Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống ngô lai tại tỉnh sơn...

Tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống ngô lai tại tỉnh sơn la

.PDF
99
197
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------------------ LÒ ĐỨC HƯƠNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI TẠI TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii Thái Nguyên -2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------------------ LÒ ĐỨC HƯƠNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI TẠI TỈNH SƠN LA Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Mã số ngành: 60.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LUÂN THỊ ĐẸP Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv Thái Nguyên -2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước khoa và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài./. Tác giả Lò Đức Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các phòng ban và các đơn vị trong cũng như ngoài trường. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS. Luân Thị Đẹp – Khoa Nông học thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn Nhân dịp này tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Nông học, Phòng quản lý Sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trung tâm giống cây trồng vật nuôi, thuỷ sản tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành đề tài Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Lò Đức Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT........................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ..................................................................... 3 2.1. Mục đích ..................................................................................................... 3 2.2. Yêu cầu ....................................................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 1.2. Tiǹ h hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam ..................................... 4 1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ....................................................... 4 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam ........................................................... 8 1.3. Tình hình sản xuất ngô tại Sơn La ........................................................... 12 1.3.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ ngô ở Sơn La ............................................. 13 2. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam ................................. 15 2.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới .................................................... 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv 2.2. Tình hình nghiên cứu ngô tại Việt Nam .................................................. 18 CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 22 2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 22 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23 2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm ............................................. 24 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24 2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 26 2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 30 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................. 31 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô lai thí nghiệm tại Sơn La vụ Hè Thu năm 2015 ............................................................................................ 31 3.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái sinh lý của các giống ngô thí nghiệm........................................................................................................ 36 3.2.1. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp ................................................... 36 3.2.2. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá ....................................................... 38 3.2.3. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp ........................................ 42 3.2.4. Một số dặc điểm hình thái bắp của các giống ngô thí nghiệm ............. 44 3.3. Kết quả đánh giá tình hình sâu bệnh hại chính và khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2015 ............................................. 47 3.3.1. Tình hình sâu hại ngô thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2015 ...................... 47 3.3.2. Tình hình nhiễm bệnh của các giống ngô thí nghiệm vụ Hè Thu ........ 49 3.3.3. Khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm ............................... 51 3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Hè Thu 2015 tại Sơn La ............................................................................................... 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v 3.4.1. Số bắp/cây ............................................................................................. 54 3.4.2. Số hàng/bắp ........................................................................................... 54 3.4.3. Số hạt/hàng ............................................................................................ 56 3.4.4. Khối lượng 1000 hạt ............................................................................. 57 3.4.5. Năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ hè thu năm 2015 ............. 57 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 61 1. Kết luận ....................................................................................................... 61 2. Đề nghị ........................................................................................................ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62 I. Tiếng Việt .................................................................................................... 62 II. Tiếng Anh ................................................................................................... 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CCC : Chiều cao cây CCĐB : Chiều cao đóng bắp CIMMYT : International Maize and Wheat Improvement Center (Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ Quốc tế) cs : Cộng sự CSDTL : Chỉ số diện tích lá CV : Coefficient of Variantion (Hệ số biến động) Đ/c : Đối chứng FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) IPRI : International Rice Research Institute (Viện nghiên cứu lúa quốc tế) LSD.05 : Least Significant Difference (Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 95%) NS : Năng suất NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu P : Probability (xác suất) P1000 hạt : Khối lượng 1000 hạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2005 - 2014 ........ 5 Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục năm 2014 ................... 6 Bảng 1.3: Sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2014 ................ 7 Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 ....... 8 Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô của các vùng và cả nước năm 2014 ...... 10 Bảng 1.6: Tình hình sản xuất ngô của các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc năm 2014 ............................................................... 11 Bảng 1.7: Tình hình sản xuất ngô tỉnh Sơn La từ năm 2010 – 2014 .......... 13 Bảng 2.1: Tên giống và nguồn gốc của các giống ngô thí nghiệm ............. 22 Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm .......... 32 Bảng 3.2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô lai thí nghiệm trong vụ Hè thu năm 2015 ............................................. 37 Bảng 3.3. Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô lai thí nghiệm vụ Hè thu năm 2015 ................................................................... 39 Bảng 3.4: Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Hè thu năm 2015 ................................................. 42 Bảng 3.5: Đặc điểm hình thái bắp của câc giống ngô thí nghiệm .............. 45 Bảng 3.6: Mức độ nhiễm một số loại sâu hại chính của các giống tham gia thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2015 ................................................ 48 Bảng 3.7: Mức độ nhiễm một số loại bệnh hại của các giống ngô thí nghiệm Vụ Hè Thu năm 2015 tại Sơn La .................................. 50 Bảng 3.8. Khả năng chống đổ của các giống tham gia thí nghiệm............. 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn viii Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm tại Mai Sơn vụ Hè thu năm 2015................................................ 54 Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm tại Yên Châu vụ Hè thu năm 2015 ............................................. 55 Bảng 3.11. Năng suất của các giống ngô thí nghiệm tại Sơn La .................. 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây ngô (Zea mays.L.) là một trong ba cây lương thực quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Ngoài cung cấp lương thực cho con người và thành phần hỗn hợp quan trọng trong thức ăn cho chăn nuôi, ngô còn là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và công nghiệp nhẹ. Hiện nay, ngô đang được quan tâm đặc biệt với vai trò là nguồn nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học. Trên thế giới, ngô (Zea mays.L) là một trong những cây ngũ cốc quan trọng, diện tích đứng thứ 2 sau lúa mì; sản lượng và năng suất cao nhất trong các 3 loại cây ngũ cốc quan trọng của thế giới (Lúa mì, lúa gạo và ngô). Diện tích ngô đứng thứ 2 sau lúa mì nhưng sản lượng và năng suất cao nhất trong các 3 loại cây ngũ cốc, năm 2013, diện tích trồng ngô thế giới đạt 183,19 triệu ha, năng suất bình quân 55,2 tạ/ha, sản lượng 1016,74 triệu tấn. Trong đó Mỹ, Trung Quốc, Braxin là những nước đứng đầu về diện tích và sản lượng (FAOSTAT, 2016) [22]. Hiện nay và trong những năm tới, ngô vẫn là cây ngũ cốc có vai trò quan trọng ở nước ta. Phát triển sản xuất ngô được coi là chiến lược quan trọng, vì cơ cấu nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi nên nhu cầu ngô để cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm rất lớn. So với năm 2000, năm 2013, diện tích trồng ngô ở nước ta đã tăng 60,3%, năng suất tăng 76,9% và sản lượng tăng 158% (FAOSTAT, 2016) [22]. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng ngô ở nước ta ngày càng tăng, do ngành chăn nuôi phát triển. Theo hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, trong số các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi thì Việt Nam mới chủ động được cám gạo, còn các nguyên liệu khác phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu. Năm 2013, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn trong số 9 triệu tấn nguyên liệu nhập khẩu dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi có 4 triệu tấn khô dầu đậu tương, 1,9 triệu tấn ngô và các thành phần khác như bột xương cá, bột mỳ… (Cục Chăn nuôi, 2015) [1]. Năm 2014, lượng ngô nhập khẩu là 4,79 triệu tấn, tổng giá trị nhập khẩu là 1,22 tỉ USD, tăng 82,09% so với năm 2013 (Tổng cục Hải Quan, 2015) [7]. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi cần có giải pháp phát triển sản xuất ngô. Trong đó giống được coi là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản. Giống tốt sẽ cho sản lượng ngô cao hơn giống bình thường từ 20-25% (Ngô Hữu Tình, 2003) [11]. Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều giống ngô lai tốt phục vụ cho sản xuất, các giống ngô lai này được nhập nội từ các công ty giống của nước ngoài và chọn tạo trong nước. Để chọn được giống tốt phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái thì việc khảo nghiệm đánh giá các giống là khâu rất quan trọng trong chọn tạo giống mới. Sơn La là tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam, độ cao trung bình từ 600-700m so với mặt nước biển. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.417.444 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 247.684 ha, chiếm 30,09%. Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Sơn La, ngô được coi là một loại cây trồng chính, diện tích gieo trồng hàng năm lớn, trên 162.780 ha, chiếm trên 56,8% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, do diện tích đất trồng ngô phần lớn là đất đồi có độ dốc cao, hiện tượng xói mòn, rửa trôi, thoái hoá đất rất lớn, trình độ sản xuất ngô của nông dân còn hạn nên năng suất ngô thấp, năm 2013 chỉ đa ̣t khoảng 40, tạ/ha (theo niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2013). Sản xuất ngô Sơn La hiện nay vẫn phần lớn canh tác nhờ nước trời nên không chủ động được mùa vụ gieo trồng làm giảm đáng kể năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây ngô. Chính vì vậy, việc tìm ra giống ngô có năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt đang là yêu cầu búc xúc mà sản xuất ngô Sơn La đặt ra. Chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vì những lý do đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống ngô lai tại tỉnh Sơn La”. 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Lựa chọn được 1 - 2 giống ngô lai mới có năng suất cao thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh Sơn La để giới thiệu cho sản xuất. 2.2. Yêu cầu - Tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng của các giống ngô lai thí nghiệm trong vụ Hè Thu tại huyện Mai Sơn và Yên Châu tỉnh Sơn La. - Đánh giá một số đặc điểm hình thái sinh lý của các giống ngô thí nghiệm. - Theo dõi tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ - Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định giống ngô lai năng suất cao và khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Sơn La. - Là tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên trong nghiên cứu chọn tạo giống ngô, là cơ sở cho cán bộ khuyến nông trong việc khuyến cáo người dân sử dụng giống mới trong sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Tuyển chọn 1-2 giống ngô lai mới có năng suất lượng cao, chất lượng tốt bổ sung cho cơ cấu giống ngô sản xuất ở tỉnh Sơn La. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên thế giới cũng như trong nước đã khảng định giống cây trồng là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Nhờ có bộ giống cây trồng phong phú, đa dạng chúng ta có thể thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng và khắc phục những hạn chế về đất đai, thời tiết khí hậu của từng vùng, làm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng cây trồng là những tính trạng số lượng, ngoài phụ thuộc vào giống chúng còn chịu ảnh hưởng rất lớn tác động của điều kiện ngoại cảnh. Do vậy, để có giống tốt đưa vào sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương thì trước khi đưa vào sản xuất cần được khảo nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau để đánh giá tính khác biệt, độ đồng đều, độ ổn định, khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận thì mới lựa chọn được giống phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm phát huy được các đặc tính tốt của giống mới và tránh những rủi ro do giống không thích ứng với điều kiện sinh thái tại cơ sở sản xuất. Vì vậy, khảo nghiệm là một trong những khâu rất quan trọng trong công tác chọn tạo giống mới để đưa vào danh mục giống Nhà nước cho phép sản xuất và lưu thông trong các vùng, các địa phương và mùa vụ thích hợp. 1.2. Tin ̀ h hin ̀ h sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Trên thế giới ngô đứng thứ 2 về diện tích nhưng dẫn đầu về năng suất và sản lượng. Năm 2013, sản lượng ngô đạt 1016,7 triệu tấn nhiều hơn so với lúa mì 313,5 triệu tấn và 271 triệu tấn so với lúa gạo (FAO, 2016) [25] Trong những năm gần đây nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật việc áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất đã làm tăng năng suất và sản lượng ngô. Hiện nay trên thế giới có khoảng 140 nước trồng ngô trong đó có 38 nước là các nước phát triển còn lại là các nước phát đang triển.Tình hình sản xuất ngô trên thế giới được trình bày ở bảng 1.1. Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2005 - 2014 Diện tích Năng suất Sản lượng (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 2005 147,44 48,42 713,91 2006 148,61 47,53 706,31 2007 158,60 49,63 788,11 2008 161,01 51,09 822,71 2009 156,93 50,04 790,18 2010 162,32 51,55 820,62 2011 170,39 51,84 883,46 2012 178,55 48,88 872,79 2013 184,24 55,17 1016,43 2014 183,29 55,72 1.021,61 Năm (Nguồn:FAOSTAT,4/2016)[25] Số liệu bảng 1.1 cho thấy sản xuất ngô của thế giới trong 10 năm gần đây tăng đáng kể tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích trồng ngô từ 147,44 triệu ha (năm 2005 ) đến 183,29 triệu ha (năm 2014). Năng suất tăng không đáng kể từ 48,42 tạ/ha (năm 2005) đến 55,72 tạ/ha (2014). Do Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn diện tích tăng cho nên sản lượng vẫn có xu hướng tăng qua các năm. Có được kết quả này, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác và ứng dụng những thành tựu của công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và bảo quản, cơ khí hóa và công nghệ tin học… vào sản xuất ngô. Hiện nay trên thế giới có khoảng 140 nước trồng ngô, trong đó có 38 nước là các nước phát triển còn lại là các nước đang phát triển. Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác và trình độ khoa học kỹ thuật nên có sự chênh lệch về năng suất ngô ở các châu lục. Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục năm 2014 được trình bày ở bảng 1.2. Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục năm 2014 Khu vực Diện tích Năng suất Sản lượng (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) Châu Mỹ 68,40 76,97 526,45 Châu Á 59,10 51,47 304,14 Châu Âu 18,75 69,02 129,43 Châu Phi 37,00 20,98 77,62 Châu Đại Dương 0,08 82,06 0,64 Thế giới 183,29 55,72 1.021,61 (Nguồn: FAOSTAT, 9/2016) [25] Số liệu bảng 1.2 cho thấy châu Mỹ là khu vực có diện tích, năng suất và sản lượng ngô lớn nhất thế giới. Năm 2014, diện tích trồng ngô của châu Mỹ đạt 68,4 triệu ha, chiếm 37,3% diện tích trồng ngô trên toàn thế giới. Năng suất ngô châu lục này đạt 76,97 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình của thế giới (55,2 tạ/ha) là 20,83 tạ/ha và đứng thứ 2 trong 5 châu lục. Mặc dù năng suất đứng thứ 2 (sau châu Đại Dương) nhưng do diện tích trồng ngô lớn nên sản lượng ngô của châu Mỹ đạt cao nhất thế giới (526,45 triệu tấn), chiếm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 50,7% sản lượng ngô toàn thế giới. Châu Á là châu lục có diện tích trồng ngô lớn thứ hai với 59,1 triệu ha nhưng năng suất ngô châu Á chỉ đứng thứ 4 (51,47 tạ/ha) sau châu Âu (69,02 tạ/ha). Mặc dù diện tích trồng ngô của châu Âu ít nhất (18,97 triệu ha) so với 4 châu lục nhưng năng suất ngô cao thứ 3 trên thế giới. Do Châu Mỹ và Châu Âu, ngô được trồng ở các nước phát triển, trình độ thâm canh cao nên năng suất ngô 2 vùng này đạt cao nhất thế giới. Châu Phi là khu vực có diện tích trồng ngô đứng thứ 3 thế giới (37 triệu ha), nhưng vùng này có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chưa có điều điều kiện thâm canh nên năng suất ngô đạt thấp nhất (20,98 tạ/ha). Châu Đại dương mặc dù năng suất ngô cao nhất thế giới (82,06 tạ/ha) nhưng do diện tích trồng ngô thấp nên sản lượng ngô đạt thấp nhất (0,64 triệu tấn). Trên thế giới, sản xuất ngô chủ yếu tập trung ở một số nước phát triển. Tình hình sản xuất ngô của một số nước được trình bày ở bảng 1.3 Trong các quốc gia sản xuất ngô, Mỹ là luôn chiếm vị trí hàng đầu diện tích, năng suất và sản lượng ngô cao. Năm 2014 diện tích trồng ngô của Mỹ đứng thứ 2 trên thế giới với 33,64 triệu ha, với năng suất 107,32 tạ/ha và sản lượng đạt 361,091 triệu tấn, chiếm 35,35 tổng sản lượng ngô trên toàn thế giới. (FAOSTAT, 2016) [25]. Trung Quốc là quốc gia sản xuất ngô lớn thứ 2 thế giới, năm 2014 diện tích ngô của Trung Quốc lớn nhất thế giới (35,98 triệu ha), song do năng suất ngô của Trung Quốc thấp hơn Mỹ (59,97 tạ/ha). Do đó sản lượng ngô của Trung Quốc thấp hơn so với Mỹ (215,812 triệu tấn), chiếm 21,12% tổng sản lương ngô toàn thế giới (FAOSTAT, 2016) [25] Bảng 1.3: Sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2014 Nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) Mỹ 33,64 107,32 361,091 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Trung Quốc 35,98 59,97 215,812 Braxin 15,43 51,76 79,877 Ấn Độ 8,60 32,96 23,273 Mexico 7,06 27,52 23,670 Đức 0,43 119,62 5,142 Hy Lạp 0,19 119,60 21,69 Ixrael 0,005 340,97 163,60 (Nguồn:FAOSTAT,4/2016)[25] Braxin là nước sản xuất ngô đứng thứ 3 trên thế giới, năm 2014 gieo trồng với diện tích 15,43 triệu ha, đạt năng suất 51,76 tạ/ha và sản lượng là 79,877 triệu tấn. Sản lượng ngô của Braxin đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nội địa. Dự báo đến năm 2019 – 2020, Braxin sẽ vươn lên trở thành nước xuất khẩu ngô hàng đầu trên thế giới. Tiếp đến là Ấn Độ (8,6 triệu ha) và Mexico (7,06 triệu ha). Về năng suất Israel là quốc gia có năng suất cao nhất (340,97 tạ/ha), Hy Lạp (119,62 tạ/ha) và Đức (119,6 tạ/ha). Tuy nhiên các nước này diện tích trồng ngô thấp. Do vậy đóng góp vào sản lượng ngô trên thế giới còn rất ít. 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam Điều kiện tự nhiên của Việt Nam thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng và phát triển, vì vậy cây ngô được trồng phổ biến ở khắp các vùng trên cả nước. Ngô đã góp phần đáng kể trong việc giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân. Những thành công trong công tác nghiên cứu và sử dụng các giống ngô lai được coi là cuộc cách mạng trong ngành sản xuất ngô của Việt Nam. Sản xuất ngô ở Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm và đến nay đã đạt được những thành tựu lớn. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam trong 10 năm gần đây được trình bày ở bảng 1.4 Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 Năm Diện tích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Năng suất http://www.lrc.tnu.edu.vn Sản lượng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan