Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà ha1 và ha2...

Tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà ha1 và ha2

.PDF
99
34994
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------ PHẠM THÙY LINH NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ HA1 VÀ HA2 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: CHĂN NUÔI Mã số : 60.62.40 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. PHÙNG ðỨC TIẾN 2. PGS.TS. BÙI HỮU ðOÀN HÀ NỘI - 2010 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về những số liệu trong bản luận văn này và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả Phạm Thùy Linh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới : Ban giám ñốc Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương – Viện Chăn nuôi, Khoa sau ðại học và Khoa Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sảnTrường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu học tập và bảo vệ luận văn. Tiến sĩ Phùng ðức Tiến – Giám ñốc Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương và PGS.TS Bùi Hữu ðoàn – Phó khoa Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, các thầy cô giáo Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa- Khoa Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Sự giúp ñỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương . Tôi xin cảm ơn gia ñình và bạn bè ñã ñộng viên, khích lệ tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này. Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới nhà trường, các thầy cô giáo, các cơ quan, bạn bè ñồng nghiệp cùng người thân ñã ñộng viên, tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Phạm Thùy Linh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... ii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các sơ ñồ, biểu ñồ viii 1. MỞ ðẦU ................................................................................................. 92 1.1. ðặt vấn ñề ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của ñề tài .................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài ................................................................. 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của ñề tài ..................................................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài...................................................................................... 3 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của lai kinh tế ................................................................ 4 2.2. Cơ sở khoa học của ưu thế lai.................................................................. 9 2.2.1. Khái niệm về ưu thế lai ............................................................................................... 9 2.2.2. Bản chất di truyền của ưu thế lai.......................................................................... 11 2.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản .................................................... 15 2.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng ............................................... 25 2.5. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm...................................... 28 2.6. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài.................................... 29 2.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................................... 29 2.6.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................... 32 3. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................. 35 3.1. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 35 3.2. ðỊA ðIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU....................................... 35 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................. 35 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 35 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... iii 3.4.1 Sơ ñồ tạo con lai ............................................................................................................ 35 3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................................... 36 3.4.3. Nhu cầu dinh dưỡng và chăm sóc gà thí nghiệm ............................................ 36 3.4.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................................................ 37 3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................... 40 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................... 41 4.1. ðặc ñiểm ngoại hình.............................................................................. 41 Gà HA12 lúc trưởng thành ........................................................................... 43 Gà HA21 lúc trưởng thành ........................................................................... 43 4.2.Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các giai ñoạn .............................. 45 4.3. Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm ...................................................................... 48 4.4. Lượng thức ăn thu nhận qua các tuần tuổi ............................................................ 53 4.5. Tuổi và khối lượng gà thí nghiệm trong các giai ñoạn ñẻ ...................... 55 4.6. Khối lượng trứng ở các giai ñoạn gà ñẻ ................................................. 58 4.7. Tỷ lệ ñẻ gà thí nghiệm ........................................................................... 60 4.8. Năng suất trứng ..................................................................................... 63 4.9. Hiệu quả sử dụng thức ăn giai ñoạn gà ñẻ.............................................. 65 4.10. Khảo sát chất lượng trứng.................................................................... 68 4.11. Kết quả ấp nở trứng gà thí nghiệm....................................................... 72 4.12. Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho một ñời gà mái ............................................... 74 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ...................................................................... 76 5.1. KẾT LUẬN........................................................................................... 76 5.2. ðỀ NGHỊ .............................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Sơ ñồ bố trí thí nghiệm................................................................. 36 Bảng 3.2. Nhu cầu dinh dưỡng của gà thí nghiệm ........................................ 36 Bảng 3.3. Chế ñộ chăm sóc nuôi gà thí nghiệm ............................................ 37 Bảng 4.1. ðặc ñiểm ngoại hình .................................................................... 44 Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm giai ñoạn 0-19 tuần tuổi.......... 46 Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm giai ñoạn sinh sản ................... 47 Bảng 4.4. Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ................ 50 Bảng 4.5. Lượng thức ăn thu nhận qua các tuần tuổi .................................... 53 Bảng 4.6. Tuổi và khối lượng gà trong giai ñoạn gà ñẻ................................ 56 Bảng 4.7. Khối lượng trứng ở các giai ñoạn gà ñẻ ....................................... 59 Bảng 4.8. Tỷ lệ ñẻ của ñàn gà thí nghiệm (%) .............................................. 61 Bảng 4.9. Năng suất trứng của ñàn gà thí nghiệm (quả) ............................... 63 Bảng 4.10.Hiệu quả sử dụng thức ăn giai ñoạn ñẻ trứng............................... 66 Bảng 4.11. Chất lượng trứng ........................................................................ 70 Bảng 4.12. Kết quả ấp nở trứng gà thí nghiệm ............................................. 73 Bảng 4.13. Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho một ñời gà mái .......................... 74 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... v DANH MỤC ẢNH VÀ ðỒ THỊ Ảnh 4.1. Gà thí nghiệm lúc 1 ngày tuổi, 10 tuần tuổi và trưởng thành.......... 43 Ảnh 4.2. Trứng gà thí nghiệm lúc 38 tuần tuổi ............................................. 69 ðồ thị 4.1. Khối lượng gà ở các giai ñoạn ñẻ................................................ 56 ðồ thị 4.2. Tỷ lệ ñẻ của gà thí nghiệm...........................................................61 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. KL : Khối lượng 2. TL : Tỷ lệ 3. TA : Thức ăn 4. HQSDTA : Hiệu quả sử dụng thức ăn 5. LTATN : Lượng thức ăn thu nhận 6. TTTA : Tiêu tốn thức ăn 7. TN : Thí nghiệm 8. TB : Trung Bình 9. SS : Sơ sinh 10. HA1, HA2 : ( ¾ Ai Cập ¼ Hyline) 11. HA12 : Gà ( Trống HA1 x Mái HA2) 12. HA21 :Gà ( Trống HA2 x Mái HA1) Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... vii 1. MỞ ðẦU 1.1. ðặt vấn ñề Mức tiêu thụ thịt, trứng và sữa bình quân ñầu người là một trong những chỉ tiêu quan trọng ñánh giá ñời sống của nhân dân ở mỗi quốc gia. Từ 1990 2005, sản lượng trứng của toàn thế giới ñã tăng gấp ñôi, ñạt 64 triệu tấn. Ngày nay, cả thế giới ñang nuôi khoảng 4,93 tỷ con gà ñẻ, năng suất trung bình là 300 trứng/năm. Theo dự kiến của FAO, ñến năm 2015, thế giới sẽ sản xuất 72 triệu tấn trứng . Ở các nước công nghiệp, người dân tiêu thụ trứng gấp 2 lần so với các nước ñang phát triển, khoảng 260 quả/năm. Theo tổng cục thống kê, năm 2009, tiêu thụ trứng bình quân ñầu người của nước ta mới chỉ ñạt khoảng 90 quả trứng/ñầu người trong khi ñó ở các nước phát triển là 280 - 300 trứng. Ngày 16 tháng 01 năm 2008, Chính phủ ñã có Quyết ñịnh số 10/2008/Qð-TTg về chiến lược phát triển chăn nuôi ñến năm 2020. Theo quyết ñịnh ñó, ñến năm 2010 nước ta sản xuất ñược khoảng 7 tỷ quả trứng và 380 ngàn tấn thịt; ñến năm 2015: khoảng 11 tỷ quả và 700 ngàn tấn; ñến năm 2020: khoảng 14 tỷ quả và trên 1.000 ngàn tấn. Bình quân tính theo ñầu người năm 2010 ñạt 92 quả trứng; ñến năm 2015 là 116 quả trứng và ñến năm 2020 ñạt trên 140 quả. ðể ñạt ñược mức tiêu thụ trứng nói trên theo Quyết ñịnh của Thủ tướng, chúng ta không thể dựa vào việc phát triển chăn nuôi ñàn gà nội vì tuy chúng có chất lượng trứng tốt nhưng năng xuất trứng lại quá thấp, trung bình chỉ ñạt 30 % sản lượng của các giống cao sản. ðể ñáp ứng nhu cầu về trứng cho xã hội, nhiều nước ñã nhập và chăn nuôi gà siêu trứng, ñó cũng là con ñường mà hầu hết các quốc gia khác ñã và ñang thực hiện. Trên thế giới hiện nay, giống gà Hyline của Mỹ là một trong những giống gà nổi tiếng nhất thế Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 1 giới, có sản lượng trứng cao (từ 280- 300 quả/mái/năm), chất lượng khá tốt ñược nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên, khi nhập vào nước ta, giống gà này tỏ ra vẫn còn nhiều nhược ñiểm, chẳng hạn: quả trứng to, màu nâu sẫm (là mục ñích của các nhà chăn nuôi trên thế giới), chất lượng trứng không bằng trứng gà nội, trong khi thị hiếu của người tiêu dùng nước ta lại ñòi hỏi trứng gà có khối lượng vừa phải, màu nhạt hơn, chất lượng cao hơn, trong khi người dân nước ta lại thích trứng gà có khối lượng nhỏ hơn, màu nhạt hơn nhưng chất lượng lại phải cao hơn. Gà Ai Cập tuy có chất lượng trứng cao, hình dáng và màu sắc trứng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhưng năng suất trứng vừa phải, khoảng 209 quả/mái/năm ( Phùng ðức Tiến, 2001) [56]. ðể tận dụng ñược các ưu ñiểm của 2 giống gà trên và ñáp ứng nhu cầu của thị trường nội ñịa, trong thời gian qua ñược sự quan tâm của Bộ NN & PTNT, trên cơ sở 2 giống gà nhập nội là Ai Cập và Hyline, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương ñã lai tạo thành công gà HA1 và HA2, cho trứng có màu sắc ñẹp, khối lượng vừa phải, chất lượng tốt... ñược thị trường trong nước ưa chuộng. ðể ñánh giá và phát huy ñược ưu thế lai của con lai, quan trọng hơn là có thể chủ ñộng cung cấp giống gà chuyên trứng cho thị trường nội ñịa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà HA1 và HA2”. 1.2. Mục tiêu của ñề tài - Xác ñịnh khả năng sinh sản của gà HA1; HA2 và con lai giữa chúng (HA12 và HA21). - ðánh giá chất lượng trứng của gà HA1, HA2 và con lai giữa chúng. - Chọn ñược tổ hợp lai có năng suất trứng cao và chất lượng trứng tốt. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của ñề tài Trên cơ sở của lý luận ưu thế lai luận văn ñã triển khai một số tổ hợp lai giữa các giống gà hướng trứng ñể tạo tổ hợp lai có năng suất cao và chất lượng trứng tốt, góp phần làm phong phú thêm nguồn thực phẩm chất lượng cao ñể ñáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Kết quả của ñề tài sẽ ñưa vào sản xuất thêm tổ hợp lai mới, nhằm cung cấp giống gà hướng trứng chất lượng cao cho các trang trại chăn nuôi. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài Kết quả của ñề tài không những góp phần nâng cao năng suất trứng và chất lượng trứng, mà còn làm phong phú các tổ hợp lai có hiệu quả trong chăn nuôi gà hướng trứng. Các tổ hợp lai này nuôi ñược ở nhiều vùng sinh thái khác nhau và có sức ñề kháng tốt. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 3 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của lai kinh tế Lai kinh tế là lai giữa hai cơ thể thuộc hai dòng khác nhau cùng giống, khác giống hoặc hai giống khác loài (chủng)… ñể sử dụng con lai F1 làm sản phẩm. Con lai này không ñể làm giống mà chỉ ñể lấy sản phẩm thịt, trứng, sữa …. thường chủ yếu lấy thịt hay tăng sinh trưởng. Lai kinh tế ñược gọi là lai công nghiệp vì chỉ dùng F1 làm sản phẩm, nên sản phẩm có thể sản xuất nhanh, hàng loạt, có chất lượng trong một thời gian tương ñối ngắn (Trần ðình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995) [38]. Mục ñích lai kinh tế ñể sử dụng ưu thế lai, con lai có thể mang những ñặc tính trội của giống gốc bố hoặc mẹ, con lai có thể phối hợp ñược những ñặc tính của hai giống gốc, con lai có thể vẫn còn giữ nguyên tính bảo thủ của một trong hai giống gốc, như tính ñòi ấp của gà Rhoderi ñược biểu hiện rõ rệt theo mùa vụ. Yếu tố di truyền( gen) và ñiều kiện ngoại cảnh là hai yếu tố cơ bản quyết ñịnh năng suất vật nuôi. Con giống tốt ñược nuôi dưỡng trong ñiều kiện phù hợp sẽ phát huy ñược tối ña tiềm năng di truyền và ngược lại nếu ñiều kiện ngoại cảnh bất lợi thì sẽ ảnh hưởng ñến sức sản xuất của con giống. Nhưng nếu ñiều kiện ngoại cảnh tối ưu mà không có con giống tốt thì cũng không ñem lại năng suất và chất lượng cao. Vì vậy ñối với ngành chăn nuôi phải coi giống là yếu tố quan trọng hàng ñầu, là yếu tố quyết ñịnh ñến năng suất vật nuôi. Bên cạnh việc cải tiến phương pháp chăn nuôi, thì việc cải tạo bản chất di truyền vật nuôi cũng là một trong hai hướng chính của ngành chăn nuôi, ñể làm tăng năng suất vật nuôi. Với việc nhân giống thuần chủng và chọn lọc thì chưa ñủ ñể cải tiến bản chất di truyền, mà cần phải có lai tạo mới ñạt hiệu quả cao và nhanh trong thời gian ngắn. Trong công tác giống, kể từ giống vật nuôi Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 4 ñầu tiên ñược tạo ra từ cuối thế kỷ 18, các giống mới thường ñược hình thành bằng con ñường lai tạo vì những giống gốc ban ñầu ít nhiều có pha máu giữa nhiều giống khác nhau, cho ñến nay việc tạo ra sản phẩm các loại như: thịt, trứng, sữa, lông… phần lớn cũng ñều qua lai tạo. Việc lai tạo cũng ñã có ảnh hưởng tốt ñến sản lượng và chất lượng của sản phẩm (Trần ðình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995 [38]). Trong lịch sử nghiên cứu về lai tạo, Darwin là người ñầu tiên ñã nêu lên lợi ích của lai tạo và ñi ñến kết luận: lai có lợi, tự giao có hại ñối với ñộng vật. Hiện nay, ñể tăng năng suất vật nuôi trong công tác giống người ta thường cho lai tạo. Theo Trần ðình Miên (1981) [35], lai tạo nhằm mục ñích lay ñộng tính bảo thủ sẵn có trong từng cá thể, từng dòng, từng giống, phát huy những bản chất di truyền tốt của con lai tạo, nên những tổ hợp lai mới có năng suất cao hơn, hiệu quả chăn nuôi tốt hơn Bên cạnh ñó, mục ñích của lai tạo còn nhằm sử dụng hiện tượng sinh học quan trọng ñó là ưu thế lai (Heteorosis) làm cho sức sống của con vật, sức miễn kháng ñối với bệnh tật và các tính trạng kinh tế ñược nâng cao, ñồng thời thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của tổ hợp lai, ưu thế lai làm căn cứ cho việc chọn lọc giống gia súc (Lê ðình Lương, Phan Cự Nhân, 1994) [30]. Trong quá trình nghiên cứu di truyền, nguyên tắc hoàn toàn mới ñược Mendel ñưa vào ñể nghiên cứu, ñó là phương pháp lai, liên quan ñến việc nghiên cứu ñặc ñiểm di truyền của từng tính trạng và ñặc tính riêng rẽ. Phương pháp này do ông phát hiện và hình thành lên những qui luật cơ bản của di truyền, Petrop D. Ph., 1984 [42]. Từ những nguyên lý trên, ngày càng nhiều các nhà khoa học cải tiến bản chất di truyền bằng công tác lai tạo theo nhiều hướng khác nhau. Theo Trần ðình Miên, Nguyễn Kim ðường (1992) [36], căn cứ vào mục ñích của lai tạo, người ta thường áp dụng những phương pháp lai khác nhau như: Lai kinh tế, lai luân chuyển, lai cải tiến (lai hai máu), lai cải tạo, lai phối hợp (lai Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 5 tạo thành). Song lai kinh tế là phương pháp sử dụng phổ biến nhất. Trong quá trình lai kinh tế người ta quan tâm ñến khả năng phối hợp (Nicking) vì sự phối hợp tốt sẽ cho ưu thế lai xuất hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế người ta phải chọn những con giống gốc, những dòng thuần lai với nhau nhằm tạo nên những tổ hợp gen mới kết hợp ñược các tính trạng vốn có ở giống gốc nhưng ở mức ñộ cao hơn theo mục ñích của con lai. Người ta có thể lai giữa các loài hay tạo ra cả dòng ñồng huyết và cho chúng lai với nhau( Giang Misengu, 1982) [15]. ðể lai kinh tế có hiệu quả phải chọn lọc tốt các dòng thuần. Trong quần thể dòng thuần các cá thể dị hợp tử sẽ giảm ñi và các cá thể ñồng hợp tử sẽ tăng lên, (Nguyễn Ân và cộng sự, 1983) [3]. Giống gia súc, gia cầm là một quần thể gia súc, gia cầm lớn. Trong giống lại bao gồm các dòng, mỗi dòng có ñặc ñiểm chung của giống, nhưng có ñặc ñiểm di truyền riêng biệt. Sự khác biệt mỗi dòng về kiểu gen chính là yếu tố quyết ñịnh sẽ làm xuất hiện ưu thế lai, nhưng nếu sự khác biệt quá xa thì khi cho lai không có sự kết hợp (Nicking). Người ta lai các loại gen, nhưng lại có khả năng kết hợp ñặc ñiểm ñược trong cùng một cơ thể sinh vật. Chính vì vậy, phải chọn những dòng trong các giống, hoặc các dòng trong cùng một giống có khả năng kết hợp. Theo tài liệu của Aggarwal C.K and Ahuja S.D. (1979) [63], chỉ ra rằng muốn ñạt ñược ưu thế lai siêu trội thì phải cho giao phối giữa các dòng gà xuất phát khác nhau về kiểu gen nhưng lại phải có khả năng kết hợp tốt với nhau. ðể có ñược sự phối hợp cao giữa các dòng thì trong công tác giống phải ñi theo một hướng nhất ñịnh, nếu không thì sự phối hợp giữa các dòng sẽ kém và năng suất, chất lượng của thế hệ con lai sẽ bị giảm sút. Bởi vậy, không thể tạo ra ñược những gia cầm lai tốt bằng cách cho giao phối một cách tình cờ và tuỳ tiện giữa các dòng. Muốn gia cầm lai có năng suất cao, phải có giao phối giữa dòng ñã ñược qui ñịnh, những dòng này ñã ñược phối hợp về Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 6 chất lượng, năng suất theo một phương pháp chọn giống nhất ñịnh và ñược thực hiện trong những cơ sở giống. Bởi vậy, người ta chỉ cho lai giữa những dòng có khả năng kết hợp tốt. ðể xác ñịnh ñược khả năng phối hợp ñó, dùng phương pháp cho phối giống giữa các dòng rồi kiểm tra ñánh giá chất lượng thế hệ sau. Hiệu quả của phương pháp lai giữa dòng cao hơn nhiều so với phương pháp nhân giống thuần chủng. Lai giống chủ yếu ñược dùng ñể có những cá thể có tính di truyền pha trộn, có mức ưu thế lai cao nhất, tức là ñạt ñược hiệu quả của ưu thế lai (Branudsch A. and Biichel H., 1978) [6]. Theo phương pháp nhân giống thuần chủng, công tác chọn giống ñược kỹ càng, ñàn giống sinh sản ñược chọn lọc ở những cá thể có năng suất cao hơn hẳn năng suất bình quân toàn ñoàn. Tuy nhiên, không phải những cá thể có năng suất cao hơn năng suất bình quân toàn ñoàn ấy ñều có chất lượng tốt. Bởi vậy, muốn nâng cao chất lượng, năng suất gia cầm, không thể không dùng phương pháp chọn giống theo dòng bằng cách ñánh giá năng suất chất lượng của thế hệ sau. Nhưng việc chọn giống theo dòng ñó cũng có giới hạn nhất ñịnh, phụ thuộc vào những quy luật sinh vật học. Một dòng khó có thể ñạt ñược năng suất tối ña với mọi ñặc trưng kinh tế có lợi, vì vậy người ta phải cho lai. Lai nghĩa là cho giao phối giữa hai, ba hay nhiều dòng tuỳ theo chất lượng và mục ñích chọn giống hoặc dùng ñể sản xuất thịt, trứng. Phối hợp ñó tạo ra con lai ñược gọi là những gia cầm lai giữa dòng. Theo Phan Cự Nhân (1998) [40], gà lai là một phương pháp phổ biến ở nhiều nước vì người ta ñã xác ñịnh rõ về mặt di truyền: gà mang gen dị hợp tử có năng suất cao hơn gà mang gen ñồng hợp tử. Tóm lại: cần lựa chọn những con giống có những giá trị di truyền cộng tính mạnh nhất. Tuy nhiên, ñối với một số tính trạng nhất là những tính trạng về sinh sản phần phương sai cộng tính trong phương sai tổng cộng là rất nhỏ, như vậy là có rất ít sai khác về giá trị cộng tính giữa những cá thể cấu thành Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 7 quần thể. Trong những ñiều kiện ñó, ñiều logic là tìm cách sử dụng những thành phần không cộng tính của giá trị tức là những mối tác ñộng qua lại (tính trội và những mối tác ñộng qua lại giữa các lôcut). Những mối tác ñộng qua lại này chủ yếu thể hiện qua hiện tượng ưu thế lai ñược quan sát thấy ở những cơ thể lai, những phương pháp chọn giống tìm cách sử dụng nguồn biến dị ñó chủ yếu dựa vào sự lai giống. Trong những năm qua, ngành chăn nuôi trên thế giới ñã có những thay ñổi mạnh mẽ, những thay ñổi này liên quan ñến việc áp dụng phương pháp sản xuất sản phẩm. Bằng cách phối hợp tốt những dòng gà ñã ñược quy ñịnh và thông qua phương pháp lai này người ta ñạt ñược hiệu quả tốt của ưu thế lai ở thế hệ sau, nghĩa là ñạt ñược các chỉ tiêu chính như khả năng ñẻ trứng, khối lượng trứng, thời gian của chu kỳ ñẻ trứng, sức sống, tốc ñộ sinh trưởng, chất lượng thịt, tiêu tốn thức ăn... hơn hẳn dòng thuần. Trong chăn nuôi gia cầm khi lai kinh tế có thể lai ñơn hoặc lai kép Lai ñơn: Là phương pháp lai kinh tế ñể sử dụng ưu thế lai cao nhất. Lai ñơn thường ñược dùng khi lai giữa giống ñịa phương và giống nhập ngoại cao sản. Phương pháp này là phổ biến và ñược sử dụng nhiều trong sản xuất gà kiêm dụng trứng thịt hoặc thịt trứng nhằm tận dụng khả năng dễ nuôi, sức chống chịu cao của gà ñịa phương và khả năng lớn nhanh, sức ñẻ cao, ấp nở tốt, khối lượng trứng cao,… của gà nhập nội. Ở nước ta có nhiều công trình sử dụng phương pháp lai ñơn ñể lai tạo giữa các giống: gà Rode Island Red, gà Sussex, gà Plymouth Rock, gà Leghorn với gà Ri (Tạ An Bình, 1973) [5], Trần ðình Miên (1981) [35], Bùi Quang Tiến, Nguyễn Hoài Tao (1985) [50] ñã chứng minh hiệu quả của phương pháp này. Lai kép: Là phương pháp lai phổ biến ñể tạo gà thương phẩm trứng, thịt. ðối với gà hướng trứng lai 4 dòng như Golline 54, Hisex, ISA Brown, Hyline Brown, Brownick, BB Cock B380, Lohman Brown, gà hướng thịt như Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 8 BE88. Theo các tác giả thì lai 4 dòng là tốt nhất ñối với gà hướng trứng và hướng thịt. Ngoài việc tạo ưu thế lai ñối với con thương phẩm còn có hiện tượng di truyền liên kết với giới tính phân biệt trống mái từ 1 ngày tuổi thông qua màu lông và tốc ñộ mọc lông cánh. ðối với gà broiler ngoài lai ñơn giản, người ta còn có thể lai kép 3 - 4 dòng. 2.2. Cơ sở khoa học của ưu thế lai 2.2.1. Khái niệm về ưu thế lai Theo Lasley J.F (1974) [27], ưu thế lai là hiện tượng sinh học chỉ sự tăng sức sống của ñời con so với bố mẹ khi có sự giao phối giữa những cá thể không thân thuộc. Ưu thế lai không chỉ bao gồm sức chịu ñựng, nó bao hàm sự giảm ñộ tử vong, tăng tốc ñộ sinh trưởng, tăng sức sản xuất và ñộ mắn ñẻ, vì vậy người ta xem hiện tượng ñó như một sinh lực. Ưu thế lai là hiện tượng sinh học biểu hiện ở sự phát triển mạnh mẽ có thể ở những cá thể do lai tạo các con gốc không cùng huyết thống. Cũng có thể hiểu ưu thế lai theo nghĩa toàn bộ tức là sự phát triển toàn khối của cơ thể con vật, sự gia tăng cường ñộ trong quá trình trao ñổi chất, sự tăng thêm của các tính trạng sản xuất,… Mặt khác có thể ưu thế lai theo từng mặt từng tính trạng một, có khi chỉ là một vài tính trạng phát triển còn các tính trạng khác giữ nguyên, có tính trạng giảm ñi, Trần ðình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995) [38]. Theo Lê ðình Lương và Phan Cự Nhân (1994) [30], khi các loài, chủng, giống hoặc các dòng nội khác nhau phối với nhau thì dạng lai F1 thường vượt các dạng bố mẹ ban ñầu về tốc ñộ sinh trưởng, về khả năng sử dụng chất dinh dưỡng, tính chống chịu bệnh tật. Ưu thế lai làm tăng sức sống, sức chịu ñựng và năng suất của ñời con do giao phối không cận huyết và nuôi trong ñiều kiện khác nhau, Lebedev M.M (1972) [30]. Kushner K.F., (1978) [25] cho rằng ưu thế lai có nghĩa là sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ ở ñời con, tính chịu ñựng, năng suất của nó cao Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 9 hơn so với các dạng bố mẹ. Nhìn chung ưu thế lai là một hiện tượng sinh học thể hiện trên nhiều mặt, thế hệ lai hơn hẳn bố mẹ về tốc ñộ sinh trưởng, khả năng sinh sản, khả năng sống, khối lượng trứng, thời gian của chu kỳ ñẻ trứng, sự chuyển hoá thức ăn và những ñặc tính kinh tế có lợi khác, từ ñó năng suất con lai ñược nâng lên. Theo Nguyễn Ân, Hoàng Gián và Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ (1983) [3], trong chăn nuôi việc lai các cá thể khác dòng, khác giống, khác chủng nói chung ñã có xuất hiện ưu thế lai ở các tính trạng sản xuất. Ưu thế lai trong chăn nuôi thể hiện ña dạng, khó xếp loại thật rành mạch, nhưng một ñiều thể hiện rõ nhất là con lai F1 có ưu thế lai cao hơn so với bất kỳ con lai nào ở các thế hệ tiếp theo là F2, F3, …Fn, song dựa vào sự biểu hiện của tính trạng mà người ta thấy ưu thế lai của ñộng vật có thể phân thành các loại như sau: - Con lai F1 vượt bố mẹ về khối lượng và sức sống. - Con lai F1 có khối lượng cơ thể ở mức ñộ trung gian giữa 2 giống song khả năng sinh sản và sức sống có thể hơn hẳn bố mẹ. - Con lai F1 trội hơn bố mẹ về thể chất, sức làm việc, song nó mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng sinh sản. - Một dạng ưu thế lai ñặc biệt là từng tính trạng riêng rẽ có khả năng di truyền theo tuýp trung gian, song có khi liên quan ñến sản phẩm cuối cùng thì lại khác. ðể xác ñịnh mức ñộ biểu hiện ưu thế lai phần lớn các tác giả như Falconer D.S (1960) [71], Khavecman (1972) [22], Lasley J.F (1974) [27], Nguyễn Văn Thiện, Trần ðình Miên (1995) [38] cho rằng ưu thế lai là hiệu số giữa giá trị tính trạng của con lai với bố mẹ và thường là vượt lên trung bình của bố mẹ. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 10 Mcon lai > Mmẹ + Mbố 2 Theo Lasley J.F (1974) [25]: ưu thể lai thường ñược thể hiện bằng giá trị % và tính theo công thức sau: X F1– ( X P1+ X P2):2 H (%) = ---------------------------------------- x100 ( X P1+ X P2):2 Trong ñó H(%) là ưu thế lai của con so với bố mẹ X F1 là giá trị trung bình của tính trạng ở con lai F1 X P1, X P2 là giá trị trung bình của tính trạng ở bố, mẹ. Theo Vũ Kính Trực (1973) [61] việc sử dụng ưu thế lai ñúng ra ñược nghiên cứu chú ý từ lâu trên 200 năm nay. Song, trong tài liệu khoa học danh từ “Ưu thế lai” mới ñược làm quen từ năm 1914 do Sull (nhà di truyền học Mỹ) ñề nghị sử dụng. Trong lịch sử chăn nuôi ưu thế lai ñược biểu hiện trong việc lai Lừa với Ngựa tạo con La. Kết quả con ñược tạo ra hơn hẳn gốc bố mẹ về nhiều mặt: tầm vóc, sức thồ, sức dẻo dai, sức chịu ñựng (Trần ðình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995), [38]. 2.2.2. Bản chất di truyền của ưu thế lai Ưu thế lai càng cao khi bố mẹ càng xa nhau. Vì vậy, bản chất của ưu thế lai ñược giải thích tập trung vào hai thuyết chính, Trần ðình Miên, Nguyễn Văn Thiện, (1995) [38]. Theo thuyết gen trội: theo thuyết gen trội những tính trạng như sức sống, khả năng sinh sản là những tính trạng số lượng do nhiều gen ñiều khiển, nên rất hiếm có tỷ lệ ñồng hợp. Thế hệ con ñược tạo ra do lai giữa hai cá thể sẽ ñược biểu hiện do tất cả các gen trội trong ñó một nửa thuộc gen trội ñồng hợp của cha mẹ và một nửa thuộc gen trội dị hợp. Khi cha mẹ xa nhau trong Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 11 quan hệ huyết thống (khác dòng, khác giống, khác loài) thì xác suất ñể mỗi cặp cha mẹ truyền lại cho con những gen trội khác nhau càng tăng lên, từ ñó mà dẫn ñến mức ñộ ưu thế lai càng tăng. Ví dụ: ðời cha mẹ Số lô cut mang gen trội ðời con Số lô cut mang gen trội AAbbccDDee x aaBBccddEE 2 2 AaBbccDdEe 4 Trong trường hợp trên tất cả các gen lặn (trừ e) ñều bị át chế bởi gen trội. Như vậy con lai hơn cha mẹ và có ưu thế lai là tác ñộng hỗ trợ nhau của các gen trội. Tuy nhiên thuyết này chưa giải thích ñược hoàn chỉnh, vì bên cạnh những gen trội có lợi, cũng có gen trội có hại và ngược lại. Thuyết gen trội này chưa giải thích ñược một hiện tượng thực tế là khi tạp giao các hợp tử với nhau ñể có con lai giữa bốn dòng thì chúng lại hơn con lai giữa hai dòng. Theo thuyết siêu trội: hiệu quả của một alen ở trạng thái dị hợp thường khác với hiệu quả của từng alen này biểu hiện ở trạng thái ñồng hợp. Cho nên có thể có tính trạng ở trạng thái dị hợp (trạng thái trội) sẽ vượt lên bất kỳ dạng nào. Trạng thái siêu trội có thể là do ở thể dị hợp sự tương tác giữa 2 alen sẽ có tác ñộng lớn vào kiểu hình. Trong phần lớn các trường hợp alen trội là thắng thế (Trần ðình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995) [38]. Theo tài liệu của Nguyễn Huy ðạt (1991) [10], năm 1907 một số tác giả cho rằng cơ sở của ưu thế lai chính là ở ngay tính dị hợp tử theo nhiều nhân tố di truyền, Shull (1908 – 1952) và nhiều tác giả khác. Các tác giả cho rằng ở cùng một cứ ñiểm nếu nhiều alen khác nhau thì sẽ tăng nhiều khả năng phụ trách các quá trình tổng hợp sinh hoá khác nhau, ñảm bảo tốt hơn sự tiến triển các chức năng sinh lý cần thiết cho cơ thể, giúp cho cơ thể dị hợp tử phát triển hơn cơ thể ñồng hợp tử. Kết quả nghiên cứu của Hutt (1978) [14] cho thấy cơ thể ở dạng Aa phát triển mạnh hơn cơ thể ở dạng AA và aa. Ưu thế lai của Aa Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan