Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu khả năng niêm yết trên sàn chính sgx của các công ty ở hose...

Tài liệu Nghiên cứu khả năng niêm yết trên sàn chính sgx của các công ty ở hose

.PDF
98
286
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN AN QUÝ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHÍNH SGX CỦA CÁC CÔNG TY Ở HOSE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN AN QUÝ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHÍNH SGX CỦA CÁC CÔNG TY Ở HOSE CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRẦN THỊ THÙY LINH Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2012 LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Cô hướng dẫn là PGS. TS Trần Thị Thùy Linh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác, và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. TP.HCM, ngày tháng năm 2012 Tác giả Nguyễn An Quý LỜI CẢM ƠN  Trước tiên, tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Trần Thị Thùy Linh đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong những năm học cao học vừa qua. Xin cảm ơn Khoa đào tạo sau Đại học đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt khóa học và trong thời gian hoàn thành luận án. Tp.HCM, ngày tháng Tác giả năm 2012 Nguyễn An Quý MỤC LỤC CHI TIẾT  Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục i Danh mục kí hiệu, chữ viết tắt iv Danh mục bảng, biểu v Danh mục sơ đồ v Danh mục đồ thị vi Mở đầu ………………………………………………………………………….................................................................. ........... 1 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN NIÊM YẾT NƯỚC NGOÀI ……………………............... .. 6 1.1 Các nghiên cứu về niêm yết trên TTCK nước ngoài .......................................... 6 1.1.1. Hoạt động niêm yết nước ngoài trên thế giới .................................................... 6 1.1.2. Lợi ích khi niêm yết nước ngoài trên TTCK nước ngoài .................................. 7 1.1.3. Yếu tố tác động lên quyết định lựa chọn sàn niêm yết nước ngoài ................... 9 1.2 Các lý luận cơ bản về niêm yết và niêm yết nước ngoài……………… ........... 12 1.2.1. Khái niệm niêm yết cổ phiếu………………………………… ....................... 12 1.2.2. Các hình thức niêm yết cổ phiếu……………………………… ........................ 1.3. Tiêu chuẩn niêm yết……… ................................................................................ 15 1.3.1. Khái niệm tiêu chuẩn niêm yết ....................................................................... 15 1.3.2. Bộ qui định niêm yết ...................................................................................... 16 CHƯƠNG 2 : NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHÍNH SGX ............................................. 20 2.1. Tổng quan về Sở giao dịch chứng khoán Singpapore ……………………… ... 20 2.2. Sàn chính SGX : điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp Việt Nam ............. 23 2.3. Niêm yết trên Sàn chính Sở giao dịch chứng khoán Singapore……… ............ 29 -i- 2.3.1. Yêu cầu niêm yết trên Sàn chính Sở giao dịch chứng khoán Singapore …… .. 29 2.3.2. Quy trình niêm yết…………………………………… .................................... 32 2.3.3. Bộ hồ sơ niêm yết ........................................................................................... 35 2.3.4. Lợi ích khi doanh nghiệp niêm yết tại Sàn chính SGX ................................... 36 2.3.5. Bất lợi khi doanh nghiệp niêm yết tại Sàn chính SGX ..................................... 37 CHƯƠNG 3 :KHẢ NĂNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHÍNH SGX CỦA CÁC CÔNG TY Ở HOSE .................................................................................................. 42 3.1. Tổng quan hoạt động niêm yết nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam…… . 42 3.2. Phân tích khả năng niêm yết Sàn chính SGX của các công ty ở Hose........... 45 3.2.1. Phân tích điều kiện niêm yết trên Hose và Sàn chính SGX .............................. 45 3.2.2. Phân tích khả năng niêm yết Sàn chính SGX của các công ty ở Hose ............. 52 3.2.3. Những vấn đề đạt được và hạn chế …………………………… ...................... 56 3.3. Thuận lợi và thách thức khi các công ty ở Hose niêm yết tại Sàn chính SGX 56 3.3.1. Thuận lợi…………………………… .............................................................. 57 3.3.2. Thách thức…………………………… ........................................................... 57 CHƯƠNG 4 :GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG NIÊM YẾT CỦA CÁC CÔNG TY Ở HOSE TRÊN SÀN CHÍNH SGX………… ....................................... 62 4.1 Định hướng niêm yết nước ngoài……………..................................................... 62 4.2.Giải pháp………………....................................................................................... 63 4.2.1 Đối với cơ quan quản lý…………………………… ........................................ 63 4.2.2 Đối với doanh nghiệp …………. .................................................................... 64 4.3 Hạn chế và đề xuất nghiên cứu…………… ....................................................... 65 KẾT LUẬN -------- .................................................................................................... 68 Tài liệu tham khảo Phụ lục - ii - DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT  Tên viết tắt IPO Diễn giải Phát hành chứng khoán ra công chúng lần đầu (Initial Public Offering) NYSE Sở Giao dịch chứng khoán New York SGDCK Sở giao dịch chứng khoán SGX Sở giao dịch chứng khoán Singapore Tp.HCM Thành phố Hồ chí Minh TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước HOSE Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội TTCK Thị trường chứng khoán VSD Trung tâm lưu ký chứng khoán NĐT Nhà đầu tư Doanh Doanh nghiệp/Công ty Việt Nam đang niêm yết ở Hose nghiệp/Công ty Hose Sàn Chính Sàn chính Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore SGX MAS Cục quản lý tiền tệ Singapore - iii - DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU  Kí hiệu Nội dung Trang Bảng 2.1 Bộ qui định niêm yết khởi đầu tại Sàn Chính SGX 30 Bảng 2.2 Qui trình niêm yết tại Sàn Chính SGX 33 Bảng 3.1 Vốn hóa các công ty tiêu biểu trên Hose 28/12/2012 53 Bảng 3.2 Lợi nhuận các công ty tiêu biểu trên Hose 54 Bảng 3.3 Dòng tiền hoạt động kinh doanh các công ty tiêu biểu trên 55 Hose DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ  Kí hiệu Nội dung Trang Sơ đồ 1.1 Lợi ích niêm yết nước ngoài 9 Sơ đồ 1.2 Các yếu tố tác động len quyết định chọn sàn niêm yết 10 Sơ đồ 1.3 Các hình thức niêm yết 14 Sơ đồ 1.4 Bộ các qui định niêm yết 17 Sơ đồ 2.1 Bộ các qui định niêm yết Sàn Chính SGX 29 Sơ đồ 3.1 Các tiêu chuẩn niêm yết cần so sánh giữa Hose và SGX 46 - iv - DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ  Kí hiệu Nội dung Trang Biểu đồ 1.1 Top 10 Sở giao dịch thu hút niêm yết nước ngoài 7 Biểu đồ 2.1 Giá trị vốn hóa TTCK Singapore qua các năm 20 Biểu đồ 2.2 Số lượng công ty niêm yết SGX qua các năm 21 Biểu đồ 2.3 Giá trị giao dịch cổ phần tại SGX qua các năm 22 Biểu đồ 2.4 Top 10 quốc gia dẫn đầu số thương vụ IPO 2010 24 Biểu đồ 2.5 Top 10 huy động vốn 25 Biểu đồ 2.6 Giá trị thị trường trái phiếu các Sở giao dịch 25 Biểu đồ 2.7 Tăng trưởng tổng tài sản quản lý qua các năm 26 Biểu đồ 2.8 Top các SGD thu hút niêm yết nước ngoài khu vực Châu 27 Á – Thái Bình Dương -v- PHẦN MỞ ĐẦU  1. Lý do hình thành đề tài Sau nhiều năm tiến hành cải cách kinh tế và mở cửa hội nhập, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng. Một trong những thành tựu tiêu biểu là sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán, một trong những thành tố quan trọng trong tiến trình cải cách của Việt Nam về hệ thống tài chính. Ngày càng nhiều các công ty Việt Nam tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính và vốn phát triển từ thị trường chứng khoán thông qua việc phát hành cổ phần và niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. Hai thị trường giao dịch được quản lý tương ứng bởi hai Sở giao dịch Tp.HCM và Hà Nội lần lượt ra đời vào năm 2000 và 2005 là một động lực quan trọng thúc đẩy quá trình thu hút vốn và phát triển thần kỳ của các doanh nghiệp Việt Nam nhiều năm qua. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, Việt Nam cũng tham gia vào sân chơi chứng khoán quốc tế, và bắt đầu tìm kiếm nhiều nhà đầu tư quốc tế để phát triển kinh tế đất nước. Nhiều công ty Việt Nam tìm cách gọi vốn quốc tế không chỉ từ thị trường trong nước mà còn từ thị trường nước ngoài. Thực tế, có hàng chục công ty tên tuổi tại Việt Nam chưa và đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán bày tỏ ý định chào bán và niêm yết tại các thị trường quốc tế như Mỹ, Singapore, London… Theo các chuyên gia, ở thị trường còn non trẻ và chưa ổn định như thị trường chứng khoán Việt Nam, việc niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai là điều cần thiết mà các doanh nghiệp cần nhắm tới, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập với thế giới như hiện nay. Niêm yết tại các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ hướng tới huy động được nguồn vốn ngoại tệ giá rẻ, mà còn hoàn thiện bộ máy hoạt động, quản trị công ty và nâng cao được uy tín, hình ảnh cũng như xác lập được đẳng cấp trên thị trường vốn trong nước và ngoài nước. Nhưng trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều yếu và thiếu kinh nghiệm trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán quốc tế. Đối với các doanh - Trang 1 - nghiệp tìm kiếm cơ hội niêm yết quốc tế, mối quan tâm thường trực là chọn thị trường nào, lợi ích thu được cụ thể là gì, làm cách nào để phát hành và niêm yết được. Luận văn vì thế nhằm giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi trên một cách cơ bản. Có khá nhiều Sở giao dịch chứng khoán quốc tế để các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn như Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, Nasdaq, NewYork, Hong Kong, London, …. Mỗi Sở giao dịch đều là một tùy chọn tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do giới hạn về thời gian và nguồn lực, luận văn không có điều kiện nghiên cứu tất cả các Sở giao dịch trên. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu Sở giao dịch chứng khoán Singapore. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp hiện tại của Việt Nam khi bày tỏ nguyện vọng niêm yết nước ngoài là các doanh nghiệp lớn đã niêm yết trên Hose hoặc xác định sẽ niêm yết Hose trước khi niêm yết nước ngoài. Các doanh nghiệp này đều xem Singapore là một địa điểm lý tưởng trong bối cảnh Việt Nam và Singapore đã ký kết biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa thị trường chứng khoán hai nước. Qua phân tích ở các phần sau, Singapore được chứng minh là một thị trường phù hợp không chỉ vì vị trí địa lý thuận lợi mà quan trọng nhất là khả năng giúp doanh nghiệp gia tăng nguồn vốn thuộc loại tốt nhất Châu Á. Do đó, tác giá đã chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu khả năng niêm yết trên Sàn chính SGX của các Công ty niêm yết ở Hose” 2. Mục tiêu & vấn đề nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu nhằm giúp doanh nghiệp ở Hose có sự hiểu biết đầy đủ về Sàn chính SGX , từ đó nâng cao khả năng niêm yết thành công trên Sàn chính SGX của các doanh nghiệp ở Hose Từ mục tiêu nêu trên, luận văn này sẽ tập trung trả lời ba câu hỏi chính. Tất cả nội dung trong luận văn đều nhằm trả lời rõ một trong ba câu hỏi này. 1. Sàn chính Sở giao dịch chứng khoán Singapore liệu có phải là một địa điểm lý tưởng cho các doanh nghiệp Hose phát hành và niêm yết? 2. Làm sao để phát hành và niêm yết tại Sàn chính Sở giao dịch chứng khoán Singapore? - Trang 2 - 3. Doanh nghiệp Hose có đủ điều kiện phát hành và niêm yết tại Sàn chính của Sở giao dịch chứng khoán Singapore hay không? Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu điều kiện và qui trình niêm yết tại Sàn chính Sở giao dịch chứng khoán Singapore, so sánh với thực trạng đáp ứng hiện tại của công ty Hose, từ đó đưa ra các giải pháp giải quyết các thách thức gặp phải nhằm nâng cao khả năng niêm yết thành công trên Sàn chính SGX của các doanh nghiệp Hose 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Lý do chính như sau: o Việc lựa chọn doanh nghiệp đã được niêm yết trên sàn giao dịch nhằm đảm bảo dữ liệu tài chính phục vụ cho việc nghiên cứu được thu thập đầy đủ. o Sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM được quốc tế công nhận là Sàn chính của Việt Nam. Thực tế hầu hết các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam đã và sẽ niêm yết tại Sàn Giao dịch này. Việc lựa chọn doanh nghiệp đã niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM do đó đảm bảo khả năng đáp ứng tốt nhất các điều kiện do Sàn chính Singapore qui định. Tuy nhiên, luận văn này không chỉ phục vụ cho các doanh nghiệp đang niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Tất cả các doanh nghiệp Việt Nam có ý định phát hành và niêm yết tại thị trường chứng khoán Singapore đều có thể tìm thông tin hữu ích từ luận văn này. Đối với thị trường chứng khoán Singapore, chỉ Sàn giao dịch chính thuộc Sở giao dịch chứng khoán Singapore được xem xét. Thực tế, khả năng huy động vốn và vị thế của doanh nghiệp sẽ thực sự được gia tăng đáng kể khi niêm yết tại Sàn chính này thay vì niêm yết trên sàn Catalist hoặc niêm yết thông qua phát hành chứng chỉ lưu ký. 4. Phương pháp nghiên cứu - Trang 3 - o Phương pháp thống kê nhằm thu thập số liệu về tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp Hose qua 3 năm 20008, 2009, 2010 và cập nhật gần nhất của 2011. o Phương pháp mô tả nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về SGX, các qui định cũng như qui trình niêm yết tại Sàn chính SGX, lợi ích niêm yết SGX, tổng quan hoạt động niêm yết tại Hose, và thực trạng niêm yết nước ngoài tại Việt Nam. o Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích để đánh giá khả năng niêm yết nước ngoài của các doanh nghiệp Hose. o Sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để nêu ra những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi niêm yết quốc tế. 5. Nội dung nghiên cứu của đề tài Luận văn bao gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 1 giới thiệu các nghiên cứu về niêm yết nước ngoài của các tác giả trên thế giới và các khái niệm liên quan tới niêm yết, niêm yết nước ngoài, điều kiện niêm yết. Chương 2: Niêm yết trên Sàn chính SGX Chương 2 phân tích thị trường chứng khoán Singapore như là một điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp Hose. Điều kiện, qui trình, hồ sơ niêm yết tại Sàn chính SGX cũng được đề cập. Phần cuối chương sẽ giới thiệu lợi ích cũng như bất lợi khi niêm yết tại SGX. Chương 3: Phân tích khả năng niêm yết Sàn chính SGX của các doanh nghiệp ở Hose Chương 3 mô tả thực trạng niêm yết nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Trọng tâm của chương so sánh điều kiện niêm yết giữa Hose và Sàn chính SGX, làm cơ sở phân tích khả năng niêm yết trên Sàn chính SGX của các doanh nghiệp ở Hose. Những thách thức và thuận lợi khi doanh nghiệp ở Hose niêm yết tại SGX cũng được phân tích làm rõ. - Trang 4 - Chương 4: Giải pháp nâng cao khả năng niêm yết trên Sàn chính SGX của các doanh nghiệp ở Hose Định hướng niêm yết nước ngoài sẽ được giới thiệu ở phần đầu chương. Tiếp theo luận văn tập trung giới thiệu các giải pháp nhằm nâng cao khả năng niêm yết thành công trên SGX của doanh nghiệp. Phần cuối sẽ phân tích các hạn chế và đưa ra đề xuất nghiên cứu nhằm nâng cao tính ứng dụng của luận văn trong thực tiễn. - Trang 5 - CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN  1.1 . Các nghiên cứu về niêm yết nước ngoài 1.1.1. Hoạt động niêm yết nước ngoài trên thế giới Sergei Sarkissian và Michael J. Schill (2011) nhận thấy từ năm 1950 tới những năm 2000, hoạt động niêm yết nước ngoài đã có sự thay đổi đáng kể. Trong những năm 1950 – 1970, những nước thu hút nhiều công ty niêm yết nước ngoài là các nước Châu Âu. Các thị trường nổi bật là Sở giao dịch tại Bỉ năm 1950, Pháp năm 1960 và Vương quốc Anh 1970. Các công ty nước ngoài niêm yết giai đoạn này thường đến từ Châu Mỹ và Nam Phi, đa số là thuộc ngành khai mỏ. Vào những năm 1980, Tokyo là đích đến ưa thích đối với niêm yết nước ngoài cùng với Mỹ, theo sau đó là một sự đảo ngược mạnh mẽ trong những năm 1990 đối với Tokyo, còn Mỹ tiếp tục là thị trường nổi bật. Những năm 2000, hoạt động niêm yết nước ngoài đến chủ yếu từ các công ty Canada, Ấn độ và Mỹ vẫn là thị trường niêm yết ưa thích của các công ty này, chiếm hơn 50% các công ty niêm yết nước ngoài, theo sau là Luxembourg và Vương quốc Anh. Trong giai đoạn này, các công ty niêm yết nước ngoài đa phần hoạt động trong lĩnh vực điện tử. Một thống kê của WFE (World Federation of Exchanges) (2010) cho thấy trung tâm niêm yết nước ngoài hiện tại thuộc về Châu Mỹ và Châu Âu, trong khi Singapore nổi lên như là quốc gia hàng đầu thu hút niêm yết nước ngoài tại Châu Á (Biểu đồ 1.1). Tại Châu Mỹ, các sàn Mexican Exchange, NASDAQ OMX, NYSE Euronext (US) chiếm đa số chứng khoán các công ty nước ngoài niêm yết. Tại Châu Âu là các sàn London SE Group, Luxembourg SE, NYSE Euronext (Europe). Tại Châu Á, ngoài Singapore thì Sở giao dịch chứng khoán Úc cũng là điểm đến của các công ty niêm yết nước ngoài (Phụ lục 1). - Trang 6 - 50 SIX Swiss Exchange 75 Deutsche Börse Australian Securities Exchange 86 TSX Group 87 152 NYSE Euronext (Europe) 297 Mexican Exchange 298 NASDAQ OMX 317 Singapore Exchange 451 NYSE Euronext (US) 604 London SE Group 0 100 200 300 400 500 600 700 Số công ty nước ngoài niêm yết Biểu đồ 1.1: Top 10 Sở giao dịch thu hút niêm yết nước ngoài Nguồn: World Federation of Exchanges Cùng với sự thay đổi trong hoạt động niêm yết nước ngoài, nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về niêm yết nước ngoài đã được thực hiện. Có nhiều khía cạnh niêm yết nước ngoài được đề cập trong các nghiên cứu như xu hướng, chi phí vốn, thanh khoản, giá cổ phiếu, vốn nước ngoài và tăng trưởng trong nước.... Nhưng tựu chung lại chủ yếu tập trung vào hai nhóm vấn đề chính. • Thứ nhất, yếu tố nào tác động lên quyết định niêm yết và lựa chọn sàn niêm yết nước ngoài của doanh nghiệp. • Thứ hai, tác động hay lợi ích của việc niêm yết nước ngoài là gì. Một số nghiên cứu liên quan tới khía cạnh thứ hai như sau: Các nghiên cứu này sẽ được tác giả luận văn giải thích chi tiết hơn trong phần tiếp sau của luận văn. 1.1.2. Lợi ích khi niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài Nghiên cứu của Doidge, C., G.A. Karolyi, and R. Stulz (2004) cho thấy các công ty nước ngoài niêm yết tại Sàn chứng khoán Mỹ thường được định giá cao hơn - Trang 7 - các công ty không thực hiện niêm yết. Tác giá giải thích sự khác biệt này là do mức độ bảo vệ nhà đầu tư tại Mỹ tốt hơn. G. Andrew Karolyi (1998) khi nghiên cứu về tác động của niêm yết nước ngoài đã kết luận niêm yết nước ngoài có thể làm giảm rủi ro thị trường trong nước và chi phí vốn cổ phần. Niêm yết nước ngoài, đặc biệt là tại các Sở giao dịch lớn như London hay Newyork, còn làm gia tăng hình ảnh của doanh nghiệp (Baker, H. Kent, John R. Nofsinger and Daniel G. Weaver, 1999). Điều này ngụ ý là doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều sự quan tâm hơn của giới phân tích tài chính và truyền thông khi niêm yết nước ngoài, đặc biệt là các thị trường lớn. Kết quả nghiên cứu của G. Andrew Karolyi cũng nhận được sự đồng thuận từ nghiên cứu khác. Otavio R. De Medeiros và Carmem S. B. Tiberio (2005) khi thực hiện nghiên cứu để lý giải các yếu tố tác động lên quyết định niêm yết nước ngoài của các doanh nghiệp Brazil đã kết luận rằng các doanh nghiệp này muốn hình ảnh được biết đến tại thị trường nước ngoài. Hai ông cũng cho rằng các doanh nghiệp Brazil ngoài việc muốn nâng cao hình ảnh còn muốn tiếp cận và cải thiện thực tiễn quản trị công ty tiếp cận với chuẩn mực quốc tế. Qian Sun và Yujun Wu (2006), lý giải hai lý do các doanh nghiệp lớn Trung quốc chọn nước ngoài niêm yết: trong bối cảnh nguồn lực trong nước không đủ hấp thụ nguồn cung cổ phiếu phát hành thêm, việc phát hành và niêm yết nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được lượng vốn lớn nhưng không làm ảnh hưởng tới giá cổ phiếu trong thị trường nội địa và vị vậy giữ được thị trường trong nước ổn định; các công ty khi niêm yết tại các thị trường với chuẩn mực cao về kế toán, pháp lý, quản trị công ty sẽ giúp cho các công ty trong nước tiếp cận nhanh nhất các chuẩn mực quốc tế, từ đó gia tăng sự tin cậy và uy tín không chỉ đối với giới đầu tư nước ngoài mà còn là nhà đầu tư trong nước. Chưa kể tới khi niêm yết nước ngoài, đòn bẩy doanh nghiệp giảm đáng kể và vì vậy vị thế tài chính được cải thiện. Từ các nghiên cứu đã qua, có thể tổng kết một số lợi ích khi niêm yết nước ngoài theo như Sơ đồ 1.1 - Trang 8 - Giá trị công ty được định giá cao hơn Huy động được nguồn vốn lớn Nâng cao vị thế, hình ảnh Lợi ích niêm yết nước ngoài Giảm thiểu rủi ro thị trường trong nước Hoàn thiện các chuẩn mực Giảm chi phí vốn Sơ đồ 1.1: Lợi ích niêm yết nước ngoài 1.1.3. Yếu tố tác động lên quyết định lựa chọn sàn niêm yết nước ngoài Các công ty khi lựa chọn sàn niêm yết nước ngoài bị tác động bởi mức độ yêu cầu công bố thông tin tài chính của sàn giao dịch đó (Biddle, G., and S. Saudagaran, 1992). Điều này có thể khiến nhiều quốc gia phải cân nhắc giữa việc bảo về nhà đầu tư trong nước khỏi các thông tin sai lệch với việc nới lỏng các yêu cầu công bố nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trong thu hút các công ty nước ngoài tới niêm yết tại Sở giao dịch trong nước. Sarkissian Sergei và Michael Schill (2004) trong một nghiên cứu khám phá ra rằng sự gần gũi về mặt địa lý, văn hóa, kinh tế và công nghiệp giữa các quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn Sở giao dịch niêm yết. Tác giả cũng nhấn mạnh tới các yếu tố vốn hóa thị trường lớn và môi trường thuế thuận tiện như là động cơ dẫn dắt khác. Nuno Fernades và Mariassunta Giannetti (2010) qua nghiên cứu của mình cho rằng hai yếu tố tác động tới lựa chọn sàn niêm yết nước ngoài của công ty. Thứ nhất, Sở giao dịch nào mà các qui định và lực lượng thị trường đảm bảo một sự bảo - Trang 9 - vệ mạnh mẽ tới nhà đầu tư sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của các công ty niêm yết. Thứ hai, Sở nào mà cổ phiếu đang được định giá cao và đang diễn ra làn sóng IPO huy động vốn thành công cũng sẽ là điểm đến lý tưởng. Một nghiên cứu khác của Sergei Sarkissian và Michael J. Schill (2011) dựa trên mẫu gồm 3.592 công ty tiến hành niêm yết tại 33 Sở giao dịch nước ngoài trong khoảng thời gian 1950 tới 2006 đã đưa đến kết luận rằng quốc gia sở hữu các đặc điểm sau sẽ trở thành lựa chọn ưa thích của các công ty niêm yết nước ngoài: có mối quan hệ đặc biệt với quốc gia của công ty có ý định niêm yết, có nền kinh tế và thị trường tài chính đang phát triển mạnh và hiệu quả, công ty niêm yết có khả năng gia tăng giá trị công ty và vì thế là giá cổ phiếu khi niêm yết trên sàn giao dịch tại các quốc gia này. Theo PricewaterhouseCoopers (2002), có các yếu tố khác khi xem xét lựa chọn sàn niêm yết nước ngoài như Sơ đồ 1.2 Yếu tố tác động lên quyết định lựa chọn sàn niêm yết Chiến lược phát triển công ty Giá trị công ty Yêu cầu niêm yết Tuân thủ nghĩa vụ liên tục Sàn giao dịch Sơ đồ 1.2: Các yếu tố tác động lên quyết định lựa chọn sàn niêm yết Nguồn: PricewaterhouseCoopers • Tác động lên chiến lược phát triển công ty Khi công ty niêm yết nước ngoài, thông qua kênh quan hệ nhà đầu tư (IR), công ty có thể nâng cao hình ảnh đối với khách hàng, nhà cung cấp, đối tác chiến - Trang 10 - lược, thậm chí cả những ứng viên đang có ý định thực hiện sáp nhập. Khi mà hầu hết các doanh nghiệp vẫn còn niêm yết trong nước, việc công ty niêm yết nước ngoài thành công khẳng định xu hướng quốc tế của công ty và cam kết chiến lược toàn cầu của mình. • Giá trị công ty Gia tăng giá trị trong và sau khi IPO là yếu tố mà công ty đặc biệt quan tâm. Công ty phải tìm hiểu các đặc điểm sau đây có ảnh hưởng tới gia tăng giá trị công ty khi niêm yết nước ngoài: Đặc điểm nhà đầu tư như thế nào, nhiều tổ chức hay nhiều nhà đầu tư cá nhân, chất lượng và số lượng các phân tích độc lập tại thị trường mới về công ty có được thực hiện trong và sau khi IPO ra sao, cổ phiếu công ty có được đưa vào tính toán các chỉ số chính, nhà đầu tư có ưa thích các cổ phiếu của công ty nước ngoài hay không. • Yêu cầu niêm yết Mỗi sàn giao dịch chứng khoán đều có những điều kiện cụ thể để các công ty đăng ký niêm yết. Đây là yếu tố căn bản nhất, đòi hỏi các công ty niêm yết phải đáp ứng mới được chấp thuận niêm yết. Chẳng hạn các điều kiện về niêm yết cổ phiếu như vốn điều lệ, tình hình hoạt động kinh doanh, cổ đông, hồ sơ đăng ký…Công ty muốn niêm yết sàn nào thì phải đảm bảo chắc chắn rằng công ty đáp ứng đầy đủ các điều kiện của sàn giao dịch chứng khoán đó. Từ đó, công ty mới được cấp phép để phát hành chứng khoán ra công chúng huy động vốn, thu hút nhà đầu tư. • Tuân thủ nghĩa vụ liên tục và quản trị công ty Chuẩn mực kế toán của nước sở tại yêu cầu những gì, tần suất báo cáo thế nào, hệ thống tài chính hiện tại của công ty có đủ đáp ứng yêu cầu trên hay không, thực tiễn và yêu cầu quản trị công ty ra sao, tác động thế nào lên cấu trúc công ty và hệ thống báo cáo nội bộ. Việc xem xét yêu cầu tuân thủ liên tục và quản trị công ty của sàn niêm yết so sánh với khả năng đáp ứng của công ty cần phải được xem xét để có quyết định lựa chọn sàn niêm yết phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. • Sàn giao dịch Khi chọn lựa sàn niêm yết nước ngoài, Công ty cũng sẽ xem xét mức độ khắt - Trang 11 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất