Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ...

Tài liệu Nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hội viên hội nông dân huyện điện biên đông, tỉnh điện biên

.PDF
80
1
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÒ THỊ TÂM NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘI VIÊN HỘI NÔNG DÂN HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên, năm 2022 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÒ THỊ TÂM NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘI VIÊN HỘI NÔNG DÂN HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Hoài An Thái Nguyên, năm 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Dương Hoài An. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được thu thập tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy và được trích dẫn đầy đủ, chính xác. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2022 Tác giả Lò Thị Tâm ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Dương Hoài An, người luôn hết sức tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý, chỉnh sửa giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Điện Biên Đông đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã tận tình giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 04 năm 2022 Tác giả Lò Thị Tâm iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG....................................................................................................vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN........................................................................................ viii 2.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ viii 2.2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... viii 2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................ix 2.4. Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được: ....................................................ix 2.5. Kết luận .................................................................................................................ix MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3 4. Ý nghĩa và những đóng góp mới của đề tài .............................................................. 3 4.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................... 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................... 3 4.3. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................. 4 Chương 1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 5 1.1.1. Một số các khái niệm .......................................................................................... 5 1.1.2. Ngân hàng chính sách xã hội và các hoạt động ủy thác ..................................... 7 1.1.3. Ý nghĩa và vai trò và điều kiện của việc ủy thác cho vay thông qua tổ chức hội, đoàn thể của NHCSXH. ................................................................................................ 8 1.1.4. Nội dung ủy thác cho vay qua các tổ chức hội, đoàn thể ................................. 10 iv 1.1.5. Trách nhiệm của tổ chức Hội, đoàn thể các cấp và NHCSXH thông qua hoạt động ủy thác ................................................................................................................ 12 1.1.6.Vai trò của hội nông dân thông qua hoạt động ủy thác ..................................... 15 1.1.7.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay uỷ thác tín dụng của NHCSXH thông qua hội nông dân ............................................................................................... 16 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 18 1.2.1. Kinh nghiệm về ủy thác nguồn vốn của NHCSXH đến hội viên Hội Nông dân tại một số địa phương.................................................................................................. 18 1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho hoạt động tín dụng của NHCSXH đối với hội viên Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông ................................................................ 22 1.2.3. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu .................................................................... 23 Chương 2.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 26 2.1 Đặc điểm của huyện Điện Biên Đông .................................................................. 26 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 26 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................... 28 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, KT-XH trong công tác tiếp cận và sử dụng vốn vay ủy thác của hội viên hội nông dân huyện Điện Biên Đông ............................................................................................................................ 29 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 31 2.3.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra ....................................................................... 31 2.3.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu ............................................................ 32 2.3.3. Phương pháp phân tích tài liệu. ........................................................................ 32 2.3.4. Phương pháp phân tích tài liệu. ........................................................................ 32 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................... 33 Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 34 3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Điện Biên Đông............... 34 3.1.1.Cơ cấu, bộ máy tổ chức của phòng giao dịch NHCSXH huyện Điên Biên Đông ............................................................................................................................ 34 3.1.2. Nguồn nhân lực NHCSXH huyện Điện Biên Đông ............................................ 35 v 3.1.3.Thực trạng hoạt động ủy thác tín dụng thông qua các tổ chức chính trị-xã hội 37 3.2. Thực trạng ủy thác tín dụng đối với hộ nông dân tại NHCSXH huyện Điện Biên Đông ............................................................................................................................ 42 3.2.1. Thông tin chung về các hộ điều tra ................................................................... 42 3.2.2. Mức độ tiếp cận số nguồn vốn vay của các hộ ................................................. 43 3.2.3. Chất lượng tín dụng của các hộ nông dân......................................................... 45 3.2.4. Các chương trình vay vốn của các hộ nông dân ............................................... 46 3.2.5. Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ vay............................................................... 47 3.3. Đánh giá về nguồn vốn vay qua NHCSXH thông qua hội viên hội nông dân 48 3.3.1. Đánh giá về thủ tục cho vay.............................................................................. 48 3.3.2. Mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn ..................................................................... 49 3.3.3. Đánh giá về lãi xuất cho vay ............................................................................. 51 3.3.4. Đánh giá về công tác tín dụng thông qua hoạt động ủy thác Hội Nông dân ........... 52 3.3.5. Đánh giá về công tác của tổ tiết kiệm và vay vốn của NHCSXH .................... 53 3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả của nguồn vốn ủy thác của NHCSXH đối với hội viên nông dân huyện Điện Biên Đông ........................................................................ 55 3.5.1. Kiểm soát chặt chẽ thủ tục cho vay .................................................................. 55 3.5.2. Phân loại hộ nghèo để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ .................................. 56 3.5.3. Nâng mức vốn cho vay đối với hộ nghèo ......................................................... 56 3.5.4. Tăng cường hệ thống kiểm tra giám sát............................................................ 56 3.5.5. Duy trì và ổn định lãi suất ưu đãi...................................................................... 57 3.5.6. Tăng cường sự hỗ trợ của Ngân hàng ............................................................... 57 3.5.7. Đẩy mạnh công tác đào tạo ............................................................................... 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 60 1.Kết luận .................................................................................................................... 60 2 .Kiến nghị ................................................................................................................. 61 2.1. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam ................................................ 61 2.2 Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên ......................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 63 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình nhân lực của NHCSXH huyện Điện Biên Đông .......................36 Bảng 3.2: Thực trạng dư nợ và nợ quá hạn.................................................................37 Bảng 3.3: Thực trạng số lượng thành viên vay vốn ....................................................39 Bảng 3.4: Số lượng tổ tiết kiệm & vay vốn ................................................................40 Bảng 3.5: Đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vốn vay thông qua hội nông dân huyện Điện Biên Đông.........................................................41 Bảng 3.6: Thông tin cớ bản của các hộ điều tra..........................................................42 Bảng 3.7: Số nguồn vốn được vay của hộ điều tra .....................................................44 Bảng 3.8. Chất lượng tín dụng của các hộ nông dân ..................................................45 Bảng 3.9. Mục đích vay vốn của các hộ nông dân .....................................................46 Bảng 3.10: Cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân vay vốn ........................................48 Bảng 3.11: Đánh giá của hộ về thủ tục cho vay .........................................................49 Bảng 3.12. Đánh giá nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân ......................................50 Bảng 3.13: Đánh giá thời hạn vay vốn của các hộ nông dân ......................................51 Bảng 3.14: Đánh giá về lãi xuất cho vay............................................................... 52 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 CSXH Chính sách xã hội 2 NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội 3 HTTDNT Hệ thống tín dụng nông thôn 4 HTX Hợp tác xã 5 NNNT Nông nghiệp nông thôn 6 HĐQT Hội đồng quản trị 7 UBND Ủy ban nhân dân 8 SXKD Sản xuất kinh doanh 9 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 10 HĐND Hội đồng nhân dân viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Những thông tin chung 1.1. Họ và tên tác giả: Lò Thị Tâm. 1.2. Tên đề tài: Nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội đối với hội viên Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. 1.3. Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp. Mã số: 8.62.01.15 1.4. Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Hoài An 1.5. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 2. Nội dung trích yếu 2.1. Lý do chọn đề tài Nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả vốn vay? nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của NHCSXH đối với hội viên nông dân hiện nay như thế nào? Nguồn vốn vay tác động đến thu nhập của hộ nông dân huyện Điện Biên Đông ra sao? Là lý do, tác giả lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội đối với hội viên Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên” để nghiên cứu những kiến thức lý luận vào thực tiễn, tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác tín dụng của hội, góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Điện Biên Đông 2.2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng nguồn vốn ủy thác của NHCSXH đối với hội viên Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông giai đoạn 2019-2021. - Đánh giá công tác ủy thác tín dụng của NHCSXH đối với hội viên Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn ủy thác đối với hội viên hộ nông dân của NHCSXH huyện Điện Biên Đông. ix 2.3. Phương pháp nghiên cứu Số liệu nghiên cứu của đề tài được thu được bằng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, điều tra thu thập số liệu sơ cấp từ 342 hộ nông dân có vay vốn tín dụng tại NHCSXH huyện Điện Biên Đông và phỏng vấn sâu các các bộ thuộc NHCSXH. Phân tích số liệu dựa trên phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê mô tả.... 2.4. Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được: Kết quả nghiên cứu cho thấy NHCSXH huyện Điện Biên Đông hiện đang thực hiện ủy thác tín dụng thông qua 4 tổ chức hội. Trong 04 tổ chức hội được ủy thác thì dư nợ lớn nhất là Hội Nông dân, năm 2021 tổng dư nợ tín dụng thông qua Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông là 90.387 triệu đồng tăng 16.215 triệu đồng so với năm 2019 tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2019 – 2021 đạt 110,39%. Đứng thứ 2 thông qua ủy thác tín dụng là đoàn thanh niên năm 2021 đạt 86.178 triệu đồng tăng 24.846 triệu đồng đạt tốc độ phát triển bình quân giai đoạn đạt 118,54%. Thông qua 342 hộ được vay vốn tín dụng được điều tra tổng dư nợ cho vay của các hộ nông dân thông qua NHCSXH ngày càng tăng năm 2019 là 14.364 tỷ đồng đến năm 2021 tăng lên 15.008 tỷ đồng bình quân mỗi hộ trung bình vay khoảng 50 triệu đồng từ các nguồn của NHCSXH. Có nhiều nguồn NHCSXH có thể cho các hộ nông dân vay hiện nay thấp nhất là 20 triệu/hộ và cao nhất là 50 triệu/hộ. Trong giai đoạn 2019 – 2020 do tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của các hộ nông dân nên trong những năm 2020 và 2021 tỷ lệ nợ xấu đối với các hộ tăng lên 0,49% năm 2020 và 0,57% năm 2021. Số hộ nợ quá hạn cũng tăng lên từ 12/342 hộ năm 2019 lên 15/342 hộ năm 2022 2.5. Kết luận Đề tài đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên x như (1) Kiểm soát chặt chẽ thủ tục cho vay, (2) Phân loại hộ nghèo để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ, (3)Nâng mức vốn cho vay đối với hộ nghèo, (4) Tăng cường hệ thống kiểm tra giám sát, (5)Duy trì và ổn định lãi suất ưu đãi, (6)Tăng cường sự hỗ trợ của Ngân hàng, của các tổ chức khác nhằm trang bị cho hộ cách thức làm ăn, cách sử dụng vốn vay, kỹ thuật sản xuất, thông tin thị trường, hỗ trợ giá cả và rủi ro, (7) Đẩy mạnh công tác đào tạo 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam với dân số hơn 96 triệu dân nhưng khu vực nông thôn cả nước có đến 16.880,47 nghìn hộ dân cư với 62.885,27 nghìn nhân khẩu chiếm hơn 65% dân số cả nước (Tổng cục thống kê, 2020). Tín dụng khu vực nông thôn đối với các hộ nông dân rất quan trọng vì đây là khu vực sinh lười thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn thương mại không đổ vào nhiều. Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân với mục đích tập hợp, đoàn kết nông dân giúp nông dân phát triển kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo nhất là đối với các hộ nông dân vùng sâu vùng xa vùng khó khăn. Trong các kênh truyền tải vốn cho các hộ nông dân có kênh thông qua Ngân hàng chính sách. Theo Điều 5 của Nghị định 78: " Việc cho vay của NHCSXH được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc cho vay trực tiếp đến người vay" là một phương pháp cho vay có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, phát huy sức mạnh cộng đồng và sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng tham gia vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Điện Biên Đông là một huyện miền núi cách Thành Phố Điện Biên Phủ hơn 50 km. Toàn huyện có hơn 70 nghìn người với gần 90% dân số khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến hơn 53,2% (UBND huyện Điện Biên Đông, 2021). Do vậy tín dụng cho các hộ nông dân rất quan trọng nhằm giúp cho các hộ nông dân có nguồn vốn làm ăn, vươn lên thoát nghèo. Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) là một trong những công cụ đòn bảy kinh tế của nhà nước nhằm các hộ nghèo và các đối tượng khác có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi đề phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo cho các hộ nông dân. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Điện Biên Đông đã mở rộng mạng lưới hoạt động đến 14/14 đơn vị của huyện và đặt điểm giao dịch tại 2 các xã, thị trấn tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc đến giao dịch để được vay vốn ưu đãi. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Điện Biên Đông đã củng cố lại tổ vay vốn uỷ thác qua các tổ chức chính trị, xã hội; đồng thời tăng cường mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quỹ. Tính đến tháng 12/2021, tổng nguồn vốn dư nợ của chi nhánh đạt trên 329,251 tỷ đồng. Trong đó, cho vay hộ nghèo đạt 178,142 tỷ đồng với 5.164 hộ vay; cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 69,949 tỷ đồng; cho vay hộ cận nghèo – QĐ15/2013 là 18,763 tỷ đồng, số còn lại các chương trình cho vay khác (NHCSXH chi nhánh huyện Điện Biên, 2021). Tuy nhiên trên thực tế hoạt động ủy thác tín dụng của NH CSXH thông qua hội viên Hội Nông dân hiệu quả chưa cao so với mong đợi? Nhằm mục tiêu để đánh giá hiệu quả vốn vay? Nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của ngân hàng CSXH đối với hội viên nông dân hiện nay như thế nào? Nguồn vốn vay tác động đến thu nhập và chi tiêu của hộ nông dân huyện Điện Biên Đông ra sao? Là lý do, tác giả lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội đối với hội viên Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên” để nghiên cứu những kiến thức lý luận vào thực tiễn, tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác tín dụng của hội, góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Điện Biên Đông. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hoạt hoạt động ủy thác tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội đối với hội viên Hội Nông dân - Thực trạng nguồn vốn ủy thác của NHCSXH thông qua các tổ chức Hội tại huyện Điện Biên Đông giai đoạn 2019-2021. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn ủy thác đối với hội viên hộ nông dân của NHCSXH huyện Điện Biên Đông. 3 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về hoạt động ủy thác tín dụng giữa hội viên Hội Nông dân và NHCSXH huyện Điện Biên Đông. Thông qua điều tra các hộ nông dân có vay vốn tại NHCSXH huyện Điện Biên Đông, và các cán bộ làm công tác tín dụng thuộc NHCSXH huyện Điện Biên Đông 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Luận văn được nghiên cứu trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Phạm vi về thời gian: Các số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được thu thập trong giai đoạn từ năm 2019- 2021; Các số liệu sơ cấp khảo sát các hộ nông dân trong năm 2021. Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu đánh giá công tác ủy thác tín dụng đối với hội viên Hội Nông dân như dư nợ tín dụng, nợ xấu, mục đích vay,...và đánh giá của các bên liên quan đến hiệu quả nguồn vốn tín dụng đối với hội viên Hội Nông dân 4. Ý nghĩa và những đóng góp mới của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn vốn ủy thác qua NH CSXH đối với hội viên hội nông dân - Kết quả nghiên cứu của đề tài là luận cứ khoa học phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông về nâng cao chất lượng nguồn vốn ủy thác thông qua NHCSXH 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài làm cơ sơ lý luận và thực tiễn cho Hội Nông dân trong huyện Điện Biên Đông tham khảo để đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng ủy thác trong thời gian tới. Đồng thời giúp cho chính quyền các cấp có luận cứ khoa học trong việc xây dựng cơ chế, chính sách nhằm nâng cao chất lượng ủy thác giai đoạn 2022- 2025 định hướng đến năm 2030 4 4.3. Những đóng góp mới của đề tài Học viên hiện nay đang công tác tại Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông vì vậy nghiên cứu đề tài giúp cho học viên hiểu sâu hơn về nguồn vốn ủy thác qua NH CSXH đối với hội viên Hội Nông dân Theo nghiên cứu của học viên chưa có 1 nghiên cứu bài bản nào nghiên cứu về nguồn vốn ủy thác qua NH CSXH đối với hội viên nông dân tại huyện Điện Biên Đông giai đoạn 2019 – 2021 và đưa ra giải pháp giai đoạn 2022- 2025 định hướng đến 2030. Đây chính là những đóng góp mới của luận văn 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số các khái niệm 1.1.1.1 Tín dụng Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, phản ánh quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn, có mục đích và bảo đảm tiền vay. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ (Hà Quang Đào, 2018). Có định nghĩa cho rằng tín dụng là sự tin tưởng, tín nhiệm mà cho vay mượn các loại vật tư, hàng hóa, tiền tệ. Như vậy, tín dụng không chỉ là sự vay mượn thông thường mà là sự vay mượn với một mức tín nhiệm nhất định; Tức là khi thực hiện quyền cho vay, người cho vay tin vào khả năng trả nợ của người đi vay. Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là một loại quan hệ xã hội biểu hiện mối liên hệ kinh tế, trước hết là dựa trên cơ sở niềm tin . Đứng trên quan điểm là khoản tiết kiệm của người dân vào các tổ chức tín dụng thì “Tín dụng là tổng số tiền người gửi vào tổ chức tín dụng, đối với họ quyền kiểm soát số tiền đã bị chuyển đổi” (Dương Quyết Thắng, 2016). 1.1.1.2. Tín dụng ngân hàng Có rất nhiều khái niệm về tín dụng ngân hàng như: Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay một bên là ngân hàng và người đi vay là các đối tượng ngoài ngân hành, giữa các bên có mối quan hệ thông qua vốn tín dụng, nó được biểu hiện dưới hình thức là tiền tệ hoặc hàng hóa thuộc ngân hàng. Trong quan hệ tài chính này tín dụng được coi là 6 một giao dịch về các tài sản trên cơ sở có sự hoàn trả giữa hai chủ thể một bên là ngân hàng và bên được vay. Tín dụng ngân hàng được hiểu là mối quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng của ngân hàng, trong một thời gian nhất định với một chi phí nhất định mà ngân hàng quy định Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay tiền. Khi đó, bên cho vay sẽ chuyển giao tài sản cho bên vay trong một khoảng thời gian theo thoả thuận được cam kết trong hợp đồng. Các cá nhân, doanh nghiệp vay cần cần thanh toán đủ gốc, lãi khi đến thời hạn. 1.1.1.3. Khái niệm ủy thác tín dụng ngân hàng Ủy thác tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng giao cho cá nhân hoặc pháp nhân là bên được nhận ủy thác, nhằm nhân danh người nhận ủy thác để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm thì thông qua ủy thác. Như vậy ủy thác là việc một bên (bên ủy thác) giao vốn bằng tiền cho một bên khác (bên nhận ủy thác) để thực hiện hoạt động theo quy định của Pháp luật (Thông tư 30/2014/TT-NHNN, ngày 6/11/2014 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam). Theo Điều 106 Luật Tổ chức tín dụng (2010), Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động ủy thác tín dụng ngân hàng bao gồm 04 yếu tố, các hoạt động ủy thác mà không đảm bảo có đủ 4 yếu tố này thì sẽ không được coi là hoạt động ủy thác tín dụng ngân hàng + Bên ủy thác giao vốn bằng tiền cho bên nhận ủy thác thường là bên được vay + Sử dụng cho các đối tượng thụ hưởng của hoạt động ủy thác 7 + Mục đích, lợi ích hợp pháp do bên ủy thác được chỉ định. + Hoạt động được dựa trên cơ sở hợp đồng ủy thác. 1.1.2. Ngân hàng chính sách xã hội và các hoạt động ủy thác 1.1.2.1. Ngân hành Chính sách xã hội NHCSXH được thành lập nhằm mực tiêu thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi đặc biệt đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong xã hội. Với mục tiêu chính là hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, sinh lời, và NHCSXH được Nhà nước bảo đảm thông qua khả năng thanh toán và tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), ngân hàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế theo quy định và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước khác. NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ như: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội. NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh , dân chủ, công bằng, văn minh. 1.1.2.2.Hoạt động ủy thác của ngân hàng hính sách xã hội Theo quy chế hoạt động NHCSXH là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; là ngân hàng tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tín dụng của mình trước pháp luật; thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển vốn; nhằm bù đắp chi phí và các rủi ro hoạt động tín dụng. NHCSXH không tham gia bảo hiểm tiền gửi, là ngân hàng có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, được ưu tiên miễn thuế và các nghĩa vụ phải nộp ngân sách Nhà nước. 8 NHCSXH là ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục tiêu lớn nhất là vì an sinh xã hội, thực hiện cho vay đối với các đối tượng với lãi suất và các điều kiện cho vay ưu đãi, mục tiêu chủ yếu của NHCSXH là xóa đói giảm nghèo cho các vùng nong thôn. Mức cho vay và lãi suất cho vay của NHCSXH theo Quyết định của Chính phủ từng thời kỳ và tùy thuộc vào mục tiêu từng giai đoạn. NHCSXH ngoài nguồn vốn chủ yếu được nhận từ ngân hàng nhà nước thì NHCSXH còn nhận được vốn uỷ thác từ chính quyền địa phương như từ các quỹ tín dụng hay từ quỹ từ thiện cho những người nghèo của nhà nước, từ các tổ chức kinh tế, từ các tổ chức tài chính tín dụng, từ các tổ chức chính trị xã hội, từ các hiệp hội, từ các tổ chức phi chính phủ, từ các cá nhân trong nước và ngoài nước để NHCSXH cho vay vốn đối với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của nhà nước. Đối tượng vay vốn của NHCSXH là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng là các hộ chính sách gặp khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống và không đủ điều kiện để vay vốn từ các ngân hàng thương mại, các đối tượng là các hộ sinh sống ở những xã thuộc các vùng khó khăn (theo Quyết định số 30/2007/QĐTTg ngày 05/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ). - Phương thức cho vay thông qua ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội là 04 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hay gọi tắt là tổ chức Hội, đoàn thể - Có Hội đồng quản trị và Ban đại diện HĐQT các cấp. 1.1.3. Ý nghĩa và vai trò và điều kiện của việc ủy thác cho vay thông qua tổ chức hội, đoàn thể của NHCSXH. 1.1.3.1. Ý nghĩa và vai trò của hoạt động ủy thác cho vay - Công khai hóa, xã hội hóa hoạt động của NHCSXH.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất