Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngư nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản ...

Tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngư nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển bắc bộ tt

.PDF
27
402
142

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN HỮU THỌ NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN NGƯ NHẰM PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Mã số : 62.62.01.15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2016 Luận án đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN NGUYÊN CỰ 2. TS. ĐINH VĂN ĐÃN Phản biện 1: PGS.TS. LÊ HỮU ẢNH Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. LÊ TRỌNG HÙNG Bộ Giáo dục và Đào tạo Phản biện 3: PGS.TS. NGUYỄN THỊ BÍCH LOAN Trường Đại học Thương mại Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, vào hồi , ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Vai trò của thủy sản nuôi trồng ngày càng trở nên quan trọng và chiếm ưu thế hơn so với thủy sản khai thác. Để đáp ứng nhu cầu này, Việt Nam ngày càng chủ trọng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong đó có NTTS ở vùng ven biển Bắc Bộ. Hiện nay, tổng diện tích NTTS mặn lợ vùng ven biển Bắc Bộ có khoảng 40 nghìn ha và trên 16 nghìn lồng, bè; phân bố dọc ven biển 5 tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định đến Ninh Bình. Nhằm thúc đẩy phát triển NTTS vùng ven biển, Nhà nước đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau, trong đó có chính sách khuyến ngư (KN). Thời gian vừa qua, chính sách KN đã góp phần nâng cao hiệu quả NTTS vùng ven biển Bắc Bộ. Tuy nhiên, do chính sách KN ban hành có phạm vi rộng nên nhiều nội dung vẫn mang tính chung chung, thiếu cụ thể. Trong khi, đặc điểm của NTTS ven biển Bắc Bộ lại có sự khác biệt rõ rệt cả về quy mô đầu tư, hình thức nuôi và thời gian nuôi nên khi áp dụng khuôn khổ chính sách KN hiện hành đã làm nảy sinh nhiều bất cập, hạn chế tác động của KN đến NTTS. Thời gian tới, định hướng của Nhà nước về KN sẽ có những thay đổi lớn. KN sẽ chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa sang hoạt động theo chương trình, dự án vận hành theo cơ chế thị trường; chuyển dần từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân; nâng cao hiệu quả đầu tư công và dịch vụ công. Hiện nay đã có một số nghiên cứu về chính sách KN, nhưng chưa có nghiên cứu chuyên sâu về hoàn thiện chính sách khuyến ngư NTTS vùng ven biển Bắc Bộ. Xuất phát từ thực tiễn và định hướng trên cho thấy, việc thực hiện đề tài luận án là cần thiết và có ý nghĩa. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách khuyến ngư nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ trong giai đoạn tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện chính sách khuyến ngư nuôi trồng thủy sản vùng ven biển; 1 - Đánh giá thực trạng hoạch định, tổ chức triển khai, mức độ tác động và các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách khuyến ngư nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ; - Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách khuyến ngư nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ trong giai đoạn tới. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về khuyến ngư và chính sách khuyến ngư nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ. Đối tượng thu thập số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu là các hộ NTTS và cán bộ 4 cấp từ xã đến Trung ương có liên quan đến hoạch định và triển khai chính sách khuyến ngư NTTS vùng ven biển Bắc Bộ. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Là vùng ven biển Bắc Bộ, gồm vùng ven biển của 5 tỉnh là Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. - Về thời gian: Số liệu và thông tin phản ảnh kết quả nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015; các kiến nghị điều chỉnh chính sách cho giai đoạn 2016 - 2020. - Về nội dung: Luận án có những nội dung đã được tập trung nghiên cứu sâu, nhưng cũng có nội dung còn hạn chế, cụ thể: (i) Về chủ thể cung cấp dịch vụ khuyến ngư, tập trung nghiên cứu sâu hệ thống khuyến ngư nhà nước, khu vực tư nhân cũng được nghiên cứu nhưng chỉ được phản ánh thông qua kết quả tiếp nhận từ phía ngư dân; (ii) Về hoạt động khuyến ngư, tập trung vào khuyến ngư NTTS mặn lợ ở vùng ven biển, không nghiên cứu khuyến ngư khai thác thủy sản hoặc khuyến ngư nuôi trồng nước ngọt; (iii) Về tác động của chính sách khuyến ngư, tập trung nghiên cứu sâu trên khía cạnh kinh tế, không nghiên cứu tác động trên khía cạnh môi trường và xã hội. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Những đóng góp mới của luận án về học thuật và lý luận, là: (i) đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ được khái niệm, đặc điểm, mục tiêu và nội dung nghiên cứu cho nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngư NTTS vùng ven biển; (ii) đã xây dựng được phương pháp tiếp cận, khung phân tích và phương pháp phân tích cho nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngư NTTS vùng 2 ven biển; (iii) đã mô hình hóa được các đặc điểm của khuyến ngư theo từng giai đoạn phát triển của nuôi trồng thủy sản, từ đó chỉ ra rằng, hoàn thiện chính sách khuyến ngư không chỉ để giải quyết những bất cập trước mắt mà còn định hướng cho khuyến ngư vận hành theo mô hình khuyến ngư phù hợp với đặc điểm của nuôi trồng thủy sản trong từng giai đoạn cụ thể. Những đóng góp mới của luận án về thực tiễn, là: (i) đã thực hiện nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngư dựa trên một chu trình chính sách đầy đủ, từ hoạch định chính sách, tổ chức triển khai chính sách, đánh giá tác động của chính sách đến đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách; (ii) đã hoàn thiện chính sách khuyến ngư cho một hoạt động thủy sản cụ thể, đó là nuôi trồng và cho một vùng cụ thể, đó là vùng ven biển Bắc Bộ; (iii) đã hình thành nguồn thông tin mới về thực trạng chính sách khuyến ngư và kết quả triển khai chính sách khuyến ngư nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ để các cơ quan Trung ương, chính quyền địa phương và các nhà nghiên cứu có thêm thông tin tham khảo. PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN NGƢ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN NGƢ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN 2.1.1. Một số khái niệm Khuyến ngư, là hình thức giáo dục phi chính thức nhằm nâng cao hiểu biết về NTTS cho các chủ thể và khuyến khích họ áp dụng để nâng cao hiệu quả nuôi trồng. Chính sách KN, là tập hợp các định hướng, giải pháp của Nhà nước để điều chỉnh các hoạt động KN theo mục tiêu đã định trước. Hoàn thiện chính sách KN, là việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một hoặc một số định hướng, giải pháp của Nhà nước về KN nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu đã định trước một cách thuận lợi hơn. NTTS vùng ven biển, là hoạt động thuần hóa, chế ngự và chăm sóc các đối tượng thủy sản trong môi trường nước mặn, lợ ở vùng tiếp giáp giữa biển và đất liền. 2.1.2. Vai trò của chính sách khuyến ngư nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Chính sách khuyến ngư có nhiều vai trò đối với NTTS, trong đó nổi lên một số vai trò quan trọng: là công cụ giúp Nhà nước quản lý hoạt động KN, tạo 3 khuôn khổ pháp lý và cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho hoạt động KN; là công cụ định hướng phát triển NTTS trong từng giai đoạn; là công cụ hỗ trợ của Nhà nước cho các chủ thể NTTS, đặc biệt là những chủ thể yếu thế. 2.1.3. Đặc điểm của nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngư NTTS vùng ven biển có một số đặc điểm cơ bản như sau: hoàn thiện cho một hoạt động cụ thể, đó là nuôi trồng; hoàn thiện cho một vùng cụ thể, đó là vùng ven biển; NTTS vùng ven biển tương đối đa dạng nên nội dung hoàn thiện cũng đa dạng. 2.1.4. Mục đích của nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ cho nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Trước hết, là để có được một hệ thống chính sách KN đồng bộ hơn, phù hợp hơn, hiệu quả hơn nhằm giải quyết được các bất cập và tắc nghẽn trong tổ chức các hoạt động KN NTTS vùng ven biển. Sau đó, là nhằm phát triển NTTS vùng ven biển góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống dân cư; tiết kiệm và nâng cao hiệu quả đầu tư công và dịch vụ công trong lĩnh vực KN. 2.1.5. Nội dung nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngư NTTS vùng ven biển là xác định được những bất cập nảy sinh làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách. Những bất cập có thể nảy sinh ở nhiều khâu khác nhau trong chu trình chính sách, nên nghiên cứu sẽ thực hiện đồng bộ 3 nội dung, gồm: i) Nghiên cứu về hoạch định chính sách (số lượng chính sách đã ban hành, mục tiêu, đối tượng và nội dung chính sách); ii) Nghiên cứu tổ chức triển khai chính sách (biện pháp và kết quả sử dụng các biện pháp đưa chính sách phát huy tác dụng trong thực tế); iii) Nghiên cứu kết quả triển khai và tác động của chính sách (chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh mức độ bất cập và hạn chế của chính sách). 2.1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách KN NTTS vùng ven biển được chia làm 2 nhóm: (i) Nhóm ảnh hưởng đến hoạch định chính sách, như: quan điểm của Nhà nước về KN, quy trình, nhân lực và kinh phí cho xây dựng chính sách. 4 (ii) Nhóm ảnh hưởng đến triển khai chính sách, như: sự phối hợp của các đơn vị triển khai, chế độ cho cán bộ, khả năng đảm bảo kinh phí cho KN, đặc điểm đối tượng thụ hưởng, sự biến động của môi trường kinh tế vĩ mô và tự nhiên. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN NGƢ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN Từ tổng kết kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai công tác khuyến ngư ở một số vùng ven biển khác trong nước cho thấy, mỗi một giai đoạn phát triển của NTTS đều có một mô hình KN đặc trưng. Mô hình KN là đặc trưng về kiểu hình, về nội dung và cơ chế hoạt động của cả hệ thống KN, nó mang tính quy luật của sự phát triển. Có thể tổng kết sự phát triển của KN thành 4 mô hình: Mô hình dựa vào cung truyền thống, Mô hình dựa vào cầu có nhiều bên tham gia, Mô hình tư nhân hóa và Mô hình kết hợp. Theo thời gian, NTTS càng phát triển thì mô hình KN càng vận hành theo cơ chế thị trường. Các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển (như Hà Lan, Phần Lan, Na Uy, Pháp) và các nước đang phát triển (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia) đã bám sát vào sự thay đổi này để điều chỉnh hoàn thiện chính sách KN cho phù hợp với đặc thù của từng giai đoạn. Qua đó, bài học lớn cho nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngư NTTS vùng ven biển Bắc Bộ đó là cần lựa chọn được mô hình KN phù hợp với đặc điểm NTTS vùng ven biển làm cơ sở hoàn thiện chính sách. Hoàn thiện trên nhiều nội dung trong đó có 3 nội dung chủ đạo là: chủ thể tổ chức các hoạt động KN, loại hình các hoạt động KN và kinh phí cho KN. PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Vùng ven biển Bắc Bộ là vùng ven biển thuộc 5 tỉnh, từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định đến Ninh Bình; nằm trên địa giới hành chính của 24 quận, huyện, thị xã ven biển; có tổng diện tích đang NTTS mặn lợ khoảng 40 nghìn ha với khoảng 16 nghìn lồng bè nuôi trên mặt biển; với 4 hình thức nuôi chủ yếu là: làm đầm nuôi tôm sú, làm đầm nuôi tôm thẻ, làm vây nuôi ngao và làm lồng bè nuôi cá biển. Tổng số hộ đang NTTS khoảng 23 nghìn hộ, chủ thể nuôi chủ yếu là các hộ gia đình. 5 3.2. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Đề tài được thực hiện dựa trên 2 phương pháp tiếp cận chính: sử dụng phương pháp tiếp cận theo chu trình chính sách làm định hướng cho nghiên cứu các vấn đề về chính sách; sử dụng phương pháp tiếp cận theo đối tượng cung cấp và tiếp nhận KN làm định hướng cho nghiên cứu các vấn đề về khuyến ngư. Để làm cơ sở thực hiện đề tài, một khung phân tích được đặt ra bắt đầu từ hoạch định chính sách, tổ chức triển khai chính sách, đến đánh giá tác động của chính sách để xác định kết quả đạt được, những bất cập nảy sinh và nguyên nhân của những bất cập làm cơ sở kiến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách KN. 3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các báo cáo và công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã được công bố; các văn bản chính sách của Nhà nước có liên quan. - Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua điều tra trực tiếp. Tổng số đối tượng đã điều tra là 470 đối tượng (phiếu), gồm: 22 cán bộ cấp Trung ương và tỉnh; 28 cán bộ KN cấp huyện và xã; 420 hộ NTTS mặn lợ. Toàn bộ số hộ và cán bộ cấp huyện, xã được lựa chọn tại 7 huyện ven biển của cả 5 tỉnh ven biển Bắc Bộ (địa phương có nhiều diện tích NTTS chọn 2 huyện, ít chọn 1 huyện). Thời gian điều tra: tháng 4 - 5/2015. Số liệu điều tra được xử lý bằng Excel. 3.3.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích mang tính truyền thống trong nghiên cứu kinh tế, gồm: phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp đánh giá tác động chính sách, phương pháp cho điểm, phương pháp dự báo, phương pháp SWOT và phương pháp tham vấn chuyên gia. 3.4. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH Số liệu điều tra được phân tổ thống kê theo 4 góc độ khác nhau: theo hình thức nuôi trồng, theo quy mô đầu tư, theo địa phương và tổng thể. Sau khi đã phân tổ, số liệu được xử lý theo 3 nhóm chỉ tiêu phân tích, gồm: Nhóm phản ánh thực trạng hoạch định chính sách; Nhóm phản ảnh thực trạng tổ chức triển khai chính sách; Nhóm phản ảnh tác động của chính sách đến kết quả NTTS. 6 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN NGƢ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ 4.1. HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH KHUYẾN NGƢ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ 4.1.1.Tình hình ban hành chính sách khuyến ngƣ Hiện nay, có khoảng 14 văn bản chính sách của Trung ương có liên quan trực tiếp đến KN vùng ven biển Bắc Bộ. Trong đó, chủ đạo nhất là Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/1/2010 của Chính phủ về KN và 2 nhóm thông tư hướng dẫn thi hành, gồm: nhóm hướng dẫn về tài chính là TT số 183/2010/TTLT-BTC-BNN và nhóm hướng dẫn về nội dung KN bắt đầu là TT số 38/2011/TT-BNNPTNT, sau đó thay thế bằng TT số 15/2013/TTBNNPTNT, sau lại được thay bằng TT 49/2015/TT-BNNPTNT. Mặc dù đã được phân cấp, nhưng các tỉnh không ban hành chính sách đặc thù, chủ yếu là ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện dựa trên khung chính sách đã có của TW. Kết quả đánh giá, có 86,4% cán bộ cấp tỉnh và TW cho rằng mức độ ổn định của chính sách là chưa tốt, 85,0% cho rằng mức độ kịp thời điều chỉnh chính sách cũng chưa tốt. 4.1.2. Mục tiêu và đối tƣợng của chính sách khuyến ngƣ Mục tiêu của chính sách khuyến ngư là nâng cao hiệu quả NTTS của hộ để tăng thu nhập, thoát nghèo và làm giàu cho rất nhiều chủ thể khác nhau trong lĩnh vực NTTS. Qua đánh giá, mục tiêu và đối tượng chính sách KN hiện nay là phù hợp. Tuy nhiên, 85,7% số cán bộ được phỏng vấn cho rằng, mục tiêu của chính sách so với nguồn lực thực hiện là chưa hợp lý, tham vọng. 4.1.3. Nội dung cơ bản của chính sách khuyến ngƣ Nội dung chính sách KN có thể chia làm 2 nhóm vấn đề: i) Nhóm quy định về các hoạt động KN, có 4 loại, gồm: tuyên truyền, tập huấn đào tạo, xây dựng và nhân rộng mô hình (thăm quan), tư vấn và dịch vụ KN. Nội dung cơ bản của nhóm này là quy định về cách thức hoạt động và sự hỗ trợ cho các hoạt động. ii) Nhóm quy định về các biện pháp tổ chức triển khai, có 4 biện pháp cơ bản: quản lý nhà nước về KN, xây dựng hệ thống KN nhà nước, kinh phí KN, tổ chức kiểm tra và giám sát. Qua đánh giá, có 76,2% cán bộ được phỏng vấn cho rằng, nhiều quy định về loại hình hoạt động KN là chưa phù hợp; 85,7% cho rằng các quy định về sự hỗ trợ trong chính sách là chưa phù hợp với vùng Bắc Bộ. 7 4.2. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH KHUYẾN NGƢ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ 4.2.1. Quản lý nhà nƣớc về khuyến ngƣ Thực hiện Nghị định 02/2010/NĐ-CP, đơn vị đầu mối thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KN cấp quốc gia là Bộ NN và PTNT; cấp tỉnh là UBND các tỉnh. Để thực hiện nhiệm vụ này, các đơn vị này đã giao cho nhiều đơn vị trực thuộc để tham mưu, tư vấn thực hiện. Trong thời gian qua, các đơn vị đã thực hiện được nhiều hoạt động cho KN. Tuy nhiên, việc giao cùng lúc cho nhiều đơn vị, đặc biệt là cấp Trung ương đang làm nảy sinh một số bất cập trong phối hợp công tác giữa các tỉnh ven biển với Bộ cũng như như giữa các đơn vị trong Bộ với nhau; tạo nên sự chồng chéo, phân tán và khó thực hiện. 4.2.2. Chủ thể tổ chức các hoạt động khuyến ngƣ - Nhóm chủ thể thuộc khu vực nhà nước: Nhóm này gồm có hệ thống KN nhà nước, các đơn vị quản lý nhà nước, các đoàn thể - chính trị. Trong đó, hệ thống KN nhà nước là chủ đạo. Thực hiện Nghị định 02/2010/NĐ-CP, hệ thống KN nhà nước đã từng bước được kiện toàn. Trung bình mỗi Trung tâm KN tỉnh có khoảng 32 cán bộ; Trạm KN huyện có khoảng 8 cán bộ; hầu hết các xã đều có KN viên. Trong số đó, chỉ có 42,8% có trình độ từ cao đẳng trở lên; chỉ có khoảng 8,2% có trình độ chuyên môn về thủy sản. Việc xây dựng hệ thống KN nhà nước đã tạo cơ sở tốt cho tổ chức các hoạt động KN và hỗ trợ quản lý nhà nước về KN. Tuy nhiên, nó đang làm nảy sinh một bất cập đó là, cơ cấu tổ chức hiện nay được bố trí theo đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã; trong khi NTTS mặn lợ lại phân bổ dọc theo hệ sinh thái ven biển nên vô hình chung đang tạo nên tính nhỏ lẻ và manh mún cho khuyến ngư NTTS ven biển. - Nhóm chủ thể thuộc khu vực tư nhân: Nhóm này chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, đại lý bán bẻ đầu vào sản xuất, các tổ chức nghiên cứu khoa học và các NGO. Nhóm này được xem là lực lượng có khoa học kỹ thuật, có tiềm lực tài chính và rất năng động. Hàng năm, số hộ đã tiếp cận được với KN do khu vực tư nhân tổ chức chiếm khoảng 20,7% đến 49,5% trong tổng số các hộ đã tiếp cận được với KN. Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động KN này là do doanh nghiệp tự tổ chức bằng kinh phí của họ và vì mục tiêu của họ; họ chưa tham gia nhiều vào tổ chức các hoạt động KN có sử dụng ngân sách. Chưa ghi nhận được sự hình thành loại hình doanh nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh trong lĩnh vực KN. Qua đánh giá, 85,7% số cán bộ cho rằng cơ chế chính sách hiện nay chưa tốt để thu hút khu vực tư nhân vào thực hiện các hoạt động KN. 8 4.2.3. Loại hình hoạt động khuyến ngƣ Các địa phương ven biển Bắc Bộ đã sử dụng cùng lúc cả 4 loại hình hoạt động KN quy định trong Nghị định 02/2010/NĐ-CP để tổ chức KN cho ngư dân ven biển. Tuy nhiên, mức độ tổ chức các loại hình có sự khác nhau. Việc quyết định hoạt động KN nào phụ thuộc vào công tác lập kế hoạch. Theo Nghị định 02/2010/NĐ-CP, công tác lập kết hoạch KN kỳ vọng sẽ có sự chuyển biến mạnh. Tuy nhiên do không chủ động được kinh phí, quy mô các hoạt động nhỏ nên các tỉnh ven biển Bắc Bộ vẫn thực hiện như trước đây, đó là xây dựng kế hoạch KN hàng năm và lựa chọn các chủ thể tổ chức KN theo hình thức xét chọn, chưa thực hiện được hình thức đấu thầu cạnh tranh. Qua đánh giá, có 63,2% cán bộ được hỏi cho rằng, quy trình lựa chọn các hoạt động KN hiện nay chưa phù hợp, chưa sát với đặc điểm NTTS ven biển Bắc Bộ. 4.2.4. Kinh phí cho khuyến ngƣ Theo Nghị định 02/2010/NĐ-CP, kinh phí KN Trung ương do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý; kinh phí khuyến ngư của địa phương do địa phương tự chủ. Theo báo cáo của các tỉnh ven biển Bắc Bộ, ngân sách nhà nước dùng cho khuyến ngư NTTS vùng ven biển Bắc Bộ (cả trung ương và địa phương) đã bố trí được trung bình được khoảng 167 nghìn đồng/hộ/năm (gồm cả chi phí cho bộ máy), trong đó khoảng 16% là từ kinh phí Trung ương. Nếu so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Phillipine, mức hỗ trợ này chỉ bằng 10% - 20%. 4.2.5. Tuyên truyền, kiểm tra và giám sát khuyến ngƣ - Về tuyên truyền: hệ thống chính sách KN được hình thành từ rất lâu nên công tác tuyên truyền chính sách cho đối tượng tổ chức triển khai chính sách tương đối thuận lợi, chủ yếu được thực hiện thông qua đường hành chính, công văn. Đối với người thụ hưởng chính sách (chủ yếu là các hộ NTTS), đã có tới 93,5% hộ được hỏi đều biết có chính sách KN, nhưng trong số họ chỉ có 12% biết rõ về nội dung chính sách. - Về kiểm tra, giám sát: Thực hiện Nghị định 02/2010/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn, các đơn vị cấp trên có trách nhiệm thực hiện các đợt kiểm tra, đánh giá về tổ chức thực hiện chính sách KN cấp dưới. Tuy nhiên, có 61,9% số cán bộ được phỏng vấn cho rằng, công tác kiểm tra, đánh giá về KN chưa hiệu quả bởi vì địa bàn vùng ven biển đi lại khó khăn, hoạt động KN nhỏ lẻ trong khi lực lượng cán bộ không nhiều và chế độ cho cán bộ lại thấp. 9 4.3. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHUYẾN NGƢ ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VEN BIỂN BẮC BỘ 4.3.1. Đánh giá theo từng hoạt động khuyến ngƣ a. Hoạt động thông tin tuyên truyền - Tỷ lệ tiếp cận: 100% các hộ NTTS đều tiếp cận được với thông tin KN qua phương tiện thông tin đại chúng. - Chủ thể tổ chức: chưa thể xác định cụ thể theo từng loại. Tuy nhiên, riêng KN nhà nước, trung bình mỗi tỉnh đã tổ chức được khoảng 13 buổi phát thanh phát hình, đưa 105 tin bài trên báo, tạp chí và internet, in và phát 770 bản tài liệu có nội dung liên quan đến NTTS cho ngư dân ven biển. - Nội dung thông tin: KN đã cung cấp khoảng 10 nhóm thông tin cho hộ NTTS, tập trung nhiều cho 4 nhóm: con giống, quy trình nuôi, dịch bệnh và khí hậu. - Tỷ lệ áp dụng và tác động đến NTTS: Trong số các hộ đã tiếp cận với thông tin KN qua tuyên truyền, chỉ có 13,8% số hộ có áp dụng vào thực tế có hiệu quả; hiệu quả là làm tăng trung bình khoảng 4,5% lợi nhuận (tương đương 6,2 triệu đồng/hộ/năm) so với trước khi áp dụng. Như vậy, còn tới 86,2% số hộ đã tiếp cận nhưng không áp dụng hoặc áp dụng nhưng không hiệu quả. b. Hoạt động tập huấn, đào tạo - Tỷ lệ tiếp cận: 35,3% hộ trong tổng số hộ điều tra có tham gia các lớp tập huấn, đào tạo; số còn lại có tới 64,7% số hộ chưa được tham gia. - Nội dung thông tin: đủ 10 nhóm thông tin, tập trung nhiều hơn cho thông tin về: con giống, thức ăn, quy trình nuôi và dịch bệnh. - Chủ thể tổ chức: Tỷ lệ hộ ngư dân tham gia các lớp tập huấn do các đơn vị nhà nước chiếm 68,9%, còn lại 31,1% là do khu vực tư nhân tổ chức. - Tỷ lệ áp dụng và tác động đến NTTS: Trong số những hộ đã tiếp cận, chỉ có 39,9% có áp dụng thông tin học được vào thực tế nuôi trồng và có hiệu quả; hiệu quả là làm tăng trung bình 5,3% lợi nhuận (tương đương khoảng 7,4 triệu đồng/hộ/năm) so với trước khi áp dụng. Như vậy, còn có tới 60,1% số hộ đã tiếp cận nhưng không áp dụng hoặc áp dụng không hiệu quả. c. Hoạt động xây dựng và thăm quan mô hình - Tỷ lệ tiếp cận: 12,8% số hộ NTTS trong tổng số hộ điều tra có tham gia các đợt thăm quan học tập kinh nghiệm về NTTS; số còn lại chưa tham gia là 87,2%. - Nội dung thăm quan: có liên quan đến 8 nhóm thông tin, nhưng có 3 nhóm được các hộ tiếp cận nhiều nhất đó là: con giống, quy trình nuôi và quản lý dịch bệnh. 10 - Chủ thể tổ chức: Tỷ lệ hộ tham gia các hoạt động thăm quan do các đơn vị khu vực nhà nước tổ chức chiếm khoảng 35,1%, do khu vực tư nhân tổ chức là 20,7%, số còn lại 44,2% là do gia đình tự tổ chức. - Tỷ lệ áp dụng và tác động đến NTTS: Trong số hộ có đi thăm quan, có tới 62,0% đã áp dụng kiến thức thăm quan vào thực tế có hiệu quả; hiệu quả là làm tăng trung bình 5,8% lợi nhuận (khoảng 8,1 triệu đồng/hộ/năm). d. Hoạt động tư vấn khuyến ngư: Hình thức cán bộ đến tư vấn - Tỷ lệ tiếp cận: có 14,2% số hộ trong tổng số hộ điều tra đã được cán bộ đến tận nhà (hoặc vùng nuôi) để tư vấn kiến thức NTTS; số còn lại là 85,8% là chưa được cán bộ đến tư vấn. - Nội dung thông tin: có đủ 10 nhóm thông tin được tư vấn, trong đó có 4 nhóm được tư vấn nhiều đó là: dịch bệnh, quy trình nuôi, thức ăn và các vấn đề về chế độ chính sách. - Chủ thể thực hiện: Trong số những hộ được cán bộ đến tư vấn, có 60,2% là do cán bộ thuộc khu vực nhà nước, số còn lại 39,8% là do cán bộ khu vực tư nhân. Cán bộ đến tư vấn chủ yếu là do họ tự nguyện. - Tỷ lệ áp dụng và tác động đến NTTS: Trong số những hộ được cán bộ đến tư vấn, chỉ có 32,2% đã áp dụng thông tin tư vấn vào nuôi trồng và có hiệu quả; mức hiệu quả là làm tăng 4,9% lợi nhuận (tương đương khoảng 6,8 triệu đồng/hộ/năm) so với trước khi áp dụng. Như vậy còn tới 67,8% số hộ được cán bộ đến tư vấn nhưng không áp dụng hoặc áp dụng không hiệu quả. e. Hoạt động tư vấn khuyến ngư: Hình thức đi tư vấn cán bộ - Tỷ lệ tiếp cận: 13,9% trong tổng số hộ điều tra có đi tư vấn cán bộ, những hộ đi tư vấn chủ yếu là những hộ nuôi quy mô lớn; số lần đi trung bình là 1,3 lần/năm/hộ. - Nội dung thông tin: Cũng như các hình thức khác, vẫn tập trung nhiều vào dịch bệnh, quy trình nuôi, con giống và thức ăn; nhưng đã có sự thay đổi, nội dung có tập trung hơn vào vốn vay. - Chủ thể tổ chức: Tỷ lệ hộ đi tư vấn cán bộ thuộc khu vực nhà nước là 50,5% (trong đó khuyến ngư nhà nước là 24,4%); số còn lại 49,5% là tư vấn cán bộ khu vực tư nhân. - Tỷ lệ áp dụng và tác động đến NTTS: Trong số những hộ có đi tư vấn, có 49,8% đã áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả; mức hiệu quả là làm tăng 4,2% lợi nhuận (khoảng 5,8 triệu đồng/hộ/năm) so với trước khi áp dụng. 11 4.3.2. Đánh giá tổng hợp các hoạt động khuyến ngƣ a. Tỷ lệ hộ tiếp cận khuyến ngư Hiện nay đã có 100% số hộ NTTS mặn lợ ven biển đã tiếp cận được với thông tin KN. Tuy nhiên chủ yếu qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tỷ lệ tiếp cận được với các hình thức KN mang tính chuyên sâu như tập huấn đào tạo, thăm quan mô hình và tư vấn chưa nhiều, chỉ từ 12,8% đến 35,3% (Đồ thị 4.1). Tỷ lệ hộ chưa tiếp cận được với KN còn cao, nguyên nhân chính vẫn là thiếu kinh phí và nhân lực để tổ chức nhiều hơn các hoạt động KN. 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 0 64,7 85,8 87,2 86,1 100 Chưa tiếp cận Tiếp cận 35,3 Đại chúng Tập huấn 12,8 14,2 13,9 Thăm quan Đến tư vấn Đi tư vấn Đồ thị 4.1. Tỷ lệ hộ tiếp cận với khuyến ngƣ (%) b. Chủ thể tổ chức các hoạt động khuyến ngư cho hộ Hiện nay có nhiều chủ thể khác nhau cùng tham gia tổ chức các hoạt động KN, trong đó các đơn vị thuộc khu vực nhà nước tham gia nhiều hơn so với các đơn vị khu vực tư nhân. Cứ trong 100 hộ được đi tập huấn đào tạo thì có tới 68,9% số hộ được đi do khu vực nhà nước thực hiện, số còn lại chỉ 31,1% do khu vực tư nhân thực hiện. Tương tự, các hình thức khác được nêu ở Bảng 4.1. Bảng 4.1. Sự tham gia của các chủ thể trong tổ chức các hoạt động khuyến ngƣ cho NTTS vùng ven biển Bắc Bộ (%) TT 1 2 3 4 5 Hình thức khuyến ngư Thông tin đại chúng Tập huấn, đào tạo Thăm quan Cán bộ đến tư vấn Đi tư vấn cán bộ Khu vực nhà nước tổ chức n/a 68,9 35,1 60,2 50,5 12 Khu vực Hộ gia đình tư nhân Tổng tự tổ chức đi tổ chức n/a n/a n/a 31,1 0,0 100 20,7 44,2 100 39,8 0,0 100 49,5 0,0 100 Ghi chú: n/a là chưa có thông tin c. Loại hình thông tin khuyến ngư cung cấp cho hộ Nội dung thông tin do KN cung cấp cho hộ NTTS tương đối đa dạng, có tới 10 nhóm thông tin. Trong đó, có 4 nhóm được cung cấp nhiều nhất, như: các vấn đề về con giống, thức ăn, quy trình nuôi và dịch bệnh. Đặc biệt có những loại hình thông tin mới so với nhu cầu truyền thống cũng đã được KN đề cập, đó là vấn đề về liên kết trong nuôi trồng và chủ trương chính sách của Nhà nước. d. Tỷ lệ hộ áp dụng thông tin khuyến ngư Hàng năm, trong những hộ đã tiếp cận được với KN, chỉ có 13,8% đến 62,0% số hộ đã áp dụng kiến thức KN vào thực tiễn và cảm nhận có làm tăng hiệu quả kinh tế so với trước khi áp dụng. Như vậy, tỷ lệ hộ không áp dụng hoặc áp dụng nhưng không hiệu quả còn khá cao, chiếm tới 38,0% đến 86,2% tùy từng hoạt động KN (Đồ thị 4.2). Nếu tính cho tổng thể cả 420 hộ điều tra, hiện có 83 hộ đã áp dụng KN và có hiệu quả, chiếm 19,7%. Có nhiều nguyên nhân làm cho hộ không áp dụng hoặc áp dụng không hiệu quả, nhưng chủ yếu là do: loại hình thông tin do khuyến ngư cung cấp đang sai lệch nhiều so với mong muốn của hộ ngư dân; nội dung thông tin KN cung cấp chưa đủ chi tiết và chưa phù hợp với đặc điểm nuôi trồng của ngư dân nên khó áp dụng. 100,0 90,0 80,0 70,0 60,0 50,0 40,0 30,0 20,0 10,0 0,0 38,0 50,2 60,1 67,8 86,2 Không áp dụng hoặc áp dụng không HQ 62,0 49,8 39,9 Áp dụng hiệu quả 32,2 13,8 Đại chúng Tập huấn Thăm quan Đến tư vấn Đi tư vấn Đồ thị 4.2. Tỷ lệ hộ áp dụng kiến thức khuyến ngƣ vào NTTS (%) e. Tác động của khuyến ngư đến hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản Mức độ tác động của từng hoạt động KN đến hiệu quả NTTS là có khác nhau, có hoạt động làm tăng chỉ 4,2% lãi nuôi trồng, nhưng có hoạt động làm tăng 5,8% (trung bình là 4,9%). Trong tổng số 83 hộ đã tiếp cận và áp dụng có hiệu quả KN (trong tổng số 420 hộ điều tra) đã làm tăng lãi nuôi trồng lên 13 583,3 triệu đồng (tương đương khoảng 6,9 triệu đồng/hộ/năm). Nếu tính trung bình cho toàn thể các hộ NTTS đã điều tra, KN hiện nay đang làm tăng khoảng 1,3 triệu đồng/hộ/năm (Bảng 4.2). Giá trị tăng thêm này chưa phải là lãi thực của hoạt động KN vì chưa trừ các khoản chi phí tổ chức thực hiện các hoạt động KN do KN nhà nước, các đoàn thể, khu vực tư nhân và bản thân các hộ NTTS bỏ ra. Bảng 4.2. Mức tác động của khuyến ngƣ đến hiệu quả kinh tế NTTS Tính theo Đại chúng Tính theo Tập huấn Tính theo Thăm quan Tính theo Đến nhà tư vấn Tính theo Đi tư vấn Tổng Số hộ áp dụng có lãi trong tổng hộ điều tra (hộ) 17 36 15 7 8 83 Mức sinh lãi tăng khi áp dụng hiệu quả (%) 4,5 5,3 5,8 4,9 4,2 Mức lãi tăng quy thành tiền (triệu/hộ) 6,2 7,4 8,1 6,8 5,8 Tổng lãi do KN mang lại (triệu đồng) 104,4 264,4 120,5 47,6 46,4 583,3 4.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH KHUYẾN NGƢ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VEN BIỂN BẮC BỘ 4.4.1. Nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến hoạch định chính sách - Quan điểm, định hướng của Nhà nước về khuyến ngư: Hiện nay, quan điểm, định hướng của Nhà nước về KN đã có sự thay đổi lớn, đã chuyển KN từ "Mô hình dựa vào cung truyền thống" sang vận hành theo mô hình có nhiều nét tương đồng với "Mô hình dựa vào cầu có nhiều bên tham gia". Nghĩa là, đưa KN từ chỗ dựa vào Nhà nước, Nhà nước cung cấp những gì mình có sang từng bước cung cấp theo nhu cầu của ngư dân; tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng cung cấp dịch vụ công; kinh phí cho KN dần được đa dạng hơn; phân cấp về KN ngày càng gần với ngư dân hơn. Tuy nhiên, những thay đổi này vẫn còn xem nặng KN là sự hỗ trợ của Nhà nước, do Nhà nước cung cấp kinh phí và thực hiện; chưa xem KN là một loại hàng hóa dịch vụ được vận hành theo cơ chế thị trường nên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của NTTS. - Quy trình và sự tham gia góp ý xây dựng chính sách: Quy trình và sự tham gia góp ý trong quy trình hoạch định chính sách là rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng chính sách. Theo kết quả điều tra, có 82% cán bộ được 14 hỏi cho rằng quy trình hoạch định chính sách KN là phù hợp. Tuy nhiên, có 68,8% đánh giá về sự phối hợp giữa các cơ quan và có 90,9% đánh giá về sự tham gia của đối tượng thụ hưởng trong quá trình xây dựng chính sách khuyến ngư là chưa phù hợp. - Nhân lực cho xây dựng chính sách: Số lượng, trình độ chuyên môn và trách nhiệm của đội ngũ nhân lực xây dựng chính sách khuyến ngư được đánh giá là tương đối tốt. Tuy nhiên, kỹ năng xây dựng chính sách còn chưa được tốt (có 57,9% cán bộ được hỏi thống nhất với nhận định này). - Kinh phí cho xây dựng chính sách: Nhiều hoạt động khi xây dựng chính sách phải cần đến kinh phí. Để có chất lượng chính sách tốt, kinh phí cho xây dựng phải đảm bảo. Tuy nhiên, theo quy định, ngân sách chỉ cấp tối đa 40 triệu đồng cho một dự thảo nghị định và 30 triệu đồng cho một dự thảo thông tư. Nên có 100% cán bộ cho rằng định mức này là thấp. Không nhưng thế, 72,2% cho rằng thủ tục quyết toán khó khăn, rải ngân không kịp thời. 4.4.2. Nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến triển khai chính sách - Sự phối hợp giữa các đơn vị trong triển khai: Hiện nay sự phối hợp giữa các đơn vị, trong đó có những đơn vị cùng cấp, những đơn vị theo chiều dọc (cấp trên - dưới) trong triển khai chính sách chưa tốt. Có 71,4% cán bộ được hỏi cho rằng sự phối hợp giữa đơn vị cấp trên với cấp dưới chưa tốt, có 94,1% cho rằng sự phối hợp giữa các tỉnh và giữa các huyện ven biển với nhau chưa tốt. - Cán bộ và chế độ chính sách cho cán bộ: Hiện nay, số lượng, trình độ cán bộ và chế độ chính sách cho cán bộ trong triển khai chính sách KN chưa tốt. Theo kết quả điều tra, có trên 81,8% số cán bộ cả 4 cấp (xã, huyện, tỉnh và Trung ương) khi được hỏi đều đồng ý với nhận định này. - Khả năng bố trí kinh phí: Chính sách KN còn mang nặng tính hỗ trợ, trong khi khả năng bố trí kinh phí cho triển khai chính sách còn gặp nhiều khó khăn. Các địa phương chỉ mới bố trí được dưới 0,3% trong tổng chi ngân sách hàng năm cho KN. Theo kết quả điều tra, 100% cán bộ tỉnh và Trung ương, 100% cán bộ địa phương cho rằng khả năng bố trí ngân sách như thế là chưa tốt; các hộ NTTS cũng cho rằng, sự hỗ trợ như hiện nay mới ở mức trung bình so với mong muốn của hộ (đạt 2,75 điểm, thang điểm Likert). - Đặc điểm đối tượng thụ hưởng chính sách: Đặc điểm của đối tượng thụ hưởng chính sách KN vùng ven biển Bắc Bộ là rất đa dạng, đa dạng cả về vùng nuôi, hình thức nuôi, kinh nghiệm nuôi và quy mô đầu tư nuôi. Mức đầu tư trung bình của những hộ ở nhóm quy mô nhỏ chỉ khoảng 54,7 triệu đồng/năm, nhưng ở quy mô lớn trung bình là 552,4 triệu đồng/năm. Vì sự đang dạng này làm cho việc tổ chức các hoạt động KN cũng khó hơn, kém hiệu quả hơn. 15 - Bối cảnh kinh tế vĩ mô, môi trường tự nhiên: Giai đoạn 2010 - 2014, được xem là giai đoạn đang suy thoái của nền kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam. Tốc độ tăng GDP của Việt Nam đang từ 6,42% năm 2010 giảm xuống còn 5,98% vào năm 2014; lạm phát tăng mạnh; nợ công đang trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chính sách KN trên hai góc độ, đó là: khó bố trí tăng ngân sách cho KN; các hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực tư nhân giảm, kéo theo các hoạt động KN của họ cũng giảm. Cùng với kinh tế vĩ mô, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng, vùng ven biển Bắc Bộ giai đoạn vừa qua có nhiều diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến kết quả NTTS và kết quả tổ chức các hoạt động khuyến ngư. 4.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH KHUYẾN NGƢ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ 4.5.1. Mức độ cần hoàn thiện của chính sách Mức độ cần hoàn thiện của chính sách được xác định dựa trên mức độ đồng bộ, ổn định, phù hợp, khả thi và hiệu quả của chính sách hiện hành. Các mức độ này càng thấp thì mức độ cần hoàn thiện của chính sách càng cao. - Mức độ đồng bộ và ổn định của chính sách: Nhìn tổng thể, chính sách KN hiện hành đã tương đối đồng bộ vì các nội dung căn bản của KN đều đã có văn bản quy định cụ thể. Tuy nhiên, xét về từng nội dung thì vẫn còn nhiều điểm chưa đồng bộ. Hơn nữa, do thường xuyên điều chỉnh nên mức độ ổn định cũng chưa tốt. Theo kết quả điều tra, 73,7% cán bộ cho rằng, mức độ đồng bộ là chưa tốt; 86,4% cho rằng mức độ ổn định của chính sách là chưa tốt. - Mức độ phù hợp của chính sách: Chính sách KN còn có nhiều nội dung chưa phù hợp với đặc điểm NTTS vùng ven biển Bắc Bộ. Trong tổng số 14 vấn đề chính sách có tham vấn đánh giá của cán bộ (như: loại hình hoạt động KN, định mức hỗ trợ, kinh phí , chế độ cho cán bộ), có tới 9 vấn đề được cho là chưa phù hợp với đặc điểm của NTTS vùng ven biển Bắc Bộ (chiếm 71%). - Mức độ khả thi của chính sách: Các chính sách cấu thành nên khuôn khổ chính sách khuyến ngư hiện nay đều có tính khả thi. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung trong các chính sách có mức khả thi thấp, như: những quy định về thu hút đầu tư, lập kế hoạch KN, đấu thầu cạnh tranh dự án KN. - Mức độ hiệu quả của chính sách: Chính sách KN có 2 mục tiêu chủ đạo và kết quả thực tế là: (i) Về mục tiêu kinh tế: Chính sách KN đang làm tăng lãi NTTS cho mỗi hộ khoảng 1,38 triệu đồng/năm; tính ra, cứ 1 đồng đầu tư từ ngân sách "làm mồi" cho KN sẽ làm tăng 8 đồng lãi cho NTTS. Như vậy là hiệu quả 16 cao. Tuy nhiên, mức lãi tăng thêm này lại chỉ bằng 1% so với tổng lời từ NTTS (139,6 triệu đồng/hộ/năm). Điều đó cho thấy, mức tác động của KN còn hạn chế đối với NTTS. Các hộ dân đánh giá mức tác động của KN đến NTTS chỉ ở mức yếu (đạt 2,42 điểm, thang Likert). (ii) Về mục tiêu xã hội hóa, trong những hộ có tiếp cận được với KN, mới có 20,7% đến 49,5% tiếp cận được với KN do khu vực tư nhân tổ chức. Nhưng KN của khu vực tư nhân lại là do bản thân họ tự thực hiện, không phải do chính sách Nhà nước; còn sự hỗ trợ của các nhà tài trợ cho KN thì chưa huy động được nhiều, cả nước mới được khoảng 35 tỷ đồng/năm cho tất cả khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư. Tóm lại, mức độ đồng bộ, ổn định, phù hợp, khả thi và hiệu quả của chính sách khuyến ngư cho NTTS vùng ven biển Bắc Bộ còn thấp, rất cần phải hoàn thiện. Phần lớn tổ chức và 86,3% cán bộ khi phỏng vấn đều kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi chính sách KN cho phù hợp với NTTS vùng ven biển Bắc Bộ. 4.5.2. Những bất cập và hạn chế 4.5.2.1. Bất cập trong hoạch định chính sách - Về quản lý nhà nước về KN: trong chính sách còn quy định nhiều đầu mối thực hiện nên gây ra sự chồng chéo, phân tán, tổ chức khó nhanh gọn; - Về chủ thể tổ chức các hoạt động KN: các nội dung quy định trong chính sách hiện hành đang thể hiện khu vực nhà nước là chủ đạo, tham gia nhiều; chưa có chính sách ưu đãi rõ nét để thu hút khu vực tư nhân. - Các hoạt động KN: một số định mức về hỗ trợ trong chính sách hiện hành cho các hoạt động KN còn thấp, chưa phù hợp với NTTS ven biển Bắc Bộ. - Kinh phí cho khuyến ngư: các quy định về kinh phí vẫn nặng về sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa có chính sách để đa dạng được nguồn kinh phí, thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân, sự đóng góp của các hộ thụ hưởng. - Cách thức xây dựng và ban hành chính sách: thiếu và chưa đồng bộ về nội dung, nhiều nội dung còn quy định chung chung; công tác điều chỉnh sách chưa hiệu quả. 4.5.2.2. Bất cập trong tổ chức triển khai chính sách - Cơ cấu tổ chức KN: cơ cấu tổ chức hiện nay đang lệch so với sự phân bố của vùng nuôi trồng nên đã tạo ra tính nhỏ lẻ, manh mún trong khuyến ngư. - Lựa chọn hoạt động KN: một số hoạt động khuyến ngư mang tính hiện đại phù hợp hơn với đặc điểm NTTS vùng ven biển lại chưa được chú trọng (tư vấn, dịch vụ và thăm quan). - Lựa chọn đối tượng thụ hưởng hoạt động KN: chưa tổ chức hoạt động 17 khuyến ngư theo đối tượng, phần lớn vẫn tổ chức chung chung. - Kinh phí, tuyên truyền, kiểm tra và giám sát: bố trí kinh phí thấp và rất khó bố trí tăng trong giai đoạn tới, việc kiểm tra và giám sát cũng khó thực hiện do thiếu cán bộ và chế độ chính sách cho cán bộ còn thấp, chưa phù hợp. 4.5.3. Nguyên nhân của những bất cập và hạn chế Những bất cập và hạn chế đang nảy sinh trong chính sách khuyến ngư NTTS vùng ven biển Bắc Bộ như đã nêu là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả từ phía khách quan và chủ quan. Trong đó, cơ bản là: - Nhận thức về vai trò của NTTS vùng ven biển và KN chưa đúng tầm, còn xem nhẹ; nhận thức về mô hình KN (cách vận hành của hệ thống KN) chưa theo kịp với sự đổi mới về thể chế và sự phát triển của NTTS ven biển Bắc Bộ; chưa xử lý tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong cung cấp dịch vụ công là khuyến ngư. - Tổ chức hoạch định chính sách chưa được coi trọng đúng mức nên chưa huy động được lực lượng chuyên gia giỏi; chưa bố trí đủ kinh phí; chưa chú trọng đến tham vấn đối tượng thụ hưởng chính sách và các địa phương trong quá trình xây dựng chính sách khuyến ngư. - Tổ chức thực hiện chính sách còn chưa quyết liệt; kiểm tra giám sát thực thi chính sách KN còn buông lõng; việc thể chế hóa chính sách cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương chưa được chú trọng; năng lực tài chính các tỉnh còn yếu; chế độ chính sách cho cán bộ KN chưa đủ hấp dẫn. - Bối cảnh kinh tế vĩ mô và môi trường tự nhiên giai đoạn vừa qua có nhiều diễn biến khó lường bắt nguồn từ khủng khoảng và suy thoái nền kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nó gây nhiều hệ lụy đến quản lý, điều hành và tổ chức sản xuất nông nghiệp, NTTS và hoạt động KN. PHẦN 5. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN NGƢ NHẰM PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ 5.1. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KHUYẾN NGƢ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ 5.1.1. Bối cảnh thế giới Trong giai đoạn 2016 - 2020, trên thế giới sẽ có nhiều sự thay đổi có tác động đến sự phát triển NTTS và công tác KN, trong đó có một số xu hướng nổi bật như: tiêu dùng thủy sản mặn lợ sẽ tăng ngày một rõ nét; hội nhập kinh tế 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan