáng tác động lên cây thông qua cƣờng độ và thời gian chiếu sáng. Cƣờng độ ánh sáng thay đổi theo vĩ độ, theo mùa. Cƣờng độ ánh sáng mạnh nhất trong mùa hè, thấp hơn ở mùa xuân và mùa thu, yếu nhất trong mùa đông. Nhu cầu ánh sáng của mỗi loại rau khác nhau là khác nhau, nhƣ dƣa hấu, bí ngô, ớt...là nhóm ƣa cƣờng độ ánh sáng mạnh; trong khi đó bắp cải, cải củ, hành, tỏi...là nhóm ƣa cƣờng độ ánh sáng trung bình. Thời gian chiếu sáng: trong một năm thời gian chiếu sáng thay đổi theo mùa, mùa hè có thời gian chiếu sáng dài nhất, mùa thu và mùa xuân ngắn hơn, ngắn nhất vào mùa đông. 13 1.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ [4] Cải củ là nhóm rau chịu rét trung bình, nhiệt độ thích hợp nhất là 17200C. Cải củ nói riêng và các loại rau nói chung đều có yêu cầu đối với nhiệt độ thay đổi theo từng giai đoạn. Thời kỳ nảy mầm, hạt cần nhiệt độ tƣơng đối cao; thời kỳ dinh dƣỡng cây phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt vào những giai đoạn dự trữ chất dinh dƣỡng thì cần nhiệt độ thấp; trong khi đó, ở thời kỳ ra hoa, kết quả thì yêu cầu nhệt độ cao hơn. 1.2.4. Ảnh hưởng của phân bón Nhân dân ta có câu: Nhất nƣớc, nhì phân, tam cần, tứ giống cho thấy tầm quan trọng của phân bón trong trồng trọt. Libig (nhà hoá học Đức) tác giả thuyết chất khoáng viết: chế độ canh tác hợp lí phải đƣợc xây dựng trên sự tìm hiểu sâu sắc về phƣơng pháp dinh dƣỡng, ảnh hƣởng của các thành phần trong đất và tác dụng của phân bón đến cây [8]. Mỗi loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về loại và lƣợng phân bón. Ở một loại cây, mỗi giai đoạn sinh trƣởng và phát triển cũng có yêu cầu khác nhau về phân bón. - Phân đạm: đối với các loại rau ăn củ, ăn quả, phân đạm phát huy tác dụng ở giai đoạn đầu, khi cây đang ở trong thời kì phát triển thân và lá. Ở giai đoạn ra hoa kết quả, nếu thừa đạm sẽ làm rụng nụ, hoa, quả non. Các loại rau ăn lá nhƣ bắp cải, cải xanh, mồng tơi...thì phân đạm lại cần đƣợc bón nhiều hơn so với các loại rau khác. Tuy vậy, không nên bón đạm quá mức cần thiết, vì nhiều đạm cây sẽ sinh trƣởng quá mạnh, dẫn đến vồng lốp, dễ sâu bệnh gây hại, phẩm chất kém [7]. - Phân lân: rất cần cho các loại rau ăn củ, quả, photpho trong lân có tác dụng làm cho quả, hạt, chắc, sáng mỡ, làm cho bộ rễ phát triển tốt, cây cứng cáp, mô tế bào đầy đặn, tăng tính chống đổ, chống lốp, chống chịu sâu bệnh 14 hại. Ngoài ra, photpho còn làm cho cây có khả năng chống chịu cao đối với những thay đổi không có lợi trong các yếu tố ngoại cảnh, tăng tính chịu đựng của sản phẩm trong các quá trình vận chuyển và chế biến [7]. - Kali: có tác dụng thúc đẩy quá trình tích lũy của chất hữu cơ đƣợc hình thành do quá trình quang hợp của cây và các bộ phận dự trữ nhƣ: củ, quả, hạt...Vì vậy, kali rất cần cho những loại rau ăn củ, quả...Thiếu kali, rau có những biểu hiện bệnh lý nhƣ: phiến lá phát triển không bình thƣờng, mép lá uốn cong, lá có màu hơi tím ở quanh mép và gân lá, thiếu kali trong điều kiện thừa đạm thì gân lá cũng có màu tím [7]. 1.3. Kỹ thuật trồng 1.3.1. Làm đất [4] Đất trồng các loại rau nói chung và cải củ nói riêng cần đựơc cày cuốc sâu. Đối với các chân đất thịt, sau khi cày lật cần đƣợc phơi ải 5 - 7 ngày, đối với đất cát không nên cày quá sâu. Đất trồng rau không đòi hỏi phải làm quá nhỏ, lớp đất mặt chỉ làm nhỏ đến kích thƣớc 3 - 5cm là vừa. Tuy vậy, lên luống cần chú ý tạo lớp đất trên cùng gồm những phần nhỏ hơn lớp đất ở dƣới. Sau khi đất đƣợc cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại rồi lên luống. Có nhiều kiểu luống để có thể thích hợp với điều kiện khí hậu và địa hình của từng vùng. + Luống bằng: áp dụng cho những vùng cao dáo, lƣợng mƣa đều đặn, mặt luống phẳng, những nơi mƣa nhiều thì cần làm luống cao và hẹp, lên luống theo cách này có thể làm tăng diện tích trồng rau. + Luống vồng: là một loại luống cao, đáy rộng, mặt luống hẹp, loại luống này thƣờng đƣợc áp dụng để trồng các loại rau lấy thân, củ, rễ nhƣ : cà rốt, cải củ...ở những nơi không có mƣa nhiều. Hình dáng luống kiểu này chủ yếu là hình thang, ở đáy rộng, mặt luống hẹp, chiều rộng của luống thƣờng là 1,2 1,5 m. 15 1.3.2. Bón phân lót [4] 1.3.2. Bón phân lót [4] Bón lót đƣợc thực hiện trƣớc khi tiến hành gieo trồng cây, trong thời gian chuẩn bị đất để làm vụ mới. Đối với các loại rau, bón lót thƣờng sử dụng các loại phân hữu cơ và một phần các loại phân hữu cơ chậm tan nhƣ: phân lân, kali, vôi...một phần nhỏ phân đạm, vào khoảng 1/5-1/3 tổng lƣợng phân đạm bón cho cây. Cách bón lót: có thể là bón vào hốc hoặc rải đều phân trên mặt luống, dùng cào trộn đều với lớp đất mặt hoặc rạch thành từng hàng trên mặt luống, bón phân vào đó, sau lấy đất lấp lại và trồng rau lên trên hàng rạch đã bón phân đó. Để tiết kiệm phân bón nên bón phân vào hốc. Để đỡ tốn công lao động và tiền sử dụng cơ giới ngƣời ta bón phân rải đều trên mặt luống. Lƣợng phân bón lót cho 1 ha đất trồng cải củ: 15-16 tấn phân chuồng (1,5 - 1,6 kg/m2), ủ với 5% lân, kali, dải trên mặt luống rồi cào trộn đều với đất, để 1 - 2 ngày rồi gieo hạt. 1.3.3. Gieo hạt [4] Trƣớc khi gieo hạt, cần phải thử sức nảy mầm (khả năng nảy mầm) của hạt giống để quyết định lƣợng hạt giống gieo ít hay nhiều. Nếu hạt mọc tốt đều, tỷ lệ nảy mầm cao thì gieo ít. Cách thử sức nảy mầm của hạt giống: lấy một cái đĩa rồi trải lên đĩa một lớp bông thấm nƣớc hoặc 2/3 lớp giấy bản hoặc giấy thấm nƣớc. Rắc đều lên lớp giấy hoặc lớp bông đó 100 - 200 hạt giống, sau đó đậy lại bằng một miếng vải mỏng, hoặc xô màn đã thấm nƣớc, sau một thời gian lấy ra tính tỷ lệ nảy mầm. Sau khi thử sức nảy mầm của hạt thì đem hạt gieo lên luống đã đƣợc làm và bón phân trƣớc 1 - 2 ngày. Gieo hạt theo hàng cách nhau 25cm - 30cm. Gieo hạt xong lấp đất phủ rạ. 16 1.3.4. Chăm sóc - Xới, vun gốc, làm cỏ: xới có tác dụng diệt cỏ dại, làm cho đất thoáng khí, giữ nƣớc. Ngoài ra, xới còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí trong đất tăng cƣờng hoạt động, làm cho phân bón phân giải nhanh cung cấp thức ăn cho cây. Xới tạo thành một lớp đất mặt tơi xốp che phủ ở trên, làm đứt các mao quản, do đó làm giảm quá trình bốc thoát hơi nƣớc. Xới sâu hay nông, vun cao hay thấp tuỳ thuộc vào đặc điểm sinh trƣởng của rau, nhƣ cải củ nên xới nông vun nhẹ. Làm cỏ vun xới nên tiến hành vào những ngày khô ráo. Để giảm bớt công lao động, ở một số nơi ngƣời ta dùng các loại thuốc trừ cỏ hoặc dùng máy móc để làm cỏ, vun xới cho cây thay cho làm bằng tay [14]. - Điều tiết sinh trƣởng: trong quá trình sinh trƣởng của cây có thể dùng nhiều biện pháp điều tiết sinh trƣởng để tạo điều kiện có lợi cho việc hình thành và phát triển các bộ phận đƣợc sử dụng làm thực phẩm [14]. - Đối với cây cải củ: Sau khi lên luống, gieo hạt, nên tiến hành phủ rạ, rồi tƣới nƣớc giữ ẩm, cho đến khi cây mọc, thời kỳ này chỉ nên tƣới nhẹ để giữ ẩm chứ không tƣới ƣớt đẫm. Khi cây có 2 - 3 lá thật thì tỉa lần thứ nhất, rồi bón thúc lần đầu bằng nƣớc phân loãng sau đó 5 - 7 ngày tỉa lần thứ 2 kết hợp với nhặt cỏ. Sau khi tỉa để lại những cây có khoảng cách 15 - 20 cm. Nếu đất bí, cần xới phá váng và vun, nhƣng không đƣợc xới sâu và sát gốc cây, làm đứt rễ và long gốc, chết cây [4]. 1.3.5. Phòng trừ sâu bệnh * Các loại sâu bệnh thường gặp [12] Cải củ nói riêng và các loại rau nói chung là những cây trồng thƣờng bị nhiều loài sâu bệnh gây hại. Sâu bệnh hại rau nhiều về chủng loại, sinh ra với số 17 lƣợng lớn, mật độ cao. Sâu bệnh hại rau hầu nhƣ quanh năm và phát triển ở khắp mọi vùng với mức độ gây hại thƣờng rất lớn. Cải củ cũng nhƣ các loại cây trong họ cải thƣờng bị các loại sâu gây hại: sâu tơ, sâu xám, rệp rau, bọ nhảy. Sâu xám thƣờng phá hại khi cây còn nhỏ, các loại sâu khác gây hại trong suốt thời gian sinh trƣởng của cây. Những bệnh hại thƣờng gặp ở cải củ là: bệnh chết thắt cổ, bệnh thối nõn, bệnh chết héo vi khuẩn. * Biện pháp phòng trừ [12] - Thƣờng xuyên theo dõi diễn biến của sâu bệnh trên đồng ruộng, phát hiện kịp thời và có biện pháp phù hợp. - Không nên gieo 2 - 3 đợt cải củ trên cùng 1 ruộng. - Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dƣ, làm cỏ kịp thời. - Khi sâu bệnh xuất hiện nhiều và có khả năng phát triển mạnh cần tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ. 1.3.6. Thu hoạch 4 Rau có nhiều loại, cho nên phƣơng pháp thu hoạch rất khác nhau. Thời gian thu hoạch, cách thức thu hoạch có ảnh hƣởng lớn đến sản lƣợng và chất lƣợng rau, thời gian thu hoạch ngắn hay dài thay đổi tuỳ theo các loại rau, thời vụ gieo trồng, kỹ thuật chăm sóc và mục đích sử dụng. Đối với cải củ, ở vụ chính sau khi gieo 60-70 ngày thì đƣợc thu hoạch. Vụ muộn phải sau 80-100 ngày mới đƣợc thu hoạch. Riêng đối với vụ chiêm chỉ cần 25-35 ngày đã đƣợc thu hoạch. Đối với cải củ vụ chiêm ngƣời dân thu hoạch cả cây lá và củ, ở vụ này củ cải rất bé, có vị hăng gắt. 18 CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu * Vật liệu thực vật Trong phạm vi đề tài này chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên 2 giống cải củ Hà Nội và Trung Quốc hiện đang đƣợc trồng nhiều ở khu vực Xuân Hoà. Cả 2 giống đều do công ty giống rau quả Trung ƣơng cung cấp. + Giống Hà Nội (giống HN): lá thƣa, củ dài, to đều, vỏ mỏng trắng, củ ăn nổi trên mặt đất, thịt củ chắc, không xốp, phẩm chất tốt. + Giống Trung Quốc (giống TQ): là giống cải củ lá ngắn, mọc thẳng, củ tròn hoặc dài, nhẵn bóng, ăn giòn ngọt, ít xơ.  Công thức bón phân 1 và 2. Phân đạm Hà Bắc: 46,0% ni tơ; 0,5% độ ẩm (Công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc) Phân kali: 60,0% K2O; 0,5% độ ẩm (Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Anh- Đông Anh- Hà Nội) - Công thức 1 (CT1): 30g phân đạm + 38g phân kali/m2, tƣơng đƣơng với (300kg đạm + 380kg kali /ha). - Công thức 2 (CT2): 40g phân đạm + 57g phân kali/m2, tƣơng đƣơng với (400kg đạm + 570kg kali /ha). 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 19 * Thời gian: từ 18/11/2007 - 18/1/2008 * Địa điểm: khu nhà lƣới - khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp - trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Các thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Thí nghiệm gồm 2 giống cải củ khác nhau, trong mỗi giống gồm 2 công thức bón phân cụ thể đƣợc nêu ở mục 2.1, mỗi công thức nhắc lại ba lần. Cách bón: tổng số phân bón đƣợc chia đều làm 5 phần bằng nhau, cứ 5 ngày tƣới 1 lần vào buổi sáng (từ 7h - 8h). 2.2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu + Hàm lƣợng diệp lục đo bằng máy chuyên dụng OPTI - SCIENCES in USA model CCM 200 (do hãng ADC cung cấp). + Diện tích lá đo bằng máy chuyên dụng AREA METER AM 200 (do hãng ADC cung cấp). + Khối lƣợng tƣơi khô của lá và khối lƣợng củ đƣợc xác định trực tiếp bằng cân điện SATORIUS. + Đƣờng kính, chiều dài củ đƣợc đo trực tiếp bằng thƣớc kỹ thuật. 2.2.4. Xử lí thống kê các kết quả thực nghiệm Các kết quả nghiên cứu đƣợc xử lí đánh giá theo phƣơng pháp toán thống kê sinh học qua các tham số: giá trị trung bình số học (), sai số trung bình số học (m), độ lệch chuẩn (Ä), tiêu chuẩn độ tin cậy của hiệu (td), so sánh 2 trung bình mẫu. Tiêu chuẩn độ tin cậy của hiệu (td) đƣợc so sánh với bảng phân phối STUDENT so với số bậc tự do (n 1+ n2 - 2) mức ý nghĩa  = 0.05. 20 Việc tính toán đƣợc thực hiện trên máy tính phần mềm EXCEL Windows XP. 21 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hƣởng của các công thức bón phân đến chiều cao cây Chiều cao cây là một trong các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trƣởng của các giống cây trồng dƣới ảnh hƣởng của các công thức bón phân khác nhau. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của các công thức bón phân khác nhau đến động thái tăng trƣởng chiều cao hai giống cải củ đƣợc thể hiện ở bảng 3.1 Chiều cao cây (cm) và hình 3.1. 8 7 6 5 4 3 2 1 0 CT1(HN) CT2(HN) CT1(TQ) CT2(TQ) 15 20 25 30 35 Thời điểm (ngày) Hình 3.1: Động thái sinh trưởng chiều cao của các giống cải củ Phân tích số liệu bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy, tại mọi thời điểm nghiên cứu thì giống cải củ TQ đều có chiều cao lớn hơn giống HN. So sánh ảnh hƣởng của các công thức bón phân đến động thái sinh trƣởng chiều cao của các giống cải củ từ số liệu bảng 3.1 cho thấy: ở giống HN tại mọi thời điểm nghiên cứu CT1 đều có chiều cao cây lớn hơn CT2 từ 12,4% (thời điểm 30 ngày) đến 39,14% (thời điểm 20 ngày). Ở giống TQ với CT1 chiều cao cây cao hơn CT2 ở các thời điểm 15 và 20 ngày sau khi trồng, sự gia tăng chiều cao từ 7,54% (thời điểm 20 ngày) đến 10,79% (thời điểm15 ngày). Các thời điểm còn lại chỉ số chiều cao ở hai công thức bón phân là tƣơng đƣơng nhau. 22 Vậy có thể thấy ảnh hƣởng của các công thức bón phân đến động thái sinh trƣởng chiều cao cây ở mỗi giống là khác nhau, với CT1 có ảnh hƣởng tốt đến sự tăng trƣởng chiều cao ở giống HN, còn giống TQ sự khác biệt chỉ thấy ở thời điểm 15 và 20 ngày. Số lá thật/cây 3.2. Ảnh hƣởng của các công thức bón phân đến số lá thật của 2 giống cải củ 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 CT1(HN) CT2(HN) CT1(TQ) CT2(TQ) 15 20 25 30 35 Thời điểm (ngày) Hình 3.2 . Động thái tăng trưởng số lá thật của hai giống cải củ Phân tích số liệu bảng 3.2 và hình 3.2 chúng tôi thấy tại mọi thời điểm nghiên cứu thì giống cải củ TQ đều có số lá thật lớn hơn giống HN. So sánh ảnh hƣởng của các công thức bón phân đến số lá thật của các giống cải củ, từ số liệu bảng 3.2 cho thấy: ở giống HN tại mọi thời điểm nghiên cứu số lá thật ở 2 công thức bón phân là tƣơng đƣơng nhau. Ở giống TQ số lá thật ở CT2 cao hơn CT1 ở thời điểm 35 ngày tuổi là 9,65%. Các thời điểm còn lại ảnh hƣởng của 2 công thức đến số lá thật là tƣơng đƣơng nhau. Nhƣ vậy, có thể thấy ảnh hƣởng của mỗi công thức bón phân đến sự hình thành số lá thật của các giống cải củ là nhƣ nhau. Điều này cho thấy số lƣợng lá của mỗi giống mang tính đặc trƣng của giống và ít chịu ảnh hƣởng của các công thức bón phân (môi trƣờng). 23 3.3. Ảnh hƣởng của công thức bón phân đến diện tích lá/cây Diện tích lá/cây (cm2) 120 100 CT1(HN) 80 CT2(HN) 60 CT1(TQ) 40 CT2(TQ) 20 0 15 20 25 30 35 Thời điểm (ngày) Hình 3.3: Động thái tăng trưởng diện tích lá/cây Phân tích số liệu bảng 3.3 và hình 3.3 chúng tôi thấy: tại mọi thời điểm nghiên cứu thì động thái tăng trƣởng diện tích lá/cây của 2 giống cải củ HN và TQ là tƣơng đƣơng nhau. So sánh ảnh hƣởng của các công thức bón phân đến sự tăng diện tích lá của các giống cải củ từ số liệu bảng 3.3 cho thấy: ở giống HN tại mọi thời điểm nghiên cứu thì sự tăng diện tích lá ở CT1 và CT2 là tƣơng đƣơng nhau. Ở giống TQ với CT1 sự tăng diện tích lá cao hơn ở CT2 vào các thời điểm 20 và 25 ngày tuổi. Cụ thể từ 11,5% (25 ngày) đến 18,12% (20 ngày). Các thời điểm còn lại sự gia tăng diện tích lá ở 2 công thức là tƣơng đƣơng nhau. Vậy có thể thấy ảnh hƣởng của các công thức bón phân đến sự tăng trƣởng diện tích lá ở mỗi giống là khác nhau. Với giống TQ thì CT1 có ảnh tốt đến sự tăng trƣởng diện tích lá vào thời điểm 20 và 25 ngày tuổi. Tuy 24
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan