Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nghiên cứu khả năng sản xuất của hai tổ hợp lợn lai giữa đực pidu x nái f1(ly) v...

Tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của hai tổ hợp lợn lai giữa đực pidu x nái f1(ly) và đực du x nái f1(ly) nuôi tại trại chăn nuôi lợn nái sinh sản sư đoàn 3 lạng giang bắc giang

.PDF
84
235
129

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM QUÁCH THỊ DIỄM NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA HAI TỔ HỢP LAI GIỮA ĐỰC PIDU x NÁI F1(LY) VÀ ĐỰC DUROC x NÁI F1 (LY) NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN SƯ ĐOÀN 3, LẠNG GIANG, BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI THÁI NGUYÊN - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM QUÁCH THỊ DIỄM NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA HAI TỔ HỢP LAI GIỮA ĐỰC PIDU x NÁI F1(LY) VÀ ĐỰC DUROC x NÁI F1 (LY) NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN SƯ ĐOÀN 3, LẠNG GIANG, BẮC GIANG Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đoàn Văn Soạn 2. PGS.TS. Trần Huê Viên THÁI NGUYÊN - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Quách Thị Diễm ii LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bầy tỏ lời biết ơn chân thành nhất đến PGS. TS Trần Huê Viên và TS. Đoàn Văn Soạn người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong bộ môn Khoa chăn nuôi - thú y, Phòng Đào tạo bộ phận đào tạo sau đại học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn tới ông Nguyễn Đức Cơ Chủ nhiệm Hậu cần sư đoàn 3- Quân khu 1- Lạng Giang - Bắc Giang, cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn này. Nhân dịp này, cho phép tôi được bầy tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới tất cả những sự giúp đỡ đó! Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Quách Thị Diễm iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3 1.1. Cơ sở lý luận về lai giống và ưu thế lai................................................................3 1.1.1. Lai giống .........................................................................................................3 1.1.2. Ưu thế lai ..........................................................................................................3 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai .................................................................5 1.2. Phẩm chất tinh dịch của lợn đực và các yếu tố ảnh hưởng ..................................8 1.3. Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái ............................................................................................................11 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng ............................................................................................15 1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................16 1.5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................17 1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................18 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .23 2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................23 2.2. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................23 2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...............................................................23 2.3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................23 iv 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................23 2.3.3. Điều kiện thí nghiệm .......................................................................................24 2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi chỉ tiêu ...................................................25 2.4.1. Đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn đực ......................................................25 2.4.2. Chỉ tiêu về sinh sản của lợn nái .....................................................................27 2.4.3. Đánh giá năng suất và phẩm chất thịt của các tổ hợp lai ................................28 2.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................31 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................32 3.1. Phẩm chất tinh dịch của lợn đực Du và PiDu ....................................................32 3.2 Khả năng sinh sản của lợn nái F1(LY)................................................................35 3.2.1 Một số chỉ tiêu sản xuất của lợn nái F1(LY) ở lứa đẻ 4 ......................................35 3.2.2. Một số chỉ tiêu sản xuất của lợn nái F1(LY) ở lứa đẻ 5 .................................40 3.3. Khả năng sinh trưởng của đàn lợn thịt ở 2 tổ hợp lai.........................................45 3.3.1. Sinh trưởng tích lũy.........................................................................................45 3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối.......................................................................................47 3.3.3. Sinh trưởng tương đối .....................................................................................48 3.3.4 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng lợn nuôi thịt .................................49 3.3.5 Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1 kg tăng khối lượng lợn của 2 tổ hợp lai .51 3.3.6 Tiêu tốn Protein thô cho 1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm ........................52 3.4 Năng suất và chất lượng thịt của hai tổ hợp lai ...................................................53 3.4.1 Năng suất thịt của hai tổ hợp lai.......................................................................53 3.4.2 Chất lượng thịt của hai tổ hợp lai .....................................................................57 3.5. Chi phí thức ăn và thuốc thú y của hai tổ hợp lai ..............................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................65 PHỤ LỤC v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CS : Cộng sự DT : Diện tích Du : Giống lợn Duroc ĐB : Đại Bạch F1(LY) : F1(Landrace x Yorkshire) KL : Khối lượng L hoặc LR : Giống lợn Landrace LW : Giống lợn LargeWhite MC : Giống lợn Móng Cái Pi : Giống lợn Pietrain PiDu : Lợn lai giữa Pietrain và Duroc TĂ : Thức ăn TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn TG : Thời Gian TL : Tỷ Lệ Y : Giống lợn Yorkshire VCK : Vật chất khô vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................23 Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn nuôi lợn nái ....................................24 Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn nuôi lợn thịt ....................................25 Bảng 2.4. Khẩu phần ăn cho lợn thịt .........................................................................25 Bảng 2.5: Thang điểm đánh giá hoạt lực (A) của tinh trùng ....................................26 Bảng 3.1. Phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống Du và PiDu.................................32 Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái F1(LY) ở lứa đẻ 4 ...........................35 Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái F1(LY) ở lứa đẻ 5 ...........................40 Bảng 3.4. Khối lượng lợn thí nghiệm ở các độ tuổi (kg) ..........................................45 Bảng 3.5. Sinh trưởng tuyệt đối của 2 tổ hợp lai (g/con/ngày) .................................47 Bảng 3.6. Sinh trưởng tương đối của 2 tổ hợp lai (%) ..............................................48 Bảng 3.7. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng lợn nuôi thịt (kg) ..................50 Bảng 3.8. Tiêu tốn Năng lượng trao đổi cho 1kg tăng khối lượng lợn .....................51 Bảng 3.9. Tiêu tốn Protein thô cho 1kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm (g) ............52 Bảng 3.10: Năng suất thịt lợn thí nghiệm .................................................................53 Bảng 3.11. Chất lượng thịt của lợn thịt thí nghiệm...................................................57 Bảng 3.12. Thành phần hóa học của thịt lợn thí nghiệm ..........................................60 Bảng 3.13. Chi phí thức ăn và thuốc thú y cho 1 kg tăng khối lượng lợn ................61 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: VAC của hai tổ hợp lai Du × F1(LY) và PiDu × F1(LY) ....................33 Biểu đồ 3.2: Chi tiêu khối lượng toàn ổ khi sinh, khi cai sữa/ổ lứa 4 ......................39 Biểu đồ 3.3: Các chỉ tiêu khối lượng/ổ của tổ hợp lai Du x F1(LY) ........................43 Biểu đồ 3.4: Các chỉ tiêu khối lượng/ổ của tổ hợp lai PiDu x F1(LY) .....................44 Đồ thị 3.5: Tăng trọng tích lũy của 2 tổ hợp lai Du x F1(LY) và PiDu x F1(LY) ....46 Biểu đồ 3.6: Các chỉ tiêu năng suất lợn thí nghiệm ..................................................56 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đến nay đã có những bước phát triển khá mạnh, chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu đời sống ngày càng cao của con người. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”, định hướng phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong những năm tiếp theo, hướng phát triển ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất theo phương thức trang trại, chăn nuôi công nghiệp, phấn đấu tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt khoảng trên 40%. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm cũng như thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng, theo hướng chất lượng là chủ yếu, công tác giống lợn, chương trình cải tạo đàn lợn giống, chọn đàn nái được coi trọng và đang thực hiện. Đặc biệt năm 2015-2016 chăn nuôi lợn gặp nhiều thuận lợi như giá cả ổn định sản phẩm làm ra dễ tiêu thụ nên việc không ngừng gia tăng các gia trại, trang trại, chăn nuôi công nghiệp ở khắp các tỉnh trong cả nước với các giống lợn nái siêu nạc nhập nội hoặc các giống nái lai ngoại cho giao phối với các giống lợn đực ngoại như Ladrace (L), Yorshire(Y), Duroc (Du), Pietrain x Duroc (PiDu) tạo ra con lai ba giống, bốn giống có mức tăng khối lượng khá nhanh, tiêu tốn thức ăn tương đối thấp, tỷ lệ nạc cao, phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như yêu cầu của thị trường tiêu thụ ở nước ta. Nắm bắt được xu thế ngành chăn nuôi lợn, năm 2014, Sư đoàn 3 - Quân khu I đóng quân trên địa bàn huyện Lạng Giang đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn điểm với quy mô 80 nái và 400 lợn thịt. Đây thực sự là bước tiến mới trong chăn nuôi của Sư đoàn 3 đã góp phần phát triển chăn nuôi lợn bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn. Nhưng việc đánh giá tổ hợp nái lai nào cho năng suất cao hơn từ đó lựa chọn được tổ hợp lai phù hợp đang là vấn đề rất cần thiết đối với các cơ sở chăn nuôi. 2 Trước đòi hỏi thực tiễn sản xuất, song song với công tác cải tạo giống đồng thời để bổ sung vào tài liệu nghiên cứu năng suất sinh sản, năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa nái F1(LY) phối giống với đực Du và đực PiDu. Chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất của hai tổ hợp lợn lai giữa đực PiDu x nái F1(LY) và đực Du x nái F1(LY) nuôi tại Trại chăn nuôi lợn nái sinh sản Sư đoàn 3 - Lạng Giang - Bắc Giang” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống Pidu, Du và khả năng sinh sản của lợn nái F1(LY) nhằm góp phần cải tiến chất lượng đàn giống. - Đánh giá được khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai trên nhằm góp phần xác định tổ hợp lai phù hợp và có hiệu quả trong chăn nuôi lợn tại Sư đoàn 3 - huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các tư liệu liên quan tới khả năng sinh sản của nái F1(LY) lai với đực Du và PiDu, năng suất và chất lượng thịt của con lai nuôi tại Sư đoàn 3 - huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang. Góp phần bổ sung các tư liệu khoa học cho công tác giảng dậy cũng như nghiên cứu khoa học. - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả của đề tại là căn cứ giúp các cơ sở chăn nuôi lợn quy mô vừa và lớn trên địa bàn trong việc lựa chọn tổ hợp lai thích hợp nhằm nâng cao năng suất sinh sản, sinh trưởng và năng suất thịt từ đó có những định hướng đúng đắn trong việc phát triển chăn nuôi lợn nái lai ngoại của tỉnh Bắc Giang. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận về lai giống và ưu thế lai 1.1.1. Lai giống Lai giống là cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều giống khác nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa những động vật thuộc các dòng khác nhau trong cùng một giống. Mặc dù lai khác giống xa nhau về huyết thống hơn lai khác dòng, song hiệu ứng di truyền của cả hai kiểu lai lại tương tự nhau (Lasley,1974)[25]. Trong quá trình chọn lọc tự nhiên cũng như nhân tạo ở lợn làm tăng tần số các cặp gen trội và dị hợp tử, đồng thời làm giảm tần số các cặp gen lặn, kể cả các cặp gen trội không có lợi cho cơ thể và năng suất của chúng. Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, tần số kiểu gen dị hợp tủ tăng lên, tạo ra nhiều cặp gen khác nhau về mặt di truyền, sự khác nhau này bổ sung và bổ trợ cho nhau. Đồng thời lai giống sẽ tạo ra sự tác động của gen đặc biệt, không cộng tính (khả năng tổ hợp đặc biệt) hay ưu thế lai (Đinh Văn Chỉnh và CS, 2001) [10]. Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên. Lai giống là phương pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền của quần thể gia súc. Lai giống có những ưu việt vì con lai thường có ưu thế lai đối với một số tính trạng nhất định. Lai kinh tế hai giống lợn ngoại giữa Landrace, Yorkshire và ngược lại tạo ra con lai F1(LY), F1(YL) để nuôi thịt và gây nái sinh sản. Nái lai có ưu thế lai cao về chỉ tiêu sinh sản , việc sử dụng nái lai trong chương trình lai giống đã trở thành một tiến bộ trong thực tiễn sản xuất (Rothschild và CS, 1998) [84]. 1.1.2. Ưu thế lai Ưu thế lai là thuật ngữ biểu thị sức sống của con lai vượt trội hơn cha mẹ, khi cha mẹ là những cá thể không có quan hệ huyết thống. Ưu thế lai không chỉ thể hiện ở sức chịu đựng mà còn bao gồm cả ưu thế về sức sống, tốc độ sinh trưởng, khả năng cho sữa, khả năng sinh sản và tỷ lệ chết (Lasley, 1974) [25]; (Lebedev, 1972) [26]. 4 Ưu thế lai hay sức sống con lai hoàn toàn ngược với suy hóa cận huyết và sự suy giảm sức sống do cận huyết được khắc phục trở lại khi lai giống (Falconer, 1993) [54]. Ưu thế lai (heterosis) là năng suất tốt hơn của con lai so với bố mẹ chúng và được tính bằng công thức: Ưu thế lai: % = KR - E x 100 E Trong đó: KR là giá trị trung bình của con lai Ưu thế lai là sự hơn hẳn của đời con so với trung bình của đời bố mẹ. Có thể ưu thế lai là sức sống, sức miễn kháng đối với bệnh tật và tính trạng sản xuất của con lai được nâng cao, khả năng lợi dụng thức ăn tốt (Nguyễn Hải Quân và CS, 1995 [29]). Cơ sở khoa học của việc sử dụng nái lai và đực lai: Theo Falconer (1993) [54], ưu thế lai ở F1: HF1 = dy2, trong đó d là giá trị của kiểu gen dị hợp, y là sai khác về tần số gen giữa hai quần thể bố, mẹ. Ưu thế lai sinh ra bởi ảnh hưởng đồng thời của tất cả các giá trị riêng rẽ của từng locus: H F   dy 2 . Như vậy, ưu 1 thế lai ở F1 phụ thuộc vào giá trị của các kiểu gen dị hợp và sự khác biệt giữa hai quần thể. Cơ sở thống kê này cho phép tính toán được ưu thế lai ở các thế hệ lai khác nhau. Ưu thế lai ở F2: HF2 = 1/2dy2, Do đó HF2 = 1/2 HF1 Thay đổi trung bình từ F1 đến F2 cũng được coi là hiện tượng suy hoá cận huyết. Theo Falconer (1993) [54], ưu thế lai ở F1, F2 có thể phức tạp do ảnh hưởng của mẹ. Chẳng hạn, tính trạng số con trong ổ của lợn. Ưu thế lai quan sát được ở F1 không có đóng góp của mẹ ở F2, mặc dù ưu thế lai mất đi một nửa nhưng lại có ảnh hưởng ưu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai của F1. Ảnh hưởng của mẹ bao gồm tất cả những đóng góp, những ảnh hưởng tốt xấu do kiểu hình mẹ gây ra đối với kiểu hình của đời con. Ảnh hưởng của mẹ đối với kiểu hình của đời con có thể do sự khác nhau về di truyền, về ngoại cảnh hoặc sự phối hợp giữa di truyền và ngoại cảnh. Ảnh hưởng của mẹ có thể được thực hiện trong quá trình thụ tinh, có chửa, tiết sữa và nuôi con. Các ảnh hưởng này chỉ có thể xuất hiện tức thời, song cũng có thể kéo dài suốt đời của con vật và được thể hiện ở nhiều cơ chế sinh học khác nhau (Đặng Vũ Bình, 2002) [ 4]. Theo Dickerson (1974) [52], khi lai giữa hai giống con lai chỉ có ưu thế lai cá thể. Khi lai 3 giống, nếu dùng đực của giống thuần giao phối với nái lai, con 5 lai có cả ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F1. Nếu dùng đực lai giao phối với nái của giống thứ 3, con lai có ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của bố, do bố là con lai F1. Trong lai 4 giống, con lai có cả ưu thế lai cá thể, cả ưu thế lai của mẹ và ưu thế lai của bố. Khi lai hai giống, số lợn con cai sữa/nái/năm tăng 5-10%, khi lai 3 giống hoặc lai trở ngược số lợn con cai sữa/nái/năm tăng tới 10-15%, số con cai sữa/ổ nhiều hơn 1,01,5 con và khối lượng cai sữa/con tăng được 1kg ở 28 ngày tuổi so với giống thuần (Colin, 1998) [50]. Sử dụng các phương pháp của Dickerson (1972) [51], phương trình dự tính năng suất ở con lai với các công thức lai như sau: - Lai 2 giống: I  ♂ A ♀ B  H AB 1 M g B  g AM  g AP  g BP   2 - Lai 3 giống: ♂ C ♀ AB  1 1 I 1 M I I M P H CA  H CB  H AB  rAB   g AB  gCM  gCP  g AB    2 4 2 Trong đó, I: cá thể; H: ưu thế lai; M: mẹ; r: hiệu quả tái tổ hợp; P: bố; g: năng suất của các giống sử dụng để lai. Để tính toán ưu thế lai đối với một số tính trạng nhất định từ các giá trị trung bình của đời con và giá trị trung bình của bố mẹ, Minkema (1974) [74] đã đưa ra công thức sau: 1 1 ( BA  AB)  ( AA  BB) 2 H (%)  2 1 ( BA  AB) 2 Trong đó, H: ưu thế lai; BA: F1(bố B, mẹ A); AB: F1(bố A, mẹ B); AA: bố A, mẹ A; BB: bố B, mẹ B. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai Công thức lai Ưu thế lai đặc trưng cho mỗi công thức lai. Theo Trần Đình Miên và CS (1994) [27], mức độ ưu thế lai đạt được có tính cách riêng biệt cho từng cặp lai cụ thể. Theo Trần Kim Anh (2000) [2], ưu thế lai của mẹ có lợi cho đời con, ưu thế lai của lợn nái 6 ảnh hưởng đến số con/ổ và tốc độ sinh trưởng của lợn con. Ưu thế lai cá thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức sống của lợn con, đặc biệt ở giai đoạn sau cai sữa. Ưu thế lai của bố thể hiện tính hăng của con đực, kết quả phối giống. Tính trạng số lượng: Những tính trạng không biểu hiện phân biệt nhau một cách rõ nét, các trạng thái của nó tạo thành dãy biến dị liên tục, được xác định thông qua các phép định lượng như cân, đong, đo, đếm… Được quy định bởi hai hay nhiều cặp gen, trong đó mỗi cặp gen chỉ tác động, đóng góp một hiệu ứng nhỏ nhất định. Tính trạng số lượng kém ổn định, bị tác động rất lớn bởi các yếu tố môi trường. Sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác về mức độ hơn sự sai khác về chủng loại, đó là bản chất của tính trạng đa gen. Tính trạng số lượng có các đặc trưng sau: + Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều gen, mỗi gen chỉ có một tác động nhỏ. + Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện môi trường. + Có thể xác định các giá trị của tính trạng số lượng bằng các phép đo. + Các giá trị quan sát được của các tính trạng số lượng là các biến thiên liên tục. Tính trạng số lượng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong chăn nuôi nói riêng được coi là tính trạng năng suất. Hầu hết các tính trạng có giá trị kinh tế của gia súc đều là tính trạng số lượng. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng số lượng: Theo Lasley (1974) [25], biểu hiện bề ngoài hoặc các đặc tính khác của một cá thể được gọi là kiểu hình của cá thể đó đối với tính trạng số lượng cũng như tính trạng chất lượng. Kiểu hình này do kiểu gen và môi trường gây ra: P=G+E Trong đó: P : Giá trị kiểu hình; G: Giá trị kiểu gen; E: Sai lệch môi trường. Giá trị kiểu gen (G) Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều cặp gen quy định. Giá trị kiểu 7 gen bao gồm các thành phần khác nhau: Giá trị cộng gộp A (Additive value) hoặc giá trị giống (Breeding value), sai lệch trội D (Dominance deviation) và sai lệch tương tác gen hoặc sai lệch át gen I (Interaction deviation hoặc Epistatic deviation). P = A + D + I + Eg + Es Trong đó: A : Giá trị cộng gộp (giá trị giống); D: Sai lệch trội; I: Sai lệch tương tác (sai lệch át gen); Eg: Sai lệch môi trường chung; Es: Sai lệch môi trường riêng. Giá trị cộng gộp (A): Bố mẹ chỉ truyền cho con cái các gen của chúng chứ không phải truyền kiểu gen cho thế hệ sau. Để đo lường giá trị truyền đạt từ bố mẹ sang đời con phải có một giá trị đo lường có quan hệ với gen chứ không phải có liên quan với kiểu gen. Trong một tập hợp các gen quy định một tính trạng số lượng nào đó thì mỗi gen đều có một hiệu ứng nhất định đối với tính trạng số lượng đó. Tổng các hiệu ứng mà các gen nó mang được gọi là giá trị cộng gộp. Sai lệch trội (D): Là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa các cặp alen ở cùng một locus, đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử. Sai lệch trội cũng là một phần thuộc tính của quần thể. Sai lệch trội có thể là trội hoàn toàn: AA=Aa >aa; Siêu trội: Aa >AA>aa và trội không hoàn toàn AA >Aa > aa. Quan hệ trội của bố mẹ không truyền được sang con cái. Sai lệch át gen (I): Là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các locus khác nhau. Sai lệch át gen không có khả năng di truyền cho thế hệ sau. Sai lệch môi trường (E) Sai lệch môi trường được thể hiện thông qua sai lệch môi trường chung (Eg) và sai lệch môi trường riêng (Es). Sai lệch môi trường chung (Eg): Là sai lệch do loại môi trường tác động lên toàn bộ con vật trong suốt đời của nó. Sai lệch môi trường riêng (Es): Là sai lệch do loại môi trường chỉ tác động lên một số con vật trong một giai đoạn nào đó trong đời sống của chúng. 8 Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khác nhau; số con đẻ ra/ổ có ưu thế lai cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%; số con cai sữa có ưu thế lai cá thể 9%, ưu thế lai của mẹ là 11%; khối lượng cả ổ ở 21 ngày tuổi có ưu thế lai cá thể 12%; ưu thế lai của mẹ 18% (Richard, 2000) [82]. 1.2. Phẩm chất tinh dịch của lợn đực và các yếu tố ảnh hưởng * Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống Thể tích tinh dịch (V): Phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: + Các loài khác nhau, các giống khác nhau thì thể tích tinh dịch cũng khác nhau. + Thể tích tinh dịch có thể còn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, thời tiết khí hậu, kỹ thuật khai thác, mùa vụ… Hoạt lực của tinh trùng (A): Hoạt lực liên quan trực tiếp đến chất lượng tinh dịch. Tinh trùng có hoạt lực càng cao thì chất lượng tinh dịch càng tốt. Nồng độ tinh trùng (C): Là số tinh trùng có trong 1ml tinh nguyên. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tinh dịch và quyết định mức độ pha loãng tinh dịch trong thụ tinh nhân tạo. Các loài khác nhau thì nồng độ tinh trùng cũng khác nhau. Ở lợn nồng độ tinh trùng từ 20 - 300 triệu/ml. Nồng độ tinh trùng phụ thuộc vào giống và cá thể, tuổi, thời tiết khí hậu và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [37], nồng độ tinh dịch của lợn như sau: + Lợn nội: 1 - 2 năm tuổi có C = 40 - 50 triệu/ml 2 - 4 năm tuổi có C = 20 - 40 triệu/ml + Lợn nhập nội: 1 - 2 năm tuổi có C = 250 - 300 triệu/ml 2,5 - 3,5 năm tuổi có C = 200 - 250 triệu/ml + Vụ đông xuân: Lợn nội có C = 30 - 50 triệu/ml Lợn ngoại có C = 200 - 300 triệu/ml + Vụ hè thu: Lợn nội có C = 20 - 30 triệu/ml Lợn ngoại có C = 150 - 200 triệu/ml. Sức kháng của tinh trùng (R): Là khả năng chống chịu của tinh trùng với dung dịch nước muối NaC 1% và nó được thể hiện bằng lượng dung dịch NaCl nồng độ 1% cần thiết để pha loãng 1 đơn vị thể tích tinh dịch đến lúc tinh trùng ngừng hoạt động tiến thẳng. Về cơ sở khoa học người ta dựa trên sự tác động của dung dịch Nacl 9 1% đối với màng bọc lipoprotein của tinh trùng. Nếu sức chịu của màng này càng cao thì sức kháng của tinh trùng càng cao và tinh dịch đó càng tốt. Chỉ tiêu tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC): Là tổng số tinh trùng tiến thẳng có trong 1 lần xuất tinh, đây là chỉ tiêu tổng hợp của 3 chỉ tiêu V,A,C. Chỉ tiêu này đánh giá khái quát chất lượng tinh dịch và quyết định bội số pha loãng. Theo Nguyễn Tấn Anh và CS (1985) [1], thì V.A.C của lợn ngoại ở các tỉnh phía Bắc đạt 26 - 41,6 tỷ/lần xuất tinh. V.A.C càng cao thì chất lượng tinh dịch càng tốt. Tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng (K%): Theo nghiên cứu của Đào Đức Thà (2006) [32], tinh trùng kỳ hình thường không có khả năng thụ thai. Tinh trùng có thể bị kỳ hình ở đầu, thân, cổ, đuôi. Độ pH của tinh dịch: Được xác định bởi nồng độ ion H+ có trong tinh dịch. Các loài khác nhau thì tinh dịch có độ pH khác nhau. Nồng độ tinh trùng càng cao, quá trình trao đổi chất càng lớn thì nồng độ ion H+ càng tăng do đó pH của tinh dịch có xu hướng giảm. Tinh dịch lợn có tính kiểm yếu. * Các yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch của lợn đực bao gồm: Yếu tố di truyền: Các giống khác nhau thì số lượng và chất lượng tinh dịch cũng khác nhau. Các giống lợn nguyên thuỷ chưa được cải tiến thì số lượng và chất lượng tinh dịch đều kém hơn các giống lợn đã được cải tiến hoặc chọn lọc. Các giống lợn nội như Móng Cái, Mường Khương chỉ đạt từ 0,8 - 6 tỷ tinh trùng trên 1 lần xuất tinh. Trong khi đó các giống lợn ngoại nuôi ở Việt Nam như Đại Bạch, Landrace, Berkshire thường từ 16 - 90 tỷ tinh trùng trên một lần xuất tinh. Các yếu tố ngoại cảnh: Chế độ dinh dưỡng: Khi tinh trùng còn ở trong cơ thể gia súc đực thì số lượng và chất lượng của tinh dịch phụ thuộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, chế độ khai thác, sử dụng, sức khoẻ và tuổi tác của con vật cũng như những điều kiện về khí hậu, thời tiết. Trong các yếu tố cấu thành chỉ tiêu V.A.C thì sự khác nhau cơ bản giữa các giống lợn nội và ngoại là nồng độ (C) tinh trùng. Các giống lợn nội nồng độ tinh trùng từ 20 - 50 triệu/1ml, còn ở các giống lợn ngoại, nồng độ tinh trùng đạt từ 170 - 300 triệu/1ml (Lê Xuân Cương, 1986) [8]. Mùa vụ, nhiệt độ và chế độ chiếu sáng: Thời tiết khí hậu ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng tinh dịch. Một số tác giả đã chứng minh rằng, nhiệt độ trung bình từ 17- 10 180C thuận lợi cho quá trình sinh tinh hơn là nhiệt độ 250C. Theo Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993) [37], thì nhiệt độ cao làm cản trở quá trình sinh tinh, tinh trùng kỳ hình và chưa thành thục tăng, tỷ lệ sống và phản xạ sinh dục giảm rõ rệt. Về mùa hè, chất lượng tinh dịch thường kém do trời oi bức, độ ẩm cao...con vật ăn ít trao đổi chất kém do đó nồng độ tinh trùng về mùa hè thường thấp hơn vụ đông xuân (Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh, 1993) [37]. Theo Nguyễn thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993)[37], vào mùa đông (tháng 12, 1, 2), tổng số tinh trùng/1liều xuất tinh của lợn đực Landrace nuôi ở Hà Nội đạt 39,1 40,7 tỷ, vào các tháng mùa hè (tháng 7, 8, 9) chỉ đạt 27,3 - 28,7 tỷ. Trần Cừ và CS (1975) [7], cho rằng khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực tốt nhất là ở nhiệt độ môi trường từ 18- 200C. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên đến 30350C thì khả năng sản xuất tinh dịch chỉ đạt 40 - 50%. Như vậy yếu tố thời tiết, khí hậu mà cơ bản là nhiệt độ có ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch của lợn đực giống. Việc tạo ra tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp sẽ phát huy được khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống. Mật độ khai thác tinh trong thụ tinh nhân tạo: Thông thường Lợn đực trên 12 tháng tuổi các cơ sở chăn nuôi 3 ngày khai thác tinh 1 lần. Ảnh hưởng của chất độc hoá học: Các kim loại nặng như Fe, Hg là những chất độc mạnh với tinh trùng. Một số chất như khói thuốc lá, mùi Formol, H2S, các chất hữu cơ như cồn, ete, kiềm, acid đều làm cho tinh trùng nhanh chết. Ảnh hưởng của áp lực thẩm thấu, năng lực đệm pH: Môi trường pha loãng tinh dịch lợn cần có áp lực thẩm thấu đẳng trương với tinh dịch. Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [37], tinh dịch lợn có pH hơi kiềm (pH = 7,57) nên tinh trùng được kích thích hoạt động mạnh. Vì vậy sẽ chóng chết. Trong môi trường toan yếu sức hoạt động tinh trùng bị ức chế (pH = 6,5-7), tinh trùng sống được lâu hơn. Ảnh hưởng của tác động cơ học: Do đặc điểm cấu tạo của Acrosome của tinh trùng liên kết rất lỏng lẻo với đầu và phần đầu liên kết lỏng lẻo với phần cổ - thân vì vậy nó rất dễ bị bong ra do tác động cơ học. 11 1.3. Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái Ian Gordon (2004) [63], cho rằng: trong các trại chăn nuôi hiện đại, số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất năng suất sinh sản của lợn nái. Tác giả cũng cho biết tầm quan trọng của các thành phần cấu thành ảnh hưởng đến chỉ tiêu số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm lần lượt là: số con đẻ ra trong ổ, tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu (Rothschild và CS, 1998) [84]. Như vậy, người ta thường quan tâm đến 1 số chỉ tiêu quan trọng về năng suất mà qua đó có thể đánh giá được khả năng cũng như năng suất sinh sản của lợn nái. - Số con đẻ ra/ổ (con): Là tổng số con đẻ ra trong 1 ổ bao gồm cả số con đẻ ra sống và số con đẻ ra chết. - Số con đẻ ra sống/ổ (con): Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng đẻ sai hay đẻ ít con của giống đồng thời đánh giá được kỹ thuật chăm sóc lợn nái trong thời gian mang thai và kỹ thuật phối giống. - Khối lượng sơ sinh toàn ổ (kg): Đây là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, quản lý và phòng bệnh cho lợn nái chửa. Khối lượng sơ sinh cao hay thấp ảnh hưởng đến các giai đoạn sau này. - Số con cai sữa/ổ (con): Đây là chỉ tiêu đánh giá rất quan trọng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, vì số con cai sữa/ổ cao thì số con cai sữa/nái/năm cao, như vậy hiệu quả chăn nuôi sẽ cao hơn. - Khối lượng cai sữa/ổ (kg): Đánh giá khả năng tăng trọng của lợn con, khả năng tiết sữa của lợn mẹ và kỹ thuật cho ăn của người chăn nuôi. Đây là chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất đối với người chăn nuôi, khối lượng cai sữa toàn ổ ảnh hưởng đến khối lượng khi xuất bán. - Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày): Chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống lợn, thể trạng, chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn nuôi con và sau cai sữa. Năng suất sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng của giống và cá thể, mỗi một giống có một đặc tính sản xuất gắn liền với năng suất và hiệu quả kinh tế của nó, giống khác nhau thì có năng suất khác nhau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan