Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa dê boer, bách thảo và cỏ...

Tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa dê boer, bách thảo và cỏ tại ninh bình, yên bái và bắc kạn [tt]

.PDF
26
532
120

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI KHẮC HÙNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI GIỮA DÊ BOER, BÁCH THẢO VÀ CỎ TẠI NINH BÌNH, YÊN BÁI VÀ BẮC KẠN Chuyên ngành : CHĂN NUÔI Mã số : 62.62.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2016 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN BÁ MÙI 2. PGS.TS. ĐẶNG THÁI HẢI Phản biện 1: GS.TS. VŨ CHÍ CƢƠNG Viện Chăn nuôi Phản biện 2: PGS.TS. ĐINH VĂN CHỈNH Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: GS.TS. VŨ DUY GIẢNG Hội Chăn nuôi Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ở Việt Nam, chăn nuôi dê là nghề truyền thống lâu đời của người nông dân. Dê được nuôi chủ yếu ở những vùng trung du, miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi phổ biến vẫn là quảng canh. Giống dê đang được nuôi chủ yếu là dê Cỏ. Giống này có tầm vóc bé, khối lượng nhỏ, lớn chậm và khả năng cho thịt thấp. Dê nội thích nghi tốt với tập quán chăn thả quảng canh, mắn đẻ, tăng đàn nhanh, chất lượng thịt cao, được coi là đặc sản và thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, năng suất không cao, do tầm vóc nhỏ. Hiện nay, Việt Nam đã nhập các giống dê từ Ấn Độ, Mỹ, Úc với mục đích nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhận thức về vai trò của con dê tuy còn có những quan điểm khác nhau về chủ trương phát triển, song chăn nuôi dê đang ngày càng được chú trọng và có đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế của người nghèo. Đặc biệt là ở các vùng mà chăn nuôi bò sữa và lợn lai không thích hợp, thì dê được coi là con vật có thể giúp người nông dân tăng thêm thu nhập, xoá đói, giảm nghèo. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lai tạo là phương pháp cải tiến giống nhanh nhất. Con lai có sức sản xuất cao hơn so với giống bản địa. Theo Đinh Văn Bình và cs. (2003), mục đích của việc lai tạo là tạo ra con lai có những ưu điểm mới như nâng được tầm vóc và khối lượng nhưng vẫn giữ được những ưu thế sẵn có của con giống địa phương như khả năng chống chịu bệnh tật cao, chịu đựng kham khổ, thích nghi với khí hậu của địa phương. Do vậy, lai tạo nhằm cải tạo tầm vóc, khối lượng dê, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân ở các vùng gò, đồi, núi, đặc biệt là người nghèo. Vấn đề còn có ý nghĩa rất lớn về khoa học, các giống dê địa phương là nguồn gen quý để thực hiện các công thức lai kinh tế có hiệu quả cao. Đồng thời, những sản phẩm chăn nuôi có giá trị cao còn mang dấu ấn địa phương, trong tương lai sẽ là cơ sở để xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi. Boer là giống dê siêu thịt, đạt khối lượng tăng nhanh qua các tháng tuổi, khối lượng sơ sinh 2,5 - 4,5 kg, 3 tháng tuổi đạt 20 - 30 kg, trưởng thành ở con cái đạt 60 - 90 kg, con đực đạt 70 - 110 kg (Barry and Godke, 1997). Với những ưu điểm trên nên dê Boer đã được nhập nội vào nước ta nhằm nhân thuần, phát triển sản xuất giống dê chuyên thịt cao sản và dùng con đực để lai cải tạo nhằm nâng cao năng suất thịt cho đàn dê ở Việt Nam. Theo Đinh Văn Bình và cs. (2003) khối lượng của dê Boer cao gấp hơn 2 lần so với khối lượng dê Cỏ cùng thời điểm theo dõi. Tại thời điểm cai sữa dê Boer đực đạt 16,26 kg, con cái 15,1 kg; còn dê Cỏ chỉ đạt 7,8 kg đối với con đực, 6,7 kg đối với con cái. Do dê Boer có khối lượng lớn, nên để cải tạo đàn dê Cỏ các nhà khoa học bằng cách tạo ra bước đệm, tức là cho dê đực Bách Thảo phối với cái địa phương tạo ra con lai F1. Từ đàn dê cái F1 cho phối với dê đực Boer để tạo ra con lai 3 máu nuôi thịt. Tuy nhiên, bằng con đường này, chúng ta phải 1 mất nhiều thời gian. Mặt khác với phương thức chăn nuôi dê phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay là chăn thả dê lên đồi, rừng. Việc thả dê đực Boer theo đàn lên đồi sẽ khó khăn, do khối lượng lớn, lại chậm nên không theo kịp đàn. Cùng với sức đề kháng của dê Boer kém hơn dê Cỏ nên tỷ lệ chết cao. Trong khi đó dê Cỏ lại có sẵn ở các nông hộ. Có hai câu hỏi đặt ra trong giải thiết nghiên cứu: Một là, Khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai dê Boer, Bách Thảo và Cỏ như thế nào, các tổ hợp lai có thích nghi với điều kiện chăn nuôi nông hộ tại Ninh Bình, Yên Bái và Bắc Kạn hay không? Hai là, việc sử dụng dê đực 2 máu: đực lai (Bo x BT), đực lai Bo x (Bo x BT) cho phối với dê cái Cỏ tạo dê lai 3 máu nuôi thịt có khắc phục được các hạn chế trên không? Dê đực 2 máu dễ leo đồi theo đàn, dê cái Cỏ lại có sẵn ở các nông hộ. Đây cũng là con đường nhanh hơn để nâng cao được tầm vóc và khối lượng dê lai 3 máu cho sản xuất. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Lựa chọn tổ hợp lai dê Boer, Bách Thảo và dê Cỏ phù hợp trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại Ninh Bình, Yên Bái và Bắc Kạn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá một số đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai dê Boer, Bách Thảo và Cỏ tại địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá khả năng sản xuất các tổ hợp lai dê Boer, Bách Thảo và Cỏ tại Ninh Bình, Yên Bái và Bắc Kạn. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu theo dõi khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa dê Boer, Bách Thảo và dê Cỏ được tiến hành tại ba tỉnh: Ninh Bình, Yên Bái và Bắc Kạn trong thời gian từ 2009 - 2014. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Khẳng định có thể sử dụng tổ hợp lai ba máu Boer, Bách Thảo và Cỏ để cải tạo đàn dê Cỏ, đồng thời chỉ ra được tổ hợp dê lai mang lại hiệu quả chăn nuôi cao. - Xác định được tổ hợp dê lai ba máu sử dụng đực lai (Bo x BT) và Bo x (Bo x BT) cho phối với dê cái Cỏ rút ngắn được thời gian tạo con lai, phù hợp với điều kiện chăn thả trong nông hộ. - Nhiều chỉ tiêu về năng suất, chất lượng thịt, sinh lý máu, sinh hóa máu của tổ hợp dê lai ba máu Boer, Bách Thảo và Cỏ công bố là hoàn toàn mới. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Đề tài đã góp phần bổ sung tư liệu các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản và khả năng cho thịt của các tổ hợp lai dê Boer, Bách Thảo và Cỏ nuôi tại Ninh Bình, Yên Bái và Bắc Kạn. 2 - Kết quả luận án có giá trị như tài liệu khoa học để các cơ quan, Viện Nghiên cứu, Trường Đại học, giáo viên, sinh viên ngành nông nghiệp tham khảo. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài góp phần cho việc định hướng lai giống dê cho thịt có năng suất cao hơn giống dê Cỏ phù hợp với điều kiện chăn nuôi, góp phần tăng số lượng, đảm bảo chất lượng giống dê; đưa ngành chăn nuôi dê phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế vùng, tham gia vào việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tạo công ăn việc làm, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và các loại thức ăn sẵn có, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là dân nghèo ở các vùng đồi, núi. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đặc điểm sinh học của dê Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở gia súc nói chung và ở dê nói riêng khá ổn định và được di truyền như các tính trạng khác của con vật. Các chỉ tiêu này liên quan chặt chẽ tới sức sống và khả năng sản xuất của dê. Vì vậy, việc nghiên cứu chúng cũng có ý nghĩa quan trọng để phát hiện, dự đoán hoặc có những kết luận chắc chắn hơn về tình trạng thể chất, sức khỏe và sức sản xuất của gia súc. 2.1.2. Khả năng sản xuất của dê Khả năng sản xuất của gia súc là khả năng tạo ra các sản phẩm thịt, sữa, lông, da, sức kéo… Khả năng sinh sản của dê: Theo Devendra et al. (1984), tuổi thành thục về tính trung bình của dê: 4 - 12 tháng tuổi, khác nhau theo giống và chế độ nuôi dưỡng. Theo Đặng Xuân Biên (1993), dê Cỏ thành thục về tính lúc 4 - 6 tháng tuổi. Sau khi thành thục về tính thực sự, dê bước vào thời kỳ sinh sản. Theo Devendrac and Burns (1983), thời kỳ sinh sản của dê từ 7 - 10 năm. Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất dinh dưỡng trong cơ thể để gia súc tăng về kích thước, thay đổi về khối lượng. Đánh giá khả năng sản xuất thịt của gia súc ngoài việc theo dõi tốc độ sinh trưởng, phát triển của gia súc theo từng giai đoạn, còn phải theo dõi đến sự thay đổi về khối lượng, phẩm chất thịt. Lai giống và ưu thế lai: Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), người đầu tiên nêu lợi ích của việc lai tạo là S. Darwin, ông đã kết luận lai tạo là có lợi, giao phối cận thân là có hại, lai tạo nhằm lay động tính di truyền bảo thủ vốn sẵn có của cá thể. Thông qua lai tạo, các dòng các giống, phối hợp để tạo ra những tổ hợp lai mới hoặc cao hơn giống cũ, hoặc có tính trạng mới mà giống cũ không có. 2.1.2. Tình hình nghiên cứu dê Boer, Bách Thảo và dê Cỏ Dê Boer có nguồn gốc từ châu Phi được nuôi nhiều ở Mỹ và Châu Phi, được nhập về Việt Nam 5 con đực và 35 con cái vào tháng 2 năm 2002. Boer là giống dê hướng thịt, Theo Đinh Văn Bình và cs. (2003) sơ sinh con đực có khối lượng 3,1 kg, con cái 2,8kg. Tại thời điểm 12 tháng tuổi, con đực: đạt 3 46,6 kg,con cái 41,88 kg. Dê Bách Thảo là giống kiêm dụng thịt, sữa, theo Đinh Văn Bình (1994) tăng khối lượng của dê Bách Thảo giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi (100-118 g/con/ngày). Dê Cỏ là giống dê gốc từ lâu ở Việt Nam, chúng thích ứng tốt với điều kiện chăn thả quảng canh, tận dụng cỏ, lá tự nhiên, ít đầu tư về kỹ thuật. Dê Cỏ có tầm vóc nhỏ, con cái năng 26-28 kg, con đực nặng 40-45 kg. Lê Văn Thông và cs. (1999) cho rằng, dê Cỏ nuôi ở vùng Thanh Ninh, khối lượng lúc 36 tháng tuổi con đực và cái nặng 34,9 và 30,5 kg. Theo Trần Trang Nhung (2000) ở giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi dê đực đạt 1,47 kg/con/tháng và dê cái đạt 1,18kg/con/tháng. 2.1.3. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và trong nƣớc Theo số liệu của FAO (2015), số lượng dê của thế giới đạt 1.050,6 triệu con. Tổng sản lượng thịt sản xuất trên thế giới năm 2014 đạt trên 211,7 triệu tấn, trong đó thịt dê 5,3 triệu tấn. Châu Á là nơi sản xuất nhiều thịt dê nhất. Nước cung cấp nhiều thịt dê nhất là Trung Quốc: 1.902.460 tấn, sau đó là Ấn Độ: 601.000 tấn, Nigeria: 295.275 tấn, Pakistan: 289.000 tấn. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê 2013, cả nước có 1.334.328 con, trong đó 44,55% phân bố ở miền Núi và trung du; 21,93% phân bố ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; 13,32% ở Đông Nam bộ; 8,37% ở Đồng bằng sông Cửu long; 6,93% ở Tây Nguyên và 4,92% phân bố ở Đồng bằng Sông Hồng. Trong đó, tại Ninh Bình, Yên Bái và Bắc Kạn có 52.365 con. Tuy nhiên, chăn nuôi dê tại địa bàn nghiên cứu vẫn mang tính quảng canh, quy mô còn nhỏ (1120 dê/hộ, chiếm 45,07%). PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Địa điểm nghiên cứu + Tỉnh Ninh Bình: xã Sơn Hà huyện Nho Quan, xã Quang Sơn thị xã Tam Điệp + Tỉnh Yên Bái: xã Liễu Đô và Minh Tiến huyện Lục Yên + Tỉnh Bắc Kạn: xã Hòa Mục huyện Chợ Mới và xã Nông Thượng TX Bắc Kạn. 3.1.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành 5 năm (Từ năm 2009 đến 2014) 3.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU * Ở tỉnh Ninh Bình - Dê Cỏ thuần: 30 dê cái theo dõi khả năng sinh sản; dê con đực và dê con cái theo dõi từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. - Tổ hợp lai 2 máu (BT x Cỏ): 30 dê cái Cỏ theo dõi khả năng sinh sản; dê con đực đực lai (BT x Cỏ) và dê con cái lai (BT x Cỏ) theo dõi từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Tổ hợp lai 3 máu Bo x (BT x Cỏ): 30 dê cái lai (BT x Cỏ) theo dõi khả năng sinh sản; dê con đực lai Bo x (BT x Cỏ) và dê con cái lai Bo x (BT x Cỏ) theo dõi từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. 4 * Ở tỉnh Yên Bái - Dê Cỏ thuần: 30 dê cái theo dõi khả năng sinh sản; dê con đực và dê con cái theo dõi từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. - Tổ hợp lai 2 máu (BT x Cỏ): 30 dê cái Cỏ theo dõi khả năng sinh sản; dê con đực đực lai (BT x Cỏ) và dê con cái lai (BT x Cỏ) theo dõi từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Tổ hợp lai 3 máu Bo x (BT x Cỏ): 30 dê cái lai (BT x Cỏ) theo dõi khả năng sinh sản; dê con đực lai Bo x (BT x Cỏ) và dê con cái lai Bo x (BT x Cỏ) theo dõi từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. * Ở tỉnh Bắc Kạn - Dê Cỏ thuần: 30 dê cái theo dõi khả năng sinh sản; dê con đực và dê con cái theo dõi từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. - Tổ hợp lai 3 máu (Bo x BT) x Cỏ: 30 dê cái Cỏ theo dõi khả năng sinh sản; dê con đực lai (Bo x BT) x Cỏ và dê con cái lai (Bo x BT) x Cỏ theo dõi từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. - Tổ hợp lai 3 máu (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ: 30 dê cái Cỏ theo dõi khả năng sinh sản; dê con đực lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ và dê con cái lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ theo dõi từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đặc điểm sinh học của một số tổ hợp lai giữa dê Boer, Bách Thảo, Cỏ. - Đánh giá khả năng sinh sản của dê cái Cỏ được phối với dê đực Cỏ, Bách Thảo, đực lai (Bo x BT) và đực lai Bo x (Bo x BT) và dê cái lai (BT x Cỏ) được phối với dê đực Boer. - Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số tổ hợp lai giữa dê Boer, Bách Thảo, Cỏ. - Đánh giá năng suất, chất lượng thịt của một số tổ hợp lai giữa dê Boer, Bách Thảo, Cỏ. - Tình hình dịch bệnh một số tổ hợp lai giữa dê Boer, Bách Thảo, Cỏ. 3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Bố trí thí nghiệm Mỗi tỉnh chọn một huyện, mỗi huyện chọn 2 xã, mỗi xã chọn 3 hộ. Các hộ trong 1 xã được chọn cùng khu vực chăn thả. Đàn dê được phối giống có kiểm soát. Trong mỗi tỉnh có 2 hộ nuôi một loại dê, 3 loại dê/tỉnh (6 hộ/tỉnh được chọn), mỗi hộ đều có 15 dê cái sinh sản. Cụ thể như sau: * Tỉnh Ninh Bình + Hai hộ nuôi: Đực Cỏ x cái Cỏ  tạo dê Cỏ thuần. 02 hộ nuôi: Đực BT x cái Cỏ  tạo con lai BT x Cỏ. 02 hộ nuôi: Đực Bo x cái lai (BT x Cỏ)  tạo con lai Bo x (BT x Cỏ). * Tỉnh Yên Bái + Hai hộ nuôi: Đực Cỏ x cái Cỏ  tạo dê Cỏ thuần. 02 hộ nuôi: Đực BT x cái Cỏ  tạo con lai BT x Cỏ. 02 hộ nuôi: Đực Bo x cái lai (BT x Cỏ)  tạo con lai Bo x 5 (BT x Cỏ). * Tỉnh Bắc Kạn + Hai hộ nuôi: Đực Cỏ x cái Cỏ  tạo dê Cỏ thuần. 02 hộ nuôi: Đực lai (Bo x BT) x cái Cỏ  tạo con lai (Bo x BT) x Cỏ. 02 hộ nuôi: Đực lai Bo x (Bo x BT) x cái Cỏ  tạo con lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ. * Đàn dê được chăn nuôi theo phương thức bán chăn thả, phối giống có kiểm soát. Các dê đực giống, dê cái sinh sản và đàn dê con sinh ra đều được đeo thẻ tai. Các dê đực giống được thả chung theo đàn dê cái, tối về nhốt ô chuồng riêng. Dê đực giống được bổ sung 0,2 kg thức ăn tinh/con/ngày tại chuồng. Các hộ chăn nuôi đều cùng phương thức chăn thả từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Đàn dê cái sinh sản và dê con không được bổ sung thức ăn tinh, nước cho uống tự do tại chuồng, nước có bổ sung muối ăn. Những ngày mưa lớn và rét đậm dê được nhốt ở chuồng cho ăn thức ăn xanh. Các dê đực giống ban ngày chăn thả đều được đeo tạp rề ở bao quy đầu, khi phát hiện dê cái động dục thì nhốt dê cái ở chuồng, cho phối giống 2 lần/ngày, sau khi hết chịu đực thì thả theo đàn. Đàn dê đực con sinh ra từ các hộ, để lại một số dê đực nuôi đến 12 tháng tuổi theo yêu cầu của đề tài để cân khối lượng, đo kích thước và lấy máu phân tích. Các dê đực con này đến 7-8 tháng tuổi cũng được đeo tạp rề ở bao quy đầu. Các dê đực con còn lại được người dân bán thịt lúc 7-8 tháng tuổi. * Sơ đồ 2: Công thức phối giống - Sơ đồ 3.1: Đực Cỏ x Cái Cỏ  tạo dê Cỏ thuần. ♂ Cỏ ♀ Cỏ ♂ Cỏ ♀ Cỏ - Sơ đồ 3.2 (Lai 2 máu): Đực BT x cái Cỏ  con lai BT x Cỏ. ♂ BT ♀ Cỏ ♂ BT x Cỏ ♀ BT x Cỏ 6 - Sơ đồ 3.3 (Lai 3 máu): Đực Bo x cái lai (BT x Cỏ)  con lai Bo x (BT x Cỏ) ♂ Bo ♂ Bo x (BT x Cỏ) ♀ BT x Cỏ ♀ Bo x (BT x Cỏ) - Sơ đồ 3.4 (Lai 3 máu): Đực lai (Bo x BT) x cái Cỏ  con lai (Bo x BT) x Cỏ ♂ BoxBT ♂ (Bo x BT) x Cỏ ♀ Cỏ ♀ (Bo x BT) x Cỏ - Sơ đồ 3.5 (Lai 3 máu): Đực lai Bo x (Bo x BT) x cái Cỏ  con lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ ♂ Bo x (Bo x BT) ♀ Cỏ ♂ (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ ♀ (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ 3.4.2. Xác định đặc điểm sinh học - Đặc điểm ngoại hình: Khảo sát trực tiếp trên dê sống về màu sắc lông và đặc điểm bề ngoài của các bộ phận cơ thể. Đặc điểm màu sắc lông, bằng phương pháp quan sát, theo dõi, phân loại, thống kê trực tiếp. - Đặc điểm sinh lý máu: Lấy máu phân tích một số chỉ tiêu sinh lý máu (cả dê đực và cái) từ đây tìm ra tổ hợp lai có sức đề kháng cao, thích nghi với điều kiện chăn thả tự nhiên của các nông hộ. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: số lượng hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, nồng độ hemoglobin, số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu. Các chỉ tiêu được xác định bằng máy CELL DYN 3700 tại phòng Thí nghiệm trọng điểm sinh học Thú y, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. 7 - Đặc điểm sinh hóa máu: Các chỉ tiêu albumin, IgG, IgA, glubulin, protein tổng số được xác định bằng máy Cobas C502 tại bệnh viện đa khoa Medlatec, 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. 3.4.3. Khả năng sinh sản, sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng thịt Tất cả các chỉ tiêu sinh sản được theo dõi, quan sát và sổ sách ghi chép của nông hộ. Khối lượng: Cân dê ở giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi đối với dê cái . Cân bằng cân đồng hồ hay cân treo với độ chính xác ± 0,1gam. Kích thước các chiều đo: đo các chiều được tiến hành vào buổi sáng, trước khi cho đi chăn thả (sau khi cân). Để dê đứng ở tư thế tự nhiên nơi bằng phẳng. Thao tác nhanh, nhẹ nhàng để tránh dê hoảng sợ. Mỗi chiều được đo ba lần liên tiếp sau đó lấy giá trị đo trung bình của ba lần đo. Cân vào sáng sớm trước khi cho ăn. Dê con cho vào cũi, dê lớn có thể cho vào cũi cân như dê con (cân bằng cân đồng hồ) hoặc dùng dây thừng buộc thành vòng tròn luồn qua chân trước và một bên giáp chân sau để cân bằng cân treo. Kết thúc nuôi theo dõi tiến hành mổ khảo sát các loại dê nói trên để đánh giá thành phần thân thịt và chất lượng thịt. Mỗi loại mổ 6 dê đực và 6 dê cái ở 9 tháng tuổi, dê được chọn ngẫu nhiên và có khối lượng đạt trung bình của đàn ở các địa điểm nghiên cứu. Mổ khảo sát được tiến hành theo TCVN 1280-81 và mẫu thịt được lấy theo TCVN 4833-2002. Năng suất thân thịt: Tỷ lệ thịt xẻ, xương, máu, chân, phủ tạng, lông. Thành phần hoá học của thịt dê : hàm lượng nước, protein thô, lipid thô, cholesterol và axit amin. + Phương pháp mổ: cho dê nhịn đói trước khi mổ 24h, cân khối lượng dê trước khi mổ (khối lượng sống). Sau đó treo ngược dê cắt lấy tiết, làm lông, cắt đầu và bỏ bốn chân, mổ bụng và bỏ hết phủ tạng ra khỏi cơ thể. Chia đôi thân thịt xẻ, lọc thịt xẻ và xương ở nửa thân thịt xẻ rồi nhân đôi. + Thành phần hoá học của thịt dê: xác định theo: TCVN-4326-2001; TCVN-4328-1:2007; TCVN-4331-2001; TCVN-4327-2007, AOAC (1997) trên máy sắc ký khối phổ GC-MS QP5050A của hãng Shimadzu tại phòng Phân tích Viện Dinh dưỡng Quốc gia. - Hàm lượng axit amin trong thịt dê: được xác định trên máy sắc ký lỏng cao áp HPLC 1090M và dựa trên nguyên lý sắc ký lỏng pha ngược theo (Phan Văn Chi và cs., 1997). Các chỉ tiêu axit amin được phân tích tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, 13 Phan Huy Chú, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 3.4.4. Tình hình dịch bệnh của đàn dê theo dõi Theo dõi và ghi chép tình hình nhiễm một số bệnh thông qua các triệu trứng của dê để đánh giá. 3.4.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu - Số liệu về đặc điểm ngoại hình được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả. 8 - Số liệu về sinh sản được xử lý bằng phần mềm SAS 8.1 (2001). Các tham số thống kê bao gồm: dung lượng mẫu (n), giá trị trung bình (X), sai số ( m x ), biến dị (Cv%). Sử dụng SAS 8.1 (2001) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng theo mô hình thống kê: Yijk = µ + Gi + Dj + εijk Trong đó:Yijk: chỉ tiêu về sinh sản;µ: trung bình quần thể;Gi: ảnh hưởng của loại dê cái thứ ith (i = 2 mức, dê cái Cỏ, dê lai (BT x Cỏ). Dj: ảnh hưởng của đực giống thứ jth (j = 5 mức, đực Cỏ, Bách Thảo, (Bo x BT), Bo x (Bo x BT) và Boer). εijk: sai số ngẫu nhiên; - Số liệu sinh trưởng: được xử lý bằng phần mềm SAS 8.1 (2001). Các tham số thống kê bao gồm: dung lượng mẫu (n), giá trị trung bình (X), sai số ( m x ), biến dị (Cv%). Sử dụng SAS 8.1 (2001) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng theo mô hình thống kê: Yijklmn = µ + Gi + Sj + εijk Trong đó: Yijk: chỉ tiêu khối lượng qua các tháng tuổi; µ: trung bình quần thể; Gi: ảnh hưởng của loại dê thứ ith (i = 3 mức, loại dê Cỏ, dê lai (BT x Cỏ), dê lai Bo x (BT x Cỏ) tại Ninh Bình và Yên Bái và dê Cỏ, dê lai (Bo x BT) x Cỏ, dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ tại Bắc Kạn; So sánh chung của các tỉnh (i = 5 mức). Sj: ảnh hưởng của giới tính thứ jth (j = 2 mức, đực và cái); εijk: sai số ngẫu nhiên; - Số liệu về năng suất, chất lượng thịt, sinh lý, sinh hóa máu được xử lý bằng phần mềm SAS 8.1 (2001). Các tham số thống kê bao gồm: dung lượng mẫu (n), giá trị trung bình (X), sai số ( m x ), biến dị (Cv%). Sử dụng SAS 8.1 (2001) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng theo mô hình thống kê: Yijklm = µ + Gi + Sj + εijk Trong đó: Yijk: chỉ tiêu năng suất, chất lượng thịt, sinh lý, sinh hóa máu; µ: trung bình quần thể; Gi: ảnh hưởng của loại dê thứ ith (i = 3 mức, loại dê Cỏ, dê lai (BT x Cỏ), dê lai Bo x (BT x Cỏ) tại Ninh Bình và Yên Bái và dê Cỏ, dê lai (Bo x BT) x Cỏ, dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ tại Bắc Kạn; So sánh chung của các tỉnh (i = 5 mức). Sj: ảnh hưởng của giới tính thứ jth (j = 2 mức, đực và cái); εijk: sai số ngẫu nhiên; So sánh sự sai khác giữa các số trung bình theo phương pháp Duncan (1955). PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 4.1.1. Đặc điểm ngoại hình Màu sắc lông của dê Cỏ, dê lai hai máu BT x Cỏ, dê lai ba máu Bo x (BT x Cỏ), (Bo x BT) x Cỏ và (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ không đồng nhất, tỷ lệ phân bố màu sắc lông của ba nhóm dê khác nhau là khác nhau. Trong đó, dê Cỏ và dê lai hai máu BT x Cỏ có sáu nhóm màu sắc giống nhau nhưng tỷ lệ khác nhau. Trong khi dê Cỏ có màu vàng là chủ yếu, màu đen, màu xám, màu trắng, lang trắng và màu không điển hình khác thì dê lai hai máu BT x Cỏ lại chủ yếu tập trung hai màu chính là màu vàng và màu đen là chủ yếu còn lại các màu khác. Màu lông dê 9 lai ba máu Bo x (BT x Cỏ) xuất hiện thêm hai màu mới đặc trưng của giống dê Boer thuần (Boer đực màu đỏ và màu đen) và chiếm tỷ lệ cao nhất so với các màu khác. Còn ở dê lai (Bo x BT) x Cỏ và (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ có pha thêm màu lông của dê Cỏ nhiều hơn so với tổ hợp lai ba máu Bo x (BT x Cỏ). 4.1.2. Đặc điểm sinh lý, sinh hóa máu Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng hồng cầu của dê Cỏ là cao nhất (8,72 triệu/mm3), tiếp đến là dê lai BT x Cỏ là 8,17 triệu/mm3, dê lai (Bo x BT) x Cỏ là 7,77 triệu/mm3 và thấp nhất ở dê lai Bo x (BT x Cỏ) là 7,16 triệu/mm3) với (P<0,05) tại bảng 4.1. Số lượng hồng cầu ở các loài gia súc khác nhau thì khác nhau, trong đó dê có số lượng hồng cầu cao hơn các loài gia súc khác. Vì dê trên các vùng núi cao, do nồng độ oxy loãng nên chúng đã thích nghi bằng cách tăng số lượng hồng cầu để đảm bảo nhu cầu oxy cho cơ thể. Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cs. (1996), số lượng hồng cầu của dê là 11-12 triệu/mm3. Kết quả nghiên cứu của Văn Tiến Dũng (1997) cho biết số lượng hồng cầu của dê Bách Thảo nuôi tại Đắk Lắk là 12,94-13,23 triệu/mm3. Như vậy, kết quả nghiên cứu đều thấp hơn kết quả công bố của các tác giả trên. Hàm lượng hemoglobin của dê Cỏ là cao nhất (9,19 g%), tiếp đến là dê lai (Bo x BT) x Cỏ (8,30 g%) và thấp nhất là ở dê lai Bo x (BT x Cỏ) (7,51 g%) với P<0,05 (bảng 3.9). Sự khác nhau về hàm lượng hemoglobin dê lai BT x Cỏ (8,87 g%) so với dê Cỏ và dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ (7,84 g%) so với dê lai Bo x (BT x Cỏ) không có ý nghĩa (P>0,05). Hemoglobin là loại protein phức tạp gồm có globin và nhóm hem. Hồng cầu vận chuyển chuyển được oxy và cacbonic là nhờ hemoglobin. Theo Văn Tiến Dũng (1997), hàm lượng hemoglobin cuả dê dao động từ 7,24-8,35 g%. Như vậy, kết quả nghiên cứu về hàm lượng hemoglobin của dê Cỏ, dê lai (BT x Cỏ), dê lai Bo x (BT x Cỏ), dê lai (Bo x BT) x Cỏ, dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ là tương đương với công bố (Văn Tiến Dũng, 1997). Số lượng lượng bạch cầu thường ổn định và phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể, số lượng bạch cầu thường tăng sau khi ăn, khi vận động, khi con vật đang có chửa…, nó cũng có thể giảm hơn so với bình thường. Hiện tượng tăng và giảm bạch cầu có thể gặp trong một số bệnh. Theo Trần Cừ và cs. (1977) và Nguyễn Xuân Tịnh và cs. (1996) thì số lượng bạch cầu của dê trung bình 9,8 nghìn/mm3. Kết quả nghiên cứu của Văn Tiến Dũng (1997), số lượng bạch cầu của dê Bách Thảo từ 10,08-11,34 nghìn/mm3. Như vậy, kết quả nghiên cứu về số lượng bạch cầu của dê Cỏ, dê lai (BT x Cỏ), dê lai (Bo x BT) x Cỏ cao hơn công bố của các tác giả trên. Số lượng bạch cầu của dê lai Bo x (BT x Cỏ), (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ là tương đương với kết quả của các tác giả trên. 10 Bảng 4.1. Đặc điểm sinh lý máu của dê nuôi tại các tỉnh nghiên cứu Dê lai BT x Cỏ n = 60 Dê Cỏ Chỉ tiêu n = 90 Dê lai Bo x (BT x Cỏ) n = 60 Dê lai (Bo x BT) x Cỏ n = 30 Dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ) n = 30 11 X  mx Cv% X  mx Cv% X  mx Cv% X  mx Cv% X  mx Cv% Hồng cầu (triệu/mm3) 8,72a+0,09 9,69 8,17b+0,11 10,41 7,16d+0,08 8,94 7,77c+0,12 8,76 7,56c+0,13 9,77 Hàm lượng hemoglobin (g%) 9,19a+0,13 13,81 8,87a+0,10 8,33 7,51c+0,09 8,92 8,30b+0,12 7,90 7,84 c+0,12 8,63 Nồng độ hemoglobin (%) 51,30a+0,65 11,98 48,79b+0,57 9,12 41,9d+0,55 10,09 47,46b+0,99 11,45 45,26c+0,85 10,33 Bạch cầu (nghìn/mm3) 16,99a±0,39 21,62 14,02b±0,31 17,25 7,60c±0,23 23,54 12,98b±0,50 21,10 8,72c±0,39 24,53 Trung tính 49,87d±0,72 13,73 54,32c±0,87 12,37 67,06a±0,71 8,19 56,20c±1,32 12,84 64,13b±1,05 8,97 Ái toan 6,79a±0,31 43,52 5,61b±0,23 31,87 4,80c±0,15 24,81 6,31ab±0,66 57,28 5,53bc±0,59 58,25 Ái kiềm 0,22a±0,01 60,68 0,20ab±0,01 20,06 0,19ab±0,01 27,03 0,19ab±0,04 113,91 0,17b±0,03 84,08 Lâm ba cầu 35,60a±0,70 18,73 33,27ab±0,92 21,34 23,83c±0,76 24,59 30,51b±1,64 29,44 25,37c±1,15 24,92 Đơn nhân lớn 7,35a±0,19 24,13 6,38b±0,15 17,67 4,01d±0,11 21,95 5,73b±0,52 49,71 4,74c±0,31 36,03 Công thức bạch cầu (%) Ghi chú: Trong cùng một hàng, sự sai khác giữa các giá trị trung bình mang một chữ cái khác nhau là có ý nghĩa (P<0,05) Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu sinh hóa chung máu dê nuôi tại các tỉnh nghiên cứu Dê lai BT x Cỏ n = 60 Dê Cỏ Chỉ tiêu ĐVT n = 90 Dê lai Bo x (BT x Cỏ) Dê lai (Bo x BT) x Cỏ n = 60 n = 30 Dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ) n = 30 X  mx Cv% X  mx Cv% X  mx Cv% X  mx Cv% X  mx Cv% 12 Albumin g/L 29,30d±0,31 4,44 32,30c±0,35 3,77 35,18a±0,27 2,68 32,05c±0,64 4,91 33,77b±0,28 2,05 IgG g/dL 25,92a±0,22 3,60 23,92b±0,33 4,81 21,56d±0,29 4,61 22,75c±0,31 3,33 22,30cd±0,91 9,97 IgA g/dL 11,61a±0,23 8,44 9,48b±0,20 7,37 7,50d±0,31 14,21 8,83bc±0,31 8,52 8,33cd±0,56 16,40 Globulin g/L 45,13a±0,25 2,35 38,41b±0,44 4,01 33,15c±0,92 9,61 36,90b±0,96 6,35 34,20c±1,72 12,32 g/L 74,43a±0,35 2,01 70,71b±0,45 2,20 68,33cb±0,88 4,47 68,95cb±1,22 4,35 67,97c±1,74 6,26 Protein tổng số Ghi chú: Trong cùng một hàng, sự sai khác giữa các giá trị trung bình mang một chữ cái khác nhau là có ý nghĩa (P<0,05). Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa chung của các tỉnh nghiên cứu được trình bày tại bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng albumin của dê lai Bo x (BT x Cỏ) là cao nhất (35,18 g/L), tiếp đến là dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ (33,77 g/L), dê lai BT x Cỏ (32,30 g/L), dê lai (Bo x BT) x Cỏ (32,05 g/L) và thấp nhất ở dê Cỏ (29,30 g/L) với (P<0,05). Ở các gia súc có sừng, hàm lượng albumin chiếm 30 - 45% so với protein tổng số trong huyết thanh theo Phan Cự Nhân (1985). Theo Bacsilio et al. (1992) cho biết hàm lượng albumin ở dê Sardinian là 3,75 ± 0,77 g%. Kết quả phân tích của Nguyễn Anh và Trịnh Thị Kim Thoa (1999) trên dê Cỏ, dê ngoại và dê F1 lần lượt là 33%; 31,82%; 37,39% so với protein tổng số, tương ứng ở các hàm lượng 2,33 g%; 2,49 g% và 2,69 g%. Lượng IgG của dê Cỏ là cao nhất (25,92 g/dL), tiếp đến là dê lai (BT x Cỏ) (23,92 g/dL), dê lai (Bo x BT) x Cỏ (22,75 g/dL) và thấp nhất ở dê lai Bo x (BT x Cỏ) (21,56 g/dL) với (P<0,05). Lượng IgA của dê Cỏ là cao nhất (11,61 g/dL), tiếp đến là dê lai (BT x Cỏ) (9,48 g/dL), dê lai (Bo x BT) x Cỏ (8,83 g/dL) và thấp nhất ở dê lai Bo x (BT x Cỏ) (7,50 g/dL) với (P<0,05). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lượng glubulin của dê Cỏ là cao nhất (45,13 g/L) và thấp nhất ở dê lai Bo x (BT x Cỏ) với (P<0,05). Phan Cự Nhân (1982) cho rằng những biến động về hàm lượng protein tổng số trong huyết thanh là những chỉ thị tin cậy để đánh giá các chuyển biến về thay đổi sinh lý, phát hiện các triệu chứng bệnh lý ứng dụng trong thú y. Kết quả nghiên cứu về protein tổng số của dê Cỏ và dê lai được trình bày tại bảng 3.2. Tại bảng 3.2 cho thấy, lượng Protein tổng số của dê Cỏ là cao nhất (74,43 g/L), tiếp đến là dê lai (BT x Cỏ) 70,71 g/L và thấp nhất ở dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ là 67,97 g/L với (P<0,05). Hàm lượng protein tổng số trong huyết thanh ở một số giống dê: theo Nguyễn Anh và Trịnh Thị Kim Thoa (1999) dê cỏ là 8,4 g%, dê ngoại 8,34 g%, dê lai F1 9,51 g%; theo Trần Trang Nhung (2000) hàm lượng protein trong huyết thanh máu dê Cỏ biến động từ 49,80 - 63,23 g/L. Nhận xét chung: Số lượng hồng cầu và bạch cầu cao hơn ở dê Cỏ và thấp hơn ở dê lai có tỷ lệ dê Boer khác nhau. Tỷ lệ bạch cầu trung tính lại cao hơn ở dê lai ba máu có tỷ lệ máu Boer nhiều hơn, sau đến dê lai hai máu và thấp nhất ở dê Cỏ. Hàm lượng albumin trong máu dê cao hơn ở dê lai hai máu, ba máu và thấp hơn ở dê Cỏ, điều đó cho thấy dê lai có khả năng sinh trưởng cao hơn dê Cỏ. Trái lại, hàm lượng IgG, IgA lại cao hơn ở dê Cỏ, sự sai khác của chỉ tiêu này ở dê lai không rõ rệt. Qua các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trong mức bình thường cho thấy dê lai thích nghi với phương thức nuôi chăn thả tại các địa bàn nghiên cứu. 4.2. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT 4.2.1. Khả năng sinh sản Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản chung của dê cái nuôi tại các tỉnh nghiên cứu (bảng 4.3) cho thấy các chỉ tiêu sinh sản như: tuổi phối giống lần đầu, khối lượng phối giống lần đầu, thời gian động dục sau đẻ, khoảng cách giữa hai lứa đẻ, số con đẻ ra/lứa của dê Cỏ x Cỏ, dê BT x Cỏ, dê Bo x (BT x Cỏ), dê (Bo 13 x BT) x Cỏ và dê (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ tuy có dao động khác nhau nhưng chỉ tiêu sinh sản mang tính di truyền của loài là tương đối ổn định: thời gian mang thai Cỏ x Cỏ là 149,96 ngày, dê BT x Cỏ là 150,98 ngày, dê Bo x (BT x Cỏ) là 150,23 ngày, dê (Bo x BT) x Cỏ là 150,13 ngày và dê (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ là 150,30 ngày. Lê Văn Thông (2004), cho thấy dê Cỏ nuôi ở Thanh Ninh có tuổi phối giống lần đầu khoảng 6,8 tháng. Đinh Văn Bình và cs. (2003) cho biết dê Cỏ có tuổi phối giống lần đầu khoảng 6,4 tháng. Như vậy, tuổi phối giống lần đầu của dê Cỏ nuôi tại Ninh Bình, Yên Bái và Bắc Kạn có ngắn hơn. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Anh Dương (2007), Phan Đình Thắm và cs (1997), Nguyễn Đình Minh (2002), Đinh Văn Bình và cs. (2003) cho biết dê Cỏ nuôi ở một số vùng nước ta có số con đẻ ra/lứa: 1,57 con/lứa, 1,52 con/lứa, 1,57 con/lứa, 1,51 con/lứa. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi đa số có số con đẻ ra/lứa cao hơn các kết quả nghiên cứu trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn dê đẻ 1 con và 2 con/lứa chiếm (3855%), số ít đẻ 3 con/lứa chỉ chiếm từ 3 đến 12% (bảng 4.4). Kết quả nghiên cứu về số con đẻ ra/lứa trong khoảng 1,56 - 1,73 con/lứa cụ thể dê Cỏ, dê BT x Cỏ, dê lai (BT x Cỏ) được phối giống với đực Boer, dê Cỏ được phối với đực lai (Bo x BT) và dê Cỏ được phối với đực lai (Bo x (Bo x BT) tương ứng là 1,56; 1,73; 1,67; 1,60 và 1,67 con/lứa. Số con đẻ ra/lứa của dê lai dê lai (BT x Cỏ) cao nhất và thấp nhất ở dê Cỏ (P<0,05). Theo Phan Đình Thắm và cs (1997) cho biết ở Việt Nam hầu hết dê Cỏ đẻ lứa đầu chỉ đẻ 1 con/lứa (chiếm 92%), từ lứa 2 trở đi đẻ 2 con/lứa chiếm đa số (60%), số dê đẻ 3 con trở đi chiếm tỷ lệ thấp và tỷ lệ đẻ 3 con/lứa tăng dần từ lứa đẻ thứ 3 trở đi. Như vậy, kết quả nghiên cứu này thấp hơn với kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nuôi sống của dê Cỏ x Cỏ, dê lai (BT x Cỏ), dê lai Bo x (BT x Cỏ), dê lai (Bo x BT) x Cỏ và dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ cho thấy tỷ lệ chết của dê con sinh ra tập trung cao nhất ở giai đoạn từ 24 giờ đến khi cai sữa (chiếm 6,95 đến 15,64%). Qua thực tế theo dõi chúng tôi thấy, mặc dù số con sơ sinh đẻ ra cao. Tuy nhiên, dê con lại chết sau một vài ngày do khối lượng sơ sinh thấp, sức sống yếu, dê không tự bú mẹ được và phần nhiều chết do ỉa chảy, suy dinh dưỡng, đau ốm...phải chăng việc quản lý nuôi dưỡng chưa được tốt đã dẫn tới hậu quả làm cho tỷ lệ chết của dê con trong đàn từ 24h sau khi đẻ ra đến khi cai sữa tăng cao (bảng 4.5). Nhận xét chung về khả năng sinh sản: Tuổi phối giống lần đầu cao hơn ở dê cái lai (BT x Cỏ) và thấp hơn ở dê cái Cỏ, sự sai khác về tuổi phối giống lần đầu của dê cái Cỏ được phối với đực lai (Bo x (Bo x BT)), đực lai (Bo x BT) và đực Bách Thảo ở các địa bàn nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê. Khối lượng phối giống lần đầu cao hơn ở dê cái lai (BT x Cỏ) và thấp hơn ở dê cái Cỏ, sự khác nhau về khối lượng phối giống lần đầu của dê cái Cỏ ở các địa bàn nghiên cứu không rõ rệt. Số con đẻ ra trên lứa cao hơn ở dê cái BT x Cỏ và thấp hơn ở dê cái Cỏ. Tỷ lệ nuôi sống của dê con từ cai sữa đến 9 tháng tuổi lúc xuất bán thấp hơn ở dê lai ba máu, hai máu và cao hơn ở dê Cỏ. 14 Bảng 4.3. Khả năng sinh sản chung của dê cái nuôi tại các tỉnh nghiên cứu Chỉ tiêu ĐVT ♂Cỏ x ♀Cỏ ♂BT × ♀Cỏ ♂Bo x ♀(BT x Cỏ) ♂(Bo x BT) x ♀Cỏ ♂(Bo x (Bo x BT)) x ♀Cỏ n = 90 n = 60 n = 60 n = 30 n = 30 X  mx Cv% X  mx Cv% X  mx Cv% X  mx Cv% X  mx Cv% 15 Tuổi phối giống lần đầu (ngày) ngày 178,97b±2,06 10,91 189,43b±2,68 10,96 295,20a±4,38 11,49 179,40b±3,46 10,57 180,27b±3,14 9,53 Khối lượng phối giống lần đầu (kg) Kg 10,87c±0,13 10,97 12,20b±0,22 10,96 22,02a±0,36 12,63 11,02c±0,14 7,04 11,23c±0,14 6,80 Thời gian mang thai (ngày) ngày 149,96±0,28 1,74 150,98±0,22 1,11 150,23±0,36 1,84 150,13±0,53 1,92 150,30±0,54 1,97 Thời gian động dục lại sau đẻ (ngày) ngày 54,56c±1,79 31,15 62,00b±2,03 25,30 68,90a±2,08 23,33 48,07d±0,64 7,29 50,33cd±0,48 5,20 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày) ngày 211,30b±2,41 10,84 221,95a±2,80 9,79 229,95a±3,04 10,23 200,67c±1,62 4,41 202,37c±1,35 3,65 con/lứa 1,56±0,06 34,89 1,73±0,08 35,02 1,67±0,08 37,73 1,60±0,11 38,84 1,67±0,12 39,65 Số con đẻ ra/lứa (con/lứa) Ghi chú: Trong cùng một hàng, sự sai khác giữa các giá trị trung bình mang một chữ cái khác nhau là có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Bảng 4.4. Số con đẻ ra mỗi lứa ♂Cỏ x ♀Cỏ Chỉ tiêu ♂BT x ♀Cỏ ♂Bo x ♀(BT x Cỏ) ♂(Bo x BT) x ♀Cỏ ♂(Bo x (Bo x BT)) x ♀Cỏ Số ổ đẻ Tỷ lệ % Số ổ đẻ Tỷ lệ % Số ổ đẻ Tỷ lệ % Số ổ đẻ Tỷ lệ % Số ổ đẻ Tỷ lệ % Đẻ 1 con/lứa 126 46,67 70 38,85 74 41,25 37 41,52 39 43,65 Đẻ 2 con/lứa 135 50,00 88 49,15 94 52,43 50 55,32 42 46,95 Đẻ 3 con/lứa Tổng số ổ đẻ 9 270 3,33 22 180 12,00 11 180 6,32 3 90 3,16 8 90 9,40 16 Bảng 4.5. Tỷ lệ nuôi sống Số con 423 Tỷ lệ (%) 100 Số con 312 Tỷ lệ % 100 Bo x (BT x Cỏ) Số Tỷ lệ con % 295 100 Từ SS - 24 giờ 413 97,64 305 97,63 274 Từ 24 giờ - cai sữa 382 92,43 283 93,05 Từ cai sữa - 9 tháng tuổi (lúc xuất bán) 376 98,43 278 98,13 Cỏ x Cỏ Chỉ tiêu Tổng số dê con đẻ ra Dê sống phân theo giai đoạn tuổi BT x Cỏ 145 Tỷ lệ % 100 (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ Số Tỷ lệ % con 149 100 92,80 141 97,24 139 93,29 250 91,17 131 92,91 127 91,37 238 95,20 126 96,18 120 94,48 (Bo x BT) x Cỏ Số con Kg 4.2.2. Khả năng sinh trƣởng Khối lượng phản ánh chất lượng của giống dê cũng như tình hình chăn nuôi và là một trong những chỉ tiêu xác định phương thức chăn nuôi hiệu quả, kết quả nghiên cứu được minh họa ở đồ thị 4.1. 35 30 25 Cỏ Dê lai (1/2 BT x 1/2 Cỏ) Dê lai (2/4 Boer x 1/4 BT x 1/4 Cỏ) Dê lai (1/4 Boer x 1/4 BT x 2/4 Cỏ) Dê lai (3/8 Boer x 1/8 BT x 4/8 Cỏ) 20 15 10 5 SS 1 3 6 9 12 Tháng tuổi Đồ thị 4.1. Tăng khối lƣợng tích lũy Kết quả xác định khối lượng cho thấy ở thời điểm 6 tháng và 9 tháng tuổi khối lượng cơ thể lần lượt tương đương như sau: dê lai Bo x (BT x Cỏ) có khối lượng cơ thể lớn nhất (19,78 kg/con: 26,13 kg/con), tiếp đến là dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ (18,84 kg/con: 24,87 kg/con), dê lai (Bo x BT) x Cỏ (17,22 kg/con: 22,57 kg/con), dê lai BT x Cỏ (16,20 kg/con: 21,25 kg/con) và thấp nhất là dê Cỏ (11,72 kg/con: 15,07 kg/con), với (P<0,05), đồ thị 4.1. Với kết quả trên, dê lai Bo x (BT x Cỏ) đạt tăng trưởng tuyệt đối cao nhất, thấp nhất là dê Cỏ và có ý nghĩa với các loại dê còn lại (P<0,05). Biểu đồ 4.1. Tăng khối lƣợng tuyệt đối Nhận xét chung về khả năng sinh trưởng: Khối lượng của dê lai Bo x (BT x Cỏ) là lớn nhất, sau đến con lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ, dê lai (Bo x BT) x Cỏ, dê lai BT x Cỏ và thấp nhất ở dê Cỏ ở mọi lứa tuổi. Thời điểm 9 tháng tuổi, khối lượng cơ thể dê lai Bo x (BT x Cỏ) là lớn nhất, 17 tiếp đến là dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ, dê lai (Bo x BT) x Cỏ, dê lai BT x Cỏ và thấp nhất là dê Cỏ. Như vậy, việc sử dụng dê đực lai Bo x (Bo x BT) cho phối với dê cái Cỏ cho khối lượng của đàn con không thua kém so với dùng đực Boer cho phối với cái (BT x Cỏ). Dê đực lai Bo x (Bo x BT) lại dễ theo đàn khi chăn thả và tận dụng được nguồn dê cái Cỏ nền ở các hộ chăn nuôi. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của dê lai Bo x (BT x Cỏ) và dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ là cao nhất, sau đến dê lai (Bo x BT) x Cỏ, dê lai BT x Cỏ và thấp nhất ở dê Cỏ. 4.2.3. Năng suất, chất lƣợng thịt Kết quả mổ khảo sát cho thấy tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh của dê ở con đực cao hơn so với con cái. Xét các loại dê về các thành phần lợi dụng được khi mổ nhận như: khối lượng sống, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh của dê lai đều cao hơn dê Cỏ (106,66 - 112,29% thịt tinh). Còn tỷ lệ các phần loại thải thải như phủ tạng dê Cỏ lại cao hơn dê lai (107,09 - 134,58%). Điều đó cho thấy dê lai có ưu thế hơn hẳn dê Cỏ về khả năng cho thịt (bảng 4.6). Cụ thể tỷ lệ thịt tinh của dê Cỏ, dê lai BT x Cỏ, dê lai Bo x (BT x Cỏ), dê lai (Bo x BT) x Cỏ và dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ tương ứng 32,12%; 34,26%; 37,01%; 35,36% và 36,07%. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với kết quả mổ khảo sát của các tác giả trong và ngoài nước. Baruah et al. (2000) cho biết dê Marwari ở pháp có tỷ lệ thịt xẻ: 41% - 46%, da: 5 - 7%, đầu 6 - 7% so với khối lượng cơ thể. Đinh Văn Bình và cs (2003) cho biết tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh của dê Cỏ: 41,62% - 29,94%; dê lai (BT x Cỏ): 43,17% - 32,1% nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây. Tác giả cũng khẳng định tỷ lệ % thịt xẻ và thịt tinh của các con lai đều cao hơn so với dê Cỏ, còn tỷ lệ phủ tạng thì ngược lại dê Cỏ có tỷ lệ cao hơn. Thành phần hóa học của thịt dê nuôi tại các tỉnh nghiên cứu cho thấy dê Cỏ có hàm lượng vật chất khô, protein thô và cholesterol là cao nhất và thấp hơn là các dê lai. Dê Cỏ có hàm lượng vật chất khô cao hơn dê lai Bo x (BT x Cỏ) 106,59%, sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Văn Thông (2002) phân tích thành phần hóa học của dê Cỏ, dê lai BT x Cỏ nuôi tại Thanh Ninh (bảng 4.7). Đinh Văn Bình (1995) cho biết thành phần dinh dưỡng của thịt dê Bách Thảo và dê Cỏ như sau: nước: 77,6% - 46,51%; protein: 19,49-20,18%; mỡ: 0,98-1,64% và khoáng: 1,14-1,18%. Theo Baruah et al. (2000) dê Ấn Độ có các thành phần dinh dưỡng: vật chất khô: 23,1-23,2%, Protein: 21,1-21,4%, Mỡ: 0,41-0,43% và khoáng 1,09-1,19%. Như vậy chất lượng thịt dê nuôi tại các điểm nghiên cứu là tương đương. Theo Henryk et al. (2008), giá trị dinh dưỡng của thịt không chỉ chịu ảnh hưởng bởi số lượng protein mà còn chịu ảnh hưởng của giá trị sinh học của nó, phụ thuộc vào thành phần axit amin. Các tác giả cũng cho rằng giá trị sinh học của thịt dê liên quan đến các axit amin thiết yếu như Lysine và Methionine cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường kencủa con người.. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất