Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ “Nghiên cứu hoàn thiện công tác tổ chức lao động và tiền lương tại Công ty cổ ph...

Tài liệu “Nghiên cứu hoàn thiện công tác tổ chức lao động và tiền lương tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển cộng đồng An Bình "

.DOC
29
214
85

Mô tả:

ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Mác, sức lao động của con người là một trong ba yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò chủ chốt trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo cho sự phồn vinh cảu mọi quốc gia. Người lao động chỉ huy phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động mà họ bỏ ra được đền bù xứng đáng. Đó là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để người lao động có thể tái sản xuất sức lao động đồng thời có thể tích lũy và được gọi là tiền lương. Nó là phần thu nhập mà họ nhận được nhằm đảm bảo cuộc sống bản thân và gia đình họ: Là điều kiện cần thiết để người lao động hoà nhập vào thị trường và xã hội. Vì vậy mối quan tâm của người lao động là tiền lương ngày càng cao để nhằm tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống bản thân và gia đình. Đối với mọi Doanh nghiệp vấn đề đặt ra là việc trả lương như thế nào? Theo hình thức nào? để giải quyết hài hoà lợi ích kinh tế giữa người lao động với Doanh nghiệp và cũng trên cơ sở các chính sách chế độ và chính sách tiền lương phải thực sự là đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, say mê sáng tạo, tích cực tăng năng suất lao động, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức quản lý lao động và tiền lương trong doanh nghiệp cùng với kiến thức dã được tiếp thu ở trường Đại học Lâm Nghiệp, qua thời gian tìm hiểu thực tế công tác quản lý lao động và tiền lương ở Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển cộng đồng An Bình , em dã thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công tác tổ chức lao động và tiền lương tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển cộng đồng An Bình " Phần I ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TM&PT CỘNG ĐỒNG AN BÌNH 1.1. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Tên Công ty: Công ty CP đầu tư TM&PT cộng đồng An Bình Trụ sở chính: Số 60, ngõ 215 , phố Đinh Công Thượng, P. Định Công, Q. Hoàng Mai , Hà Nội. Tài khoản: 1052002173701 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương, Hà Nội. Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp XNK trực tiếp – Do Cục Hải Quan Thành phố Hà Nội Các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển cộng đồng An Bình hiện nay bao gồm : - Chế biến gỗ, lâm sản - Sản xuất thiết bị dạy học các môn theo chương trình đổi mới sách và thiết bị của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo và các thiết bị liên quan đến nội thất trường học như: bảng viết phấn, bàn ghế học sinh giáo viên, tủ đựng tài liệu, giá để đồ thí nghiệm, giá sách và các thiết bị khác liên quan đến trang bị cho trường học. Với chiến lược phát triển trong thời gian tới, Công ty sẽ nâng cao được năng lực SXKD và đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh để mang lại lợi nhuận một cách hiệu quả nhất. 2. Đặc điểm các nguồn lực cho SXKD của Công ty 2.1. Tài sản cố định của Công ty TSCĐ của Công ty tính đến ngày 31/12/2009 được thể hiện ở biểu 2.1 Biểu 2.1: Tài sản cố định của Công ty tính đến ngày 31/12/2009 S T T I A B C D E II Chỉ tiêu TSCĐ hữu hình Nhà cửa Vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị văn phòng TSCĐ vô hình Tổng Nguyên giá 2.590.916.753 812.350.009 89.265.189 766.086.111 758.015.120 165.200.324 2.590.916.753 Tỷ lệ Giá trị còn lại (%) 100 31,35 3,445 29,57 29,26 6,376 100 1.198.127.682 446.335.420 39.335.420 342.156.359 447.902.472 121.245.454 1.198.127.682 Tỷ lệ GTCL/NG (%) 46,2 56,17 55,27 47,27 59,09 73,39 46,2 Đơn vị tính : Đồng (Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán) Qua biểu 2.1, ta thấy: Tài sản cố định của Công ty không lớn, nguyên giá tổng tài sản có giá trị là 2.590.916.753 đồng, trong khi đó giá trị còn lại của TSCĐ là 1.198.127.682 đồng, chiếm 46,2%. Điều đó, chứng tỏ TSCĐ của Công ty vẫn còn sử dụng tốt, mới chỉ khấu hao được một nửa. Tài sản cố định của Công ty chủ yếu tập chung vào nhà cửa (31,35%), máy móc thiết bị (29,57%), phương tiện vận tải (29,26%). Do mục đích sử dụng khác nhau nên mức độ khấu hao khác nhau, đến cuối năm 2008 thì máy móc thiết bị bị khấu hao nhiều nhất, giá trị còn lại chỉ còn 47,27%. Thiết bị văn phòng chiếm tỷ lện nhỏ nhất trong tổng tài sản (6,376%) nhưng bị khấu hao ít nhất, nhưng giá trị còn lại lên đến 73,39%. Nhìn chung trong những năm gần đây, Công ty cũng đã chú trọng vào đầu tư các máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất, điều này rất phù hợp với tình hình thực tế sản xuất của Công ty. Đây là một sự đầu tư đúng hướng để Công ty mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. 2..2. Đặc điểm về vốn kinh doanh của Công ty Vốn kinh doanh của Công ty được thể hiện ở biểu 2.2: Biểu 2.2: Vốn kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2007 – 2009 Đơn vị tính: Đồng S Năm T T Chỉ tiêu I Loại vốn 1 Vốn LĐ 2 Vốn CĐ II Nguồn vốn 1 Vốn CSH 2 Nợ PT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 θLH θLH Giá trị Giá trị Giá trị (%) (%) 10.113.440.340 17.383.126.586 171,88 20.909.338.529 120,28 8.436.311.594 15.945.498.372 189,01 19.711.210.847 123,62 1.677.128.746 1.437.628.214 85,72 1.198.127.682 83,34 10.113.440.340 17.383.126.586 171,88 20.909.338.529 120,28 4.121.216.736 10.084.343.195 244,69 10.411.719.410 103,25 5.992.223.604 7.298.783.391 121,8 10.497.619.119 143,83 θBQ (%) 143,8 152,9 84,5 143,8 158,9 132,4 (Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán) Qua biểu 2.2, cho thấy: Mặc dù tổng vốn kinh doanh trong những năm qua tăng mạnh nhưng tỷ trọng VLĐ và VCĐ trong tổng vốn kinh doanh tăng, giảm không đều. Được thành lập từ năm 2003, đến năm 2006, Công ty đã ổn định sản xuất, đầu tư phát triển SXKD, đã có chỗ đứng trên thị trường, đến năm 2008, Công ty đầu tư xây dựng thêm xưởng sản xuất tại nhà máy, do đó đã chuyển một phần lớn VLĐ thành VCĐ. Nhìn chung VLĐ chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn kinh doanh và ngày càng có xu hướng tăng cao khi sản xuất tiếp tục phát triển là phù hợp với mục tiêu của Công ty trong những năm tới. Nguồn vốn của Công ty cũng không ngừng tăng lên cả về vốn CSH và nợ phải trả nhất là vào năm 2008. Như vậy, do đặc trưng của ngành sản xuất, vốn tập trung chủ yếu vào các chi phí đầu vào, nên việc tận dụng các nguồn vốn ngắn hạn sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn cho SXKD với chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. 3.Công tác tổ chức bộ máy của Công ty Bộ máy của Công ty bao gồm: 1. Đại hội đồng cổ đông 2. Hội đồng quản trị 3. Ban kiểm soát 4. Ban giám đốc điều hành Công ty - Giám đốc: Điều hành chung toàn bộ công ty + Phó giám đốc phụ trách về tài chính - kinh doanh: Phụ trách các vấn đề về tài chính tiền tệ của Công ty, về chiến lược kinh doanh và giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty, các đại diện, các cấp đại lý và dự án. + Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật: phụ trách toàn bộ các vấn đề liên quan đến khoa học kỹ thuật và công nghệ cho toàn Công ty. + Phó Giám đốc sản xuất: Phụ trách về mặt sản xuất của Công ty tại các xưởng sản xuất Các phòng ban trực thuộc: - Phòng Tổng hợp - Phòng Hành chính nhân sự - Phòng Tài chính Kế toán - Phòng Kinh doanh - Phòng thiết kế - Phòng KCS - Trung tâm lắp đặt và bảo hành thiết bị. 4.Phương hướng kinh doanh của Công ty Năm 2009 Công ty tổ chức thực hiện nhiệm vụ SXKD trong tình hình đặc điểm và điều kiện gặp rất nhiều khó khăn. Song với nỗ lực quyết tâm Công ty đã triển khai toàn diện các mặt công tác tập trung phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu cấp trên giao và có sự tăng trưởng so với năm trước, tạo ra những khởi sắc mới tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn Công ty. Tuy nhiên, Công ty còn nổi lên một số tồn tại như sau: - Công tác tìm và phát triển thị trường chưa đáp ứng cho sản xuất, công tác thu hồi công nợ còn để kéo dài chưa triệt để gây ảnh hưởng cho SXKD, hoạt động của các tổ chức đã có hiệu quả nhưng chưa đều. - Nguyên nhân khách quan: Là do giá cả thị trường thường xuyên biến động lớn, chi phí đầu vào tăng nhanh trong khi giá bán sản phẩm tăng không đáng kể, thiết bị đã được đầu tư nhưng vẫn thiếu, chưa đồng bộ, vốn cho sản xuất kinh doanh còn hạn hẹp. - Nguyên nhân chủ quan: Vai trò đề xuất của cơ quan có phần chưa chủ động, nhạy bén, trong những lúc khó khăn chưa tích cực tìm biện pháp tháo gỡ khắc phục. Năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một số cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời với sự phát triển chung của Công ty. * Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2010 là năm thứ 4 đất nước hội nhập kinh tế thế giới có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn thách thức mới, là năm thứ 4 thực hiện nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X. Những khó khăn trong sản xuất kinh doanh vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ năm 2010. Để triển khai thực hiện tất cả các chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 toàn Công ty cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ sau: 1. Đối với SXKD: Tập trung xây dựng đề án sản xuất sản phẩm mới theo định hướng, Công ty cần tập chung cho công tác kế hoạch, thị trường, kỹ thuật, quản lý sử dụng tiết kiệm vật tư, nâng cao chất lượng sản phẩm để sản phẩm xuất bán đạt hiệu quả cao. 2. Công tác quản lý: - Tiếp tục kiên toàn tổ chức: Bố trí sắp xếp lực lượng lao động hợp lý từ cơ quan đến nhà máy sản xuất nhằm phát huy khả năng của người lao động, ổn định việc làm, ổn định thu nhập. Bổ sung hoàn thiện nội quy, quy chế trong nội bộ để thực hiện có nề nếp, giúp cho lãnh đạo chỉ huy trong mọi công việc, điều hành kịp thời. - Đảm bảo an toàn: Trong SXKD đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, tài sản các thủ tục hành chính, quản lý thu chi tài chính chặt chẽ, đúng pháp luật của Nhà nước quy định. Tích cực thu hồi công nợ, triệt để chống thất thoát. - Gắn kết SXKD với quyền lợi người lao động: gắn trách nhiệm đi đôi với quyền hạn, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch. 5.Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2007 – 2009 Để đánh giá kết quả SXKD của SXKD của Công ty bằng chỉ tiêu giá trị qua 3 năm 2007 – 2009, em lập và phân tích biểu 2.3: Qua biểu 2.3, ta thấy: Kết quả SXKD của Công ty thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trước thuế. Tốc độ phát triển của lợi nhuận trước thuế trong những năm gần đây rất cao, đặc biệt là năm 2009 với tốc độ PTLH là 168,29%. Kết quả này cho thấy hoạt động SXKD của Công ty đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Để thấy rõ được điều đó chúng ta đi xem xét các yếu tố cấu thành lên lợi nhuận : - Doanh thu thuần: Có tốc độ PTLH tăng liên tục qua các năm, đặc biệt là năm 2009 với tốc độ PTBQ là 136,59%. Doanh thu của Công ty có xu hướng tăng mạnh như thế là do Công ty đã mua thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại phục vụ dây chuyền sản xuất làm tăng tốc độ SXKD, đồng thời Công ty ngày càng chú trọng đến mở rộng thị trường, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm làm cho doanh thu tăng lên. - Giá vốn hàng bán: Trong những năm gần đây thì giá cả nguyên liệu đầu vào của các nguyên vật liệu rất cao, biến động không ngừng làm cho giá vốn hàng bán của các sản phẩm tăng cao là điều rất dễ hiểu với tốc độ PTBQ là 133,52%. - Chi phí quản lý kinh doanh: Tăng đột biến vào năm 2008 với tốc độ PTLH là 200,59%, đến năm 2008 là 145,09%. Nguyên nhân là do Công ty Biểu 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty bằng chỉ tiêu giá trị Đơn vị tính: Đồng S TT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm Doanh thu BH và CCDV Chỉ tiêu Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về BH, CCDV Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về BH, CCDV Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Giá trị 30.517.394.970 30.517.394.970 27.465.655.473 3.051.739.497 305.173.950 Giá trị θLH (%) 39.046.488.022 127,95 39.046.488.022 127,95 33.937.340.338 123,56 5.109.147.684 167,42 35.226.693 268.971.182 88,14 Giá trị θLH (%) 56.934.619.008 145,81 56.934.619.008 145,81 48.963.772.347 144,28 7.970.846.661 156,01 105.260.366 298,81 581.268.233 216,11 Trong đó: Chi phí lãi vay 9 Chi phí quản lý kinh doanh 10 Lợi nhuận thuần HĐ kinh doanh 11 Thu nhập khác 305.173.950 1.525.869.748 1.220.695.799 18.433.418 1 2 3 4 5 6 7 268.971.182 3.060.776.824 1.814.666.371 - 88,14 200,59 148,66 - 581.268.233 4.440.900.283 3.053.938.511 - 216,11 145,09 168,29 - θBQ (%) 136,59 136,59 133,52 161,61 138,01 138,0 1 170,6 158,17 - 12 13 14 15 17 Chi phí khác Lợi nhuận khác Lợi nhuận kế toán trước thuế Chi phí thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế 18.433.418 1.239.129.217 346.956.181 892.173.036 1.814.666.371 508.106.584 1.306.559.787 146,45 146,45 146,45 3.053.938.511 598.571.948 2.455.366.563 168,29 117,8 187,9 157 131,3 165,8 (Nguồn : Phòng Tài chính – kế toán) xác định để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thì cần phải hoàn thiện hệ thống bán hàng và chăm sóc khách hàng, nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường. - Chi phí tài chính: Trong những năm qua Công ty cũng đã hạn chế các nguồn vốn vay từ bên ngoài mà chủ yếu là huy động vốn của các cổ đông. Chi phí tài chính tăng mạnh vào năm 2009 với tốc độ PTLH lên tới 216,11%. Công ty không có khoản thu nhập khác, nếu có được là do bán máy móc thiết bị đã cũ, hỏng. Vì Công ty là Công ty cổ phần nên hàng năm Công ty phải nộp thuế 25% tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. Năm 2009, do chính sách kích cầu của chính phủ, các doanh nghiệp được giảm 30 %. Nên số thuế mà Công ty phải nộp 598.571.948 đồng. Như vậy tình hình hoạt động SXKD của Công ty trong những năm qua là tương đối tốt. Với những thành tích đạt được, Công ty cần không ngừng hoàn thiện đổi mới công tác tổ chức quản lý hoạt động SXKD làm tăng kết quả SXKD cho toàn Công ty trong thời gian tới. Phần II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG AN BÌNH 2.1. Tình hình công tác tổ chức quản lý lao động tại Công ty 2.1.1. Tình hình sử dụng lao động và thu nhập của người lao động Sử dụng lao động là một yếu tố quan trọng để tạo điều kiện phát triển Công ty, bố trí lao động hợp lý sẽ đưa năng suất và hiệu quả lao động tăng cao. Tình hình sử dụng lao động và thu nhập của người lao động được thể hiện ở biểu 3.1: Biểu 3.1: Tình hình sử dụng lao động và thu nhập của người lao động T T Chỉ tiêu I 1 2 II Số lượng θ LH (%) Số lượng θLH (%) θBQ (%) 293 314 107,17 326 103,82 105,48 246 264 107,3 274 103,78 105,52 47 50 106,4 52 104 105,19 % 100 100 - 100 - - % 83,9 84,1 - 84 - - % 16,1 15,9 - 16 - - 1000 đồng 2.314 2.635 113,87 3.423 129,91 121,63 Đơn vị Tổng số Người CBCNV Lao động trực Người tiếp Lao động gián Người tiếp Tỷ lệ lao động Lao động trực tiếp Lao động gián 2 tiếp Thu nhập bình III quân chung người LĐ 1 2007 Số lượng Năm 2008 2009 Qua biểu 3.1, cho thấy: Số lượng lao động qua các năm tăng với tốc độ phát triển bình quân là 105,48%. Trong đó chủ yếu là lao động trực tiếp chiếm hơn 2/3 số lao động 11 trong toàn Công ty, với tốc độ phát triển bình quân là 105,52%, cụ thể là năm 2007 số lao động tăng 7,3% tương ứng với 18 người, năm 2009 tăng 3,87% tương ứng với 10 người. Lao động gián tiếp năm 2007 tăng 6,4% tương ứng với 3 người, năm 2009 tăng 4% tương ứng với 2 người với tốc độ phát triển bình quân là 105,19%. Vì Công ty là doanh nghiệp sản xuất nên lượng lao động tập chung chủ yếu là lao động trực tiếp tại các xưởng sản xuất, do vậy Công ty cần phải hoàn thiện bổ sung lượng lao động trực tiếp, giảm thiểu lao động gián tiếp trong những năm tới. Có như vậy Công ty mới có điều kiện để tăng khối lượng sản phẩm giảm được chi phí nhân công không cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả SXKD của mình. Thu nhập của người lao động ngày càng tăng cao với tốc độ phát triển bình quân là 121,63%. Năm 2008, thu nhập của người lao động tăng 13,87%, tương ứng với 321.000 đồng, năm 2009, thu nhập của người lao động tăng 29,91%, tương ứng với 788.000 đồng so với năm 2008. Như vậy ta có thể thấy rằng thu nhập bình quân của lao động ở Công ty ngày càng tăng và có xu hướng tăng cao, và đó cũng là một điều tất yếu trong nền kinh tế hiện nay, lạm phát đã lên tới hai con số, giá cả hàng hoá ngày càng leo thang thì lương của người lao động cũng cần phải tăng để đáp ứng nhu cẩu ngày càng khắt khe của thị trường. Tuy nhiên qua phân tích trên mới chỉ cho thấy về số lượng lao động tăng lên mà chúng ta vẫn chưa biết hiệu quả sử dụng lao động là tiết kiệm hay lãng phí. Vì vậy, chúng ta cần xem xét và tiến hành phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch sử dụng lao động của Công ty thông qua biểu 3.2. Qua biểu 3.2, cho thấy: Năm 2007 và năm 2008, Công ty đã vượt chỉ tiêu kế hoạch lao động đề ra và hàng năm giá trị sản lượng thực hiện tăng cao hơn so với kế hoạch đặt ra nhất là năm 2008, lên tới 7.377.012.000 đồng. Năm 2009, số lao động đã không hoàn thành kế hoạch đề ra với tốc độ phát triển bình quân là 98,8%, 12 Biểu 3.2: Tình hình thực hiện kế hoạch lao động của Công ty Năm Chỉ tiêu Giá trị sản lượng 2007 Số lao động Giá trị sản lượng 2008 Số lao động Giá trị sản lượng 2009 Số lao động Đơn vị Kế hoạch đồng 35.000.000.000 người 290 đồng 45.000.000.000 người 310 đồng 65.000.000.000 người 330 Thực hiện θLH (%) 39.242.548.000 112,1 293 +3 + 7.377.012.000 101,3 69.066.336.000 106,3 326 + 4.242.548.000 101 52.377.012.000 116,4 314 Chênh lệch +4 + 4.066.336.000 98,8 tương ứng với 4 người, nhưng giá trị sản lượng thực hiện vẫn tăng cao. Điều đó cho thấy trong những năm gần đây Công ty quản lý và sử dụng lao động tiết kiệm và có hiệu quả. Mặt khác để đáp ứng những hợp đồng lớn của khách hàng, Công ty đã tổ chức cho lao động làm thêm giờ. Vì vậy mà Công ty vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra 2.1.2. Tình hình tổ chức cơ cấu lao động của Công ty 2.1.2.1. Phân tích cơ cấu lao động của Công ty Căn cứ vào số liệu thu thập được từ phòng Hành chính nhân sự, thì cơ cấu lao động của Công ty được thể hiện ở biểu 3.3: Qua biểu 3.3, cho thấy: Tổng số cán bộ công nhân viên qua các năm tăng với tốc độ phát triển bình quân là 105,5%. - Xét theo cơ cấu giữa các bộ phận: Cơ cấu hợp lý giữa các bộ phận trong Công ty là một yếu tố quan trọng, nó như là một khối liên kết vững chắc để tạo điều kiện cho Công ty ngày càng củng cố và phát triển. Cơ cấu lao động của Công ty gồm 3 bộ phận: bộ phận quản lý, bộ phận sản xuất, bộ phận phù trợ. + Bộ phận quản lý: tăng với tốc độ phát triển bình quân là 113,7%, năm 13 -4 Biểu 3.3: Cơ cấu lao động của Công ty 3 năm 2007-2009 Đơn vị tính: Người T T Năm Chỉ tiêu Tổng số CBCNV 1 2 Theo cơ BP quản lý cấu giữa BP sản xuất các bộ phận BP phù trợ 2007 2008 2009 θBQ (%) Số lượng Số lượng θLH (%) Số lượng θLH (%) 293 314 107,2 326 103,8 105,5 17 20 117,6 22 110 113,7 267 282 105,6 290 102,8 104,2 9 12 133,3 14 116,7 124,7 3 Theo giới Nam tính Nữ 134 152 113,4 155 101,9 107,5 159 162 101,9 171 105,5 103,7 4 Theo hợp LĐ biên chế đồng LĐ LĐ hợp đồng 75 87 116 92 105,7 110,7 118 227 102,4 234 103,1 102,7 Dưới 25 tuổi 73 68 93,15 75 110,3 101,4 Từ 25 – 50 tuổi 216 239 110,6 242 101,3 105,8 Trên 50 tuổi 4 7 175 9 128,6 150 Đại học 31 34 109,7 36 105,9 107,8 Cao đẳng 2 2 100 2 100 100 13 13 100 15 115,4 107,4 247 265 107,3 273 103 105,1 5 6 Theo tuổi độ Theo trình Trung cấp độ Công nhân 2008, bộ phận này tăng 3 người tương ứng với 17,6%, đến năm 2009 tăng 10%, tương ứng với 2 người. + Bộ phận sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong Công ty là một điều dễ hiểu đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào. Bộ phận sản xuất của Công ty tăng đều qua các năm với tốc độ phát triển bình quân là 104,2% . 14 + Bộ phận phục vụ, xét về số lượng thì tăng không nhiều, chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động của Công ty, năm 2008 tăng 33,3%, tương ứng với 3 người so với năm 2007. Năm 2009 bộ phận này tăng thêm 3 người tương ứng với 24,7% so với năm 2008. Tuy nhiên tỷ lệ lao động này vẫn chiếm tỷ lệ nhiều trong Công ty, vì vậy, Công ty cần phải có biện pháp giảm bớt lực lượng lao động này, chuyển lao động này sang thành lao động trực tiếp để tham gia vào SXKD để nâng cao năng suất lao động. - Xét theo giới tính: Công ty có số lao động nam và nữ gần tương đương nhau, điều này có thể lý giải bởi lao động nam thường nắm bắt kỹ thuật nhanh hơn lao động nữ, còn lao động nữ lại có tay nghề, đức tính cần cù, khéo léo trong công việc, số lao động nữ của Công ty tăng với tốc độ phát triển bình quân là 103,7%. Năm 2007, lao động nam tăng 13,4%, tương ứng với 8 người, năm 2009, tăng 1,9%, tương ứng với 3 người so với năm 2008. - Xét theo số lao động bên chế: số lượng lao động biên chế tăng dần qua các năm với tốc độ phát triển bình quân là 110,7%. Năm 2008 tăng với tốc độ phát triển liên hoàn là 116%, năm 2009 tăng với tốc độ phát triển liên hoàn là 105,7%. Lao động hợp đồng cũng có xu hướng tăng nhẹ với tốc độ phát triển bình quân là 103,1%.Năm 2008, lao động này tăng 2,4%, tương ứng với 9 người, Năm 2009 tăng 3,1%, tương ứng với 7 người so với năm 2008. Như vậy ta có thể thấy trong những năm gần đây Công ty đang dần có nhiều lao động biên chế, điều này rất có lợi cho Công ty, vì hàng năm Công ty sẽ giảm một khoản chi phí cho việc tuyển dụng, đào tạo lao động mới… - Xét theo độ tuổi: Có thể thấy được số lao động có độ tuổi từ 25 – 50 chiếm một tỷ lệ lớn. Những lao động này làm việc lâu năm cho Công ty, mặt khác lại có sức khỏe, có thể đảm nhiệm được các công việc nặng nhọc với tốc độ phát triển bình quân là 105,8%, còn những lao động có độ tuổi trên 50 tuổi không thể đảm nhận được những công việc nặng nhọc mà chủ yếu là làm 15 những công việc quản lý với tốc độ phát triển bình quân là 150%. - Xét theo trình độ: Vì là doanh nghiệp sản xuất nên lực lượng lao động trực tiếp là công nhân chiếm một tỷ lên khá lớn, hàng năm tăng với tốc độ phát triển bình quân là 105,1%. Năm 2008 tăng 7,3% tương ứng với 18 người so với năm 2007, năm 2009 tăng 3%, tương ứng với 8 người so với năm 2008. Lao động có trình độ Đại học cũng chiếm một tỷ lệ lớn sau công nhân, số lao động này chủ yếu phục vụ công việc quản lý, cán bộ điều hành, nhân viên các phòng ban, với tốc độ phát triển bình quân là 107,8%. Lao động có trình độ Cao đẳng, Trung cấp chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số cán bộ công nhân viên, số lao động này hàng năm không tăng. Điều đó có thể thấy rằng lao động quản lý ở Công ty chủ yếu có trình độ Đại học, hàng năm Công ty tuyển thêm các nhân viên có trình độ đại học, vì họ được đào tạo bài bản hơn so với các nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp. Như vậy, việc phân công bố trí lao động của Công ty là tương đối hợp lý, phù hợp với yêu cầu thực tế của Công ty. Việc sử dụng lao độ hợp lý sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tăng năng suất lao động. Điều này có ý nghĩa hết sức thiết thực với việc nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống của cán bộ công nhân viên. 2.1.2.2. Bố trí, sắp xếp lao động trong Công ty Bố trí sắp xếp lao động trong Công ty được thể hiện ở biểu 3.4: Qua biểu 3.4 ta có thể thấy rõ hơn về cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty. Lực lượng lao động của Công ty qua 3 năm tương đối ổn định, hàng năm lượng lao động tăng lên là do quy mô SXKD ngày càng mở rộng Lượng nhân viên khá ổn định trong bộ phận quản lý, ở mỗi phòng ban, qua 3 năm tăng 5 người với tốc độ phát triển bình quân là 113,7%, năm 2008, phòng tổng hợp, phòng thiết kế, phòng KCS tăng mỗi phòng 1 người, năm 2009 thì phòng thiết kế, phòng KCS tăng mỗi phòng 1 người. Bộ phận sản xuất của Công ty nhìn chung tăng qua các năm tăng nhẹ 16 Biểu 3.4: Bố trí sắp xếp lao động trong Công ty Đơn vị tính: Người S T Chỉ tiêu T 2007 Năm 2008 2009 Slg TT Slg TT θLH (%) Slg TT θLH (%) θBQ (%) I Tổng CBCNV 293 100 314 100 107,2 326 100 103,8 105,5 II Lao động quản lý 17 5,8 20 6,36 117,6 22 6,75 110 113,7 1 Ban giám đốc 4 1,36 4 1,27 100 4 1,23 100 100 2 Phòng kinh doanh 2 0,68 2 0,64 100 2 0,61 100 100 2 0,68 2 0,64 100 2 0,61 100 100 3 1,02 3 0,95 100 3 0,92 100 100 3 4 Phòng hành chính nhân sự Phòng Tài chính kế toán 5 Phòng Tổng hợp 2 0,68 3 0,95 150 3 0,92 100 122,5 6 Phòng thiết kế 2 0,68 3 0,95 150 4 1,23 133,3 141,4 7 Phòng KCS 2 0,68 3 0,95 150 4 1,23 133,3 141,4 III Lao động sản xuất 267 91,1 282 89,8 105,6 290 88,9 102,8 104,2 1 Phân xưởng gỗ 75 26,3 77 24,5 102,7 74 22,7 96,1 99,3 2 Phân xưởng Cơ khí – Điện 46 15,7 49 15,6 106,5 50 15 102 104,2 3 Phân xưởng nhựa 49 14,4 50 15,9 46 14,1 92 96,9 55 18,8 59 18,8 107,3 64 19,6 108,5 107,9 17 5,8 25 7,96 147,1 27 8,3 108 126 25 8,5 22 29 8,89 131,8 107,7 9 3,1 12 14 4,35 116,7 124,7 4 5 6 Phân xưởng sơn tĩnh điện Phân xưởng Composite Phân xưởng lắp ráp IV Bộ phận phục vụ 7 102 88 3,84 133,3 với tốc độ phát triển bình quân là 104,2%, tập chung nhiều ở phân xưởng sơn tĩnh điện với tốc độ phát triển bình quân là 107,9%, chiếm tỷ lệ ít nhất ở phân 17 xưởng Composite với tốc độ phát triển bình quân là 126%. Như vậy, có thể thấy lượng lao động sản xuất ổn định qua các năm. Bộ phận phù trợ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong Công ty với tốc độ phát triển bình quân là 124,7%, nhưng nhìn một cách tổng thể thì lượng lao động này vẫn nhiều. Như vậy, có thể thấy việc bố trí, sắp xếp lao động ở Công ty là tương đối hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty, tuy nhiên do quy trình sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nên Công ty cần phải giảm bớt lao động ở bộ phận phù trợ, chuyển số lao động này sang các bộ phận khác để tăng năng suất lao động một cách hiệu quả. 2.1.3. Phân tích sự biến động năng suất lao động của Công ty Năng suất lao động của mỗi công nhân là thể hiện năng lực của Công ty, nó là kết quả của mỗi công nhân góp vào hoạt động của Công ty. Tình hình biến động năng suất lao động của Công ty được thể hiện ở biểu 3.5: Qua biểu 3.5 cho thấy: Tiền lương bình quân chung của Công ty có xu hướng tăng với tốc độ phát triển bình quân là 121,63%. Năm 2008 tăng 13,87%, tương ứng với 321.000 đồng so với năm 2007, năm 2009 tăng 29,91%, tương ứng với 788.000 đồng so với năm 2008. Tiền lương bình quân của công nhân trực tiếp sản xuất cũng tăng đáng kể qua các năm với tốc độ phát triển bình quân la 119,46% Như vậy, có thể thấy mức sống của người lao động trong những năm gần đây được cải thiện đáng kể, mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên ngày càng tăng, điều này rất đúng với thực trạng nền kinh tế lạm phát hiện nay, giá cả hàng hóa đắt đỏ, mức sống của xã hội ngày càng cao. Vì vậy mà Công ty cũng cần có biện pháp để tăng mức sống của người lao động ngày càng cao hơn để họ có thể đảm bảo được mức sống của mình, yên tâm làm việc lâu dài cho Công ty 18 Biểu 3.5: Tình hình biến động năng suất lao động của Công ty 2006 Đơn vị Năm Chỉ tiêu 1.GT sản lượng 2. Số CBCNV 3. Công nhân TTSX 4.NSLĐ bình quân CNTTSX 5. NSLĐ bình quân chung đồng 39.242.548.000 Số lượng 52.377.012.000 2008 θLH (%) 133,5 Số lượng 69.066.336.000 θLH (%) θBQ (%) 131,86 132,67 người 293 314 107,16 326 103,82 105,48 người 267 282 105,6 290 102,84 104,2 Đồng/ công nhân 146.975.835,2 185.734.085,1 126,37 238.159.779,3 182,23 151,75 đồng/ CBCN 133.933.610,9 166.805.770,7 124,54 211.859.926,4 127 125,76 2.314.000 2.635.000 113,87 3.423.000 129,91 121,63 121,3 2.746.000 117,65 119,46 6. Tiền lương bình quân chung 7. Tiền lương bình quân CNTTSX Số lượng 2007 2.334.000 đ/ng/ tháng 1.924.000 19 Năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất trong những năm qua cũng tăng đáng kể với tốc độ phát triển bình quân là 151,75%, năng suất lao động bình quân chung cũng tăng với tốc dộ phát triển bình quân là 125,76%. Như vậy, có thể thấy rằng năng suất lao động của Công ty về mặt giá trị đã tăng lên một cách đáng kể do nỗ lực của chính những người công nhân cũng nhu toàn bộ công ty. 2.2. Thực trạng công tác tiền lương tại Công ty 2.2.1 Phân tích tình hình biến động tiền lương và tổng quỹ lương của Công ty Tình hình biến động tiền lương và tổng quỹ lương của Công ty được thể hiện ở biểu 3.6: Qua biểu 3.6, cho thấy: Tiền lương bình quân của công nhân trực tiếp sản xuất và tiền lương bình quân chung đều tăng nhanh qua các năm, cùng với số lượng lao động ở các năm tăng lên dẫn đến tổng quỹ lương cũng tăng qua các năm. Năm 2008, tổng quỹ lương chung tăng với tốc độ phát triển liên hoàn là 122,03%, năm 2009, tổng quỹ lương chung tăng với tốc độ phát triển liên hoàn là 128,29%, và tốc độ phát triển bình quân là 128,29%. Tổng quỹ lương công nhân trực tiếp sản xuất cũng tăng với tốc độ phát triển bình quân là 123,53%. Điều này chứng tỏ trong những năm qua Công ty đã cố gắng và không ngừng nâng cao mức lương, cải thiện đời sống cho người lao động. Như vậy trong những năm gần đây, tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng được nâng cao. Do đó, Công ty cần phải không ngừng phát huy chức năng của nó thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế, tác động đến người lao động để họ không ngừng nâng cao năng suất lao động góp phần vào sự phát triển của mình. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan