Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu khả năng kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes, mối tương quan...

Tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes, mối tương quan giữa một số yếu tố sinh thái với các chỉ số muỗi và bọ gậy aedes aegypti (linnaeus) ở hà nội

.PDF
91
460
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- TRẦN THỊ HẰNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG CỦA MUỖI AEDES, MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI VỚI CÁC CHỈ SỐ MUỖI VÀ BỌ GẬY AEDES AEGYPTI (LINNAEUS) Ở HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- TRẦN THỊ HẰNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG CỦA MUỖI AEDES, MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI VỚI CÁC CHỈ SỐ MUỖI VÀ BỌ GẬY AEDES AEGYPTI (LINNAEUS) Ở HÀ NỘI Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 60420103 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Vũ Đức Chính PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng Hà Nội – Năm 2014 Luận văn thạc sỹ Trần Thị Hằng LỜI CẢM ƠN Trong suố t quá trình học tập và hoàn thành luận văn này , tôi đã nhận được sự hướng dẫn , giúp đỡ quý báu của cá c thầ y cô , các anh chị , đồng nghiệp và các bạn. Với lòng kính trọng và biế t ơn sâu sắ c tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Khoa Sinh học , Phòng đào tạo sau đại học , Bộ môn Động vật Không xương sống - Đại Học Khoa học tự nhiên ; Khoa Côn trùng - Viện Sốt rét – KST và côn trùng TW; Khoa Sốt rét – Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. TS. Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng - Viện Sốt rét – KST và côn trùng TW; PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng – Trường Đại học Khoa học tự nhiên, những người thầ y kính mế n đã hế t lòng giúp đỡ , dạy bảo, động viên và tạo điề u kiê ̣n thuận lợi cho tôi trong suố t quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Các cô , chú, anh, chị trong Khoa Côn trùng - Viện Sốt rét – KST và côn trùng TW; Khoa Sốt rét – Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội; Trung tâm y tế quận/huyện đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện điều tra tại cồng đồng cũng như quá trình thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các anh chị em trong lớp cao học K21 Sinh học đã động viên và giúp đỡ tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Học viên Trần Thị Hằng i Luận văn thạc sỹ Trần Thị Hằng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. vi MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3 1.1. Bệnh SXHD và các nghiên cứu về muỗi truyền SXHD trên thế giới ..................3 1.1.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue trên thế giới .............................. 3 1.1.2.Các nghiên cứu về muỗi truyền SXHD trên thế giới ...................... 4 1.1.3. Các nghiên cứu về tình hình sử dụng hóa chất, tính kháng của muỗi với hóa chất diệt côn trùng trên thế giới ............................................................11 1.1.4.Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và yếu tố kinh tế xã hội đến sự lưu hành SXHD trên thế giới .......................... 14 1.2. Bệnh SXHD và các nghiên cứu về muỗi truyền SXHD tại Việt Nam...............15 1.2.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam .........................................15 1.2.2. Các nghiên cứu về muỗi truyền SXHD tại Việt Nam ................... 17 1.2.3. Các nghiên cứu về tính kháng hoá chất diệt côn trùng của muỗi tại Việt Nam ............................................................................... 23 1.2.4. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và yếu tố kinh tế xã hội đến sự lưu hành SXHD tại Việt Nam .......................... 24 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................26 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................26 2.2. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................26 2.3. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................26 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................28 2.4.1.Phương pháp nghiên cứu khả năng kháng với hóa chất của muỗi Aedes .......................................................................................... 28 ii Luận văn thạc sỹ Trần Thị Hằng 2.4.2. Phương pháp phân tích mối tương quan giữa một số yếu tố sinh thái với các chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti ............................. 31 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................35 3.1. Khả năng kháng với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes tại các điểm nghiên cứu ..........................................................................................................35 3.1.1. Khả năng kháng với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti tại các điểm nghiên cứu tại Hà Nội giai đoạn 2011-1014 .................................35 3.1.2.Khả năng kháng với chất diệt côn trùng của muỗi Ae. albopictus tại các điểm nghiên cứu tại Hà Nội giai đoạn 2011-2012 .... 45 3.2. Mối tƣơng quan giữa một số yếu tố sinh thái với các chỉ số MĐM và BI của muỗi Ae. aegypti tại Hà Nội .........................................................................54 3.2.1. Diễn biến nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm theo tháng tại Hà Nội giai đoạn 2012 – 2013 .................................................................. 54 3.2.2. Kết quả điều tra các chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti tại các xã (phường) trọng điểm SXHD của Hà Nội giai đoạn 2012 -2013 ... 56 3.2.3. Mối tương quan giữa các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa với chỉ số MĐM và BI của muỗi Ae. aegypti ................................. 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................67 iii Luận văn thạc sỹ Trần Thị Hằng DANH MỤC BẢNG Bảng 2 1. Các loại hoá chất và nồng độ thử nghiệm ................................................29 Bảng 2 2. Giá trị của hệ số tƣơng quan và ý nghĩa ...................................................34 Bảng 3. 1. Kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti ở Hà Nội năm 2011 ..............................................................................36 Bảng 3. 2. Kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti ở Hà Nội năm 2012 ..............................................................................37 Bảng 3. 3. Kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti ở Hà Nội năm 2013 ..............................................................................38 Bảng 3. 4. Kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti ở Hà Nội năm 2014 ..............................................................................39 Bảng 3. 5. Tổng hợp kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti ở Hà Nội giai đoạn 2011-2014 .............................................39 Bảng 3. 6. Kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. albopictus ở Hà Nội năm 2011 .........................................................................46 Bảng 3. 7. Kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. albopictus ở Hà Nội năm 2012 .........................................................................47 Bảng 3. 8. Tổng hợp kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. albopictus ở Hà Nội giai đoạn 2011-2012 ........................................48 Bảng 3. 9. Nhiệt độ trung bình (0C) theo tháng năm 2012 - 2013 tại Hà Nội ..........54 Bảng 3. 10. Diễn biến lƣợng mƣa (cm) theo tháng năm 2012 - 2013 tại Hà Nội .....55 Bảng 3.11. Độ ẩm trung bình (%) theo tháng năm 2012 - 2013 tại Hà Nội .............55 Bảng 3. 12. Chỉ số MĐM và BI Ae. aegypti tại các xã (phƣờng) trọng điểm về SXHD của Hà Nội năm 2012 -2013 .................................................................56 Bảng 3. 13. Tổng hợp kết quả tính toán hệ số tƣơng quan giữa nhiệt độ với các chỉ số MĐM và BI Ae. aegypti tại Hà Nội năm 2012-2013 .............................59 Bảng 3. 14. Tổng hợp kết quả tính toán hệ số tƣơng quan giữa lƣợng mƣa với các chỉ số MĐM và BI Ae. aegypti tại Hà Nội năm 2012-2013......................61 Bảng 3. 15. Tổng hợp kết quả tính toán hệ số tƣơng quan giữa độ ẩm với các chỉ số MĐM và BI Ae. aegypti tại Hà Nội năm 2012-2013 .............................64 iv Luận văn thạc sỹ Trần Thị Hằng DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1. Vòng đời của muỗi Aedes ........................................................................18 Hình 1. 2. Muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trƣởng thành ....................................20 Hình 2. 1. Địa điểm nghiên cứu muỗi Aedes tại khu vực Hà Nội .............................27 Hình 3. 1. Tổng hợp kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti ở Hà Nội giai đoạn 2011-2014 .............................................40 Hình 3. 2. Bản đồ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti với Deltamethrin ở Hà Nội giai đoạn 2011-2014 .........................................................................................41 Hình 3. 3. Bản đồ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti với Permethrin ở Hà Nội giai đoạn 2011-2014 .........................................................................................42 Hình 3. 4. Bản đồ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti với Malathion ở Hà Nội giai đoạn 2011-2014 ................................................................................................43 Hình 3. 5. Tổng hợp kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. albopictus ở Hà Nội giai đoạn 2011-2012 ........................................48 Hình 3. 6. Bản đồ nhạy cảm của Ae. albopictus với Deltamethrin ở Hà Nội giai đoạn 2011-2012 ................................................................................................50 Hình 3. 7. Bản đồ nhạy cảm của Ae. albopictus với Permethrin ở Hà Nội giai đoạn 2011-2012 ................................................................................................51 Hình 3. 8. Bản đồ nhạy cảm của Ae. albopictus với Malathion ở Hà Nội giai đoạn 2011-2012 ................................................................................................52 Hình 3. 9. Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm và lƣợng mƣa tại Hà Nội năm 2012-2013 .....55 Hình 3. 10. Chỉ số MĐM và BI Ae. aegypti tại các xã (phƣờng) trọng điểm về SXHD của Hà Nội năm 2012 -2013 .................................................................57 Hình 3. 11. Diễn biến nhiệt độ và chỉ số MĐM, BI của muỗi Ae. aegypti tại Hà Nội năm 2012 (a) – 2013 (b) ............................................................................58 Hình 3.12. Diễn biến lƣợng mƣa và các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti tại Hà Nội năm 2012 (a) – 2013 (b) ............................................................................60 Hình 3.13. Diễn biến độ ẩm và chỉ số MĐM, BI của muỗi Ae. aegypti tại Hà Nội năm 2012 (a) - 2013 (b) .............................................................................63 v Luận văn thạc sỹ Trần Thị Hằng DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BI Breteau Index DCCN Dụng cụ chứa nƣớc Viện Sốt rét – KST và CT TƢ Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ƣơng MĐM Mật độ muỗi NXB Nhà xuất bản SXHD Sốt xuất huyết Dengue TSCĐ Tăng sức chịu đựng WHO Tổ chức Y tế thế giới vi Luận văn thạc sỹ Trần Thị Hằng MỞ ĐẦU Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi vằn truyền. Bệnh thƣờng gặp ở các nƣớc nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhiều ở khu vực đô thị và bán đô thị. Muỗi Aedes aegypti là véc tơ chính, Aedes albopictus là véc tơ phụ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue cho ngƣời [4, 38, 56]. Năm 2012 sốt xuất huyết Dengue đƣợc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) coi là bệnh nhiễm vi rút quan trọng nhất do muỗi truyền trên thế giới. Tỷ lệ mắc SXHD đã tăng 30 lần trong 50 năm qua với sự gia tăng, mở rộng phạm vi lƣu hành địa lý tới các quốc gia cũng nhƣ mở rộng từ thành thị đến các vùng nông thôn. Hiện nay, SXHD là một trong những bệnh truyền nhiễm mới nổi có tốc độ gia tăng nhanh nhất trên thế giới. Trên 40% dân số thế giới hiện có nguy cơ mắc sốt xuất huyết, 75% dân số ở khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng phơi nhiễm với SXHD, ƣớc tính mỗi năm có tới 50-100 triệu ngƣời bị mắc mới ở hơn 100 quốc gia, trong đó khoảng 250.000 trƣờng hợp có biểu hiện thể bệnh nặng và khoảng 20.000 trƣờng hợp tử vong. Chi phí trung bình cho một ca điều trị SXHD tại bệnh viện từ 514 USD – 1.394 USD. Tại Việt Nam SXHD cũng đƣợc coi nhƣ là một bệnh xã hội, lƣu hành địa phƣơng, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ và vùng ven biển miền Trung. Hàng năm cả nƣớc có hàng trăm nghìn trƣờng hợp mắc SXHD, và SXHD là một trong 10 bệnh truyền nhiễm có số mắc và số chết cao nhất trong 26 bệnh truyền nhiễm gây dịch [4, 23, 54, 56]. Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh SXHD nhƣng vẫn chƣa tìm ra đƣợc thuốc điều trị đặc hiệu, nghiên cứu để tìm ra vắc xin phòng bệnh còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Do đó, biện pháp chủ yếu đƣợc khuyến cáo để phòng chống bệnh vẫn là ngăn cản sự tiếp xúc của muỗi với ngƣời bằng các biện pháp nhƣ: làm giảm nguồn sinh sản của véc tơ bằng cách sử dụng các tác nhân sinh học nhƣ cá, mesocyclop ăn bọ gậy; phòng vệ cá nhân tránh muỗi đốt nhƣ mặc áo dài tay, dùng lƣới mắt nhỏ ngăn muỗi vào nhà. Song khi có dịch thì phun không gian hoá chất diệt côn trùng vẫn là biện pháp nhanh và hiệu quả nhất để dập dịch [54]. Tuy nhiên, do việc sử dụng hoá chất diệt côn trùng thiếu sự kiểm soát dẫn đến muỗi truyền 1 Luận văn thạc sỹ Trần Thị Hằng bệnh kháng hoá chất diệt ở mức độ rộng khắp với chiều hƣớng ngày càng gia tăng. Theo WHO (2006), hiện nay có hơn 500 loài chân đốt có vai trò y học đã kháng với hoá chất diệt, trong đó có tới gần 50% số loài là véc tơ truyền bệnh sốt rét, SXHD, giun chỉ, nhƣ muỗi Anopheles gambiae ở châu Phi, Ae. aegypti ở châu Mỹ, Thái Lan, Malaysia. Ở Việt Nam từ năm 1975 ngƣời ta đã phát hiện kháng hoá chất diệt của loài muỗi truyền giun chỉ Culex quinquefasciatus, muỗi Ae. aegypti và các loài muỗi truyền sốt rét nhƣ An. epiroticus, An. sinensis, An. vagus [34, 55]. Những năm gần đây, tại Việt Nam bệnh SXHD vẫn diễn biến phức tạp. Hà Nội luôn là trọng điểm SXHD của khu vực miền Bắc, mỗi năm có hàng nghìn đến hàng chục nghìn trƣờng hợp mắc bệnh, gây ảnh hƣởng lớn tới sức khỏe cộng đồng và an sinh xã hội của thành phố. Vì vậy để phòng chống bệnh SXHD, ngành y tế Hà Nội đã tiến hành nhiều biện pháp, trong đó có các chiến dịch vệ sinh môi trƣờng diệt bọ gậy kết hợp với các chiến dịch phun hóa chất chủ động diệt đàn muỗi trƣởng thành tại những khu vực có nguy cơ cao và tại các ổ dịch SXHD. Do đó, thông tin về tính nhạy cảm của 2 loài véc tơ truyền bệnh SXHD là Ae. aegypti và Ae. albopictus đối với hóa chất diệt côn trùng; thông tin về những tác động của các yếu tố sinh thái đến sự phát triển của quần thể muỗi truyền bệnh là rất cần thiết. Đó là căn cứ để xây dựng kế hoạch và đánh giá hiệu quả của các hoạt động phòng chống véc tơ, đảm bảo đƣa ra chiến lƣợc phòng chống phù hợp với thực tế địa phƣơng [11, 13]. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes, mối tƣơng quan giữa một số yếu tố sinh thái với các chỉ số muỗi và bọ gậy Aedes aegypti Linnaeus ở Hà Nội” với các mục tiêu: 1. Đánh giá độ nhạy cảm và xây dựng bản đồ nhạy cảm của muỗi Aedes với một số hóa chất diệt côn trùng đã và đang sử dụng trong công tác phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội. 2. Xác định mối tƣơng quan giữa một số yếu tố sinh thái nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa với các chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti Linnaeus, 1762 ở Hà Nội. 2 Luận văn thạc sỹ Trần Thị Hằng CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh SXHD và các nghiên cứu về muỗi truyền SXHD trên thế giới 1.1.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue trên thế giới Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn [5]. Bệnh SXHD xuất hiện lần đầu tiên năm 1953 - 1954 ở Phillipin, sau đó lan tới hầu hết các nƣớc Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dƣơng. Bệnh phân bố rất rộng, ở hầu hết các nƣớc có khí hậu nóng ẩm. Trƣớc năm 1970, chỉ có 9 quốc gia trải qua các vụ dịch SXHD nặng. Tƣ̀ 1975 - 1995, SXHD xảy ra ở 102 nƣớc, trong đó có 20 nƣớc châu Phi, 42 nƣớc châu Mỹ, 7 nƣớc Đông Nam Á, 4 nƣớc phía Đông Địa Trung Hải, 29 nƣớc thuộc khu vực Tây Thái Bình Dƣơng. Đến nay SXHD đã trở thành dịch bệnh lƣu hành địa phƣơng ở hơn 100 quốc gia châu Phi, châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dƣơng, trong đó Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dƣơng là khu vực bị ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất [38]. Theo thông báo của WHO, số mắc SXHD trên thế giới có xu hƣớng ngày càng gia tăng. Giai đoạn 1955-1959 số mắc trung bình hàng năm chỉ là 908 trƣờng hợp, cho đến những năm 1980-1989 con số này đã tăng vọt lên 295.591, từ năm 1991 đến năm 1999 số ca đƣợc báo cáo là 1.226.390 và trong giai đoạn 2000-2007 là 968.564 ca. Khu vực Đông Nam Á có xấp xỉ 2,5 tỷ ngƣời trong đó ƣớc tính 1,3 tỷ ngƣời (chiếm 52% dân số) sống trong khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh SXHD. Nhiều vụ dịch SXHD lớn đã xảy ra ở hầu hết các nƣớc Đông Nam Á các nƣớc thuộc khu vực Tây Thái Bình Dƣơng với tỷ lệ tử vong cao và sự có mặt cả 4 típ vi rút Dengue 1, 2, 3, 4. SXHD là nguyên nhân dẫn đến nhập viện và gây tử vong hàng đầu tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng [6, 49]. Cũng theo WHO, năm 2008 tại Châu Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dƣơng đã có 1,2 triệu trƣờng hợp mắc và hơn 2,3 triệu trƣờng hợp mắc trong năm 2010. Gần đây, số trƣờng hợp mắc SXHD mới đƣợc báo cáo vẫn tiếp tục tăng. Chỉ riêng năm 2013 đã có 2,35 triệu trƣờng hợp sốt xuất huyết đƣợc báo cáo ở châu Mỹ, trong đó 37.687 trƣờng hợp mắc SXHD nặng [58]. 3 Luận văn thạc sỹ Trần Thị Hằng 1.1.2.Các nghiên cứu về muỗi truyền SXHD trên thế giới Giống Aedes có mặt khắp nơi trên thế giới có khoảng trên 950 loài. Véc tơ chính của SXHD ở khu vực đô thị là muỗi Ae. aegypti, trong khi đó Ae. albopictus là véc tơ phụ ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dƣơng [25, 40]. Muỗi Aedes là côn trùng biến thái hoàn toàn với bốn giai đoạn: trứng, bọ gậy, quăng và muỗi trƣởng thành. Bọ gậy qua 4 lần lột xác từ tuổi 1 đến tuổi 4, rồi phát triển thành quăng, quăng lột xác thành muỗi trƣởng thành. Bọ gậy ăn các vi sinh vật và chất hữu cơ trong nƣớc, đôi khi ăn xác của chính đồng loại hoặc các loài muỗi khác. Nếu ở nhiệt độ thích hợp, giai đoạn phát triển từ trứng thành muỗi trƣởng thành khoảng từ 7 đến 14 ngày [17, 42, 54]. 1.1.2.1. Trứng Ae. aegypti và Ae. albopictus Trứng có kích thƣớc nhỏ, không có phao, rời từng cái bám trên thành các DCCN. Trứng có vỏ dầy, nhiều túi hơi. Ngay sau khi đẻ trứng có màu trắng, chỉ sau một thời gian ngắn chuyển dần thành màu đen sẫm, nhờ có màu đen sẫm mà trứng muỗi dễ dàng lẫn vào các lớp rêu hay cặn bã hữu cơ bám trên thành các ổ nƣớc. Thời gian phát triển của trứng muỗi sau khi đẻ ra thay đổi rất khác nhau tùy theo nhiệt độ của môi trƣờng , nhiệt độ càng cao , thời gian phát triển trứng càng ngắn và ngƣợc lại. Ở nhiệt độ 250C, độ ẩm 70%, trứng muỗi Ae. aegypti có thể tồn tại đến 233 ngày và có thể sống sót sau 3 - 4 tháng trong điều kiện khô hạn, đến khi gặp nƣớc sẽ nở thành bọ gậy với tỷ lệ từ 7% đến 67% [44]. Thông thƣờng, phôi của trứng muỗi Ae. aegypti phát triển hoàn thiện trong vòng 48 giờ trong điều kiện môi trƣờng ấm và ẩm. Khi phôi đã phát triển hoàn thiện thì trứng có thể chịu đựng đƣợc khô hạn trong thời gian dài (khoảng hơn 1 năm). Trứng nở khi ngập nƣớc trở lại nhƣng không phải tất cả trứng đều nở cùng lúc. Khả năng này giúp loài có thể tồn tại qua những điều kiện khắc nghiệt, đặc biệt trong điều kiện khô hạn [38, 54]. 1.1.2.2. Bọ gậy và quăng Ae. aegypti và Ae. albopictus Cơ thể bọ gậy chia ra làm ba phần gồm đầu, ngực và bụng. Bọ gậy lấy ô-xy từ không khí qua ống thở. Đa số bọ gậy muỗi Aedes sống ở nơi nƣớc sạch và không bị 4 Luận văn thạc sỹ Trần Thị Hằng ô nhiễm, trong các DCCN tự nhiên hoặc nhân tạo. Tỷ lệ các DCCN có bọ gậy muỗi Ae. aegypti có thể khác nhau tuỳ theo từng địa phƣơng, trình độ vệ sinh, tập quán trữ nƣớc và sử dụng nƣớc ở vùng đó. Tại khu vực Đông Nam Á hầu nhƣ Ae. aegypti chỉ đẻ trứng ở những DCCN nhân tạo trong và xung quanh nhà, bao gồm các bể chứa nƣớc sinh hoạt, xô, thùng chậu chứa nƣớc, chậu cảnh, hòn non bộ, máng mái nhà, lốp xe, sinh cảnh tự nhiên thì hiếp gặp, đôi khi có thể là hốc cây, bẹ lá. Ở những vùng nóng và khô các bể treo, bể chứa nƣớc ngầm, bể đựng chất thải có thể là sinh cảnh chính. Ở những khu vực có nguồn cấp nƣớc thất thƣờng, DCCN dự trữ trong các hộ gia đình là các ổ bọ gậy phổ biến. Đầu tiên Ae. albopictus là loài sống trong rừng, ổ bọ gậy của chúng thƣờng là hốc cây, ống tre, kẽ lá. Dần dần Ae. albopictus thích nghi với môi trƣờng sống của con ngƣời ở vùng nông thôn, bán đô thị và đô thị. Tuy nhiên ở một số thị trấn và thành phố, bọ gậy Ae. albopictus còn đƣợc tìm thấy ở các ổ nƣớc không sạch nhƣ lƣu vực ngầm và cống rãnh thoát nƣớc. Bọ gậy ăn những chất cặn bã hữu cơ hay những sinh vật trong nƣớc [20, 38, 54, 59] Quăng muỗi Aedes không ăn nhƣng hoạt động liên tục và không ngừng hô hấp. Thời gian phát triển của quăng ngắn (trung bình khoảng 2 ngày) và phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ [38, 54]. Nói chung, giai đoạn trƣớc trƣởng thành của muỗi kéo dài khoảng 10 ngày ở điều kiện tối ƣu và có thể ngắn hơn (khoảng 7 ngày) kể cả giai đoạn quăng. Khi nhiệt độ thấp giai đoạn này có thể kéo dài vài tuần. Giai đoạn này phụ thuộc vào nhiệt độ, thức ăn và mật độ bọ gậy trong các DCCN [38, 43, 54]. 1.1.2.3. Muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trưởng thành Muỗi Aedes có kích thƣớc nhỏ, thƣờng có màu nâu đen điểm nhiều vảy trắng, nhìn mắt thƣờng thấy các vệt trắng, đen xen kẽ. Cơ thể muỗi đƣợc chia ra làm ba phần đầu, ngực và bụng. Vòi muỗi có các vảy đen trắng. Trên pan thƣờng phủ vảy đen, trắng, một số loài có vảy trắng tập trung tạo thành băng trắng ở đỉnh pan. Trên tấm lƣng và tấm bên của ngực có phủ nhiều vảy và lông cứng, các vảy thƣờng có màu đen, màu nâu hay màu trắng, các vảy trắng tập trung thành điểm trắng, băng 5 Luận văn thạc sỹ Trần Thị Hằng trắng. Muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus đực thƣờng nhỏ hơn muỗi cái và râu có chùm lông hình cầu rậm [14, 20, 45]. Muỗi cái Ae. aegypti có thể hút máu nhiều động vật khác nhau nhƣng ƣa hút máu ngƣời nhất và theo mồi rất dai. Các yếu tố tạo ra từ vật chủ nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, CO2… đƣợc xem là chất dẫn dụ muỗi cái đến để hút máu. Trong khoảng 48 giờ sau khi nở, muỗi Aedes cái trƣởng thành hút máu lần đầu , giao phối và tiếp tục hút máu trong các chu kỳ sinh thực tiếp theo. Ae. aegypti là loài ban ngày, có hai thời kỳ hoạt động hút máu chủ yếu vào sáng sớm và khi bình minh, với đỉnh hoạt động là 2 đến 3 giờ sau bình minh, trƣớc khi trời tối và một đỉnh thứ ba vào gần trƣa đƣợc quan sát thấy ở một quần thể muỗi ở Trinidad. Nếu bữa hút máu bị gián đoạn, chúng có thể hút máu nhiều ngƣời cùng lúc [42, 45]. Quá trình sống và phát triển của muỗi chịu ảnh hƣởng của nhiều yế u tố nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, gió, mƣa, ánh sáng... đáng chú ý là nhiệt độ và độ ẩm. Muỗi Ae. aegypti chỉ hút máu trong khoảng nhiệt độ từ 160C - 400C, nhiệt độ thích hợp cho hoạt động này là từ 250C - 340C, thích hợp nhất là 280C, ở ngoài giới ha ̣n nhiệt độ thích hợp, hoạt động đốt máu của muỗi Ae. aegypti giảm dần. Khi nhiệt độ xấp xỉ 400C thì muỗi hầu nhƣ không hút máu và bị chết hàng loạt; khi nhiệt độ dƣới 180C, muỗi hầu nhƣ ngừng hoạt động và đậu áp sát vào giá thể. Thời gian của chu kỳ tiêu sinh và thời gian phát triển vòng đời của muỗi Ae. aegypti ở nhiệt độ 170C - 180C kéo dài gấp 3 lần ở nhiệt độ 280C - 300C (tƣơng ứng là 2,5 - 8 ngày; 11,2 -37,9 ngày). Muỗi Ae. aegypti phát triển tốt trong điều kiện độ ẩm cao (85-95%), có thể sống trong điều kiện độ ẩm thay đổi từ 60 - 95%. Ở cùng một nhiệt độ những hoạt động của muỗi thay đổi theo độ ẩm . Hoạt động hút máu của muỗi Ae. aegypti diễn ra tích cực hơn khi có độ ẩm cao. Ae. albopictus có tính hoang dã nhiều hơn Ae. aegypti, chúng ƣa thích hút máu động vật hơn so với Ae. aegypti và có xu hƣớng nghỉ ngơi và đốt máu bên ngoài nhà [20, 29, 45, 50]. Muỗi Ae. aegypti thƣờng trú đậu ở trong nhà, ở những nơi ẩm, tối và kín gió. Sau khi đốt máu, chúng thƣờng đậu nghỉ tiêu máu ở những nơi tối, trên quần áo có hơi ngƣời, màu sẫm, đôi khi còn đậu cả ở gầm giƣờng, trên tƣờng, cạnh và sau tủ, 6 Luận văn thạc sỹ Trần Thị Hằng ban ngày muỗi thƣờng thay đổi vị trí đậu nghỉ liên tục. Do đó để diệt muỗi Ae. aegypti trong các vụ dịch SXHD thƣờng dùng biện pháp phun xông hơi (Ultra Low Volume - ULV) [52, 55]. Muỗi Ae. aegypti có khả năng phát tán chủ động và bị động. Khả năng phát tán chủ động của Ae. aegypti rấ t thấ p , muỗi sống quanh quẩn ở nơi gần ổ bọ gậy, thƣờng không quá 100m. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu tại Puerto Rico cho thấy muỗi này có thể phát tán xa hơn 400 mét để tìm nơi đẻ trứng. Phạm vi phát tán của Ae. albopictus xa hơn Ae. aegypti, có thể lên tới 500m [54]. Sau thời gian tiêu máu và phát triển trứng, muỗi Ae. aegypti lựa chọn nơi thích hợp để đẻ, trứng nằm riêng rẽ ở thành ẩm, phía trên mực nƣớc của các DCCN. Đã có ghi nhận rằng mỗi cá thể muỗi Ae. aegypti đẻ trứng vào nhiều dụng cụ chứa nƣớc khác nhau trong một lần đẻ. Tuy nhiên, bằng chứng gián tiếp thu thập đƣợc ở Thái Lan cho thấy tập tính này là không phổ biến. Nơi đẻ của muỗi là những ổ nƣớc có thành cứng, màu xẫm, diện tích bề mặt nhỏ, có mức nƣớc thƣờng xuyên thay đổi và nƣớc có nhiều chất hữu cơ, tại các DCCN tự nhiên và nhân tạo không bị ô nhiễm ở ngoài nhà hoặc trong nhà nhƣ : chum, vại, bát nƣớc kê chân chạn, bể nƣớc, lọ hoa, chậu cây cảnh, chai, lọ, phuy chứa nƣớc, hốc cây, lốp xe hỏng... Muỗi có thể đẻ hàng chục đến hàng trăm trứng mỗi lần đẻ với tốc độ gần 3 trứng mỗi phút, số lƣợng trứng phụ thuộc vào độ lớn của cơ thể, tuổi sinh lý của con cái, máu vật chủ và số lƣợng máu hút đƣợc. Số trƣ́ng giảm dần qua mỗi lần đẻ , một đời muỗi cái đẻ 6 - 7 lần, khoảng 760 trƣ́ng [42, 54, 59]. 1.1.2.4. Phân bố của muỗi Aedes trên thế giới Ở nửa đầu của thế kỷ 20, ngƣời ta đã tìm thấy Ae. aegypti ở hầu hết các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới giữa vĩ tuyến 450 Bắc và vĩ tuyến 340 Nam gồm cả châu Á, châu Mỹ và châu Phi. Muỗi Ae. aegypti phân bố rộng ở Nam và Trung Mỹ, còn ở châu Á, trƣớc chiến tranh thế giới thứ hai muỗi có mật độ thấp và phạm vi hoạt động hẹp, nhƣng càng về sau này muỗi càng mở rộng vùng phân bố ở nhiều nƣớc thuộc châu Á và Tây Thái Bình Dƣơng. Tổ chức Y tế thế giới đã tổng kết các tài liệu và cho rằng sự phân bố của muỗi Ae. aegypti phù hợp với sự phân bố của bệnh SXHD. Quá 7 Luận văn thạc sỹ Trần Thị Hằng trình mở rộng vùng phân bố từ đô thị tới các vùng nông thôn chủ yếu nhờ vào các phƣơng tiện giao thông và hệ thống cấp nƣớc [29, 48, 54]. Ngày nay Ae. aegypti phân bố rộng rãi ở hầu hết các nƣớc nhiệt đới và cận nhiệt đới, hiện nay có thể tìm thấy các quần thể muỗi này ở bên ngoài dải xích đạo nằm giữa vĩ tuyến 450 Bắc và 350 Nam. Theo dự đoán, khí hậu toàn cầu ấm lên có thể mở rộng thêm phạm vi phân bố của Ae. aegypti cả theo vĩ tuyến lẫn độ cao, mặc dù bản chất và mức độ của sự biến đổi này cần phải đƣợc nghiên cứu thêm. Phân bố địa lý của Ae. aegypti có khả năng sẽ tiếp tục lan rộng và sẽ xâm nhập vào các vùng trƣớc đây chƣa hề có loài muỗi này, dẫn tới nguy cơ lan truyền bệnh SXHD trong các quần thể dân cƣ trƣớc đây chƣa từng bị bệnh SXHD. Tại các khu vực nhƣ Bắc Mỹ, châu Âu ngƣời ta đã tìm thấy sự có mặt của Ae. albopictus ở những vùng nhiệt độ rất thấp và chúng ngày càng thích nghi và sống sót với điều kiện khí hậu lạnh, thậm chí ở nhiệt độ đóng băng [47, 49, 54]. Tại những vùng bán khô hạn nhƣ Ấn Độ, Ae. aegypti là véc tơ truyền bệnh ở khu vực đô thị và các quần thể muỗi biến động rõ rệt theo lƣợng mƣa và thói quen dự trữ nƣớc. Tại các nƣớc Đông Nam Á có lƣợng mƣa hàng năm lớn hơn 200 mm, quần thể Ae. aegypti ổn định hơn và có mặt ở các khu vực đô thị, bán đô thị và thậm chí cả ở nông thôn. Ở Indonesia, Myanmar và Thailand, do tập quán dự trữ nƣớc ở khu vực bán đô thị nên ở đây mật độ muỗi cao hơn ở khu vực đô thị. Tình trạng đô thị hoá nhanh có xu hƣớng làm gia tăng các sinh cảnh thích hợp cho muỗi Ae. aegypti phát triển. Ở một số thành phố có hệ thực vật phong phú, cả Ae. aegypti và Ae. albopictus cùng có mặt, nhƣng nói chung tuỳ thuộc vào sinh cảnh thích hợp cho sự phát triển của bọ gậy và mức độ đô thị hoá của từng nơi. Muỗi Ae. aegypti vẫn thƣờng chiếm ƣu thế ở vùng đô thị, tại Singapore chỉ số nhà có Ae. aegypti cao nhất ở những khu nhà ổ chuột, các cửa hàng và những khu nhà cao tầng, trong khi đó Ae. albopictus dƣờng nhƣ không liên quan đến tình trạng nhà ở và nhƣng lại xuất hiện nhiều ở những nơi thoáng và có nhiều cây cối. Muỗi Ae. albopictus có sự phong phú hơn về ổ đẻ so với loài Ae. aegypti bao gồm cả vỏ dừa, hốc cây, kẽ đá, ngoài ra còn có các dụng cụ chứa nhân tạo nhƣ lốp xe và chậu cảnh, phế liệu phế thải xung quanh nhà. 8 Luận văn thạc sỹ Trần Thị Hằng Sự đa dạng về môi trƣờng sống giải thích sự phong phú của muỗi Ae. albopictus ở nông thôn cũng nhƣ các khu vực ven đô thị và các công viên thành phố có nhiều bóng râm [38]. Độ cao là một yếu tố quan trọng làm hạn chế sự phân bố của Ae. aegypti. Ở Ấn Độ phạm vi thích hợp cho Ae. aegypti sinh sống là nơi có độ cao từ 0 đến 1.000 mét so với mực nƣớc biển. Trong khoảng dƣới 500 mét, mật độ quần thể muỗi là lớn hoặc vừa, còn ở vùng núi có độ cao trên 500 mét thì mật độ muỗi thấp. Ở các nƣớc Đông Nam Á, độ cao từ 1.000-1.500 mét là những hạn chế sự có mặt của Ae. aegypti. Ở một số nơi thuộc Châu Phi và Châu Mỹ còn gặp muỗi Ae. aegypti ở một số điểm dân cƣ thuộc vùng núi cao trên 1.500 mét. Tại một số khu vực khác trên thế giới có thể tìm thấy Ae. aegypti ở độ cao lớn hơn thậm chí tới 2.200 mét nhƣ ở Columbia, ngoại trừ một trƣờng hợp mắc SXHD đƣợc phát hiện trong sinh cảnh rừng rậm tại châu Phi, các nghiên cứu đều cho thấy Ae. aegypti sống gần với con ngƣời [38]. Ở những khu vực tồn tại cả 2 loài Ae. aegypti và Ae. albopictus ngƣời ta thấy có sự cạnh tranh sinh tồn nhất định. Sự cạnh tranh sinh tồn này đã đƣợc Gilotre và cộng sự chứng minh trong điều kiện tự nhiên ở Calcuta (Ấn Độ), Ae. aegypti đã đẩy lùi Ae. albopictus ra khỏi thành phố. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định vùng phân bố cũng nhƣ trong công tác phòng chống muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus [8, 26]. Nghiên cứu của Laurent Guillaumot và cộng sự năm 2012 cho thấy Ae. albopictus có mặt ở 5 trong 17 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Nam Thái Bình Dƣơng. Việc mở rộng vùng phân bố của Ae. albopictus có liên quan đến quá trình đô thị hóa, phát triển và giao thƣơng hàng hóa qua các phƣơng tiện giao thông hiện đại nhƣ máy bay, tàu thủy. Sự có mặt của Ae. albopictus tại khu vực đã có mặt của Ae. aegypti làm tăng nguy cơ lan truyền các bệnh do arbovirut nhƣ SXHD, Chikugunya ở khu vực Thái Bình Dƣơng càng tạo ra nhiều thách thức cho công tác phòng chống các bệnh lây nhiễm tại khu vực này [43, 48, 54]. 9 Luận văn thạc sỹ Trần Thị Hằng 1.1.2.5. Nghiên cứu về vai trò truyền bệnh của muỗi Aedes trên thế giới Muỗi Aedes là vật trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho con ngƣời nhƣ SXHD, sốt vàng và nhiều thể viêm não là những bệnh gây tử vong cao, đặc biệt là ở trẻ em. Các nghiên cứu về vai trò truyền bệnh của Ae. albopictus ở khu vực của châu Phi, châu Mỹ và châu Âu vẫn chƣa rõ ràng [20, 25]. - Bệnh sốt vàng là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, xảy ra trong thời gian ngắn, tỷ lệ tử vong cao. Bệnh thƣờng gặp ở Châu Phi, đã từng xảy ra ở Châu Mỹ. Ae. aegypti là véc tơ chính truyền bệnh này. Hiện nay đã tìm ra vắc xin để phòng bệnh, nhờ đó mà tỷ lệ mắc và chết đƣợc giảm đáng kể [33, 37, 59]. - Viêm não do vi rút là một tình trạng viêm cấp tính não và tủy sống. Có nhiều loại vi rút khác nhau cùng gây ra những dấu hiệu và triệu chứng nhƣng khác nhau về mức độ nặng nhẹ và sự tiến triển của bệnh [33, 37]. - Bệnh sốt xuất huyết Chikugunia: Bệnh có các biểu hiện giống nhƣ SXHD, hiện chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu cũng vẫn là điều trị triệu chứng. Bệnh do muỗi Aedes truyền, gặp chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và Châu Phi. Vài thập kỷ gần đây véc tơ truyền Chikugunia đã lần đầu tiên đƣợc phát hiện ở Đông Bắc Italy và châu Mỹ. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá Chikugunia đang trở thành mối lo ngại cho sức khỏe cộng đồng [57]. - Bệnh SXHD: hiện vẫn đang đe dọa hàng triệu ngƣời ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới bởi mức gây tử vong cao, khả năng dễ bùng phát thành dịch, hiện chƣa có vắc xin phòng bệnh và chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo WHO (1980), thời gian ủ bệnh ở muỗi Ae. aegypti cái trƣớc khi truyền bệnh trung bình là từ 3 - 10 ngày và phụ thuộc vào nhiệt độ: ở nhiệt độ 300C là 8 - 12 ngày; ở nhiệt độ cao hơn (320C - 350C) là 4 - 7 ngày, nếu nhiệt độ thấp hơn (270C - 300C) là 9 - 21 ngày. Do mật độ muỗi thƣờng tăng vào mùa mƣa nên chỉ sau cơn mƣa đầu mùa từ 14 - 28 ngày đã có thể xuất hiện những bệnh nhân SXHD đầu tiên. Muỗi cái Aedes sau khi bị nhiễm vi rút có thể truyền bệnh suốt đời [33, 38]. Trƣớc những năm 1950 thì Ae. albopictus đƣợc coi là véc tơ chính làm lan truyền vi rút Dengue ở Đông Nam Á. Muỗi Ae. albopictus trƣớc trƣởng thành 10 Luận văn thạc sỹ Trần Thị Hằng thƣờng đƣợc tìm thấy ở các DCCN nhân tạo và trong tự nhiên. Ae. albopictus là loài muỗi chính gây ra các đợt bùng phát dịch bệnh tại vùng nông thôn và vùng giáp thành thị [26-28]. 1.1.3. Các nghiên cứu về tình hình sử dụng hóa chất, tính kháng của muỗi với hóa chất diệt côn trùng trên thế giới 1.1.3.1. Các nghiên cứu về sử dụng hóa chất diệt côn trùng Các hóa chất diệt côn trùng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình kiểm soát các bệnh do véc tơ truyền. Chúng thƣờng đƣợc chia ra hai nhóm chính theo cấu trúc hóa học của chúng là nhóm hữu cơ và nhóm vô cơ. Nhóm hữu cơ đƣợc chia ra nhóm hữu cơ tổng hợp và nhóm thực vật. Hiện nay 4 nhóm hữu cơ tổng hợp là nhóm Chlo hữu cơ, nhóm Phốt pho hữu cơ, nhóm Carbamat và nhóm Pyrethroid đƣợc sử dụng nhiều [16, 18, 55]. Nhóm Chlo hữu cơ: Đƣợc phát hiện lần đầu tiên năm 1939, bao gồm DDT, 666, Clordan, Dieldrrin, Endrin. Đặc điểm của nhóm Chlo hữu cơ là không tan trong các dung môi và rất bền vững trong môi trƣờng [16]. DDT là một trong những hoá chất diệt côn trùng đầu tiên đƣợc sử dụng rộng rãi trong phòng chống sốt rét vì DDT có hiệu lực diệt muỗi trú đậu trong nhà cao khi phun tồn lƣu trên tƣờng vách và có giá thành thấp. Thời kỳ đầu DDT đƣợc xem là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc kiểm soát bệnh sốt rét trên toàn cầu. Giai đoạn từ năm 1960-1990 DDT là hoá chất chính dùng trong phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét và SXHD. Đến nay, hầu hết các nƣớc đã cấm sử dụng DDT do có độc tính cao với ngƣời và các động vật máu nóng, gây ô nhiễm môi trƣờng và hiệu quả diệt muỗi truyền bệnh không còn do muỗi đã kháng với DDT [13, 16, 21]. Nhóm Phốt pho hữu cơ: Nhóm Phốt pho hữu cơ đƣợc các nhà khoa học ngƣời Đức phát hiện đầu tiên vào năm 1944, nhóm này gồm nhiều hoá chất nhƣ: Parathion, Tabun, Sarin, DDVP, Diazinon, Temephos, Malathionathion, Fenithrothion, Chlorpyrifos… đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp bởi vừa diệt đƣợc côn trùng gây hại vừa là nguồn 11 Luận văn thạc sỹ Trần Thị Hằng Phốt pho cung cấp cho cây trồng, nhóm này có đặc điểm độc đối với động vật máu nóng, không bền vững trong môi trƣờng [16, 55]. Sau khi đƣợc sản xuất vào những năm đầu của thập niên 50 của thế kỷ XX, Malathion nhanh chóng đƣợc thay thế cho DDT để phun tồn lƣu phòng chống sốt rét và SXHD trên khắp thế giới. Việc sử dụng rộng rãi Malathion trong phòng chống muỗi Ae. aegypti ở châu Mỹ La Tinh đã dẫn tới hiện tƣợng kháng hoá chất này ở loài muỗi truyền giun chỉ Culex quiquefasciatus nhƣng chƣa thấy kháng ở muỗi Ae. aegypti. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy muỗi Ae. aegypti còn nhạy cảm với Malathion ở nhiều nơi trên thế giới [3, 16, 21]. Nhóm Carbamat: Các hóa chất thuộc nhóm này đƣợc phát hiện đầu tiên năm 1951, bao gồm các hóa chất nhƣ : Carbamate, Carbaryl, Bendiocarb, có độc tính với động vật thấp hơn, có tác dụng diệt côn trùng ở diện rộng hơn [16]. Nhóm Pyrethroid: Pyrethroid là dẫn xuất của este cacboxylat có nguồn gốc tự nhiên từ cây hoa cúc Chrysanthemum cinerariaefolium và Chrysanthemum roseum chứa nhiều hoạt chất Pyrethrin độc đối với côn trùng. Các hoạt chất Pyrethrin có thể đƣợc chiết xuất từ hoa, lá khô và rễ cây bằng dung môi, chúng có tác dụng gây chết tức thời đối với côn trùng. Trong dịch chiết của Pyrethrin có 6 este của hai axit cacboxylic với ba xyclopentenolon với tỷ lệ khác nhau [32, 55]. Pyrethrin có phổ diệt rộng, hiệu lực diệt cao, độc tính thấp với động vật máu nóng, nhƣng dễ bị phân hủy bởi ánh sáng nên chỉ dùng để diệt côn trùng trong nhà. Chính nhờ tình chất quý báu đó của Pyrethrin, đã thúc đẩy quá trình nghiên cứu tổng hợp các đồng đẳng của nó với hiệu lực diệt cao hơn và độ bền quang hóa tốt hơn nhằm đƣa vào sử dụng rộng rãi thay thế cho những hợp chất diệt côn trùng nhóm Chlo hữu cơ, Phốt pho hữu cơ và Cacbamat [16, 31, 32, 48]. Hiện nay, các hoá chất thuộc nhóm Pyrethroid đƣợc sử dụng rộng rãi để kiểm soát muỗi truyền bệnh. Ở Thái Lan, từ năm 1992 các hoá chất nhóm Pyrethroid đƣợc dùng nhƣ những loại hoá chất chủ yếu trong lĩnh vực y tế công 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan